Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 50 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 50

Donate

(Lượt xem: 1.793)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 50

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 9 tháng 7 năm 1999 tại Hương Cảng (Hong Kong), file thứ 51, số hồ sơ: 19-012-0051)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Điều quan trọng và thiết yếu nhất trong nền giáo học của Phật giáo là dạy người học nhận thức được tự tánh. Tự tánh là chân tâm của chính mình, là “bản lai diện mục” (mặt mũi xưa nay) theo cách nói của Thiền tông. Nói cách khác, tự tánh là tự ngã chân thật.

Người nhận hiểu vấn đề này thật rõ ràng, minh bạch, đó gọi là Phật, người ấy đã thành Phật, đã chứng quả. Chứng nghĩa là chứng minh được chân tướng sự thật [về tự ngã chân thật] này. Điều này đối với phàm phu mà nói, quả thật tương đối rất khó nhận thức. Khó khăn này hình thành từ sự mê hoặc trong vô lượng kiếp đã qua cho đến ngày nay, nhiều đời nhiều kiếp tích lũy sự nhận biết sai lầm, không cách gì nhất thời buông xả hết được. Cho nên, dù Phật Tổ giảng giải hết sức rõ ràng, hết sức sáng tỏ, chúng ta nghe qua cũng thừa nhận là đúng đắn, cũng nhận hiểu không sai lệch, nhưng rồi cảnh giới [mê lầm] vẫn y nguyên như cũ không thể nào chuyển biến thay đổi.

Điều này là bởi chúng ta không thể “minh tâm kiến tánh” (sáng tỏ tâm thức, thấy được tự tánh), không thể ngay trong một đời này thành tựu được điều then chốt. Do đó, trong sự tu học thì cả hai yếu tố nhận hiểu và hành trì đều phải được xem trọng như nhau. Đại sư Thanh Lương dạy rất hay: “Hữu giải vô hành, tăng trưởng tà kiến; hữu hành vô giải, tăng trưởng vô minh.” (Nhận hiểu mà không hành trì, tà kiến thêm lớn; hành trì mà không nhận hiểu, vô minh thêm dày.)

Đây là lời dạy từ tâm chân thật của người trải qua tu học. Chúng ta hiện nay trong sự tu học, vấn đề bất ổn cũng xuất phát từ chỗ này.

Nhiều người hết sức dụng công tu hành nhưng đối với giáo lý không hiểu rõ, đối với chân tướng của vũ trụ nhân sinh vẫn y nguyên mê hoặc, điên đảo. Tự mình nhận biết tu tập không sai lầm, giới luật cũng rất nghiêm trì, cũng có khả năng tu tập thiền định, công phu định lực cũng không sai lầm, chỉ có điều là thị phi, nhân ngã, tham, sân, si, mạn vẫn cứ như cũ không chịu buông bỏ. Vì thế vẫn gặp chướng ngại rất lớn, không thể đạt được các phẩm tính thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ.

Ngoài ra lại có một số người khác, đối với giáo lý hết sức dày công nỗ lực nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cũng thông suốt sáng tỏ, cũng có thể giảng thuyết nhiều lời hoa mỹ xúc động người nghe, nhưng tập khí phiền não không hề dứt trừ. Vấn đề nằm ở đâu? Chính là do thiên lệch về một phía, [có nhận hiểu mà không hành trì].

Tu hành phải vận dụng ở mức trung, nhà Phật gọi là trung đạo. Mức trung là gì? Là không thiên lệch bất kỳ bên nào, [cả hai việc] nhận hiểu và hành trì phải tương ưng, đó chính là trung đạo. Nhận hiểu hỗ trợ cho hành trì, hành trì hỗ trợ cho nhận hiểu. Người xưa đưa ra tỷ dụ như con chim có đủ hai cánh mới có thể bay, cỗ xe có đủ hai bánh mới có thể chạy. Chim một cánh, xe một bánh thì không thể bay, không thể chạy. Ý nghĩa này thật hết sức rõ ràng.

Nhận hiểu là gì? Đó là điều mà chúng ta gọi là nhìn thấu, nhìn thấu [chân tướng sự việc] chính là nhận hiểu sáng tỏ.

Hành trì là gì? [Trong sự tu tập thì] hành trì chính là buông xả hết.

Quý vị cần phải hiểu rõ ràng, chúng ta nói trì giới cũng tốt, trì giới là thuộc về hành trì, tham thiền là hành trì, niệm Phật cũng là hành trì. Hành trì như vậy không sai, chỉ có điều nếu tập khí phiền não không buông xả hết thì những pháp hành trì đó chỉ là bề ngoài, cũng có thể đạt được đôi chút tốt đẹp, nhưng chỉ là phước báo hữu lậu trong ba cõi mà thôi.

Thế nào gọi là hữu lậu? Bởi vì phiền não của quý vị không dứt trừ, phiền não đó là lậu, hay lậu hoặc. Trong chỗ công phu tu hành của quý vị còn xen tạp, bám víu phiền não, do đó đã biến [những thành tựu] thành phước báo [hữu lậu].

Các bậc tổ sư đại đức xưa nay dạy chúng ta [tu hành] phải chú trọng vào thực chất. Thực chất là bề ngoài biểu hiện đúng pháp, bên trong nội tâm thanh tịnh, muôn duyên đều buông xả, một hạt bụi trần cũng không vướng nhiễm. Công phu như vậy cần phải nhận hiểu thấu triệt [giáo pháp] mới có thể làm được.

Do vậy, khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni còn tại thế, trải qua 49 năm giảng kinh thuyết pháp, sự nhận hiểu luôn đi đôi với hành trì. Nhận hiểu và hành trì là một thể thống nhất, chẳng phải tách rời. Sự phiền phức của chúng ta hiện nay chính là đã tách rời nhận hiểu với hành trì thành hai việc khác nhau, trong sự nhận hiểu không có hành trì, trong sự hành trì không có nhận hiểu. Giáo pháp của đức Thế Tôn là trong nhận hiểu có hành trì, trong hành trì có nhận hiểu.

Trong sự hành trì có nhận hiểu, đó là giống như ngài Huệ Năng đã nói: “Đệ tử trong tâm thường sinh trí tuệ.” Đó là trong sự hành trì luôn có nhận hiểu, nên thường sinh trí tuệ.

Trong sự nhận hiểu có hành trì là thế nào? Từ chỗ nghe biết [giáo pháp] đi vào quán chiếu, đó là trong sự nhận hiểu có hành trì, tùy theo [ý nghĩa] kinh điển mà thay đổi, chuyển biến được tư tưởng, quan niệm của mình. Cho nên, khi chúng ta đọc kinh điển, trong kinh điển không chỉ là những tư tưởng, kiến giải của đức Phật Thích-ca Mâu-ni mà thôi. Chúng ta đọc qua rồi, càng đọc càng thay đổi, trong tâm ta khởi sinh sự chuyển biến, thay đổi, [những điều nhận hiểu trong kinh] trở thành tư tưởng, kiến giải của chính bản thân ta, đó là tùy chỗ nghe biết mà đi vào quán chiếu. Phương pháp này chính là thực hành trung đạo.

Trung đó là nhân, chúng ta phải thực hành trung, [phải gieo nhân,] phải bắt chước theo cách vận dụng mức trung của chư Phật, Bồ Tát. Các ngài đều vận dụng mức trung, trung đó là chân tâm, vận dụng chân tâm thì không một mảy may thiên lệch tà vạy, do đó đạt kết quả là hòa hợp.

Chúng ta ngày nay giảng pháp Lục hòa kính, mỗi ngày đều đề xướng Lục hòa kính, vì sao mọi người vẫn cứ bất hòa? Vì Lục hòa kính chỉ nói suông bằng miệng mà không được thực hiện, không biết vận dụng mức trung [để nhận hiểu đi đôi với hành trì]. Nếu mỗi người chúng ta đều vận dụng mức trung [như thế], thì tự nhiên có sự hòa hợp.

Điều thứ nhất [trong Lục hòa kính] là “kiến giải hòa” hay “kiến hòa đồng giải” (chia sẻ tri thức, kiến giải để cùng thấu hiểu). Đó là nhân tố căn bản nhất của sự sống chung hòa mục. [Nhờ có “kiến hòa đồng giải” nên] cách nghĩ, cách nhìn [của mọi người] đều tương đồng, như vậy thì còn có vấn đề gì lại không được giải quyết tốt đẹp?

[Thứ hai là] “giới hòa đồng tu” (nghiêm trì giới luật để cùng tu tập) thì đương nhiên mọi người [trong cộng đồng] đều giữ theo đúng pháp. [Những điều còn lại như] “thân hòa đồng trú” (thân hòa hợp cùng sống chung), “khẩu hòa vô tranh” (lời nói hòa hợp không tranh chấp), “ý hòa đồng duyệt” (ý hòa hợp cùng vui thích), “lợi hòa đồng quân” (lợi ích cùng chia đều nhau) thảy đều dễ làm, hết thảy đều có thể làm được.

Khó nhất là gì? Chính là ở nơi tư tưởng, tri kiến. Mỗi người mỗi cách nghĩ, mỗi người mỗi cách nhìn [khác biệt nhau] thì sự việc thành phiền toái. Cho nên [không thực hiện được điều thứ nhất “kiến hòa đồng giải” thì] năm điều còn lại không thể đạt đến hòa hợp được.

Vận dụng mức trung thì tư tưởng được thuần nhất chân chánh, nên pháp lục hòa có thể thực hiện được.

Vận dụng mức trung là nhân, đạt được lục hòa là quả. [Sống theo] lục hòa là nhân, vào được cảnh giới của lục hòa thì mọi người đều đạt tâm bình tĩnh, hòa hợp, an bình [thì đó là quả].

Người người đều bình đẳng, các pháp đều bình đẳng. Kinh Kim Cang dạy rằng: “Các pháp môn đều bình đẳng, không có cao thấp.” Bất hòa thì nhất định là không bình đẳng, có hòa hợp vui vẻ [cùng nhau] mới có sự bình đẳng.

Bình đẳng đó lại cũng là nhân. Vậy quả là gì? Là an ổn, là bình an. Quý vị muốn xã hội ổn định, bình an, thế giới hòa bình, nhưng bản thân quý vị không bình đẳng thì làm sao đạt được bình an ổn định? Các pháp đều bình đẳng thì pháp giới được bình an ổn định. Quý vị xem, đó chính là mối quan hệ tuần hoàn nhân quả. Sau khi các pháp được bình đẳng, điều này lại tạo thành nhân để tiếp theo sản sinh hiệu quả là sự vui thích. Đây mới thực sự là niềm vui chân thật.

Mục tiêu nền giáo học của Phật giáo là dạy người lìa khổ được vui, cho nên thực sự muốn cho hết thảy chúng sinh đều được vui thích thì trong bốn phẩm tính đã nêu trên đều không được thiếu sót, phải có đủ “trung, hòa, bình, an”. Như vậy mới có được niềm vui chân thật.

Bốn phẩm tính này đều không có mà hiện nay nói được hưởng niềm vui thì vui đó là những gì? Đó là sử dụng heroin, morphin, chất kích thích, có chỗ nào là niềm vui chân thật? Chúng ta ngày nay thấy trong xã hội có rất nhiều chốn ăn chơi, những người tuổi trẻ đi đến đâu cũng đều là hưởng lạc, là ma túy, là chất kích thích. Ma túy là tinh thần, heroin là tinh thần, là tìm chất kích thích, ở đâu có niềm vui chân thật?

Niềm vui chân thật là từ trong nội tâm lưu xuất hiển lộ. Nhân tố trước tiên thực sự cần đến [để có niềm vui chân thật] là quý vị phải thấu hiểu rõ ràng cách vận dụng đạo trung. Thế nào là đạo trung? Việc chung là đạo trung, việc riêng tư là thiên lệch tà vạy. Mỗi một ý niệm đều vì lợi ích chúng sinh, vì lợi ích xã hội, đó là đạo trung. Nói năng hành động, hết thảy đều vì xã hội, vì muôn dân, vì chúng sinh, đó là vận dụng đạo trung.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Tôn giả A-nan sau khi được khai mở giác ngộ liền phát nguyện: “Tương thử thâm tâm phụng trần sát.” (Nguyện đem tâm sâu vững này phụng sự [hết thảy chúng sinh trong] các pháp giới nhiều như bụi nhỏ.) Đó chính là vận dụng đạo trung.

Thế nào gọi là “tương thử thâm tâm phụng trần sát”? “Trần sát” (các cõi thế giới nhiều như bụi nhỏ) chính là nói hết thảy chúng sinh trong các pháp giới. “Phụng” là phụng sự, theo cách nói hiện nay là phục vụ. Đem thân, khẩu thuyết pháp, tự thân nêu gương tốt cho chúng sinh, đó là vì hết thảy chúng sinh phục vụ. “Tâm” [ở đây] là những gì? Là những tư tưởng, suy nghĩ trong lòng, mọi ý tưởng trong lòng đều là vì hết thảy chúng sinh phục vụ. Đó chính là: “Tương thử thâm tâm phụng trần sát, thị tắc danh vi báo Phật ân.” (Đem lòng sâu vững phụng sự hết thảy chúng sinh, đó gọi là báo đền ơn Phật.)

Vì sao phải làm như thế? Lời răn dạy của đức Phật hoàn toàn sáng tỏ, phải thực sự biết rằng hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không đều là một thể thống nhất, chính là pháp thân thanh tịnh của chính mình.

Hai câu vừa dẫn trên của Tôn giả A-nan, nếu quý vị xem cho thật kỹ, đó chính là chứng đắc pháp thân. Không chứng đắc pháp thân thì không thể nói ra được những lời này, những ý tưởng, hành vi như vậy không thể có được. Chỉ có người đã chứng đắc pháp thân mới có được những tư tưởng như vậy, hành vi như vậy, mới có thể làm được như vậy, nghĩa là vì hết thảy chúng sinh trong pháp giới mà phụng hiến thân tâm phục vụ.

Đó không phải do đức Phật khuyến khích, không phải do người khác khuyên bảo chỉ dẫn, chính là do ngài A-nan tự động phát tâm. Từ chỗ này chúng ta có thể hiểu ra được rằng giáo học đã thành tựu, sự giáo dục của Phật-đà [đối với ngài A-nan] đã thành tựu. Giáo dục của Phật-đà được thành tựu thì tự nhiên tự phát tâm nguyện vì người khác quên mình, vì muôn dân phục vụ, vì xã hội, vì hết thảy chúng sinh phục vụ. Quý vị thử nghĩ xem, trong thế gian cũng như xuất thế gian, có nền giáo dục nào có thể so sánh với [giáo dục Phật-đà như vậy] hay không?

Chiều hôm qua tôi đã giới thiệu với mọi người phẩm Hạnh Nguyện trong kinh Hoa Nghiêm, phiên bản 40 quyển. Trong đó có nói đến 20 giai tầng khác nhau [trong xã hội]. Con số 20 đó chỉ là theo ước lệ nêu đại lược, vì thực ra bên trong mỗi một giai tầng lại có vô lượng vô biên [các giai tầng nhỏ hơn]. Trong 20 giai tầng đó, vì sao đức Phật chỉ đặc biệt nêu ra quốc vương là một giai tầng, Phật mẫu là một giai tầng, thái tử phi là một giai tầng? Ý nghĩa này thật rất sâu xa.

Trong xã hội, các nghề nghiệp, ngành nghề khác nhau thật quá nhiều, vì sao ngài không chọn nêu những giai tầng nào khác, chỉ chọn nêu các giai tầng này? Vì các giai tầng này đối với lòng người trong thế gian có ảnh hưởng quyết định. Sự thịnh suy của đạo đức thế gian, sự khổ đau hay an vui của chúng sinh, đối với ba hạng người này có quan hệ mật thiết.

Đại sư Ấn Quang trong bộ Văn Sao, từ đầu đến cuối có thể nói là mỗi trang đều nói rõ được vấn đề này. Quốc vương hay vua là người lãnh đạo. Người lãnh đạo của các đoàn thể, người lãnh đạo của các tầng lớp [trong xã hội], đều dùng [một hình ảnh] quốc vương này để làm đại biểu. [Như vậy,] trong một gia đình thì quốc vương chỉ người gia trưởng. Trong một trường học thì quốc vương là vị hiệu trưởng. Trong một công ty thì quốc vương là tổng giám đốc. Trong mỗi một đoàn thể đều có người lãnh đạo, đều dùng cách biểu thị như vậy.

Ngày xưa, vị quốc vương được xưng là “thiên tử” (con trời). Ngày nay, người lãnh đạo một đoàn thể nhỏ cũng là thân phận thiên tử. Thiên tử là cách xưng hô tôn kính nhất đối với người lãnh đạo, không phải sùng bái. Cách xưng hô như vậy là nhắc nhở người lãnh đạo phải thay trời hành đạo. Quý vị [lãnh đạo] là con của trời, quý vị phải gìn giữ lòng trời, phải thực hành đạo trời.

Lòng trời là gì? Trong sách cổ Trung quốc nói: “Lòng trời không riêng tư.” Quý vị nếu có lòng riêng tư, đó là phàm phu, chẳng phải thiên thần. Người Trung quốc đối với thần có định nghĩa rằng: “Chỉ lo việc chung, không có lòng riêng tư, đó là thần.” Cho nên, thần là công bằng chính trực. Một người suốt đời công bằng chính trực thì sau khi chết sẽ làm thần. Cũng có thuyết nói là người thông minh chính trực thì [sau khi chết] làm thần. Thông minh tức là có trí tuệ.

Giữ lòng trời chính là giữ tâm vô tư. Phần trước chúng ta đã nói đến việc giữ lòng trung hiếu, đó là lòng trời. [Lại nói] thi hành đạo trời thì đạo trời là gì? Là thương dân, yêu vật, đem lòng nhân từ đối đãi với hết thảy mọi người, đem lòng thương yêu đối đãi với hết thảy muôn vật. Nói cách khác, người có thể thực hành được đạo trung hiếu, đó là thi hành đạo trời. Người như vậy được tôn xưng là thiên tử. Tâm của người ấy so với thiên thần, so với thượng đế đều không khác. Hành vi của người ấy so với thiên đế, thượng đế đều không khác, nên xưng là thiên tử, là người lãnh đạo quần chúng.

Áp dụng thực tế trong hình tướng sự việc thì đó là người thấu hiểu được cách vận dụng đạo trung, vận dụng hòa hợp, vận dụng bình đẳng, vận dụng an lạc, [có đủ bốn phẩm tính “trung, hòa, bình, an”]. Vận dụng an thì thực sự được lạc, xã hội được an toàn, nhân dân được lợi lạc. Đó là đạo làm vua, là người lãnh đạo.

Người giữ địa vị lãnh đạo trong xã hội, việc làm của người ấy noi theo đạo lý. Đó là nói rõ việc thực hành ý nghĩa hai chữ trung hiếu trong đạo làm vua, người lãnh đạo phải thực hành trung hiếu, tận trung tận hiếu như thế nào. Chúng ta phải thấu hiểu sâu xa, sáng tỏ ý nghĩa này.

Người xuất gia tuy không ở địa vị lãnh đạo, nhưng chức trách là giáo dục, dạy dỗ. [Người xuất gia] chúng ta không lãnh đạo quần chúng trong xã hội, nhưng chúng ta phải chỉ dạy, dẫn dắt quần chúng trong xã hội, phải giúp đỡ hỗ trợ cho hết thảy mọi người nhận hiểu sáng tỏ ý nghĩa này. Mỗi người ở trong phạm vi chức trách bổn phận của mình mà tận trung tận hiếu, thực hành trung hiếu, đó là những việc chúng ta phải làm.

Vai trò của [người xuất gia] chúng ta là thực hiện công việc giáo dục trong xã hội. Hơn nữa, đây là nghĩa vụ của chúng ta, nghĩa vụ là [làm mà] không cầu được báo đáp. Chúng ta hòa nhập vào sâu trong [các tầng lớp] xã hội để khuyên bảo, cảm hóa, dạy dỗ, dắt dẫn, không có hình thức [nhất định].

Chúng ta suy ngẫm thật kỹ xem, đức Thế Tôn năm xưa còn tại thế hoàn toàn không có trường học, cũng không có phòng học. Ngài lên lớp giảng dạy ở đâu? Là trên bãi cỏ, ngoài đồng trống, tìm một tảng đá mà ngồi lên, người học quây quần chung quanh, là cách dạy học như vậy. Các vị đệ tử học hiểu sáng tỏ rồi, giác ngộ rồi, mỗi người tự đi đến trong các thôn xóm, giáo hóa chúng sinh. Quý vị nói xem, tự tại biết ngần nào! Hoàn toàn là quay về với đại tự nhiên. Đó mới thực sự là đời sống con người.

Xây một căn nhà lên là tự nhốt mình vào bên trong đó, chẳng có gì đáng thích thú. Nhà xây thật đẹp, trang hoàng vàng ngọc lộng lẫy, nói chung vẫn là giống như lao ngục giam người vào trong. Chúng ta hình dung đức Phật sống như thế nào? Là sống hòa hợp với môi trường tự nhiên thành một thể, cùng nhau vui sống. Quý vị nói xem, như vậy trong lòng rộng mở biết bao, thanh thản biết bao, không một mảy may trói buộc.

Chúng ta nên suy ngẫm nhiều, nên học tập theo cách sống như thế. [Trong môi trường ấy,] tham, sân, si, mạn đều không sinh khởi được. Xây dựng những cung điện, đạo tràng thế này thì tham, sân, si, mạn đều khởi lên rồi. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ngày xưa vì sao không xây đạo tràng, vì sao không xây phòng ốc? Là dứt bỏ đi cái duyên làm sinh khởi tham, sân, si, mạn của chúng sinh. Chủ ý như vậy thật tốt đẹp, là phương pháp hay. Chúng ta cần phải giác ngộ, sáng tỏ. Cách làm của đức Phật thật đúng đắn, chính xác. Cách làm của chúng ta hiện nay là sai lầm.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.64.210 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...