Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Lời kinh xưa buổi sáng này »» Ngàn năm, giọt nước có buồn không »»

Lời kinh xưa buổi sáng này
»» Ngàn năm, giọt nước có buồn không

Donate

(Lượt xem: 7.653)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lời kinh xưa buổi sáng này - Ngàn năm, giọt nước có buồn không

Font chữ:


Căn phòng lạnh. Tôi bước xuống nhà mở thêm chút sưởi và pha một tách trà cho ấm. Trăng sáng ngoài cửa sổ. Đêm nay lạnh nên bầu trời thật trong, không một chút mây. Những vì tinh tú của dải ngân hà trên cao trông thật tỏ, tôi cảm tưởng như mình có thể với tay lên chạm được. Trời cũng đã khuya, tôi đi thu dọn lại mấy quyển sách đọc dở dang, đặt lại trên kệ cho yên một ngày, sắp xếp lại những cây viết trên bàn cho gọn.

Tôi thích viết mực nên cứ hay mua. Những dòng chữ viết bằng mực trên trang giấy trắng là những ý nghĩ trở về nằm yên trong giờ phút hiện tại. Như mây hóa thành mưa về đọng lại trên núi cao làm hồ nước trong phản chiếu ánh trăng xanh. Mây làm sao có thể làm sáng được bóng trăng phải không bạn, nó phải chuyển hoá thành hồ nước lặng yên mới được.

Ánh trăng mùa đông


Ánh trăng dường như sáng hơn vào những đêm mùa đông. Ánh trăng màu trắng xanh. Có những đêm sau giờ ngồi thiền, bước đến cửa sổ nhìn xuống vườn, thấy những bóng cây đổ dài trên sân tôi cứ ngỡ là mình quên tắt đèn ngoài hiên.

Bạn có bao giờ đi dạo trên một con đường làng vào những đêm trăng sáng chưa? Những giây phút ấy, ta cảm thấy được sự sống mãnh liệt của thiên nhiên. Có lần tôi đi dạo với người thân trên một con đường quê. Không gian ở vùng xa thành phố thật yên tĩnh, và trăng thật sáng. Đi giữa thiên nhiên trong đêm, dường như thính giác của ta trở nên bén nhạy hơn. Tôi có thể nghe được âm thanh của lá, của mây, của gió, của sự sống trong cây cỏ. Quen sống giữa phố thị, bị giới hạn trong bốn bức tường, bạn biết không, chúng ta vô tình cô lập sự sống của mình mà không hay. Trong cuộc vô thường của đời sống, có bốn mùa thay đổi, có chuyện tử sinh, có những ngày mưa và tháng nắng, được nắm tay đi với người thân thương trong những bước chân thảnh thơi, là một hạnh phúc lớn. Và trên đầu chúng tôi còn có ánh trăng xưa.

Hạnh phúc bao giờ cũng có mặt, nhưng chừng như khi lớn lên rồi thì khả năng tiếp xúc với hạnh phúc của ta cũng bị giới hạn đi. Có lẽ vì ta có nhiều nỗi sợ hơn khi phải đối diện trước một cuộc sống quá nhiều thay đổi. Mà thay đổi thường có khuynh hướng đem đến những mất mát và khổ đau. Đức Phật dạy, cuộc đời là khổ đau. Nhưng ngài cũng nói rằng ta vẫn có thể sống hạnh phúc và an lạc, dẫu ở giữa một cuộc đời khổ đau ấy, vì những gì ta nhìn chưa chắc là những gì ta thấy.

Chiếc lá thu xanh


Mấy tháng trước đây trời còn là mùa thu. Khu rừng nhỏ cạnh nhà và con đường đi đến sở làm là một thế giới của màu sắc tuyệt đẹp. Tôi nghĩ mỗi chiếc lá đều có một màu sắc cá biệt mà không thể có một chiếc lá thứ hai giống như vậy, trong số vạn ngàn chiếc lá. Mấy hôm nay trên con đường thiền hành mỗi trưa, tôi vẫn thỉnh thoảng tìm thấy một vài chiếc lá thu, vẫn còn mới, chưa phai, nằm yên trên tuyết, dưới những cội cây lớn.

Bạn biết không, người ta nói vào mùa thu những chiếc lá mới bắt đầu hiện rõ màu sắc thật sự của chúng. Những màu sắc rực rỡ cam, vàng, đỏ, tím... mới chính là màu thật của lá. Màu xanh mà ta thấy vào mùa xuân, mùa hè, là do diệp lục tố (chlorophyll) tạo nên nhờ sự quang hợp (photosynthesis) với ánh sáng mặt trời. Vì cường độ của màu xanh ấy quá mạnh nên nó che lấp đi màu thật của lá. Vào mùa thu, khi ánh sáng mặt trời yếu đi, khi cây không còn đủ sức sản xuất diệp lục tố nữa, màu xanh của nó sẽ bị phai mờ và màu sắc thật của những chiếc lá bắt đầu hiển lộ. Trời thu đẹp là nhờ có trăm ngàn chiếc lá biết phơi bày màu sắc chân thật của chúng. Bạn biết không, những màu sắc rực rỡ ấy lúc nào cũng có mặt chứ không phải chỉ chờ đến mùa thu, nhưng chỉ vì chúng bị che khuất bởi màu xanh của mùa hè mà thôi.

Mấy tháng trước trời vẫn còn thu, tôi đi dạo trong thiên nhiên giữa một thế giới của ngàn màu sắc. Màu sắc bay trong không trung, màu sắc trải đường đi, màu sắc phủ mặt hồ, màu sắc trôi trong đáy tách trà thơm...

Tôi nhớ mở đầu tác phẩm Anna Karenina, văn hào Leo Tolstoy viết: “Những gia đình hạnh phúc đều giống như nhau, nhưng trong mỗi gia đình khổ đau thì không có khổ đau nào giống với khổ đau nào hết.” Tolstoy là một đại văn hào, ông có một cái nhìn rất sâu sắc về cuộc đời. Có lẽ trong cuộc đời, ông đã chứng kiến quá nhiều tình cảnh khổ đau mà hạnh phúc thì chừng như quá giới hạn. Nhưng bạn biết không, tôi không nghĩ như vậy. Tôi muốn viết là: “Trong cuộc đời này, những khổ đau có thể giống nhau, nhưng mỗi hạnh phúc đều rất đặc biệt và kỳ diệu theo một lối riêng của nó.”

Bạn hãy bước ra ngoài một sáng mùa thu. Sau một cơn mưa sớm, nắng lên tan sương mù, có tiếng lá rơi trên lá, màu sắc trên màu sắc; mỗi tờ lá là một vẻ đẹp thiên nhiên rất công phu và nhiệm mầu, không thể so sánh được. Nhưng cuộc đời, nhiều khi ta cứ ngỡ chúng chỉ có mỗi một màu xanh tầm thường mà thôi!

Sự sống rộng lớn


Chắc bạn cũng còn nhớ câu chuyện về cô Kisagotami. Kisagotami là một thiếu phụ còn trẻ, vừa mất một đứa con chưa đầy một tuổi. Trong cơn đau khổ cùng cực, cô cứ ôm chặt xác đứa con trong lòng và đi khắp nơi, tin rằng sẽ có một phương thuốc làm con mình sống lại. Dân làng cho rằng có lẽ cô vì quá buồn khổ nên đã hóa điên, họ trốn tránh cô. Có một người thấy vậy thương hại, đến khuyên cô hãy tìm gặp đức Phật, ngài sẽ giúp cho. Khi gặp đức Phật, Kisagotami kể lại tình cảnh của mình và cầu xin đức Phật làm cho đứa con yêu dấu được sống lại. Đức Phật từ bi nhìn cô bảo: “Ta biết có một phương cách, nhưng cô phải xin được cho ta một hạt cải từ một căn nhà nào mà trong gia đình chưa từng có người chết. Cô xin được rồi mang về đây, ta sẽ làm cho con của cô sống lại.” Cô nghe lời đức Phật, đi vào làng tìm đến mỗi nhà. Nhưng nhà nào cô gõ cửa hỏi cũng đều có người đã qua đời. Rồi một buổi sáng cô chợt hiểu! Căn nhà mà cô muốn tìm, nó không có thật trên cuộc đời này. Cô đi vào rừng chôn xác đứa con mình và trở lại gặp đức Phật. Đức Phật nói: “Cô đừng bao giờ nghĩ là chỉ có riêng mình mới phải đối diện với những khổ đau, cho dù nó có to tát đến đâu. Vô thường là luật tự nhiên của cuộc sống, không một ai có thể tránh được.” Và Kisagotami đã trở thành một nữ đệ tử lớn của Phật.

Khổ đau là một sự thật. Ta không nên và không thể nào chối bỏ sự thật. Nhưng ta cũng đừng bao giờ tự cô lập và cá nhân hóa khổ đau của ta, và giữ nó cho riêng mình. Kisagotami nhờ thôi nắm giữ khổ đau của mình, không còn cho nó là duy nhất, là cá biệt, mà cô đã được giải thoát. Có những khổ đau rất to tát, nó có thể đè nát ta, nhưng bạn biết không, cuộc đời này rộng lớn hơn thế. Sự sống này có thể dung chứa tất cả mọi khổ đau, nếu ta có khả năng nhìn sâu sắc và mở rộng con tim của mình.

Tối nay tôi có đi nghe một nguời quen nói chuyện về vấn đề sống hạnh phúc. Chị chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm làm sao ta có thể sống hạnh phúc giữa một cuộc đời bận rộn và khó khăn. Có nhiều cách để ta chuyển hóa khổ đau. Ta có thể đối diện với chúng, hoặc ta có thể cứ tiếp tục vun trồng hạnh phúc của mình. Mà tôi hiểu chị, tại sao ta lại phải nói đến khổ đau trong khi ta có thể nói đến hạnh phúc, phải không bạn? Cuộc sống này to lớn hơn những khổ đau có mặt. Mặc dầu nhiều lúc ta vẫn chưa có khả năng ý thức được sự thật ấy.

Ngoài trời đã khuya. Trăng lên cao qua những nhánh cây mùa đông khô nhỏ. Tôi thắp một ngọn nến. Một ngọn lửa nhỏ vàng yên lặng. Trên đầu tôi có vạn ngàn vì tinh tú hiện hữu. Bạn biết không, người ta nói cơ thể của ta cũng được làm bằng cùng những nguyên tố cấu tạo nên dải ngân hà kia! Sự sống này đâu có giới hạn.

Giọt nước có buồn không?


Có lần tôi được nghe một bài hát của Trịnh Công Sơn với những ý lạ: “Biển sóng đừng xô nhau, ta xô biển lại sóng về đâu? Biển sóng đừng xô ta, ta xô biển lại sóng nằm đau!” Ông kể, ông viết bài đó do cảm hứng khi nghe tụng câu kinh Bát-nhã “Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha.” Ông giải thích ý mình: “Tuy là do cảm hứng bắt nguồn từ câu kinh, nhưng nó không nương tựa gì câu kinh cả. Tôi muốn nói, sống trong cuộc đời, ta đừng nuôi thù hận, đừng có ác ý trong cuộc tình. Đừng để trong tình thương có bóng dáng thù địch, của lòng sân hận. Sóng xô ta, ta xô lại sóng. Biết bao giờ mới đến được bờ bên kia của tịch lặng, của bình an!”

Ông nói về những cuộc tình, mà cuộc đời cũng thế, bạn có nghĩ vậy không? Vì cuộc đời cũng được làm bằng những mối liên hệ giữa ta với người chung quanh. Mà nếu mỗi lần “sóng xô ta” rồi “ta xô lại sóng”, thì biết bao giờ biển khổ này mới được yên, tâm hồn này mới được tĩnh lặng, phải không bạn?

Tôi nghĩ sự tu tập trước hết là để đem lại cho ta một tấm lòng. Một tấm lòng, một con tim rộng lớn, không nhỏ nhen, không nghi kỵ, không xô đẩy nhau. Một tấm lòng không cô lập, không cố chấp. Một tấm lòng vững chãi và thảnh thơi có khả năng che chở và soi sáng ta giữa cuộc đời. Với tấm lòng rộng mở ấy, mọi khổ đau sẽ được chuyển hóa.

Tôi có thể nói cho bạn nghe về sự cần thiết của sự đổi thay và vô thường trong cuộc sống. Tôi có thể nói về một thực tại nhiệm mầu. Tôi có thể kể cho bạn nghe làm sao ta có thể tiếp xúc được với hạnh phúc, trong khi hiện tại là khổ đau.... Nhưng tôi nghĩ chữ nghĩa thì bao giờ cũng quá dễ dàng, và nhiều khi còn là thừa thãi! Tôi vẫn còn đang thực tập những gì mình đã được dạy. Có những ngày thân tôi đau, tâm tôi bất an, hạnh phúc dường như là chuyện của hôm qua. Những ngày ấy, tôi bước ra ngoài, tập đi thiền hành trên con đường nhỏ, nhìn trời xanh mây trắng, có những đàn ngỗng trời bay ngang qua kêu vang không trung. Tôi tập nương tựa vào sự vững vàng của con đường mình đi, vào trời xanh mây trắng, vào hạnh phúc của những người chung quanh. Hạnh phúc đâu phải chỉ có mặt trong một không gian hoặc thời gian nào giới hạn của riêng tôi! Nó rộng lớn hơn thế. Sự sống của tôi và bạn không có một đoạn cuối, dầu khổ đau hay hạnh phúc. Nó là một tiến trình tiếp tục mà ta có thể bắt đầu lại bất cứ lúc nào!

Đêm nay trăng sáng yên ngoài cửa sổ. Trong căn phòng viết nhỏ của tôi có một vùng ánh sáng nhỏ tĩnh lặng. Cho rằng cuộc đời này là khổ đau, hoặc hạnh phúc, cũng còn là vội vàng và giới hạn quá. Trên bàn viết, tôi có chép lại một bài thơ của bác Ngọc Quế in trong tập sách bác gửi tặng nhà hôm nào:

Ngàn năm
Giọt nước có buồn không
Sao vẫn long lanh
Dưới ánh hồng
Trên cánh sen vàng
Ai biết được
Ngàn năm
Giọt nước có buồn không.

Đêm đã khuya. Tôi thổi tắt ngọn nến trên bàn. Một làn khói tỏa nhẹ dưới ánh trăng xanh.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 16 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Gọi nắng xuân về


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Rộng mở tâm hồn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.107.101 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...