Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 13: Trí tuệ »»

Rộng mở tâm hồn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 13: Trí tuệ

Donate

(Lượt xem: 9.904)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 13: Trí tuệ

Chapter 13: Wisdom





Bây giờ, chúng ta đã quen thuộc với phương pháp rèn luyện tâm thức để có thể duy trì sự tập trung hoàn toàn vào một đối tượng thiền định. Khả năng này sẽ là một công cụ thiết yếu để nhận hiểu sâu xa về trí tuệ, đặc biệt là về tánh Không. Mặc dầu tôi đã đề cập đến tánh Không xuyên suốt tập sách này, nhưng bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn đôi chút xem tánh Không thực sự là gì.
We are now acquainted with the technique to discipline our minds so that we can remain perfectly focused on an object of meditation. This ability becomes an essential tool in penetrating wisdom, particularly emptiness. Though I have touched upon emptiness throughout this book, let us now explore a little more deeply just what emptiness is.
BẢN NGÃ
THE SELF
Tất cả chúng ta đều có một cảm nhận rõ ràng về bản ngã, một cảm nhận về “cái tôi”. Ta biết rằng ta đang đề cập đến ai khi suy nghĩ “tôi đang đi làm”, “tôi đang về nhà”, hoặc “tôi đói bụng”. Ngay cả những con vật cũng có một ý niệm về tự thân chúng, dù chúng không thể diễn đạt điều đó bằng ngôn ngữ như cách làm của chúng ta. Nhưng khi ta cố gắng xác định và nhận hiểu xem “cái tôi” này là gì, hóa ra lại rất khó xác định chính xác.
We all have a clear sense of self, a sense of “I.” We know who we are referring to when we think, “I am going to work,” “I am coming home,” or “I am hungry.” Even animals have a notion of their identity, though they can’t express it in words the way we can. When we try to identify and understand just what this “I” is, it becomes very difficult to pinpoint.
Ở Ấn Độ cổ xưa, nhiều nhà triết học Hindu quan niệm rằng bản ngã này độc lập với tâm trí và thể xác của con người. Họ cảm thấy rằng, nhất định phải có một thực thể có khả năng mang lại sự tương tục giữa những giai đoạn khác nhau của “cái tôi”, chẳng hạn như cái tôi “khi tôi còn trẻ” hoặc “khi tôi đã già”, và thậm chí là “tôi” trong một kiếp sống quá khứ với “tôi” trong một kiếp sống tương lai. Vì tất cả những “cái tôi” khác nhau này đều ngắn ngủi và không thường tồn, nên người ta cảm thấy rằng nhất định phải có một “cái tôi” đơn nhất và thường tồn nào đó làm chủ thể của tất cả những giai đoạn khác nhau trong đời sống. Đây là nền tảng để thừa nhận một bản ngã, hẳn phải là khác biệt với tâm trí và thể xác. Triết học Hindu gọi cái bản ngã này là “atman” (linh hồn).
In ancient India many Hindu philosophers speculated that this self was independent of a person’s mind and body. They felt that there had to be an entity that could provide continuity among the different stages of self, such as the self “when I was young” or “when I get old” and even the “me” in a past life and the “me” in a future life. As all these different selves are transient and impermanent, it was felt that there had to be some unitary and permanent self that possessed these different stages of life. This was the basis for positing a self that would be distinct from mind and body. They called this atman.
Thật ra, tất cả chúng ta đều ôm giữ một ý niệm giống như thế về bản ngã. Nếu ta khảo sát về cách thức mà ta nhận hiểu về ý nghĩa của bản ngã này như thế nào, [ta thấy rằng] ta đã xem nó là trung tâm điểm cho sự hiện hữu của ta. Ta không kinh nghiệm bản ngã như một sự kết hợp nào đó của chân, tay, đầu, mình... Thay vì thế, ta nghĩ về bản ngã như là chủ nhân của những bộ phận này. Ví dụ, tôi không nghĩ rằng cánh tay của tôi là tôi, tôi nghĩ đó là cánh tay “của tôi”, và tôi nghĩ về tâm thức cũng theo cách giống như vậy, như là [một đối tượng] thuộc về tôi. [Sau khi phân tích như vậy, ta] nhận ra được rằng ta đã tin là có một “cái tôi” độc lập và tự nó hoàn chỉnh ở nơi trung tâm điểm sự hiện hữu của ta, là chủ thể của những bộ phận hợp thành ta.
Actually, we all hold such a notion of self. If we examine how we perceive this sense of self, we consider it the core of our being. We don’t experience it as some composite of arms, legs, head, and torso, but rather we think of it as the master of these parts. For example, I don’t think of my arm as me, I think of it as my arm; and I think of my mind in the same way, as belonging to me. We come to recognize that we believe in a self-sufficient and independent “me” at the core of our being, possessing the parts that make us up.
Có gì sai lầm với niềm tin này? Làm sao một bản ngã đơn nhất, vĩnh hằng và bất biến, độc lập với tâm trí và thể xác như thế lại có thể bị phủ nhận? Các triết gia Phật giáo cho rằng, bản ngã chỉ có thể được nhận hiểu trong mối tương quan trực tiếp với phức thể thân-tâm. Họ giải thích rằng, nếu có một linh hồn hay bản ngã thực sự tồn tại, thì hoặc là nó phải tách biệt với những bộ phận không thường tồn đã cấu thành nó, tức là tâm hồn và thể xác, hoặc là nó phải đồng nhất với những bộ phận của nó. Tuy nhiên, nếu bản ngã là tách biệt với tâm hồn và thể xác thì nó sẽ chẳng có quan hệ gì cả, vì nó sẽ hoàn toàn không liên quan gì đến tâm hồn và thể xác. Còn nếu cho rằng một bản ngã thường tồn không chia tách có thể đồng nhất với những bộ phận không thường tồn đã tạo thành tâm hồn và thể xác thì thật là khôi hài. Tại sao? Vì bản ngã là đơn nhất và không thể chia tách, trong khi các bộ phận là số nhiều. Làm sao một thực thể thuần nhất lại có thể có các bộ phận [cấu thành]?
What is wrong with this belief? How can such an unchanging, eternal, and unitary self that is independent of mind and body be denied? Buddhist philosophers hold that a self can be understood only in direct relation to the mind-body complex. They explain that if an atman or “self” were to exist, either it would have to be separate from the impermanent parts that constitute it, the mind and body, or it would have to be one with its parts. However, if it were separate from the mind and body, it would have no relevance, as it would be totally unrelated to them. And to suggest that a permanent indivisible self could be one with the impermanent parts that make up mind and body is ludicrous. Why? Because the self is single and indivisible, while the parts are numerous. How can a partless entity have parts?
Vậy thì, bản chất của “cái tôi” mà ta đã quá quen thuộc này là gì? Một số triết gia Phật giáo hướng đến sự kết hợp giữa các bộ phận của thân, tâm và chỉ xem tổng thể tất cả những cái đó là bản ngã. Những người khác cho rằng dòng tương tục của tâm thức chúng ta nhất định là bản ngã. Cũng có những người tin rằng bản ngã là một năng lực tinh thần riêng biệt nào đó, một “nền tảng tâm thức của mọi thứ”. Tất cả những ý niệm như thế đều là những nỗ lực để [giải thích] cho phù hợp với niềm tin sẵn có của chúng ta về một bản ngã trung tâm, trong khi vẫn phải thừa nhận tính không hợp lý của sự chắc thật và thường tồn mà ta đã quy gán cho nó một cách tự nhiên.
So, just what is the nature of this self we are so familiar with? Some Buddhist philosophers point to the collection of the parts of mind and body and consider the sum of them alone to be the self. Others hold that the continuum of our mental consciousness must be the self. There is also the belief that some separate mental faculty, a “mind basis of all,” is the self. All such notions are attempts to accommodate our innate belief in a core self, while acknowledging the untenability of the solidity and permanence we naturally ascribe to it.
BẢN NGÃ VÀ PHIỀN NÃO
SELF AND AFFLICTIONS
Nếu ta khảo sát những cảm xúc của mình, những kinh nghiệm tham luyến hay căm thù mạnh mẽ, ta sẽ nhận ra rằng nguồn gốc của những cảm xúc này chính là sự bám víu mãnh liệt vào một quan niệm về bản ngã. Một bản ngã như thế được ta mặc nhiên cho là độc lập và tự hoàn chỉnh, với một thực thể chắc thật. Khi niềm tin vào một bản ngã như vậy gia tăng, thì mong muốn thỏa mãn và bảo vệ nó trong lòng ta cũng gia tăng.
If we examine our emotions, our experiences of powerful attachment or hostility, we find that at their root is an intense clinging to a concept of self. Such a self we assume to be independent and self-sufficient, with a solid reality. As our belief in this kind of self intensifies, so does our wish to satisfy and protect it.
Hãy để tôi đưa ra một ví dụ. Khi bạn nhìn thấy một cái đồng hồ xinh đẹp trong cửa hiệu, bạn tự nhiên bị nó hấp dẫn. Nếu người bán hàng làm rơi nó, bạn sẽ nghĩ: “Ối trời, cái đồng hồ đã bị rơi.” Ảnh hưởng của điều này đối với bạn sẽ không lớn lắm. Tuy nhiên, nếu bạn đã mua cái đồng hồ và nghĩ về nó như là “đồng hồ của tôi”, và rồi bạn làm rơi nó, ảnh hưởng này sẽ cực kỳ mạnh mẽ. Bạn cảm thấy như thể tim mình nhảy vọt ra ngoài. Cảm xúc mạnh mẽ này từ đâu đến? Sự sở hữu được sinh ra từ cảm nhận về “bản ngã”. Cảm nhận của ta về “cái tôi” càng mạnh mẽ thì cảm nhận về “cái của tôi” cũng theo đó mà mạnh mẽ hơn. Đây là lý do vì sao việc chúng ta phải nỗ lực để xóa bỏ niềm tin về một bản ngã độc lập và tự hoàn chỉnh là điều rất quan trọng. Một khi ta có thể đặt nghi vấn và xóa tan đi sự tồn tại của một quan niệm như thế về bản ngã, những cảm xúc sinh khởi từ đó cũng được giảm thiểu.
Let me give you an example. When you see a beautiful watch in a shop, you are naturally attracted to it. If the salesperson were to drop the watch, you would think, “Oh dear, the watch has fallen.” The impact this would have on you would not be very great. If, however, you bought the watch and have come to think of it as “my watch,” then, were you to drop it, the impact would be devastating. You would feel as if your heart were jumping out of you. Where does this powerful feeling come from? Possessiveness arises out of our sense of self. The stronger our sense of “me,” the stronger is our sense of “mine.” This is why it is so important that we work at undercutting our belief in an independent, self-sufficient self. Once we are able to question and dissolve the existence of such a concept of self, the emotions derived from it are also diminished.
VÔ NGÃ CỦA VẠN PHÁP
SELFLESSNESS OF ALL PHENOMENA
Không chỉ các chúng sinh hữu tình mới là vô ngã - không có một bản ngã trung tâm - mà tất cả vạn pháp đều như vậy. Nếu ta phân tích hay tách rời [các phần của] một bông hoa, tìm kiếm “bông hoa” trong những bộ phận của nó, ta sẽ không tìm thấy. Điều này nói lên rằng bông hoa không thật sự sẵn có một thực thể tự tồn tại. Điều này cũng đúng với trường hợp của một chiếc xe hơi, cái bàn hay cái ghế. Và thậm chí các mùi vị cũng có thể được chia tách một cách khoa học hay theo phép phân tích đến mức độ mà ta không còn có thể xem đó là một mùi hay vị.
It is not just sentient beings who lack a core self. All phenomena do. If we analyze or dissect a flower, looking for the flower among its parts, we shall not find it. This suggests that the flower doesn’t actually possess an intrinsic reality. The same is true of a car, a table, or a chair. And even tastes and smells can be taken apart either scientifically or analytically to the point where we can no longer point to a taste or a smell.
Dù vậy, ta cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của những bông hoa và mùi hương ngọt ngào của chúng. Vậy chúng tồn tại như thế nào? Một số triết gia Phật giáo đã giải thích rằng, bông hoa mà bạn cảm nhận đó là một khía cạnh bên ngoài của nhận thức của bạn về bông hoa. Nó chỉ tồn tại bên trong chủ thể đã nhận thức nó. Theo cách giải thích này, nếu ở giữa chúng ta có một bông hoa trên bàn, thì bông hoa mà tôi nhìn thấy là cùng một thực thể như nhận thức của tôi về bông hoa, nhưng bông hoa mà bạn nhìn thấy lại là một khía cạnh trong nhận thức của bạn về bông hoa đó.
And yet, we cannot deny the existence of flowers and of their sweet scent. How do they then exist? Some Buddhist philosophers have explained that the flower you perceive is an outer aspect of your perception of it. It exists only in that it is perceived. Pursuing this interpretation, if there were a flower on the table between us, the one I see would be the same entity as my perception of it, but the one you see would be an aspect of your perception of it.
Tương tự như vậy, mùi hương hoa bạn ngửi cũng sẽ đồng nhất với sự cảm nhận về mùi hương mà bạn trải nghiệm được với hương thơm của nó. Bông hoa tôi cảm nhận sẽ khác với bông hoa mà bạn cảm nhận. Mặc dầu quan điểm “duy thức” này, theo như tên gọi của nó, phá trừ mạnh mẽ nhận thức của chúng ta về sự thật khách quan, nhưng nó đã đóng góp cực kỳ quan trọng cho ý thức của chúng ta. Trong thực tế, ngay chính tâm thức tự nó cũng không là thậ