Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Kinh nghiệm thiền quán »» Chấp nhận »»

Kinh nghiệm thiền quán
»» Chấp nhận

Donate

(Lượt xem: 4.851)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh nghiệm thiền quán - Chấp nhận

Font chữ:

Trong khi hướng dẫn thiền, chúng tôi thường khuyên các thiền sinh nên tập phát triển cho mình một “tâm mềm dịu và rộng lớn”. Nhưng có một lần, khi tôi sử dụng từ ngữ ấy trong lúc dạy thiền ở Úc châu, tôi khám phá ra rằng từ ngữ “tâm mem dịu” có một ý nghĩa đối với người dân ở đó hoàn toàn khác với ý tôi muốn nói. Vì vậy mà tôi nghĩ cần thiết phải làm sáng tỏ việc này.

Khi chúng tôi đề cập đến một “tâm mềm dịu và rộng lớn” là ý muốn nói đến đức tính chấp nhận. Ví dụ như khi bạn đang theo dõi hơi thở trong khi ngồi thiền và bạn cảm thấy có một sự gì chống chọi hay căng thẳng. Cảm giác chống cự này có thể là dấu hiệu báo với bạn rằng, có một sự việc nào đo đang có mặt trong kinh nghiệm mà bạn đã không ghi nhận hoặc không cho phép nó xảy ra. Có lẽ bạn đã không cởi mở đối với một số cảm thọ nào đó đang có mặt nơi thân, nó có thể là một sự khó chịu, hoặc một cảm xúc tiềm ẩn nào đó. Hay có thể bạn đang quá vướng mắc vào những kỳ vọng của mình, bằng sự nỗ lực và cố gắng quá mức, bạn muốn kinh nghiệm trong hiện tại của mình phải khác với những gì chúng thực sự đang hiện hữu.

Mềm dịu có nghĩa là rộng mở ra với những gì đang có mặt, an trú trong chúng. Những lúc đó bạn hãy thử câu “thần chú” này: “Không sao cả. Bất cứ việc gì cũng không sao hết. Hãy để cho tôi cảm nhận nó.” Một tâm mềm dịu là như thế! Bạn có thể mở rộng kinh nghiệm của mình, bằng một ý thức chấp nhận, cho phép, và thực sự có mặt với bất cứ một việc gì đang chiếm ưu thế: một cơn đau, một ý nghĩ, một cảm xúc, hay bất cứ một việc gì khác.

Phương cách làm cho tâm ta được mềm dịu gồm có hai bước. Bước thứ nhất là trở nên tỉnh thức và chú ý đến bất cứ việc nào đang chiếm ưu thế nhất trong giờ phút này. Đó cũng là một kim chỉ nam cho mọi phương pháp thiền quán! The nên bước đầu tiên là tập cho ta biết nhìn và cởi mở.

Bước thứ nhì là ghi nhận xem mối tương quan giữa ta với những gì đang xảy ra như thế nào. Thường thì chúng ta có thể có mặt với một hiện tượng nào đó đang khởi lên, nhưng bằng phản ứng của thói quen. Nếu ưa thích, ta sẽ có khuynh hướng muốn nắm giữ và trở nên quyến luyến. Và nếu không ưa thích, vì nó đem lại một khổ đau nào đó, ta sẽ có khuynh hướng co rút lại, muốn xua đuổi vì sợ hai, vì tức giận hoặc vì khó chịu. Cả hai cách phản ứng này đều hoàn toàn trái ngược với sự chấp nhận mà tôi muốn nói.

Phương pháp dễ dàng nhất để có sự an tĩnh là đừng bao giờ muốn làm cho sự việc khác đi. Thay vì cố tạo nên một trạng thái nào khác, ta hãy cứ giản dị để cho bất cứ một việc gì đang xảy ra có được không gian riêng của nó. Nếu bạn ngồi thiền sau một ngày bận rộn, tâm bạn cảm thấy hỗn độn và loạn động, hãy cố gắng để nhìn thấy trạng thái ấy đúng như nó đang có mặt và chấp nhận nó. Bạn cũng có thể đóng khung trọn kinh nghiệm ấy của thân và tâm bằng cách ghi nhận trong tâm: loạn động, loạn động. Thay vì hoạch định một chương trình đe thay đổi tính chất của nó, bạn có thể sử dụng chìa khóa đơn giản này để mở rộng và an trú với bất cứ năng lượng nào đang có mặt.

Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta hoặc trở nên vô tâm hoặc phải sống với những tư tưởng khó chịu, bực mình. Với sự chấp nhận thực sự, ta sẽ an trú trong chánh niệm tự nhiên và có thể ý thức được những gì đang có mặt trong giờ phút này.

Làm thế nào để tâm ta trở nên mềm dịu? Việc ấy cũng không có gì khó lắm, nhưng vấn đề là làm sao để ta nhớ thực hiện nó. “Không sao hết, hãy cứ để tôi cảm nhận nó.” Lúc ấy mọi việc sẽ tự nhiên trở nên an ổn. Sở dĩ tâm ta vẫn cảm thấy có sự chống cự là vì ta chưa thực sự biết chấp nhận đó thôi!

Trong ngôn ngữ thiền, người ta thường đề cập đến việc buông xả tất cả: buông bỏ tư tưởng, buông bỏ cảm xúc, buông bỏ nỗi đau đớn... Nhưng cách nói ấy cũng không hoàn toàn đúng hẳn, vì nói buông bỏ là hàm ý ta cần phải làm một điều gì đó. Có một cách diễn đạt khác thích hợp hơn mà ta có thể thực tập là “Hãy để sự việc xảy ra đúng như bản chất tự nhiên của nó.” Bạn hãy để cho sự việc đúng như chúng đang hiện hữu. Mọi việc tự nó đến rồi tự nó sẽ đi. Chúng ta chẳng cần làm một việc gì để khiến cho nó đến, hay khiến nó đi, hoặc là buông bỏ nó. Hãy để cho nó tự biểu lộ bản chất tự nhiên vốn có.

Muốn được như vậy, chúng ta cần phải nắm vững một bài học tuy hơi khó khăn nhưng rất thiết yếu trong thiền tập, mà thật ra cũng là quan trọng trong mọi phương diện khác của sự sống. Mục đích của sự tu tập không phải để có những cảm thọ dễ chịu va trốn tránh những cảm giác khó chịu. Mục đích của thực tập chánh niệm là để đạt đến tự do. Chừng nào chúng ta thanh lọc hết những khổ thọ trong tâm như tham lam, sân hận và si mê, chúng ta sẽ chấm dứt được khổ đau. Cho nên, vấn đề quan trọng trong thiền tập không phải ở chỗ ta kinh nghiệm được cảm thọ dễ chịu hay khó chịu, mà là ở cách chúng ta phản ứng với cảm thọ ấy như thế nào. Nếu ta đối diện chúng bằng một ý thức sáng tỏ - nghĩa là chỉ giản dị ghi nhận và quan sát chúng - thì trong giây phút tỉnh thức ấy ta đang thanh lọc tâm mình. Vì ngay lúc đó ta không còn bị vướng mắc vào lòng ham muốn cảm giác dễ chịu, lòng ghét bỏ những gì khó chịu, và sự si mê không nhìn thấy rõ những gì đang thực sự xảy ra.

Trong hành trình của thiền tập, không phải lúc nào ta cũng cảm thấy dễ chịu, vui thích. Có nhiều khi ta cảm thấy rất bất an, nhưng việc đó không sao cả. Điều chúng ta muốn là làm thế nào để có thể cởi mở với tất cả mọi kinh nghiệm của thâm tâm này. Đôi khi ta cảm thấy hạnh phúc, tươi mát và hứng khởi, và cũng có lúc ta cảm thấy khổ đau một cách vô cùng thấm thía.

Phải có một sự can đảm và cương quyết lắm ta mới đủ nghị lực để đối điện với tất cả những khía cạnh của con người mình. Trong tâm ta lúc nào cũng có những ngõ ngách đen tối mà từ xưa đến giờ mình không muốn nhìn tới, hay muốn khám phá. Nhưng sớm muộn gì rồi chúng cũng sẽ xuất hiện. Đôi khi, chỉ mỗi việc năng lực được tích tụ trong lúc tu tập cũng có thể khiến ta cảm thấy căng thẳng và khó chịu rồi. Mọi kinh nghiệm bất an trong cuộc sống đều là một phần của thiền tập. Tự do không thể có được nếu không có chúng. Tu tập là cởi mở, là lâu dài, và quan trọng hơn hết, là giải thoát.

Hiểu biết được sự thật này là một giai đoạn chuyển tiếp khó khăn. Bạn có thể nào thành thật chấp nhận rằng, ngay bây giờ đây, bạn tu tập không phải vì những cảm giác an lạc hay không? Bạn có thể giải trừ được những điều kiện kiên cố trong tâm, lúc nào cũng nói với bạn rằng chỉ có những cảm thọ dễ chịu mới được chấp nhận không? Những gì xảy ra trong thiền tập hoàn toàn trái ngược với những thói quen có điều kiện lâu đời ấy, cũng vì chúng mà ta đã bị trôi lăn trong khổ đau. Trong thiền quán, chúng ta mở rộng ra với tất cả những gì dễ chịu lẫn khó chịu, bằng một thái độ chấp nhận thành thật và quân bình.

Nhiều năm trước, tôi có mướn một căn nhà nhỏ vào những tháng hè trên một ngọn đồi ở Ấn Độ. Đó là một căn nhà gỗ nhỏ cất trên cao, nhìn xuống phong cảnh đẹp tuyệt vời và vô cung yên tĩnh. Nơi đây, tôi dự định sẽ bỏ ra bốn tháng để hành thiền một cách rốt ráo.

Khoảng vài tuần sau khi tôi đến ngụ nơi ấy, một nhóm nữ hướng đạo sinh của thành phố Delhi đến dựng trại ngay khoảng đất trống bên dưới căn nhà của tôi. Họ gắn những loa phóng thanh và mở nhạc thật to mỗi ngày từ 6 giờ sáng cho đến 10 - 11 giờ đêm. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi! Tôi định sẽ khiếu nại lên vị Thị trưởng thành phố, và tôi đã soan thảo rất nhiều lá thư bày tỏ sự bất mãn trong đầu mình, nhưng có điều là ngoài tôi ra thì sự ồn ào ấy hình như chẳng làm phiền một ai khác.

Đó là một thử thách rất lớn cho sự an tĩnh của tôi. Sau khi trải qua hết những giai đoạn chống đối, giận dữ, bất mãn... đến một lúc tâm tôi tự nhiên buông bỏ hết. Trong hoàn cảnh ấy thật ra không có gì cần phải làm. Với sự chấp nhận, mọi việc đều trở nên tốt đẹp. Những huyên náo, ồn ào van còn nơi đó, nhưng không sao cả. Cuối cùng, tôi để mặc cho nó hiện hữu như trong thực tế.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.225.55.42 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...