altruistic intention (Bodhicitta): tâm Bồ-đề - tâm nguyện đạt đến giác ngộ viên mãn (thành Phật) để có thể làm lợi ích lớn nhất cho tất cả chúng sinh.
Arhat: A-la-hán - người đã đạt đến sự giải thoát và nhờ đó thoát khỏi vòng luân hồi.
attachment: tham luyến, tham ái - khuynh hướng tham muốn và cường điệu hóa những tính chất tốt đẹp của người hay vật rồi bám víu vào đó.
Bodhicitta: tâm Bồ-đề - xem altruistic intention.
Bodhisattva: Bồ Tát - người đã tự nguyện phát tâm Bồ-đề.
Buddha: Phật - chỉ bất kỳ bậc giác ngộ nào đã đoạn trừ hoàn toàn mọi phiền não, cấu nhiễm và phát triển tất cả các phẩm tính tốt đẹp. Danh xưng “Đức Phật” thường được dùng để chỉ đức Phật Thích-ca Mâu-ni, đã sống cách đây hơn 2.500 năm tại Ấn Độ.
Buddha nature (Buddha potential): tánh Phật - những phẩm tính cho phép mọi chúng sinh đều có thể đạt đến giác ngộ. the factors allowing all beings to attain full enlightenment.
calm abiding: an định - khả năng duy trì sự chú tâm vào một đề mục thiền tập với tâm thuần thục và hỷ lạc.
compassion: lòng bi mẫn - tâm nguyện mong muốn cho tất cả chúng sinh đều được thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của khổ đau.
cyclic existence: vòng luân hồi - sự tồn tại xoay chuyển, tái sinh ngoài ý muốn do ảnh hưởng của các tâm hành phiền não và nghiệp lực.
determination to be free: quyết tâm cầu giải thoát - tâm nguyện khao khát muốn thoát khỏi mọi khổ đau và đạt đến sự giải thoát.
dharma: pháp - theo nghĩa thông dụng nhất, từ này được dùng chỉ Giáo pháp do Phật dạy, hay Chánh pháp. Với nghĩa đặc thù hơn, từ này được dùng chỉ những chứng ngộ trên đường tu tập và nhờ đó chấm dứt mọi khổ đau cùng nguyên nhân của khổ đau.
disturbing attitudes: các tâm hành phiền não - chỉ những khuynh hướng như si mê, tham luyến, sân haạn, kiêu mạn, ganh ghét, ích kỷ... vốn là những tác nhân khuấy động sự an bình nội tâm và thôi thúc chúng ta hành động theo cách gây hại cho người khác.
emptiness: tánh Không - tính chất không tồn tại độc lập hay trên cơ sở tự tính sẵn có. Đây là bản chất rốt ráo hay thực tại của hết thảy con người cũng như vạn pháp.
Enlightenment (Buddhahood): Giác ngộ (quả Phật) - trạng thái của một vị Phật, có nghĩa là trạng thái đã đoạn trừ vĩnh viễn mọi phiền não, nghiệp lực và chủng tử nghiệp trong tâm thức, đồng thời đã phát triển mọi phẩm tính cũng như trí tuệ đến mức viên mãn. Từ Buddhahood cũng được dùng thay cho liberation để chỉ sự giải thoát.
impute: định danh - đặt tên gọi hay gán ghép ý nghĩa cho một đối tượng nhận thức.
inherent or independent existence: sự tồn tại độc lập hay trên cơ sở tự tính sẵn có - một tính chất sai lầm không hề thật có do chúng ta gán ghép lên con người và mọi hiện tượng. Thật ra, sự tồn tại [của một hiện tượng] luôn phụ thuộc vào các nhân duyên, điều kiện liên quan; các thành phần cấu thành nó; cũng như tâm thức đã định danh nó.
karma: hành vi có tác ý, nghiệp - mọi hành vi của ta đều tạo thành các chủng tử trong dòng tâm thức, là nhân tạo ra những gì mà ta sẽ trải nghiệm về sau.
liberation: giải thoát - trạng thái đã dứt trừ hoàn toàn mọi tâm hành phiền não và nghiệp lực tạo ra sự tái sinh của chúng ta trong luân hồi.
love: tâm từ, lòng thương yêu - tâm nguyện mong cho tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc, an lạc.
Mahayana: Đại thừa - truyền thống Phật giáo tin chắc rằng tất cả chúng sinh đều có khả năng đạt được giấc ngộ, thành Phật. Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh sự nuôi dưỡng lòng từ bi và tâm Bồ-đề.
mantra: chân ngôn hay thần chú - một chuỗi âm thanh do một vị Phật thuyết ra, diễn bày tinh yếu của toàn bộ con đường tu tập hướng đến giải thoát. Chân ngôn hay thần chú có thể được trì tụng trong khi thiền tập để làm cho tâm thức an tĩnh và thanh tịnh.
meditation: thiền, thiền tập - cách tu tập để tự làm cho bản thân mình trở nên quen thuộc và thuần thục với các khuynh hướng sống tích cực, hiền thiện và những nhận thức đúng đắn, chân xác.
nirvana: Niết-bàn - sự chấm dứt hoàn toàn khổ đau và nguyên nhân gây đau khổ, thoát khỏi vòng luân hồi.
Noble eightfold path: Bát chánh đạo - con đường tu tập dẫn đến sự giải thoát. Bát chánh đạo có 8 phần, bao gồm: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh định, chánh kiến, chánh tư duy và chánh tinh tấn.
positive potential: thiện nghiệp - những chủng tử của hành vi hiền thiện, sẽ mang lại kết quả hạnh phúc trong tương lai.
Pure Land: Tịnh độ - cảnh giới được tạo thành bởi một vị Phật hay Bồ Tát, là nơi có đủ mọi điều kiện thuận lợi cho việc tu tập Chánh pháp và đạt đến giải thoát. Tịnh độ tông là một truyền thống thuộc Phật giáo Đại thừa, nhấn mạnh vào những pháp tu để được vãng sinh Tịnh độ.
realization: chứng ngộ - sự hiểu biết sâu sắc, trở thành một phần trong ta và làm thay đổi cách nhận thức của ta về thế giới. Chẳng hạn, khi ta chứng ngộ tâm từ, cảm nhận của ta về người khác cũng như cung cách ứng xử với họ đều thay đổi hết sức mạnh mẽ.
Sangha: Tăng-già, hay Tăng đoàn - chỉ những người đã trực nhận được tánh Không của vạn pháp vượt ngoài mọi khái niệm. Theo nghĩa phổ biến hơn, Tăng-già chỉ cộng đồng các vị tăng ni, những người đã xuất gia sống đời tu sĩ. Đôi khi từ này cũng được dùng để chỉ cchung tất cả Phật tử.
selflessness: vô ngã - xem Emptiness.
special insight (vipassana): Minh sát tuệ - trí tuệ nhận biết phân biệt toàn diện về vạn pháp. Tuệ này được kết hợp với định giúp hành giả có khả năng phân tích đối tượng đồng thời với việc duy trì sự chú tâm vào đó. Điều này loại bỏ sự mê lầm.
suffering (dukha): đau khổ - chỉ chung bất kỳ những điều kiện bất như ý. Đau khổ không nhất thiết chỉ riêng những nỗi đau thể chất hay tinh thần, mà còn bao gồm cả những điều kiện bất ổn, khó khăn.
sutra: kinh điển - chỉ chung những lời dạy của đức Phật, được ghi chép lại. Tất cả các truyền thống Phật giáo đều sử dụng kinh điển.
taking refuge: quy y - đặt sự tin cậy vào đức Phật, Chánh pháp và Tăng-già để được dẫn dắt trên con đường tu tập phát triển tâm linh.
tantra: Mật điển, tan-tra - kinh điển được sử dụng trong tu tập Kim cang thừa.
Theravada: truyền thống thuộc Thượng Tọa bộ trước đây. Phật giáo Theravada (cũng thường gọi thiếu chính xác là Phật giáo Nguyên thủy) phát triển rộng rãi ở vùng Đông Nam Á và Tích Lan (Sri Lanka).
three higher trainings: Tam vô lậu học - sự tu tập Giới, Định và Tuệ dẫn đến kết quả giải thoát.
Three Jewels: Tam bảo - Chư Phật, Giáo pháp và Tăng-già, hay thường nói ngắn gọn là Phật, Pháp và Tăng.
three principal realizations (three principal aspects) of the path: ba chứng ngộ căn bản trên đường tu tập - bao gồm: quyết tâm cầu giải thoát, phát tâm Bồ-đề và trí tuệ nhận biết tánh Không.
Vajrayana: Kim Cang thừa - một truyền thống thuộc Phật giáo Đại thừa, phát triển rộng rãi ở Tây Tạng và cũng có ở Nhật Bản.
wisdom realizing reality: trí tuệ nhận thức thực tại - nhận thức chân xác về phương cách tồn tại của tất cả con người và hiện tượng, có nghĩa là nhận hiểu được tánh Không trong sự tồn tại của vạn pháp.
Zen (Ch’an): Thiền tông - một truyền thống thuộc Phật giáo Đại thừa, phát triển rộng rãi ở Trung Hoa và Nhật Bản.
TÌM ĐỌC THÊM
Byles, M. B. Footprints of Gautama Buddha. Wheaton: Theosophical Publishing House, 1986.
Dhammananda, K. Sri. How to Live Without Fear and Worry. Kuala Lumpur: Buddhist Missionary Society, 1989.
Dhammananda, K. Sri. What Buddhists Believe. Kuala Lumpur: Buddhist Missionary Society, 1987.
Dhammananda, K. Sri, ed. The Dhammapada. Kuala Lumpur: Sasana Abhiwurdhi Wardhana Society, 1988.
Dharmaraksita. Wheel of Sharp Weapons. Dharamsala: Library of Tibetan Works and Archives, 1981.
Gampopa. The Jewel Ornament of Liberation. Trans. by Herbert Guenther. Boulder: Shambhala, 1971.
Goldstein, Joseph. The Experience of Insight. Boston: Shambhala, 1987.
Gyatso, Geshe Kelsang. Heart of Wisdom. London: Tharpa, 1986.
H. H. Tenzin Gyatso, the 14th Dalai Lama. Kindness, Clarity and Insight. Ithaca: Snow Lion, 1984.
H. H. Tenzin Gyatso, the 14th Dalai Lama. The Dalai Lama at Harvard. Trans. by Jeffrey Hopkins. Ithaca: Snow Lion, 1989.
Kapleau, Philip, ed.. The Three Pillars of Zen. London: Rider, 1980.
Khema, Ayya. Being Nobody, Going Nowhere. Boston: Wisdom, 1987.
Kornfield, Jack and Breiter, Paul, eds. A Still Forest Pool. Wheaton: Theosophical Publishing House, 1987.
Longchenpa. Kindly Bent to Ease Us. Trans. by Herbert Guenther. Emeryville: Dharma Publishing, 1978.
McDonald, Kathleen. How to Meditate. Boston: Wisdom, 1984.
Mullin, Glenn, ed. and trans. Selected Works of the Dalai Lama VII, Songs of Spiritual Change. Ithaca: Snow Lion, 1982.
Nyanaponika Thera. Heart of Buddhist Meditation. London: Rider, 1962.
Nyanaponika Thera. The Power of Mindfulness. Kandy: Buddhist Publication Society, 1986.
Rabten, Geshe and Dhargye, Geshe. Advice from a Spiritual Friend. Boston: Wisdom, 1986.
Rinpoche, Zopa. Transforming Problems: Utilizing Happiness and Suffering in the Spiritual Path. Boston: Wisdom, 1987.
Sparham, Gareth, trans. Tibetan Dhammapada. Boston: Wisdom, 1983.
Stevenson, Ian. Cases of the Reincarnation Type. 4 vols. Charlottesville: University of Virginia Press, 1975.
Story, Francis. Rebirth as Doctrine and Experience. Kandy: Buddhist Publication Society, 1975.
Suzuki, D. T. An Introduction to Zen Buddhism. London: Rider, 1969.
Suzuki, Shunriyu. Zen Mind, Beginner’s Mind. New York: Weatherhill, 1980.
The Third Dalai Lama. Essence of Refined Gold. Trans. by Glenn Mullin. Ithaca: Snow Lion, 1985.
Trungpa, Chogyam. Cutting Through Spiritual Materialism. London: Shambhala, 1973.
Tsongkhapa, Je. The Three Principal Aspects of the Path. Howell, New Jersey: Mahayana Sutra and Tantra Press, 1988.
Wangchen, Geshe. Awakening the Mind of Enlightenment. Boston: Wisdom, 1988.
Warder, A. K. Indian Buddhism. Delhi: Motilal Banarsidass, 1980.
Yeshe, Lama Thubten. Introduction to Tantra. Boston: Wisdom, 1987.