Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 11: Sự an định »»

Rộng mở tâm hồn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 11: Sự an định

Donate

(Lượt xem: 12.111)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 11: Sự an định

Chapter 11: Calm abiding





Sự an định, hay nhất tâm, là một hình thức thiền tập trong đó bạn lựa chọn một đối tượng rồi chú tâm hoàn toàn vào đó. Mức độ tập trung sẽ không đạt được ngay chỉ trong một lần ngồi thiền. Bạn nhất thiết phải luyện tâm qua từng mức độ. Dần dần, bạn sẽ thấy tâm trí mình ngày càng có khả năng tập trung chú ý cao hơn. Sự an định là trạng thái ổn định của tâm thức khi bạn có thể duy trì tập trung lâu dài vào một đối tượng tinh thần tùy theo ý muốn, với một sự định tĩnh hoàn toàn không bị phân tán.
Calm abiding, or single-pointed concentration, is a form of meditation whereby you choose an object and fix your mind upon it. This degree of focus is not achieved in one sitting! You must train the mind by degrees. Slowly, you will find that your mind is capable of greater and greater concentration and focus. Calm abiding is the steady state in which your mind is able to remain focused on a mental object for as long as desired, with a calm that is free of all distraction.
Trong sự tu tập pháp thiền này (thiền chỉ), cũng giống như với mọi pháp thiền khác, cần nhắc lại rằng động cơ tu tập là quan trọng hơn cả. Kỹ năng tập trung vào một đối tượng duy nhất có thể được vận dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau. Đây chỉ thuần túy là một kỹ năng, và kết quả của nó được quyết định bởi động cơ thực hành của bạn. Là những người tu tập tâm linh, điều tự nhiên là chúng ta quan tâm đến động cơ và mục tiêu đạo đức. Bây giờ ta hãy phân tích những khía cạnh kỹ thuật của phương pháp tu tập này.
In this meditation practice, as with all the others, motivation is once again all-important. The skill involved in concentrating on a single object can be used to various ends. It is a purely technical expertise, and its outcome is determined by your motivation. Naturally, as spiritual practitioners, we are interested in a virtuous motivation and a virtuous end. Let us now analyze the technical aspects of this practice.
Sự an định được nhiều tín đồ của những tôn giáo khác nhau tu tập. Người tu tập pháp thiền này bắt đầu tiến trình tu tập bằng cách chọn một đối tượng thiền quán. Một tín đồ Thiên chúa giáo có thể chọn cây thánh giá hay Đức mẹ Đồng trinh làm mục tiêu của sự chú tâm khi thiền quán. Có thể khó khăn hơn cho người theo đạo Hồi giáo vì đạo này không có biểu tượng hình ảnh, nhưng họ có thể sử dụng niềm tin vào thánh Allah [như một đối tượng], vì đối tượng của thiền quán không nhất thiết phải là một đối tượng vật thể hay nhìn thấy được. Vì vậy, người ta có thể duy trì sự chú tâm vào đức tin sâu xa nơi Thượng đế, hoặc cũng có thể chú tâm vào thánh địa Mecca. Trong các bản văn Phật giáo thường sử dụng hình ảnh đức Phật Thích-ca Mâu-ni như một đối tượng điển hình cho sự chú tâm. Một trong những lợi ích của điều này là giúp cho nhận thức của hành giả về những phẩm tính siêu việt của một vị Phật càng thêm sâu sắc, cùng với sự cảm kích về lòng từ bi của ngài. Kết quả là hành giả có được một cảm nhận mạnh mẽ hơn về sự gần gũi với đức Phật.
Calm abiding is practiced by members of many faiths. A meditator begins the process of training his or her mind by choosing an object of meditation. A Christian practitioner may take the holy cross or the Virgin Mary as the single point of his or her meditation. It might be harder for a Muslim practitioner because of the lack of imagery in Islam, though one could take one’s faith in Allah, for the object of meditation need not be a physical or even a visual object. Therefore, one can maintain one’s focus on a deep faith in God. One might also concentrate on the holy city of Mecca. Buddhist texts often use the image of Shakyamuni Buddha as an example of an object of concentration. One of the benefits of this is that it allows one’s awareness of the great qualities of a Buddha to grow, along with one’s appreciation of his kindness. The result is a greater sense of closeness to the Buddha.
Hình ảnh đức Phật mà bạn chú tâm trong pháp thiền này không nên là bức tranh hay bức tượng. Mặc dầu bạn có thể sử dụng hình tượng cụ thể để giúp bạn quen thuộc dần với hình dáng và kích thước của đức Phật, nhưng [trong thiền quán thì] bạn nhất thiết phải chú tâm vào hình tượng của đức Phật trong tâm hồn. Bạn phải khởi lên trong tâm trí một hình dung về đức Phật. Một khi bạn làm được như vậy, tiến trình của sự an định có thể được bắt đầu.
The image of the Buddha that you focus on in this meditation should not be a painting or statue. Though you may use a material image to familiarize yourself with the shape and proportions of the Buddha, it is the mental image of the Buddha that you must concentrate upon. Your visualization of the Buddha should be conjured in your mind. Once it has been, the process of calm abiding can begin.
Đức Phật được hình dung trong tâm trí bạn không nên quá xa, cũng không nên quá gần. Bạn nên hình dung đức Phật ở khoảng ngang tầm chân mày, ngay phía trước mặt bạn khoảng 1,2 mét là được. Chiều cao của hình tượng Phật nên được hình dung vào khoảng 7 - 10 cm hoặc nhỏ hơn. Việc hình dung một hình tượng Phật nhỏ nhưng tỏa sáng, như thể được tạo thành bằng ánh hào quang, sẽ rất hữu ích. Hình dung một hình ảnh tỏa sáng giúp làm giảm khuynh hướng tự nhiên rơi vào trạng thái hôn trầm hay buồn ngủ. Mặt khác, bạn cũng nên cố hình dung một hình tượng có sức nặng. Nếu hình ảnh đức Phật được cảm nhận với một trọng lượng nào đó, khuynh hướng bất an có thể được chế ngự.
The Buddha you visualize should be neither too far away from you nor too close. About four feet directly in front of you, at the level of your eyebrows, is correct. The size of the image you visualize should be three or four inches high or smaller. It is helpful to visualize a small image, though quite bright, as if made of light. Visualizing a radiant image helps undermine the natural tendency toward mental torpor or sleepiness. On the other hand, you should also try to imagine this image as being fairly heavy. If the image of the Buddha is perceived to have some kind of weight to it, then the inclination toward mental restlessness can be averted.
Cho dù bạn có chọn đối tượng thiền quán là gì đi chăng nữa, sự chú tâm của bạn cũng nhất thiết phải ổn định và sáng suốt. Sự ổn định giảm đi vì sự phấn khích và tính chất phân tán, xao lãng của tâm thức, vốn là một khía cạnh của tham ái. Tâm thức rất dễ bị chi phối bởi những dòng suy nghĩ về các đối tượng mà ta khao khát. Những suy nghĩ như thế ngăn cản ta phát triển phẩm tính an định cần thiết để thật sự an trú nơi đối tượng thiền quán đã chọn. Mặt khác, sự sáng suốt bị che mờ hơn nữa bởi sự phóng dật, buông thả, đôi khi cũng được gọi là một chướng ngại của tâm thức.
Whatever object of meditation you choose, your single-pointed concentration must possess the qualities of stability and clarity. Stability is undermined by excitement, the scattered, distracted quality of mind that is one aspect of attachment. The mind is easily distracted by thoughts of desirable objects. Such thoughts keep us from developing the stable, settled quality necessary for us to abide truly and calmly on the object we have chosen. Clarity, on the other hand, is hindered more by mental laxity, what is sometimes called a sinking quality of mind.
Việc phát triển sự an định đòi hỏi bạn phải dấn thân hoàn toàn vào tiến trình cho đến khi bạn trở nên lão luyện. Một môi trường yên ổn, tĩnh lặng được xem là thiết yếu, cũng như phải có được những người bạn hỗ trợ. Bạn cần phải tạm gác lại mọi nỗi lo toan trong đời sống thế tục - chuyện gia đình, chuyện kinh doanh hay các mối quan hệ xã hội - và hoàn toàn dành trọn tâm trí vào việc phát triển sự chú tâm. Trong giai đoạn ban đầu, tốt nhất là bạn nên ngồi thiền nhiều lần với khoảng thời gian ngắn trong ngày, có thể khoảng mười đến hai mươi lần, mỗi lần mười lăm đến hai mươi phút là thích hợp. Khi sự chú tâm của bạn đã phát triển, bạn có thể kéo dài hơn thời gian mỗi lần ngồi thiền và giảm số lần trong ngày. Bạn nên ngồi theo một tư thế thiền định chính thức (kiết già hoặc bán già), giữ lưng thật thẳng. Nếu bạn tu tập thật chuyên cần, bạn có thể đạt được sự an định chỉ trong vòng sáu tháng.
Developing calm abiding demands that you devote yourself to the process utterly until you master it. A calm, quiet environment is said to be essential, as is having supportive friends. You should put aside worldly preoccupations - family, business, or social involvements - and dedicate yourself exclusively to developing concentration. In the beginning, it is best to engage in many short meditation sessions throughout the course of the day. As many as ten to twenty sessions of between fifteen and twenty minutes each might be appropriate. As your concentration develops, you can extend the length of your sessions and diminish their frequency. You should sit in a formal meditative position, with your back straight. If you pursue your practice diligently, it is possible to attain calm abiding in as little as six months.
Một thiền giả phải học cách đối trị với các chướng ngại khi chúng xuất hiện. Khi tâm thức có vẻ như trở nên phấn khích và bị cuốn theo một ký ức dễ chịu hay một áp lực trách nhiệm nào đó, hành giả nhất thiết phải nhận biết ngay và hướng tâm quay về chú ý vào đối tượng đã chọn. Cần nhắc lại ở đây rằng, chánh niệm là phương tiện giúp ta làm được điều đó. Khi bạn mới bắt đầu phát triển sự an định, thật khó để giữ tâm hướng vào đối tượng lâu dài hơn chốc lát. Nhờ phương tiện là chánh niệm, bạn hướng tâm liên tục quay lại với đối tượng. Và một khi ta đã chú tâm được vào đối tượng thì chính nhờ vào chánh niệm mà sự chú tâm đó được duy trì, không bị phân tán.
A meditator must learn to apply antidotes to hindrances as they occur. When the mind seems to be getting excited and begins to drift off toward some pleasant memory or pressing obligation, it must be caught and brought back to focus on its chosen object. Mindfulness, once again, is the tool for doing so. When you first begin to develop calm abiding, it is difficult to keep the mind placed on its object for more than a moment. By means of mindfulness you redirect the mind, returning it again and again to the object. Once the mind is focused on its object, it is with mindfulness that it then remains placed there, without drifting off.
Sự quán chiếu nội tâm bảo đảm rằng sự chú tâm của ta luôn tiếp tục ổn định và sáng suốt. Nhờ vào sự nội quán, ta có thể nhận biết được ngay khi tâm thức trở nên phấn khích hay phân tán. Những người quá năng động và nhanh nhẹn đôi khi không thể nhìn thẳng vào mắt bạn khi trò chuyện. Họ liên tục đảo mắt nhìn quanh. Một tâm thức tán loạn cũng rất giống như thế, không thể duy trì sự chú tâm vì trạng thái phấn khích. Sự nội quán giúp ta có thể hướng tâm trở lại phần nào bằng sự chú ý vào nội tâm, nhờ đó làm suy giảm sự phấn khích trong tâm thức. Điều này tái lập sự an định của tâm thức.
Introspection ensures that our focus remains stable and clear. By means of introspection we are able to catch the mind as it becomes excited or scattered. People who are very energetic and alert are sometimes not able to look you in the eye as they speak to you. They are constantly looking here and there. The scattered mind is a bit like that, unable to remain focused because of its excited condition. Introspection enables us to withdraw the mind a bit by focusing inward, thereby diminishing our mental excitement. This reestablishes the mind’s stability.
Sự quán chiếu nội tâm cũng giúp ta nhận biết được khi tâm thức trở nên buông thả và hôn trầm, để nhanh chóng hướng tâm về đối tượng quán chiếu ngay lập tức. Đây là vấn đề thường gặp đối với những ai có bản chất sống cách biệt. Sự thiền quán của họ trở nên quá yếu ớt, thiếu hẳn sinh khí. Sự nỗ lực quán chiếu nội tâm có thể giúp họ kích hoạt tâm thức bằng những suy nghĩ có tính chất vui thích, và nhờ đó làm gia tăng sự sáng suốt và nhạy bén tinh thần.
Introspection also catches the mind as it becomes lax and lethargic, quickly bringing it back to the object at hand. This is generally a problem for those who are withdrawn by nature. Your meditation becomes too relaxed, lacking in vitality. Vigilant introspection enables you to lift up your mind with thoughts of a joyful nature, thereby increasing your mental clarity and acuity.
Khi bắt đầu nuôi dưỡng sự an định, không bao lâu bạn sẽ nhận rõ rằng việc duy trì sự chú tâm vào chủ đề đã chọn, dù chỉ trong một thời gian ngắn, là một thử thách rất lớn. Nhưng đừng nản chí! Chúng ta xem đây là dấu hiệu tích cực, vì cuối cùng thì bạn cũng bắt đầu nhận biết được sự năng động cực kỳ của tâm thức. Bằng cách kiên trì tu tập, khéo léo vận dụng chánh niệm và sự quán xét nội tâm, bạn sẽ có được khả năng kéo dài thời gian định tâm, tập trung vào đối tượng đã chọn, trong khi vẫn duy trì được sự nhạy bén, sinh khí và sự rung động của tư tưởng.
As you begin to cultivate calm abiding, it soon becomes apparent that maintaining your focus on the chosen object for even a short period of time is a great challenge. Don’t be discouraged. We see this as a positive sign because you are at last becoming aware of the extreme activity of your mind. By persevering in your practice and skillfully applying mindfulness and introspection, you become able to prolong the duration of your single-pointed concentration, the focus on the chosen object, while also maintaining alertness, the vitality and vibrancy of thought.
Có nhiều loại đối tượng, cụ thể hoặc trừu tượng, có thể được dùng để phát triển sự định tâm. Bạn có thể nuôi dưỡng sự an định bằng cách sử dụng ngay chính tự thân ý thức như đối tượng tập trung của thiền quán. Tuy nhiên, thật không dễ để có khái niệm rõ ràng về ý thức là gì, vì sự nhận hiểu này không thể có được chỉ đơn thuần qua miêu tả bằng ngôn ngữ. Một hiểu biết chân thật về bản chất của tâm thức nhất thiết phải có được qua thực nghiệm.
There are many sorts of objects, material and notional, that can be used to develop single-pointed concentration. You can cultivate calm abiding by taking consciousness itself as the focus of your meditation. However, it is not easy to have a clear concept of what consciousness is, as this understanding cannot come about from a merely verbal description. A true understanding of the nature of the mind must come from experience.
Một sự hiểu biết như thế nên được phát triển như thế nào? Trước hết, bạn phải quan sát thật kỹ những trải nghiệm tư tưởng và cảm xúc của chính mình, quan sát phương cách mà ý thức đã sinh khởi trong bạn, quan sát phương cách mà tâm thức bạn hoạt động. Hầu hết thời gian ta kinh nghiệm được tâm thức hay ý thức đều là thông qua sự tương tác giữa ta với thế giới bên ngoài - những ký ức [về quá khứ] và dự định tương lai. Bạn thấy bực dọc vào buổi sáng? Chán nản vào buổi tối? Ám ảnh về một mối quan hệ đổ vỡ? Lo lắng về sức khỏe con cái? Hãy tạm gác lại tất cả. Bản chất của tâm thức, vốn là một kinh nghiệm sáng suốt của sự nhận biết, bị che khuất đi bởi những kinh nghiệm thông thường của chúng ta. Khi thiền quán về ý thức, bạn nhất thiết phải cố gắng duy trì tập trung vào giây phút hiện tại. Bạn phải ngăn chặn không để cho những hồi tưởng quá khứ xen vào sự quán chiếu của bạn. Tâm thức không nên hướng về quá khứ, cũng không nên chịu ảnh hưởng bởi những hy vọng hoặc lo sợ về tương lai.
How should this understanding be cultivated? First, you must look carefully at your experience of thoughts and emotions, the way consciousness arises in you, the way your mind works. Most of the time we experience the mind or consciousness through our interactions with the external world - our memories and our future projections. Are you irritable in the morning? Dazed in the evening? Are you haunted by a failed relationship? Worried about a child’s health? Put all this aside. The true nature of the mind, a clear experience of our knowing, is obscured in our normal experience. When meditating on the mind, you must try to remain focused on the present moment. You must prevent recollections of past experiences from interfering with your reflections. The mind should not be directed back into the past, nor influenced by hopes or fears about the future.
Một khi bạn ngăn được những suy nghĩ như thế không để chúng làm gián đoạn sự định tâm, những gì còn lại chính là khoảng giữa của sự hồi tưởng về kinh nghiệm quá khứ và những mong đợi, dự tính về tương lai. Khoảng giữa này là một sự trống trải rỗng rang. Bạn nhất thiết phải nỗ lực để duy trì sự chú tâm chỉ vào khoảng trống rỗng rang này.
Once you prevent such thoughts from interfering with your focus, what is left is the interval between the recollections of past experiences and your anticipations and projections of the future. This interval is a vacuum. You must work at maintaining your focus on just this vacuum.
Ban đầu, kinh nghiệm của bạn về khoảng trống rỗng rang này chỉ là một thoáng qua. Tuy nhiên, khi tiếp tục tu tập, bạn bắt đầu có thể kéo dài thời gian đó. Trong khi làm như vậy, bạn xua tan những tư tưởng ngăn che sự hiển lộ bản chất thật sự của tâm thức. Dần dần, sự nhận biết thuần túy sẽ có thể tỏa sáng soi khắp. Với sự tu tập, khoảng thời gian đó có thể ngày càng kéo dài hơn, cho đến khi đủ để bạn nhận hiểu được ý thức là gì. Điều quan trọng là phải hiểu được rằng, sự kinh nghiệm khoảng rỗng rang tinh thần này - khi ý thức hoàn toàn không còn mọi tiến trình suy nghĩ - không phải là một kiểu đầu óc trống không. Đó không phải là những gì con người trải qua trong giấc ngủ sâu không mộng mị hoặc khi bị bất tỉnh.
Initially, your experience of this interval space is only fleeting. However, as you continue to practice, you become able to prolong it. In doing so, you clear away the thoughts that obstruct the expression of the real nature of the mind. Gradually, pure knowing can shine through. With practice, that interval can get larger and larger, until it becomes possible for you to know what consciousness is. It is important to understand that the experience of this mental interval - consciousness emptied of all thought processes - is not some kind of blank mind. It is not what one experiences when in deep, dreamless sleep or when one has fainted.
Vào lúc bắt đầu buổi thiền tập, bạn nên tự nhắc nhở mình: “Tôi sẽ không để cho tâm ý bị xao lãng bởi những suy nghĩ về tương lai, những suy đoán, hy vọng hoặc sợ hãi, cũng không để tâm ý chạy theo những hồi ức quá khứ. Tôi sẽ duy trì sự chú tâm vào giây phút hiện tại này.” Sau khi đã phát khởi một quyết tâm như vậy, bạn hướng tâm đến khoảng không rỗng rang ở giữa quá khứ và tương lai như đối tượng của thiền quán và chỉ đơn giản duy trì sự nhận biết về điều đó, loại bỏ bất kỳ tiến trình tư duy khái niệm nào.
At the beginning of your meditation you should say to yourself, “I will not allow my mind to be distracted by thoughts of the future, anticipations, hopes, or fears, nor will I let my mind stray toward memories of the past. I will remain focused on this present moment.” Once you have cultivated such a will, you take that space between past and future as the object of meditation and simply maintain your awareness of it, free of any conceptual thought processes.
HAI CẤP ĐỘ CỦA TÂM THỨC
THE TWO LEVELS OF MIND
Về bản chất, tâm thức có hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất là kinh nghiệm rõ ràng của sự nhận biết như vừa nói trên. Cấp độ thứ hai và là bản chất rốt ráo của tâm thức, được kinh nghiệm với nhận thức rằng tâm thức này không hề có tự tính tự tồn tại. Để phát triển sự chú tâm hoàn toàn vào bản chất rốt ráo của tâm thức, bạn khởi đầu bằng cách xem cấp độ tâm thức thứ nhất - kinh nghiệm rõ ràng của sự nhận biết - như là đối tượng của sự tập trung thiền quán. Một khi đã đạt được sự tập trung ấy, bạn bắt đầu suy ngẫm về sự không có tự tính tự tồn tại của tâm thức. Những gì xuất hiện trong tâm thức vào lúc đó đích thật là tánh Không, hay không có bất kỳ tự tính tự tồn tại nào của tâm thức.
Mind has two levels by nature. The first level is the clear experience of knowing just described. The second and ultimate nature of the mind is experienced with the realization of the absence of this mind’s inherent existence. In order to develop single-pointed concentration on the ultimate nature of the mind, you initially take the first level of the mind - the clear experience of knowing - as the focus of meditation. Once that focus is achieved, you then contemplate the mind’s lack of inherent existence. What then appears to the mind is actually the emptiness or lack of any intrinsic existence of the mind.
Đó là bước đầu tiên. Sau đó, bạn lấy tánh Không này làm đối tượng của sự tập trung thiền quán. Đây là hình thức thiền định rất khó khăn và đầy thách thức. Người ta nói rằng, một thiền giả ở cấp độ cao nhất, trước tiên phải nuôi dưỡng tri kiến về tánh Không, và sau đó trên nền tảng của tri kiến này, sử dụng chính tánh Không như đối tượng của thiền quán. Tuy nhiên, việc có được phần nào phẩm tính an định sẽ rất hữu ích để làm phương tiện đạt đến sự nhận hiểu về tánh Không ở mức độ sâu sắc hơn.
That is the first step. Then you take this emptiness as your object of concentration. This is a very difficult and challenging form of meditation. It is said that a practitioner of the highest caliber must first cultivate an understanding of emptiness and then, on the basis of this understanding, use emptiness itself as the object of meditation. However, it is helpful to have some quality of calm abiding to use as a tool in coming to understand emptiness on a deeper level.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Cẩm nang phóng sinh


Gõ cửa thiền


Pháp bảo Đàn kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.71.13 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...