Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Đức Phật - Người là ai? »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Đức Phật - Người là ai?

Donate

(Lượt xem: 4.423)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Đức Phật và chúng đệ tử - Đức Phật - Người là ai?

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đức Phật rất phi thường, nơi Ngài luôn ngời sáng, sự từ bi cùng tuệ giác không tỳ vết, chỉ cần một lần được tiếp xúc với Ngài, cũng đủ khiến cho cả cuộc sống của người đó thay đổi. Ngay cả khi Phật còn tại thế thì đã có vô số những huyền thoại xoay quanh Ngài, nói gì đến nhiều thế kỷ sau khi Ngài nhập Niết Bàn. Đôi lúc các câu chuyện mầu nhiệm cùng sự thần thoại hóa đó, đã phần nào che khuất đi những nét giản dị và rất con người của Đức Phật. Dần dần, người ta xem Phật như một đấng thượng đế toàn năng. Thực ra, Đức Phật là một con người, cố nhiên không phải là một “con người đơn thuần” như đôi lúc được nói đến, mà là thuộc một nhóm người rất đỗi đặc biệt và thường được ca tụng là những con người toàn hảo (mahapurisa) (bậc đại nhân). Những vĩ nhân đó được sinh ra cũng giống như bao nhiêu người khác và sự thật thì thể chất của họ vẫn luôn khá là bình thường. Nhưng bằng những nỗ lực riêng, họ thành tựu mọi tiềm năng của con người và nội tâm thanh tịnh bên cạnh sự hiểu biết của họ, phát triển đến mức độ hoàn toàn vượt xa những con người bình thường khác. Một vị Phật - bậc đại nhân thậm chí còn vượt lên trên cả thượng đế, bởi vì nơi vị đó đã không còn ganh tị, tức giận và sự thiên vị, là những phẩm chất mà chúng ta được biết rằng thượng đế vẫn còn.

Vậy thì Đức Phật trông như thế nào? Được diện kiến Ngài thì sẽ ra sao? Đức Phật cao khoảng 6 feet (1 mét 8), với mái tóc đen tuyền cùng nước da nâu vàng. Ngài để râu tóc dài lúc còn sống đời sống thế tục, và cạo bỏ chúng khi bắt đầu xuất gia như tất cả các nhà Sư khác.1 Tất cả các nguồn sử liệu đều đồng ý rằng, dung mạo Đức Phật rất đẹp. Brahmin Sonadanda (Chủng Đức) từng mô tả Ngài “đẹp trai, khả ái cùng màu da thù thắng khiến người nhìn hoan hỷ. Với vóc dáng và nét nghiêm trang của chư thiên, chẳng có gì nơi Ngài mà không thu hút cả.”2 Còn Vacchagotta thì nói về Đức Phật như sau:

“Thật vi diệu thay, thật hy hữu thay, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da rạng rỡ thật thanh tịnh, ví như quả táo vàng vào mùa thu thật thanh tịnh và chói sáng, ví như trái cây tala chín vừa rời khỏi cành, thanh tịnh và chói sáng, ví như một món đồ trang sức bằng vàng đỏ, được người thợ vàng thiện xảo luyện trong lò, khéo gò và đặt trên tấm vải vàng, được chiếu sáng, chói soi, rực rỡ; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da rạng rỡ thật thanh tịnh.”3

Nhưng khi về già, thân thể Ngài cũng không thoát khỏi sự vô thường, như tất cả những Pháp do nhân duyên sanh khác. Tôn giả Ananda đã mô tả Đức Phật lúc tuổi già như thế này:

“Thật kỳ lạ thay, bạch Thế Tôn! Không biết bằng cách nào mà màu da Thế Tôn nay không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời, nhăn nheo, thân còm về phía trước và sự đổi khác nơi các căn, mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.”4

Vào năm cuối cùng trước khi nhập đại bát Niết Bàn, Đức Phật đã nói:

“Ta nay đã già, mỏi mệt! Này các thầy, ta đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống nhờ vào các lớp băng quấn giữ lại.”5

Tuy nhiên, từ buổi đầu, quần chúng bị thu hút bởi những hảo tướng của Đức Phật, cũng nhiều như việc họ trân quý tính cách thân thiện cùng với Giáo Pháp của Ngài. Chỉ cần Ngài có mặt thôi, đã có thể mang đến ảnh hưởng rõ rệt đến mọi người xung quanh. Có lần tôn giả Sariputta gặp gia chủ Nakulapita và nhận thấy sự yên bình toát ra nơi vị ấy nên Thầy ấy hỏi vị gia chủ rằng: “Này gia chủ, các căn của ông thật định tĩnh; còn nét mặt thì rạng ngời và thanh tịnh. Phải chăng hôm nay gia chủ được đối diện với Thế Tôn và nghe pháp thoại từ Ngài?” Nakulapita trả lời “Làm sao không thể như vậy được, thưa Tôn giả? Hôm nay, con được rưới với nước bất tử [...].”6

Đức Phật là một bậc thầy về diễn thuyết trước công chúng. Bằng giọng nói trầm ấm, diện mạo khả ái và phong thái uy nghi, đĩnh đạc cùng với sự lôi cuốn của những lời Pháp, Đức Phật đã hoàn toàn nhiếp phục hội chúng của mình. Thanh niên Uttara đã mô tả những gì anh ta chứng kiến trong một buổi tụ họp, nơi Đức Phật đang thuyết pháp như sau:

“Khi thuyết pháp cho hội chúng trong một công viên, Ngài không tán dương hội chúng ấy, không chỉ trích hội chúng ấy, trái lại với pháp thoại khai thị hội chúng ấy, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Tiếng nói thoát ra từ miệng Tôn giả Gotama có tám đức tánh: lưu loát, dễ hiểu, dịu ngọt, nghe rõ ràng, sung mãn, phân minh, thâm sâu và vang động. Khi Tôn giả Gotama giải thích cho hội chúng với tiếng nói của mình, tiếng nói không vượt ra khỏi hội chúng. Hội chúng sau khi được Tôn giả Gotama khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho thích thú, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi vẫn quay nhìn lại mà không muốn rời bỏ.”7

Vua Pasenadi đã từng bày tỏ sự kinh ngạc của mình về mức độ yên lặng và chú tâm tuyệt đối của hội chúng khi họ đang lắng nghe đức Thế Tôn thuyết Pháp.

"Con là một vị vua đã làm lễ quán đảnh, có thể hành quyết những ai đáng bị hành quyết, gia phạt những ai đáng bị gia phạt, trục xuất những ai đáng bị trục xuất. Nhưng khi con ngồi xử kiện, có người đôi khi vẫn nói ngắt lời của cả con. Và con còn không có dịp để nói: “Này quý vị, chớ có ngắt lời nói của ta, khi ta đang ngồi xử kiện. Quý vị hãy chờ cho đến khi ta nói xong.” Còn ở đây, trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm người, con thấy các Tỳ Khưu trong ấy thậm chí không có một tiếng nhảy mũi hay tiếng ho khởi lên. Thuở xưa, trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm người, có người đệ tử Thế Tôn ho lên. Một vị đồng Phạm hạnh khẽ đập vào đầu gối và nói: “Tôn giả hãy im lặng, Tôn giả chớ có làm ồn. Thế Tôn, bậc Đạo Sư của chúng ta đang thuyết pháp.” Khi trông thấy điều đó, con khởi lên ý nghĩ như sau: “Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Thính chúng này thật khéo được huấn luyện không bằng gậy gộc và đao kiếm.”8

Mặc dù Đức Phật không bao giờ làm gì khiến cho mọi người không thích Ngài, nhưng vẫn có người đôi lúc bởi đố kỵ, hoặc vì họ không đồng ý với Giáo Pháp của Ngài dạy, và đôi lúc vì Phật đã thiêu rụi đức tin của họ bằng ánh sáng lạnh lùng của lẽ phải. Một lần, khi Ngài ở tại Kapilavatthu, có Dandapani (Chấp Trượng) thuộc dòng họ Sakya hỏi Phật giảng thuyết về điều gì, và sau khi được Đức Phật trả lời, Dandapani tỏ ý không mấy ấn tượng, “lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.”9 Đức Phật đã không đuổi theo để cố gắng thuyết phục ông ta, về tính chân thật của Giáo Pháp mà Ngài đã giảng thuyết. Đức Phật luôn phản ứng lại mọi sự chỉ trích một cách bình tĩnh, giải thích rõ ràng nguyên do, và sẽ đính chính lại những hiểu lầm đã đưa đến những lời chỉ trích đó khi cần thiết. Ngài luôn định tĩnh, mỉm cười và từ tốn khi đối mặt với những lời chỉ trích, và Ngài khuyến khích chúng đệ tử của mình cũng như vậy.

“Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các thầy chớ có vì vậy sanh lòng căm phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Vì nếu các thầy như vậy thời các thầy sẽ bị ngăn trở, và các thầy liệu còn có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?”

“Bạch Thế Tôn, không thể được.”

“Thế nên khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các thầy đơn giản chỉ cần nói rõ những điểm không đúng sự thật bằng cách nói: “Điểm này không đúng sự thật; điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi.”10

Đôi khi Đức Phật không bị chỉ trích mà là bị lăng mạ bằng những lời thô lỗ, khó nghe. Những lúc như vậy, Ngài thường im lặng một cách cao quý.

Đức Phật thường được xem là một người cao quý, nhân hậu và quả thật là như vậy, nhưng điều đó không có nghĩa rằng Ngài sẽ không lên tiếng chê trách những việc Ngài thấy là cần thiết. Ngài đã nhiều lần chê trách một số nhóm ngoại đạo khổ hạnh đương thời và tin rằng giáo lý sai lầm của họ khiến mọi người lạc lối. Về những đạo sĩ Jain, Ngài nói:

“Đạo sĩ Jain là những người không có lòng tin, ác giới, không có xấu hổ và không có sợ hãi. Chúng không làm bạn với các bậc Chân nhân và thường khen mình chê người. Các đạo sĩ Jain chấp thủ vào của cải mà không chịu từ bỏ. Họ gian xảo với tâm tư chứa đầy ác dục và tà kiến.”11

Những trường hợp vì hiểu sai Giáo Pháp, các Thầy Tỳ Khưu đem dạy lại những điều sai lệch, Đức Phật sẽ khiển trách họ mà nói: “Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy?”12 Nhưng những lời khiển trách của Ngài chưa bao giờ để làm tổn thương mà là để thúc đẩy mọi người nỗ lực nhiều hơn và xem xét lại hành động hay niềm tin của mình.

Công việc thường ngày của Đức Phật rất nhiều. Mỗi đêm, Ngài chỉ nghỉ một giờ đồng hồ và sau đó là thiền định cho đến sáng, Ngài thường quán từ bi trong khoảng thời gian này. Bình minh lên sẽ là lúc Ngài bắt đầu thể dục bằng cách rảo bộ và sau đó là tiếp chuyện với những người đến thăm viếng. Ngay trước buổi trưa, Đức Phật đắp y và mang theo bát, đi vào xóm làng hay thôn ấp gần đó để khất thực. Ngài tuần tự đến trước từng nhà trong sự im lặng và từ tốn đưa bát ra nhận lấy bất kỳ thức ăn gì mà mọi người dâng cúng với tất cả lòng trân quý. Đến khi đã nhận đủ vật thực, Đức Phật sẽ trở lại trú xứ hoặc đi tới khoảng rừng gần đó mà ngồi xuống thọ thực. Đức Phật quen với việc chỉ ăn mỗi ngày một lần. Khi tiếng tăm Ngài vang khắp gần xa, người ta thường thỉnh Ngài đến nhà của họ dùng bữa; và vì là một vị khách danh dự, nên gia chủ thường sẽ dâng lên Ngài những thức ăn tốt nhất họ có. Đây là việc mà những vị tu khổ hạnh khác thường hay lấy làm cớ để chỉ trích ngài. Trong những dịp như vậy, Đức Phật sẽ rửa tay và bát của mình sau khi dùng bữa xong rồi nói một bài Pháp ngắn cho gia chủ. Ngay sau bữa ăn, Ngài thường nằm xuống nghỉ ngơi hoặc đôi khi ngủ một giấc ngắn. Vào ban đêm, thói quen của Đức Phật là nằm với dáng nằm của sư tử (sihasana) nghiêng về bên phải, với một tay để gối dưới đầu và hai bàn chân đặt lên nhau. Buổi chiều sẽ là thời gian Phật nói chuyện với những ai tìm đến gặp Ngài, hướng dẫn các thầy hoặc dành thời gian đi thăm, để nói Pháp cho họ nghe vào những lúc thích hợp. Tối đến khi mọi người đã ngủ, Đức Phật sẽ ngồi tĩnh lặng và thỉnh thoảng sẽ có chư thiên (deva) xuất hiện để tham vấn Ngài.

Giống như những vị xuất gia khác, hằng năm Đức Phật thường du hành từ nơi này đến nơi khác trong chín tháng, đó chính là dịp để Ngài gặp gỡ nhiều người, và sau đó là an cư trong ba tháng mùa mưa (vassa). Suốt mùa mưa, Đức Phật thường sẽ lưu lại tại một trong số các tinh thất, được dựng lên cho Ngài ở nhiều nơi khác nhau, như ở đỉnh núi Linh Thứu (Gijjhakuta), tinh xá Kỳ Viên (Jetavana) hoặc tinh xá Trúc Lâm (Venuvanaor). Tôn giả Ananda sẽ nhắn những người đến thăm Đức Phật hãy đằng hắng, hoặc gõ cửa khi đến trước thất và Thế Tôn sẽ ra mở cửa. Đôi lúc Đức Phật dặn tôn giả Ananda đừng để người khác vào làm phiền Ngài. Chúng tôi từng đọc về một người đàn ông, khi được nghe nói rằng Thế Tôn đang không muốn gặp bất cứ ai, anh ta đã ngồi xuống trước tinh thất của Thế Tôn và nói: “Tôi sẽ không đi cho đến khi tôi gặp được Ngài ấy.” Những khi du hành, Đức Phật sẽ ngủ ở bất cứ đâu - từ dưới gốc cây, trạm dừng chân bên đường, cho đến nhà kho của thợ gốm. Có lần Hoàng tử Hatthaka trông thấy Phật ngủ ngoài trời và hỏi: “Thế Tôn sống có an lạc không?” Đức Phật đã trả lời ông ấy rằng Ngài có. Rồi Hoàng tử Hatthaka nói: “Nhưng thưa Thế Tôn, đêm mùa Đông rất lạnh, những đêm trăng non như vầy lại là khoảng thời gian rét buốt; mặt đất thì cứng rắn do trâu bò giẫm đạp, còn thảm trải bằng lá rừng lại quá mỏng, trên cây chỉ còn lưa thưa vài lá trong khi tấm vải cà sa của Thế Tôn quá đỗi mong manh trước gió rừng lạnh giá.”

Đức Phật khẳng định lần nữa với hoàng tử rằng mặc dù sống lối sống giản dị và khổ hạnh nhưng Ngài vẫn thấy an lạc.13

Việc hướng dẫn và giảng dạy chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Thêm vào đó, nhiều người thường xuyên đến tham vấn với Ngài về nhiều vấn đề khác nhau nên đôi lúc Đức Phật thấy cần có khoảng thời gian một mình. Nhiều lần, Phật bảo Tôn giả Ananda rằng, Ngài sẽ nhập thất và chỉ những người thị giả chăm lo việc cơm nước cho Ngài mới được đến gặp Ngài mà thôi.14 Những lúc đó, nhóm người chỉ trích Phật tuyên bố rằng lý do mà Phật nhập thất là vì Ngài không thể trả lời các câu hỏi của mọi người, và Phật muốn né tránh các cuộc tranh luận công khai. Du sĩ Nigrodha (Ni-Câu-Luật) đã nói về Đức Phật: “Trí tuệ của Sa môn Gotama bị hư hoại vì sống với cuộc sống cô độc, Sa môn Gotama không giỏi điều khiển một hội chúng, không đủ sức để đối thoại và chỉ đề cập đến những vấn đề ngoại biên.”15 Nhưng Đức Phật vẫn thường luôn có mặt mỗi khi có ai cần sự khuyên giải, động viên và hướng dẫn của Ngài trên con đường thực hành Pháp. Thật vậy, điểm thu hút và dễ dàng nhận thấy nhất nơi tính cách của Đức Phật là lòng từ bi, cùng tình thương lớn mà Ngài dành đến mọi loài, dường như chính những phẩm chất này là nguồn động lực cho mọi việc Ngài làm. Đức Phật đã từng tuyên bố rằng:

“Như Lai hoặc các đệ tử của Như Lai an trú ở đời chính là vì lợi lạc cho nhiều người, vì hạnh phúc cho số đông và vì lòng thương tưởng cho thế giới.”16


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.68.112 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...