Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Những tâm tình cô đơn »» Lời lời châu ngọc,hàng hàng gấm thêu »»

Những tâm tình cô đơn
»» Lời lời châu ngọc,hàng hàng gấm thêu

Donate

(Lượt xem: 10.926)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Những tâm tình cô đơn - Lời lời châu ngọc,hàng hàng gấm thêu

Font chữ:


Diễn đọc: Thanh Cúc
Chim khôn kêu tiếng rỗng rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
(Ca dao)

Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã sớm biết được rằng “dịu dàng dễ nghe” là biểu hiện của người khôn ngoan trong lời ăn tiếng nói. Quả thật, nếu bạn nói ra toàn những lời hợp tình đúng lý, sâu xa hàm súc, nhưng lại bằng một cách nói “khó nghe” thì chắc chắn là sẽ không mấy ai lắng nghe bạn, và vì thế mà hiệu quả của những lời nói ấy sẽ chẳng đạt được bao nhiêu.

Nói thế không có nghĩa là chúng ta phủ nhận sự cần thiết của nội dung lời nói, là muốn nói sao thì nói, bất kể chuyện đúng sai, phải quấy. Ở đây chỉ là nhấn mạnh việc bạn nói năng như thế nào cũng có vai trò quan trọng không kém, thậm chí còn có thể là quan trọng hơn, so với nội dung những điều muốn nói.

Khi bạn đưa ra một ý kiến, điều tất nhiên mà bạn chờ đợi ở sự thẩm định của người khác là ý kiến ấy có thể đúng hoặc sai, chứ không thể tin chắc là bao giờ cũng hoàn toàn chính xác. Nếu là một ý kiến đúng, bạn sẽ được tán thành. Nếu là một ý kiến sai, bạn sẽ nhận được sự giải thích về những điểm không đúng trong đó, và ý kiến ấy bị bác bỏ. Sự bác bỏ ý kiến của bạn hoàn toàn không có nghĩa là người nghe đã mất đi thiện cảm với bạn, mà chỉ có nghĩa là nội dung của ý kiến ấy không phù hợp, không chính xác...

Tuy nhiên, cách trình bày ý kiến của bạn lại thực sự có giá trị mang lại hoặc đánh mất đi thiện cảm của người nghe dành cho bạn. Khi bạn biết “nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, thì cho dù bạn nói sai, bạn vẫn nhận được cảm tình của người nghe. Ngược lại, nếu bạn nói năng theo cách “khó nghe”, thì cho dù những điều bạn nói ra là chính xác và được chấp nhận, nhưng cảm tình của người nghe dành cho bạn có thể là sẽ không còn nữa. Vì thế, người khôn ngoan chưa hẳn đã có thể luôn nói ra những điều hoàn toàn chính xác, không sai lầm, nhưng chắc chắn là bao giờ họ cũng biết trình bày ý kiến của mình theo cách rất “dịu dàng dễ nghe”.

Sức mạnh của lời nói dịu dàng, êm ái là có thể hàn gắn được những tổn thương tinh thần và tạo ra được thiện cảm nơi người nghe. Ngược lại, lời nói thô lỗ, cứng rắn và xúc phạm bao giờ cũng có khả năng gây tổn thương cho người khác và tạo ra những định kiến, ác cảm nơi người nghe.

Vì thế, chúng ta cần phải biết phân biệt giữa nội dung điều muốn nói và cách nói ra những điều ấy. Trong khi chúng ta hoàn toàn không nên chủ quan về tính chính xác của những gì mình nói ra, cần phải biết cởi mở lắng nghe và chấp nhận ý kiến sửa sai của người khác, thì chúng ta lại hoàn toàn có thể tin chắc được rằng việc trình bày ý kiến của mình theo cách êm dịu, hòa nhã và không xúc phạm đến người khác bao giờ cũng là một quyết định chính xác và sáng suốt.

Sự va chạm bằng lời nói là điều xảy ra thường xuyên nhất trong cuộc sống. Hầu hết những ai có chút tri thức đều không tán thành việc giải quyết vấn đề bằng cách “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”, và vì thế mà cách giải quyết bất đồng tất nhiên là phải thông qua việc “đấu khẩu”. Nhưng ngay cả đối với những người ít học thì không phải ai cũng thích chọn giải pháp “đấm đá”, bởi vì họ biết chắc rằng khi đã đánh nhau thì chuyện thông thường là “bên lỗ đầu, bên sứt trán”, chẳng dễ gì giữ được vẹn toàn. Vì thế, chỉ trừ những trường hợp hết sức căng thẳng, quá đáng, bằng không thì đa số vẫn chuộng phương thức “đấu khẩu” hơn là “đấu võ”. Và do đó mà chúng ta luôn có thể thấy sự va chạm bằng lời nói hầu như xảy ra ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong cuộc sống.

Vì là một thứ “vũ khí” cực kỳ đơn giản và rất dễ “khai hỏa”, nên những trận “đấu võ mồm” có thể diễn ra ở rất nhiều mức độ khác nhau. Từ một sự chỉ trích nhỏ nhặt cho đến những phê phán gay gắt, từ những lời qua tiếng lại trong sự gặp gỡ thoáng qua mỗi ngày cho đến những luận điệu công kích nhau một cách có hệ thống, được ghi chép cẩn thận để có thể phổ biến cho thật nhiều người biết đến... Tất cả đều là những biểu hiện khác nhau của việc sử dụng lời nói trong giao tiếp. Chúng có thể mang lại sự hòa hợp, tiến bộ, nhưng cũng có thể dễ dàng gây ra những tổn thương, đổ vỡ...

Hầu hết mọi trường hợp lời nói gây ra thương tổn đều là do người nói muốn tranh lấy phần ưu thế, phần đúng, phần phải về mình. Những trao đổi mang tính cách giải thích hoặc chia sẻ thường không bao giờ gây ra thương tổn cho người nghe. Vì thế mà nguyên tắc thứ hai trong sáu pháp hòa kính nhấn mạnh là “lời nói hòa hợp, không tranh cãi”.

Nói năng hòa nhã, êm dịu đã là biểu hiện của sự khôn ngoan, nhưng nếu biết tránh đi sự tranh cãi mới là người thực sự khôn ngoan nhất. Bởi vì những gì mà sự tranh cãi mang đến cho chúng ta thật ra hoàn toàn không bù đắp được cho những gì chúng ta phải mất đi vì nó. Cảm giác thích thú của người “chiến thắng” - nếu có - chỉ thoáng qua trong chốc lát, trong khi những bất hòa và sự tổn thương tình cảm do sự tranh cãi tạo ra lại có thể còn mãi, thậm chí có khi còn được nuôi lớn thêm mãi nếu không sớm chấm dứt.

Cũng cần phân biệt rõ giữa sự tranh cãi với tranh luận. Mọi cuộc tranh cãi đều nhắm đến việc giành lấy phần thắng, chứng minh rằng những gì mình đưa ra là đúng đắn, hợp lý, còn những gì đối phương đưa ra đều là sai trái, nhầm lẫn. Ngược lại, một cuộc tranh luận luôn để ngỏ khả năng đúng sai của mỗi người, và luôn chấp nhận lắng nghe những người khác để nhận lấy những điều nào là hợp lý, đúng đắn.

Tranh luận chỉ nhằm làm rõ vấn đề, tìm ra chân lý, lẽ phải, bất kể là chân lý hay lẽ phải đó thuộc về ai, và cũng có thể là thuộc về tất cả mọi người, trong trường hợp mỗi người chỉ nói đúng một phần nào hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề mà thôi.

Vì thế, cuộc tranh cãi chỉ được kết thúc khi có sự phân định thắng thua rõ rệt, còn một cuộc tranh luận thì kết thúc khi tất cả mọi người tham gia đều đạt được mục đích của mình, đều hài lòng với kết luận cuối cùng.

Chính do sự khác biệt như trên mà một cuộc tranh cãi thường bao giờ cũng chia thành hai “phe”. Tất cả những ai tham gia tranh cãi đều phải thuộc về một trong hai phe đó, và càng có nhiều người tham gia thì sẽ càng căng thẳng, gay gắt hơn, đôi bên dễ dàng trở nên hằn học, đối địch nhau. Và phe chiến thắng - nếu có - bao giờ cũng trở thành thù nghịch với phe thất bại.

Tranh luận thì khác hẳn, có thể chấp nhận sự tham gia của bất cứ ai quan tâm đến vấn đề, và người tham gia không phải thuộc về phe nào cả. Mỗi người chỉ cần khách quan trình bày quan điểm, ý kiến của riêng mình, đồng thời biết lắng nghe quan điểm, ý kiến của những người khác. Vì thế, một cuộc tranh luận càng có nhiều người tham gia thì ý kiến càng thêm phong phú, đa dạng, và vấn đề được tranh luận càng dễ được làm sáng tỏ hơn, kết luận cuối cùng càng được chính xác hơn. Bất cứ ai đưa ra ý kiến được nhiều người chấp nhận nhất sẽ nhận được sự hoan nghênh của mọi người khác chứ không phải là sự thù nghịch.

Vì tiền đề của một cuộc tranh cãi bao giờ cũng là những định kiến bảo vệ lập luận của “phe ta”, nên nó thực sự không mang lại được gì cho những người tranh cãi. Như một tách trà đầy không thể rót thêm vào được nữa, những người thích tranh cãi cũng không thể học hỏi thêm được điều gì từ người khác vì họ luôn cho rằng những quan điểm, ý kiến của mình đã là hoàn toàn đúng đắn. Vì thế, xét cho cùng thì những cuộc tranh cãi là hoàn toàn vô ích nếu không muốn nói là có hại.

Ngược lại, tiền đề của một cuộc tranh luận chính là sự khát khao kiến thức, truy tìm chân lý, nên những người tham gia tranh luận luôn có thể học hỏi được nhiều điều từ những người khác cùng tham gia tranh luận. Và sự chia sẻ kiến thức càng giúp họ gần gũi nhau hơn, không hề có sự đối đầu, thù nghịch. Vì thế, tuy không cần thiết phải thường xuyên tranh luận, nhưng nếu có cơ hội tham gia những cuộc tranh luận đúng đắn thì chúng ta sẽ có khả năng học hỏi được rất nhiều.

Mặt khác, tránh xa sự tranh cãi bao giờ cũng là cách tốt nhất để hạn chế những bất hòa trong cuộc sống. Bởi vì như đã nói, những va chạm trong lời nói là thuộc loại va chạm thường xuyên xảy ra nhất trong cuộc sống hằng ngày. Không ai trong chúng ta lại thích nói chuyện với một người hay tranh cãi, luôn chỉ trích và bắt bẻ sai lầm của người khác. Vì thế, chỉ cần bạn có thể loại bỏ được thói quen hay tranh cãi - nếu có - bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng mọi người chung quanh đều thích nói chuyện với bạn nhiều hơn, gần gũi và chia sẻ với bạn nhiều hơn. Và đó chính là biểu hiện của một cuộc sống hòa hợp với mọi người.

Ngoài việc tránh xa sự tranh cãi, lời nói hòa hợp còn có nghĩa là phải biết quan tâm đến những gì mình nói ra để không gây thương tổn cho người khác. Ngay cả khi cần phải nói lên những sự thật cứng rắn và đụng chạm đến ai đó, cũng cần phải chọn cách diễn đạt sao cho sự căng thẳng của vấn đề có thể được giảm nhẹ đến mức thấp nhất.

Một ý nghĩa quan trọng khác của việc thực hành hòa hợp qua lời nói là phải cố gắng nói ra những lời tốt đẹp, tạo ra sự hòa hợp, đoàn kết giữa những người khác, cũng như khuyến khích mọi người khác thực hiện những điều tốt lành và tránh xa những điều xấu ác. Được như vậy thì mỗi một lời nói ra của bạn đều sẽ xứng đáng để được gọi là: “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.”

Mặc dù “lời nói chẳng mất tiền mua”, nhưng nó lại thực sự là một sức mạnh quan trọng trong giao tiếp. Lời nói có khả năng xây dựng, làm cho mọi quan hệ ngày càng trở nên gắn bó, tốt đẹp hơn, nhưng đồng thời lời nói cũng có thể có tác dụng phá hoại, làm cho các mối quan hệ giữa người và người trở nên căng thẳng và thù nghịch. Những công năng tốt hay xấu đó đều là phụ thuộc vào cách “lựa lời mà nói” của chúng ta.

Mặt khác, lời nói là biểu hiện của tâm ý. Trong lòng nghĩ sao thì ngoài miệng biểu lộ ra như vậy. Tâm ý ngay thẳng, hiền thiện thì lời nói cũng thật thà, hòa nhã; tâm ý gian trá, hiểm độc thì lời nói cũng quanh co, hung dữ. Trong lòng không có sự tu dưỡng thì không thể nói ra được những lời thực sự ôn hòa, êm dịu; trong lòng không nuôi dưỡng tình cảm chân thành tốt đẹp thì không thể nói ra được những lời cảm thông chia sẻ; và nếu trong lòng đầy sự thù hận ganh ghét thì chỉ có thể nói ra toàn những lời hung hãn, cay độc...

Cho nên, có thể nói là tâm ý tạo ra lời nói. Nếu không tu dưỡng tâm ý mà chỉ gắng gượng nói ra những lời dịu dàng êm ái để lấy lòng người khác thì cũng chỉ là sự giả dối, ngụy tạo, người nghe sớm muộn gì cũng sẽ cảm nhận được điều đó. Tuy nhiên, nếu thật lòng muốn tu dưỡng tâm ý thì lại có thể bắt đầu từ việc chú ý tu dưỡng lời nói. Nếu có thể tránh nói ra những lời xấu ác thì tâm ý sẽ nhờ đó mà có thể quay về gần với sự hiền thiện, thương yêu.

Lời nói xấu ác tuy rất đa dạng, nhưng cũng không đi ngoài những ý nghĩa sau đây.

Thứ nhất là nói dối, không đúng sự thật. Nguyên nhân và động lực của việc nói dối có thể bao gồm hết thảy những ham muốn, toan tính của con người, nhưng nói chung thì một khi đã dùng cách nói dối để đạt được mục đích của mình đều không phải là điều tốt. Vì thế, bản thân việc nói dối chẳng những đã là một điều xấu, mà nó còn có thể là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều điều xấu ác khác nữa.

Thứ hai là nói lời trau chuốt, không thành thật, chỉ nhằm lấy lòng người khác vì mục đích có lợi cho mình. Lời nói trau chuốt không xuất phát từ những suy nghĩ chân thật trong lòng, mà là dựa theo ý muốn của người nghe, nhằm làm cho người ấy phải tin theo điều gì đó. Tuy lời nói trau chuốt không có vẻ là xấu ác, nhưng nó thường có những động lực không chính đáng nên sẽ nuôi dưỡng và tạo điều kiện phát triển cho những tâm niệm xấu ác. Hơn thế nữa, việc nói trau chuốt rất thường có khuynh hướng trở thành nói dối.

Thứ ba là những lời nói thô tục, hung hăng, thường gây thương tổn cho người khác một cách không cần thiết. Lời nói thô tục, hung hăng thường không do những động lực khác thúc đẩy, mà là xuất phát từ tâm ý hung dữ, thiếu sự tu dưỡng, tạo thành thói quen luôn nói ra những lời hung hăng, xúc phạm, bất kể đối tượng là ai.

Thứ tư là nói những lời vô nghĩa, vô ích. Những lời nói loại này có vẻ như chẳng gây hại đến ai, nhưng thực tế là tạo thành thói quen ăn nói bừa bãi, thiếu cân nhắc. Như cỏ dại làm hại ruộng vườn, những lời vô nghĩa cũng làm hại chúng ta vì làm mất đi cơ hội nói ra những lời tốt đẹp, hữu ích.

Thứ năm là lời nói đâm thọc, cũng gọi là nói hai lưỡi, thường là để gây chia rẽ giữa những người khác. Nói hai lưỡi có nghĩa là nói ra những lời không chân thật, nhất quán. Khi gặp mỗi bên lại nói theo một cách khác nhau nhằm tạo ra sự hoài nghi, mâu thuẫn lẫn nhau giữa mọi người, nhằm đạt được mục đích cho riêng mình. Lời nói loại này luôn hướng đến gây ra sự chia rẽ, ghét bỏ hay thù nghịch lẫn nhau, xuất phát từ tâm niệm tham lam, xấu ác, muốn đạt được mục đích của riêng mình.

Thứ sáu là những lời nói độc ác, gây thương tổn cho người khác. Những lời nói loại này thường không nhằm mục đích gì khác, mà chỉ là sự biểu lộ của tâm ý nóng nảy, hung dữ. Tuy nhiên, khi thường xuyên nói ra những lời độc ác, gây thương tổn cho người khác thì cũng chính là tạo điều kiện để nuôi dưỡng và làm phát triển sự nóng nảy, hung dữ trong tâm ý. Vì thế, việc kiềm chế những lời nói loại này cũng là cách rất tốt để tu dưỡng tâm ý.

Tất cả những lời nói xấu ác như trên đây đều tạo ra những nghiệp xấu ác, gọi chung là khẩu nghiệp - nghiệp tạo ra bởi lời nói - là một trong ba cách tạo nghiệp của chúng ta, đó là: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

Mặc dù lời nói không có hình dạng, tướng mạo, không thể làm người khác tổn thương, đau đớn về thể xác, nhưng lại có sức mạnh tinh thần cực kỳ lớn lao. Lời nói tốt đẹp có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho chính bản thân ta và mọi người chung quanh, trong khi lời nói xấu ác lại có thể dễ dàng hủy hoại hạnh phúc của bản thân và người khác. Vì thế, muốn sống hòa hợp giữa mọi người, chúng ta không thể không quan tâm đến lời nói của mình, phải luôn tránh nói ra những điều xấu ác, chỉ nói những điều hướng đến sự hòa hợp, tốt đẹp và tránh xa sự tranh cãi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 17 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Phù trợ người lâm chung

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.225.92.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (141 lượt xem) - Hoa Kỳ (6 lượt xem) - ... ...