Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Thiền quán thực hành »» Hướng dẫn kinh hành »»

Thiền quán thực hành
»» Hướng dẫn kinh hành

(Lượt xem: 10.288)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiền quán thực hành - Hướng dẫn kinh hành

Font chữ:

Bạn hãy tìm một nơi nào có thể đi tới đi lui, nên riêng biệt và không rắc rối quá. Đoạn đường đi có thể chừng 3 đến 6 thước. Nếu bạn đi ngoài trời, nên chọn một nơi vắng vẻ để không cảm thấy ngượng nghịu, mất tự nhiên. Nếu bạn đi trong nhà, hãy chọn một khoảng trống đủ rộng, hoặc dọc theo hành lang. Và rồi bạn có thể tập trung hết tâm ý của mình vào những cảm giác nơi bàn chân trong mỗi bước đi.

Nên nhớ, đây là sự thực tập chánh niệm và an tĩnh chứ không phải một bài tập đi. Bạn không cần phải bước đi theo một cách khác thường nào cả. Cũng không cần phải bước sao cho đẹp hoặc cân bằng. Đơn giản là đi bộ thôi. Chỉ có chút khác biệt là ta bước hơi chậm hơn, còn ngoài ra tất cả đều bình thường.

Bạn bắt đầu việc kinh hành bằng cách đứng yên trong một thời gian ngắn tại điểm khởi đầu. Nhắm mắt lại. Cảm nhận được toàn thân đang đứng yên đấy. Có người bắt đầu bằng cách chú ý đến cảm giác ở đỉnh đầu, và rồi từ từ chú ý xuống toàn thân, từ đầu xuống qua hai vai, hai tay, toàn thân hình, đôi chân, và cuối cùng là cảm giác hai bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Chúng có thể là cảm giác sức ép của bàn chân chạm trên mặt đất, một cảm giác “cứng” hoặc “mềm” tùy nơi bạn đứng.

Bạn bắt đầu bước tới. Hãy mở mắt, điều đó giúp ta giữ được thăng bằng. Tôi thường bắt đầu bằng những bước đi theo nhịp dạo chơi bình thường, và sự giới hạn của con đường cũng như sự quay lại thường xuyên sẽ dần dần làm cho cơ thể tôi chậm rãi lại, theo mỗi bước chân. Những bước chân của tôi, tự chúng sẽ chậm lại một cách rất tự nhiên. Tôi nghĩ, khi tâm ý không còn một sự thúc giục nào, nó sẽ tự động chuyển sang một nhịp điệu thấp hơn. Có lẽ cái động cơ ham muốn, lúc nào cũng tìm kiếm một cái gì mới lạ để thoả mãn, cuối cùng đã hiểu ra được rằng ta thật sự không có một nơi nào cần để đến hết.

Khi bạn đi theo một nhịp dạo chơi bình thường, sự chú ý, tầm quan sát của bạn sẽ có tính cách tổng quát và chi tiết. Khi bạn đi chậm lại, tầm quan sát của bạn sẽ trở nên thu nhỏ lại và chủ quan hơn. Nếu ta có thể theo dõi được những sự ghi nhận của một hành giả trong lúc thực tập kinh hành, chúng có lẽ giống như thế này:

Theo nhịp đi dạo bình thường: “Bước... bước... bước... bước... hai tay đưa... đầu cử động... mỉm cười... nhìn... đứng lại... quay người... tiếng chim hót... bước... bước... mấy giờ rồi nhỉ... mình nghĩ là việc này thật buồn chán... bước... bước... hai tay đong đưa... cảm thấy lạnh... cảm thấy nóng... trong bóng mát, đỡ quá... đi trong bóng mát thôi... bước... bước...”

Theo nhịp bước chậm lại: “Sức ép dưới bàn chân... sức ép... sức ép đi mất... sức ép trở lại... sức ép biến chuyển... nhẹ... nặng... nhẹ... nặng... nhẹ... À! Bây giờ thì tôi hiểu rồi! Bây giờ thì tôi đang thật sự có mặt đây! Ồ! Mình lại lo ra nữa rồi... thôi bắt đầu lại... Sức ép dưới bàn chân... sức ép biến chuyển... nhẹ... nặng... nhẹ... nặng... nghe nóng... lạnh”

Chậm không nhất thiết là tốt hơn nhanh. Chỉ khác nhau thôi. Tất cả đều biến đổi, cho dù nhanh hay chậm. Ta có thể trực tiếp kinh nghiệm được tính chất tạm thời của mọi hiện tượng trong khi đi dạo bình thường, hoặc trong những bước chân chậm rãi có cố ý. Bạn hãy tự chọn cho mình một tốc độ nào có thể giúp giữ cho sự chú ý của bạn được lâu dài và dễ dàng nhất. Nếu cần bạn cứ việc đi nhanh hơn hoặc chậm lại.

Bây giờ, ta hãy bắt đầu tập kinh hành. Khởi đầu, bạn có thể đi trong vòng 30 phút. Nếu đồng hồ đeo tay của bạn có báo hiệu thì bạn có thể điều chỉnh cho nó báo hiệu sau 30 phút. Trong khi đi, bạn hãy ghi nhận xem có bao nhiêu lần cái ý muốn xem giờ khởi lên. Và đừng làm gì hết. Cứ tiếp tục đi. Nhờ vậy, ngoài việc thực tập chánh niệm và tĩnh lặng, bạn còn thực tập được sự buông bỏ, một yếu tố rất chủ yếu cho sự giác ngộ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.202.187 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (99 lượt xem) - Việt Nam (76 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...