Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đường Không Biên Giới »» 10. Đường sang Bắc Âu »»

Đường Không Biên Giới
»» 10. Đường sang Bắc Âu

Donate

(Lượt xem: 3.171)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đường Không Biên Giới - 10. Đường sang Bắc Âu

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đường về mạn bắc của quả địa cầu không như đường về Nam Cực. Nếu ai đã có lần sang Úc hay Na Uy, Đan Mạch sẽ thấy rõ điều đó.

Trên cánh chim đại bàng bằng thép - nếu đi về Nam Cực - ta sẽ thấy mặt trời luôn luôn ở về phía trước mặt - như một chân lý sáng ngời trên con đường đi và đến. Nhưng nếu ai đã có lần đi Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch thì sẽ thấy ngược lại, mặt trời luôn luôn ở phía sau lưng chúng ta. Theo như nhiều người đã biết, mỗi năm cứ đến ngày 23 tháng 6 là tất cả du khách khắp nơi tại Âu Châu và thế giới đều dồn vào mạn Bắc của địa cầu để xem “ngày mặt trời không bao giờ lặn”, ngày mà 12 giờ khuya, mặt trời vẫn còn lơ lửng trên hư không. Đó là sự thật và những ai sống tại miền bắc của quả địa cầu đều chứng thực điều đó. Có nhiều người không tin rằng mỗi năm tại các xứ Bắc Âu có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm. Thế mà điều đó có thực.

Thế nào là 6 tháng ban ngày? Nghĩa là dầu cho lúc 11 giờ hay 12 giờ khuya trời vẫn sáng và mới 1 hay 2 giờ đêm mặt trời đã bắt đầu lố dạng rồi. Còn 6 tháng ban đêm thì sao? Nghĩa là: “Mặt trời không bao giờ có thật.” Trời mùa đông đến 10 giờ hoặc 11 giờ nhưng vẫn chưa hừng sáng. Ban chiều mới 2, 3 giờ thì đã tối rồi. Mới nghe qua ta hơi khó tin, nhưng đó là sự thật.

Người Việt Nam ngày nay có mặt khắp nơi trên quả địa cầu. Từ vùng băng giá lạnh lùng khi tuyết xuống mùa đông, cho đến những xứ nóng bức oi ả như đường xích đạo. Không biết ngày xưa dân tộc Việt Nam đã bị cộng nghiệp và biệt nghiệp như thế nào mà cái quả ngày nay chúng ta phải đánh đổi một giá quá đắt như vậy. Đó là niềm vui hay nỗi buồn thì không biết, nhưng theo quan niệm của Phật giáo thì đó là một nghiệp lực tương đối khá nặng. Muốn cái nghiệp xấu thành nghiệp tốt, chính tự mỗi cá nhân phải biết tự sửa thân mình. Còn đợi chờ nơi kẻ khác hoặc không lo tu niệm thì chúng ta chẳng khác nào một bầy gà con đang lạc mẹ, bay nhảy khắp bốn phương trời.

Nỗi buồn viễn xứ biết có bao giờ nguôi, khi bên mình những người da trắng lạnh lùng, lãnh đạm ngôn ngữ bất đồng, cử chỉ không diễn tả được những gì sâu kín nhất trong tâm hồn. Khí hậu khá khác biệt giữa đông, thu, xuân, hạ.

Càng đi về phương bắc, tôi cứ ngỡ là rất xa lạ với Việt Nam hơn là những xứ Trung Âu Châu. Miền Trung Âu Châu toàn là vùng đồng bằng ruộng khô, đất đai màu mỡ, nhưng càng hướng về phương bắc chừng nào, những con quạ đen, những cây thông nặng trĩu lá cành, những cảnh núi non chập chùng hùng vĩ càng khiến ta nhớ đến quê hương rất nhiều. Một quê hương đã quá nhiều cảnh tang thương của chiến tranh - tình người và thù hận. Dân tộc Việt Nam cả 3 miền Nam Trung Bắc gồm lại mới bằng nửa dân tộc Nhật, hoặc ngang nhau với Tây Đức - nhưng chúng ta đã làm được gì? Khi đã hòa bình rồi mà máu mẹ Việt Nam vẫn cứ chảy mãi trên quê hương? Xứ ta tuy hẹp hơn các xứ Bắc Âu, nhưng dân tộc ta đông gấp 5-10 lần, tại sao ta không xây dựng được quê hương ta, để đi lo xây dựng cho xứ người? Phải chăng những thể chế chính trị trong quá khứ và hiện tại không mang lại được một cuộc sống tốt đẹp nào cho dân mà ta chỉ nghe toàn là những danh từ hoa mỹ, nào độc lập, tự do, hạnh phúc... Nhưng có độc lập gì đâu khi ta còn nô lệ, có tự do nào mà chỉ một số người độc quyền buôn bán 2 chữ tự do? Và hạnh phúc ở đâu trong khi hơn 50 triệu dân đã moi tìm lâu ngày nhưng chẳng thấy?

Thể chế nào rồi cũng mai một với thời gian, chính phủ nào rồi cũng lặng lẽ ra đi, khi lòng dân không muốn. Chỉ có niềm tin vào tôn giáo là một sức mạnh đời đời không thể đổi thay. Mấy ngàn năm rồi Phật vẫn là Phật, Chúa vẫn là Chúa, chưa ai có thể thay thế vào những ngôi vị đó cả. Chỉ có con người còn tham sanh úy tử nên mới có triều đại này, cơ nghiệp khác. Nghĩ cũng quá bi thương nhưng loài người vẫn còn bị lặn hụp trong dòng đời trôi nổi. Đáng tiếc thay!

Tại Đan Mạch ngày nay đã có một Niệm Phật Đường, nhưng chưa có Thầy nào về trụ xứ. Niệm Phật Đường nằm ngay tại Aarhus, thành phố lớn thứ nhì của Đan Mạch, sau Kopenhagen. Sinh hoạt Phật sự tại đây vẫn đều đặn mỗi năm khi có lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan, Tết Nguyên Đán hoặc những ngày lễ vía nhỏ trong năm. Hằng tháng Niệm Phật Đường vẫn cử hành hai thời khóa lễ công cộng, bái sám. Và mới đây lần đầu tiên lễ Phật Đản được tổ chức thật thành công viên mãn. Gần cả ngàn người tham dự, không phải là chuyện dễ dàng tập trung tại xứ hải đảo này. Hy vọng càng ngày cây Bồ Đề miền Bắc sẽ được Phật tử vun xới, đừng để cho cái lạnh của đêm đông làm ảnh hưởng đến việc đâm chồi nảy lộc về sau.

Cũng ít ai ngờ được rằng vị Nữ Hoàng đang trị vì Đan Mạch là vợ của một người Pháp, mà ông này đã sinh trưởng tại Việt Nam. Trong những thời chinh chiến loạn ly đã có nhiều người đến Việt Nam để lập nghiệp, rồi lại ra đi, họ ra đi như từ một ánh thái dương tỏa rộng khắp bốn phương trời. Có phải vì thế mà Nữ Hoàng có cảm tình với dân tộc Việt Nam chăng? Đan Mạch là một xứ nhỏ, nhưng đã thâu nhận khoảng hơn 5.000 người tỵ nạn, và những nước lân cận đó cũng thế, như Na Uy, Thụy Điển đã có nhiều người Á Đông đến sinh sống.

Mùa Phật Đản 2527 vừa qua tại thành phố Oslo đã tập trung hơn 1.000 người về lễ Phật, chiêm bái, nguyện cầu. Điều đó chứng tỏ rằng những người này vẫn còn quan tâm đến tình người và mối Đạo.

Tại Oslo chưa có Thầy, nhưng bên Giáo Hội Thiên Chúa Giáo đã có đến 3 linh mục để lo về đời sống tinh thần cho tín hữu.

Tôi đã ở lại với quý Linh Mục trong một nhà nghỉ mát trên đồi thông thật là thơ mộng, giống Đà Lạt của Việt Nam. Nghe tiếng thông reo, nhìn người cùng chí hướng lo phụng sự cho nhân quần. Tôi thấy mình như đang tham thiền giữa chánh điện của chùa Viên Giác. Ít thấy có sự khác biệt nào giữa những người đi phụng sự cho lý tưởng, cho Chúa hay cho Phật cũng vậy.

Nhưng trong tương lai gần thì sẽ có Đại Đức Thích Nhất Chơn từ Pháp qua hướng dẫn tinh thần. Một Ban Trị Sự Hội Phật giáo đã được thành hình với nhiều người có đạo tâm và sốt sắng.

Thành phố Oslo chưa bằng thành phố Đà Nẵng, nhưng núi đồi chồng chất khá cao. Đi trước Hoàng Cung của vua, nhưng tôi cứ ngỡ mình đang đi trong một công viên tại Đà Lạt hay phố Hội An. Nơi vua ở chẳng có lính gác mà cũng không có người hầu, không có tường cao mà chỉ toàn rào thưa hay bỏ trống. Đó mới thật là tự do, dân chủ. Các xứ Bắc Âu theo chế độ xã hội chủ nghĩa, nhưng tại sao họ có tự do? Trong khi đó Cộng Sản Việt Nam lúc nào cũng đi rao bán 2 chữ tự do mà chẳng có ai mua được cả.

Đời sống của dân chúng ở đây khá cao so với các nước Pháp và Bỉ hoặc Áo, những người đi làm việc phải đóng thuế 50 phần trăm cho nhà nước và người thất nghiệp được hưởng trợ cấp gần 50 phần trăm. Như thế ít có sự chênh lệch nào giữa làm việc và không làm việc. Nếu người dân không ý thức được trách nhiệm và bổn phận thì có lẽ họ đã ngồi nhà hết cho thư thái. Nhưng không, ở đây họ sống tròn trách nhiệm và bổn phận, chỉ lạnh lùng chút ít thôi. Có lẽ họ bị ảnh hưởng bởi thiên nhiên và địa lý.

Từ Tây Đức ta có thể dùng nhiều phương tiện khác nhau như xe hơi, tàu thủy, tàu hỏa hoặc máy bay đi đến Na Uy và Đan Mạch. Nếu đi từ Hannover đến Oslo bằng tàu hỏa, phải mất 19 tiếng đồng hồ, nếu xe hơi có thể lâu hơn thế nữa. Trong khi đó máy bay chỉ mất có 2 tiếng đồng hồ, nhưng giá không cao hơn xe lửa là bao. Hoặc ai có thì giờ thích ngao du sơn thủy thì hãy đến Kiel để xuống tàu, ngủ một đêm đến 10 giờ sáng hôm sau đã đến Oslo rồi.

Ngôn ngữ được dùng tại vùng Bắc Âu đối với người ngoại quốc là tiếng Đức. Hoặc tốt hơn hết là tiếng Anh, đi đâu cũng thông dụng cả.

Nghe nói rằng tại Thụy Điển cũng có nhiều người Việt Nam, nhưng tiếc thay tôi chưa có lần đặt chân đến. Hy vọng một ngày nào đó sẽ có cơ duyên, sau khi đi rồi, về sẽ viết cho quý độc giả bốn phương chuyện Bắc du trông xa vời thăm thẳm.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.98.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...