Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lời nói đầu »»

Rộng mở tâm hồn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Lời nói đầu

Donate

(Lượt xem: 21.854)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Lời nói đầu

Forward





Trong đạo Phật, lòng bi mẫn được định nghĩa như là tâm nguyện cứu giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Thật không may là chúng ta không thể diệt trừ hết khổ đau trong thế giới này. Chúng ta không thể riêng một mình làm điều đó, và không có bất kỳ phép lạ thần kỳ nào để tự nhiên chuyển hóa phiền não khổ đau thành hạnh phúc an lạc. Dù vậy, chúng ta có thể phát triển tâm thức của chính mình bằng giới hạnh và qua đó giúp đỡ những người khác cũng làm giống như ta.
In Buddhism, compassion is defined as the wish that all beings be free of their suffering. Unfortunately, it is not possible for us to rid the world of its misery. We cannot take the task upon ourselves, and there is no magic wand to transform affliction into happiness. Yet we can develop our own minds in virtue and thereby help others to do the same.
Vào tháng 8 năm 1999, hai tổ chức The Tibet Center và The Gere Foundation đã thỉnh cầu đức Đạt-lai Lạt-ma ban cho một loạt các bài giảng pháp tại New York City. Tập sách này được viết ra từ các bài giảng đó. Trong những trang sách sau đây, đức Đạt-lai Lạt-ma sẽ chỉ bày cho chúng ta cách thức để rộng mở trái tim mình và phát triển một lòng bi mẫn chân thật, lâu bền đối với tất cả chúng sinh.
In August 1999 His Holiness the Dalai Lama was invited by The Tibet Center and The Gere Foundation to give a series of talks in New York City. This book is drawn from those talks. In the following pages His Holiness the Dalai Lama shows how we can open our hearts and develop true and lasting compassion toward all beings.
Trọn cuộc đời của đức Đạt-lai Lạt-ma là minh chứng cho sức mạnh của một tâm hồn rộng mở. Sự tu tập tâm linh của ngài được bắt đầu từ lúc ngài còn là một cậu bé. Vào năm hai tuổi, khi được công nhận là hóa thân của đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 13, ngài đã phải rời gia đình để được đưa về thủ đô Lhasa, miền đông bắc Tây Tạng. Ngài đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chính quyền Tây Tạng vào năm 16 tuổi và bị đẩy vào hoàn cảnh mà niềm tin của ngài vào khuynh hướng bất bạo động và sự khoan dung tha thứ đã phải chịu sự thử thách lên đến cực độ.
His Holiness’s entire life has been a testament to the power of open-heartedness. His own spiritual training began when he was just a child. Upon being recognized as the reincarnation of the thirteenth Dalai Lama at the age of two, he was taken from his home in northeastern Tibet to the Tibetan capital of Lhasa. He assumed temporal rule of Tibet at sixteen and was forced to put his beliefs in nonviolence and tolerance to the most extreme of tests.
Ngài đã hoạt động tích cực để bảo tồn mọi khía cạnh của nền văn hóa Tây Tạng, nhưng trọng tâm nỗ lực của ngài chính là truyền thống tâm linh của Tây Tạng, bởi vì ở Tây Tạng thì tâm linh và văn hóa là những yếu tố không thể tách rời nhau. Ngài vẫn duy trì công phu tu tập hành trì của chính mình, nghiên cứu học hỏi, quán chiếu và thiền định, đồng thời cũng thuyết giảng Phật pháp không mệt mỏi cho mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Ngài đã cống hiến những nỗ lực lớn lao cho việc tái thiết các tu viện, ni viện cùng với chương trình tu học và hành trì, tất cả đều nhằm mục đích duy trì sức sống cho con đường phát triển trí tuệ mà Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, người sáng lập đạo Phật, đã vạch ra.
His Holiness has worked hard to preserve all aspects of Tibetan culture, but at the center of his efforts is Tibet’s spiritual tradition, for in Tibet, spirituality and culture are inseparable. He has maintained his own practice of study, contemplation, and meditation and has tirelessly taught the Buddhist path to people throughout the world. He has devoted great effort to the reestablishment of monasteries, nunneries, and their traditional curricula of study and practice, all in the service of keeping alive the way of understanding outlined by Buddhism’s founder, Shakyamuni Buddha.
Câu chuyện về sự ra đời của đạo Phật rất quen thuộc với nhiều người. Vào thế kỷ 5 trước Công nguyên, vị hoàng tử dòng Thích-ca sống với rất nhiều đặc quyền hưởng thụ trong vương quốc của phụ vương ngài tại một nơi mà ngày nay thuộc địa phận Nepal. Từ khi còn là một chàng trai trẻ, ngài đã sớm nhận ra tính chất vô nghĩa trong cuộc sống đầy tiện nghi của mình. Chứng kiến những nỗi khổ già nua, bệnh tật và chết chóc của mọi người, ngài bắt đầu nhìn xuyên qua lớp màn che giả dối của những hạnh phúc và tiện nghi trong đời sống thế tục. Một đêm nọ, vị hoàng tử chỉ vừa kết hôn không bao lâu đã rời bỏ cung điện và người vợ cùng đứa con trai bé nhỏ. Ngài dùng gươm cắt bỏ mái tóc dài và hướng vào rừng sâu để tìm kiếm một sự tự do, thoát khỏi đời sống thế tục với những khổ đau mà giờ đây ngài đã nhận ra là luôn gắn chặt không tách rời với đời sống ấy.
The story of Buddhism’s birth is familiar to many. In the fifth century B.C., Prince Shakyamuni led a privileged life in his father’s kingdom in what is now Nepal. While still a young man, Shakyamuni came to recognize the pointlessness of his comfortable life. Witnessing old age, illness, and death among his people, he began to see through the deceptive veils of comfort and worldly happiness. One night the recently married prince left his palace, as well as his wife and young son. He cut off his hair with his sword and set off into the jungle in pursuit of freedom from the worldly life and the miseries that he now understood were inextricably associated with it.
Không bao lâu, vị tu sĩ trẻ đã gặp 5 nhà tu khổ hạnh, và ngài trải qua nhiều năm để thực hành thiền định hết sức nghiêm ngặt cùng với các pháp tu khổ hạnh. Nhưng cuối cùng ngài nhận ra rằng, những pháp tu như thế sẽ không giúp ngài tiến gần hơn chút nào đến mục đích trí tuệ và giải thoát, vì thế ngài đã rời khỏi những người bạn đồng tu. Sau khi từ bỏ pháp tu khắc khổ với họ, ngài quyết định giờ đây sẽ tự mình nỗ lực hết sức để tìm ra chân lý. Ngài đã ngồi xuống dưới cội cây Bồ-đề, phát lời thệ nguyện sẽ không rời khỏi đây cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ tối hậu. Sau rất nhiều nỗ lực kiên trì, vị Hoàng tử dòng Thích-ca đã thành công. Ngài nhìn thấu được cách thức hiện hữu chân thật của hết thảy mọi hiện tượng, và nhờ đó đạt đến sự giác ngộ viên mãn cùng trạng thái nhất thiết trí của một vị Phật.
The young renunciate soon came across five ascetics, with whom he spent many years practicing strict meditation and other austerities. But ultimately he realized that this was not bringing him any closer to his goal of wisdom and enlightenment, so he left his companions behind. Having broken with their severe ways, he now decided to devote himself to a search for ultimate truth. He sat beneath the Bodhi Tree, vowing not to move until he had attained this goal of final realization. After much perseverance, Prince Shakyamuni was successful. He saw the true way all phenomena exist and thereby attained the fully enlightened and omniscient state of a Buddha.
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra khỏi thiền định và đi xuyên qua miền bắc Ấn Độ, cho đến khi gặp lại 5 người bạn đồng tu khổ hạnh. Ban đầu, họ đã quyết định sẽ xem như không biết đến sự hiện diện của ngài, vì họ tin rằng ngài đã từ bỏ con đường tu tập tâm linh chân chính của họ. Tuy nhiên, sự tỏa sáng từ trạng thái giác ngộ của ngài đã tác động đến họ quá mạnh mẽ, đến nỗi họ phải khẩn cầu ngài chia sẻ những khám phá của ngài.
Shakyamuni Buddha rose from his meditation and wandered through northern India until he once again encountered his five ascetic companions. They were initially determined not to acknowledge his presence, as they believed that he had renounced their true spiritual way. However, the glow of his enlightened state so affected them that they beseeched him to share his discovery.
Đức Phật liền đưa ra bài thuyết pháp về Tứ diệu đế: sự thật về khổ đau, nguồn gốc của khổ đau, khả năng có thể chấm dứt khổ đau và những phương pháp dẫn đến sự chấm dứt khổ đau. Đức Phật đã chỉ rõ bản chất thực trạng khổ đau của chúng ta. Ngài dạy về những nguyên nhân đã dẫn đến thực trạng khổ đau này. Ngài cũng xác quyết về sự hiện hữu của một trạng thái mà mọi khổ đau cũng như nguyên nhân dẫn đến khổ đau đều đã được dứt trừ. Và ngài dạy phương pháp để đạt đến trạng thái đó.
The Buddha then propounded the Four Noble Truths: the truth of suffering, its origin, the possibility of its cessation, and the path leading to that cessation. The Buddha showed the true nature of our miserable state. He taught the causes that bring about this situation. He established the existence of a state in which our suffering and its causes come to an end, and then taught the method by which to achieve this state.
Trong thời gian ở New York, đức Đạt-lai Lạt-ma đã thuyết pháp 3 ngày tại Beacon Theatre. Chủ đề của những buổi thuyết pháp này tập trung vào những phương pháp của đạo Phật giúp chúng ta đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Ngài đã kết hợp nội dung của hai bản văn là: Các giai đoạn thiền định (bản văn trung bình) của bậc thầy Ấn Độ vào thế kỷ 8 là Liên Hoa Giới (Kamalashila) và Ba mươi bảy Pháp hành Bồ Tát đạo của vị hành giả Tây Tạng vào thế kỷ 14 là Togmay Sangpo.
While in New York City, His Holiness the Dalai Lama gave three days of teachings at the Beacon Theatre. The subject of these talks centered on the Buddhist methods by which one achieves ultimate enlightenment. He wove together the contents of two texts, the Middle-Length Stages of Meditation by the eighth-century Indian master Kamalashila and The Thirty-Seven Practices of Bodhisattvas by the fourteenth-century Tibetan practitioner Togmay Sangpo.
Các giai đoạn thiền định được biên soạn khi vị vua thứ 33 của Tây Tạng là Trisong Detsen (742-797) thỉnh cầu vị thầy Ấn Độ Liên Hoa Giới (Kamalashila) đến Tây Tạng để bảo vệ cho phương pháp tu tập của đạo Phật thiên về luận giải, vốn rất được ưa chuộng trong các Tu viện Đại học Phật giáo lớn của Ấn Độ là Nalanda và Vikramalasia. Hình thức tu tập này đã được vị thầy của ngài Liên Hoa Giới là ngài Tịch Hộ (Shantarakshita) truyền sang Tây Tạng, và lúc đó đang bị một vị tăng Trung Hoa là Hashang công khai phản bác. Hashang đã đưa ra quan điểm phủ nhận bất kỳ hoạt động tư duy [phân tích] nào [trong sự tu tập].
Stages of Meditation was composed when the thirty-third Tibetan king, Trisong Detsen, invited its Indian author to Tibet in order to defend the analytical approach to Buddhist practice favored in the great Indian monastic universities of Nalanda and Vikramalasila. This form of Buddhism, introduced into Tibet by Kamalashila’s master, Shantarakshita, was being challenged by Hashang, a Chinese monk propounding a view that discouraged any mental activity.
Nhằm mục đích xác định xem hình thức tu tập nào của đạo Phật nên được áp dụng ở Tây Tạng, nhà vua đã cho tổ chức một cuộc tranh luận. Trong cuộc tranh luận giữa ngài Liên Hoa Giới và vị tăng Hashang, ngài Liên Hoa Giới đã đưa ra được những luận điểm không thể bác bỏ để xác lập tầm quan trọng của tư duy lý luận trong sự phát triển tâm linh, và do đó ngài được công bố là người thắng cuộc. Để ghi nhớ sự chiến thắng này, nhà vua đã thỉnh cầu ngài soạn ra một bản văn trình bày rõ quan điểm tu tập của ngài. Ngài đã soạn ra một bản văn dài, một bản văn trung bình và một bản văn ngắn gọn, đều nói về Các giai đoạn thiền định.
In order to establish which form of Buddhism would be followed in Tibet, a debate was held before the king. In the debate between Kamalashila and Hashang, Kamalashila was able to irrefutably establish the importance of mental reasoning in spiritual development and was thereby proclaimed the winner. To commemorate his victory, the king requested that he compose a text establishing his position. He wrote a long, a medium, and a short form of Stages of Meditation.
Bản văn của ngài Liên Hoa Giới vạch ra một cách rõ ràng và súc tích những gì được gọi là các giai đoạn “rộng lớn” và “sâu xa” trên con đường hướng đến giác ngộ tối thượng. Mặc dù sách này thường bị xem nhẹ ở Tây Tạng, nhưng nó có một giá trị rất lớn lao, và đức Đạt-lai Lạt-ma đã nỗ lực rất nhiều để đưa sách này đến với thế giới bên ngoài.
Kamalashila’s text outlines clearly and concisely what have been called the “vast” and “profound” stages of the path to highest enlightenment. Though often overlooked in Tibet, the book has immense value, and His Holiness has devoted much effort to bring it to the world beyond.
Bản văn thứ hai, Ba mươi bảy Pháp hành Bồ Tát đạo, là một sự mô tả rõ ràng và hàm súc về việc làm thế nào để sống trọn một đời cống hiến vì mọi người. Tác giả của bản văn, ngài Togmay Sangpo, khuyến khích chúng ta thay đổi những khuynh hướng ích kỷ đã thành thói quen, và thay vào đó hãy hành động với sự nhận biết rằng ta luôn phụ thuộc vào mọi người quanh ta. Bản thân ngài Togmay Sangpo đã trọn đời là một vị tăng sống giản dị, cống hiến quên mình vì người khác thông qua việc tu tập để rộng mở trái tim mình với lòng yêu thương và bi mẫn.
The second text, The Thirty-Seven Practices of Bodhisattvas, is a concise and clear description of how to live a life dedicated to others. Its author, Togmay Sangpo, inspires us to change our habitual selfish tendencies and to instead act in recognition of our dependence upon our fellow beings. Togmay Sangpo himself led the life of a simple monk, selflessly devoting himself to others through the practice of opening his heart to love and compassion.
Trong suốt những buổi thuyết pháp này, người phiên dịch là ngài Geshe Thubten Jinpa đã diễn đạt một cách đáng khâm phục những khía cạnh tinh tế của triết học Phật giáo được đức Đạt-lai Lạt-ma chỉ dạy, trong khi cũng đồng thời truyền đạt được những nét hài hước đáng yêu vốn không bao giờ thiếu vắng trong các buổi giảng của ngài.
Throughout these talks, translator Geshe Thubten Jinpa admirably expressed the subtle aspects of Buddhist philosophy taught by His Holiness while also conveying the loving humor always present in his teachings.
Vào ngày cuối cùng trong chuyến viếng thăm này của đức Đạt-lai Lạt-ma, một buổi sáng Chủ nhật, hơn 200.000 người đã quy tụ về khu East Meadow ở Central Park để nghe ngài giảng về Tám bài kệ điều tâm, một thi phẩm của vị thánh tăng Tây Tạng vào thế kỷ 11 là Langri Tangpa. Đức Đạt-lai Lạt-ma đã nói chuyện với thính chúng bằng tiếng Anh, nêu lên cách nhìn của ngài về tầm quan trọng của việc phải quý trọng mọi người quanh ta: từ những người hàng xóm, đồng hương, đồng bào... cho đến toàn thể nhân loại.
On the last day of His Holiness’s visit, a Sunday morning, more than 200,000 people congregated in Central Park’s East Meadow to hear him speak on Eight Verses on Training the Mind, a poem by the eleventh-century Tibetan sage Langri Tangpa. Speaking in English, His Holiness conveyed his views on the importance of respecting our neighbors, our compatriots, our fellow nations, and all of humanity.
Ngài chia sẻ phương thức của ngài trong việc chuyển hóa tính cao ngạo thành đức khiêm tốn và sự sân hận thành lòng thương yêu. Ngài bày tỏ mối quan tâm đối với khoảng cách phân chia giữa người giàu và người nghèo. Và ngài kết thúc bằng việc hướng dẫn một khóa cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc. Bản ghi lại buổi nói chuyện của ngài tại Central Park được trình bày ngay sau đây trong phần Dẫn nhập.
He shared his way of transforming pride into humility and anger into love. He expressed his concern for the divide between rich and poor. He ended by leading a prayer for all beings to find happiness. The transcript of that Central Park talk follows in the introduction.
Tôi hy vọng và cầu nguyện rằng tập sách này sẽ hữu ích cho tất cả người đọc trong việc tìm cầu hạnh phúc, và hạnh phúc mà họ đạt được sẽ tiếp tục lan truyền sang nhiều người khác nữa, sao cho tâm hồn của tất cả chúng sinh, theo một cách nào đó, đều sẽ được rộng mở.
I hope and pray that this book may help all who read it in their search for happiness and that this happiness may in turn spread to others so that the hearts of all beings may in some way be opened.
Người biên tập,
NICHOLAS VREELAND
Editor,
NICHOLAS VREELAND


« Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Chuyện Phật đời xưa


Phật Giáo Yếu Lược


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.118.236 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...