Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi.
(The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thiền sư Hoshin[13] sống ở Trung Hoa nhiều năm rồi trở về
trụ ở miền đông bắc Nhật Bản, thu nhận đồ chúng. Khi đã rất cao tuổi, ngài kể
cho các đệ tử của mình nghe một câu chuyện đã từng được nghe ở Trung Hoa. Chuyện
kể như sau:
The Zen master Hoshin lived in China many years. Then he returned to the
northeastern part of Japan, where he taught his disciples. When he was getting
very old, he told them a story he had heard in China. This is the story:
“Vào ngày 25 tháng Chạp (khoảng năm 1091), thiền sư Đức Phổ bảo với các đệ tử của
ngài rằng: ‘Thầy sẽ không sống được trong năm tới, nên các con hãy chăm sóc tốt
cho thầy trong năm nay.’
One year on the twenty-fifth of December, Tokufu, who was very old, said to his
disciples: “I am not going to be alive next year so you fellows should treat me
well this year.”
“Đồ chúng đều nghĩ là ngài đang nói đùa, nhưng vì ngài là một bậc thầy hết lòng
thương yêu đệ tử nên những ngày cuối năm đó họ luôn thay phiên nhau chăm sóc và
chiêu đãi ngài.
The pupils thought he was joking, but since he was a great-hearted teacher each
of them in turn treated him to a feast on succeeding days of the departing year.
“Cho đến đêm giao thừa, thiền sư Đức Phổ nói với các đệ tử: ‘Các con đã đối xử
rất tốt với ta. Chiều mai, khi tuyết ngừng rơi ta sẽ giã biệt các con.’
On the eve of the new year, Tokufu concluded: “You have been good to me. I shall
leave you tomorrow afternoon when the snow has stopped.”
“Các đệ tử đều cười lớn, nghĩ rằng thầy đã già quá nên nói năng lẩm cẩm, bởi vì
đêm ấy trời rất trong và không có tuyết!
The disciples laughed, thinking he was aging and talking-nonsense since the
night was clear and without snow.
“Nhưng đến nửa đêm thì tuyết bắt đầu rơi. Và ngày hôm sau thì không ai nhìn thấy
thầy đâu cả. Họ chạy đến thiền đường. Ở đó, thiền sư đã viên tịch.”
But at midnight snow began to fall, and the
next day they did not find their teacher about. They went to the meditation
hall. There he had passed on.
Sau khi kể xong câu chuyện, thiền sư Hoshin nói với các đệ tử: “Một vị thiền sư
không cần thiết phải báo trước thời điểm viên tịch của mình, nhưng nếu ngài thực
sự muốn làm điều đó thì có thể làm được.”
Hoshin, who related this story, told his disciples: “It is not necessary for a
Zen master predict his passing, but if he really wishes to do so, he can.”
Một người trong số đồ chúng lên tiếng hỏi: “Thầy có thể làm vậy được không?”
“Can you?” someone asked.
Thiền sư Hoshin đáp: “Được! Bảy ngày nữa ta sẽ cho các con thấy điều ta có thể
làm được.”
“Yes,” answered Hoshin. “I will show you what I can do
seven days from now.”
Không một đệ tử nào tin lời thầy! Thậm chí đến bảy ngày sau, khi ngài Hoshin cho
gọi mọi người đến thì hầu hết bọn họ đều đã quên bẵng đi câu chuyện ấy!
None of the disciples believed him, and most of them had even forgotten the
conversation when Hoshin next called them together.
Khi ấy, thiền sư Hoshin nói với các đệ tử: “Cách đây bảy ngày, ta có nói là sẽ
giã biệt các con. Theo lệ thường thì ta phải viết một bài kệ thị tịch, nhưng ta
chẳng biết làm thơ, cũng không viết chữ đẹp, vậy một người nào đó trong các con
hãy ghi lại những lời cuối cùng của ta.”
“Seven days ago,” he remarked, “I said I was going to leave you. It is customary
to write a farewell poem, but I am neither poet nor calligrapher. Let one of you
inscribe my last words.”
Mọi người đều nghĩ rằng ngài đang nói đùa. Tuy nhiên, một người trong bọn cũng
chuẩn bị để viết.
His followers thought he was joking, but one of them started to write.
Thiền sư Hoshin hỏi: “Con đã sẵn sàng chưa?”
“Are you ready?” Hoshin asked.
Người cầm viết đáp: “Vâng, thưa thầy.”
“Yes, sir,” replied the writer.
Ngài Hoshin bắt đầu đọc:
Then Hoshin dictated:
Quang minh tịch chiếu hà sa,
Ta từ đó đến cũng về đó thôi.
Quang minh ấy thật là gì?
I came from brilliancy
And return to brilliancy
What is this?
Theo hình thức thông thường thì bài kệ này còn thiếu một câu, vì thế người đệ tử
liền nói: “Bạch thầy, chúng ta còn thiếu một câu nữa.”
The poem was one line short of the customary form, so the disciple said:
“Master, we are one line short.”
Ngài Hoshin hét lên như tiếng gầm của một con sư tử chinh phục muông thú: “Kaa!”
Rồi ngài viên tịch.
Hoshin, with the roar of a conquering lion, shouted “Kaa!” and was gone.
Viết sau khi dịch
Báo trước được thời điểm viên tịch không phải là điều kiện tất yếu để trở thành
một thiền sư chứng ngộ, nhưng một thiền sư chứng ngộ thì chắc chắn có thể báo
trước thời điểm viên tịch của ngài. Vị thiền sư chứng ngộ không cần thiết phải
làm điều đó, bởi vì như thế chỉ có thể làm cho mọi người thán phục chứ không
giúp ích gì cho sự giải thoát của ngài. Điều quan trọng hơn cần thấy được ở đây
chính là sự ung dung tự tại trong sống chết, cho thấy rằng vị ấy đã biết chắc
được nơi mình sẽ đến!
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.209.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.