Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Phần I: Phương pháp của đạo Phật »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Phần I: Phương pháp của đạo Phật

Donate

(Lượt xem: 11.817)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ - Phần I: Phương pháp  của đạo Phật

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Những lời dạy căn bản của Đức Phật, như ngày nay chúng ta được biết nhờ nghiên cứu các bản kinh văn gốc, thật rõ ràng, đơn giản và rất phù hợp với những tư tưởng hiện đại. Không ai có thể phủ nhận được đây chính là thành tựu của một trong những trí tuệ siêu việt nhất từ trước tới nay mà nhân loại từng được biết đến.
H. G. Wells, nhà văn, sử gia người Anh

Trong buổi khai giảng khóa học Phật pháp vỡ lòng đầu tiên tôi tham dự, vị thầy dạy rằng: “Đức Phật thường khuyên các đệ tử của mình: ‘Đừng vì kính trọng ta mà chấp nhận những lời dạy của ta, mà phải phân tích và kiểm chứng như người thợ vàng thử vàng bằng cách cắt giũa và nung chảy nó.’ Quý vị là những người thông minh, nên hãy suy ngẫm về những gì được nghe trong khóa học này. Đừng chấp nhận một cách mù quáng.”

Tôi thấy thật nhẹ nhõm. Tôi tự nhủ: “Tốt lắm! sẽ không có ai ép buộc mình phải tin vào bất cứ điều gì đó hoặc tống cổ mình ra nếu không chịu tin.”

Suốt khóa học đó, tôi được khuyến khích thảo luận, tranh biện về những chủ đề được nêu ra. Tôi đánh giá cao phương pháp này, vì nó phù hợp với khuynh hướng của tôi là phân tích và khám phá các vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.

Đó là phương pháp của đạo Phật. Trí năng của chúng ta được tôn trọng và khuyến khích. Không có bất kỳ giáo điều nào để phải tin theo một cách mù quáng. Thực ra, ta được tự do lựa chọn bất kỳ những lời dạy nào của đức Phật thích hợp với ta vào lúc này, và tạm gác lại tất cả những điều khác, không phê phán. Những lời dạy của đức Phật tương tự như một bữa tiệc tự chọn hết sức linh đình. Ta có thể thích món này, người khác thích món kia. Chúng ta không cần phải ăn hết các món, cũng không bị buộc phải chọn những gì người khác chọn.

Tương tự như thế, một chủ đề hay phương pháp thiền quán trong Phật pháp có thể là cuốn hút đối với ta, trong khi một phương thức khác lại là quan trọng với người bạn ta. Chúng ta nên học hỏi và thực hành phù hợp với năng lực của mình hiện nay để có thể cải thiện phẩm chất cuộc sống. Bằng cách này, chúng ta sẽ dần dần hiểu và nhận thức được những giáo pháp mà ban đầu có vẻ như khó khăn hoặc không quan trọng đối với ta.

Phương pháp cởi mở này có thể được vận dụng là vì Đức Phật chỉ mô tả những kinh nghiệm của con người và phương pháp hoàn thiện chúng. Ngài không tạo ra thực trạng của chúng ta, cũng không phát minh ra con đường hướng đến giác ngộ. Ngài chỉ bàn về kinh nghiệm của chúng ta, sự vận hành của tâm thức và các phương pháp thực tiễn khả thi để đối phó với các vấn đề bất ổn trong đời sống hằng ngày. Khi mô tả những phiền não, khổ đau và những nguyên nhân của chúng, Đức Phật cũng giảng dạy cả phương pháp đoạn trừ. Ngài chỉ ra những tiềm năng lớn lao của chúng ta và phương thức để phát triển. Việc thẩm định tính chân thật trong những lời Phật dạy thông qua suy luận hợp lý và kinh nghiệm bản thân là hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta. Qua đó, niềm tin của chúng ta được xác lập chắc chắn và kiên cố hơn.

Đạo Phật không đặt trọng tâm quá nhiều vào Đức Phật như một con người, hay vào những người tu tập theo ngài, tức là Tăng đoàn, mà nhấn mạnh vào Chánh pháp, tức là giáo pháp và sự thực chứng. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây hơn 2.500 năm ở Ấn Độ, không phải sinh ra đã là bậc toàn giác. Ngài cũng đã từng là con người bình thường như chúng ta, cũng có cùng những bất ổn và nghi hoặc như chúng ta. Nhờ đi theo con đường tu tập hướng đến giác ngộ mà ngài trở thành một vị Phật.

Tương tự, mỗi chúng ta đều có khả năng trở thành đại bi, toàn trí và thiện xảo. Khoảng cách giữa đức Phật và chúng ta không phải là không thể vượt qua, vì chúng ta cũng có thể trở thành những vị Phật. Khi ta tạo tác nhân giác ngộ bằng cách tích lũy thiện hạnh và trí tuệ thì tự nhiên rồi ta sẽ chứng ngộ. Nhiều người đã làm được như vậy. Mặc dù khi nói về Đức Phật là chỉ đến Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, nhưng trên thực tế còn có rất nhiều vị Phật khác.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni được tôn kính vì ngài đã tịnh hóa dòng tâm thức của ngài khỏi mọi che chướng và phát triển mọi phẩm tính tốt đẹp đến mức toàn hảo. Đức Phật đã làm được điều mà chúng ta khát khao làm được, và những lời dạy của ngài, như được trình bày sơ lược trong sách này, sẽ chỉ cho ta phương thức để vượt qua những giới hạn của chính mình và phát triển năng lực tự thân một cách trọn vẹn. Đức Phật đã trao tuệ giác của ngài cho ta và ta được tự do chọn lựa việc đón nhận hay không. Đức Phật không đòi hỏi ở ta niềm tin hay sự trung thành, và ta cũng không bị chê trách nếu có những quan điểm khác biệt.

Đức Phật khuyên chúng ta nên thực tiễn và chú tâm vào đúng vấn đề, đừng để phân tán tâm ý bởi những suy diễn vô bổ. Ngài nêu ví dụ một người bị trúng mũi tên độc. Nếu ông ta cứ khăng khăng đòi biết rõ tên tuổi, nghề nghiệp của người bắn, mũi tên đó loại gì, được sản suất ở đâu và loại cung nào đã được dùng để bắn... rồi mới đồng ý cho rút mũi tên ra, thì ông ta sẽ chết trước khi biết được những câu trả lời. Điều có ý nghĩa sống còn đối với ông ta là phải chữa trị ngay vết thương hiện tại và ngăn chặn mọi biến chứng sau đó.

Cũng vậy, khi chúng ta đang mắc kẹt trong vòng xoay của những bất ổn về thể chất lẫn tinh thần, thì quả là ngốc nghếch nếu ta để tâm ý lệch hướng bởi những ý tưởng suy diễn về các vấn đề không liên quan mà ta không thể có lời giải đáp ngay được. Việc dồn mọi nỗ lực vào những gì quan trọng sẽ là khôn ngoan hơn nhiều.

Có một tiến trình tuần tự [có thể giúp ta] vượt qua những giới hạn bản thân và phát triển vẻ đẹp tâm hồn. Đầu tiên, ta lắng nghe hoặc đọc kinh sách để biết về một pháp môn. Sau đó ta tư duy, quán chiếu về pháp môn ấy. Ta sử dụng suy luận hợp lý để phân tích và khảo sát xem pháp môn ấy tương hợp như thế nào với những trải nghiệm trong đời sống của chính bản thân ta và với những gì ta quan sát được trong cuộc sống của mọi người quanh ta. Cuối cùng, ta vận dụng hòa nhập sự hiểu biết mới này vào cuộc sống của mình, để nó trở thành một phần trong ta.

Những điều cơ bản trong Phật pháp rất đơn giản và có thể thực hành ngay trong đời sống hằng ngày: chúng ta nên hết lòng giúp đỡ người khác, và khi không thể giúp được thì hãy tránh gây tổn hại.

Đó là từ bi và trí tuệ, là lương tri của con người. Đó không phải là điều gì bí ẩn, thần kì, cũng không phải là điều phi lý hay giáo điều áp đặt. Toàn bộ những lời Phật dạy đều nhằm mục đích giúp ta phát triển từ bi, trí tuệ và vận dụng vào ngay trong cuộc sống hằng ngày. Lương tri con người không chỉ là luận bàn bằng lý trí, mà nó phải được thể hiện trong cuộc sống.

Giáo pháp của Đức Phật được gọi là “trung đạo” vì tránh khỏi mọi cực đoan. Chẳng hạn như, buông thả bản thân là một cực đoan, mà tự mình khổ hạnh ép xác cũng là một cực đoan. Mục đích của Phật pháp là giúp ta sống thanh thản và vui thích, dù đây không phải là [sự vui thích] theo nghĩa thông thường như ngủ nghỉ, dự tiệc... [Nhờ học Phật pháp,] ta biết cách làm lắng dịu mọi thái độ và cảm xúc gây hại, vốn ngăn cản sự an vui của ta, và biết cách vui hưởng cuộc sống mà không đam mê, dính mắc hay lo âu, sợ hãi.

Có một quan niệm cũ cho rằng để trở thành người mộ đạo hay “thánh thiện” thì chúng ta nhất thiết phải tự phủ nhận hạnh phúc của riêng bản thân mình. Điều đó không đúng. Mọi người ai cũng khát khao hạnh phúc, và thật tuyệt vời nếu tất cả chúng ta đều được hạnh phúc. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu được những gì là hạnh phúc và những gì không hạnh phúc.

Trong đạo Phật, [trước hết] chúng ta học hiểu về nhiều loại hạnh phúc khác nhau mà ta có khả năng trải nghiệm được. Sau đó, ta truy tìm những nguyên nhân đưa đến hạnh phúc chân thật, để có thể đảm bảo rằng những nỗ lực của ta sẽ mang lại kết quả như mong muốn. Cuối cùng, ta tạo ra những nguyên nhân đưa đến hạnh phúc. Hạnh phúc - cũng như là khổ đau - không phải ngẫu nhiên hay tình cờ đến với chúng ta, cũng không phải do sự xu phụ của ta đối với một đấng bề trên nào đó. Cũng giống như mọi sự việc trong vũ trụ, hạnh phúc sinh khởi từ những nguyên nhân cụ thể. Nếu ta tạo ra những nhân hạnh phúc thì quả hạnh phúc tự nhiên sẽ đến. Đây là một tiến trình có hệ thống của nhân quả, sẽ được nói rõ ở các chương sau.

Mục tiêu hướng đến của đạo Phật là sự hồn nhiên, sáng suốt và khả năng ứng biến. Người nào hội đủ các phẩm tính đó là người phi thường. Với sự hồn nhiên, ta loại bỏ dáng vẻ đạo mạo giả dối và sự ích kỷ, nhờ đó mà tâm từ bi bình đẳng được nuôi dưỡng lớn lên trong ta. Với sự sáng suốt, ta loại bỏ sự nhầm lẫn bởi vô minh, thay vào đó là sự trực nhận thực tại. Với khả năng ứng biến, ta không còn chịu ảnh hưởng của những ý tưởng bốc đồng, mà nhận biết được một cách tự nhiên những phương thức thích hợp và hiệu quả nhất để làm lợi ích cho người khác trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Nhờ phát triển từ bi và trí tuệ, ta hài lòng hơn với [cuộc sống] và biết được những gì là quan trọng trong cuộc đời. Thay vì bon chen trong đời với tâm bất mãn liên tục mong cầu được nhiều hơn, tốt hơn, ta sẽ chuyển hóa quan niệm sống của mình để dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào ta cũng thấy hạnh phúc và có thể làm cho đời sống của mình trở nên có ý nghĩa hơn.

Một số người có thể cho rằng đạo Phật dạy ta thụ động và xa lánh người khác. Như vậy là không hiểu đúng những lời Phật dạy. Mặc dù [đức Phật dạy rằng] việc tự mình xa rời những khái niệm sai lầm và cảm xúc không đúng hướng là lợi ích, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sống thiếu sinh lực và mục đích. Thực ra là ngược lại! Khi không còn mê lầm, ta trở nên linh hoạt và tỉnh giác hơn. Chúng ta sẽ chân thành quan tâm chăm sóc người khác. Mặc dù chúng ta có khả năng chấp nhận bất kỳ tình huống nào xảy đến, nhưng ta sẽ luôn tích cực làm lợi lạc cho mọi người quanh ta.

Ba cái bình hỏng

Đức Phật dùng ví dụ ba cái bình hỏng để giải thích về cách loại bỏ những chướng ngại khi học Pháp. Cái bình thứ nhất bị lật úp. Không thể rót gì vào trong bình cả. Điều này tương tự như việc đọc kinh sách trong khi xem ti vi. Ta bị phân tâm đến mức những gì ta đọc hầu như chẳng có gì đi vào tâm trí. Cái bình thứ hai bị thủng một lỗ ở đáy. Tuy có thể đổ vào nhưng không thể giữ lại. [Điều này tương tự như khi] ta có chú ý đọc kinh sách, nhưng sau đó một người bạn hỏi ta chương sách ấy nói gì thì ta không thể nhớ ra. Cái bình thứ ba bị dơ bẩn. Cho dù ta có rót sữa tươi sạch vào đó và sữa không bị chảy ra, nhưng sữa ấy cũng không thể uống được. Điều này tương tự như việc tiếp nhận Giáo pháp thông qua những ý tưởng và định kiến riêng của mình. Ta không thể hiểu được vì Pháp đã bị ô nhiễm bởi những diễn dịch sai lầm của ta.

Thật khó mà gạt bỏ được các định kiến của mình, vì đôi khi ta không ý thức được nhận thức của mình là thiên lệch. Một giải pháp đề ra cho vấn đề này là ta nên cố gắng nhận hiểu mỗi một chủ đề trong bối cảnh của chính nó, đừng bao giờ diễn dịch lại nhằm làm cho nó phù hợp với một hệ thống [kiến giải] khác mà ta đã học được. Nhờ thế ta sẽ tiếp cận chủ đề một cách mới mẻ, với một tâm thức cởi mở. Một khi ta thấu hiểu được Pháp trong bối cảnh của chính nó, thì việc so sánh những điểm tương đồng [giữa Giáo pháp] với các ngành tâm lý, khoa học hay một [hệ thống] triết học, tôn giáo khác sẽ có kết quả tốt hơn.

Cuốn sách này không do một học giả viết ra cho một nhóm người trí thức, mà chỉ như sự chia sẻ giữa người này và người khác. Chúng ta không chỉ tìm hiểu về những gì Đức Phật đã dạy mà còn xem xét cách áp dụng vào đời sống hằng ngày như thế nào nữa. Để làm được điều đó, chúng ta không cần thiết phải tự nhận mình là Phật tử, bởi vì việc mưu cầu hạnh phúc bằng cách sống một cuộc sống có ý nghĩa là điều phổ cập. Chúng ta sẽ cố gắng nhìn lại cuộc sống của chính mình với lương tri con người và sự sáng suốt, như những con người đang đi tìm hạnh phúc và tuệ giác. Đó là phương thức của đạo Phật.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng bận tâm chuyện vặt


Kinh Di giáo


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Dưới cội Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.223.82 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (256 lượt xem) - Hoa Kỳ (14 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...