Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vua Là Phật, Phật Là Vua »» Chương 3. Vua Trần Thánh Tông »»

Vua Là Phật, Phật Là Vua
»» Chương 3. Vua Trần Thánh Tông

Donate

(Lượt xem: 3.736)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Vua Là Phật, Phật Là Vua - Chương 3. Vua Trần Thánh Tông

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Vua Trần Thánh Tông hiểu Phật pháp như vậy mà cử Đỗ Quốc Tá vốn là người bên nhà Nho làm cố vấn cho Hoàng Đế về việc triều chính thì quả rằng nhà vua có một cái nhìn thật là toàn mỹ. Vì vua Thánh Tông nghĩ rằng: Chính mình thiên lệch cho Phật giáo ư? Nên vua mới cử người khác tôn giáo của mình đang phụng thờ làm cố vấn. Như vậy nhà Vua cũng đã quá dân chủ. Ngoài ra vua không dùng những hoạn quan làm tham mưu nữa, mà chỉ dùng những người tài lo cho dân cho nước, dầu cho việc ấy có “trung ngôn nghịch nhĩ” đi nữa thì đó cũng là chuyện đáng làm, chứ không phải lúc nào cũng nghe theo đám nịnh thần, còn trung thần thì bỏ phế. Do vậy người đời sau tôn xưng vua Thánh Tông là bậc minh quân hiền đức cũng phải.


 
Vua Trần Thái Tông đi xuất gia vào đêm mùng 3 rạng ngày mùng 4 tháng 4 năm Bính Thân (1236) và qua sự khuyên bảo của Quốc Sư Phù Vân trong núi Yên Tử cũng như lời ép khéo của Thái Sư Trần Thủ Độ, nên vua đã phải trở về lại Thăng Long. Thời gian này ông chỉ mơ tưởng đến việc học Phật, tuy là đang làm vua ở tuổi 18 (ông sanh năm 1218) và ông cho biết là khi nào rảnh rỗi thường hay triệu tập các vị bô lão tài đức trong triều để luận bàn Phật sự cho đến canh hai.

Đến ngày 25 tháng 9 âm lịch năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (tức ngày 12 tháng 10 năm 1240), nghĩa là 4 năm sau khi vào núi Yên Tử, hoàng hậu sinh ra Trần Hoảng, vua lập làm Đông cung Thái tử. Như vậy đứa con trước đó là Trần Quốc Khang do Thuận Thiên Hoàng Hậu Lý Ngọc Oanh sinh ra chính là con của Trần Liễu, chứ không phải của Trần Cảnh, tức là Trần Thái Tông. Do vậy, khi Trần Hoảng sinh ra, tuy là con thứ của Thuận Thiên, nhưng lại là con trưởng giữa Thuận Thiên với Trần Cảnh, nên Trần Hoảng được nối truyền ngôi vua đúng pháp, tức là Trần Thánh Tông. Điều này Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung cũng chấp nhận thôi, vì thật ra Trần Quốc Khang chỉ là nước cờ dự phòng của họ khi thấy Trần Thái Tông chưa có con nối dõi.

Ông có rất nhiều tên, chẳng biết tại sao mà theo sử Trung Quốc thì ông có tên là Trần Uy Hoảng, Trần Quang Bính và Trần Nhật Huyên. Có lẽ do thời thế chiến tranh với quân Nam Tống vào năm 1258, khi đó ông đã được 18 tuổi và nhất là sau 2 lần chiến thắng quân Nguyên Mông năm 1285 và năm 1288 đều có ảnh hưởng đến việc thay tên đổi họ này chăng? Ông mất vào ngày 3 tháng 7 năm 1290, lúc ấy ông 50 tuổi. Trải qua 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, Trần Thánh Tông đều có dự phần. Đây cũng là ông vua đặc biệt và cũng là một thiền sư, sau khi nhường ngôi cho con là Trần Nhân Tông để lên làm Thái Thượng Hoàng.

Theo bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn vào năm 1479, thời vua Lê Thánh Tông thuộc nhà Hậu Lê, thì khi Hoàng Hậu Thuận Thiên mang thai Trần Hoảng, Thái Tông nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng cho bà một thanh gươm báu. Thanh gươm báu ở đây tượng trưng cho uy quyền của một bậc đế vương mà đế vương này lại do trời ban cho nữa. Ngay sau khi được sinh ra, Trần Hoảng được vua lập làm Đông Cung Thái Tử.

Sách An Nam Chí Lược do quan nhà Nguyên gốc Việt là Lê Tắc soạn năm 1307 có mô tả ngoại hình của ông “dáng người hòa nhã khôi ngô có nhã lượng”. Còn quyển Thánh Đăng Ngữ Lục, một tác phẩm khuyết danh về sự nghiệp tu Phật của 5 vị vua đầu thời Trần, được viết vào khoảng thế kỷ 14, diễn tả về ông rằng: “Thánh Tông bản chất thiên tài, toát ra ngoài sáng ngời, xử sự dứt khoát, không chỉ làu thông kinh sử Nho gia mà còn hiểu sâu giáo pháp nhà Phật nữa.” Đến đây ta có thêm sử liệu về 5 ông vua đầu nhà Trần đều quan tâm về Phật giáo và nhiều ông đã đi xuất gia sau khi trở thành Thái Thượng Hoàng như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Còn 2 vua sau là Trần Anh Tông và Trần Minh Tông cũng có rất nhiều công lao với Phật giáo, nếu có dịp sẽ đề cập đến sau.

Cứ theo Thánh Đăng Ngữ Lục như Hòa Thượng Thích Thanh Từ giảng giải thì bản chất của Thánh Tông thiên tài. Trong thiên hạ thường có nhân tài, hiền tài và trên hết là thiên tài. Đây là do việc bẩm sinh của đời trước liên hệ đến đời này. Có lẽ do Thái Tông chuyên tâm tu Phật và Hoàng Hậu Thuận Thiên cũng đã bị áp lực từ nhiều phía, nên sau 4 năm chung sống, họ mới cho ra được một Hoàng tử như vậy. Đúng là “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa” là vậy. Năm ấy Thái Tông vừa tròn 22 tuổi mới có con đầu lòng, mặc dầu ông đã sống chung với Chiêu Hoàng từ năm lên 8 đến lúc 18 tuổi nhưng hai người vẫn chưa có con để nối dõi tông đường và khi này được sinh con trai vào năm 1240 liền phong cho làm Đông Cung Thái Tử. Từ bản chất thông minh, đỉnh đạc của một hoàng tử khiến cho mọi người chung quanh phải nể vì, nhất là việc xử sự dứt khoát qua cách ứng phó công việc. Ông lớn lên được ảnh hưởng bởi cha mình là bậc văn hay chữ tốt, làu thông kinh sử cả Nho, Phật và Lão, nên sự hấp thụ học hỏi rất nhanh chóng. Ngoài ra Thái Tông còn cho người dạy thêm về chữ nghĩa cũng như thơ văn, nên ông đã sớm biết phải làm gì khi nước nhà cần đến.

Ông có 3 người em trai cùng một cha một mẹ. Đó là Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải, một Tể Tướng đầu triều qua ba đời vua Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông; Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật là một tướng lĩnh, một nhà ngoại giao, làm Tể Tướng thời vua Anh Tông, Minh Tông và Hiếu Tông; Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc cũng là em ruột của ông, người này học rộng, biết nhiều, nhưng sau này vì quyền lợi riêng tư đã phản lại Thánh Tông trong chiến tranh với Nguyên Mông và được đưa về Trung Quốc. Hốt Tất Liệt nhân cơ hội này đã lợi dụng ông mang quân về đất tổ, muốn theo giặc phương Bắc đánh cướp non sông để lên làm vua. Có lẽ Trần Thái Tông cũng đau lòng lắm, nhưng cuối cùng Trần Ích Tắc bị thua, lại chạy về Tàu và sống những ngày còn lại tại đó một cách buồn thảm cho đến chết.

Về phía An Sinh Vương Trần Liễu, sau khi Thuận Thiên đi rồi thì ông kết hôn với bà Lê Thị Diệu, vốn là con cháu dòng dõi vua Lê Đại Hành nhà tiền Lê và sinh ra cũng 3 người con rất đặc biệt gồm 2 trai 1 gái. Đó là: Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Thiên Cảm Hoàng Hậu. Như vậy cả hai cánh của hai anh em ruột Trần Liễu và Tràn Cảnh đã sinh ra cho đất nước Đại Việt toàn là những bậc hiền tài và chính vì không muốn ngôi báu nhà Trần lọt vào tay họ khác, nên Thiên Cảm Hoàng Hậu được gả về cho Thánh Tông và hai người này sinh ra Nhân Tông để nối nghiệp đế. Như vậy là con trai nhà chú, lấy con gái nhà bác. Thánh Tông và Thiên Cảm Hoàng Hậu gọi Tuệ Trung Thượng Sĩ bằng anh, ngay cả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Có lẽ lúc nhỏ họ chơi đùa bên nhau trong cung cấm, nên tình thân lại kết chặt với nhau như thế. Chỉ có Trần Ích Tắc vì giận hờn trong gia đình hoàng tộc hay do vì giặc Nguyên muốn ly tán gia đình, nên mới phản trắc như vậy. Nhưng dẫu nói thế nào đi chăng nữa thì đây là thời gian quan trọng nhất của lịch sử nước nhà trong 3 lần đại thắng quân Nam Tống vào năm 1258 và Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288.

Năm 1258 lúc ấy Thái tử Trần Hoảng đã 18 tuổi, theo cha là Trần Thái Tông tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Sau những trận đầu tiên, quân Đại Việt vì yếu thế không cản nổi quân Nguyên Mông. Thái Tông chủ động cho quân rút lui về sông Thiên Mạc nhưng đã kịp di tản dân chúng ra khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện kế hoạch “đồng không nhà trống”. Quân Mông Cổ tràn vào chiếm được Thăng Long chỉ thấy một kinh thành trống rỗng và vua tôi nhà Trần đã thoát đi nơi khác, nên một mặt họ cho đi tìm tông tích của vua nhà Trần, mặt khác phải lục lọi khắp nơi để tìm kiếm lương thực cho quân lính. Nhưng do việc di tản khỏi Thăng Long là một kế sách chủ động của nhà Trần, nên quân dân Đại Việt đã dọn sạch không để lại bất kỳ món gì khả dĩ có thể làm lương thực cho quân Nguyên. Do vậy, tuy quân Nguyên Mông chiếm giữ được Thăng Long nhưng bắt đầu rơi vào tình trạng đói thiếu lương thực. Cơn đói khát hoành hành, nên họ đã chia nhau đi cướp bóc khắp nơi ở ngoài thành, nhưng bị dân chúng phản công lại một cách quyết liệt. Trong khi đó quân Đại Việt sau khi chỉnh trang lại đã dốc toàn lực phản công. Ngày 28 tháng 1 năm 1258, vua Thái Tông ngự trên thuyền rồng cùng Thái tử Trần Hoảng chỉ huy cuộc phản kích vào Đông Bộ Đầu, đánh tan quân Mông Cổ, lấy lại thành Thăng Long. Sự thành công này là do sự chỉ huy của hai vua, nhưng quan trọng không kém là việc ra hiệu lịnh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hợp lực cùng anh mình là Tuệ Trung Thượng Sĩ mai phục ở hướng bắc Thăng Long và đánh úp vào Thăng Long. Lúc bấy giờ còn có những cánh quân của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật nữa. Đây là sự thành công của một đất nước, một dân tộc, dưới sự lãnh đạo tài ba của đại gia đình họ Trần vào giữa thế kỷ 13.

Quân Mông Cổ thua tơi tả, mở đường chạy về Vân Nam để cố rút lui về Quảng Đông và dọc đường bị thổ quan Hà Bổng chặn đánh, một lần nữa tàn quân ấy không còn lại bao nhiêu người. Khi cuộc kháng chiến kết thúc, vua tôi nhà Trần về lại Kinh Đô Thăng Long và lúc ấy Thái Tử Hoảng cũng xin vua cha trị tội tên tiểu hiệu Hoàng Cự Đà, người có biểu hiệu bất trung trong lúc rút lui về sông Thiên Mạc, nhưng nhà vua tha chết, chỉ giáng chức mà thôi. Có lẽ Hoàng Cự Đà không tin tưởng Linh Từ Quốc Mẫu nên mới có những biểu hiện ấy chăng? Thái Tông đã mở lòng từ và khoan hồng cho Hoàng Cự Đà, vì dẫu sao đi nữa thì quân Đại Việt cũng đã toàn thắng, ca khúc khải hoàn, nên đã tha tội chết cho Cự Đà, chỉ giáng chức và tạo ra cơ hội cho Cự Đà đoái công chuộc tội về sau này.

Sau khi ca khúc khải hoàn và thưởng công chuộc tội ấy vào ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Nguyên Phong thứ 8, tức ngày 30 tháng 3 năm 1258, Trần Thái Tông chính thức nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng và lui về Bắc Cung làm Thái Thượng Hoàng. Mục đích của Thái Tông là để cho Trần Hoảng làm quen với việc nước, đồng thời tránh xung đột tranh ngôi giữa các Hoàng tử với nhau. Ở đây ta có thể nhận xét như sau: Giả sử như trận đánh này với quân Nguyên Mông thua thì chắc rằng vua Trần Thái Tông không nhường ngôi cho Trần Hoảng để lên làm Thái Thượng Hoàng, mà chính nhà vua phải có trách nhiệm đối với giang sơn của Đại Việt tiếp tục chiến đấu, nên sự nhường ngôi ấy chắc chắn sẽ không xảy ra. Lúc ấy ông mới 40 tuổi và Trần Hoảng mới 18 tuổi. Cả hai cha con đều còn trẻ, nhưng đã vua nhường ngôi cho con, quả là một sự quyết đoán cân nhắc mực thước, xứng đáng là một bậc minh quân ở đầu nhà Trần.

Bản thân chúng tôi cũng thế, sau khi từ Nhật Bản qua Đức năm 1977, đến năm 1978 khai sơn ra Niệm Phật Đường Viên Giác tại thành phố Hannover, sau đó dời về đường Eichelkampstr. rồi Karlsruherstr. như hiện nay. Mãi cho đến năm 2003 qua 25 năm khai sơn phá thạch và tôi đã ở vào tuổi 54, 55 (1949-2003), nên khi ấy dưới sự chứng minh của Cố Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Hòa Thượng Thích Hộ Giác, Hòa Thượng Thích Minh Tâm v.v… tôi đã trở về ngôi Phương Trượng, công cử Thầy Hạnh Tấn lên làm Đệ nhất Trụ trì từ năm 2003 đến 2008 và Đệ nhị Trụ trì là Thầy Hạnh Giới từ năm 2008 đến 2017, Đệ tam Trụ trì là Thầy Hạnh Bổn từ 2017 cho đến nay. Mọi Phật sự vẫn trôi chảy, hanh thông. Riêng tôi có nhiều thời gian hơn để dịch kinh, viết sách và với ngôi Tổ Đình Viên Giác tại Hannover hay Tu Viện Viên Đức tại vùng miền Nam nước Đức, Ravensburg, tôi chỉ giữ nhiệm vụ cố vấn mà thôi. Riêng về phương diện hành chánh cũng như tài chánh thì các Thầy trụ trì đương nhiệm quản thủ. Từ việc này đạo hữu kiến trúc sư Trần Phong Lưu là nhà kiến trúc vẽ họa đồ cho Tổ Đình Viên Giác và Khánh Anh tại Evry, Pháp Quốc đã có lần viết bài so sánh cách làm việc của tôi ở đầu thế kỷ thứ 21 này không khác mấy với việc các vua nhà Trần đã nhường ngôi cho con lúc còn trẻ để lên ngôi vị Thái Thượng Hoàng. Bởi lẽ tại Việt Nam, sau khi vị Trụ Trì trước viên tịch thì trong số những người đệ tử trước đó đã được Sư Phụ chỉ định để lên kế tiếp thì lên làm Trụ Trì của chùa nọ, nên không thấy được đệ tử của mình hành xử với nhiệm vụ Trụ Trì như thế nào, nên tôi đã nghĩ trước ra việc này như thế, mà tính cho đến nay cũng đã 17, 18 năm rồi. Tại Việt Nam nhiều chùa lớn vị Trụ Trì cũng lui về Phương Trượng đường, nhưng gọi là Viện Chủ của chùa ấy. Tuy nhiên, Viện Chủ cũng còn nhiều quyền hạn, chi phối Đệ tử mình, khiến cho Đệ tử khó làm việc. Nếu vị Thầy ấy buông bỏ hẳn ngôi vị Trụ Trì thì những người nối tiếp theo sau sẽ dễ tự chủ hơn.

Cho nên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, phần Kỷ nhà Trần - Thái Tông Hoàng Đế, trang 24, tờ a và tờ b, sử gia Ngô Sĩ Liên đã nhận xét như sau:

“Từ khi Hạ Vũ truyền ngôi cho con thì cha chết con nối, anh chết em thay, đã thành phép thường mãi mãi.

“Gia pháp họ Trần lại khác thế: Con đã lớn thì cho nối ngôi chính, còn cha lui về ở cung Thánh Từ, xưng là Thượng Hoàng, cùng trông coi chính sự. Thực ra truyền ngôi chỉ để yên việc sau, phòng lúc vội vàng, chứ mọi việc đều do Thượng Hoàng quyết định. Vua kế vị không khác gì Hoàng Thái Tử cả. Như vậy thì có hợp đạo không?

“Có nghĩa là lấy nghĩa quẻ Càn lui ở phương tây bắc và quẻ Chấn tiến ra phương đông. Nhưng chưa đến lúc già nua thì không được lười mỏi. Sao bằng cứ truyền nối như Tam Vương để đúng lẽ thủy chung là hơn cả. Mạnh Tử nói: ‘Theo phép của Tiên Vương mà lỗi lầm thì chưa bao giờ có thế.’”

Đây là lời lẽ của những nhà Nho thời nhà Hậu Lê vào thế kỷ thứ 15 có nhận xét như thế, nhưng ở đây ta có thể phân tích cặn kẽ như sau:

Chuyện bên Trung Hoa, Việt Nam ta bao nhiêu đời nay cứ lặp lại y như vậy. Đó là cha truyền ngôi cho con, anh chết thì em thay và cứ như thế lặp đi lặp lại cả mấy ngàn năm như vậy. Ví dụ như tư tưởng “quyền huynh thế phụ”, có nghĩa là khi cha chết thì người anh cả trong gia đình có toàn quyền định đoạt, nhưng nếu rủi người anh ấy bị bịnh tật thì sao? Chắc rằng phải lập con thứ lên thay. Như vậy đâu có còn giống như Hạ Vũ bên Trung Quốc nữa. Hoặc giả tư tưởng: “Không nam mới dụng nữ, không tử mới dụng tôn”, nghĩa là nếu gia đình ấy không có con trai thì con gái mới được ưu tiên và ngay cả việc con cái không có (của người con trai) thì mới dùng đến cháu, hoặc giả: “Nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nghĩa là một người con trai thì gọi là có, còn 10 người con gái cũng không có giá trị gì. Tư tưởng này theo Khổng Giáo ngày xưa thì ở Âu Mỹ và ngay cả tại Á Châu vào thế kỷ thứ 20 hay 21 này đều không còn có giá trị nữa. Ngay như Đài Loan trong hiện tại, Tổng Thống là một người đàn bà và biết đâu Trung Cộng sẽ không có một Hoàng Đế Võ Tắc Thiên hay Từ Hy Thái Hậu khác ra đời?

Trong khi đó ở Đại Việt của chúng ta từ đầu thế kỷ 12, vua tôi, cha con nhà Trần đã làm được việc nhường ngôi trong khi vua cha còn rất trẻ thì cũng quý chứ sao lại phải lấy gương của nhà Hán, nhà Đường bên Trung Hoa làm mẫu mực? Dẫu biết rằng khi lên làm Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông không trực tiếp can dự vào triều chính, để cho Thánh Tông trực tiếp lo, nhưng sau khi xong quốc sự, nhà vua lại lui về phủ Thiên Trường để đọc kinh, viết sách. Trong suốt gần 20 năm ấy kể từ năm 1258 đến năm 1277 khi Thái Tông băng hà lúc 60 tuổi, ít ra ông cũng thấy con mình đã trưởng thành với chừng ấy thời gian, nên chắc rằng Thái Tông an lạc khi ngồi trước bàn Phật để tụng kinh hay suy nghiệm việc đời, nhất là việc chiến thắng quân Mông Cổ hồi đầu tháng giêng năm 1258. Như vậy há không là một việc lưỡng lợi sao? Nếu bảo rằng không hợp đạo thì không đúng. Vì lẽ con cái bao giờ cũng tôn trọng cha mẹ và ông bà của mình, dầu cho người ấy còn đang sống hay đã qua đời.

Nhà Nho lại suy đoán thêm về quẻ Càn và quẻ Chấn nữa để làm cho tâm có chỗ dựa, nhưng chắc rằng khi Thái Tông đã lấy giáo lý của Đạo Phật làm chỗ dựa tinh thần thật vững chãi cho mình và con mình cũng như hoàng tộc nhà Trần, nên có lẽ Thánh Tông cũng như Thái Tông không tin vào vận may hay bói toán, vì ông vua này đã ngộ Thiền cơ, nên mới soạn ra được bộ Khóa Hư Lục như vậy. Việc lui về nơi ẩn dật để tu niệm không phải là việc lười biếng hay mỏi mệt, mà để chiêm nghiệm cuộc đời cũng như lẽ đạo mà thôi.

Trường hợp bản thân của chúng tôi cũng vậy. Trước năm 2003, ông Cố Vấn cho chùa Viên Giác là Dr. Meihorst đã khuyên rằng: “Thầy nên chuẩn bị sẵn sàng cho những năm còn lại của đời mình, vì sau khi ở vào ngôi Phương Trượng rồi thì chắc chắn sẽ có nhiều sự hụt hẫng.” Tôi nhìn ông mỉm cười và trả lời rằng: “Xin cảm ơn ông đã cố vấn cho tôi cũng như chùa Viên Giác lâu nay, nhưng như ông biết, việc tôi trở về ngôi Phương Trượng là do tự mình lựa chọn, để có những ngày tháng rảnh rang lo dịch kinh, viết sách, niệm Phật v.v… chứ sẽ không bao giờ có thời gian rảnh rỗi đâu”. Câu trả lời ấy đến nay tôi vẫn còn giữ đúng. Qua 3 đời Trụ Trì như đã kể bên trên và trải qua 17 năm từ năm 2003 đến năm 2019 tôi đã có những ngày tháng thật là an lạc. Trong từng ấy năm tôi đã giữ lời hứa là cứ mỗi năm 3 tháng tôi tịnh tu nhập thất tại Á và Úc Châu (2003-2012) và trong 10 năm ấy, tôi đã tụng nhiều bộ kinh Kim Cang vào mỗi đêm trên núi đồi Đa Bảo cũng như vùng Blue Mountain ở Úc và cũng trong cùng những năm ấy tôi đã hoàn thành 20 tác phẩm cũng như dịch phẩm. Rồi từ năm 2012 đến nay mỗi năm tôi vẫn cố gắng hoàn thành một tác phẩm như vậy. Đây là tác phẩm thứ 67 kể từ năm 1974 đến 2019, chỉ trong vòng 45 năm có được những thành quả như vậy không phải câu chuyện của một giờ, một ngày, một tháng hay một năm, mà là nhiều năm làm việc liên tục, tích tụ lại mới được như vậy. Ngoài ra công phu hằng ngày, lễ bái kinh hằng đêm sau 35 năm (1984-2019) như thế đã giúp cho mình có một chỗ đứng nhất định trong tâm linh của chính mình và sau khi lạy xong các bộ kinh Pháp Hoa, Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy, bây giờ Thầy trò chúng tôi đã bắt đầu vào tụng kinh Đại Bảo Tích, rồi Đại Bát Nhã (600 cuốn) v.v… hay vào Đại Tạng Kinh để nghiên tầm giáo điển. Chỉ chừng ấy việc thôi, thời gian mỗi ngày 24 tiếng đồng hồ hình như không đủ, chỉ có riêng giấc ngủ là của mình thôi và những giờ khác trong ngày là của chuyện công, chuyện làm lợi lạc cho mình và cho người ở phần tâm linh cao cả.

Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Trần Thánh Tông lúc chỉ mới 40 tuổi (1258) và sống trong Phủ Thiên Trường cạnh con mình ở kinh đô Thăng Long gần 20 năm như thế (1258-1277), chắc rằng ông cũng mãn nguyện lắm rồi. Bởi vì hằng ngày ngoài những việc công phu thiền tọa, niệm Phật, sám hối hồng danh, Thái Thượng Hoàng còn góp ý cho Thánh Tông về việc chăn dân trị nước. Biết đâu khi mình không còn làm vua nữa, những nhận xét, những ý kiến có lúc lại còn hay hơn lúc đương quyền chăng? Vì lẽ khi người ta có quyền bính đang nắm trong tay cũng có nghĩa là mình đang ở giữa vòng tròn, trung tâm của mọi sự kiện để cho mọi người ngắm vào mà đánh giá, do vậy mình khó thấy được cái vòng ấy tròn hay méo. Chỉ khi nào mình đứng ngoài nhìn vào thì mới khách quan thấy được nó méo hay tròn. Cho nên, chính sự mà Thái Tông đã áp dụng vào đời nhà Trần, các vua Trần sau này đều lặp lại như vậy và theo người viết sách này cho rằng: Đó là một kế sách hay tuyệt diệu mà những đời vua chúa của nước Đại Việt ta về sau này thấy ít có ông vua hay triều đại nào thể hiện được như nhà Trần từ năm 1226 đến năm 1400.

Thái Tử lên ngôi Hoàng Đế xưng hiệu là Nhân Hoàng và được bầy tôi tặng cho tôn hiệu là Hiếu Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu Hoàng Đế mà sau này sử sách gọi ông là Trần Thánh Tông. Tháng 8 năm 1258, Hoàng Đế lập con gái thứ 5 của An Sinh Vương Trần Liễu làm Thiên Cảm phu nhân, ít lâu sau phong bà làm Thiên Cảm Hoàng Hậu. Nếu đứng về phương diện gia đình thì đây là con nhà chú lấy con nhà bác.

Bên Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông có 4 người con trai. Đó là: Trần Hoảng, tức Trần Thánh Tông, Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật.

Trong khi đó Trần Liễu kết hôn với Công Chúa Thuận Thiên sinh ra được Trần Quốc Khang và Vũ Thành Vương Trần Doãn. Đây là con chung của 2 người. Sau khi Thuận Thiên về làm vợ của Trần Cảnh thì Trần Liễu lấy bà Lê Thị Diệu sinh ra 2 người con trai và một người con gái. Đó là: Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Thiên Cảm Hoàng Hậu. Bà này đối với Trần Thánh Tông là chị con nhà bác, sau lấy Trần Thánh Tông sinh ra Trần Nhân Tông.

Bên phía Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung không có người nối dõi tông đường, vì ông là một thiền sư dù là một thiền sư cư sĩ. Sau này ta có thể thấy được quan điểm của ông về việc chay tịnh khi trao đổi với Hoàng Hậu Thiên Cảm là em ruột của mình, sẽ thấy rõ được tư cách của ông phóng khoáng là dường nào.

Như vậy Trần Nhân Tông là con Trần Thánh Tông, phải gọi ông cũng như Hưng Đạo Vương là bác, nếu gọi theo bên cha và gọi bằng cậu cũng không sai, nếu gọi theo bên mẹ.

Riêng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thì có những người con trai tài ba đồng tuổi với Trần Nhân Tông như: Hưng Vũ Vương Nghiễu, Hưng Hiếu Vương Uất, Hưng Nhượng Vương Tăng và Khâm Từ Hoàng Hậu. Họ đã giúp cho Thánh Tông và Nhân Tông thành công trong hai trận đại chiến với quân Mông Cổ vào năm 1285 và 1288.

Khâm Từ Hoàng Hậu làm vợ của Nhân Tông sinh ra Anh Tông là Trần Thuyên, Huệ Vũ Vương Trần Quốc Chẩn và Huyền Trân Công Chúa.

Cả 4 đời vua này đều giống nhau ở cách cưới gả của hai bên con nhà chú với con nhà bác.

Trong 21 năm trị quốc, vua Trần Thánh Tông đã dùng hai niên hiệu là Thiệu Long từ năm 1258 đến năn 1273 và Bảo Phù từ năm 1273 đến 1278. Ông đã ban hành nhiều chính sách về hành chính, kinh tế, giáo dục, quốc phòng, ngoại giao nhằm củng cố thực lực của Đại Việt. Ông còn nổi tiếng là một Hoàng Đế đức độ, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển 5, trang 31, tờ b chép lời ông nói với các tôn thất rằng:

帝 嘗 謂 宗 室 曰 。天 下 者 祖 宗 之 天 下, 承 祖 宗 之 業 者 當 與 宗 室 兄 弟 同 享 富 貴。雖外 以 天 下 奉 一 人 之 尊 而 内 則 與 卿 等 骨 肉 同 胞 。憂 則 共 憂 樂 則 共 樂。 卿 等 當 以 此 語 傳 之 子 孫 使 久 勿 忘 ,則 宗 社 萬 年 之 福 也。

Đế thường vị tông thất viết: Thiên hạ giả tổ tông chi thiên hạ. thừa tổ tông chi nghiệp giả, đương dữ tông thất huynh đệ đồng hưởng phú quý. Tuy ngoại dĩ thiên hạ phụng nhất nhân chi tôn nhi nội tắc dữ khanh đẳng cốt nhục đồng bào. Ưu tắc cộng ưu, lạc tắc cộng lạc. Khanh đẳng đương dĩ thử ngữ truyền chi tử tôn, sử cửu vật vong, tắc tông xã vạn niên chi phúc dã.

“Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ. Tuy bên ngoài có một người ở ngôi chí tôn, được cả thiên hạ phụng sự, nhưng bên trong thì ta với các khanh là ruột thịt cùng dòng tộc. Lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên truyền những lời này cho con cháu để chúng đừng bao giờ quên thì đó là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc.”

Trần Thánh Tông nói ra được điều này, bởi vì ông không muốn có một Trần Ích Tắc hay một Trần Doãn nữa. Nếu trong tộc họ nhà Trần, dầu cho con nhà bác hay nhà chú thì cũng cùng một ông nội Thái Tông và ông cố là Thái Tổ Trần Thừa. Nếu nghĩ xa được như vậy, không có chuyện bỏ ta theo giặc như người anh họ và người em ruột kia. Giả sử nếu Thái Tông và Thánh Tông thua quân Nguyên Mông thì người Trung Quốc sẽ đem Trần Doãn và Trần Ích Tắc về làm vua bù nhìn ở nước Đại Việt để người phương Bắc giày xéo quê hương ta, thì có ích lợi gì. Cho nên Thánh Tông đã phủ dụ cho toàn thể tông thất nhà Trần hiểu được ý vua để cùng nhau xây dựng đất nước và cùng hưởng phú quý vinh hoa khi nước nhà thái bình thịnh trị và cùng nhau góp sức, góp tài đánh đuổi ngoại xâm để đất nước được thái bình an lạc. Đó là sự thật, không phải là lời hứa suông.

Để thể hiện điều này, sau những buổi làm việc ở triều ca, vua Thánh Tông cho phép các vương hầu, tôn thất vào nội cung ăn uống nô đùa mà không phân tôn ti trật tự. Các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung một cỗ và cùng ngủ chung một giường, một chăn với nhau. Chỉ lúc nào có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo lễ phép.

Một người lãnh đạo đất nước không nhất thiết phải là một người lớn tuổi. Trẻ tuổi cũng có thể làm việc này nếu có tài năng. Ở đây có thể lấy một ví dụ cụ thể như sau: Người cha là trung sĩ, nhưng khi ra quân trường gặp người con mang quân hàm đại úy, thì theo quy định trong quân đội người cha ấy vẫn phải đứng nghiêm chào con mình. Vì cấp dưới phải tôn trọng, tuân hành cấp chỉ huy trên mình. Trong khi đó, nếu người con này về sống trong gia đình thì phải cung kính với cha, với mẹ chứ không thể giữ cương vị chỉ huy. Ở đây, dưới thời Trần Thánh Tông, nhà vua đã cư xử với các hoàng thân quốc thích bằng tình cảm thân thiện của con cháu trong một nhà, nên ai lại không thích. Cho nên khi quốc gia hữu sự gọi mời thì những người thân quen này không có lý do gì mà ngoảnh mặt làm ngơ, không đóng góp công sức mình cho đại cuộc cả. Cho nên khi đứng trước bệ rồng thì vua ra vua, bầy tôi ra bầy tôi là vậy.

Về việc hành chánh, tháng 2 âm lịch năm 1262, Trần Thánh Tông nâng cấp phường Tức Mặc - đất phát tích của Hoàng triều - thành Phủ Thiên Trường. Ông cho lập cung Trường Quang, cung Trùng Hoa và Chùa Phổ Minh ở hướng tây cung Trùng Quang. Cung Trùng Quang được chọn làm nơi Thượng Hoàng ở, còn cung Trùng Hoa là nơi Hoàng Đế trú khi về thăm Thượng Hoàng. Chùa Phổ Minh là nơi để vua, Hoàng Hậu và con cháu tông thất lễ bái nguyện cầu. Vua Trần Thánh Tông còn cho đặt ra các chức quan để cai quản Phủ Thiên Trường nữa.

Tháng 3 âm lịch, năm 1265 Trần Thánh Tông đổi tên Ty Bình Bạc (cơ quan quản lý hành chánh ở kinh đô Thăng Long) thành Đại An Phủ Sứ. Nhà vua tuyển chọn quan Đại An Phủ Sứ theo một quy trình nghiêm ngặt, được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thuật lại như sau: “Theo chế độ trước, An Phủ Sứ qua trị nhậm các Lộ, đủ lệ khảo duyệt thì vào làm An Phủ Sứ phủ Thiên Trường, lại đủ lệ khảo duyệt nữa thì bổ làm việc ở Thẩm Hình Viện, rồi mới được làm An Phủ Sứ Kinh Sư.”

Tháng 3 âm lịch, năm 1267, Trần Thánh Tông ban hành hệ thống “kim chi ngọc diệp” (cành vàng lá ngọc) quy định việc phong ấm cho con cháu vương hầu, công chúa, theo đó, cháu 3 đời của vương hầu, công chúa sẽ nhận được tước hầu hoặc quận vương, cháu 4 đời tước minh tự, cháu 5 đời tước thượng phẩm, chi tiết tước phong tùy thuộc vào hạng trung “ngũ phục”, tức 5 hạng tang phục dựa trên quan hệ huyết thống.

Có thể chữ “kim chi ngọc diệp” chính thức có từ vua Trần Thánh Tông vào năm 1267, nếu tính đến nay 2019 là 752 năm. Những thời về sau đó các vua chúa các triều đại khác thường hay dùng đến danh từ này để chỉ cho cành vàng lá ngọc là con cháu của Hoàng gia. Đúng như câu tục ngữ Việt Nam mình mà ông bà mình hay nói là: Một người làm quan cả họ được nhờ là vậy. Từ tước, hầu hay quận chúa của triều đình khi tiên quân hay hoàng hậu băng hà phải đội khăn tang để trả ân, trả hiếu và chính từ nơi khăn tang ấy thể hiện rõ nét là người ấy đang nằm trong phẩm trật nào. Cũng từ cách phân chia này mà họ có những thực quyền, thực lợi khác nhau khi họ lãnh lương của triều đình để chu toàn nhiệm vụ của họ.

Tháng Tư âm lịch, năm 1267, vua Trần Thánh Tông lập ra các chức Hàn lâm viện học sĩ (chức quan giám sát việc biên soạn các văn bản chiếu lệnh, sắc dụ của vua) và Trung Thư Sảnh Trung Thư Lệnh (cố vấn cho Hoàng Đế về triều chính). Ông chọn hai văn thần Nho học là Đặng Kế làm Hàn Lâm Viện Học Sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung Thư Sảnh Trung Thư Lệnh.

Theo sĩ phu thời Nguyễn là Phan Huy Chú, trong bộ Lịch Triều Hiến Chương loại chí, thì buổi đầu thời Trần, triều đình chỉ dùng các hoạn quan như Phạm Ứng Mộng, Lê Tông Giáo v.v… làm chức Hành Khiển, chứ không hề dùng Nho sĩ. Cho nên việc vua Thánh Tông dùng Đỗ Quốc Tá là dấu hiệu giới Nho gia bắt đầu có ảnh hưởng mạnh vào bộ máy nhà nước.

Ngày xưa các triều đình vua chúa ở Trung Hoa và Việt Nam chúng ta rập khuôn giống y hệt như vậy là trong Hoàng cung chỉ dùng toàn là những người hoạn quan, vì trong chốn cung son chỉ một mình nhà vua là đàn ông, con trai thật sự, còn tất cả những người hiện diện nơi hậu cung là hoàng hậu, hoàng phi cùng các hoạn quan mới được lui tới nơi này, vì sợ việc lấy nhau sẽ trở thành ngôi báu của dòng họ khác. Từ đó có những người muốn trung với vua thì có thể tự nguyện cắt bỏ bớt một phần thân thể của mình để phục vụ cho nhà vua và hoàng hậu. Từ đó mới có những hoạn quan chuyên quyền và nổi loạn trong hậu cung.

Tham dục là một trong những nguyên nhân thôi thúc người ta sa vào tội lỗi mạnh mẽ nhất. Tất cả các thứ dục như: thanh dục, sắc dục, tình dục, danh dục, lợi dục, tài dục v.v… đều do tâm khởi lên, chứ không phải do thân khởi. Tâm mới là chủ động, còn thân là bị động. Thân chỉ làm theo mệnh lệnh của tâm, chứ tâm không làm theo mệnh lệnh của thân. Do vậy, nếu tâm biết ngăn dừng thì mọi việc sẽ yên lặng, nếu tâm còn lăng xăng chạy ngược chạy xuôi, tán loạn đủ điều thì thân phải mang khổ lụy mà thôi. Do vậy mà Ngài Nagarjuna (Long Thọ) người Ấn Độ, Tổ Sư của 8 tông phái như: Thiền, Tịnh, Mật, Duy Thức, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Luật, Bát Nhã đã có lời khuyên về việc ngăn chặn các cơn dục của chúng sanh như sau: “Mọi cơn dục của chúng sanh đều giống như những cơn ngứa, càng gãi thì càng ngứa, ước gì không có cơn ngứa ấy.” Lời dạy nguyên thủy thì như vậy, nhưng tôi xin thêm vào câu ấy như sau: “Mọi cơn dục của chúng sanh đều giống như những cơn ngứa, càng gãi thì càng ngứa, tốt nhất là đừng gãi.” Ai chịu đựng được một thời gian thôi thì mọi sự cảm thọ ấy sẽ thay đổi liền, giống như mây mù tan đi thì ánh sáng mặt trời sẽ rạng tỏ. Chúng ta bị các cảm thọ về vui, buồn, giận, hờn, yêu, ghét, khổ v.v… nó chi phối mà không hề hay biết. Khi nào chúng ta làm chủ được mình, như vua Trần Thái Tông đã nói trong Khóa Hư Lục, thì chính mình là Phật vậy. Điều này đối với một người bình thường đã rất khó, còn với người làm vua, khi mọi thứ tham dục đều sẵn sàng được thỏa mãn thì ôi thôi, khó biết là dường nào! Nhưng tại sao những vị vua này làm được, mà mình lại không làm được? Họ đang ở trên ngai vàng, nhưng không đắm trước mùi tục lụy, như vua Trần Thái Tông hay Nhân Tông sau này thì chính họ là những vị Phật. Vậy Vua là Phật, Phật là Vua, cũng từ quan điểm này mà ra vậy.

Vua Trần Thánh Tông hiểu Phật pháp như vậy mà cử Đỗ Quốc Tá vốn là người bên nhà Nho làm cố vấn cho Hoàng Đế về việc triều chính thì quả rằng nhà vua có một cái nhìn thật là toàn mỹ. Vì vua Thánh Tông nghĩ rằng: Chính mình thiên lệch cho Phật giáo ư? Nên vua mới cử người khác tôn giáo của mình đang phụng thờ làm cố vấn. Như vậy nhà Vua cũng đã quá dân chủ. Ngoài ra vua không dùng những hoạn quan làm tham mưu nữa, mà chỉ dùng những người tài lo cho dân cho nước, dầu cho việc ấy có “trung ngôn nghịch nhĩ” đi nữa thì đó cũng là chuyện đáng làm, chứ không phải lúc nào cũng nghe theo đám nịnh thần, còn trung thần thì bỏ phế. Do vậy người đời sau tôn xưng vua Thánh Tông là bậc minh quân hiền đức cũng phải.

Cũng trong năm 1267, Trần Thánh Tông chia cơ quan Hành Khiển làm hai Ty (đều đặt tại kinh sư) gồm Hành Khiển Tả Hữu Ty trong cung Thánh Từ (cung riêng của Thượng Hoàng) và Hành Khiển Ty trong cung Quan Triều (nơi ở riêng của Hoàng Đế). Cả hai Ty được gọi chung là Nội Mật Viện. Tháng 11 âm lịch, năm 1273, Hoàng Đế Thánh Tông lại đặt chức Nhập nội phán đại tông chính phủ Đại tông chính (chuyên lo việc Tôn thất), giao cho Nhân Túc Vương Toản nắm chức này. Cuối năm 1274 nhà Vua đặt thêm các chức Trừ cung giáo thụ (chức quan dạy học cho Thái Tử) và Nội thị học sĩ.

Một triều đại mà các thứ bậc quan lại từ triều đình bá quan văn võ cho đến thứ dân được phân chia, cất nhắc rõ ràng như thế thì đúng là một triều đình có minh quân. Từ đó dân mới an cư và từ sự an cư này, các nghề nghiệp mới phát triển, thịnh vượng. Nếu dân chúng sống trong cảnh thái bình, an cư lạc nghiệp với mưa hòa, gió thuận thì làm sao dân không giàu, nước không mạnh được? Đây chính là điều kiện ắt có và đủ để cho một quốc gia tự cường tự quyết về mọi phương diện trong cuộc sống hằng ngày như: kinh tế, giáo dục, xã hội, chính trị, ngoại giao, tôn giáo v.v…

Trần Thánh Tông còn chú trọng đến giáo dục và khoa cử. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi nhận rằng: Vào tháng 10 âm lịch năm 1272, Hoàng Đế đã xuống chiếu “Tìm người tài giỏi, đạo đức, thông hiểu kinh sách làm Tư Nghiệp Quốc Tử Giám” (tức Hiệu Trưởng Trường Quốc Tử Giám). Ngoài ra vua Trần Thánh Tông còn khuyến khích em là Chiêu Quốc Công Trần Ích Tắc (một người nổi tiếng học giỏi biết nhiều, nhưng sau này theo giặc phương Bắc) mở trường dạy học văn sĩ. Theo sử cũ trường này đã đào tạo được nhiều người có ích cho đất nước, tiêu biểu là Mạc Đĩnh Chi - Trạng Nguyên khoa thi năm 1304 đời Trần Anh Tông.

Hầu như ít có ông vua hay hoàng hậu nào lâu nay có bằng cấp tiến sĩ, cao học, nhưng họ đã trị vì thế giới này mấy ngàn năm rồi. Dĩ nhiên họ nhờ cái đức mà trị dân được an ổn như vậy. Còn ở thế kỷ thứ 20 này người ta hay dùng cái tài để cai dân, trị nước, nhưng đa phần chiến tranh lại xảy ra nhiều hơn trong quá khứ, vì chỉ trọng tài mà ít quan tâm đến đạo đức con người và đạo đức xã hội. Nhà vua Thái Tông hay Thánh Tông cũng thế, tuy không đỗ đạt cao, nhưng cái đức trị dân lại nổi bật, nên mới được dân thương, dân mến và từ đó khi nào vua cần đến sức dân thì dân sẽ hỗ trợ hết mình. Nhà vua đã cho mở trường dạy học để chiêu dụ nhân tài, nên phải cần một nền giáo dục thật là nhân bản. Vậy chúng ta thử nên định nghĩa hai chữ giáo dục, để chúng ta thấy được thâm ý của người xưa như thế nào.

Chữ giáo (教) có nghĩa là dạy bảo. Chữ dục (育) có nghĩa là nuôi dưỡng. Nếu ghép chung hai chữ này lại thì có nghĩa là nuôi dạy để một người được trưởng thành với sự hiểu biết, qua sự dạy dỗ ấy để học hỏi. Từ đó ta phải biết rằng phạm trù của sự giáo dục rất rộng sâu, mà người lãnh đạo cần phải biết. Đó là quá khứ, hiện tại và tương lai. Chiếc cầu giáo dục từ quá khứ không thể bắt thẳng đến chiếc cầu giáo dục của tương lai được, mà chúng ta cần phải có một nhịp cầu ở giữa để nối kết lại. Đó là hiện tại. Vì hiện tại chính là kết quả của quá khứ và là cái nhân của tương lai, chúng ta không được phép quên việc này. Nếu quên đi một nhịp cầu thì sẽ nguy hiểm cho nền giáo dục đó vô cùng.

Ngoài ra, nhà vua còn chọn những người tài qua kết quả những cuộc thi cử nữa. Đây chính là bậc thầy mô phạm trong thế gian này. Nếu cuộc đời này không có người giỏi đứng ra giúp vua cứu nước khi lúc quốc gia lâm nguy hay cả lúc thời bình, thì kẻ làm trai ấy không thể gọi là lương đống được. Lương đống chính là trụ cột chống giữ lại ngôi nhà mà con người đang xây dựng.

Từ năm 1994 đến năm 2011, 2012 chúng tôi và chùa Viên Giác tại Hannover cấp phát học bổng cho 187 Tăng Ni Việt Nam và ngoại quốc đang du học tại Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức v.v… Qua gần 19 năm như thế đã có 132 tiến sĩ là Tăng Ni đã tốt nghiệp ở các trường tại các quốc gia đã đi du học. Số tiền đó được gần một triệu US dollar, ấy là do quý Phật tử cúng dường và chúng tôi quyên góp được. Một trăm ba mươi hai nhân tài ấy sẽ làm nên văn hóa cho Phật giáo và văn hóa của dân tộc Việt Nam cho bây giờ và mai hậu. Bởi vì họ là những người không thể “ăn quả không nhớ kẻ trồng cây” được. Nếu không có A thì B sẽ không có, mà B không có thì C làm sao hiện hữu được. Vì thế tôi cũng thường hay nói với quý Thầy Cô rằng, “Sự học không làm cho người ta giác ngộ, giải thoát được. Nhưng nếu muốn mở cánh cửa giải thoát kia, không thể thiếu sự tu và sự học.” Tuy tôi không có bằng cấp tiến sĩ như 132 vị Tăng Ni kia, nhưng tôi là người kết nối họ lại và tạo thành nhân duyên để cho họ học và có cơ hội ra trường. Nếu họ chưa phụng sự được cho Dân Tộc cũng như Đạo Pháp Việt Nam những điều gì rõ nét, thì ít ra họ cũng đã giúp cho chính họ thoát ra khỏi những nơi chốn tối tăm, mà chỉ có con đường giáo dục, khoa cử mới có thể trợ duyên cho họ được như vậy.

Câu chuyện của Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi thời vua Trần Anh Tông năm 1304, đến nay hầu như không có người Việt Nam nào không biết đến. Đó là trong thời này ông được vua Trần Anh Tông phái đi sứ sang Trung Hoa. Lúc ấy có một công chúa qua đời và nhà Nguyên muốn thử tài Trạng Nguyên Việt Nam nên mời ông đọc văn tế mà không báo trước. Đến lúc ông bước lên trước mọi người để đọc, mở tờ văn tế được viết sẵn ra thì chỉ thấy có 4 chữ nhất (一) thôi, ngoài ra không có gì khác. Trạng Nguyên vẫn thản nhiên nâng tờ văn tế lên như đang đọc trong đó, nhưng ứng khẩu ngay một bài văn tế có 4 chữ nhất như sau:

青天一朵雲

烘爐一點雪

上苑一枝花

瑤池一片月

噫!雲散雪消

花殘月缺 。

Thanh thiên nhất đóa vân,
Hồng lô nhất điểm tuyết,
Thượng uyển nhất chi hoa,
Dao trì nhất phiến nguyệt.
Y! Vân tán, tuyết tiêu, Hoa tàn, nguyệt khuyết!

Dịch nghĩa:

Một đám mây trên trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa đỏ
Một nhành hoa trong vườn thượng uyển
Một vầng trăng hồ Dao trì
Ôi! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!

Triều đình nhà Nguyên gần như xiêu hồn lạc phách, vì bài thơ quá hay của Trạng Nguyên Đại Việt, cho nên vua nhà Nguyên phong cho Mạc Đĩnh Chi là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên (Trạng Nguyên cả hai nước Việt Nam và Trung quốc). Bài này diễn tả rằng: Trên trời xanh kia chỉ có một đám mây duy nhất đang trôi lơ lửng. Trong lò lửa đang cháy phừng phựt như vậy mà lại có một hạt tuyết. Dưới ao kia ánh trăng thượng tuần dọi chiếu xuống mặt hồ. Trong vườn Ngự uyển chỉ có một bông hoa đẹp duy nhất. Thế mà giờ đây đâu còn nữa. Mây đã tan, tuyết đã chảy, hoa đã tàn và trăng đã khuyết. Quả thật là đại tài. Điều này thật đáng hãnh diện biết bao khi Mạc Đĩnh Chi xong nhiệm vụ sứ giả trở về Đại Việt trình lên cho Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông cũng như bá quan văn võ triều đình biết.

Vua Thánh Tông đã hai lần mở khoa thi để chọn người tài ra giúp nước. Khoa thi thứ nhất (tháng 3 năm 1266) lấy được 51 người trúng tuyển, gồm Trần Cố đậu Kinh Trạng Nguyên (người ở các vùng từ Ninh Bình trở ra), Bạch Liêu đậu Trại Trạng Nguyên (Trạng Nguyên ở hai châu Hoan, Ái), một người không rõ tên đậu Bảng Nhãn, Hạ Nghi đậu Thám Hoa Lang và 47 Thái Học Sinh.

Đến khoa thi thứ hai (tháng 3 âm lịch năm 1275, các chức danh Kinh và Trại Trạng Nguyên đã được hợp lại làm một. Kỳ thi này lấy được 3 người đỗ Tam Khôi (Trạng Nguyên Đào Tiêu, Thám Hoa lang Quách Nhẫn và những bộ sử hiện có không nêu được tên Bảng Nhãn) và 27 Thái Học Sinh xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau.

Thánh Tông cũng tổ chức thi Lại Viên vào năm 1261 với hai môn toán và viết để tuyển dụng thư Lại, bổ dụng làm duyện lại ở Nội lệnh sử. Riêng hai Ty Thái y và Thái chúc thì thi tuyển theo chuyên môn và tùy theo chuyên môn để bổ dụng.

Trần Thánh Tông còn cho Hàn Lâm Viện Học Sĩ kiêm Quốc Sử Giám Tu Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên soạn bộ sử này được khởi đầu từ thời vua Trần Thái Tông, đến niên hiệu Thiệu Long thứ 15, năm Nhâm Thân (1272) đời Thánh Tông mới hoàn tất. Vua rất hài lòng, xuống chiếu ban thưởng.

Đây là một bộ sử đáng tin cậy, mà hầu như các sử gia hay những nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam về sau luôn sử dụng để tra cứu, tham khảo. Vì lẽ Lê Văn Hưu là một Nho gia, một Hàn Lâm học sử, kiêm Quốc sử Viện Giám Tu, nên ông đã ghi chép lịch sử bắt đầu từ Bà Trưng, Bà Triệu, cho đến Lý Nam Đế hay Lý Phật Tử, rồi Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, nhà Lý, nghĩa là từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 13, vào khoảng 1225 thì chấm dứt. Những triều đại còn lại như Thái Tông (1226-1258) và Thánh Tông (1258-1277) vì là cận sử nên Lê Văn Hưu không chấp bút.

Nếu một nước không có sử thì xem như nước đó không có cội nguồn và từ đó đến nay nào là nhà Hồ, nhà Mạc, nhà Trịnh, nhà Nguyễn v.v… đã có rất nhiều sử gia viết đến. Mỗi một thời như thế những nhà viết sử thường phải theo quy định của triều đình đương đại để chấp bút. Nếu không như vậy thì dễ mất chức hoặc thậm chí là mất mạng.

Ví dụ dưới thời nhà Nguyễn, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) khi đánh tan hai mươi vạn quân Thanh xâm chiếm nước ta vào đầu năm 1789 thì với dân tộc Việt Nam, ông là một bậc anh hùng, nhưng khi Gia Long lên ngôi dựng đế hiệu và kinh đô tại Huế vào năm 1802 thì đã cho người đào mồ mả của Quang Trung Nguyễn Huệ lên và cho rằng: Đây là Ngụy Tây Sơn, chứ không phải là anh hùng của dân tộc. Từ đó ta phải thấy rằng: Khi đọc sử, chúng ta phải đứng ra ngoài sự tranh chấp hay đứng lên trên quan niệm cố chấp cá nhân đương thời, ngay cả vua chúa, quan quyền thì ta mới có một cái nhìn trung thực được.

Cũng như thế ấy, từ thời vua Trần Nhân Tông chúng ta đã có Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán, được thỉnh từ Trung Quốc về mà mãi đến năm 2014 chúng ta mới có được một bộ Đại Tạng Kinh khá hoàn chỉnh bằng tiếng Việt là Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, do Cố Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Tịnh Hạnh chủ biên gồm 203 tập, mỗi tập dày độ từ 500 đến 1.000 trang. Bản được in thành sách có 187 tập và những tập còn lại trước sau gì cũng sẽ được in, nhưng trên các trang nhà điện tử của Đại Tạng Kinh Việt Nam.org, hay viengiac.de và Hoavouu.com đều có cho đăng tải đến hết tập 203 rồi. Chỉ trong một thời gian ngắn 20 năm mà Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh ở Đài Loan đã chủ trì cho biên tập, dịch thuật, chú giải hoàn thành như vậy là một công đức không nhỏ, có một không hai trên thế gian này. Chỉ có điều hơi tiếc là trong bộ Đại Tạng Kinh bằng chữ Việt này dịch từ nguyên tác Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyo) thành Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh còn nhiều lỗi chính tả và nhiều đoạn kinh văn do nhiều người dịch hợp lại mà thành, nên ý và lời còn tối nghĩa nhiều chỗ. Hy vọng đây là cái sườn đã có sẵn mà hơn 1.300 năm nay chúng ta mới có được một bộ Đại Tạng Kinh bằng Việt ngữ hoàn toàn như vậy là quá quý rồi. Những thế hệ đi sau, từ từ sẽ tra cứu và hiệu đính lại.

Chỉ riêng bộ Đại Tạng Kinh Nam Truyền gồm 13 cuốn, do Cố Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Minh Châu dịch thẳng từ tiếng Pali sang tiếng Việt từ tập thứ nhất đến tập thứ 7 và Nữ sĩ Trần Phương Lan pháp danh Nguyên Tâm đã tiếp tục dịch 6 quyển còn lại từ tiếng Anh do Hội Maha Bodhi Society ở Anh ấn hành bằng Anh ngữ và Nữ sĩ đã trực tiếp dịch sang tiếng Việt. Tổng cộng thành 13 tập. Tất cả độ 25.000 trang sách. Đây là hai gia tài pháp bảo kể cả Bắc và Nam Tông, quý hơn là vàng và là những quốc bảo của Phật giáo Việt Nam mà bao đời nay, đến cuối thế kỷ thứ 20 đầu thế kỷ thứ 21 này chúng ta mới có được. Bây giờ cả hai Hòa Thượng Minh Châu cũng như Tịnh Hạnh không còn có mặt trên trần thế nữa, nhưng tên tuổi của quý Ngài từ bây giờ cho đến ngàn năm sau nữa, hậu thế vẫn còn ghi. Quả là một công việc bất khả tư nghì vậy.

Về kinh tế, Trần Thánh Tông tiếp tục chủ trương chú trọng đến nông nghiệp. Tháng 10 âm lịch năm 1266, ông xuống chiếu yêu cầu các vương hầu, cung phi, phò mã phải chiêu mộ, quy tụ những người dân nghèo, dân lưu lạc không sản nghiệp để hướng dẫn họ khai khẩn ruộng hoang, lập điền trang, nhằm mở rộng diện tích canh tác và tạo kế sinh nhai cho dân nghèo. Kể từ đây đó, các vị vương hầu bắt đầu sở hữu đất đai, điền trang do họ có công kiến lập.

Như vậy đất đai nhà Trần đã được chia ra làm tư hữu cho dân chúng, mà tiên phong là các vương hầu, cung phi cùng với phò mã đã giúp đỡ dân nghèo những phương tiện để dân có đất ruộng canh tác và từ đó họ có quyền tư hữu và có trách nhiệm với chính thửa ruộng của mình. Việc nông trang, cày sâu, cuốc bẩm vẫn là công chuyện xưa nay của dân Việt mình, nên cấy lúa, trồng khoai, nuôi tằm, dệt lụa v.v… vốn là sở trường của người dân. Khi nhà vua có quan tâm đến dân chúng thì chắc rằng người dân sẽ an vui để sinh sống làm ăn và phát triển kinh tế tự túc cho mỗi gia đình.

Nhà vua cũng quan tâm đến việc nâng cao thực lực quốc phòng của Đại Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì từ đầu năm 1261, Thánh Tông vừa lên ngôi đã ra lệnh “chọn đinh tráng các lộ làm lính, còn thì sung làm sắc dịch các sảnh, viện, cục và đội tuyển phong các phủ, lộ, huyện”.

Đến tháng 3 âm lịch năm 1262 ông xuống chiếu cho các đội quân phải lo việc chế tạo thêm vũ khí và chiến thuyền, đồng thời tổ chức tập trận lục quân và thủy quân tại chín bãi phù sa dọc theo sông Bạch Hạc (nay thuộc Việt Trì, Phú Thọ).

Sau đó, tháng 8 âm lịch, năm 1267, Trần Thánh Tông chia quân đội làm nhiều quân, mỗi quân có 30 đô, mỗi đô gồm 80 người lính, lại chọn những người trong tông thất giỏi võ nghệ và binh pháp để cho làm chỉ huy. Ông còn chọn những tướng lĩnh tài ba như Lê Phụ Trần làm Thủy quân Đại Tướng quân (1259) và Chiêu Mạnh Đại Vương Trần Quang Khải - em ruột Hoàng Đế - làm Thái úy (1262), rồi Tướng quốc Thái úy (1271).

Ngoài ra vào tháng 9 âm lịch, năm 1262, nhà vua truyền lệnh xem xét lại tình trạng của tù nhân. Phần lớn tội phạm đều được ân xá, riêng những người đã đầu hàng quân Mông Cổ trong cuộc chiến tranh năm 1258 thì bị trừng trị.

Mùa xuân năm 1277, dân mán Lão (蠻獠) nổi dậy ở động Nẩm Bà La (phủ Bố Chính - nay là Quảng Bình) Hoàng Đế Trần Thánh Tông cùng Thái úy Trần Quang Khải đích thân đi đánh dẹp, bắt sống hơn ngàn người giải về kinh sư.

Thái Tông và Thánh Tông cả hai vua đều biết chắc rằng giặc Nguyên Mông sẽ không để yên cho Đại Việt sau khi đã thua lần đầu vào năm 1258, nên thế nào cũng sẽ tấn công Đại Việt lần thứ hai, vì vậy việc chuẩn bị cho thực lực quốc phòng của Đại Việt là một điều phải làm, không thể lơ là. Khi việc chuẩn bị đã sẵn sàng, nếu nước nhà có nguy biến thì quan quân sẽ chủ động việc nghinh chiến với địch quân. Những tướng lĩnh tài ba như Lê Phụ Trần hay Trần Quang Khải là những người đã được tôi luyện trong chiến tranh, dày công hãn mã, nên đều được cả hai vua giao cho việc thống lĩnh quân đội cũng là điều hiển nhiên không phụ lòng người.

Mùa Đông năm 1262, nghĩa là Thánh Tông mới lên ngôi được 4 năm, vua đã ra lệnh xem xét đời sống của tù nhân để phủ dụ. Lòng nhân này chắc chắn Thánh Tông đã ảnh hưởng từ vua cha, mà cha ông, Trần Thái Tông là một ông vua Phật tử thuần thành, nên ông cũng đã học theo hạnh ấy mà đối xử với tù nhân như vậy.

Trong cuộc chiến tranh với quân Nguyên vào năm 1257-1258, Cự Đà mắc tội không chống giặc, chạy thoát thân riêng mình, nhưng sau vẫn được tha bổng. Thánh Tông khuyên Cự Đà nên đoái công chuộc tội và tất cả tù binh người Mông Cổ đều thả cho về, sau khi giam giữ một thời gian ở Đại Việt. Đây là tấm lòng từ của một bậc Đế Vương Nam Việt, khiến cho quân Nguyên Mông cũng phải suy nghĩ.

Hồi đó Đại Việt của chúng ta đất đai mới đến Quảng Bình, Quảng Trị. Mãi cho đến thời Trần Nhân Tông, con của Trần Thánh Tông, do việc gả Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân mà ta có thêm Châu Ô và Châu Rí, tức từ ngoài Huế vào hết xứ Quảng Nam, Quảng Ngãi bây giờ. Do vậy khi người Chiêm Thành ở phía Nam quấy phá bờ cõi của Đại Việt thì các vua nhà Trần và các vua ở các đời sau nữa phải đem quân đi đánh dẹp.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng, vào năm 1261, “Nhà Nguyên phong vua làm An Nam Quốc Vương, ban cho 3 tấm gấm tây, 6 tấm gấm kim thục.” (Quyển 5, trang 26, tờ b). Xem ra thì sau khi thất bại nặng nề trước quân dân Đại Việt, họ đành phải “xuống nước làm hòa” để chờ đợi thời cơ khác sẽ thực hiện giấc mộng xâm lược. Nhưng rồi giấc mộng này cũng đã tan tành sau 2 lần chiến thắng của quân dân Đại Việt vào năm 1285 và 1288. Thời kỳ đó, gót giày quân Mông Cổ đã giẫm nát Á Châu, sang tận Úc Châu và đã đến Âu Châu rồi. Đến đâu họ cũng gặp cảnh vườn không nhà trống và cứ thế như lửa rơm cháy ngút ngàn trên các địa lục. Nhưng khi đến Đại Việt, cả ba lần đánh phá đều phải nhận lãnh thất bại và nhục nhã quay trở về Trung Quốc.

Đây là những chiến thắng lừng lẫy của người Việt Nam với quân Mông Cổ mà mãi cho đến bây giờ sử sách vẫn còn ghi. Năm 1268, Sứ giả Mông Cổ là Hốt Lung Hải Nha và Trương Đình Trân mang chiếu vua Mông Cổ sang, vua nhận chiếu không quỳ lạy, lại bảo bọn Trương Đình Trân rằng: “Các ngươi làm quan một triều, ta đây là vua một nước, có lẽ nào các ngươi làm lễ ngang hàng với ta được sao?” Vua Mông Cổ giận, sai người sang trách móc, lời qua tiếng lại nhưng Thánh Tông giữ cương vị vua một nước độc lập, tuy cũng tìm lời khéo léo giải bày nhưng vẫn không chịu quỳ lụy. Đến năm 1271, Mông Cổ đổi thành nhà Nguyên, việc giao hảo giữa hai bên vẫn như cũ. Vua Nguyên sai sứ sang dụ Thánh Tông sang chầu. Vua lấy cớ có bệnh, từ chối không đi.

Ngoài việc khéo léo ngoại giao với Mông Cổ, sau đó là nhà Nguyên, vua Thánh Tông cũng tiếp tục giữ bang giáo với nhà Nam Tống. Việc duy trì quan hệ với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo với nước lớn, còn nhằm mục đích nắm bắt tình hình của phương Bắc nữa. Sau năm 1279, Nam Tống bị nhà Nguyên diệt mất, nhiều quan lại, binh sĩ, đạo sĩ ở Nam Tống không thần phục người Mông Cổ đã trốn sang xin nương nhờ Đại Việt để tỵ nạn. Trong số họ có những người như Trần Trọng Vy, Tăng Uyên Tử, Triệu Trung… đã được vua Trần Thánh Tông và các thân vương đối đãi trọng hậu. Sử sách còn ghi, tháng 10 âm lịch năm 1274, khi quân Tống liên tục thua trận trước quân Nguyên, nhiều thương gia người Tống từ Giang Nam vượt biển sang Đại Việt, đem theo gia quyến và nhiều của cải. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nói rõ về cuộc “vượt biên” lánh nạn này có đến 30 chiếc thuyền lớn chở đầy người và của cải. Vua Thánh Tông cho người Tống lập nghiệp ở Phường Nhai Tuân (thuộc Thăng Long). Tại đây họ đã mở chợ bán các mặt hàng như vải lụa, thuốc men v.v…

Từ những điểm trên của lịch sử, chúng ta có thể rút ra được rất nhiều bài học như: Kẻ thắng trận cũng chẳng phải là không bại trận. Người Nam Tống cứ ngỡ là nhà Nguyên sang giúp mình, nhưng Hốt Tất Liệt chỉ biết Mông Cổ chứ đâu có quan tâm đến việc giúp Tống. Thế rồi chỉ mới đó mấy năm thôi, từ 1268 đến 1272, 1273 rồi 1274 thế nước lòng dân đã khác rồi. Quân Mông Cổ đã chiếm gần hết nước Trung Hoa, Hốt Tất Liệt lên ngôi Đại Hãn năm 1264, đến năm 1271 thì đổi quốc hiệu thành Đại Nguyên và đến năm 1279 thì diệt hẳn nhà Nam Tống. Do vậy mà quan lại, binh sĩ, đạo sĩ lại chạy sang nước ta để xin tỵ nạn. Ngày ấy chưa có danh từ xin “tỵ nạn chính trị”, nhưng rõ ràng những người bỏ Tống và không chấp nhận quân Mông Cổ cai trị quê hương mình là một hành động chính trị và vua Trần Thánh Tông đã mở rộng hai tay để đón họ vào Đại Việt và cho họ lập nghiệp ngay tại Thăng Long. Sau này, trong 2 cuộc chiến tranh chống quân Mông Cổ vào năm 1285 và 1288, những người từ nhà Tống sang Đại Việt đã giúp cho vua tôi Đại Việt chống lại quân Nguyên Mông một cách có ý thức. Vì họ đã chạy trốn Nguyên Mông thì ngay cả Nguyên Mông đến Đại Việt họ cũng không chấp nhận. Việc này cũng giống như Hoàng Tử Lý Long Tường khi ra đi tỵ nạn tại Triều Tiên vào năm 1225, bởi vì lúc bấy giờ bất mãn chính sách tiêu diệt nhà Lý của Thái Sư Trần Thủ Độ và không chấp nhận nhà Trần lên thay ngôi nhà Lý, nên họ đã ra đi và đến giữa thế kỷ thứ 12 quân đội Nguyên Mông sang xâm chiếm Triều Tiên thì chính Hoàng Tử Lý Long Tường cũng đã cùng với quân dân Đại Việt đang tỵ nạn tại đó hợp lực với quân đội nhà Kim đánh lui quân Nguyên Mông về nước, nên ông được phong cho tước hiệu là Nam Hoa Tướng Quân. Như vậy câu tục ngữ Việt Nam “ăn cây nào rào cây nấy” vẫn còn có giá trị muôn đời cho nhân thế, dầu cho ta có ở bất cứ nơi nào trên thế gian này.

Đây có lẽ là lần đầu tiên của nước Đại Việt chúng ta đã đón nhận những người tỵ nạn từ phương Bắc dưới thời vua Trần Thánh Tông. Sau này, vào thời nhà Minh, nhà Thanh hay cuộc Cách Mạng năm Tân Hợi 1911, Việt Nam chúng ta cũng đã đón nhận những người Hoa như thế không ít, mặc dầu trước đó cả hàng ngàn năm chúng ta chẳng có tội tình gì với họ mà họ cứ mang quân sang chinh phạt nước ta. Có lẽ chỉ có một lý do duy nhất là họ muốn mở mang biên giới về phương Nam để quê hương họ có nhiều đất đai hơn nữa. Có như vậy họ mới có thể nuôi sống hằng trăm triệu dân thời ấy và bây giờ thì trên cả tỷ người rồi. Bởi lẽ chúng ta không thù hận gì với họ, mà họ đem quân sang xâm lược ta để làm thuộc địa, nên vào thời nhà Lý, Lý Thường Kiệt đã dạy cho quân Nam Tống một bài học đích đáng rằng:

南國山河南帝居,

截然定分在天書。

如何逆虜來侵犯,

汝等行看取敗虛。

Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Nghĩa:

Non nước phía Nam, Vua Nam ở,
Đó là mệnh trời đã rõ ràng.
Cớ sao bạo ngược sang xâm lấn,
Chúng bây chắc chắn thất bại thôi.

Đúng là lời gang thép của một tướng tài thuộc nhà Lý và nhà Trần thì còn nhiều tướng giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Tung v.v… hay ngay cả Trần Bình Trọng nữa, mặc dầu bị giặc bắt làm tù binh, nhưng ông không chịu hàng và còn dõng dạc tuyên bố rằng: “Ta thà làm quỷ nước Nam, không làm vương đất Bắc.”

Ở phía Nam, quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành cũng diễn biến rất tích cực trong thời kỳ trị vì của Trần Thánh Tông. Khi nhà Trần mới thành lập, Chiêm Thành từng đưa quân sang quấy nhiễu biên giới, nhưng sau khi bị Trần Thái Tông đánh bại năm 1252, họ đã chính thức thần phục Đại Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi nhận, trong những năm Thánh Tông làm vua, Chiêm Thành đã 6 lần cử sứ thần sang dâng cống vật. Đó là những năm 1262, 1265, 1266, 1267, 1269 và 1270. Xu hướng quan hệ tốt đẹp này được duy trì sau năm 1278, khi Trần Thánh Tông đã nhường ngôi cho con là Trần Nhân Tông và lên làm Thái Thượng Hoàng.

Ông bà chúng ta thường nói rằng: Không có lửa làm sao có khói. Nếu Chiêm Thành không gây hấn thì Đại Việt đâu có đánh, vì lúc ấy bờ cõi của Chiêm Thành lớn hơn Đại Việt. Từ Quảng Trị trở vào đến Nha Trang, Khánh Hòa là đất đai của Chiêm Thành. Thanh Hóa ngày xưa cũng thuộc Chiêm Thành, mà ông cha ta đã tìm cách lấn dần về phương Nam, nên họ quấy phá chúng ta cũng là một lý lẽ đúng thôi, nhưng không ngờ vì thời Trần, Đại Việt chúng ta có quá nhiều tướng tài nên Chiêm Thành đã thất bại, phải thần phục và triều cống nhiều lần.

Sau này, khi vua Trần Nhân Tông có giao hảo tốt với Chế Mân, nhất là việc hứa gả Huyền Trân Công Chúa cho Chiêm Thành nữa, thì sự giao hảo càng tốt hơn và bờ cõi của Đại Việt dần dần mở rộng xuống phương Nam mà không cần đánh chiếm. Từ đó danh vẫn chánh và ngôn vẫn thuận. Ngày nay, nếu ai đó tìm đến vùng cố đô Mỹ Sơn ở Trà Kiệu thuộc tỉnh Quảng Nam bây giờ hay đến thăm Phật Học Viện Đồng Dương nay thuộc huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Hay đến cố đô Đồ Bàn ở Bình Định thì không thể ngờ rằng một thời vang bóng của Chiêm quốc như thế mà nay có còn gì đâu? Cuộc tang thương dâu bể là thế. Cho nên Đức Phật đã dạy cho chúng ta về vô thường từ lâu, mà đâu có ai ngờ đến. Biết là biết như vậy, nhưng nhận ra được giáo lý này để thực hành không phải dễ.

Cuộc đời, thế giới, con người, sự vật v.v… tất cả chúng ta chỉ là khách qua đường, dừng chân nơi quán trọ tại cõi Ta Bà này chừng 100 năm là cùng, mấy ai sống được lâu hơn mà phải tranh danh đoạt lợi để làm gì? Nếu tất cả chúng ta đều hiểu Phật pháp và thực hành giáo lý Phật đà một cách triệt để như các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông v.v… thì bộ mặt thật của thế giới đã thay đổi nhiều rồi. Cuối cùng rồi con người cũng chỉ vì tham vọng cá nhân rồi nhân danh “chính nghĩa” để đi thống trị những kẻ yếu hơn mình, nên chiến tranh mới từ đó phát sinh.

Người Mông Cổ tuy thất bại trong cuộc chiến năm 1258, nhưng vẫn chưa bỏ mộng thôn tính Đại Việt. Tuy nhiên Mông Cổ đang dồn sức chinh phạt Nam Tống và đánh dẹp một cuộc nổi dậy ở phía Bắc, nên họ tạm thời giữ hòa bình với Đại Việt. Năm 1261, Đại Hãn Mông Cổ là Hốt Tất Liệt phái sứ bộ sang nước ta. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép rõ việc này như sau: “Trước đây Hiến Tông nước Mông Cổ sai Nạp Thích Đinh sang dụ nhà vua rằng: ‘Ngày trước nước Mông Cổ sai sứ sang thông hiếu, thì sứ thần bị bắt không được trở về, vì thế mới có cuộc hành quân năm trước (1258); đến khi sai hai sứ thần sang chiêu an, lại bị trói đưa trả lại, nay đặc phái sứ thần sang hiểu dụ một lần nữa, nếu quyết lòng xin phụ thuộc vào Trung Quốc thì vua phải thân hành sang chầu.’ Nhà vua tiếp được thư, trả lời rằng: ‘Đợi khi nào có chiếu chỉ của Thiên tử, lúc ấy sẽ cho ngay con sang làm con tin.’ Đến đây, Thế Tổ nước Mông Cổ mới lên ngôi, lại sai Lễ bộ lang trung là Mạnh Giáp, Viên ngoại lang là Lý Văn Tuấn sang dụ rằng: ‘Quan lại, sĩ thứ nước An Nam, phàm áo mũ lễ nghi đều được theo chế độ cũ nước mình. Trung Triều đã hạ lệnh răn bảo quan lại ở ngoài biên giới không được tự tiện đem quân xâm nhiễu, vậy hai bên đều nên giữ việc trị an như cũ.’”

Đọc lại đoạn sử này, chúng ta thấy rõ sở dĩ một triều đình hung hãn như Mông Cổ thời đó mà phải nhún mình hòa hoãn với Đại Việt chẳng qua vì quân dân Đại Việt đã chứng tỏ được quyết tâm và sức mạnh của mình trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khiến họ nhất thời chưa thể làm gì hơn được. Một nước nhỏ bé phải “thần phục”, phải “triều cống”, vậy mà dám bắt nhốt sứ thần không cho về, lần sau lại trói sứ thần rồi mang trả về cho “nước lớn”. Triều đình Đại Việt đã chứng tỏ được sự khôn khéo trong ngoại giao nhưng cũng không hề yếu hèn mỗi khi bị lấn lướt. Chính vì vậy mà Hốt Tất Liệt trong lời chiếu lần này đã phải vỗ về cho phép nước ta “lễ nghi đều được theo chế độ cũ nước mình” và đã “hạ lệnh răn bảo quan lại ở ngoài biên giới không được tự tiện đem quân xâm nhiễu”. Sau này các vua Trần thường trích dẫn tờ chiếu này để bác bỏ các lý lẽ của người Mông Cổ khi họ đòi Đại Việt phải thay đổi nghi thức tiếp sứ (1271) hoặc cho Thoát Hoan mượn đường đánh Chiêm Thành (1284).

Ông cha ta giữ nước và dựng nước đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử như vậy. Có lúc cương, có lúc nhu. Dầu cho có thắng trận đi nữa, nhưng người xưa đã đối đãi với nhau hòa nhã trở lại, đôi khi còn làm thân cầu hòa bằng cách chấp nhận triều cống cho nước thua trận, vì nước ấy lớn hơn nước Đại Việt của chúng ta. Nếu so về địa lý mà Mông Cổ và Trung Quốc cộng lại thì nước Việt ta chỉ là một thẻo nhỏ trên bản đồ của Châu Á mà thôi. Trong khi đó, Hốt Tất Liệt chưa bình định xong Trung Quốc, vả lại còn đánh ở trận phương Bắc nữa, họ đã dồn lực lượng vào đó nên phía Nam tạm được thả lỏng một thời gian. Những người Trung Quốc thuộc nhà Nam Tống làm sao ngồi đó để nhìn thấy quê hương của mình bị lọt vào tay người Mông Cổ được, nên đã tìm nhiều cách để kháng cự lại, hay bỏ nước ra đi tìm tự do cho gia đình và bản thân mình, nên đã tìm cách sang Đại Việt để xin tỵ nạn. Vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đã mở rộng vòng tay đón tiếp những người này. Vì thế Mông Cổ sau khi chiếm hết Trung Quốc, vào năm 1285 và 1288 họ đã tiến đánh nước Nam ta và cũng chính những người Hoa bất mãn những người Mông Cổ này đang tỵ nạn tại Đại Việt đã cùng chúng ta khởi nghĩa chống lại quân của Hốt Tất Liệt một cách kiên cường. Đây là cách để báo đền ơn cứu tử của vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đã cưu mang họ trong thời gian họ được sinh sống tại nước Đại Việt.

Để an lòng dân Nam nên Hốt Tất Liệt vào năm 1260 đã ra chiếu chỉ như trên, nên sau này hầu hết các vua nhà Trần đều không sang Trung Quốc để chầu. Họ viện dẫn đủ mọi lý do để không phải phủ phục trước sân rồng. Dĩ nhiên vua tôi quân Nguyên Mông dư biết những lý lẽ biện minh của vua tôi nhà Trần, nhưng họ không thể trách cứ được, vì nhà Trần đã vin theo chiếu chỉ của Hốt Tất Liệt để biện giải cho những việc không cần thiết của mình. Ví dụ như vua nhà Trần viện dẫn lý do vì không quen với khí hậu phương Bắc, nên sợ bị chết dọc đường, mà cha mẹ khi nghe con chết, làm sao cha mẹ có thể vui được, nên đó là lý do chính để các vua nhà Trần không đến chầu các vua Trung Quốc và Nguyên Mông. Nhà Trần chỉ cho sứ giả đến Tràng An tiến cống những vật quý hiếm như ngọc ngà, châu báu, tơ lụa, voi, ngựa v.v… nhưng người tài giỏi hay những quan lại của triều đình Đại Việt không đem tiến cống các vua Nguyên Mông. Hoặc giả sau này người Mông Cổ muốn mượn đường của nước ta cho Thoát Hoan mang quân sang đánh Chiêm Thành năm 1284, nhưng vua quan ta đều từ chối. Chắc hẳn các tướng tài như Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật… đều dư biết ý đồ của Hốt Tất Liệt và Thoát Hoan rằng: Đó chỉ là cái cớ để thôn tính Đại Việt dễ dàng hơn và việc đánh Chiêm Thành không phải là lý do gì chính đáng cả. Nếu có, đó chỉ là mục đích bành trướng, muốn xâm chiếm lãnh thổ của lân bang để tạo nên thanh thế cho quê hương của mình mà thôi, nên Trần Bình Trọng cũng như các tướng tài khác của Đại Việt luôn tìm cách bác bỏ luận điệu này của Thoát Hoan. Có lẽ đây cũng là cái cớ để năm sau (1285) họ mang quan quân trực tiếp vào muốn đánh chiếm nước Đại Việt của chúng ta.

Năm 1261, Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương. Đến năm 1262, Mông Cổ yêu cầu nhà vua phải cống nạp ba năm một lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng 3 người, cùng với các sinh vật như sừng tê giác, ngà voi, đồi mồi, châu báu… Trong suốt thời gian trị vì của mình, Trần Thánh Tông duy trì đều đặn việc cống sản vật, nhưng chỉ để lấy lệ (vì thế năm 1275, Hốt Tất Liệt có gởi chiếu thư trách vua Trần rằng: “Các đồ cống đều không dùng được”) và không bao giờ chịu cống người.

Cũng trong năm 1262, vua Mông Cổ sai Nur-ud Din (Nạp Thích Dinh) sang làm Darughachi (Đạt Lỗ Hoa Xích) đi lại giám trị các châu quận Đại Việt. Mục đích của Mông Cổ là can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Hai vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông bề ngoài chịu thần phục, nhưng bên trong dốc sức mở rộng và huấn luyện quân đội.

Năm 1263 cử Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ đi tuần biên giới Lạng Sơn. Hai vua cũng tạo nhiều khó khăn, cản trở công việc của Nur-ud Din. Một trong những biện pháp đó là cấm dân cư tiếp xúc với các thương gia người Hồi, vốn thực chất là nội gián của Nur-ud Din trà trộn vào xã hội Đại Việt.

Chiếu thư của vua Mông Cổ gửi Trần Thánh Tông năm 1267 có đoạn: “Nay nghe Nur-ud Din ở bên ấy có nhiều sự thường bị chống báng cấm đoán, không cho được hội đàm. Quả như thế thì có phải lễ nghĩa thân mật trong một nhà đâu! Nghĩa vua tôi cũng như tình phụ tử, có lẽ gì tôi mà phản vua, con mà phản lại cha sao? Nếu Trẫm không nói ra, thì đãi khanh không có sự thành thật, khanh nên nghĩ lại cho chín chắn để tròn sự giao hảo trước sau như một.”

Hốt Tất Liệt viết thư trách cứ vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông có nhiều ý khác nhau. Ý thứ nhất nếu vua tôi nhà Trần không tuân lệnh thì hãy chờ đó, nhà Nguyên sẽ dạy cho những bài học tiếp theo. Ý thứ hai là hăm dọa, thử thách như thế để xem ra Đại Việt có thực hiện không? Nếu không thực hiện những điều như trong chiếu thư thì Hốt Tất Liệt mới có cái cớ mà mang quân sang đánh nước ta. Ta biết rằng ở đâu trên thế giới này cũng giống nhau cả. Nói thì cho quốc gia, sơn hà, xã tắc, nhưng làm thì đa phần chỉ phụng sự cho cá nhân, tự kỷ nhằm để củng cố bản ngã, chỗ ngai vàng mà mình đang trị vì, chứ câu “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là quý, đất nước tiếp theo, vua là nhẹ) cho đến bây giờ có mấy ông vua, ông tổng thống, ông thủ tướng thực hiện được?

Vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông quả khôn ngoan, nên đã chờ cơ hội như vậy để củng cố quân ngũ của mình và đồng thời cho Thái Sư Trần Thủ Độ lên đến Lạng Sơn để tuần tra biên giới, nhằm thăm dò ý hướng của quân địch mà phòng hộ cũng như chống trả lại khi cần. Mặt khác hai vua tuyên truyền cấm dân chúng không được làm ăn buôn bán với những người Hồi giáo, vì lẽ họ là nội gián của Nur-ud Din, giả vờ làm ăn để theo dõi sự tình của Đại Việt. Từ đó ta đã nhận và nghe được chiếu chỉ của Hốt Tất Liệt đã viết và trách móc hai vua Đại Việt như trên.

Các vua nhà Trần rất khiêm cung, khi dâng biểu tấu lên vua nhà Nguyên đều xưng là Thần và gọi vua Nguyên là Bệ Hạ. Do vậy Hốt Tất Liệt nghĩ là cha con, phụ tử, nhưng đâu có ngờ rằng cách hạ mình ấy, chỉ vì muốn giữ vững cơ đồ của Đại Việt được tồn tại và không muốn quê hương mình bị chiến chinh, khiến cho người dân bị khổ sở khi việc chết chóc xảy ra cho mọi người. Đó là tình thương của vua đối với dân. Nếu không từ Đạo Phật ra mà có được điều này thì đi tìm ở đâu cũng khó có ai bình tâm để làm được những hành động như vậy. Hốt Tất Liệt cuối cùng thì cũng phải làm hòa. Nhưng trong lòng cay đắng muôn phần, vì vua nói một đàng, mà kẻ bầy tôi không tuân phục, lại đi làm một nẻo.

Năm 1267, Hốt Tất Liệt vin vào “thánh chế” của Thành Cát Tư Hãn, xuống chiếu đòi hai vua nhà Trần phải làm sáu việc:

1. Đích thân tới chầu
2. Nộp sổ sách dân số
3. Thu thuế khóa
4. Gởi người Tôn thất sang làm con tin
5. Chi viện quân cho tỉnh Vân Nam
6. Tiếp tục chịu sự kiểm soát của các Darughachi.

Cả 6 điều này, vua Trần Thánh Tông đều không thực hiện, trừ những lúc phải miễn cưỡng chấp nhận Darughachi do Mông Cổ sai tới. Ông viện cớ “có kẻ thù là nước Chiêm Thành quấy rối, nên không thể trợ binh cho Mông Cổ” dù rằng Chiêm Thành đang thần phục và thường triều cống Đại Việt. (An Nam Chí Lược - sđd, trang 19).

Ngày xưa, cách đây hàng mấy chục thế kỷ về trước, nước ta đã bị người Trung Quốc chiếm lấy hàng ngàn năm, bắt dân ta làm nô lệ, cho nên đến năm 938, Ngô Quyền mới đứng lên đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi nước ta và chúng ta đã độc lập tự chủ từ thuở ấy. Thế mà mấy trăm năm sau, người Hán và bấy giờ là người Nguyên Mông tưởng như Đại Việt vẫn còn là một thuộc địa, nên vẫn còn sử dụng chính sách thực dân trên quê hương Đại Việt của chúng ta như thế.

Về điều thứ nhất, chúng ta thấy tất cả vua nhà Trần không có vua nào sang Trung Quốc trong thời chiến cũng như thời bình. Điều này chứng tỏ rằng những ông vua này rất có bản lĩnh. Những lý do như đi đường xa, khí hậu khắc nghiệt, phong thổ không hợp v.v… chỉ là những sự viện cớ để không đến chầu mà thôi. Vả lại những ông vua Đại Việt làm vua một nước có chủ quyền, làm sao phải quỳ trước mặt Thiên Triều được. Vua với vua phải đối xử ngang hàng. Vả lại Trung Quốc thua Đại Việt chứ Đại Việt đâu có thua Trung Quốc. Lẽ ra khi Trung Quốc thua trận năm 1258, Trung Quốc phải đền bù tất cả những tổn thất về nhân mạng, của cải tài sản cho con dân Đại Việt và vua Trung Quốc phải sang cầu hòa Đại Việt mới đúng. Cớ sao vua Đại Việt phải sang chầu vua Nguyên Mông, vốn là những người không đối lại được với Đại Việt?

Điều thứ hai là phải nộp sổ sách dân số. Tại sao lại phải như vậy? Nếu vua quan Đại Việt nộp cho Hốt Tất Liệt tất cả tên tuổi, số dân cư... thì chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này” để cho họ vào nước ta, qua các quan trấn thủ Darughachi, sẽ kiểm soát dân ta một cách đễ dàng. Nước ta là một nước có chủ quyền và vì sự độc lập của dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của quê hương Đại Việt, nên hai vua Trần đã không thực hiện điều này như Hốt Tất Liệt yêu cầu qua việc vin vào thánh chế của Thành Cát Tư Hãn.

Điều thứ ba là thâu thuế khóa. Họ ở đâu xa lơ, xa lắc và chẳng có lý do gì để dân Nam phải nộp thuế cho họ. Nộp cống là một điều quá khiêm nhường rồi, mà bây giờ còn nộp thuế nữa. Hóa ra Đại Việt là đứa con ngoài hôn thú của Trung Hoa, bây giờ phải đưa chúng trở lại quê mẹ để dễ bề kiểm soát hơn chăng?

Điều thứ tư là gởi người tông thất làm con tin. Chỉ có những kẻ đầu hàng và muốn cõng rắn cắn gà nhà như Trần Ích Tắc mới “nộp thân về dưới triều đình” như vậy, chứ những tông thất nhà Trần ai lại chịu cúi mình để làm nô lệ cho ngoại bang như vậy được. Vua Trần Thái Tông sinh ra 4 người con trai đều đặc biệt. Trong đó có Trần Hoảng tức Trần Thánh Tông, Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc và Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật. Cả 4 người này đều là con của Trần Cảnh tức Trần Thái Tông và Thuận Thiên Hoàng Hậu, nhưng tại sao Trần Ích Tắc lại làm phản, nghịch lại với cha và anh mình? Dĩ nhiên trong đó có nhiều lý do xa gần, nhưng lý do quan trọng nhất có thể là vì muốn được “vinh thân phì gia” nên đã hàng giặc và cung cấp tình hình nội bộ của vua quan nhà Trần, nên Hốt Tất Liệt đã đối xử với Trần Ích Tắc là một con tin đáng tin cậy và dĩ nhiên sẽ được bổng lộc nhiều hơn. Nếu quân Nguyên Mông đánh thắng Đại Việt thì Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc sẽ được đưa về làm vua bù nhìn, để chúng có cơ hội bòn rút xương tủy của dân Nam. Cho hay lâu nay thế gian này đều như thế cả. Ngoài trung thần lại có nịnh thần, ngoài những nhà ái quốc luôn muốn lo cho dân cho nước, lại có những kẻ phản lại tổ quốc của mình, nên người xưa thường gọi là “mãi quốc cầu vinh”, mà lịch sử đã chứng minh Trần Ích Tắc là một trong những người như vậy.

Điều thứ năm là chi viện quân cho tỉnh Vân Nam. Vì sao vậy? Đây có thể là cách hợp thức hóa của quân Đại Việt với quân của Hốt Tất Liệt. Thiết nghĩ rằng: Hốt Tất Liệt không thiếu quân. Vì lúc này họ đã đánh đuổi hết được quân của Nam Tống và bình định xứ sở Trung Quốc to lớn này được, thì cần một số quân nhỏ của Đại Việt để làm gì. Do vậy vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông lấy cớ quân dân ta phải lo chiến đấu với quân Chiêm Thành ở bờ cõi phía Nam, nên không cung cấp quân lính được. Trên thực tế thì vào những năm đó chính quyền Chiêm Thành vẫn triều cống nước ta thì làm gì có chuyện quấy phá.

Chỉ có điều thứ sáu thì vua quan nhà Trần miễn cưỡng chấp nhận, xem những Darughachi như là những sứ thần của Mông Cổ sai tới, khi nào muốn diện kiến vua quan nhà Trần thì phải vào triều dâng biểu, tấu chương, chứ không phải ngang nhiên kiểm soát người dân Đại Việt một cách vô căn cứ.

Tất cả 6 khoản yêu cầu của Hốt Tất Liệt trên đây đối với vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đều xem như là bị vô hiệu hóa. Điều này chứng tỏ rằng các vua rất kiên cường qua quân sư Trần Thủ Độ cố vấn. Hưng Đạo Vương lãnh đạo đại quân cũng như những tướng tài đã không chịu sự khuất phục quân Nguyên Mông, nên nhà vua đã tự hào đứng lên chống lại chủ nghĩa đế quốc của Thành Cát Tư Hãn và chính thái độ của vua quan đầu nhà Trần như vậy, nên dân chúng mới tin theo và phò vua giúp nước cho đến những thắng lợi sau cùng.

Cuối năm 1268, Hốt Tất Liệt sai Qurung Quya (Hốt Lung Hải Nha) sang làm Darughachi, cùng Phó sứ Trương Đình Trân (người Hán), trách Trần Thánh Tông cống nạp trễ nãi, lại bắt ông cống nạp voi và thương gia người Hồi (thực ra là tình báo Mông Cổ tại Đại Việt). Vào Thăng Long, Trương Đình Trân yêu cầu Trần Thánh Tông lạy trước Chiếu Thư của Hốt Tất Liệt và đối đãi với Đình Trân như một vương tước ngang hàng, song vua Trần thẳng thừng bác bỏ: “Thánh Thiên Tử thương tôi, nhưng Sứ giả đến nhiều người vô lễ. Ông là quan triều liệt, còn tôi là vua, mà cùng ngang lễ với nhau, tự cổ chí kim có điều đó không?” Theo Nguyên sử thì Thánh Tông còn sai thị vệ rút gươm bao vây Trương Đình Trân, rồi giam lỏng vào một nơi và cấm sử dụng nước giếng của kinh thành, chỉ cho uống nước đục của sông. Trương Đình Trân đành phải nhượng bộ.

Với yêu sách của hai sứ Mông Cổ, Vua Thánh Tông cũng khước từ và viện cớ rằng: “Nhà buôn Hồi Hột tên là Y Ôn đã chết từ lâu, một người khác là Bà Bà, khi tìm cũng đã ốm chết” và “… loại thú này thân mình rất lớn, đi lại chậm chạp, không như ngựa của thượng quốc. Xin đợi sắc chỉ, đến lần cống sau sẽ tiến dâng.”

Đa phần các sứ thần của Chiêm Thành, Cao Miên, Lào hay Trung Quốc… trước khi vào chầu vua nhà Lý hay nhà Trần đều phải ở ngoài kinh thành Thăng Long để chờ. Khi nào có lệnh bên nội cung ban ra, bên ngoài sứ thần mới được vào. Những ngày tháng ấy, các sứ thần thường trú tại chùa Quán Sứ tại Hà Nội bây giờ. Quán có nghĩa là nơi chốn, sứ có nghĩa là sứ thần. Bây giờ người ta quen gọi là chùa Quán Sứ nhưng chẳng biết tại sao. Vì lẽ ngày xưa những nhà dân dã chưa sang trọng đủ để tiếp những sứ thần, chỉ có chùa và các vị sư ở tại đó mới có đủ điều kiện để giao tiếp như ngôn ngữ (đa phần dùng bút đàm bằng chữ Hán) cũng như chỗ ăn ở, nên họ phải lưu lại đó nhiều ngày. Ngoài ra tại Hà Nội ngày nay còn rất nhiều chùa có liên hệ với chư Tăng và vua quan thời Lý-Trần cũng như các đời trước và về sau này nữa. Ví dụ như chùa Trấn Quốc. Trấn có nghĩa là trấn giữ. Quốc đây là quốc gia. Ở đây hàm ý chỉ thiền sư Vạn Hạnh, người thầy, người cố vấn vĩ đại của Lý Công Uẩn, tức Vua Lý Thái Tổ, người vốn xuất thân từ cửa chùa và là học trò của Thiền Sư Lý Khánh Vân ngày ấy. Ai là người Việt Nam, nên hiểu những sự kiện này. Một người xuất gia dùng thiền trượng của mình chống xuống đất Thăng Long nghìn năm văn hiến và cho xây dựng tại đó, nên gọi là chùa Trấn Quốc.

Khi Qurung Quya và Trương Đình Trân vào chầu vua Trần Thánh Tông mà ngông nghênh, nên bị Thánh Tông trách cứ và còn viện dẫn những lý do chính đáng để không tiến cống voi. Vì voi chỉ có thể sống ở những xứ nhiệt đới. Vả lại từ Đại Việt voi dẫu cho đi đường bộ lẫn đường thủy đi nữa thì mấy tháng, mấy năm mới đi từ Thăng Long đến Tràng An trên dặm đường mấy ngàn cây số ấy? Vả lại chỉ đi ban ngày, còn đêm hôm phải nghỉ lại, tìm đồng cỏ hay nơi có nhiều cây cối để cho voi ăn. Liệu việc ấy có đảm bảo? Còn hai ông người Hồi - Y Ôn và Bà Bà biết đâu đã bị tù đày, rồi chết trong tù. Vì lẽ các vua nhà Trần nghi ngờ họ là những người tình báo cho Hốt Tất Liệt, nên tâu trình là chết rồi, thì khỏi có thắc mắc gì nữa cả.

Để trừng phạt gián tiếp sứ thần của Hốt Tất Liệt, vua Trần Thánh Tông cho họ uống nước đục của sông, chứ không cho uống nước giếng của Đại Việt. Bởi lẽ họ ngông cuồng, dựa vào uy danh của Hốt Tất Liệt và Thành Cát Tư Hãn, nên họ bắt vua tôi Đại Việt phải quỳ gối xuống để nghe chiếu thư, nhưng ở đây thì đã bị đối xử hoàn toàn ngược lại. Đó là sứ nhà Nguyên thuật lại. Vậy việc đi sứ của hai ông có được lợi ích gì và khi ông về lại triều đình, các ông phải tâu bẩm ra sao cho phải lẽ?

Năm 1271 Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên ở Trung Quốc. Hoàng Đế nhà Nguyên sai sứ đưa chiếu thư dụ Trần Thánh Tông đến chầu, nhưng ông viện cớ bệnh mà thoái thác. Trung thư sảnh nhà Nguyên cũng gởi công văn trách Thánh Tông vì không đối đãi các sứ Nguyên như một quan chức ngang hàng với mình và không chịu quỳ nghe chiếu của vua Nguyên. Thánh Tông khước từ với lý do: “Bản quốc vâng mệnh thiên triều đã phong cho tước Vương, lẽ nào không phải là người mang Vương tước? Vậy mà sứ giả phụng mệnh thiên triều cũng xưng là người mang tước vương, cùng ngang hàng với bản quốc, e rằng như thế là nhục đến thiên triều. Huống hồ nước tôi vâng theo chiếu chỉ trước đây, cho được giữ nguyên nghi lễ cũ, nên hễ nhận chiếu lệnh thì phụng mệnh đặt yên tại chánh điện rồi lui về nhà riêng. Đó vốn là điển lễ cũ của bản quốc.”

Đến năm 1273, các sứ Nguyên đi Đại Việt về vẫn báo cho Hốt Tất Liệt rằng Trần Thánh Tông khi nhận chiếu vua Nguyên thì “chỉ đứng chắp tay chứ không lạy, tiếp kiến sứ giả hoặc yến tiệc đều ngồi trên sứ giả.

Như vậy rõ ràng là nước ta đã độc lập từ lâu và vua Đại Việt ngang hàng với vua Trung Quốc, nên các sứ thần chỉ được tiếp như là quan lại của triều nhà Nguyên, nên khi ngồi vào yến tiệc, vua Đại Việt ngồi trên, còn các sứ thần ngồi ngang hàng với quan chức của Đại Việt. Riêng việc tiếp nhận chiếu thư từ vua nhà Nguyên thì hai tay nhận lấy, rồi mang lên đặt yên tại chánh điện rồi lui về nhà riêng. Ở đây có nhiều nghĩa chúng ta cũng có thể lạm bàn như sau: Việc thứ nhất có nghĩa là vua tôi nhà Trần không quan tâm về chiếu thư ấy, nên một mặt tỏ vẻ tôn kính tiếp nhận, nhưng chẳng đọc. Mặt khác đặt đó để cho xong chuyện rồi ai về nhà nấy. Việc thứ hai, biết đâu vua chẳng thèm xem lại, mà bảo tả hữu sau đó đem vất vào một xó rác nào đó, vì dư biết rằng vua Nguyên muốn yêu sách gì rồi. Người Hán và cho đến bây giờ là người Mông Cổ cũng cứ theo lệ cũ bắt vương hầu, bá quan phải quỳ trước vua để tung hô vạn tuế, nhưng trên thực tế thì có ông vua nào sống được trên 100 tuổi và dòng họ nào làm vua được trên một ngàn năm đâu? Vậy thì chúc Thánh Thượng sống hơn 10.000 năm để làm gì?

Khi Phật giáo truyền đến Trung Hoa từ Ấn Độ, Nho gia cũng đòi hỏi người xuất gia phải lạy vua chúa, cho nên kể từ thế kỷ thứ 3, thứ 4 Ngài Huệ Viễn (334-416) đã soạn ra “Sa Môn bất kính vương giả luận” và từ đó về sau tất cả những người xuất gia đều không quỳ lạy trước vua khi có mặt hay khi nghe chiếu chỉ.

Cũng năm 1271, Hốt Tất Liệt lại đòi Trần Thánh Tông phải cống voi, nho sĩ, lang y, thợ giỏi. Ông viết thư đáp: “Về lời dụ mới rồi, nói việc tìm voi, do sợ trái chiếu chỉ trước, nên loanh quanh chưa dám nói thẳng. Thực ra, duyên do là vì quản tượng không nỡ xa nhà, nên khó sai họ khởi hành” và tiếp tục việc phớt lờ việc cống người giỏi.

Như trên chúng ta thấy, bên Nguyên Mông mỗi lần gửi chiếu thư là yêu sách 2, 3 đến 6 điều, nhưng vua Trần Thánh Tông chỉ trả lời có một đến hai điều là cùng, còn những điều khác thì giả đò quên đi. Ngày xưa đi bộ hay đi ngựa từ Kinh đô Tràng An đến Thăng Long chắc cũng phải mất ít nhất là 3 tháng đi cũng như 3 tháng về, mà một chiếu thư chỉ nghe trả lời chỉ được một việc, thì vua tôi nhà Nguyên chắc cũng ngán ngẩm lắm với những ông vua Đại Việt của chúng ta. Vả lại, lần trước nói là lần sau sẽ đề cập đến chuyện cống voi, không phải vì voi không có, nhưng bây giờ thì sợ chú nài, tức người quản tượng không muốn xa quê hương Đại Việt lâu ngày. Vì lẽ qua đó rồi, phải ở lại đó để điều khiển voi, chứ người khác chưa quen hơi, quen tiếng làm sao voi quen người được. Cho nên đây là lý do phụ, mà vua Thánh Tông đã mượn nó để lý luận, biện minh và cuối cùng đã trở thành lý do chính. Để từ đó không còn cơ hội để đòi hỏi lôi thôi nữa.

Ngày xưa, ở thế kỷ 13 khoảng cách không gian xa xôi cách trở như vậy nên khó thực hiện những gì mà hai bên cần trao đổi. Vả lại ngôn ngữ là bút đàm nên cần phải hiện diện mới viết cho nhau đọc và hiểu được. Còn ngày nay qua điện thoại viễn liên, Internet, Facebook v.v… chỉ cần trong vài giây là giải quyết xong những việc trên rồi, nhưng ngày nay lại nảy sinh ra nhiều vấn đề khác nữa như: nhân quyền, môi trường, khí hậu, chứ không phải chỉ đơn thuần là chuyện voi, người, thợ giỏi, lang y v.v…

Năm 1272, vua Nguyên cho Uriyang đi sứ, lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: “Cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa.” Uriyang bèn thôi không hỏi nữa.

Năm 1275, Hốt Tất Liệt lại ra chiếu dụ vua Trần sang chầu, làm 6 điều theo “thánh chế” của Mông Cổ. Thánh Tông không chịu, liền sai sứ sang nói với vua Nguyên rằng: “… chức quan Darughachi chỉ nên đặt ở những vùng man di ngoài biên giới, còn tôi đã được phong Vương, làm phên giậu một phương mà còn đặt Daruglachi để giám sát, há không bị các nước chư hầu chê cười hay sao. Sợ giám sát mà nộp cống, sao bằng trong lòng vui phục mà nộp cống!... Tất cả quan lại thiên triều sai đến, xin đổi làm Dẫn tiến sứ để tránh các tệ Darughachi …”

Bây giờ thì chính thức vua Trần Thánh Tông đã bác bỏ việc Darughachi, một hình thức giống như một quan cai trị của một xứ đã bị nội thuộc. Còn ở đây Đại Việt không là một tỉnh của Trung Hoa ở phía Nam Trung Quốc, mà ở đây có vua và triều đình, bá quan văn võ thì nhà Nguyên cử những ông quan cai trị ấy đến đây để làm gì mà hãy thay thế vai trò ấy là Dẫn tiến sứ, tức là những sứ thần của vua mang biểu thư đến triều đình Đại Việt. Vả lại đời nhà Lý đã có trường Quốc Tử Giám, đến nhà Trần, nhất là thời Trần Thái Tông đã có nhiều người đỗ Trạng Nguyên, Tiến Sĩ, Phó Bảng, Thái Học Sinh v.v… đâu phải là một nước không có văn hóa mà phải cần có người bảo hộ như vậy?

Hốt Tất Liệt không cho và bắt đầu chuẩn bị các biện pháp đánh chiếm Đại Việt. Các quan biên giới của nhà Nguyên được lệnh do thám địa thế Đại Việt. Trần Thánh Tông cũng cho người thăm dò tình hình phương Bắc, thông qua việc cử Lê Khắc Phục, Lê Văn Túy đi sứ, sai Đào Thế Long sang Long Châu giả vờ mua thuốc và cho Thủy quân Lộ Đông Hải đi tuần dọc theo biên giới (Ngô Sĩ Liên - 1993 trang 183). Sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279) thì Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.” Từ đây trở đi trang sử oai hùng của Đại Việt đã bắt đầu mở ra cho dân tộc cũng như những ông vua oai hùng của lịch sử Việt Nam. Người ta thường nói: “Trong chiến tranh hay chuẩn bị cho hòa bình và trong hòa bình lại chuẩn bị cho việc chiến tranh” là vậy. Đây là cơ hội để cho quân Nguyên lăm le xâm chiếm Đại Việt, vì Đại Việt đang để quốc tang cho vua Trần Thái Tông mới băng hà vào năm 1277 và vào ngày 22 tháng 10 âm lịch, tức ngày 8 tháng 11 năm 1278 vua Trần Thánh Tông đã chính thức nhường ngôi cho con mình là Thái Tử Trần Khâm, tức Hoàng Đế Trần Nhân Tông và lên làm Thái Thượng Hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Thể theo phép tắc triều Trần, Thượng Hoàng tiếp tục cùng Hoàng Đế điều hành chính sự.

Vua Trần Nhân Tông sinh năm 1258, năm mà Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đại thắng quân Nam Tống và Nguyên Mông, đến năm 1278, tức vừa đúng 20 tuổi thì được vua Trần Thánh Tông nhường ngôi, vì ông nội là Trần Thái Tông vừa mới băng hà (1277). Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm Hoàng Hậu, em của Hưng Đạo Vương và Tuệ Trung Thượng Sĩ, sinh ra Trần Khâm, tức là Trần Nhân Tông và Thiên Thụy Công Chúa. Vậy Nhân Tông và Thiên Thụy gọi Hưng Đạo Vương là cậu (phía bên mẹ) và bác (phía bên cha).

Thái Thượng Hoàng là một danh từ để gọi cho những vị vua không còn nắm giữ ngai vàng khi đã nhường ngôi cho Thái Tử và Thái Tử ấy khi lên ngôi, tức là đương kim Hoàng Đế của triều đại mới. Tuy nhiên trường hợp của những Thái Thượng Hoàng của nhà Trần lại khác. Các vua cha thường chỉ mới 40 tuổi, có con đã 20 tuổi, nên nhường ngôi cho con. Tuy nhiên, trong một số công việc triều chính, Thái Thượng Hoàng vẫn còn có ảnh hưởng rất nhiều. Cho nên ngay cả vua, khi mới tức vị, có việc gì khó xử đều đến cung Thiên Trường để yết kiến Phụ Hoàng. Ở đầu đời Trần và nhất là 3 cuộc đại chiến với quân Nguyên Mông, Trần Thánh Tông đã hỏi ý Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông cũng đã hỏi ý Trần Thánh Tông. Đây có thể là việc ít có trong lịch sử của Đại Việt. Nhiều lúc các tướng lãnh nếu muốn lập công với Thánh Tông mà quên đi Nhân Tông cũng không được. Vì quyền điều khiển quốc gia trong lúc này là của Nhân Tông, chứ không phải của Thánh Tông.

Trong bối cảnh Nguyên Mông đang từng bước chuẩn bị tấn công Đại Việt, hai vua Trần đã đề ra các biện pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp, thương mại, đồng thời đảm bảo sự ổn định và đoàn kết trong nước. Khi thủ lãnh người dân tộc Trịnh Giác Mật nổi dậy ở Đà Giang vào đầu năm 1280, hai vua ra lệnh cho Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đi thuyết phục quân nổi dậy quy hàng. Nhật Duật nhờ giỏi ngoại giao và am hiểu phong tục dân bản địa, nên đã thu phục được Giác Mật mà không tốn một mũi tên.

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật là em ruột của vua Trần Thánh Tông và là chú ruột của vua Trần Nhân Tông, nên có một chiếu chỉ nào ban ra, chắc rằng khó có sự chống đối, vì họ đều là bà con chú bác cả. Do vậy họ vừa chiến đấu cho đất nước Đại Việt và mặt khác họ lo cho dòng họ của nhà Trần luôn được vững bền, nên đã dày công hãn mã với vó ngựa chinh y nơi biên thùy để thuyết phục đối phương thành công, cũng là một điều dễ hiểu.

Từ năm 1278 đến năm 1281 nhà Nguyên đã 3 lần sai Thượng Thư Bộ Lễ Sài Thung dụ Trần Nhân Tông đến chầu, nhưng vua Trần cự tuyệt.

Năm 1282, Thượng Hoàng cử chú họ là Trần Di Ái thay mặt vua sang Nguyên. Không thỏa mãn, nhà Nguyên cử một số quan lại sang giám sát các địa phương của Đại Việt, nhưng đều bị hai vua Trần trục xuất.

Khoảng năm 1281-1282, Hốt Tất Liệt lập Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương và sai Sài Xuân (柴椿) đem 1.000 quân hộ tống Di Ái về nước. Hai vua Trần đã sai quân chặn ở biên giới, đánh tan đội quân hộ tống của nhà Nguyên và bắt được Di Ái, nhưng vẫn nghênh đón Sài Xuân về Thăng Long. Thất bại trong việc đưa Di Ái về nước Đại Việt đã khiến Sài Xuân giận dữ đến mức khi vua Trần Nhân Tông sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp thì Sài Xuân nằm khểnh đấy không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn phải giả làm tu sĩ Phật giáo người Hán đến bắt chuyện, Sài Xuân mới chịu tiếp.

Điều này cho chúng ta thấy rằng: Mặc dầu Trần Di Ái được hai vua Thánh Tông và Nhân Tông tin tưởng, cử thay mình sang đi sứ bên nhà Nguyên, nhưng khi đến nhà Nguyên rồi, có lẽ do sự dụ dỗ của Hốt Tất Liệt đường mật sao đó, nên đã hủy bỏ nhiệm vụ được giao và quy hàng giặc Nguyên, để sẽ được ngôi cao lộc cả, nên mới được phong cho làm An Nam Quốc Vương, trong khi đó Trần Nhân Tông mới lên ngôi, chưa được phong chức này. Chỉ có Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đã được phong chức này trước đó. Có lẽ do Trần Di Ái gièm tâu như thế nào đó để Hốt Tất Liệt xiêu lòng, hoặc giả Sài Xuân nghe lời huấn dụ của Hốt Tất Liệt trở lại Đại Việt, mang Di Ái theo cùng 1.000 quan quân hộ tống để bắt chẹt Nhân Tông vì không qua nhà Nguyên chầu hầu, nên bây giờ họ đã có Di Ái thay rồi. Hay biết đâu Di Ái tự nhận mình là Nhân Tông cũng có thể lắm, để Hốt Tất Liệt phải nhầm, nên mới phong cho làm An Nam Quốc Vương chăng?

Nhưng dẫu kế nào đi chăng nữa thì Thánh Tông và Nhân Tông đã hiểu ý cả bên nhà Nguyên và kể cả Di Ái nữa, nên đã cho quân của Đại Việt chặn tại biên giới và chỉ đón Sài Xuân như là một sứ giả của nhà Nguyên vào Thăng Long mà thôi. Thế nhưng Sài Xuân giận dữ không chịu tiếp bất cứ ai, ngay cả Chiêu Nguyên Vương Trần Quang Khải vào thăm, nhưng Sài Xuân vẫn không chịu tiếp. Mãi cho đến khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn giả làm tăng sĩ nhà Hán vào thăm thì Sài Xuân mới chịu ngồi dậy bắt chuyện. Vậy ở đây ta có thể thấy cách ngoại giao của nhà Trần, qua sự tài giỏi của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ít ai sánh kịp. Chắc rằng ông phải giỏi cách phát âm chữ Trung Hoa, ông mới có thể giả dạng tăng sĩ Phật giáo người Hán được. Do vậy việc ngoại giao từ xưa cho đến nay vẫn là vấn đề khéo léo, lanh lợi và mưu trí thì mới có thể thành công dễ dàng được.

Sau vụ Trần Di Ái, quan hệ hai bên căng thẳng và đến cuối năm 1282 vua Nguyên một mặt cử Nguyên soái Toa Đô từ Quảng Châu đánh Chiêm Thành, mặt khác sai Trấn Nam Vương Thoát Hoan tập trung 50 vạn quân chuẩn bị “mượn đường đánh Chiêm” (trên thực tế là tiến công Đại Việt). Hai vua Trần lập tức bắt tay vào việc chuẩn bị tổ chức kháng chiến. Tháng 10 âm lịch năm 1282, Thánh Tông và Nhân Tông phong Hưng Đạo Vương làm Quốc Công Tiết Chế - tức Tổng chỉ huy toàn bộ quân đội Đại Việt. Hai tháng sau, Thượng Hoàng mời các bô lão trong cả nước về điện Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh Nguyên. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thuật lại rằng, khi được Thượng Hoàng hỏi có nên chống lại người Nguyên hay không thì các bô lão đã trả lời là: “Đánh.”

“Nên hòa hay nên chiến” là câu hỏi tâm lý mà Trần Thánh Tông và Nhân Tông đã dọi thẳng vào lòng người dân Đại Việt khi họ đã quá chán chường với sự quan liêu của Sài Xuân mà Hưng Đạo Vương đã hạ mình thay đổi chiến thuật hắn ta mới tiếp. Hoặc chiếu thư gởi cho Đại Việt bảo rằng hãy mở đường cho Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang đánh Chiêm Thành, nhưng trên thực tế chỉ mượn cớ để đi đánh Đại Việt mà thôi. Trong khi đó Toa Đô đã có mặt ở phía Nam, từ Chiêm Thành đánh lên tiếp sức với Thoát Hoan thì thế nào họ cũng sẽ chiến thắng Đại Việt trong gang tấc. Thế nhưng họ đã lầm. Vì sức mạnh của toàn dân qua Hội Nghị Diên Hồng dưới sự chủ tọa của Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông cũng như của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn v.v… họ đã thề chiến đấu đến cùng, chứ không hòa với giặc. Do vậy nếu ai biết được thế nước lòng dân, người ấy chính là người đáng lãnh đạo đất nước.

Tháng 12 năm 1282, khi Toa Đô tấn công Chiêm Thành, hai vua nhà Trần đã gởi 2 vạn quân cùng 500 chiến thuyền sang trợ chiến cho người Chiêm. Như vậy rõ ràng là thuở bấy giờ giữa Đại Việt và Chiêm Thành có sự giao hảo tốt, nên mới có được sự viện trợ ấy. Nếu giữa ta và Chiêm Thành có nhiều mâu thuẫn về vấn đề đất đai biên giới (dĩ nhiên là trước đó đã có, nhưng các vua Chiêm đã cầu hòa và xin triều cống Đại Việt), thì chắc rằng chúng ta phải gồng mình để phải chiến đấu với hai nơi, Bắc với quân Nguyên và Nam với Chiêm Thành, thì chắc chắn sẽ thất bại. Chi bằng viện trợ quân lính và chiến thuyền cho Chiêm Thành để đỡ bận tâm ở mặt trận phương Nam, chúng ta đỡ lo phải đối phó và trong khi đó rảnh tay để nghinh chiến với phương Bắc là một lợi thế vô cùng to lớn của mặt trận quân sự này.

Ngày 27 tháng 1 năm 1285, Thoát Hoan xua quân sang Đại Việt. Quân phòng thủ biên giới của nhà Trần bị đánh bại trong các trận đánh ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược và Chi Lăng. Hưng Đạo Vương lui về giữ bến Vạn Kiếp (nay thuộc Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Đến ngày 11 tháng 2 năm 1285, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đem binh thuyền đánh phá Vạn Kiếp. Quân Đại Việt chống trả quyết liệt, nhưng sau đó rút lui để tránh thế địch mạnh, thực hiện nghi binh, khiến địch mệt mỏi rồi mới phản kích.

Đến ngày 14 tháng 1, Ô Mã Nhi bao vây 10 vạn quân của hai vua Trần tại Bình Than. Một trận thủy chiến lớn diễn ra và quân Nguyên đã không cản được quân Đại Việt triệt thoái. Hai vua và Hưng Đạo Vương rút đại quân từ Vạn Kiếp, Phả Lại, Bình Than về đóng trên sông Hồng gần Thăng Long. Tại đây, hai vua cho tập trung thủy quân và xây dựng chiến lũy trên bờ Nam để cầm chân quân Nguyên, tạo thời giờ cho việc sơ tán quân dân khỏi kinh thành theo kế “vườn không nhà trống”.

Vì quân của Thoát Hoan quá đông mà quân của nhà Trần thì quá ít, nên ta bị thua địch ở biên giới. Cả Ô Mã Nhi và Thoát Hoan là hai tướng tài của Hốt Tất Liệt nhưng làm sao qua mặt nổi Thượng Hoàng và Trần Nhân Tông cũng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Riêng Thượng Hoàng và Hưng Đạo Vương đã có kinh nghiệm lần đánh đầu tiên vào năm 1258 với quân Nguyên Mông rồi, nên lần này vua tôi nhà Trần sẽ nhử giặc vào thành, chúng sẽ nghĩ là đã thành công, nhưng cảnh vườn không nhà trống, chắc gì đã thắng quân Đại Việt, nhất là hai vua nhà Trần cho bao vây đường thủy, chặn đường tiếp tế lương thực của quân Nguyên từ biển vào, thì quân trong thành của Thoát Hoan cũng như Ô Mã Nhi chỉ có chờ chết. Hơn nữa khí hậu phương Nam khác với phương Bắc, nên quan quân và vua tôi Đại Việt không lo thua trận, mà đây chỉ là kế sách của Hưng Đạo Vương mà thôi.

Ngày 17 tháng 2, quân hai bên lại giao chiến lớn trên bờ sông Hồng. Quân Nguyên thắng thế, nhưng quân dân Đại Việt đã kịp thời di tản khỏi Thăng Long. Hai vua dẫn đại quân triệt thoái theo đường sông Hồng về hướng phủ Thiên Trường (Nam Định). Thoát Hoan chiếm Thăng Long, rồi chia quân làm hai đường thủy bộ ráo riết truy kích. Hai vua và Hưng Đạo Vương đã tổ chức một số trận đánh chặn tại bãi Đà Mạc và ải Hải Thị, nhưng thất bại. Sau trận Hải Thị, hai vua lui hẳn về đóng tại Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình).

Như vậy là quân ta đang ở trong thế thủ để chờ lệnh. Chắc chắn quân Đại Việt quen biết đường sá, sông ngòi rành rẽ hơn là quân của Thoát Hoan và Ô Mã Nhi. Tuy có những trận nhử đánh như vậy để cầm cự và biết được sức của ta cũng như của địch, nên Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông cùng Hưng Đạo Vương lui về Phủ Thiên Trường để dưỡng quân cũng như bàn tính kế sách chống lại quân Nguyên. Lúc này phải dùng trí não và mưu lược, mới có thể chiến thắng quân Nguyên Mông được, nên chắc rằng hai vua và danh tướng Trần Hưng Đạo hằng đêm phải cầu nguyện trước bàn thờ Phật Tổ cũng như chư anh linh tiền bối để mong có sự gia hộ, hiển linh, khiến cho địch quân phải chùng bước. Bởi lẽ cả hai vị vua này và Trần Hưng Đạo đều có đời sống nội tâm thật phong phú khi làm vua, làm tướng cũng như khi tu niệm: Ngồi thiền, sám hối, niệm Phật và lễ bái v.v… sẽ giúp cho hai vua và các tướng sáng suốt hơn trong mọi quyết định khi trong tay mình nắm giữ vận nước của cha ông để lại.

Tháng 3 năm 1285, cánh quân Nguyên của Toa Đô từ Chiêm Thành đánh thốc vào mạn Nam Đại Việt. Hai vua và Hưng Đạo Vương sai Trần Quang Khải đón đánh Toa Đô ở Nghệ An. Quân Nguyên nhanh chóng lấy được Nghệ An và Thanh Hóa, đẩy đại quân của hai vua Trần vào thế bị ép từ hai mặt Bắc Nam. Hưng Đạo Vương đưa Thánh Tông và Nhân Tông chạy về vùng bờ biển Quảng Ninh, Hải Phòng ngày nay. Trong hành trình rút lui, hai vua bị quân Nguyên đuổi gấp. Khi thấy quân Toa Đô đã rời Thanh Hóa tiến lên đóng ở Trường Yên (Ninh Bình), ngày 7 tháng 4 năm 1285 Thánh Tông và Nhân Tông lại vượt biển vào Thanh Hóa, thoát khỏi thế bị đối phương kiềm kẹp. Toa Đô lại đưa quân vào Thanh Hóa truy lùng vua Trần, nhưng không thể tìm ra. Trong thời gian này, nhiều tông thất Đại Việt như Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Trần Tú Viên, Trần Văn Lộng phản lại hai vua, đầu hàng người Nguyên. Tuy nhiên, quân Nguyên cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt lương thực, không hợp khí hậu và liên tục bị dân binh Đại Việt đánh phá sau lưng.

Như vậy cuộc né tránh Toa Đô của hai vua nhà Trần trong công cuộc chống lại quân Nguyên Mông vào năm 1285 tại Hải Phòng, rồi Thanh Hóa, rồi Trường Yên thật rất là ngoạn mục. Đây là mưu lược của Hưng Đạo Đại Vương và chắc chắn rằng trong những trận đánh lớn nhỏ ấy không thiếu sự góp mặt chỉ huy của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung. Giữa hai lằn tên mũi đạn từ phương Bắc đánh xuống của Thoát Hoan và Ô Mã Nhi, hợp với Toa Đô từ phương Nam đánh lên, nếu vua tôi nhà Trần cứ ở yên giữa 2 lằn tên mũi đạn như vậy thì chỉ có chết hay hàng giặc mà thôi. Như trên chúng ta đã thấy, đã có những người tông thất thuộc hàng anh em, chú bác của hai vua ra quy hàng với quân Nguyên, vì họ nghĩ với thế giặc như vũ bão ấy, không chắc gì 2 vua đánh bại quân Nguyên Mông được. Lẽ thứ hai vì họ không muốn chết oan uổng, nên đã nạp mình cho giặc để hưởng phước cầu vinh về sau này. Nhưng chẳng ai ngờ thế cờ lại đổi khác, nên sau này Trần Ích Tắc và bọn họ đã chạy về Hoa Lục để chịu sống cảnh cơ hàn trong nhiều tháng ngày đi nương thân và chết nơi đất khách.

Tại Thanh Hóa, hai vua Trần đã cho chỉnh đốn, tổ chức lại lực lượng. Tháng 3 đến tháng 4 âm lịch năm 1285, hai vua và Trần Quốc Tuấn chia đại quân thành nhiều mũi tổng phản công ra Bắc. Nhiều người Tống lưu vong đã tham chiến trong cánh quân của Trần Nhật Duật. Vì sợ quân lính nhầm lẫn giữa quân Tống của Nhật Duật với quân Nguyên, Thánh Tông phải sai người căn dặn rằng: “Đó là quân Thát của Chiêu Văn, phải nhận kỹ chúng.”

Dưới sự thống lĩnh của Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Tung, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Nguyễn Khoái và nhiều tướng khác, quân Đại Việt đã liên tiếp đánh tan quân Nguyên ở đồn A Lỗ (nơi gần điểm hợp lưu của sông Luộc với sông Hồng), cửa Hàm Tử (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên), Chương Dương Độ (nay thuộc Thường Tín, Hà Nội) và trở về Thăng Long trong hai tháng 5, 6.

Trong những trận đánh ác liệt như trên không thể thiếu sụ tham gia của 4 người con trai Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đó là: Hưng Vũ Vương Trần Nghiển, Minh Hiến Vương Trần Uất, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và Hưng Trí Vương Trần Hiện. Bởi vì những vị này là con nhà tướng, nên thề giữ vững non sông dưới sự lèo lái của hai vua và cha mình. Những người thuộc Nam Tống sang tỵ nạn tại Đại Việt vì không muốn sống trên quê hương của họ đã bị Mông Cổ xâm chiếm, nhưng bây giờ quân Mông Cổ đã tiến chiếm đến nước Đại Việt, họ không thể làm ngơ cầu bình an trong khi nước loạn. Do vậy họ đã đầu quân với Trần Nhật Duật để đánh lại quân Nguyên Mông đang xâm chiếm nước ta. Đó là sự trả ơn cho Đại Việt và trả thù nhà cho nước Tống. Quả họ là những người xứng đáng để hưởng quyền tỵ nạn trên quê hương Đại Việt của chúng ta khi nước nhà đã ca khúc khải hoàn.

Quyển 209 của Nguyên sử cho nhận xét như sau: “Người Giao [Chỉ] chống cự quan quân (Nguyên Mông), tuy nhiều lần bị tan, nhưng binh lực chuyển thành nhiều thêm. Quan quân khốn khổ, thiếu thốn, chết và bị thương cũng nhiều. Quân và ngựa Mông Cổ cũng không thi thố được tài năng nên bỏ kinh thành của họ, qua bờ sông phía Bắc.”

Cho đến thế kỷ 13, một thế kỷ có đầy đủ nền văn hiến và văn học mà họ vẫn gọi chúng ta là người Giao, tức là quận Giao Chỉ, thuộc Giao Châu, là một quận huyện của họ từ hơn 1.000 năm Bắc thuộc về trước. Chứng tỏ rằng quân Nguyên Mông xem thường văn hóa Đại Việt và họ phải công nhận là có nhiều lần quân ta bại trận tan hàng, nhưng quân ấy càng ngày càng nhiều hơn. Bởi lẽ người dân ý thức rằng nếu không cùng nhau chiến đấu để đánh đuổi quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi Đại Việt thì chúng ta chỉ có đi làm nô lệ cho họ mà thôi, nên mọi người đã quyết chiến đấu đến cùng. Bên cạnh đó, quân của Thoát Hoan, Toa Đô và Ô Mã Nhi bấy giờ đã mệt mỏi lắm rồi, vì thiếu lương thực không được tiếp tế và bệnh tật đã hoành hành khắp nơi, cả người lẫn ngựa đều không kham nổi, nên đã tháo chạy về mạn Bắc để tìm cách rút lui về bên kia biên giới.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (quyển 5, trang 48, tờ b), ngày mồng 3 tháng 5, hai vua đánh bại quân giặc tại Trường Yên, chém đầu cắt tai giặc nhiều không kể xiết.

Sau chiến thắng Trường Yên, ngày 24 tháng 6, hai vua tấn công quân chủ lực của Toa Đô tại Tây Kết (Khoái Châu). Quân hai vua thắng to, chém chết Nguyên soái Toa Đô, bắt được hơn 5 vạn quân Nguyên, tịch thu một lượng lớn khí giới. Tổng quản quân Nguyên là Trương Hiền đầu hàng. Đến nửa đêm Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh Hóa, hai vua thúc quân truy kích nhưng không bắt được. Ô Mã Nhi dùng thuyền vượt biển thoát thân.

Cũng trong bộ sử này, trang 49, tờ b ghi chép về đỉnh điểm cuộc chiến tranh vệ quốc của quân dân ta, khi quân tướng giặc lớp chết lớp hàng lớp trốn chạy, tan tác như đám lá vàng trước gió, quả thật rất đáng để chúng ta cùng đọc lại từ nguyên bản:

二十日,二帝進次大忙步。元總管張顯降。是日敗賊于西結,殺傷甚眾,斬元帥唆都首。夜半烏馬兒遁過清化江口。二帝追之不及。[獲]其餘黨五萬餘以㱕。烏馬兒僅以單舸駕海得脱。興道王又與脱驩李恒戰于萬刼。敗之溺死甚眾。李恒以兵衛脱驩還思明。我軍以藥矢射中恒左膝死。裨将李瓘收餘卒五萬人以銅噐匿脱驩其中北遁。

Nhị thập nhật, nhị Đế tiến thứ Đại Mang Bộ. Nguyên tổng quản Trương Hiển hàng. Thị nhật bại tặc vu Tây Kết, sát thương thậm chúng, trảm nguyên soái Toa Đô thủ. Dạ bán, Ô Mã Nhi độn quá Thanh Hóa giang khẩu. Nhị Đế truy chi, bất cập, hoạch kì dư đảng ngũ vạn dư dĩ quy. Ô Mã Nhi cẩn dĩ đơn kha giá hải đắc thoát. Hưng Đạo vương hựu dữ Thoát Hoan, Lí Hằng, chiến vu Vạn Kiếp. Bại chi, nịch tử thậm chúng. Lý Hằng dĩ binh vệ Thoát Hoan hoàn Tư Minh. Ngã quân dĩ dược thỉ xạ trúng Hằng tả tất tử. Tỳ tướng Lý Quán thu dư tốt ngũ vạn nhân, dĩ đồng khí nặc Thoát Hoan kì trung, Bắc độn.

“Ngày 20, hai Vua tiến tới đóng quân ở Đại Mang Bộ. Tổng quản giặc Nguyên là Trương Hiển xin đầu hàng. Cùng ngày, quân ta đánh bại giặc ở Tây Kết, giết và làm bị thương rất nhiều, chém đầu Nguyên Soái Toa Đô. Nửa đêm, Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh Hóa. Hai Vua đuổi theo không kịp, bắt được hơn năm vạn tàn quân của địch mang về. Ô Mã Nhi chỉ còn cách dùng thuyền vượt biển trốn thoát. Hưng Đạo Vương lại giao chiến, đánh bại bọn Thoát Hoan và Lý Hằng ở Vạn Kiếp, quân giặc chết đuối rất nhiều. Lý Hằng dẫn quân hộ vệ Thoát Hoan bỏ chạy về Tư Minh. Quân ta dùng tên tẩm thuốc bắn trúng vào đầu gối bên trái giết chết Lý Hằng. Tỳ tướng Lý Quán thu nhặt năm vạn tàn quân, dùng ống đồng giấu Thoát Hoan vào bên trong, chạy trốn về phương Bắc.”

Ngay từ đầu chúng ta đã thấy Hốt Tất Liệt đã chuẩn bị cho Thoát Hoan và Ô Mã Nhi mang hàng vạn tinh binh sang phía Bắc biên giới của Đại Việt và đánh úp vào Thăng Long. Trong khi đó ở phía nam, quân của Toa Đô 50 vạn, dùng sức mạnh đẩy lên phía trên để tấn công quan quân, vua tôi nhà Trần. Nhờ mưu lược của Tuệ Trung Thượng Sĩ và Trần Hưng Đạo, nên hai vua đã thoát được nguy hiểm, lui về Thanh Hóa. Chờ cho hoàn cảnh chín muồi, quân Nguyên đói khát, bệnh tật. Cả hai vua và các tướng tài mới bắt đầu cho quân đánh từ Thanh Hóa ra Thăng Long và cuối cùng đuổi hết quân giặc về phương Bắc. Hai vua hay các tướng tài đã chém đầu Toa Đô và bắt hơn 5 vạn quân Nguyên làm tù binh là một thắng lợi quá oai hùng, nên khi nghe tin ấy Ô Mã Nhi phải chạy trốn qua cửa sông ra biển và Thoát Hoan chui trong ống đồng để tàn quân mang đi tìm đường chạy trối chết mới qua khỏi biên giới về lại phương Bắc.

Đây là cuộc chiến tranh một mất một còn của Đại Việt, mà hai vua Thánh Tông và Nhân Tông cũng như Hưng Đạo Vương đã làm nên lịch sử, chẳng khác nào trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã chiến thắng quân Nam Hán vào thế kỷ 10, cách đó chừng 400 năm về trước. Thế mà nhà Hán nói riêng hay các triều đại của Trung Hoa nói chung chưa bao giờ bỏ ý định xâm lược nước ta, mặc dầu bao lần kéo quân sang là bao bấy nhiêu lần thất bại nơi chiến trường Đại Việt và lịch sử 2.000 qua chưa bao giờ họ thắng lợi ở Đại Việt lâu dài, ngay cả khi chiếm được Đại Việt 1.000 năm đi nữa, thì quân dân ta rồi cũng đánh đuổi họ quay về bên kia biên giới.

Cuộc chiến tranh vệ quốc lần này, tuy chiến thắng oanh liệt nhưng vua tôi nhà Trần biết chắc rằng Hốt Tất Liệt thế nào cũng sẽ kéo quân sang Đại Việt lần nữa để rửa hận. Quả nhiên, vào tháng 3 năm 1286 vua Nguyên huy động 50 vạn quân và 500 chiến thuyền xâm lược Đại Việt lần thứ 3. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (quyển 5, trang 51, tờ a) kể lại:

“Tháng 3 [năm 1286], vua Nguyên lệnh cho Thượng thư tỉnh Áo Lỗ Xích, Bình Chương sự Ô Mã Nhi, Đại tướng Trương Văn Hổ điều 50 vạn quân, lệnh cho Hồ Quảng đóng 300 chiếc thuyền, hẹn đến tháng 8 tập trung ở Khâm Châu, Liêm Châu, lại lệnh cho quân đội ba tỉnh Giang Chiết, Hồ Quảng, Giang Tây cùng xâm lược nước Nam, mượn cớ đưa người đã quy thuận là Trần Ích Tắc về nước lập làm An Nam Quốc Vương.”

Ngay sau khi nhận tin này hai vua Trần và Hưng Đạo Vương đã đôn đốc vương hầu chiêu mộ, huấn luyện binh sĩ, đồng thời chế tạo binh khí và tàu thuyền để chuẩn bị kháng chiến.

Tháng 2 năm 1287, quân thủy bộ nhà Nguyên chia làm 3 đạo tiến vào Đại Việt. Quân Đại Việt chỉ đánh có tính kềm chân rồi chủ động rút lui khỏi biên giới. Thoát Hoan lại tung 2 vạn quân tấn công và chiếm Vạn Kiếp làm căn cứ, sau đó tiến về Thăng Long.

Lần thứ 2 vào năm 1285, quân Nguyên tiến công vào Đại Việt do Thoát Hoan và Ô Mã Nhi đánh vào phía Bắc và phía Nam qua ngã Chiêm Thành thì có Toa Đô dẫn 50 vạn quân đánh ngược ra để chiếm cứ Đại Việt, nhưng cuối cùng thì Toa Đô đã bị chém đầu, Thoát Hoan và Ô Mã Nhi phải chạy thục mạng về cố quốc. Thế mà lần này chỉ sau hơn một năm thôi, vào cuối năm 1286 Hốt Tất Liệt lại cử Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân đánh chiếm Đại Việt để phục thù trận thua lần trước. Lần này Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và nhà vua Trần Nhân Tông đã trải qua nhiều kinh nghiệm của mấy lần chiến đấu trước nên đã dùng chước “điệu hổ ly sơn” và chỉ đánh có tính cách kìm chân, gìn giữ sức lực cho quân lính nhằm có thể địch lại mũi xung kích với nhiều vạn quân tinh nhuệ của quân Nguyên Mông lần này.

Hưng Đạo Vương giao cho Phó đô tướng quân Trần Khánh Dư trấn giữ đường biển. Khánh Dư không ngăn được thủy quân của Ô Mã Nhi đi qua, Thượng Hoàng sai trung sứ bắt Khánh Dư về kinh. Nhưng Khánh Dư thuyết phục được trung sứ cho chậm lại vài ngày để lập công chuộc tội.

Ngày 2 tháng 2 năm 1288, quân Nguyên mở màn đánh phá Thăng Long. Quân Đại Việt bỏ thành rút lui. Cũng ngày này, thủy quân Đại Việt do Trần Khánh Dư chỉ huy đã tập kích và tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ tại Vân Đồn (Quảng Ninh). Thánh Tông tha tội trước của Khánh Dư và nhận định: “Chỗ trông cậy của quân Nguyên là lương thảo, khí giới, nay đã bị ta bắt được, sợ nó chưa biết.” Và ông sai thả tù binh về trại, để họ đưa tin dữ cho Thoát Hoan. Các đoàn thuyền lương khác của quân Nguyên cũng không vào được Đại Việt vì bị bão biển, hoặc vì đi lạc tới Chiêm Thành.

Chuyện thành bại ở thế gian này vốn là chuyện thường tình. Nghĩa là có lúc thắng và lúc bại. Làm sao lúc thắng ta không kiêu, lúc bại ta không nản. Ấy là ý chí của người lãnh đạo. Do vậy việc Trần Khánh Dư bình tĩnh trong lúc thua và thệ nguyện lập công để chuộc tội. Đó là ý chí của kẻ anh hùng làm nên vận nước. Nếu vua không có những người như thế thì nước sẽ loạn và dễ mất về tay kẻ thù. Làm tướng mà để cho bại trận là cái nhục cho quốc thể, cái tội với vua quan. Để lập công chuộc tội như Trần Khánh Dư quả là điều oai dũng không ít khi nhắc lại trận thủy chiến vào đầu năm 1288 này. Nhờ vậy mà Thánh Tông đã tha tội cho Khánh Dư và sự nhận định của vua là đúng, khi binh sĩ không có lương thực tiếp tế, cỏ nước cho ngựa, thuốc men cho người bệnh v.v… thì có ai là mình đồng da sắt có thể hứng chịu những mũi tên của quân đối diện là Đại Việt bao giờ. Vua cũng lanh trí cho thả tù binh bị bắt ra để truyền tin tức thuyền lương đã bị phía Đại Việt tiêu diệt, nhằm gây sự hoảng loạn, mất tinh thần trong quân địch. Đồng thời gió thổi, biển động nên những thuyền chở lương thực khác cho quân Thoát Hoan đã bị trôi lạc hướng về ngã Chiêm Thành, trong khi quân lính với 300.000 người mà không có lương thực thì làm sao chống chịu được, do vậy họ chỉ có thể tính đường rút lui mà thôi.

Sau khi Thăng Long thất thủ, Thoát Hoan lệnh cho Ô Mã Nhi truy đuổi Thánh Tông và Nhân Tông, nhưng cả hai vua đã lui xuống hạ lưu sông Hồng, rồi theo cửa Giao Thủy đi ra biển vòng lên Tháp Sơn (Đồ Sơn). Ô Mã Nhi lui quân về Thăng Long. Không tin rằng đoàn thuyền lương của Văn Hổ bị tiêu diệt, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi dẫn thủy quân đi tìm Văn Hổ. Lúc này hai vua và Hưng Đạo Vương đã tập trung quân thủy bộ ở Tháp Sơn. Khi quân Ô Mã Nhi qua đây, quân Đại Việt tổ chức tập kích ở cửa Văn Úc vào ngày 10 tháng 2 năm 1288 và trên biển gần Tháp Sơn, gây nhiều tổn thất cho quân Nguyên. Ô Mã Nhi bèn dẫn quân trở lại Vạn Kiếp.

Đúng là “còn nước còn tát” là vậy. Khi Thánh Tông cho tù binh trên chuyến thuyền chở lương thực về báo nguy, có thể Ô Mã Nhi đã tin điều ấy, nhưng Thoát Hoan nghĩ rằng: Chuyện ấy có thể là sự lọc lừa, tráo trở trong binh thư chăng? Nên mới cho Ô Mã Nhi dẫn binh tiến đến Tháp Sơn, nhưng không ngờ nơi đây hai vua đã dàn quân chờ sẵn và cho đánh tập kích, khiến quân lính của Ô Mã Nhi hoảng loạn và sau đó phải lui về Vạn Kiếp.

Ở Thăng Long mà không có lương thực, Thoát Hoan lúng túng. Không những thế, quân Đại Việt đã phản công mạnh mẽ và kiểm soát vùng Hải Dương và Hải Phòng đẩy Thoát Hoan vào nguy cơ bị cắt đường về Vạn Kiếp. Tình huống này buộc Thoát Hoan phải rút quân khỏi Thăng Long quay về Vạn Kiếp. Hai vua Trần ban đầu sai Hưng Ninh Vương Trần Quốc Tung (tức Tuệ Trung Thượng Sĩ) đến giả vờ hẹn ngày đầu hàng để địch mất cảnh giác, sau đó mở các cuộc đột kích ban đêm vào Vạn Kiếp.

Cuối tháng 3 năm 1288, Thoát Hoan quyết định lui quân khỏi Đại Việt, Ô Mã Nhi được lệnh dẫn một cánh quân thủy rút về trước. Ngày 9 tháng 4, cánh quân này tiến đến sông Bạch Đằng và đã bị lọt vào trận địa mai phục của đại quân Đại Việt. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thánh Tông và Nhân Tông cùng Hưng Đạo Vương, quân Đại Việt đã tiêu diệt toàn bộ cánh quân thủy của Ô Mã Nhi. Nội Minh tự Đỗ Hành bắt các tướng Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ nộp cho Thánh Tông. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư mô tả Thượng Hoàng đã sai người đưa hai tướng Nguyên lên thuyền ngự, rồi “cùng ngồi nói chuyện với chúng và uống rượu vui vẻ”.

Tương kế tựu kế vốn là những kế sách dụng binh xưa nay và Trần Hưng Đạo qua “Hịch Tướng Sĩ” đã thể hiện được điều đó. Lúc cương lúc nhu, lúc thẳng lúc chùng để nhử lòng địch. Điều ấy cũng giống như đánh hỏa mù để cho bên quân Nguyên bán tín bán nghi. Đó là những thủ thuật của quân sự, xưa nay vẫn có nhiều điểm giống nhau như vậy. Đang thắng thế, nhưng tại sao phải giả hàng? Vì lẽ đây là cớ dụng binh và theo dõi đối phương. Nhờ đó ta biết rằng quân Nguyên đang làm gì ở Vạn Kiếp. Sau khi thu thập hết tin tức rồi, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung về báo lại cho Hưng Đạo Vương và hai vua. Thế là những cuộc tập kích lại bắt đầu và đoạn cuối là ở sông Bạch Đằng. Một chiến công hiển hách của vua, quan quân Đại Việt. Bây giờ thừa thắng xông lên, Đỗ Hành đã bắt sống được hai tướng của quân Nguyên là Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ, nộp cho Thánh Tông mà không nộp cho Nhân Tông, nên sau này Đỗ Hành bị trách cứ và không được ban thưởng trọng vọng bởi Nhân Tông. Bởi lẽ Nhân Tông mới là nhân vật chính của triều đình, còn Thánh Tông tuy là cha, nhưng làm Thái Thượng Hoàng thì không phải là người có quyền ban thưởng. Nhưng điều đặc biệt ở đây là lòng nhân nơi Thánh Tông. Nếu ông không phải là là một ông vua Phật tử thì làm sao có sự thương người như thế. Trong trường hợp của kẻ thắng, có thể giết chết Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ đâu có lỗi gì. Thế nhưng việc ấy đã chẳng xảy ra mà lại “cùng ngồi nói chuyện với chúng và uống rượu vui vẻ” nữa. Đây chưa phải là việc ca khúc khải hoàn, vì dưới mắt Thánh Tông, Ô Mã Nhi cũng như Tích Lệ Cơ vẫn là những kẻ thù của dân tộc. Nếu giết họ lúc này thì làm sao chứng tỏ được lòng nhân của người thắng trận. Chi bằng cứ cho ngồi đối diện nói chuyện và uống rượu để tùy tùng của mình nghĩ ra kế khác hay hơn.

Một ngày trước trận Bạch Đằng, đại quân của Thoát Hoan bắt đầu rút từ Vạn Kiếp lên biên giới. Hữu Thừa là Trình Bằng Phi chọn những binh sĩ thiện chiến yểm trợ cho Thoát Hoan chạy về nước. Quân Nguyên chạy về tới ải Nội Bàng (trị trấn Chũ và xã Bình Nội của Bắc Giang ngày nay) thì bị quân Đại Việt phục kích dữ dội, Vạn Hộ Trương Quân của quân Nguyên phải đem 3.000 quân liều chết chiến đấu mới thoát khỏi cửa ải. Qua được Nội Bàng, Thoát Hoan lại nhận được tin trinh sát rằng phía trước có 30 vạn quân của Đại Việt trải dọc suốt 100 dặm mai phục, đành đổi hướng đi qua Đơn Kỷ (khoảng huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn ngày nay) về Lộc Châu. Tuy nhiên qua đường này, quân Nguyên vẫn bị quân của Đại Việt tập kích. Quân Đại Việt từ trên cao bắn tên độc, giết các tướng Trương Ngọc và Bát Xích. Theo Nguyên sử thì quân Nguyên lúc đó đã “thiếu ăn lại mệt vì chiến đấu, tướng tá nhìn nhau thất sắc” nhưng vẫn phải “cố xông vào mà đánh” và “buộc vết thương lại mà đánh”. Đến ngày 19 tháng 4 năm 1288, quân Nguyên đã bị quét sạch hoàn toàn khỏi Đại Việt.

Như vậy cuối cùng thì Toa Đô đã bị chém đầu giữa trận mạc năm 1285. Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ bị chết đắm khi chìm thuyền vào tháng 2 năm 1289 trên đường trở về phương Bắc. Chỉ còn riêng một Thoát Hoan là bại tướng dẫn đám bại binh chừng mấy ngàn người trở lại cố quốc. Lúc này Hốt Tất Liệt dẫu có tức giận, hùng hổ đổ lỗi vào các tướng của triều đình nhà Nguyên Mông đi nữa thì cũng không thể thay đổi được gì. Mấy lần xâm lăng là mấy lần thất bại. Thất bại về chiến trận, về tù binh, về lương thực, về khí giới v.v… tất cả đã chôn vùi dưới uy danh của Thánh Tông và Nhân Tông. Bên cạnh đó hai anh em Tuệ Trung Thượng Sĩ Hưng Ninh Vương Trần Quốc Tung và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã làm nên lịch sử cho Đại Việt mà nghìn thu dân tộc này vẫn nhớ ơn những người anh hùng của dân tộc như họ. Vì họ là những người con Phật, đã hiểu rõ Phật lý và nhân quả nhiều đời, nên mới hướng dẫn được quân dân ta chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng vào ngày 19 tháng 4 năm 1288 như vậy.

Trước khi mất vào năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn khi được Hoàng Đế Trần Anh Tông thăm hỏi, ông đã hồi tưởng lại: “Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Nhờ vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức nên giặc phải bị bắt.”

Ngay từ buổi ban đầu, lúc Trần Thái Tông chiến đấu với quân Mông Cổ lần thứ nhất vào năm 1258 cũng đã có sự tham gia và cố vấn của Hưng Đạo Vương. Sau đó trải qua các triều đại của Thánh Tông và Nhân Tông, Hưng Đạo Vương cũng đã trực tiếp cầm quân chống lại quân Nguyên Mông và đã giúp cho Thánh Tông cùng Nhân Tông đánh thắng quân Nguyên Mông một cách vẻ vang vào những năm 1285 và 1288. Sau hai cuộc chiến thắng này, vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để lên làm Thái Thượng Hoàng và sau đó Thượng Hoàng cũng đã đi xuất gia vào năm 1295.

Anh Tông lên làm vua được mấy năm cũng đã được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cố vấn trong thời bình, cho đến năm 1300 thì Hưng Đạo Vương đã trở về với đất trời vạn vật. Như vậy, ông đã làm tướng và cố vấn cho cả 4 triều vua của nhà Trần. Đó là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông. Thánh Tông phải gọi ông bằng cậu hoặc bác. Nhân Tông phải gọi ông là ông cậu hay ông bác và Anh Tông phải gọi ông là ông cố cậu hay ông cố bác nếu đứng về phía bên Trần Cảnh để gọi bên Trần Liễu. Vì họ là anh em chú bác và cô cậu với nhau, nên trong 3 cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại quân Nguyên Mông này họ đã thành công tuyệt diệu, mà lời cuối của Hưng Đạo Vương đã nhắc cho Trần Anh Tông nhớ rằng: Sở dĩ có được điều ấy, vì lẽ vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục và cả nước giúp sức mới được như vậy. Trong bài “Hịch Tướng Sĩ”, Hưng Đạo Đại Vương đã đem hết tâm lực và ý chí của mình để chiêu quân, hịch tướng, trong đó có nhiều câu đọc lên đến não lòng, ai làm trai trong thời loạn mà lại không hy sinh cho đất nước mình đang lâm nguy như vậy.

“…Áo không, ta cởi áo cho
Cơm không, ta sẻ cơm cho no lòng…”

Đúng là một danh tướng tài ba của thời đại nhà Trần và cũng là một bậc anh tài dùng cả mưu lẫn trí cố vấn cho 4 đời vua như vậy.

Tháng 4 năm 1289 Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, Hoàng Đế Trần Nhân Tông xét công lao các tướng lĩnh trong chiến tranh Nguyên Mông - Đại Việt. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được thăng lên Đại Vương, Hưng Vũ Vương Quốc Nghiển (con Hưng Đạo Vương) được phong Khai Quốc Công, Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng (con Hưng Đạo Vương) nhận chức Tiết Độ Sứ. Nguyễn Khoái được phong tước Liệt Hầu và được cấp hẳn một hương làm thực ấp. Hai vua cũng phong quan tước cho các Tù Trưởng người dân tộc có công như Lương Uất và Hà Tất Năng. Sau cuộc phong thưởng này, khi có người tỏ ra chưa thỏa mãn, Thượng Hoàng đã khuyên bảo: “Nếu các khanh biết chắc là giặc Hồ không vào cướp nữa thì nói rõ cho Trẫm biết, dù có thăng đến cực phẩm, Trẫm cũng không tiếc. Nếu không thế mà đã vội thưởng hậu, vạn nhất giặc Hồ trở lại và các khanh lại lập công nữa thì Trẫm lấy gì mà thưởng để khuyến khích thiên hạ.” Mọi người đều vui vẻ phục tùng.

Ở đây vua Trần Thánh Tông dùng danh từ giặc Hồ để chỉ người phương Bắc, nhà Nguyên hay dân tộc Mông Cổ, cũng giống như họ đã gọi dân tộc ta và Chiêm Thành là người Man vậy. Cách nói miệt thị này để bày tỏ sự bất bình với thói xâm lược, cướp bóc của họ. Ở đây chúng ta thấy rằng vua Trần Thánh Tông đã thưởng phạt rất công minh, vì dẫu sao đi nữa thì đất nước Đại Việt mới vừa kinh qua mấy trận chiến tranh khốc liệt, nhà tan cửa nát. Con xa cha mẹ, vợ xa chồng, ly hương biệt xứ v.v… đời sống của nhân dân chưa ổn định thì làm sao kêu gọi họ đóng thuế má được. Do vậy nhà vua không có quỹ công thì làm sao ban thưởng nhiều hơn, nên nhà vua lo xa cũng phải. Từ đó nhiều người đã thông cảm và không còn đòi hỏi thêm.

Khi quân Nguyên tháo chạy, bỏ lại một hòm biểu xin hàng của nhiều quan thuộc. Thượng Hoàng Thánh Tông sai đốt hết đi để yên lòng những người ấy, không tra cứu. Tuy nhiên, với những người đã thực sự đầu hàng nhà Nguyên thì đều nghiêm trị. Quan lại thì bị xử tử, tịch thu tài sản hoặc bắt đi đày, còn quân dân thì được tha chết, nhưng phải chịu các loại hình phạt khổ sai như chuyên chở gỗ đá, xây cung điện để chuộc tội, hoặc phải làm lính hầu, nô tỳ cho Vương hầu và Tể tướng. Hai vua cũng bắt các Vương hầu, Tôn thất đã theo quân Nguyên phải từ bỏ họ Trần, đổi sang họ Mai. Trần Kiện tuy đã bị tướng Nguyên Địa Lô bắn chết (1285), nhưng vẫn bị các văn kiện đời đó chép là Mai Kiện. Trần Ích Tắc cũng bị loại khỏi tông thất,, nhưng hai vua coi là chỗ tình thân cốt nhục nên không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy.

Khi chiến tranh xảy ra, không phải ai cũng có đủ quyết tâm và can đảm để theo đuổi cuộc chiến đấu đến cùng. Trong lúc thế giặc vừa sang đang mạnh, quân ta không chống nổi phải rút chạy, cả Vua và Thượng hoàng đều phải long đong trốn tránh, tất nhiên cũng sẽ có không ít quan viên, vương hầu cảm thấy sợ hãi và không đủ tin tưởng vào sự chiến thắng của quân ta. Vì vậy, họ đã liên lạc với quân Nguyên, dâng biểu xin đầu hàng, nghĩ rằng như vậy may ra còn giữ được con đường sống. Những kẻ ấy tuy đã có lòng phản bội nhưng cũng do tình thế thúc bách, mà trong thực tế họ chưa thực sự làm điều gì hại nước hại dân, vì tuy họ sinh tâm phản bội muốn hàng nhưng vẫn chưa bỏ chạy sang hàng ngũ của giặc. Thượng hoàng Trần Thánh Tông xét theo tâm lý đó nên không muốn trị tội những kẻ tiểu nhân này vì không cần thiết khi mọi việc đã qua đi mà có thể làm suy yếu thêm sức mạnh của đất nước vừa trải qua chiến tranh. Khi đã quyết định tha thứ, Thượng hoàng bèn sai đốt hết những tờ biểu hàng ấy đi, mục đích là để những kẻ có lỗi được yên lòng, không còn lo sợ. Có như vậy thì họ mới yên tâm tiếp tục cống hiến, phục vụ cho đất nước mà không sợ một ngày nào đó sẽ bị trừng trị vì tội cũ. Đây là hành động của một bậc minh quân, vì chỉ có tình thương và sự tha thứ mới có thể xóa được hận thù, còn hận thù đem đối lại với hận thù thì lửa sân si này cứ đốt cháy mãi không bao giờ tàn lụi. Tuy nhiên, đối với những người đã thực sự đứng sang hàng ngũ giặc thì cho dù hiện không có mặt, như đã trốn chạy theo giặc, thì vẫn kết án xử tội nghiêm khắc, đồng thời tịch biên gia sản, điền sản của họ để sung công. Một trong những hình phạt dành cho kẻ phản bội trong tông thất là buộc phải đổi họ Trần ra họ Mai, như Trần Kiện đổi thành Mai Kiện. Còn Trần Ích Tắc, em ruột của Trần Thánh Tông, vì nghĩ tình anh em máu mủ, cùng một cha một mẹ sinh ra nên không đổi họ, chỉ gọi là Ả Trần để hàm ý mỉa mai ông ta là hèn nhát, nhu nhược như đàn bà.

Theo Thánh Đăng Ngữ Lục, Thượng Hoàng về cuối đời đã đi tu tại chùa Tư Phúc, dưới sự hướng dẫn của Quốc Sư Trúc Lâm Đại Đăng. Ông lấy Đạo hiệu là Vô Nhị Thượng Nhân. Thượng Hoàng đã dành nhiều thời gian cho việc viết sách và đàm đạo với các nhà Thiền học. Một trong những Thiền Sư được Thượng Hoàng kính trọng là Tuệ Trung Thượng Sĩ, tức Hưng Ninh Vương Trần Quốc Tung, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Sách Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục do Trần Nhân Tông biên soạn đã kể Thượng Hoàng gọi Tuệ Trung Thượng Sĩ là “đạo huynh” và đã thuật lại một cuộc đàm đạo giữa hai người.

“Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm qua đời năm 1287, nhà vua làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, vua thỉnh những vị nhân đức các nơi, theo thứ lớp mỗi vị thuật một bài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quến sình ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Nhà vua lấy quyển tập đưa cho Thượng Sĩ. Thượng Sĩ viết một mạch bài tụng tự thuật rằng:

見解呈見解

自捏目作恠

捏目作恠了

明明常自在

Kiến giải trình kiến giải,
Tự niết mục tác quái.
Niết mục tác quái liễu,
Minh minh thường tự tại.

“Kiến giải trình kiến giải,
Tợ ấn mắt làm quái.
Ấn mắt làm quái rồi
Rõ ràng thường tự tại.”

Trần Thánh Tông đọc xong, liền phê tiếp theo sau:

明明常自在

亦捏目作怪

見怪不見怪

其怪悉自壞

Minh minh thường tự tại,
Diệc niết mục tác quái.
Kiến quái bất kiến quái,
Kỳ quái tất tự hoại.

“Rõ ràng thường tự tại,
Cũng ấn mắt làm quái.
Thấy quái chẳng thấy quái,
Quái ấy ắt tự hoại.”

Thượng Sĩ đọc, thầm nhận đó.”

Trước một thực tế oai hùng qua cả 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông của vua tôi Đại Việt nhưng các vị vua Trần đã nhận hiểu rõ lý vô thường của vạn vật hơn ai hết, nên đã đi xuất gia tầm đạo như Thái Tông tìm gặp Quốc Sư Phù Vân, rồi năm 1258 sau khi đại thắng giặc Mông Cổ, vua đã trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho Thánh Tông. Lúc ấy, Thánh Tông vừa được 18 tuổi và trị vì Đại Việt từ năm 1258 đến năm 1278 thì nhường ngôi cho con là Thái tử Khâm (tức Trần Nhân Tông) để lên làm Thái Thượng Hoàng, lúc ấy ông mới 38 tuổi. Trần Nhân Tông lên nối ngôi Thánh Tông từ năm 1278, trị vì đến năm 1293 thì nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để lên làm Thái Thượng Hoàng và sau đó xuất gia học đạo vào năm 1295.

Như vậy ta có thể thấy được cách truyền ngôi của các vua đầu nhà Trần là khi con còn nhỏ và sau đó lên làm Thái Thượng Hoàng để giúp cho vua con an dân trị quốc, đoạn bỏ cung vàng điện ngọc để đi xuất gia hay tu tại gia cho đến khi băng hà. Đây cũng là một điều đặc biệt của lịch sử Việt Nam chỉ xảy ra trong đời nhà Trần. Có như vậy vua cha mới có thể dìu dắt vua con trưởng thành và nếu có băng hà thì vẫn còn vua con đương quyền lo chăn dân trị nước, tránh việc nội loạn trong cung cấm. Nếu không truyền ngôi trước cho con thì sau khi vua cha băng hà sẽ có nhiều vấn đề xảy ra như các triều đại khác về trước của Đại Việt hay của Trung Hoa.

Như vậy, sau khi Thánh Tông nhường ngôi cho Nhân Tông vào năm 1278 thì ông lên làm Thái Thượng Hoàng một thời gian, ít nhất là cho đến sau hai cuộc thắng trận quân Nguyên Mông lần thứ 2 vào năm 1285 và lần thứ 3 vào năm 1288. Thánh Tông băng hà vào ngày 25 tháng 5 niên hiệu Trùng Hưng thứ 6, tức năm 1290. Như vậy, ông chỉ xuất gia tại chùa Tư Phúc độ hơn 2 năm thì ông mất ở tuổi 50.

Thánh Tông chọn Quốc sư Đại Đăng làm người hướng dẫn. Quốc Sư này là người kế thế truyền thừa của phái Trúc Lâm sau thời Quốc Sư Phù Vân và chắc rằng Quốc Sư Đại Đăng đã được diện kiến cả Thái Tông và Thánh Tông nhiều lần, nên Thánh Tông mới chọn Đại Đăng làm Thầy. Đây cũng có thể là một tài liệu mới do Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo sư Lê Mạnh Thát phát hiện qua Thánh Đăng Ngữ Lục và hầu như trong sử sách Đại Việt ít đề cập đến việc này, ngay cả vị trí của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung cũng vậy.

Vì lý do gì mà các nhà sử học sau này chôn vùi những con người có giá trị lịch sử ấy đã vào sinh ra tử nhiều lần chiến đấu chống quân Nguyên Mông để cuối cùng thành công thì công trạng và tên tuổi của họ ít được nhắc đến với vai trò làm tướng như Tuệ Trung Thượng Sĩ hay như vua Trần Thánh Tông? Có lẽ do sự sùng bái Nho học về sau này nên các sử gia Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu không đề cập đến chăng? May nhờ có Thiền Sư Thích Thanh Từ muốn khôi phục lại Thiền Phái Trúc Lâm nên đã cho phiên dịch lại sách “Thánh Đăng Ngữ Lục” và Giáo sư Lê Mạnh Thát đã viết về lịch sử Phật giáo Việt Nam tập I & II cũng như Toàn Tập Trần Thái Tông, Toàn Tập Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục v.v… nên chúng ta mới được nhận biết rõ ràng hơn về vai trò cũng như vị trí của những vị Vua là Phật, Phật là Vua này.

Thượng Hoàng Trần Thánh Tông rất nể trọng Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung. Nếu đứng về phương diện gia đình thì ông lấy Thiên Cảm Hoàng Hậu con Trần Liễu, mà Tuệ Trung Thượng Sĩ là anh ruột của cả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng như Thiên Cảm Hoàng Hậu, nên ông gọi là “Đạo Huynh” cũng thuận cả bên đạo lẫn bên đời. Thánh Tông đã cùng chiến thắng quân Mông Cổ với Thái Tông năm 1258 sau khi ông lên ngôi vua được 4 năm (1254) và ông ở ngôi chỉ 17 năm, sau đó lên ngôi Thái Thượng Hoàng (1271), truyền ngôi cho Nhân Tông. Như vậy thời gian ông làm Thái Thượng Hoàng từ năm 1271 đến 1288 cũng là 17 năm và chỉ mới hơn một năm tu đạo giải thoát, đến năm 1290 ở tuổi 50 ông đã trở về cõi Phật và mẩu chuyện đối đáp giữa Tuệ Trung Thượng Sĩ với Thiện Cảm Hoàng Hậu đã nói lên được sự chân thật của Thiền, nên Thánh Tông lúc ấy đã ngộ đạo rồi chăng?

Thiên Cảm Hoàng Hậu hỏi: Anh nói chuyện Thiền mà ăn thịt, làm sao thành Phật được?

Tuệ Trung Thượng Sĩ cười đáp rằng:

“Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật cũng chẳng cần làm anh. Không nghe bậc cổ đức nói: “Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát” đó sao?”

Thánh Tông lúc ấy là vai em rể của Tuệ Trung Thượng Sĩ nên đứng nghe hai người trao đổi với nhau mà tâm đắc. Thượng Sĩ lúc ấy là một thiền sư cư sĩ, học trò của Thiền sư Tiêu Dao và tư tưởng của ông rất dứt khoát rằng: Phật và mình, hai thực thể khác nhau làm sao so sánh được. Bởi vì ông không là Phật và Phật cũng chẳng phải là ông, nên ông ăn chay cũng như ăn mặn đâu có để ý gì. Tại sao Hoàng Hậu lại khởi tâm phân biệt như thế? Cho nên ông mới tiếp là Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ và sự giải thoát sanh tử là hai việc khác nhau chứ không giống nhau.

Đến đây ta có thể một lần nữa liên tưởng đến tư tưởng trong kinh Đại Bát Niết Bàn Hậu phần, quyển 2, phẩm thứ 27 về “ứng tận hoàn nguyên” như sau: “Thể tánh của vô minh vốn là giải thoát”. Từ đó cho ta có thể định nghĩa tiếp là: “Thể tánh của phiền não vốn là Bồ-đề” và “thể tánh của sanh tử vốn là Niết-bàn” cũng không sai. Vì trong vô minh luôn luôn có sự giải thoát nằm sẵn ở đó, trong phiền não cũng vậy. Bồ-đề luôn luôn hiển hiện trong phiền não, nhưng vì ta chưa gạn đục khơi trong, nên ta chưa rõ tánh của Bồ-đề đấy thôi! Sanh tử và Niết-bàn vốn không hai, trong cái này có chứa cái kia và trong cái kia vốn sẵn có cái này. Riêng đạo hiệu của Thượng Hoàng Trần Thánh Tông là Vô Nhị Thượng Nhân cũng đã nói lên rõ ràng về điều ấy. Có nghĩa là tư tưởng của ông là không hai mà cũng chẳng phải là một. Đó là lý Bát-nhã, ngoài hai không có một và ngoài một không có hai. Nghĩa là trong cái này luôn có cái kia và trong cái kia luôn hiện hữu của cái này. Còn thượng nhân là bậc cao cả hay người bên trên.

Bài kệ trình kiến giải của những vị danh đức khắp nơi về cung Thiên Trường dự lễ trai tăng khi mẹ Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm qua đời năm 1287 đã cho ông thấy chẳng ai làm sáng tỏ được ngọn đèn thiền bằng Tuệ Trung Thượng Sĩ, nên ông đã chọn Tuệ Trung Thượng Sĩ làm Thầy của mình trong những ngày còn lại của cuộc đời, cũng là một chọn lựa đứng đắn vậy. Rõ ràng là mọi vật trong thế gian này đều như thị. Nó không đến, không đi, không còn, không mất. Tại sao chúng ta lại phân biệt bỉ thử? Khi thấy phân biệt, tức đã chấp ngã rồi. Hãy buông xả nó thì những dính mắc ấy liền tự hoại. Đây cũng có thể là một công án và cũng có thể là một thiền ngữ của Thiền Sư muốn dạy cho học trò, đệ tử của mình.

Ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần, niên hiệu Trùng Hưng thứ 6 (tức ngày 3 tháng 7 năm 1290), Thượng Hoàng Thánh Tông qua đời tại cung Nhân Thọ, hưởng dương 50 tuổi. Thánh Đăng ngữ lục có chép một số chi tiết về những ngày cuối cùng trong cuộc đời Trần Thánh Tông như sau:

“Vua bệnh, Tuệ Trung Thượng Sĩ gởi thơ đến thăm, vua viết vào cuối trang đáp lại:

炎炎暑氣汗通身,

何曾浣我娘生褲。

Viêm viêm thử khí hãn thông thân,
Hà tằng hoán ngã nương sanh khố?

“Hơi nóng hừng hực mồ hôi đẫm,
Chiếc khố mẹ sinh vẫn ráo khô.”

Đến lúc bệnh nặng, vua thường lấy ngón tay gõ vào chiếc gối, như có sở đắc điều gì. Chốc lát, vua đòi bút viết bài kệ:

生如著衫

死如脫褲

自古及今

更無異路

Sanh như trước sam
Tử như thoát khố
Tự cổ cập kim
Cánh vô dị lộ.

Sinh như mặc áo
Chết tợ cởi trần
Từ xưa đến nay
Không đường nào khác.

Liền hét, nói:

八字打開分付了

更無餘事可呈君

Bát tự đả khai phân phó liễu,
Cánh vô dư sự khả trình quân.
Tám chữ mở toang đã trao phó
Còn đâu việc nữa đáng trình anh.

Rồi vua đuổi hết kẻ hầu người hạ, chỉ còn một mình Nhân Tông đứng hầu một bên, thưa: Bệ Hạ có còn nhớ lời của Ngài Vĩnh Gia chăng?

了了見。無一物。

亦無人。亦無佛。

大千沙界海中漚。

一切聖賢如電拂。

假使鐵輪頂上旋。

定慧圓明終不失。

Liễu liễu kiến, vô nhất vật,
Diệc vô nhân, diệc vô Phật.
Ðại thiên sa giới hải trung âu,
Nhất thiết thánh hiền như điện phất.
Giả sử thiết luân đỉnh thượng toàn,
Ðịnh huệ viên minh chung bất thất.
“Rành rành thấy, không một vật,
Cũng không người chừ, cũng không Phật.
Cõi cõi đại thiên bọt nổi trôi,
Tất cả thánh hiền như điện chớp.
Dẫu cho vòng sắt trên đầu chuyển,
Định tuệ sánh tròn vẫn không mất.”

Vua nghe xong, bất chợt cười lên rồi gõ chiếc gối tụng:

Rành rành thấy, không một vật
Cũng không người chừ, cũng không Phật.
Cõi cõi đại thiên bọt nổi trôi,
Tất cả thánh hiền như điện chớp.

Xong, ngay chiều hôm đó sấm gió nổi dậy, thấy một vầng ánh sáng tròn rọi nơi bức vách ngăn, Vua liền băng, hưởng thọ 50 tuổi, nhằm ngày 22 tháng 5 năm Canh Dần (1290).

Vua Nhân Tông an táng Thượng Hoàng ở Dụ Lăng - phủ Long Hưng (nay là Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình). Triều đình dâng ông miếu hiệu là Thánh Tông và thụy hiệu là Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Văn Vũ Tuyên Hiếu Hoàng Đế.

Sau khi đọc hai bài kệ trên của vua Trần Thánh Tông, tức Vô Nhị Thượng Nhân, chúng ta thấy được rằng nhà vua đã rõ được Pháp và lẽ đạo đã hiển bày trước khi ông viên tịch. Bởi vì sinh tử là việc trọng đại của cuộc đời, nhất là của một vị vua, đa phần ai cũng còn luyến lưu với quyền cao chức trọng và địa vị Thượng Hoàng, nhưng ông đã quên đi điều ấy rồi. Ông xem việc sinh ra trong cõi đời này, bất kể là ai cũng giống như việc mặc áo, hay nói đúng hơn là chết cũng giống như thay chiếc áo nghiệp này và mặc vào chiếc áo nghiệp khác mà thôi. Khi sanh ra ở đời khác, mình lại mặc chiếc áo khác. Đâu có gì phải sợ hãi và lo lắng. Còn chết có nghĩa là hơi thở đã lìa khỏi thân thể cũng giống như việc cởi trần, chiếc áo không còn dính vào thân nữa. Nó đơn giản thế thôi! Không có gì để vướng bận nữa cả. Như vậy việc sanh tử đối với ông, đến đi cũng chẳng có gì quan tâm cả.

Kế tiếp bài kệ của Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác là một vị Tổ Sư Thiền của Trung Hoa, người con hiếu hạnh Trần Nhân Tông đang đứng cạnh bên giường của ông đã đọc lên để ông nhớ lại và ấn vào tâm cho việc liễu ngộ này. Bài kệ nàyhiện còn trong tập Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác.

Dưới mắt một Thiền Sư đã liễu ngộ thì tất cả đều không, bởi vị này quan sát mọi vật trên thế gian dưới con mắt trí tuệ. Người cũng không mà Phật cũng không. Ấy là tâm không, đã rốt ráo không còn đối đãi ta người, hay thị phi nhân nghĩa gì nữa. Con người chỉ là một cách gọi, nó giống như những bọt bóng nhỏ nhoi và mong manh nổi trôi trong cõi đại thiên thế giới này, thì đâu có ý nghĩa gì với sự mênh mông to lớn ấy. Các bậc thánh hiền xưa nay đã xuất hiện đó đây, nhưng họ giống như tia chớp của dòng điện, mới thấy đó rồi mất đó.

Nhân Tông cũng là một ông vua Phật tử sớm ngộ đạo Thiền, nên đã nhắc cho Phụ Vương mình nhớ lại bài kệ của Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác lúc sắp lâm chung. Đây là một điều quá tuyệt diệu. Do cận tử nghiệp này quá sáng, nên chiều hôm đó vào ngày 22 tháng 5 năm Canh Dần 1290, một vầng sáng tròn nơi vách ngăn đã được rọi vào và vua đã băng hà. Như vậy Vô Nhị Thượng Nhân đã được vào cõi giải thoát. Thông thường những bậc xuất trần thượng sĩ đều có những sự chứng ngộ ngay nơi giường bệnh hay trước lúc lâm chung. Vì họ biết rằng họ sẽ đi đâu và họ sẽ về đâu, nên tâm thức của họ rất sáng suốt. Chư Phật và chư Bồ Tát luôn cận kề để soi rọi cho tâm thức của họ được sanh về thế giới an lạc, giải thoát, vô nhiễm và không bị trói buộc bởi luân hồi sanh tử nữa.

Cả 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đều có sự hiện diện của ông. Thế mà khi ông ra đi chẳng để lại một dấu vết gì tỏ vẻ vấn vương nơi trần thế cả. Cho nên chính ông đã lấy Vô Nhị Thượng Nhân làm đạo hiệu, quả rất đúng cho một người vừa làm Vua, vừa làm Phật như vậy.

Vua Trần Thánh Tông là một vị vua giỏi cả văn lẫn võ. Ông vừa là nhà thơ và nhà văn. Trong suốt cuộc đời, ông đã để lại hậu thế những thơ, văn như sau:

- Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau)
- Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà)
- Thiền Tông liễu ngộ ca (Bài ca giác ngộ Thiền tông)
- Phóng ngưu (Thả trâu)
- Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)
- Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông)

Cùng một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1 bài).

Theo đánh giá trong cuốn Thơ văn Lý Trần (tập 2, quyển thượng) do Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh, Đỗ Văn Hỷ và Trần Tú Châu biên soạn thì thơ văn Trần Thánh Tông “giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước, về dân tộc của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan (Theo nhiều tác giả 1999, trang 200-201).

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, năm 1289 Trần Thánh Tông sáng tác bài thơ “Dạo chơi hành cung Thiên Trường” (Hạnh hành cung Thiên Trường) nói lên cảm hứng sau hai lần đánh bại quân Nguyên Mông 1285 và 1288.

幸天長行宮

景清幽物亦清幽,

十一仙州此一州。

百部笙歌禽百舌,

千行奴僕橘千頭。

月無事照人無事,

水有秋含天有秋。

四海已清塵已靜,

今年遊勝昔年遊 。

Hạnh Thiên Trường hành cung

Cảnh thanh u vật diệc thanh u,
Thập nhất tiên châu thử nhất châu.
Bách bộ sanh ca, cầm bách thiệt,
Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu.
Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự,
Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu.
Tứ hải dĩ thanh trần dĩ tĩnh,
Kim niên du thắng tích niên du.

Dịch thơ

Dạo chơi hành cung Thiên Trường
Cảnh thanh u vật cũng thanh u
Mười một tiên châu, đây một châu.
Trăm giọng chim ca, trăm bộ sáo,
Ngàn hàng cây quít ngàn tên nô.
Trăng vô sự soi người vô sự,
Nước vẽ thu ngậm trời vẽ thu.
Bốn biển đã quang, trần đã lặng,
Chuyến đi nay thắng chuyến đi xưa.

Dạo chơi hành cung Thiên Trường

Cảnh đâu thanh vắng lạ thường,
Vật kia lại cũng am tường như nhau.
Cớ sao mười một tiên châu,
Lại đem so với một châu mượt mà?
Còn đây trăm giọng chim ca,
Và trăm bộ sáo chỉ là góp vui.
Hàng ngàn cây quít ngọt bùi,
Do người chăm bón vun bồi mà nên.
Ánh trăng sáng tỏ êm đềm,
Con người ở giữa hai miền có không.
Thu này nước đã xanh trong,
Trời kia quang tạnh tấm lòng trung kiên.
Giờ đây bốn biển lặng yên,
Tấm lòng thanh bạch, lời nguyền thanh cao.
Bây giờ năm ấy thế nào?
Khác xưa muôn vạn bước vào năm nay.

(Thích Như Điển dịch theo lối thơ lục bát)

Bài thơ này ông làm vào năm 1289, nghĩa là sau khi đại thắng quân Nguyên Mông 2 lần vào năm 1285 và 1288. Vậy thì thời gian này chính là thời gian ông đã đi xuất gia ở chùa Tư Phúc. Tư tưởng này là tư tưởng Phật giáo, tư tưởng Thiền Tông. Chỉ có người liễu đạo mới làm được bài thơ này, nhất là câu: Bốn biển đã quang, trần đã lặng. Có nghĩa là sanh, lão, bệnh, tử, 4 giai đoạn ấy đã rõ ràng rồi và mọi trần cấu đối với ông bây giờ không còn bị dính mắc nữa.

Chùa Tư Phúc không biết ngày nay có còn ở Hà Nội không? Nhưng chắc rằng không xa cung Thiên Trường mấy. Cung này dành riêng cho các Thái Thượng Hoàng sau khi thoái vị, lui về đây sống những ngày còn lại của cuộc đời. Sau khi ông đi xuất gia, ông phải rời khỏi cung Thiên Trường và năm này ông trở lại thì thấy Thiên Trường ngày nay và Thiên Trường ngày xưa khác nhau không ít, khi lòng ông không còn dính chút bụi trần duyên nào cả.

Trong sách Nam Ông mộng lục (in lần đầu tiên tại Trung Quốc năm 1442), viên quan nhà Minh gốc Việt là Hồ Nguyên Trừng đã có lời bình luận về bài thơ của Trần Thánh Tông như sau.

“Bài thơ này được sáng tác có lẽ vào lúc sau khi đã trải qua hai lần quân Nguyên chinh phạt, đất nước yên vui, cho nên kết thành ý thơ như vậy. Bài thơ có cấu tứ thanh cao, điệp tự âm vang, nếu chẳng phải bậc lão luyện trong làng thơ, sao có thể viết được như vậy? Huống chi, Ngài bản tính thanh cao, bẩm sinh phú quý, có phong cách làm vua cả một nước, khác với người thường.”

Hồ Nguyên Trừng nhận xét về bài thơ thăm Thiên Trường hành cung của vua Trần Thánh Tông không sai, nhưng chưa rõ hết ý thoát tục ở những câu cuối mà Thánh Tông đã gởi tâm sự mình vào đó. Bởi lẽ năm 1289 ông đã đi xuất gia hơn một năm rồi, nên mới có được tư tưởng thanh cao thoát tục như vậy.

Sách Thơ Văn Lý Trần cũng ghi lại một bài của ông tên Chân Tâm Chi Dụng mang màu sắc Phật giáo Thiền Tông như sau:

真心之用

真心之用,

惺惺寂寂。

無去無來,

無損無益。

入大入小,

任順任逆。

動如雲鶴,

靜如牆壁。

其輕如毛,

其重如石。

洒洒而淨,

躶躶而赤。

Chân Tâm Chi Dụng

Chân tâm chi dụng,
Tinh tinh tịch tịch.
Vô khứ vô lai
Vô tổn vô ích.
Nhập đại nhập tiểu,
Nhậm thuận nhậm nghịch.
Động như vân hạc,
Tĩnh như tường bích.
Kỳ khinh như mao,
Kỳ trọng như thạch.
Sái sái nhi tịnh,
Khỏa khỏa nhi xích.

不可度量,

全無踪跡。

今日為君,

分明剖劈。

Bất khả độ lượng,
Toàn vô tung tích.
Kim nhật vị quân
Phân minh phẫu phách.
Dịch thơ

Dụng của chân tâm

Dụng của chân tâm,
Thông minh tịnh mịch.
Không đến không đi,
Không tổn không ích.
Vào nhỏ vào to,
Mặc thuận cùng nghịch.
Động như hạc mây,
Tĩnh như tường vách.
Nhẹ tựa mảng lông
Nặng như bàn thạch.
Trần trần trụi trụi,
Làu làu trong sạch,
Chẳng thể đo lường,
Tuyệt vô tung tích.
Nay ta vì ngươi,
Tỏ bày rành mạch.

Dụng của chân tâm

Chân tâm là dụng ở đây,
Rõ ràng sáng chói an bày nơi nơi.
Không đi không đến lâu rồi,
Cũng không tổn hại ấy thời xưa nay.
Vào to hay nhỏ chẳng tày,
Cả ngay khi thuận hay quay nghịch chiều.
Động như bóng hạc cánh diều,
Tĩnh như tường vách những điều ra sao.
Nhẹ thì tợ cánh lông bào,
Nặng thì như đá ai nào chuyển di.
Làu làu một cảnh tư nghì,
Xem ra mới thấy chẳng vi trần nào.
Chẳng cần đo đạc đếm đong,
Còn đâu dấu tích mà hòng xét soi.
Nay ta chỉ rõ cho ngươi,
Giữ tâm thanh tịnh cho đời thanh cao.

(Thích Như Điển dịch theo lối thơ lục bát)

Đây mới đúng là bài thơ tỏ ngộ cái tâm của Vô Nhị Thượng Nhân. Tuy không thấy ghi lại bài thơ được làm năm nào, nhưng chắc rằng phải được làm giữa năm 1288 đến năm 1290 trước khi ông viên tịch. Tâm ấy chính là tâm thanh tịnh, không đến không đi, không còn không mất. Nó ở đó muôn đời, nhưng ít người nhận ra nó. Động hay tĩnh cũng do tâm này. Nếu mình làm chủ được tâm thì tâm ấy sẽ sáng suốt tự tại, trí huệ phát sanh và mây phiền não tự động tan đi, để tâm ta trở thành thanh tịnh. Tâm ấy cũng chẳng đo lường, tính toán được và từ xưa đến nay việc đến đi tự tại cũng chỉ tâm này mà thôi.

Ngoài ra còn có bài “Cảm xúc khi đọc Đại Tuệ ngữ lục”, bày tỏ kinh nghiệm tu tập và chứng đạo như sau:

讀大慧語錄有感其一

打瓦鑽龜三十年,

幾回汗出為參禪。

一朝識破娘生面,

鼻孔元來沒半邊

讀大慧語錄有感其二

眼前無色耳無聲,

一片心頭自打成。

聲色不干唇舌外,

任他剝報與都丁。

Độc Đại Tuệ ngữ lục hữu cảm - Kỳ I

Đả ngõa toàn quy tam thập niên,
Kỷ hồi hãn xuất vị tham thiền.
Nhất triêu thức phá nương sanh diện,
Tỵ khổng nguyên lai một bán biên.
Độc Đại Tuệ ngữ lục hữu cảm - Kỳ II

Nhãn tiền vô sắc nhĩ vô thanh,
Nhất phiến tâm đầu tự đả thành.
Thinh sắc bất can thần thiệt ngoại,
Nhiệm tha bác báo dữ đô đinh.

Dịch thơ

Cảm xúc khi đọc Đại Tuệ Ngữ Lục

I.

Đập ngói dùi rùa ba chục niên,
Mồ hôi ướt đẫm bởi tham thiền.
Một mai nhìn thấu dung nhan mẹ,
Mới biết khuôn trăng khuyết một bên.

II.

Mắt tai nào có sắc cùng thanh,
Chỉ một tâm kia tự đúc thành.
Môi lưỡi bỏ ngoài thanh với sắc,
Mặc người “bác báo” với “đô đinh”.

Cảm xúc khi đọc Đại Tuệ Ngữ Lục

I.

Mài rùa đập ngói ai ơi,
Bao năm dâu bể từ đời xa xưa.
Mồ hôi ướt đẫm chẳng chừa,
Tham thiền nhập định cũng vừa thời gian.
Mai kia nhìn thấy dung nhan,
Mặt mày tiều tụy lại càng xót thêm.
Như trăng non khuyết một bên,
Bên kia lệch mất chút duyên mặn mà.

II.

Mắt tai chẳng thấy chẳng nghe,
Chẳng hề xao động, chẳng hề phân tâm.
Lời ai dù có ân cần,
Tâm không vọng động, giữ phần an nhiên.
Lưỡi môi chẳng cảm giác riêng,
Âm thinh sắc tướng vô tình thoáng qua.
(Thích Như Điển dịch theo lối thơ lục bát)

Thuật ngữ “đả ngõa toàn quy” (đập ngói, dùi rùa) chỉ cho hai phương thức bói toán thời cổ của Trung quốc, nhằm đoán định những chuyện tốt xấu chưa xảy ra. Ở đây có hàm ý chỉ cho sự tu tập mơ hồ, không xác định được đúng hướng. Trần Thánh Tông tự nhận mình đã trải qua 30 năm như vậy.

Ông sinh năm 1240, lên làm vua năm 1258, nghĩa là lúc ông mới 18 tuổi, nhưng phía sau còn có Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông chỉ bảo, khuyên răn. Cuối năm 1257, giặc Mông Cổ xâm chiếm nước ta thì ông đã 17 tuổi. Sau những năm chiến thắng lần đầu ấy, ông đã tìm cầu nơi Phật đạo và 2 lần sau quân Nguyên Mông đến xâm chiếm nước ta vào năm 1285 và 1288 ông cũng đã cố vấn cho vua Trần Nhân Tông để đi đến thành công. Mặc dù đã trở thành Thái Thượng Hoàng từ năm 1278, nhưng vai trò của Thánh Tông rất quan trọng trong 2 cuộc đại thắng quân Nguyên Mông sau này. Đến năm 1288, mọi việc xong xuôi đâu đó ông mới đi xuất gia và đến năm 1290 thì ông viên tịch ở tuổi 50. Vậy lúc 20 tuổi ông đã tìm hiểu Thiền tông và đã tọa thiền nhiều đêm đến đổ mồ hôi hột, nhưng khi nhìn rõ lại dung nhan tự thuở bản lai thì mới biết rằng lỗ mũi ấy lệch qua một bên. Điều này nói lên sự không toàn thiện và đoạn 2 của bài thơ mới là điểm chính, vì bây giờ vua đã an nhiên tự tại, khứ lai vô ngại, không bị âm thanh và sắc tướng chi phối nữa. Một mảnh tâm kia đã sáng trong hoàn toàn. Môi lưỡi không còn có cảm giác gì với âm thanh sắc tướng nữa. Như vậy mới biết rằng màu xanh báo hiệu đã đến rồi và cả hai đều như vậy cả. Cả hai đây là việc thanh và sắc. Nhà vua tuy ở trong trần thế, nhưng không bị nhiễm mùi trần.

Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư khen ngợi Trần Thánh Tông rằng: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc đã nguy lại an, suốt đời Trần không còn nạn xâm lược của giặc Hồ nữa, công lao ấy to lớn lắm.”

Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét như thế là chính xác vô cùng, vì từ khi Thái Tông lên ngôi năm 1226 cho đến 1257, đất nước Đại Việt vẫn thái bình, nhưng năm 1257 cũng là năm giặc Mông Cổ đến đánh phá Đại Việt của chúng ta. Thái Tông cùng Thánh Tông đã đánh đuổi giặc phương Bắc chạy lui về nước. Mãi đến khi Thánh Tông lên ngôi và nhường ngôi cho Nhân Tông để làm Thái Thượng Hoàng thì cả hai lần chiến tranh năm 1285 và 1288, vua quan, dân chúng Đại Việt của chúng ta đã đồng lòng qua Hội Nghị Diên Hồng, thề sống chết cùng nhau để đánh đuổi giặc Nguyên Mông và cuối cùng ta đã đại thắng. Những tưởng mấy lần quân Nguyên chiếm cứ thành Thăng Long, vua quan chạy tán loạn, gần như tan vỡ. Thế mà cơ trời vận nước đã trở lại với các vua cũng như nhân dân trăm họ, nên cuối cùng chúng ta đã ca khúc khải hoàn và sau đó cùng nhau xây dựng lại cơ đồ sau những lần chiến tranh tàn phá. Kẻ vui thú điền viên, người xuất gia tu hạnh giải thoát. Đây là một tấm gương sáng chói nghìn đời sử sách vẫn còn ghi.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư còn dẫn ra một câu chuyện cho thấy sự hòa ái của Hoàng thất nhà Trần thời Trần Thánh Tông: Tĩnh Quốc Đại Vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng Hậu. So với những người con còn lại của Thái Tông, tuy là con trưởng nhưng Quốc Khang học vấn tầm thường, nên không được vua em Thánh Tông cho giữ những chức vụ lớn trong triều đình. Tuy nhiên, nhà vua vẫn giữ quan hệ tốt đẹp với anh mình. Trong sử chép:

上皇著白木綿服。靖國作胡人舞上皇解衣與之。帝亦作胡人舞以請。靖國曰最貴者皇帝之位,下臣不與二郎爭。今至尊賜臣微物而二郎欲奪之乎。上皇大笑曰。汝視帝位與賤服不相。上下賛羡久之,乃與靖國。其父子兄弟之間和樂如此。

Thượng hoàng trước bạch mộc miên phục. Tĩnh Quốc tác Hồ nhân vũ, Thượng hoàng giải y dữ chi. Đế diệc tác Hồ nhân vũ dĩ thỉnh. Tĩnh Quốc viết: “Tối quý giả hoàng đế chi vị, hạ thần bất dữ Nhị lang tranh. Kim Chí tôn tứ thần vi vật nhi Nhị lang dục đoạt chi hồ.” Thượng hoàng đại tiếu viết: “Nhữ thị đế vị dữ tiện phục bất tương.” Thượng hạ tán tiện cửu chi, nãi dữ Tĩnh Quốc. Kỳ phụ tử huynh đệ chi gian hòa lạc như thử.

“Thái Thượng Hoàng mặc chiếc áo bông trắng. Tĩnh Quốc múa điệu múa người Hồ. Thượng Hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua cũng múa điệu múa người Hồ để xin thưởng áo bông. Tĩnh Quốc nói: ‘Quý nhất là ngôi hoàng đế, hạ thần còn không tranh với Chú Hai. Nay đức Chí tôn ban cho thần vật nhỏ mọn này mà Chú Hai lại muốn đoạt lấy sao?’ Thượng Hoàng bật cười lớn, nói: ‘Vậy ra con xem ngôi vua không bằng cái áo xoàng này.’ Vua tôi trên dưới cùng chơi đùa thân ái hồi lâu rồi ban áo cho Tĩnh Quốc. Tình cha con, anh em vui vẻ thuận hòa như thế.”

Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích. Vào tháng 9 âm lịch năm 1269, Thánh Tông cho Quốc Khang làm Vọng Giang Phiêu Kỵ Đô Thượng Tướng Quân. Sau này, mùa Xuân năm 1270 (niên hiệu Thiệu Long năm thứ 13) Quốc Khang xây vương phủ to lớn tại Diễn Châu. Vua biết chuyện, sai người đến xem. Quốc Khang sợ, liền tạc tượng Phật đặt ở đó, sau là Chùa Thông.

Vì Trần Thủ Độ muốn ép Trần Cảnh mau có con để nối dõi dòng họ tộc Trần, nên đã gán cái bào thai 3 tháng ấy của Trần Liễu và Thuận Thiên thành con của Trần Cảnh và sau khi sinh ra đặt tên là Trần Quốc Khang. Bản thân của Khang lúc nhỏ chắc không được cha ruột Trần Liễu đoái hoài, mà cha nuôi Trần Cảnh chán ngán Trần Thủ Độ nên đã vào núi Yên Tử để xin xuất gia, nhưng Quốc Sư Phù Vân khuyên nhà vua nên trở về. Sau khi về lại triều chính từ năm 1227 đến 1240 mới sinh ra Trần Hoảng, tức Trần Thánh Tông. Ông này mới là con của Thuận Thiên và Trần Thái Tông, nên sau này Trần Hoảng chính thức được làm vua, còn với Trần Quốc Khang chỉ là anh em cùng mẹ khác cha, cho dù cha của họ là con chú con bác, về gia tộc cũng không xa nhau mấy.

Vua Trần Thái Tông sau khi về lại triều, ban ngày thì lo giải quyết việc nước, ban đêm lại chong đèn đọc kinh sách cho đến canh hai mới đi ngủ. Trần Hoảng sinh ra trong hoàn cảnh như vậy, nên Trần Hoảng tức Trần Thánh Tông sau này nhường ngôi cho con là Trần Nhân Tông rồi cũng đi xuất gia ở chùa Tư Phúc. Do vậy bản chất của Thánh Tông thông minh, tài cán là phải.

Quốc Khang biết mình bị lép vế, dầu cho là anh cả trên danh nghĩa, nhưng không phải chánh dòng của Thái Tông nên đã nhường nhịn cho em Trần Hoảng mọi mặt. Vua Thái Tông thấy vậy cũng thương tình nên cấp áo bông cho. Dĩ nhiên áo này dẫu cho có quý giá đến đâu đi chăng nữa, làm sao bằng được ngai vàng, nhưng Trần Quốc Khang chấp nhận áo bông từ Thượng Hoàng và ngôi vua đã có em là Trần Hoảng lo rồi. Tuy nhiên vì nghĩ tình máu mủ cùng mẹ, nên sau này Thánh Tông phong ông làm Đô Thượng Tướng quân. Cuối cùng rồi Quốc Khang cũng có duyên với Phật Pháp, nên đã dựng tượng Phật trong vương phủ của mình ở Diễn Châu, để khỏi bị tiếng thị phi khi Thánh Tông để ý đến.

Sử Thần Lê Tung triều Lê Tương Dực viết Đại Việt Thông Giám Tổng Luận (1514) ca ngợi Trần Thánh Tông là vị vua nhân hậu, coi trọng hiền tài, phát triển Nho học, nhưng đứng trên góc độ tôn sùng Nho giáo, Lê Tung lại phê phán ông tôn sùng đạo Phật.

“Thánh Tông có lòng nhân thứ, có đức hiếu đễ, yêu người thân, hòa trong họ, tôn người hiền, trọng đạo đức, hầu kinh diên thì chọn người hiền lương, giúp Thái Tử kén người đức hạnh, cơ nghiệp nhà Trần, do đấy vững bền. Song đạo Phật đắm lòng, cùng một tệ tập như Lương Võ Đế.”

Như vậy đủ biết Thánh Tông tài giỏi là dường nào. Ngoài việc an bang tế thế ra ông còn lo cho đạo Phật không ít, khiến cho Lê Tung là một Nho sĩ, môt sử gia đời Hậu Lê phải xuống bút với hai câu khá nặng, nhưng không chỉnh cả ý lẫn lời là: “Song đạo Phật đắm lòng, cùng một tệ tập như Lương Võ Đế.” Ô hay! Cớ sự nào vậy? Lương Võ Đế đâu có tội tình chi. Chính nhờ ông mà Thiền tông mới phát triển mạnh ở Trung Quốc đấy chứ? Nếu không có nhà Lương thì Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh sau này, giá trị văn học cũng như Phật học làm sao sâu thẳm như thế được. Vả chăng đó là cái tội? Phật giáo đã làm mê hoặc vua quan chăng? Hay vì Khổng Tử không được đối xử công bằng nên Lê Tung mới chấp bút viết lên những lời như vậy? Lương Võ Đế lập đàn cầu siêu cho Hoàng Hậu, sám hối cho muôn dân là một tập tục xấu hay sao? Hay tốn của công nhiều nên Lê Tung mới viết như vậy? Vả lại ở đây vào cuối đời, sau khi làm vua, làm Thái Thượng Hoàng, ông đã vào chùa Tư Phúc để xuất gia vào năm 1288 để đến năm 1290 ông vãng sanh về thế giới Vô Nhị. Nhất là sau 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông mà ông không ngủ say trong men chiến thắng. Ở đây lại đi ngược dòng sinh tử, quyết chọn việc xuất trần Thượng Sĩ. Vậy việc ấy bị Đạo Phật gạt gẫm chăng? Hay là thể hiện tinh thần xả kỷ như vậy là một tập quán xấu? Thật ra những lời phê bình như thế không đúng và không nên cho vào trong Đại Việt Thông Giám Tổng Luận của Lê Tung thì hay hơn.

Trong bộ Việt Sử Tiêu Án (1775) do sĩ phu Ngô Thì Sĩ (đời Lê-Trịnh) soạn thảo cũng ghi lại một số đánh giá của sử thần như sau:

“Nhà Trần xử với tộc thuộc, hòa vui không hiềm nghi gì. Trong đạo vua tôi với nhau như người nhà. Khi vô sự thì thơ từ xướng họa, vui vẻ hết đường, khi hữu sự thì đồng lòng góp sức, thân hơn chân tay. Đó là phong tục tốt của đời ấy, ít ai theo kịp. Vua Thánh Tông có tư chất nhân hậu, được môn học tâm tính, đã học qua Cơ cầu lục của vua, biết được các bài tụng Đả Ngõa Toàn Quy, có nghĩa tinh vi nhập thần, ngoài ra câu nào cũng huyền diệu, chữ nào cũng thiết thực, không phải thâm đạo không làm được thế, cho nên gặp việc mà suy rộng ra đều có thiên lý, hòa vui với anh em. Có thể tưởng tượng được tấm lòng chí thành, nên mới có hiệu quả chống nổi giặc mạnh khi bấy giờ và sự dạy bảo thân yêu họ hàng còn để lại về sau, thật là vị vua hiền.”

Nhận xét như Ngô Thì Sĩ trong Việt Sử Tiêu Án như thế còn có thể chấp nhận được. Vì đó là tất cả sự thật nói về vua Trần Thánh Tông. Tuy Ngô Thì Sĩ chưa nói rõ được nguyên nhân vì sao vua Trần Thánh Tông có được những nhân cách ấy. Nếu không nhờ ông nghiên tầm kinh điển của Phật giáo, nếu ông không lấy tam quy ngũ giới và nhất là Bồ Tát giới tại gia gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh để lãnh đạo thì chắc gì nhà vua đã có được một cái nhìn bất nhị về thế giới, về con người, như khi ông đã thấm nhuần Thiền học qua sự dạy dỗ của anh vợ ông là Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung, nên nhiều lúc ông gọi Thượng Sĩ là “đạo huynh”. Nếu không có người thầy hướng dẫn về nội tâm như vậy thì suốt cả cuộc đời 50 năm của ông trên trần thế này cũng khó để lại được lòng nhân từ như vậy đối với gia đình, dòng họ cũng như dân chúng khắp nơi. Cứ xem lại mấy bài thơ bên trên của ông thì ta đã thấy việc đắc đạo của ông nằm ngay giữa cuộc đời này rồi. Đó là nhờ Đạo Phật và đặc biệt là nhờ vào Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Việt Sử Tiêu Án cũng viết tiếp: “Đương lúc bấy giờ người Nguyên hùng cường gian ác, chăm chú muốn nuốt đất Nam, cho nên tìm nhiều cách sang trách ta, gây nên mối dụng binh, vua ta cũng tự giữ nghiêm trọng, không chịu khuất chút nào, có thể gọi là người hùng.”

Lần đầu xâm lăng, Hốt Tất Liệt đã cấp cho Thoát Hoan và Ô Mã Nhi khoảng 20 vạn kỵ binh tinh nhuệ và khoảng 25 vạn bộ binh, cùng kéo sang xâm chiếm Đại Việt ta vào cuối năm 1257. Trong hai lần xâm lăng sau đó, Hốt Tất Liệt cũng đã tiếp tục “hào phóng” gia tăng quân số, quyết chiếm cho bằng được nước ta. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển 5, trang 42, tờ b cho biết từ tháng 7 năm 1283, Thoát Hoan đã được lệnh cùng các tướng lãnh khác hội quân tại Hồ Quảng (nay là Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây) đến 50 vạn. Mặt khác, Nguyên soái Toa Đô cũng dẫn 50 vạn quân sang đánh Chiêm Thành, dự tính sau khi chiếm được Chiêm Thành rồi sẽ từ phía nam đánh ngược lên Đại Việt, phối hợp với cánh quân từ phía bắc. Quân Nguyên Mông tự đặt ra hạn kỳ là 3 năm sẽ chiếm được nước ta. Tuy nhiên, kế hoạch của họ đã hoàn toàn thất bại. Toa Đô không chiếm được Chiêm Thành vì người Chiêm Thành chống trả quyết liệt, lại nhận được quân đội và chiến thuyền từ Đại Việt đưa sang hỗ trợ. Về mặt chiến lược, các vua Trần đã quyết định hết sức sáng suốt khi gửi quân tham gia mặt trận Chiêm Thành, vì điều đó rõ ràng cũng chính là tự bảo vệ đất nước mình. Toa Đô sau đó vẫn kéo quân từ phía nam đánh lên nước ta, nhưng không phải với tư thế của một đoàn quân đã chiến thắng Chiêm Thành rồi thừa thắng xông lên như dự tính, mà là một đội quân đã bị tổn thất khá nặng nề sau những trận giao chiến quyết liệt với Chiêm Thành. Thất bại trong kế hoạch chiếm lấy Chiêm Thành đã góp phần đẩy quân Nguyên Mông đi tiếp đến thất bại hoàn toàn vào năm 1285 trên mặt trận xâm lăng Đại Việt. Tiếp đến, năm 1288 họ lại thất bại thêm lần nữa. Quân Nguyên Mông đại bại trên sông Bạch Đằng do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cầm quân chống chọi mãnh liệt cùng Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông. Thoát Hoan cùng đoàn bại quân chạy trối chết về mạn Bắc không kịp thở. Ô Mã Nhi bị chúng ta bắt giữ làm tù binh đến tháng 2 năm 1289 mới thả cho về, nhưng bị chết đuối trên đường về vì đắm thuyền.

Câu nói của Trần Thủ Độ “Đầu hạ thần chưa rơi, xin Bệ Hạ đừng lo gì khác” cũng đã động viên rất mạnh mẽ cho Thái Tông và Thánh Tông có thêm sức mạnh và quyết tâm để chống lại ngoại xâm lần thứ nhất vào năm 1257 được thắng lợi và Hội Nghị Diên Hồng là một sự tổng hợp về sức mạnh của toàn dân do Thượng hoàng Thánh Tông và Nhân Tông chủ xướng, toàn dân ai cũng muốn đánh chứ không muốn hòa. Nhờ yếu tố ấy mà các vua và các tướng nhà Trần thời ấy chống lại quân Nguyên đều được ca tụng là những anh hùng dân tộc.

Viết về vua Trần Thánh Tông xưa nay tương đối ít, nên người viết sách này muốn làm rõ vai trò của ông, vừa làm vua, vừa làm Phật, nên mới dẫn chứng ra nhiều tài liệu và viết rõ về 3 cuộc chiến thắng quân Nguyên Mông để người đời sau xem đến đây cảm nhận được rằng: Mặc dầu lúc ấy Phật giáo đóng vai trò là Quốc giáo, nhưng dưới đời Trần, Nho giáo và Lão giáo cũng vẫn được tự do phát triển song song. Phải nói rằng ít có thời nào trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta được như vậy.

Sau này, qua lịch sử chúng ta được thấy, khi Nho giáo phát triển mạnh, nhất là thời Hậu Lê, thì họ đánh bạt Phật giáo ra ngoài và các vị Thiền Sư thời Lê-Trịnh cũng chỉ giữ một vai trò khiêm nhường, không như thời Lý và thời Trần nữa. Cho hay vận nước đã đến hồi suy vong, vì các đạo khác không lấy tam quy ngũ giới làm đầu, nên việc tránh ác làm thiện không được đa số người trong xã hội tuân theo, dẫn đến những điều tệ ác, tội lỗi ngày càng trở nên phổ biến. Cho nên, đất nước Việt Nam của chúng ta lại phải trải qua một khúc quanh mới của lịch sử vậy.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 9 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Những Đêm Mưa


Báo đáp công ơn cha mẹ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.81.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...