Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 35 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 35

Donate

(Lượt xem: 1.748)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 35

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 23 tháng 6 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 36, số hồ sơ: 19-012-0036)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hôm qua nói đến phần “tích lũy công đức”, trong đó có trích dẫn sách Liễu Phàm tứ huấn, chúng ta đã giảng đến [điều thứ năm là] “cứu người nguy cấp” trong [mười điều cương lĩnh của] việc “tùy duyên giúp người”.

Hôm nay giảng đến điều tiếp theo là “hưng kiến đại lợi” (khởi xướng, xây dựng những việc lợi ích lớn lao [cho cộng đồng]).

Nói chung những việc mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích cho chúng sinh thì đều là lợi ích chân thật. Nhưng thế nào là lợi ích lớn lao? Điều này có quan hệ mật thiết với việc “cứu người nguy cấp” vừa giảng qua. Nói cách khác, nếu có thể cứu giúp sự nguy cấp của chúng sinh thì đó là lợi ích lớn lao, có thể phòng ngừa được hết thảy các loại tai nạn thì đó là lợi ích lớn lao.

Muốn cứu giúp chúng sinh, phải hiểu rõ việc ngăn ngừa khi họa hại chưa xảy ra. Như thế nào mới thực sự là hiểu rõ cách ngăn ngừa họa hại? Điều này cần phải có trí tuệ, có học thức nhiều, hiểu biết rộng. Từ những yêu cầu này, có thể liên tưởng ngay đến giáo dục chính là lợi ích lớn lao bậc nhất.

Nhìn từ phương diện thành quả đạt được, ở Trung quốc vào thời cổ đại có Khổng tử là người xuất thân từ giới bình dân xây dựng sự nghiệp giáo dục. Đời sống vật chất của ngài hết sức thanh bần, nhưng việc làm vô cùng tốt đẹp. Ngài không chỉ tạo được ảnh hưởng đương thời, ảnh hưởng trong lịch sử, mà cho đến ngày nay sức ảnh hưởng của ngài cũng vẫn còn. Ảnh hưởng đó chẳng những không mất đi mà có vẻ như còn dần dần phát triển lớn mạnh hơn. Quý vị nghĩ xem, có hình thức lợi ích nào có thể ảnh hưởng đến ngàn năm, đến muôn đời? Xem lại không thấy [có hình thức nào khác], chỉ có giáo dục mới tạo ra được ảnh hưởng sâu xa như vậy.

Tại Ấn Độ vào thời cổ đại, đức Phật Thích-ca Mâu-ni cũng là một điển hình tốt đẹp, cũng thực hiện công việc giáo dục trong xã hội. Công việc của đức Phật và Khổng tử đều giống nhau [ở điểm thuộc về phạm vi giáo dục], sức ảnh hưởng cũng giống nhau ở điểm không thể nghĩ bàn. Đó là vì công việc [giáo dục] ấy thực sự có thể giúp người dứt ác tu thiện, phá trừ si mê, mở ra giác ngộ, cũng có thể tiêu trừ hết thảy tai nạn cho chúng sinh, dù là thiên tai hay tai họa do người gây ra đều có thể tránh được.

Nói rằng tai nạn do con người gây ra có thể tránh được thì mọi người đều đồng ý, đều tin nhận. Nhưng đối với thiên tai, các tai họa do thiên nhiên gây ra, liệu có thể tránh được chăng? Nhà Phật nói là có thể được. Vì sao vậy? Vì “y báo tùy trước chánh báo chuyển” (y báo tùy theo chánh báo mà thay đổi). Lòng người ngay thẳng chân chính, hành vi ngay thẳng chân chính thì môi trường sống quanh ta cũng theo đó mà ngay thẳng chân chính.

Điều này nói lên rằng, thiên tai vốn tùy nơi lòng người mà khởi sinh, biến hiện ra. Chúng sinh vì không hiểu rõ được ý nghĩa này, suy nghĩ trong lòng chỉ toàn những ý niệm xấu ác, việc làm xấu ác, do đó chiêu cảm nhiều thiên tai, nhân họa. Cho nên, muốn giúp chúng sinh lìa khổ được vui, biện pháp duy nhất là phải giúp họ phá mê khai ngộ. Do đây chúng ta nhận ra được rằng, việc khởi xướng, xây dựng lợi ích lớn lao chính là giáo dục.

Về giáo dục, tưởng chúng ta cũng nên mượn lời người nước ngoài để nói, vì người Trung quốc hiện nay thường u mê chuộng ngoại, theo kiểu “trăng nước ngoài sáng hơn”.

Vào thập niên 1970, [nhà sử học, triết gia] người Anh là [Arnold Joseph] Toynbee (1889-1975) đã tuyên bố: “Muốn giải quyết được vấn đề của thế kỷ 21, [thế giới này] chỉ có thể dựa vào Phật pháp Đại thừa và học thuyết Khổng Mạnh mà thôi.”

Đó là lời do chính một người ngoại quốc nói ra. Chúng ta từ đó nhận hiểu được rằng, chỉ có nền giáo dục của Phật giáo và Nho gia mới có thể thiết lập được lợi ích lớn lao nhất trong việc hỗ trợ và giúp đỡ hết thảy chúng sinh đang chịu khổ nạn.

Nhưng ai là người đứng ra thực hiện? Người đã giác ngộ, đã nhận hiểu phải đứng ra thực hiện. Không đủ sức làm [việc lớn lao] thì chỉ vài ba người đồng tâm hiệp ý muốn học tập [cũng phải mở lớp dạy]. Dạy cho ba người, năm người, tám người, mười người cũng đều phải dạy. Chỉ cần tự mình thực sự hiểu biết rõ ràng, đem hết tâm ý sức lực ra làm, hoàn toàn không cầu danh tiếng, không cầu lợi dưỡng, nhất định không cầu lợi ích riêng tư cho bản thân mình. Chúng ta nên biết, đức Phật Thích-ca Mâu-ni thuở xưa tại vườn Lộc-dã ban đầu cũng chỉ dạy có năm người.

Từ năm vị tỳ-kheo ấy mà khởi đầu sự nghiệp giáo dục. Đó là chân thật làm thiện với người, là chân thật thành tựu điều tốt đẹp cho người, nên tự nhiên có thêm nhiều người tương hợp khác cùng đến học tập. Cho nên, sự giáo hóa của đức Thế Tôn vào thời ấy, người theo học dần dần ngày càng đông hơn. Chúng ta xem trong kinh điển thấy có đến 1.255 người, đó là thời điểm đông đảo nhất, số người theo học đã nhiều đến mức ấy.

Ở Trung quốc, sự giáo dục của chư vị Tổ sư qua các thời đại đều là những tấm gương tốt đẹp nhất cho chúng ta. Trường lớp dành cho giáo dục cũng không nhất định [phải có]. Nếu phải đợi xây dựng đạo trường, xây dựng trường học rồi mới có thể dạy học thì chậm chạp quá, không kịp thời. Chỉ cần tùy lúc tùy nơi phải hết lòng nhiệt tình giáo dục. Còn việc xây dựng đạo trường, trường học thì nên tùy duyên.

Người thực sự hiểu biết, thực sự giác ngộ thì không ai là không suốt đời “tùy duyên độ nhật” (sống qua mỗi ngày đều tùy theo nhân duyên xảy đến), cho nên tâm ý tình cảm luôn thanh tịnh tự tại. Điều này rất trọng yếu. Chỉ cần mảy may tâm niệm chạy theo duyên trần, mảy may tâm niệm vì lợi ích riêng tư cho mình, là quý vị lập tức khởi sinh ưu tư lo nghĩ. Quý vị nên biết, ưu tư lo nghĩ đó là tạo nghiệp, một ý niệm cực kỳ vi tế cũng đã tạo nghiệp, không đợi phải thể hiện thành hành vi.

Ở phần trước chúng ta đã xem qua chuyện Vệ Trọng Đạt, thấy được những ý niệm cực kỳ vi tế [của ông ta] đều tạo thành nghiệp ác. Cho nên, phải đem hết những ý niệm vì lợi ích riêng tư mà trừ dứt đến tận gốc rễ, chỉ còn thuần những ý niệm lợi ích chúng sinh, lợi ích xã hội. Như vậy mới là tốt đẹp, sự tu học trong đời này của chúng ta mới có thành tựu. Trong tương lai đến lúc lìa đời, đến lúc vãng sinh mới được tự tại, mới được thanh thoát không vướng bận, tự mình làm chủ được mình. Chúng ta phải hiểu rõ được ý nghĩa này, phải hiểu rõ được những gì là lợi ích lớn lao.

Thứ bảy là “xả tài tác phúc” (bỏ tiền của làm việc tạo phước). Người đời ai ai cũng muốn được giàu có. Đối với sự giàu sang luôn cảm thấy càng nhiều càng tốt, không lúc nào thấy đủ. Tiền bạc tích chứa đó rồi, nếu không biết cách sử dụng thì tạo thành nghiệp, ấy là tội lỗi. Ngày nay, trên thế giới vẫn có nhiều nơi người dân đói khổ ở các vùng biên địa, không có được áo quần, thực phẩm. Chúng ta thì mỗi ngày đều tích chứa giữ lại, để người khác chịu đói khổ. Quý vị nói xem, tu hành như vậy là tạo phúc hay đang tạo nghiệp ác?

Các bậc hiền thánh xưa dạy ta rằng tiền bạc phải lưu thông thì mới có thể làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh. Cho nên, tiền bạc nhất định không được tích chứa. Sử dụng hết là tốt, dùng cho hết sạch không còn nữa là tốt nhất. Không còn nữa thì thế nào? Thì được thanh tịnh, không có việc gì nữa. Quý vị nói xem, tự tại biết dường nào!

Tiền tài có được là do nhân quả, càng buông xả càng được nhiều hơn, càng được nhiều hơn càng phải buông xả. Ý nghĩa [tương quan giữa] “có được” và “buông xả” chúng ta nhất định phải hiểu rõ.

Ở đây có hai tầng ý nghĩa. Thứ nhất là ý nghĩa nhân quả. Buông xả tiền tài là tạo nhân, có được tiền tài là hưởng quả. Nhưng được tiền tài rồi, sau đó lại phải buông xả, phải đem cả những gì có được của mình cũng buông xả hết đi thì trí tuệ của quý vị mới khai mở. Cho nên, [ý nghĩa thứ hai là] tu pháp buông xả được thông minh trí tuệ. Buông xả thế nào thì đạt được thế ấy, nhân quả báo ứng không mảy may sai chạy. Chư Phật, Bồ Tát vì chúng ta mà thị hiện đủ mọi hình thức, trong đó [được sử dụng] nhiều nhất, rõ ràng nhất là hình thức bố thí, chính là buông xả.

Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập hồi hướng, trong chương nói về điều hồi hướng thứ sáu, chúng ta xem thấy không có điều gì không buông xả. Mọi thứ đều có thể buông xả, bố thí. Buông xả đến trong sạch thanh tịnh, đó gọi là Phật, đó gọi là Bồ Tát, gọi là người giác ngộ chân chính triệt để.

Người mê muội lo toan được mất, cuộc sống thật đáng thương. Suốt đời quanh quẩn mãi trong vòng được mất, quý vị nói xem, thật đáng thương biết bao. Đối với chư Phật, Bồ Tát thì ý niệm được mất không còn nữa. Mỗi niệm đều chỉ vì hết thảy chúng sinh.

Cho nên tôi thường nói, làm việc giúp đỡ hết thảy chúng sinh, vì tất cả chúng sinh phục vụ, nhưng chưa buông bỏ, chưa trừ dứt được các tướng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, thì sự tu tập đó của quý vị chỉ là tạo phước báo trong thế gian này, không thoát được ra khỏi sáu đường luân hồi. Nếu quý vị dứt trừ được bốn tướng ấy, như trong kinh Kim Cang đã giảng, [đạt đến mức] không có ngã tướng, không có nhân tướng, không có chúng sinh tướng, không có thọ giả tướng, phát tâm vì hết thảy chúng sinh phục vụ, giúp đỡ hết thảy những chúng sinh khổ nạn một cách vô điều kiện, thì đó chính là bậc đại thánh xuất thế, đó là Phật, Bồ Tát. Người như thế, bất kể thị hiện là nam hay nữ, già hay trẻ, làm công việc nghề nghiệp gì, cũng đều là Bồ Tát hóa thân.

Chúng ta cần biết buông xả tiền tài để làm việc tạo phúc, vì tiền tài không thể tích chứa. Không cần phải lo sợ rằng: Tiền bạc của tôi buông xả hết, rồi ngày mai biết sống thế nào? Đời sống ngày mai so với hôm nay sẽ càng tốt hơn. Quý vị không tin, [tôi] cũng đành chịu. Quý vị phải hiểu rõ được ý nghĩa này, phải tự biết cách làm như thế nào.

Thứ tám là “hộ trì chánh pháp” (ủng hộ và bảo vệ, giữ gìn chánh pháp). Chánh đối lập với tà. Theo tiêu chuẩn trong Phật pháp thì tương ưng với thật tướng của vũ trụ nhân sinh là chánh, trái ngược với thật tướng là tà. Nhưng thật tướng đó không dễ nhận hiểu. Nội dung của tất cả kinh luận Đại thừa đều là nói về thật tướng của vũ trụ nhân sinh, chúng ta phải thường đọc tụng.

Sự tướng tuy phức tạp nhưng cũng có cương lĩnh, cũng có đầu mối để lần theo. Kinh Kim Cang là bộ kinh được người Trung quốc ưa chuộng nhất. Lời kinh đơn giản, ý nghĩa đầy đủ, thuận tiện cho việc thọ trì đọc tụng. Vì thế nên người người đều ưa chuộng, ai ai cũng biết đến. Trong kinh Kim Cang dạy ta thật tướng là gì? Thật tướng là không có bốn tướng ngã, nhân, chúng sinh và thọ giả. Đó là thật tướng. Quý vị bám chấp nơi ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả đều là sai lầm.

Tư tưởng sai lầm, kiến giải sai lầm là nguồn gốc của hết thảy mọi sự thiên lệch tà vạy. Phật dạy chúng ta sự thật rằng hết thảy mọi hiện tượng tồn tại đều “như mộng huyễn, bào ảnh” (như mộng ảo, bọt nước), lại cũng “như lộ diệc như điển” (như sương sa, điện chớp). Quý vị phải tham cứu thấu triệt những ý nghĩa này. Quý vị thấu hiểu rõ ràng, sáng tỏ những ý nghĩa này thì sẽ được tự tại vô cùng. Vì sao vậy? Vì hiểu rõ được lý lẽ, ý nghĩa rồi thì tâm được an ổn.

Chúng ta thường nói “tâm an lý đắc” (tâm an ổn vì đạt được lý). Vì sao tâm được an ổn? Vì ý nghĩa đạo lý đã hiểu rõ ràng, đã sáng tỏ. Tâm kinh mở đầu bằng câu: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời.” Chữ hành đó là gì? Hành là hành vi trong đời sống. Hành vi đời sống đều ở trong trí tuệ hết sức thâm sâu. Nói cách khác, đời sống của Bồ Tát là đời sống với trí tuệ cao thâm siêu việt. Đó là ý nghĩa câu đầu tiên của Tâm kinh, nói về đời sống với trí tuệ cao siêu.

Cho nên, “chiếu kiến ngũ uẩn giai không” (soi thấy năm uẩn đều không), đó là thấu hiểu sáng tỏ thật tướng của vũ trụ nhân sinh. Câu tiếp theo là “độ nhất thiết khổ ách” (vượt qua hết thảy mọi khổ não tai ách). Người đời sống trong khổ não, tai nạn; chư Phật, Bồ Tát không có khổ não, không có tai nạn. Do đó có thể biết rằng, khổ đau, tai nạn đều từ trong sự mê hoặc khởi sinh, biểu hiện ra. Tự tại, an vui chân thật là từ nơi sự giác ngộ mà có.

Từ chỗ đó, chúng ta có thể nhận hiểu được chính xác về khái niệm “hộ trì chánh pháp” (ủng hộ và bảo vệ, giữ gìn chánh pháp). Ý nghĩa câu này rất sâu xa, chúng ta cần có thêm thời gian để nói rõ, vì điều này đối với đời sống của chúng ta, trong việc “đãi nhân tiếp vật” (đối xử với người khác, tiếp xúc với muôn vật) cũng như việc tu hành chứng quả đều có quan hệ hết sức quan trọng.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Phật pháp ứng dụng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.234.199 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...