Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Chết, vào thân trung ấm và tái sinh »» Điểm cần làm sáng tỏ »»

Chết, vào thân trung ấm và tái sinh
»» Điểm cần làm sáng tỏ

Donate

(Lượt xem: 4.085)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chết, vào thân trung ấm và tái sinh - Điểm cần làm sáng tỏ

Font chữ:

Tan rã: Về cách thức các tâm thức màn trắng hé rạng, đỏ tăng và đen cận mãn tan rã, là năng lực của tâm thức trước ngưng và tâm sau trở nên nổi bật. Đây được gọi là sự tan rã của tâm trước vào tâm sau, nhưng không phải là tâm trước trở thành cùng bản chất với tâm sau.

Bầu trời mùa thu: Lý do tại sao bầu trời mùa thu được dùng làm thí dụ: vì mưa mùa hạ đã quét sạch các bụi đất trong không khí, và như thế bầu trời không bị vẩn đục bởi các đám mây. Vì sự kết hợp hai điểm đặc biệt trên thường xảy ra một cách rất rõ rệt vào mùa thu, nên bầu trời mùa thu đuợc dùng làm thí dụ.

Thêm nữa, cũng như không gian là hư không trống rỗng, là sự phủ nhận của tất cả mọi tiếp xúc với vật thô, thì cũng thế, các sự xuất hiện của các tâm khái niệm thô đã tiêu tan trong các tâm thức ấy và một màn rỗng không hé rạng trong cùng một lúc với bốn màn ‘Không’ [không, chân không, tột (đại) không và nhất thiết không]. Trên hai phương diện này, cách thức xuất hiện [trong bốn trạng thái kể trên] cũng tương tợ như bầu trời thu, vì vậy dùng nó làm thí dụ. Không phải là sự xuất hiện của bầu trờiv.v... hé rạng trong các trường hợp này.

Khí thô và vi tế: Hỏi: Trước khi các tâm thức xuất hiện, nếu 80 tâm sở và các khí làm căn cứ cho chúng đã tan rã, thì làm sao còn có các khí tan vào lúc tâm màn trắng hé rạng, đỏ tăng và đen cận mãn ?

Đáp: Nói chung, khí có nhiều loại khác nhau, gồm thô và vi tế; vậy cho dù khí thô đã hoàn toàn tan rã, khí vi tế vẫn còn. Vì thế, khoảng thời gian ấy chỉ còn có khí vi tế làm căn bản cho tâm thức bắt đầu từ lúc khí [từ tứ đại] tan rã vào trong màn trắng xuất hiện cho đến lúc màn đen cận mãn tan rã vào trong ánh tịnh quang.

Hư không và tánh không. Trong lúc bốn màn Không xuất hiện, các tâm sở thô biến mất dần trong tâm thức, vì các tâm này và cả các đối tượng xuất hiện của chúng trở nên vi tế hơn các tâm và đối tượng trước. Từ đó, hư không hé rạng; nhưng đây không phải là trường hợp lấy tánh Không làm đối tượng của tâm.

Trong các dịp đó, chỉ có các màn xuất hiện của hiện hữu thực sự mới khởi lên đối với người bình thường chưa thực chứng đạo; các màn xuất hiện của hiện hữu huyễn giả không khởi lên. Đó là vì bốn trạng thái tâm thức Không hé rạng với tất cả các chúng sinh hữu tình đang đi vào sự chết; nếu nhân cơ hội đó mà thực chứng được tánh Không thì tất cả mọi người sẽ đạt giải thoát [ra khỏi luân hồi sinh tử] không cần chút công phu. Điều này không có lý.

Khi ánh tịnh quang xuất hiện, một người bình thường sẽ khởi tâm rất sợ hãi vì nghĩ là mình sẽ bị tiêu diệt.[36]

Người bình thường trải qua sự xuất hiện ánh tịnh quang của sự chết mà không biết chắc, không có một tâm thức liễu ngộ.

Ánh tịnh quang mẹ và ánh tịnh quang con: Ánh tịnh quang của sự chết là ánh tịnh quang ‘mẹ’, trong khi ánh tịnh quang hé rạng nhờ năng lực của thiền định trong lúc ngủ và trạng thái thức dậy khi tu tập đạo gọi là ánh tịnh quang ‘con’. Phép thiền định để hòa hợp hai ánh tịnh quang này trong giai đoạn xuất hiện ánh tịnh quang của sự chết gọi là phép hòa hợp ánh tịnh quang mẹ và con.

Hỏi: Ánh tịnh quang của sự chết nói chung có đầy đủ điều kiện (để giải thoát ta) không ?

Đáp: Mặc dù ánh tịnh quang mẹ và con được hòa hợp và an định trong cảnh giới [tánh Không] bởi hành giả du già là một trạng thái ánh tịnh quang có đầy đủ điều kiện (để giải thoát ta), nhưng ánh tịnh quang của sự chết hé rạng trong trường hợp một người bình thường – không phải do năng lực thiền định đạt được mà là do sự tự nhiên của nó – chỉ là trường hợp gán tên ‘ánh tịnh quang’ cho hiện tượng ngừng xuất hiện của các tâm sở nhị nguyên thô. Ánh tịnh quang loại này không đủ để giải thoát.

Nói chung, ánh tịnh quang có hai loại – ánh tịnh quang khách là Tánh Không [vô tự tánh] vi tế, và ánh tịnh quang chủ là trí tuệ thực chứng tánh Không vi tế này.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Giải thích Kinh Địa Tạng


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.91.152 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...