Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Chết, vào thân trung ấm và tái sinh »» Sự tạo thành các kinh mạch, khí và giọt »»

Chết, vào thân trung ấm và tái sinh
»» Sự tạo thành các kinh mạch, khí và giọt

Donate

(Lượt xem: 7.142)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chết, vào thân trung ấm và tái sinh - Sự tạo thành các kinh mạch, khí và giọt

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đầu tiên, 5 kinh mạch nơi tim hình thành cùng lúc – kinh mạch trung ương, phải và trái cũng như kinh mạch Tam Vi của bên phía đông [đằng trước] và kinh mạch Ái Dục bên phía nam [bên phải].

Luân xa tại tim bao gồm kinh mạch trung ương, phải và trái, bao quanh nó là hoa sen 8 cánh, hay 8 căm (nan hoa) – 4 cánh tại 4 hướng chính và 4 cánh tại 4 hướng trung gian.

Sau đó, 3 kinh mạch hình thành cùng lúc – kinh mạch Phi Kết trụ ngay [đằng sau] kinh mạch trung ương, kinh mạch Thủ Gia bên phía tây [sau lưng], và kinh mạch Nội Hỏa bên phía bắc [bên trái]. Tất cả các thứ đó gọi là 8 kinh mạch thành hình đầu tiên nơi tim [đừng nhầm lẫn với hoa sen 8 cánh tại tim].

Sau đó, 4 kinh mạch của 4 hướng chính [tại tim] phân ra làm hai – tạo thành 4 kinh mạch – cánh sen của các phương hướng trung gian. Tiếp tục phát triển, 8 kinh mạch –cánh sen tại tim phân làm 3 mỗi thứ, tạo thành 24 kinh mạch tại 24 nơi khác nhau.[61] Mỗi kinh mạch của 24 kinh mạch lại phân làm 3, tạo thành 72 kinh mạch. Mỗi kinh mạch của 72 kinh mạch lại phân thành một ngàn, tạo thành 72.000 kinh mạch của thân thể. Có 5 đại kinh mạch – hoa sen[62] là:

1. Luân xa hoa sen Đại hỷ trên đảnh đầu, có 32 cánh hoa sen

2. Luân xa hoa sen Thọ hưởng tại yết hầu, có 16 cánh

3. Luân xa hoa sen Pháp bổn tại tim, có 8 cánh

4. Luân xa hoa sen Nội hỏa tại đan điền, có 64 cánh

5. Luân xa hoa sen Trì lạc tại chỗ kín, có 32 cánh

Ba luân xa hoa sen khác thuờng được nhắc tới là:

1. Luân xa hoa sen Khí điển tại chân mày, có 16 cánh

2. Luân xa hoa sen Hỏa điển tại cổ và tim, có 3 cánh

3. Luân xa hoa sen Châu báu [đầu dương vật], có 16 cánh

Về sự hình thành của các khí, tiến trình xảy ra như sau: trong tháng đầu tiên sau khi nhập vào sự sống của kiếp mới trong dạ con, khí trợ sinh thô khởi ra từ khí trợ sinh vi tế. Vào lúc đó, hình dạng vật thể của hữu tình giống như một con cá. Vào tháng thứ hai, khí chuyển hạ xả rỗng sinh ra từ khí trợ sinh; lúc đó, cơ thể đã có 5 chi mọc ra, như con rùa. Trong tháng thứ ba, hỏa khí sinh ra từ khí chuyển hạ xả rỗng; lúc đó, phần trên cơ thể đã hơi cong lại, và như thế mang hình dạng như con gấu rừng. Trong tháng thứ tư, khí chuyển thượng sinh ra từ hỏa khí; lúc đó, phần trên cơ thể đã hơi lớn phình ra, và như thế giống hình dạng con sư tử. Trong tháng thứ năm, khí toàn thân sinh ra từ khí chuyển thượng; lúc đó cơ thể mang hình dạng như một chú lùn.

Khí trợ sinh trụ chính yếu tại trung tâm của luân xa hoa sen tim; nó có chức năng tạo ra sự chuyển động ra vào của các khí căn cứ cho các cảm quan, và chức năng bảo tồn đời sống; dạng thô hơn của khí này tạo ra sự chuyển động của hơi thở qua lỗ mũi.[63] Khí chuyển hạ xả rỗng trụ chính yếu tại trung tâm của luân xa hoa sen ở chỗ kín; nó có chức năng tạo ra việc đi đại tiện, tiểu tiện, kinh nguyệt v.v... Hỏa khí trụ chính yếu tại trung tâm của luân xa hoa sen đan điền [là nơi trụ của nội hỏa]; nó có chức năng tạo ra sự tiêu hóa, tách rời các phần tinh lọc và thô của thức ăn đã tiêu hóa và kích động nội hỏa. Khí chuyển thượng trụ chính yếu tạo trung tâm luân xa hoa sen yết hầu; nó có chức năng tạo ra vị giác nếm các thức ăn, nói chuyện v.v... Khí toàn thân trụ chính yếu tại các khớp xương; nó có chức năng gây ra chuyển động, nghỉ ngơi ngưng chuyển động v.v...

Trong tháng thứ sáu, khí [phụ] di chuyển qua cánh cửa của hai con mắt – gọi là ‘chuyển động’ – và địa đại được thành hình. Từ tháng thứ sáu đến tháng thứ mười, tứ đại – đất, nước, lửa, gió – và không đại sinh ra, có nghĩa là khả năng các đại này đã phát triển đầy đủ.

Đến tháng thứ bảy, khí [phụ] di chuyển qua cánh cửa của hai tai – gọi là ‘chuyển động mạnh’ – và thủy đại được thành hình. Qua tháng thứ tám, khí [phụ] di chuyển qua cánh cửa của hai lỗ mũi – gọi là ‘chuyển động hoàn toàn’ – và hỏa đại được thành hình. Trong tháng thứ chín, khí [phụ] di chuyển qua cánh cửa của lưỡi – gọi là ‘chuyển động kiên cố’ – và khí đại được thành hình. Ở tháng thứ mười, khí [phụ] di chuyển qua cánh cửa thân – gọi là ‘chuyển động cuối cùng’ – và không đại được thành hình; lúc đó, các khoảng không trong cơ thể xuất hiện.

Năm khí phụ trên là năm phần chính hay là năm thể chính của khí trợ sinh; nó dùng để phụ giúp nhận biết các đối tượng của 5 cảm quan của tâm thức.[64]

Kinh điển cũng ghi là mặc dù có 10 khí được tạo thành trong dạ con, hơi thở [thô][65] ra vào từ mũi chưa bắt đầu mãi cho đến ngay sau khi sinh ra chào đời.

Về cách cấu tạo của các giọt khí, khối hợp chất tinh túy gồm các phần tử [giọt] trắng và đỏ cũng như là khí cực vi và tâm thức, kích thước bằng hạt mù tạt, trụ trong một khoảng trống nhỏ của luân xa trung ương tim, được gọi là ‘khí bất hoại’ [vì nó không bị hủy hoại cho đến khi chết]. Từ giọt khí trắng, một phần đi lên phía trên đến luân xa hoa sen tại đảnh đầu và trụ lại ở đó; nó được gọi là chủng tự ‘chữ HAM’ (chữ Tây Tạng).[66] Nó làm tăng trưởng trực tiếp và gián tiếp các giọt khí trắng ở những nơi khác của thân thể. Từ giọt khí đỏ ở tim, một phần đi xuống phía dưới vào trong luân xa hoa sen tại đan điền và trụ lại ở đó; nó được gọi là ‘nội hỏa’. Nó làm tăng trưởng trực tiếp và gián tiếp các giọt khí đỏ ở những nơi khác của thân thể.

Dù chỉ có một phần của mỗi khí trụ lại tại mỗi luân xa hoa sen trên, giọt khí trụ ở đảnh đầu là nguồn điều khiển chính sự tăng trưởng của các giọt trắng; trong khi luân xa hoa sen đan điền là nguồn điều khiển chính sự tăng trưởng của các giọt đỏ. Luân xa hoa sen ở tim cũng là nguồn điều khiển chính sự tăng trưởng của các giọt khí trắng và đỏ. Hơn nữa, kinh điển còn nói rằng bất kỳ lúc nào cần thiết, các giọt khí trắng và đỏ sẽ được cấu tạo thành, chứ không như là nước đổ sẵn trong bình [mà trong đó có một phần có thể bị dùng cạn].

Thời gian này, từ lúc liên kết với đời sống mới trong bào thai, cho đến lúc trải qua và nhận lãnh một thân thể thô, được gọi là ‘Hóa thân căn bản’ [vì nó chính là căn cứ để hành trì chuyển hóa thành Hóa thân (giác ngộ) qua tu tập đạo].

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguyên lý duyên khởi


San sẻ yêu thương


Hai Gốc Cây


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.53.31 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...