Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Anāthapindika – Người chu cấp cho người nghèo »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Anāthapindika – Người chu cấp cho người nghèo

Donate

(Lượt xem: 4.463)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Đức Phật và chúng đệ tử - Anāthapindika  – Người chu cấp cho người nghèo

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Vào thế kỷ thứ 5 trước Tây Lịch, giao thương và buôn bán đã rất phát triển ở Ấn Độ. Nhiều đoàn lữ hành di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác, và những ngôi nhà tài chính luôn có sẵn tiền để cho vay. Một người với kỹ năng và sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, thì việc kiếm được nhiều tiền là điều rất có thể, thậm chí là trở thành một vị triệu phú (setthi). Một trong những đệ tử cư sĩ nổi tiếng nhất của Đức Phật là một người như vậy. Tên ông ta là Sudatta, nhưng vì ông luôn sẵn sàng giúp đỡ cho những người đói kém, vô gia cư hay bị ruồng bỏ nên ông được mọi người gọi là Anathapindika (Cấp-Cô-Độc), có nghĩa là “Người Chu Cấp Cho Người Nghèo.”

Anathapindika sống ở Savatthi nhưng vì công việc nên ông thường hay đi xa, và vào một ngày khi đang ở Rajagaha, ông đã đi thăm người anh rể của mình. Khi ông đến, toàn bộ người trong nhà đều đang rất bận rộn cho việc chuẩn bị cho một bữa tiệc, mà Anathapindika đã không nhận được lời mời nồng nhiệt như mọi khi. “Sự kiện trọng thể nào sắp diễn ra vậy?” Anathapindika hỏi anh rể của mình. “Anh đang chuẩn bị cho một lễ cưới long trọng hay là nhà vua sắp ghé thăm sao?” “Không”, anh ông trả lời. “Đức Phật và chúng đệ tử của Người sẽ đến dùng cơm vào ngày mai.” Chỉ nghe đến từ “Phật” thôi thì toàn thân Anathapindika đã dâng tràn một niềm hỷ lạc vô bờ đến nỗi ông không kiềm chế được mình.

“Ý anh là một bậc thánh Toàn Giác đã xuất hiện nơi cõi đời này sao? Thật tuyệt vời làm sao! Hãy đưa em đi gặp Ngài ấy.” Anathapindika muốn đi ngay lập tức nhưng ông đã được anh mình thuyết phục rằng là đã quá muộn và nếu sáng mai đi thì sẽ tốt hơn. Đêm đó, Anathapindika hân hoan đến độ ông dường như chẳng ngủ được và ông đã thức dậy nhiều lần trong đêm những tưởng rằng đã đến lúc bình minh. Cuối cùng, nghĩ rằng mặt trời sẽ sớm mọc, Anathapindika đã trở dậy để chuẩn bị đi gặp Phật, nhưng khi ông ra tới vùng ngoại ô của thành phố thì trời vẫn còn rất tối, ông trở nên sợ hãi và quyết định sẽ quay về. Đột nhiên, một vị thiện thần xuất hiện làm sáng rỡ cả một vùng và thúc giục ông tiếp tục. “Hãy tiếp tục, này bạn hiền. Tiến về phía trước sẽ tốt cho bạn hơn là quay lại.” Được khuyến khích bởi những lời ấy, Anathapindika tiếp tục bước tới và chỉ một lát sau ông bắt gặp Đức Phật đang đi thiền hành trong ánh ban mai của buổi sớm. Thấy Anathapindika ngập ngừng không dám đến gần, Đức Phật đã ra hiệu "hãy đến đây, Sudatta.” Ngạc nhiên vì Đức Phật biết tên thật của mình và kính phục trước sự hiện diện của một con người vĩ đại, Anathapindika vội vã tiến về phía trước và sụp lạy dưới chân Thế Tôn. Hai người nói chuyện một lúc và đến khi mặt trời mọc, Anathapindika hiểu được bản chất của Pháp và chứng được thánh quả Dự Lưu.

Anathapindika sau đó đã thỉnh ý Đức Phật để được cúng dường đến Ngài một bữa ăn vào ngày hôm sau và Đức Phật đã chấp nhận. Suốt cả ngày hôm đó, tâm ông mãi miết suy nghĩ về việc sẽ hạnh phúc biết mấy nếu Đức Phật có thể ghé thăm Savatthi và rằng biết bao người sẽ được lợi lạc với sự có mặt của Ngài. Do đó, ngày hôm sau, khi Đức Phật thọ thực xong, Anathapindika đã thỉnh Phật đi đến Savatthi. Thế Tôn quán chiếu một lúc rồi nhận lời, Ngài dặn thêm: “Những bậc tỉnh thức ưa thích những trú xứ yên tĩnh”, và Anathapindika trả lời: “Con đã hiểu, bạch Thế Tôn.”

Anathapindika trở lại Savatthi sau khi xong việc ở Rajagaha và ngay khi về đến, ông bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cho chuyến ghé thăm của Đức Phật. Việc đầu tiên là tìm một trú xứ thích hợp cho Thế Tôn và Tăng đoàn, gần phố nhưng không quá ồn ào. Nơi được xem là phù hợp nhất, chính là một khu vườn cách các tường thành của Savatthi một dặm về phía Tây Nam, thuộc sở hữu của hoàng tử Jeta. Anathapindika đến gặp và hỏi xem liệu hoàng tử có muốn bán khu vườn của mình không nhưng vị hoàng tử nọ đã từ chối. “Hãy cho tôi một cái giá”, Anathapindika tỏ ý quyết mua cho bằng được, nhưng hoàng tử Jeta lần nữa khẳng định rằng ông không muốn bán nó. “Tôi sẽ trả bất cứ giá nào mà ngài muốn”, Anathapindika nói, và để khiến cho ông từ bỏ ý định mua khu vườn, hoàng tử nói: “Được rồi! Ông sẽ có được khu vườn với cái giá bằng số đồng tiền vàng đủ để phủ khắp mặt đất ở đấy.”

Những tưởng với điều kiện như vậy có thể khiến Anathapindika nản chí, nhưng hoàng tử Jeta kinh ngạc khi thấy ông phấn khởi đồng ý và rời đi ngay để chuẩn bị số vàng. Chẳng lâu sau, một cổ xe chất đầy những đồng tiền vàng tiến đến khu vườn nọ và những người hầu bắt đầu trải chúng lên khắp mặt đất. Chứng kiến điều này, hoàng tử Jeta nhận ra quyết tâm có bằng được khu vườn của Anathapindika nên cuối cùng vị hoàng tử đã quyết định bán nó với một mức giá hợp lý cho ông. Anathapindika sau đó dành một số tiền khổng lồ để xây dựng các khu nhà ở, hội trường, nhà kho, đại sảnh, tạo cảnh vườn và đào ao trong khi Hoàng tử Jeta góp phần xây dựng một ngôi nhà bên cổng lối vào công viên thật ấn tượng cùng với tường thành xung quanh để đảm bảo sự tách biệt. Để ghi nhận công sức hai người, tu viện đó được đặt tên là rừng cây của Jeta và vườn của Anathapindika hay ngắn gọn là Rừng Cây Jeta (Jetavana).1

Từ sau năm Ngài sáu mươi tuổi, ngoại trừ mùa an cư cuối cùng thì Jetavana là nơi mà Đức Phật lưu lại suốt tất cả những mùa mưa và đó cũng là nơi Ngài tuyên thuyết nhiều bài Pháp hơn hết thảy bất cứ địa điểm nào khác. Những nơi ưa thích của Đức Phật ở Jetavana là hai am thất nhỏ, Kosambakuti và Gandhakuti. Gandhakuti (Hương-Thất) có tên đó bởi vì những đóa hoa mà mọi người liên tục mang đến dâng cúng cho Đức Phật đã khiến nơi đó có hương thơm dễ chịu. Gandhakuti có một khu tiếp khách, chỗ ngủ, nơi tắm và một cầu thang dẫn đến nơi Đức Phật thỉnh thoảng đứng vào buổi tối và nói chuyện với các Thầy Tỳ Khưu. Một phần công việc của Tôn giả Ananda là thường xuyên phủi bụi và làm sạch Gandhakuti, dọn dẹp những bông hoa đã héo và đặt ghế cùng giường về lại vị trí của chúng.

Mãi tới năm 1863, tàn tích của Jetavana được phát hiện, các nhà khảo cổ sau đó đã xác định được vị trí của Gandhakuti và Kosambakuti, và cho thấy rằng Jetavana là trung tâm của Phật giáo suốt từ thời Đức Phật cho đến thế kỷ 13.

Mặc dù Anathapindika đã xây nên Jetavana, nhưng đây chắc chắn không phải là mức giới hạn cho lòng hào phóng của ông. Trong suốt những năm về sau, ông đã dành một số tiền rất lớn để chu cấp năm thứ cần thiết cho Tăng đoàn, xây dựng và duy trì các tu viện, cũng như nhân danh Phật Giáo mà làm vô số việc thiện lành. Ông hiểu rằng nếu sự giàu có được sử dụng với một tâm thế hào sảng cùng lòng từ bi, thì nó sẽ là một phương tiện rất tốt trong việc giúp phát triển tâm linh.

Anathapindika không chỉ hào phóng với của cải vật chất của ông mà về mặt tinh thần cũng vậy. Khi còn trẻ, ông có một người bạn tên là Kalakanni mang ý nghĩa là “không may mắn”, và hai người đã từng làm những chiếc bánh nướng bằng đất trong những lần chơi cùng nhau. Khi lớn lên, Anathapindika trở nên giàu có trong khi Kalakanni thì vẫn nghèo khó và liên tục gặp phải những bất hạnh. Hy vọng rằng người bạn cũ của mình có thể giúp đỡ, một ngày nọ Kalakanni với sự ngập ngừng và xấu hổ, đã đến gặp và hỏi xem liệu Anathapindika có thể giúp cho anh ta có một công việc hay không. Rất vui khi có thể giúp cho bạn mình, Trưởng giả Anathapindika đã giao cho anh ta công việc trông coi của cải ở một trong những ngôi nhà của ông. Gia đình Anathapindika khi ấy lấy làm không vui khi có Kalakanni trong nhà. “Sao ông lại có thể sử dụng người này? Hắn ta chẳng là gì ngoài một kẻ bị bỏ rơi. Chúng ta là một gia đình danh giá trong khi hắn ta còn thua một kẻ ăn xin. Với lại, chỉ riêng việc nghe cái tên Kalakanni được gọi trong nhà cả ngày đã chắc chắn sẽ mang lại nhiều xui xẻo rồi.” Anathapindika trả lời: “Một người không được tạo nên bởi cái tên của họ. Những người mê tín sẽ phán xét người khác dựa vào tên của họ, nhưng người khôn ngoan sẽ phán xét người khác dựa vào phẩm chất của trái tim họ. Tôi sẽ không đuổi Kalakanni đi chỉ vì anh ta nghèo hoặc do tên họ anh ta. Chúng tôi đã là bạn của nhau từ khi còn nhỏ.”

Gia đình Anathapindika im lặng sau khi nghe câu trả lời đó nhưng họ vẫn cảm thấy không vui. Một ngày kia, Kalakanni có việc phải trở về làng mình một thời gian, khi một nhóm trộm hay tin anh ta sẽ vắng nhà, chúng quyết định sẽ đột nhập vào nhà trộm của. Đêm đó họ lẻn đến mà không biết rằng Kalakanni đã hoãn chuyến đi của mình lại. Anh tỉnh dậy khi nghe tiếng những tên trộm bên ngoài cửa sổ, và nhận ra rằng bọn chúng khá đông, tất cả đều mang theo vũ khí. Anh lập tức vùng dậy, nói chuyện thật to, đập mạnh cửa, thắp sáng đèn tất cả các phòng và tạo nhiều tiếng ồn nhất mà anh có thể. Khi ấy, những tên trộm nghĩ rằng trong nhà đang có tiệc nên đều bỏ trốn đi. Khi việc này được truyền đi khắp vùng, Anathapindika gọi gia đình của mình, những người mà bây giờ rất biết ơn Kalakanni, và nói với họ, “Nếu ngôi nhà này không được một người bạn khôn ngoan và trung thành bảo vệ như vậy thì nó đã bị trộm rồi. Nếu ngày trước tôi nghe theo lời khuyên của mọi người ắt hẳn giờ đây tất cả chúng ta đã rơi vào một tình thế khác rồi. Không phải là tên họ hay sự giàu có làm nên một con người mà là trái tim của anh ta.” Kalakanni sau đó được tăng lương và dần được cả gia đình chủ đón nhận.2

Sự giàu có vượt bậc cùng sự hào phóng tương ứng của Anathapindika đã là nguồn cảm hứng cho nhiều bài Pháp của Đức Phật, một trong số đó liên quan đến chủ đề khéo léo trong việc sử dụng của cải. Nhưng đôi khi, Anathapindika phải được nhắc nhở rằng, không phải sự xa hoa của một món quà là quan trọng và cũng như có một số thứ quan trọng hơn sự hào phóng, ví dụ như tình thương và sự hiểu biết. Trong bài Kinh Velama, Đức Phật kể cho Anathapindika về một người đã từng tặng những món quà xa hoa, nhưng vì không thực sự giúp ích được cho ai mấy, nên những món quà của ông không mang lại nhiều thiện nghiệp.

“Nếu người đó bố thí cho 100 người có chánh kiến, bố thí này quả lớn hơn. Nếu người đó bố thí cho 100 vị thánh Nhất Lai, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Nếu người đó bố thí cho 100 vị thánh Bất Lai, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Nếu người đó bố thí cho 100 vị Chánh Đẳng Giác, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Bố thí đến toàn thể chúng Tỳ Khưu với Đức Phật là vị thượng thủ, thì bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Nếu người ấy xây dựng một tinh xá cho chúng Tăng, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Quay về nương tựa nơi Phật, Pháp cùng Tăng và nghiêm giữ giới luật, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. Vượt trội hơn nữa đó là làm tràn ngập tâm với lòng từ. Tối thắng chính là phát triển tâm từ dù chỉ trong một khoảnh khắc.”3

Về sau, Anathapindika trở nên nghèo khó do liên tục cho đi, và cũng do một số quyết định thiếu khôn ngoan trong kinh doanh. Cuối đời, ông ngã bệnh và Thầy Sariputta cùng Thầy Ananda thường đến thăm và an ủi ông với nhiều bài Pháp. Trải dài suốt dòng lịch sử, sự thiết lập và truyền bá của Phật giáo, thường luôn được sự hỗ trợ nhiệt tình và hào phóng từ các thương gia, cùng những doanh nhân giàu có, nhưng trong số đó, người đi đầu và tối thắng nhất chính là Anathapindika.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Về mái chùa xưa


Giải thích Kinh Địa Tạng


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.50.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...