Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết.
(Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever.
)Mahatma Gandhi
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì.
(The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ.
(If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Một y sĩ trẻ ở Tokyo tên là Kusuda gặp lại người bạn học. Người bạn này đã từng
học thiền. Kusuda liền hỏi anh ta xem thiền là gì.
A young physician in Tokyo named Kusuda met a college friend who had been
studying Zen. The young doctor asked him what Zen was.
Người bạn đáp: “Tôi không thể nói cho anh biết thiền là gì, nhưng có một điều
chắc chắn là nếu anh hiểu được thiền, anh sẽ không còn sợ chết.”
“I cannot tell you what it is,” the friend replied, “but one thing is certain.
If you understand Zen, you will not be afraid to die.”
Kusuda nói: “Thế cũng tốt. Tôi sẽ thử xem. Tôi có thể tìm thầy ở đâu?”
“That’s fine,” said Kusuda.” I will try it. Where can I find a teacher?”
Người bạn bảo anh ta: “Hãy đến chỗ thiền sư Nan-in.”[25]
“Go to the master Nan-in,” the friend told him.
Thế là Kusuda tìm đến chỗ ngài Nan-in. Anh ta mang theo một con dao găm dài
khoảng hơn một gang tay để xác định xem bản thân vị thiền sư này có sợ chết hay
không.
So Kusuda went to call on Nan-in. He carried a dagger nine and a half inches
long to determine whether or not the teacher himself was afraid to die.
Vừa nhìn thấy Kusuda, ngài Nan-in đã lớn tiếng chào ngay: “Ô kìa, anh bạn. Anh
có khỏe không? Đã lâu rồi chúng ta không gặp!”
When Nan-in saw Kusuda he exclaimed: “Hello, friend. How are you? We haven’t
seen each other for a long time!”
Điều này làm cho Kusuda lúng túng, anh nói: “Nhưng chúng ta chưa từng gặp nhau!”
This perplexed Kusuda, who replied: “We have never met before.”
Ngài Nan-in đáp: “Đúng vậy! Ta đã nhầm anh với một y sĩ khác đang học thiền ở
đây.”
“That’s right,” answered Nan-in. “I mistook you for another physician who is
receiving instruction here.”
Với một khởi đầu như thế, Kusuda mất đi cơ hội để thử nghiệm vị thiền sư. Vì
thế, anh ta miễn cưỡng hỏi xem mình có thể học thiền với ngài hay không.
With such a beginning, Kusuda lost his chance to test the master, so reluctantly
he asked if he might receive Zen instruction.
Ngài Nan-in đáp: “Thiền không phải là chuyện khó. Nếu anh là thầy thuốc, hãy
chữa trị bệnh nhân với một tấm lòng tốt. Đó chính là thiền.”
Nan-in said: “Zen is not a difficult task. If you are a physician, treat your
patients with kindness. That is Zen.”
Kusuda tìm đến ngài Nan-in ba lần, lần nào ngài cũng chỉ nói với anh một điều
tương tự: “Một thầy thuốc không nên phí thời gian nơi đây. Hãy trở về chăm sóc
bệnh nhân của anh.”
Kusuda visited Nan-in three times. Each time Nan-in told him the same thing. “A
physician should not waste time around here. Go home and take care of your
patients.”
Kusuda không sao hiểu được vì sao những lời dạy như thế lại có thể trừ bỏ được
nỗi sợ chết. Vì thế, khi tìm đến ngài Nan-in lần thứ tư anh than phiền: “Người
bạn của con nói rằng khi học thiền rồi thì người ta không còn sợ chết. Nhưng mỗi
lần con đến đây, thầy chỉ dạy con về chăm sóc bệnh nhân. Con đã quá rõ điều đó
rồi. Nếu cái gọi là thiền của thầy chỉ có thế thôi thì con sẽ không đến đây học
nữa.”
It was not yet clear to Kusuda how such teaching could remove the fear of death.
So on his fourth visit he complained: “My friend told me that when one learns
Zen one loses his fear of death. Each time I come here all you tell me is to
take care of my patients. I know that much. If that is your so-called Zen, I am
not going to visit you any more.”
Thiền sư Nan-in mỉm cười vỗ về: “Ta đã quá nghiêm khắc với anh. Thôi để ta cho
anh một công án.”
Nan-in smiled and patted the doctor. “I have been too strict with you. Let me
give you a koan.”
Và ngài trao cho Kusuda công án “chữ không của Triệu Châu”[26]
để nghiền ngẫm. Đây là công án khai ngộ đầu tiên trong sách Vô môn quan.[27]
He presented Kusuda with Joshu’s Mu to work over, which is the
first mind-enlightening problem in the book called The Gateless Gate.
Kusuda nghiền ngẫm mãi về công án “chữ không” này trong 2 năm. Lâu dần, anh nghĩ
là anh đã đạt đến một trạng thái tâm thức nhất định nào đó, nhưng vị thầy của
anh nhận xét: “Anh vẫn chưa vào được.”
Kusuda pondered this problem of Mu (No-Thing) for two years. At length he
thought he had reached certainty of mind. But his teacher commented: “You are
not in yet.”
Kusuda tiếp tục tập trung nỗ lực thêm một năm rưỡi nữa. Tâm hồn anh trở nên tĩnh
lặng. Mọi vấn đề đều tan biến. “Cái không” trở thành chân lý. Anh chữa trị cho
bệnh nhân rất tốt, và không biết từ lúc nào anh đã không còn bận tâm đến chuyện
sống chết.
Kusuda continued in concentration for another year and a half. His mind became
placid. Problems dissolved. No-Thing became the truth. He served his patients
well and without even knowing it, he was free from concern over life and death.
Và khi anh đến thăm ngài Nan-in, vị lão sư này chỉ mỉm cười.
Then when he visited Nan-in, his old teacher just smiled.
Viết sau khi dịch
Kusuda đến với thiền chỉ vì sự tò mò: Sao người ta lại có thể không sợ chết?
Ngài Nan-in dạy anh rằng thiền là lấy từ tâm chăm sóc bệnh nhân thật tốt. Và khi
anh từ chối lời dạy đó, ngài bảo anh về nghiền ngẫm một chữ “không”. Những sự
việc này dường như đều rời rạc và chẳng có liên quan gì đến nhau. Toàn bộ công
phu ba năm rưỡi của Kusuda hóa ra chỉ là để liên kết những vấn đề rời rạc này
lại với nhau. Vì thế, cuối cùng thì anh cũng đã thấy được “cái không” hiển hiện
trong cuộc sống, đã chăm sóc bệnh nhân thật tốt và không còn bận tâm lo nghĩ đến
vấn đề sống chết. Không cần nói ra, nhưng khi liên kết được tất cả những vấn đề
này thành một mối thì anh đã hiểu được thiền là gì. Nghệ thuật chỉ giáo của ngài
Nan-in chính là ở chỗ: nói ít, hiểu nhiều!
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 34.239.153.44 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Chúc Huy Minh Pháp Tự Viên Hiếu Thành minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (247 lượt xem) - Hoa Kỳ (14 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.