Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH Y HỌC THƯỜNG THỨC »» Cẩm nang sức khỏe gia đình »» 1. CẢM LẠNH VÀ CẢM CÚM »»

Cẩm nang sức khỏe gia đình
»» 1. CẢM LẠNH VÀ CẢM CÚM

Donate

(Lượt xem: 9.880)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Cẩm nang sức khỏe gia đình - 1. CẢM LẠNH VÀ CẢM CÚM

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

a. Kiến thức chung

Hàng năm, đa số trong chúng ta đều mắc phải ít nhất là một đôi lần cảm lạnh, cho dù có áp dụng những lời khuyên rất đúng đắn, chẳng hạn như là uống nhiều nước cam, chanh; ăn mặc đủ ấm khi đi ra ngoài lúc trời lạnh...

Chứng cảm lạnh thông thường là một thực tế ít người tránh khỏi, nhưng nhiều người lại không biết phải làm gì khi bản thân họ hoặc con cái bị cảm lạnh.

Điều trước tiên và quan trọng hơn hết là bạn phải có đủ kiến thức thông thường nhất để xác định xem có đúng là một trường hợp cảm lạnh, hay bệnh cúm (cũng gọi là cảm cúm), hoặc một trường hợp dị ứng của cơ thể. Một vài triệu chứng – nhưng không phải là tất cả – của những trường hợp này tương tự như nhau. Bạn có thể dựa vào bảng tổng hợp các triệu chứng ngay dưới đây để xác định, phân biệt được các trường hợp khác nhau này. Điều quan trọng là: một trong các triệu chứng có thể có ở tất cả các trường hợp, nhưng kết hợp nhiều triệu chứng sẽ giúp bạn phân biệt được chung. Lấy ví dụ như, bạn bị chảy mũi nước. Triệu chứng này được nhận thấy ở cả 3 trường hợp. Nhưng kèm theo đó, bạn còn bị sốt cao nữa. Như vậy, có thể loại trừ khả năng bị dị ứng. Thêm nữa, bạn còn hắt hơi nhiều, một triệu chứng không có ở bệnh cúm. Như vậy, có thể đi đến kết luận đó là chứng cảm lạnh thông thường.

BẢNG TỔNG HỢP CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH




Triệu chứng
TRƯỜNG HỢP
Cúm Cảm lạnh Dị ứng
Sốt cao
thường có thỉnh thoảng không có
Đau đầu
thường xuyên thường xuyên thỉnh thoảng
Chảy mũi nước
đôi khi thường có thường xuyên
Ho khan
thường có hiếm khi thỉnh thoảng
Đau họng
thường có thường có không có
Hắt hơi
không có thường xuyên thường xuyên
Nhức mỏi
thường xuyên hiếm khi không có
Chóng mặt
thường có hiếm khi không có
Khản giọng
thường có hiếm khi không có
Ho có đàm
hiếm khi hiếm khi hiếm khi
Mệt mỏi, yếu ớt
thường có hiếm khi không có


Cả bệnh cúm và chứng cảm lạnh đều dễ dàng lây lan từ người này sang người khác. Khi người bệnh ho, khạc nhổ hoặc nhảy mũi, vi-rút được đưa vào môi trường và tồn tại trong đó từ vài giờ cho đến vài ngày. Một nghịch lý là, những người cẩn thận dùng khăn tay hoặc khăn giấy một cách lịch thiệp, lại là những người có khả năng lây bệnh nhiều nhất. Nguyên nhân ở đây là, chất lỏng từ đờm, nước mũi... thấm qua khăn và bám vào tay họ, sau đó bám sang bất cứ vật nào họ chạm đến, rồi lây sang người khác. Theo cách này, bạn có thể mắc bệnh sau khi cầm ống nghe điện thoại, chạm vào bàn phím máy vi tính, hoặc thậm chí bắt tay một người khỏe mạnh nhưng trước đó vừa bắt tay với một người khác bị bệnh. Trong khi đó, tỷ lệ lây truyền qua không khí để vào cơ thể bạn là thấp hơn nhiều so với cách lây lan trực tiếp này. Do đó, cách khôn ngoan nhất là hãy hạn chế tối đa việc tiếp xúc của bạn với người khác trong những thời gian mà các loại bệnh này đang lây lan nhiều.

Sự lây lan của bệnh còn đáng sợ hơn nữa vì nhiều người mang vi-rút bệnh bắt đầu lây lan cho người khác ngay cả khi cơ thể họ chưa thực sự phát bệnh để người khác có thể biết mà đề phòng. Hơn thế nữa, còn có những người mang vi-rút bệnh có thể lây lan mà bản thân họ đủ sức đề kháng để không phát sinh bất cứ một triệu chứng bệnh nào cả. Do những hiểu biết này, bạn có thể thấy rằng việc tiêm chủng ngừa bệnh, nếu có thể, bao giờ cũng là một giải pháp nên làm.

Bệnh cúm nguy hiểm hơn chứng cảm lạnh rất nhiều, và cần có cách điều trị, xử lý bệnh khác hẳn. Người bệnh thường có cảm giác mỏi mệt rũ rượi, có những cơn lạnh rùng mình cho dù nhiệt độ bên ngoài không lạnh lắm, các cơ bắp đều nhức mỏi, khó chịu, sốt cao đột ngột, chảy mũi nước, nhức đầu và ho khan.

Bệnh cúm thường xuất hiện theo mùa và lây lan mạnh trong một giai đoạn nhất định nào đó. Tuy nhiên, những người già trên 65 tuổi hoặc những người mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường, bệnh thận, hen suyễn và các bệnh đường hô hấp khác có thể mắc bệnh cúm bất cứ lúc nào. Ngoài ra, những đối tượng vừa kể này cũng bị đe dọa nhiều hơn khi mắc bệnh, nên cần sự chú ý đặc biệt hơn trong chăm sóc và điều trị.

Thông thường thì các triệu chứng bệnh có thể qua đi trong vòng một tuần hoặc mười ngày, nhưng sự suy yếu của cơ thể và cảm giác mỏi mệt có thể kéo dài nhiều tuần sau đó.

Những thống kê hiện nay cho biết hai chứng cảm lạnh và cảm cúm đã là nguyên nhân lớn nhất trong những nguyên nhân tạm nghỉ việc của người lớn và tạm nghỉ học của trẻ con, cũng như chiếm tỷ lệ số người đến khám bác sĩ nhiều hơn bất cứ loại bệnh nào khác.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết được một phương thức chắc chắn, hiệu quả nào để phòng ngừa sự lây lan của các bệnh này. Các chuyên gia vẫn còn tranh cãi nhau về việc liệu các bệnh này lan truyền nhiều qua không khí hay qua tiếp xúc trực tiếp. Hơn thế nữa, có hơn 200 loại vi-rút gây cảm lanh, nên người ta không thể ngừa hoặc trị hết tất cả những vi-rút này. Hầu hết các loại vi-rút này có thể sống bám trên bề mặt các vật thể cứng như cán bút, ly uống nước, hoặc ngay cả trên khăn tắm. Chính vì vậy, rửa tay sạch thường xuyên lại là một biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để giảm thấp khả năng lây bệnh cũng như bị lây bệnh.

Nhiều chuyên gia cũng đang nghiên cứu về ảnh hưởng của những điều kiện căng thẳng tâm lý lên hệ miễn nhiễm của cơ thể. Những kết quả ban đầu dường như cho thấy là căng thẳng về tâm lý – có thể là sự giận dữ, bực tức hay lo lắng quá độ – làm giảm nhiều khả năng tự đề kháng của cơ thể, và vì thế khiến người ta dễ dàng bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Một câu hỏi đặt ra là: Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, có nên tập thể dục như thường lệ hay không? Trong một số trường hợp, việc cố gắng duy trì các động tác thể dục hoặc luyện tập thân thể như thường lệ sẽ giúp bạn vượt qua cơn bệnh nhanh hơn, hoặc thậm chí cảm thấy dễ chịu hơn ngay sau buổi tập. Nhưng trong một số trường hợp khác, những cố gắng này lại có thể làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Quyết định như thế nào là tùy vào tình trạng sức khỏe của chính bạn. Các chuyên gia khuyên rằng, nên bắt đầu buổi tập với một tốc độ chậm rãi bằng một nửa tốc độ thông thường mà thôi. Sau đó chừng 3 đến 5 phút, nếu mọi việc diễn tiến bình thường, bạn có thể tiếp tục buổi tập cho đến hết. Nếu có những triệu chứng bất thường như chóng mặt hoặc đau đầu, tốt hơn là bạn nên tạm ngưng ngay buổi tập ấy.

Cuối cùng, nên biết là không những hiện được biết có đến hơn 200 loại vi-rút gây cảm lạnh, mà những vi-rút này còn có một khả năng tồn tại và thay đổi rất nhanh chóng trong môi trường sống, nên chúng ta gần như không thể sử dụng thuốc men để tiêu diệt hết, hoặc ngăn ngừa có hiệu quả sự lây lan của chúng. Vì vậy, những gì có thể làm được và nên làm là theo dõi chính xác và xử lý đúng các triệu chứng của bệnh, một khi bạn hoặc người thân trong gia đình đã không may mắc phải, như một số biện pháp sẽ trình bày dưới đây.

b. Những điều nên làm

1. Uống nhiều nước. Có thể từ 8 đến 10 ly mỗi ngày, nhưng không dùng các loại nước có pha cồn. Tốt nhất là nước lọc, dùng thêm nước cam, chanh. Các thức uống nóng như trà, trà thanh nhiệt... đều tốt hơn là các thức uống lạnh. Tuy nhiên, dùng kèm nhiều loại để có thể uống càng nhiều càng tốt.

2. Không hút thuốc. Ngay khi bạn bị cảm lạnh, cơ thể bạn sẽ phải nỗ lực hết mức để có thể đề kháng lại và hồi phục nhanh, nhưng việc hút thuốc làm suy yếu đi khả năng đó, và vì thế kéo dài thời gian bệnh. Khói thuốc làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng khí của các tế bào trong phổi, và còn làm nhiễm bẩn các ống dẫn không khí, gây trở ngại cho quá trình hô hấp của cơ thể.

3. Tránh việc sờ tay lên mắt, mũi và miệng. Chứng cảm lạnh lây truyền từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc trực tiếp, và sờ tay vào mắt, mũi hoặc miệng sẽ làm tăng khả năng lây lan bệnh qua người khác do các chất nước ở đó bám dính vào tay bạn. Và vì thế, rửa sạch tay thường xuyên cũng giúp giảm đi khả năng lây lan bệnh.

4. Chảy mũi nước là một triệu chứng thông thường mà tốt nhất là bạn nên chấp nhận chịu đựng trong thời gian bệnh. Đừng cố dùng bất cứ loại thuốc nào nhằm dứt bỏ triệu chứng này, vì thực tế thì những cố gắng như vậy la vô ích. Tốt nhất là chuẩn bị khăn tay hoặc một hộp khăn giấy trong tầm tay để thuận tiện cho nhu cầu vệ sinh. Nên biết rằng việc chảy mũi nước là một trong những cố gắng của cơ thể bạn nhằm tống khứ vi-rút gây bệnh ra bên ngoài. Vì vậy, hãy để yên cho nó thực hiện công việc ấy.

5. Thay vì chảy mũi nước, bạn cũng có thể bị nghẹt mũi. Nếu vậy, có thể dùng một vài loại thuốc giảm sưng huyết mũi để làm thông mũi –nên dùng những loại được bán rộng rãi không cần toa bác sĩ. Thường thì dùng loại thuốc này sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

6. Cách đối phó tốt nhất với những cơn sốt cao trong thời gian bệnh là cố uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Những cơn sốt cũng là phản ứng tích cực thông thường của cơ thể khi chống lại cảm lạnh. Tuy nhiên, sốt cao có thể có hại cho cơ thể, và bạn nên dùng một vài loại thuốc hạ nhiệt thông thường nào đó, như Anacin hay Tylenol chẳng hạn. Nếu thân nhiệt vượt quá 390C là đã cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Nhiệt độ này trở lên là dấu hiệu có thể tăng cao hơn nữa và rất nguy hiểm. Sốt với nhiệt độ không quá cao nhưng kéo dài liên tục trong chừng 4 ngày hoặc hơn nữa cũng là dấu hiệu cần gọi bác sĩ, vì triệu chứng này cho thấy có thể đây không hẳn là một cơn cảm lạnh thông thường.

7. Không dùng aspirin với những người trẻ tuổi khi bị sốt cao nếu như người bệnh đang có bệnh cúm hoặc bệnh thủy đậu. Dùng aspirin với các đối tượng này sẽ gia tăng khả năng mắc vào hội chứng Reye. Hội chứng này là một trong các bệnh hiếm thấy, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm, có thể có những di hại nghiêm trọng kéo dài suốt đời. Trong trường hợp không thể xác định rõ là cảm lạnh hay cảm cúm, hãy sử dụng acetaminophen để hạ nhiệt sẽ an toàn hơn là dùng aspirin.

8. Khi ho có nhiều đờm, nên để lượng đờm này thoát ra ngoài một cách tự nhiên. Thật ra, đây cũng là một trong những cách mà cơ thể dùng để làm sạch đi những chất bẩn và chất gây hại đã tạo ra trong phổi do ảnh hưởng của bệnh. Các loại thuốc long đờm có thể có ích, đồng thời có thể uống nhiều nước nóng, ăn thức ăn loãng và nóng – như một bát cháo giải cảm truyền thống chẳng hạn. Nhiệt độ nóng ấm sẽ giúp cho các chất nhầy bám trên thành các ống dẫn trở nên dễ làm sạch hơn. Việc dùng các loại thuốc chống ho trong trường hợp này là không cần thiết và có hại. Việc tắm xông hơi hoặc tắm nước nóng cũng là những biện pháp có ích. Chú ý một điều là, nếu lượng đờm khạc ra có màu xanh, hơi ngả vàng và có mùi hôi, bạn nên khám bác sĩ ngay. Dấu hiệu này cho thấy có thể đây là một trường hợp nhiễm trùng, không chỉ đơn thuần là cảm lạnh.

9. Khi ho hoặc thở sâu có cảm giác đau nhói trong lồng ngực, hoặc hơi thở ngắn, dồn dập, đều là những dấu hiệu cần đến bác sĩ.

10. Nếu ho không có đờm, thường gọi là ho khan, có thể dùng thuốc chống ho. Chỉ dùng những loại phổ biến, được bán rộng rãi không cần toa bác sĩ. Các loại biệt dược đắt tiền không hẳn đã thích hợp, vì chúng cần sự chỉ định của y/bác sĩ để tránh những sai lầm khi sử dụng. Một lọ xi-rô ho thông thường đôi khi đã quá đủ rồi. Ngoài ra, việc uống nhiều nước hơn cũng giúp bạn thấy dễ chịu và bớt khô rát trong cổ họng.

11. Triệu chứng đau họng thường có thể được giảm nhẹ bằng cách uống nước nóng hoặc ăn thức ăn loãng còn nóng. Có thể dùng thêm khăn ướt để giữ ẩm trong điều kiện thời tiết quá khô nóng. Các loại thuốc chống đau họng có thể giúp giữ ẩm trong cổ họng và vì thế giảm bớt cảm giác khó chịu một cách đáng kể. Dùng aspirin hoặc acetaminophen cũng có thể giảm đau rát.

12. Cần chú ý là những lời khuyên như trên có thể giúp bạn dễ chịu hơn trong khi chứng cảm lạnh dần qua đi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh có sự nhầm lẫn tai hại giữa triệu chứng đau họng của cảm lạnh với chứng viêm họng, là một chứng bệnh phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ với phương án điều trị bằng các loại kháng sinh. Tốt nhất là nên đi khám bác sĩ ngay khi thấy có một trong những dấu hiệu sau đây:

– Bọng mủ trong cuống họng hoặc ở hạch a-mi-đan. Khi hả họng thật to, bạn có thể nhìn thấy những bọng mủ này giống như những đốm vàng hoặc trắng sâu trong họng.

– Tự biết là trước đó bạn đã có tiếp xúc với một người bị viêm họng. Bởi vì đây là một bệnh dễ lây lan.

– Có sốt cao từ 390C trở lên.

– Những vùng da nổi mụn đỏ bất thường kèm theo với đau họng.

– Đau thắt ngực khi thở vào hoặc trong cơn ho.

– Ho ra máu.

– Sốt cao kèm theo những cơn lạnh rùng mình và ho khạc ra đờm đặc sệt.

– Những cơn đau họng lên đến mức nghiêm trọng, bất thường.

– Nổi hạch, khối u ở vị trí trước cổ hoặc dưới cằm trong khi đang đau họng.

13. Khi bạn bị nghẹt mũi, ngồi trước một nồi nước nóng và cúi xuống để xông hơi lên đầu. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian để làm việc này, có thể chọn một giải pháp khác dễ thực hành hơn. Cắt một khoanh vải từ một áo sơ-mi cũ, nhúng vào nước nóng, vắt sơ đi rồi quấn một vòng quanh đầu, choàng qua mũi. Nghiên cứu cho thấy giải pháp này cũng có hiệu quả tương đương như xông hơi nước nóng. Điều có lợi hơn là trong khi thực hiện việc này, bạn vẫn có thể kèm theo đó đọc sách hoặc làm một việc nhẹ.

14. Nếu xác định không phải là cảm lạnh, mà là bệnh cúm, bạn có thể thực hiện những lời khuyên sau đây:

– Dùng thêm vi-ta-min C. Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng vi-ta-min C cao trong cơ thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục sau cơn bệnh.

– Nghỉ ngơi nhiều, thậm chí có thể ngủ nhiều hơn bình thường.

– Uống nhiều nước, tốt nhất là nước lọc, kèm ít nước cam hoặc nước chanh.

– Không dùng thuốc kháng sinh, vì các loại thuốc kháng sinh không có khả năng diệt vi-rút gây bệnh cúm.

– Tắm nước nóng.

– Dùng thuốc aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi... Nhưng không dùng aspirin cho trẻ con.

– Để giảm nhẹ triệu chứng đau họng, có thể dùng nước nóng pha một ít mật ong. Một số bác sĩ còn khuyên hòa tan một viên aspirin vào một ly nước nóng để súc miệng. Có thể dùng nước nóng pha muối ăn cũng tốt.

– Nước trà nóng pha ít mật ong có thể giúp bạn bớt nghẹt mũi. Dùng một bát cháo giải cảm truyền thống còn hiệu quả hơn thế nữa. Các gia vị nóng, đặc biệt là hạt tiêu, cũng có hiệu quả tương tự.

– Chế độ ăn uống tốt tuy không giúp đẩy lùi cơn bệnh, nhưng có thể giúp cơ thể đủ sức khỏe để chịu đựng và đề kháng với bệnh.

– Những áp lực về tâm lý, sự lo lắng, bực tức hay căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân làm cho cơ thể bạn dễ dàng nhiễm bệnh.

15. Trong những trường hợp bạn không thể phân biệt chắc chắn giữa các triệu chứng đang mắc phải là cảm lạnh hay cảm cúm, thì quyết định tốt nhất vẫn là đi khám bác sĩ ngay.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 59 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Về mái chùa xưa


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.151.112 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...