Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 14: Quả Phật »»

Rộng mở tâm hồn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 14: Quả Phật

Donate

(Lượt xem: 9.028)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 14: Quả Phật

Chapter 14: Buddhahood





Để có thể chân chánh quy y Tam bảo, với lòng khao khát sâu sắc đạt đến giác ngộ tối thượng để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh hữu tình, ta cần phải hiểu được bản chất của giác ngộ. Tất nhiên, ta nhất thiết phải nhận ra rằng bản chất của đời sống thế tục là đầy dẫy khổ đau. Ta biết rằng việc sống buông thả trong vòng luân hồi là hoàn toàn vô ích, cho dù điều đó có vẻ như rất cám dỗ. Ta quan tâm đến nỗi khổ đau mà người khác đang không ngừng gánh chịu, và khao khát giúp họ vượt thoát khổ đau. Khi sự tu tập được thôi thúc bởi tâm nguyện này, hướng ta đến việc đạt được sự giác ngộ rốt ráo của quả Phật, đó là ta đã bước vào con đường Đại thừa.
To genuinely take refuge in the Three Jewels, with the profound desire to attain highest enlightenment in order to benefit all sentient beings, we need to understand the nature of enlightenment. We must, of course, recognize that the nature of worldly life is that it is filled with suffering. We know the futility of indulging in cyclic existence, as tempting as it may seem. We are concerned for the suffering that others are constantly experiencing, and we desire to help them move beyond their suffering. When our practice is motivated by this aspiration, leading us toward attaining the ultimate enlightenment of Buddhahood, we are on the path of the Mahayana.
Thuật ngữ Đại thừa thường được dùng với những hình thức của đạo Phật được truyền vào Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản. Đôi khi thuật ngữ này cũng được dùng chỉ cho nhiều trường phái triết học Phật giáo khác nhau. Tuy nhiên, ở đây tôi sử dụng thuật ngữ Đại thừa trong ý nghĩa của những thệ nguyện trong lòng mỗi một người tu tập. Động cơ thúc đẩy cao quý nhất mà ta có thể có là mang đến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, và nỗ lực lớn nhất mà ta có thể thực hiện là giúp cho tất cả chúng sinh hữu tình đều đạt được hạnh phúc ấy.
The term Mahayana has often been associated with the forms of Buddhism that migrated to Tibet, China, and Japan. This term is also sometimes applied to different Buddhist philosophical schools. However, here I am using the term Mahayana in the sense of an individual practitioner’s inner aspirations. The highest motivation we can have is to provide all sentient beings with happiness, and the greatest endeavor we can engage in is helping all sentient beings attain that happiness.
Những người tu tập theo Đại thừa tự nguyện dấn thân để đạt đến quả Phật. Họ nỗ lực để phá trừ vô minh, phiền não và những cung cách suy nghĩ chịu sự thúc đẩy của tâm ích kỷ, vốn ngăn không cho họ đạt đến trạng thái nhất thiết trí và giác ngộ viên mãn để có thể thật sự làm lợi ích cho chúng sinh. Người tu tập dành trọn đời mình để thanh lọc những phẩm hạnh như là rộng lượng bố thí, trì giới, nhẫn nhục... đạt đến mức độ mà họ có thể hiến mình hoàn toàn theo bất kỳ phương cách nào khi cần thiết, cũng như chấp nhận tất cả những khó khăn và bất công về mình để phụng sự người khác.
Mahayana practitioners devote themselves to attaining the state of a Buddha. They work at removing the ignorant, afflictive, selfishly motivated thought patterns that keep them from attaining the fully enlightened, omniscient state that allows them to truly benefit others. Practitioners devote themselves to refining virtuous qualities such as generosity, ethics, and patience to the point where they would give of themselves in any way necessary and would accept all difficulty and injustice in order to serve others.
Quan trọng nhất là họ phát triển được trí tuệ: nhận thức về tánh Không. Họ nỗ lực hành trì để làm cho nhận thức của họ về ý nghĩa không có tự tính tự tồn [của vạn pháp] ngày càng sâu sắc hơn. Họ nhất thiết phải tinh luyện tuệ giác quán chiếu này và phải phát huy sự tinh tế của tâm thức để có thể làm được điều đó. Tất nhiên, việc miêu tả tiến trình đạt đến sự giác ngộ tối thượng của quả Phật là rất khó. Có thể nói, khi nhận thức của hành giả ngày càng sâu sắc hơn và thấy rằng [hết thảy các pháp] không hề có tự tính tự tồn tại, thì tất cả gì còn sót lại của tâm ích kỷ đều bị loại trừ và hành giả đạt đến trạng thái giác ngộ viên mãn của quả Phật. Tuy nhiên, trừ phi chúng ta tự mình thật sự đạt đến sự chứng ngộ như thế, bằng không thì sự hiểu biết của ta vẫn chỉ là lý thuyết mà thôi.
Most important, they develop their wisdom: their realization of emptiness. They work at making this realization of the emptiness of inherent existence more and more profound. They must refine this insight and must intensify the subtlety of their mind in order to do so. It is, of course, difficult to describe the process of reaching the ultimate attainment of Buddhahood. Suffice it to say that as one’s realization of the emptiness of inherent existence becomes even deeper, all vestiges of selfishness are removed and one approaches the fully enlightened state of Buddhahood. Until we ourselves begin to actually approach such realizations, however, our understanding remains theoretical.
Khi những tàn tích cuối cùng của nhận thức vô minh sai lầm và sự phân biệt được loại trừ khỏi tâm thức hành giả, tâm thanh tịnh ấy chính là tâm Phật. Hành giả đã đạt đến giác ngộ. Tuy nhiên, sự giác ngộ còn có một số phẩm tính khác được đề cập đến trong kinh điển như là các thân Phật. Một số các thân này thị hiện hình sắc, nhưng một số khác là không hình sắc. Trong số những thân Phật không hình sắc bao gồm cả Pháp thân. Pháp thân Phật chính là những gì ta được biết về tâm thanh tịnh. Phẩm tính nhất thiết trí của tâm thức giác ngộ và năng lực nhận biết không gián đoạn về tất cả các pháp cũng như bản chất vô tự tính của chúng được gọi là Phật trí thân. Và tự tánh rỗng rang của tâm nhất thiết trí được gọi là Phật bản nhiên thân. Tất cả những thân Phật này (được xem như những khía cạnh khác nhau của Pháp thân) đều không có hình sắc. Mỗi một thân Phật này đều đạt được nhờ vào khía cạnh trí tuệ trong sự tu tập.
When the last remnants of ignorant misconceptions and their predispositions have been removed from a practitioner’s mind, that purified mind is the mind of a Buddha. The practitioner has attained enlightenment. Enlightenment, however, has a number of other qualities, referred to in Buddhist literature as bodies. Some of these bodies take physical form, others do not. Those that do not take physical form include the truth body. This is what the purified mind is known as. The omniscient quality of the enlightened mind, its ability to constantly perceive all phenomena as well as their nature of being empty of inherent existence, is known as a Buddha’s wisdom body. And the empty nature of this omniscient mind is referred to as a Buddha’s nature body. Neither of these bodies (considered to be aspects of the truth body) has physical form. These particular bodies are all achieved through the “wisdom” aspect of the path.
Và còn có những thân thị hiện có hình sắc của giác ngộ. Ở đây, ta bước vào một lĩnh vực rất khó nhận hiểu đối với hầu hết chúng ta. Những thân thị hiện này được gọi là các hóa thân [hay ứng hóa thân] Phật. Hỷ lạc thân của chư Phật là một dạng hóa thân có hình sắc nhưng không thể nhìn thấy đối với hầu hết chúng ta. Chỉ những hành giả đã chứng ngộ bậc cao, những Bồ Tát mà kinh nghiệm sâu sắc về chân lý rốt ráo được thúc đẩy bởi sự khao khát mạnh mẽ phải đạt đến Phật quả vì lợi ích của tất cả chúng sinh, mới có khả năng nhìn thấy được các thân hỷ lạc của chư Phật.
Then there are the physical manifestations of enlightenment. Here we enter a realm that is very hard for most of us to grasp. These manifestations are called Buddha’s form bodies. The Buddha’s enjoyment body is a manifestation that has physical form but is invisible to nearly all of us. The enjoyment body can be perceived only by very highly realized beings, bodhisattvas whose profound experience of the ultimate truth is motivated by their intense desire to attain Buddhahood for the sake of all.
Từ hỷ lạc thân này, vô số các ứng hóa thân tự nhiên hóa hiện. Khác với hỷ lạc thân, những ứng hóa thân như thế này của Phật quả giác ngộ viên mãn thực sự là nhìn thấy được và có thể tiếp cận đối với hàng phàm phu, những chúng sinh [còn mê lầm] như chúng ta. Chính nhờ vào phương tiện là các ứng hóa thân mà một vị Phật có thể hộ trì chúng ta. Hay nói cách khác, những ứng hóa thân này là sự hiển lộ của bậc giác ngộ. Những hóa thân này được xem là [hiện hữu] chỉ duy nhất và thuần túy vì lợi ích của chúng ta. Các hóa thân này xuất hiện vào thời điểm một hành giả đạt được giác ngộ viên mãn, như là kết quả của tâm nguyện đại bi mong muốn cứu giúp chúng sinh. Nhờ vào phương tiện là các hóa thân thị hiện này mà một vị Phật có thể chỉ dạy cho chúng sinh về phương pháp mà chính ngài đã vận dụng để đạt được trạng thái giải thoát khổ đau.
From this enjoyment body infinite emanation bodies spontaneously issue forth. Unlike the enjoyment body, these manifestations of the fully enlightened attainment of Buddhahood are visible and accessible to common beings, beings like us. It is by means of emanation bodies that a Buddha is able to assist us. In other words, these manifestations are embodiments of the enlightened being. They are assumed exclusively and purely for our benefit. They come into being at the time when a practitioner attains full enlightenment, as a result of his or her compassionate aspiration to help others. It is by means of these physical emanations that a Buddha teaches others the method by which he himself attained his state of freedom from suffering.
Đức Phật giúp đỡ chúng ta qua các ứng hóa thân như thế nào? Phương tiện chính mà đức Phật hiển bày giác hạnh của ngài chính là giáo pháp này. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, vị Phật có thật trong lịch sử đã đạt đến giác ngộ dưới cây Bồ-đề cách đây 2.500 năm, là một ứng hóa thân.
How does the Buddha assist us through emanation bodies? The main medium through which a Buddha performs his enlightened activity is this teaching. Shakyamuni Buddha, the historical Buddha who attained enlightenment under the Bodhi Tree 2,500 years ago, was an emanation body.
Một sự giải thích như thế về những khía cạnh khác nhau của Phật quả giác ngộ nghe có vẻ gần giống như khoa học viễn tưởng, nhất là khi ta tìm hiểu thêm về khả năng hóa hiện vô số ứng hóa thân của vô số chư Phật thị hiện trong vô lượng vô biên thế giới để cứu giúp vô số chúng sinh. Tuy nhiên, trừ phi sự nhận hiểu của ta về quả vị Phật được phát triển đủ để bao hàm trong nó các khía cạnh rộng lớn như thế này của sự giác ngộ, bằng không thì sự quy y theo đức Phật của ta sẽ không mang lại sức mạnh cần thiết. Tu tập theo Đại thừa là một quyết tâm cực kỳ lớn lao, theo đó ta tự nguyện dâng hiến thân mình để mang đến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh hữu tình. Nếu sự nhận hiểu của ta về đức Phật bị giới hạn ở hình tượng đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong lịch sử, hẳn ta sẽ đi tìm sự nương tựa nơi một người đã chết cách đây rất lâu và không còn khả năng để giúp đỡ ta nữa. Để sự nương tựa của ta thật sự tạo nên sức mạnh, ta nhất thiết phải thừa nhận những khía cạnh khác của Phật quả giác ngộ [như đã trình bày trên].
Such an explanation of the different aspects of the enlightened state of Buddhahood may sound a little like science fiction, especially if we explore the possibilities of infinite emanations of infinite Buddhas manifesting within infinite universes in order to help infinite beings. However, unless our understanding of Buddhahood is complex enough to embrace these more cosmic facets of enlightenment, the refuge we take in the Buddha will not have the necessary force. Mahayana practice, in which we commit ourselves to providing all sentient beings with happiness, is a large undertaking. If our understanding of Buddha were limited to the historic figure of Shakyamuni, we would be seeking refuge in someone who died long ago and who no longer has the power to help us. In order for our refuge to be truly forceful, we must recognize the different aspects of the state of Buddhahood.
Ta giải thích như thế nào về sự thường hằng bất diệt của một vị Phật? Ta hãy quan sát tâm thức của chính mình. Nó giống như một dòng sông - một dòng chảy tương tục của những sát-na nhận biết đơn thuần, hay niệm tỉnh giác; cứ mỗi một giác niệm này lại dẫn đến một giác niệm khác. Dòng chảy tương tục của những giác niệm như thế tiếp nối từ giờ này sang giờ khác, ngày này sang ngày kia, năm này sang năm nọ, và theo quan điểm Phật giáo thì thậm chí là từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Mặc dù thân thể của ta không thể đi theo ta một khi mạng sống đã chấm dứt, nhưng dòng chảy của những giác niệm - dòng tâm thức - vẫn tiếp tục, đi xuyên qua cái chết và cuối cùng là đi vào kiếp sống kế tiếp, bất kể kiếp sống đó sẽ mang hình thức nào.
How do we explain this never-ending continuation of a Buddha’s existence? Let us look at our own mind. It is like a river - a flowing continuum of moments of mere knowing, each leading to another moment of knowing. The stream of such moments of consciousness goes from hour to hour, from day to day, from year to year, and even, according to the Buddhist view, from lifetime to lifetime. Though our body cannot accompany us once our life force is exhausted, the moments of consciousness continue, through death and eventually into the next life, whatever form it may take.
Mỗi người trong chúng ta đều có một dòng tâm thức như thế. Và dòng tâm thức đó không có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Không gì có thể làm dừng lại dòng tâm thức tương tục ấy. Theo nghĩa này thì dòng tâm thức là khác với những cảm xúc như giận dữ hay tham ái, vì những cảm xúc này có thể được ngăn lại bằng việc áp dụng các phương pháp đối trị. Hơn nữa, tự tánh của tâm được cho là thanh tịnh, những sự nhiễm ô có thể được loại trừ để làm cho dòng tâm thức thanh tịnh này được kéo dài mãi mãi. Một tâm thức đã loại trừ tất cả nhiễm ô như thế chính là Pháp thân Phật.
Each one of us possesses such a stream of consciousness. And it is both beginningless and endless. Nothing can stop it. In this sense it is unlike emotions such as anger or attachment, which can be made to cease by applying antidotes. Furthermore, the essential nature of the mind is said to be pure; its pollutants are removable, making the continuation of this purified mind eternal. Such a mind, free of all pollution, is a Buddha’s truth body.
Nếu ta suy ngẫm về trạng thái giác ngộ viên mãn theo cách này, lòng kính ngưỡng đối với tầm vóc lớn lao của Đức Phật cũng như niềm tin của ta đều sẽ gia tăng. Khi ta nhận thức được những phẩm tính của một vị Phật, sự khao khát đạt đến Phật quả càng trở nên mãnh liệt hơn. Ta cảm nhận được giá trị và sự cần thiết của năng lực hóa hiện nhiều ứng hóa thân khác nhau để giúp đỡ vô số chúng sinh. Điều này mang đến cho ta sức mạnh và sự quyết tâm để đạt đến tâm thức giác ngộ.
If we contemplate the state of full enlightenment in this way, our appreciation of the Buddha’s magnitude grows, as does our faith. As we recognize the qualities of a Buddha, our aspiration to attain this state intensifies. We come to appreciate the value and necessity of being able to emanate different forms in order to assist infinite beings. This gives us the strength and determination to achieve the enlightened mind.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.14.88 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (203 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...