Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật chết »» Hãy tu tập để tự cứu mình »»

Nghệ thuật chết
»» Hãy tu tập để tự cứu mình

Donate

(Lượt xem: 5.830)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Nghệ thuật chết - Hãy tu tập để tự cứu mình

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Khi chúng ta thiền tập hằng ngày, buổi sáng và buổi tối, Vipassana sống mãi trong ta. Sự tỉnh giác về các cảm giác trong thân là một hệ thống cảnh báo sớm của ta, sẽ cảnh báo ta ngay khi có những phản ứng nào củng cố thêm các thói quen xấu của ta. Khi chúng ta nỗ lực để làm thay đổi khuôn mẫu [thói quen] này, nhu cầu làm chủ tâm ý trở nên hết sức rõ ràng.

Tiến trình này đơn giản, nhưng rất tinh tế. Thật dễ dàng sơ xuất, và sự chệch hướng sai lầm có thể tiếp tục ngày càng lan rộng hơn bởi con đường cực kỳ lâu dài. Vì thế, bất cứ khi nào có cơ hội, tốt nhất là nên rà soát lại con đường tu tập đúng đắn thông qua việc tham gia các khóa thiền và lắng nghe thật kỹ những bài giảng giải thích rõ ràng của thầy Goenkaji.

Bài dưới đây được đăng tải lần đầu tiên trên Bản tin Vipassana (Vipassana Newsletter) số ra mùa xuân năm 1997, là phần tóm lược từ bài pháp thoại ngày thứ hai của Goenkaji trong khóa thiền 3 ngày dành cho các thiền sinh cũ. Trong bài này, thầy đã thận trọng điểm lại về phương pháp Vipassana, giải thích chi tiết về sự thiền tập.

Trên bề mặt, tâm chơi nhiều trò chơi khác nhau – nghĩ ngợi, tưởng tượng, mơ mộng, phóng tưởng... Nhưng sâu tận bên trong tâm vẫn là tù nhân bị giam hãm bởi khuôn mẫu thói quen của chính nó; và khuôn mẫu thói quen ở tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm là cảm nhận những cảm giác và phản ứng lại chúng. Nếu cảm giác là dễ chịu, tâm phản ứng bằng sự thèm muốn, tham lam; nếu cảm giác là khó chịu, tâm phản ứng bằng sự chán ghét, sân hận.

Sự giác ngộ của Đức Phật là đi vào tận gốc rễ của vấn đề. Trừ phi chúng ta giải quyết vấn đề ở phần gốc rễ, bằng không ta sẽ chỉ giải quyết được với phần tri thức và chỉ có phần này của tâm được thanh lọc. Khi gốc rễ của cây không được lành mạnh, toàn thể cây ấy sẽ bị ốm yếu. Nếu gốc rễ lành mạnh, chúng sẽ cung cấp nhựa tốt cho cả cây. Bởi vậy, hãy bắt đầu giải quyết vấn đề từ phần gốc rễ. Đây là sự giác ngộ của Đức Phật.

Khi Đức Phật giảng dạy Dhamma, con đường của Giới, Định, Tuệ (sīla, samādhi and paññā), đó không phải là để thành lập tông phái, giáo điều hay đức tin. Bát Thánh đạo là con đường thực tiễn và những ai đi theo con đường này có thể đến tận tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm, diệt trừ được tất cả khổ đau.

Những người đã thực sự giải thoát chính mình biết rằng việc đi vào tầng lớp sâu thẳm của tâm – làm một cuộc giải phẫu tâm – là việc phải do chính mình làm, là việc riêng của mỗi người. Người khác có thể hướng dẫn quý vị với lòng từ bi, người khác có thể giúp đỡ, hỗ trợ quý vị đi trên con đường. Nhưng không ai có thể đặt quý vị trên vai mang đi và nói: “Ta sẽ mang con đến đích cuối cùng. Chỉ cần tuân phục ta, ta sẽ làm mọi việc cho con.”

Quý vị chịu trách nhiệm về sự ràng buộc của chính mình. Quý vị chịu trách nhiệm về việc làm cho tâm mình bất tịnh, chứ không phải ai khác. Chính quý vị phải riêng chịu trách nhiệm thanh lọc tâm mình, và cắt đứt mọi sự ràng buộc.

Sự thực hành liên tục là bí quyết của thành công. Khi nói rằng quý vị phải tỉnh giác một cách liên tục, có nghĩa là quý vị phải tỉnh giác với trí tuệ về những cảm giác trên cơ thể, nơi quý vị thực sự kinh nghiệm được mọi thứ nảy sinh và diệt đi. Sự tỉnh giác về vô thường là yếu tố thanh lọc tâm – sự tỉnh giác về những cảm giác khởi sinh, diệt mất.

Việc tri thức hóa sự thật này sẽ không ích gì cả. Quý vị có thể hiểu: “Mọi cái đã nảy sinh thì sớm muộn gì cũng sẽ diệt đi. Bất cứ ai đã sinh ra đời, sớm muộn gì cũng sẽ chết. Đây là vô thường (anicca).” Quý vị có thể hiểu điều này một cách đúng đắn, nhưng quý vị đã không trải nghiệm nó. Chỉ có sự trải nghiệm của chính tự thân mình mới giúp quý vị thanh lọc tâm và giải thoát quý vị khỏi khổ đau. Từ ngữ được dùng để diễn đạt sự “trải nghiệm” này ở Ấn Độ vào thời đức Phật là vedanā, nghĩa là cảm thấy bằng chứng nghiệm, chứ không chỉ là bằng sự tri thức hóa. Và điều này chỉ có thể khả thi khi cảm giác trên cơ thể được cảm nhận.

Vô thường (anicca) phải được trải nghiệm. Nếu quý vị không trải nghiệm được vô thường thì nó chỉ là một lý thuyết. Và Đức Phật không quan tâm đến các lý thuyết. Ngay cả từ trước thời đức Phật, và trong thời đức Phật, có những đạo sư dạy rằng toàn thể vụ trụ là một dòng chảy liên tục biến đổi, là vô thường (anicca), điều này không có gì mới. Cái mới của Đức Phật là sự trải nghiệm về vô thường, và khi quý vị chứng nghiệm về vô thường trong phạm vi cơ thể của chính mình, quý vị bắt đầu làm việc tại tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm.

Có hai điều rất quan trọng đối với những ai đi theo con đường tu tập này. Thứ nhất là việc phá vỡ ngăn cách giữa tâm ý thức và vô thức. Nhưng ngay cả khi tâm ý thức của quý vị có thể cảm nhận được những cảm giác mà trước đây chỉ cảm nhận được bằng tâm vô thức, thì chỉ riêng điều đó cũng không giúp ích gì cho quý vị.

Đức Phật muốn quý vị bước thêm bước thứ hai: thay đổi khuôn mẫu thói quen phản ứng của tâm tại tầng lớp sâu thẳm nhất.

Khi đạt tới giai đoạn quý vị bắt đầu cảm nhận cảm giác là bước khởi đầu tốt, nhưng khuôn mẫu thói quen phản ứng vỗn tồn tại. Khi quý vị cảm thấy một cảm giác khó chịu, nếu quý vị tiếp tục phản ứng – “Ồ, ta phải loại trừ nó đi” – điều đó không giúp ích gì cả. Nếu quý vị bắt đầu cảm thấy một dòng trôi chảy dễ chịu của những rung động rất vi tế khắp cơ thể, và quý vị phản ứng – “À, tuyệt quá! Đây là những gì ta đang tìm kiếm. Giờ thì ta đã có được!” – như vậy quý vị đã hoàn toàn không hiểu gì về Vipassana.

Vipassana không phải là một trò chơi với sự dễ chịu và khó chịu. Quý vị đã phản ứng như thế suốt cả đời mình, trong vô lượng kiếp. Bây giờ nhân danh Vipassana quý vị bắt đầu làm cho khuôn mẫu [thói quen] này mạnh hơn. Mỗi lần cảm thấy một cảm giác khó chịu, quý vị phản ứng cùng một kiểu cách bằng sự chán ghét. Mỗi lúc khi cảm thấy một cảm giác dễ chịu, quý vị lại phản ứng cùng một kiểu cách bằng sự thèm muốn. Vipassana không giúp ích gì cho quý vị, bởi vì quý vị đã không giúp ích gì cho Vipassana.

Bất cứ khi nào quý vị mắc lại sai lầm cũ khi phản ứng bởi vì thói quen cố hữu, hãy xem quý vị ý thức được nhanh chóng đến mức nào: “Hãy nhìn xem – một cảm giác khó chịu và tôi đã phản ứng bằng sự chán ghét; một cảm giác dễ chịu và tôi đã phản ứng bằng sự thèm muốn. Đây không phải là Vipassana. Điều này sẽ không giúp gì cho tôi.”

Hãy hiểu rằng, đây là những gì quý vị cần làm. Nhưng nếu quý vị không thành công 100 phần trăm, cũng không sao cả. Điều này không có hại cho quý vị với điều kiện là quý vị luôn hiểu rõ và không ngừng cố gắng thay đổi khuôn mẫu thói quen cố hữu. Cho dù chỉ vài khoảnh khắc quý vị thoát khỏi ngục tù thì quý vị vẫn đang tiến bộ.

Đây là những gì đức Phật muốn quý vị làm: thực hành Bát Thánh Đạo.

Thực hành giới (sīla) để quý vị có thể có được chánh định (samādhi). Đối với những ai không ngừng phạm giới, có rất ít hy vọng là họ sẽ tới được tầng lớp sâu thẳm nhất của thực tại.

Giới (sīla) phát triển sau khi quý vị đã kiểm soát được phần nào tâm ý, sau khi quý vị bắt đầu hiểu với trí bát-nhã (paññā) rằng phạm giới là rất tai hại.

Trí bát-nhã ở mức độ chứng nghiệm sẽ giúp ích cho định (samādhi). Định ở mức độ chứng nghiệm sẽ giúp ích cho giới.

Giới hoàn thiện hơn sẽ giúp cho định vững mạnh hơn. Định vững mạnh hơn sẽ giúp trí tuệ bát-nhã (paññā) trở nên sáng tỏ hơn.

Mỗi phần trong ba phần này đều hỗ trợ lẫn nhau và quý vị sẽ tiếp tục tăng tiến.

Quý vị nhất thiết phải cùng hiện hữu với thực tại, với sự thật đúng như bản chất của nó. Mọi sự vật không ngừng thay đổi. Tất cả rung động không gì khác hơn là một dòng biến đổi, một dòng trôi chảy. Sự nhận biết này loại trừ khuôn mẫu thói quen phản ứng đối với các cảm giác bám rễ sâu [trong tâm thức].

Bất kỳ cảm giác nào quý vị trải nghiệm - dễ chịu, khó chịu hay trung tính - quý vị nên sử dụng chúng như những công cụ. Những cảm giác này có thể trở thành công cụ giúp giải thoát quý vị khỏi khổ đau, với điều kiện là quý vị hiểu rõ sự thật đúng như bản chất của chúng. Nhưng cùng những cảm giác này có thể trở thành công cụ làm gia tăng gấp bội khổ đau của quý vị. [Những cảm giác] ưa thích hay ghét bỏ không tạo thành vấn đề. Thực tế là, những cảm giác luôn sinh khởi và diệt mất, chúng là vô thường (anicca). [Những cảm giác] dễ chịu, khó chịu hay trung tính – cũng không có gì khác biệt cả. Khi quý vị bắt đầu nhận ra được thực tế là, ngay cả những cảm giác dễ chịu nhất mà quý vị cảm nhận được cũng là khổ (dukkha), đó là lúc quý vị đang đến gần hơn với sự giải thoát.

Hãy hiểu được tại sao những cảm giác dễ chịu cũng là khổ (dukkha). Mỗi khi một cảm giác dễ chịu khởi sinh, quý vị bắt đầu thích thú nó. Thói quen bám víu vào những cảm giác dễ chịu đã tồn tại trong vô lượng kiếp. Và chính vì điều này mà quý vị có sự chán ghét. Thèm muốn (hay tham ái) và chán ghét (hay sân hận) là hai mặt của cùng một đồng xu. Tham ái càng mạnh mẽ thì chắc chắn sân hận càng mãnh liệt. Sớm muộn gì thì mọi cảm giác dễ chịu đều cũng sẽ chuyển thành khó chịu, và mọi cảm giác khó chịu đều sẽ chuyển thành dễ chịu - đây là luật tự nhiên. Nếu quý vị bắt đầu thèm muốn những cảm giác dễ chịu, quý vị đang mời gọi khổ đau.

Giáo huấn của Đức Phật giúp chúng ta làm tan rã sự chắc đặc khiến chúng ta không thấy được sự thật đích thực. Trong thực tại chỉ có toàn là những rung động, không còn gì khác. Đồng thời cũng có sự chắc đặc. Ví dụ, bức tường này là chắc đặc. Đây là sự thật, một sự thật nhìn thấy bên ngoài. Ở [mức độ] sự thật tối hậu thì cái mà quý vị gọi là bức tường thật ra không gì khác hơn là một khối rung động của những hạt hạ nguyên tử (subatomic particle) [cực nhỏ].

Dhamma phát triển sự hiểu biết của chúng ta, để ta có thể tự mình thoát khỏi thói quen phản ứng và nhận ra được rằng sự thèm muốn đang làm hại chúng ta, sự ghét bỏ đang làm hại chúng ta. Và rồi chúng ta thực tế hơn: “Hãy xem, có sự thật tối hậu, và cũng có sự thật nhìn thấy bên ngoài, cũng là một sự thật.”

Tiến trình đi vào tận bề sâu của tâm để giải thoát chính mình chỉ có thể được thực hiện bởi chính tự thân quý vị, nhưng quý vị cũng phải sẵn sàng làm việc cùng với gia đình, cùng với xã hội như một tổng thể. Thước đo để thấy được tình thương, lòng bi mẫn và thiện ý có thực sự đang phát triển hay không chính là những phẩm tính này có được thể hiện đến với những người quanh ta hay không.

Đức Phật muốn chúng ta được giải thoát ở mức độ sâu nhất của tâm thức. Và điều này chỉ khả thi khi ba tính chất vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā) được nhận thức rõ. Khi tâm thức bắt đầu thoát khỏi sự ước thúc [của hành nghiệp], hết lớp này đến lớp khác [các hành nghiệp] lần lượt được thanh lọc cho đến khi tâm hoàn toàn thoát khỏi mọi sự ước thúc. Khi đó, sự thanh tịnh trở thành một cách sống. Quý vị không cần phải thực hành tâm từ (mettā) như hiện nay sau một giờ hành thiền. Sau này, tâm từ ấy trở thành cuộc sống của quý vị. Lúc nào quý vị cũng tràn đầy tình thương, lòng bi mẫn và thiện ý. Đây là mục tiêu, là đích đến.

Con đường giải thoát là con đường tu tập ở tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm. Các phóng tưởng tốt lành không có gì sai quấy cả, nhưng trừ phi thay đổi được thói quen phản ứng mù quáng ở phần sâu nhất của tâm, bằng không thì quý vị chưa thể giải thoát được. Không ai được giải thoát trừ phi phần sâu nhất của tâm được thay đổi. Và phần sâu thẳm nhất của tâm liên tục tiếp xúc với các cảm giác trong cơ thể.

Chúng ta phải chia cắt, mổ xẻ, làm tan rã toàn bộ cấu trúc để hiểu được tâm và thân tương quan mật thiết với nhau như thế nào. Nếu quý vị chỉ tu tập với tâm và bỏ quên thân, quý vị không thực hành lời Phật dạy. Nếu quý vị chỉ tu tập với thân và bỏ quên tâm thì quý vị không hiểu đức Phật một cách đúng đắn.

Bất kỳ điều gì nảy sinh trong tâm đều chuyển thành thể chất, thành một cảm giác trong lãnh vực vật chất. Đây là khám phá của đức Phật. Người ta quên mất sự thật này, vốn chỉ có thể hiểu được nhờ sự tu tập đúng đắn. Đức Phật nói: “Sabbe dhammā vedanā samosaraṇā” – “Bất kỳ điều gì nảy sinh trong tâm đều bắt đầu trôi chảy như một cảm giác trong cơ thể.”

Đức Phật đã dùng từ āsava, có nghĩa là “dòng chảy” hay “say sưa”. Giả sử quý vị khởi sinh cơn giận. Một dòng sinh hóa bắt đầu, làm nảy sinh những cảm giác rất khó chịu. Vì những cảm giác khó chịu này, quý vị bắt đầu phản ứng với sự giận dữ. Khi quý vị giận dữ, dòng chảy trở nên mạnh mẽ hơn. Có những cảm giác khó chịu và cùng với chúng, một hóa chất được tiết ra. Khi quý vị giận dữ hơn, dòng chảy càng trở nên mạnh hơn.

Cùng một cách thức như vậy, khi đam mê hay sợ hãi khởi sinh, một loại chất sinh hóa bắt đầu trôi chảy trong máu. Một chu kỳ xấu xa khởi đầu và tự nó lặp đi lặp lại. Có một dòng chảy, một sự say nghiện, ở bề sâu của tâm. Vì vô minh, chúng ta nghiện thích dòng chảy của loại chất sinh hóa đặc biệt này. Mặc dù chúng làm ta đau khổ nhưng ta vẫn nghiện thích. Ta thèm muốn chúng hết lần này đến lần khác. Bởi vậy chúng ta không ngừng khởi sinh hết cơn giận dữ này đến cơn giận dữ khác, hết đam mê này đến đam mê khác, và sợ hãi chồng chất. Chúng ta trở nên nghiện thích bất kỳ sự bất tịnh nào mà chúng ta tạo ra trong tâm. Khi chúng ta nói ai đó nghiện rượu hay nghiện ma túy, thực ra là không đúng. Không có ai nghiện rượu hay nghiện ma túy cả. Sự thật là người ta nghiện những cảm giác do rượu và ma túy tạo ra.

Đức Phật dạy chúng ta quan sát thực tại. Mọi sự nghiện ngập sẽ được giải trừ nếu chúng ta quan sát sự thật về những cảm giác trong cơ thể với sự nhận hiểu rằng: “Anicca, anicca. Điều này là vô thường.” Dần dần chúng ta sẽ học được cách ngừng không phản ứng nữa.

Dhamma hết sức giản dị, hết sức khoa học, hết sức đúng thật – một luật tự nhiên áp dụng cho mọi người. Phật tử, tín đồ đạo Ấn, đạo Hồi, đạo Cơ Đốc, người Mỹ, người Ấn, người Miến, người Nga hay người Ý – chẳng có gì khác biệt cả, một con người là một con người. Dhamma là khoa học thuần túy về tâm thức, thể chất và sự tương tác giữa cả hai. Không được để Dhamma trở thành tông phái hay niềm tin triết lý. Điều này sẽ chẳng có ích lợi gì cả.

Nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới - đức Phật - đã thực hiện công cuộc tìm ra sự thật về sự liên hệ giữa tâm thức và thể chất. Khám phá ra sự thật này, Ngài cũng khám phá được phương cách vượt ra ngoài tâm thức và thể chất. Ngài thăm dò thực tại không phải vì tính tò mò mà là để tìm kiếm một phương cách thoát khỏi khổ đau. Hết thảy mọi chúng sinh đều có quá nhiều khổ đau - hết thảy mọi gia đình, mọi xã hội, mọi quốc gia, toàn thể thế gian này, đều có quá nhiều khổ đau. Bậc Giác Ngộ đã tìm ra một phương pháp để thoát khỏi sự khổ đau này.

Không còn giải pháp nào khác, mỗi cá nhân buộc phải thoát ra khỏi khổ đau. Mọi thành viên trong một gia đình buộc phải thoát khỏi khổ đau. Khi ấy gia đình sẽ trở nên hạnh phúc, bình an và hài hòa. Nếu mọi thành viên trong xã hội thoát khỏi khổ đau, nếu mọi người dân trong một đất nước thoát khỏi khổ đau, nếu mọi người trên thế giới đều thoát khỏi khổ đau, chỉ khi đó mới có hòa bình thế giới.

Không thể có hòa bình thế giới chỉ vì chúng ta mong muốn như thế: “Tôi khát khao hòa bình thế giới, do đó phải có hòa bình.” Điều này không xảy ra. Chúng ta không thể khát khao hòa bình. Khi chúng ta khát khao, chúng ta đánh mất sự bình an của chính mình. Bởi vậy, đừng khao khát! Hãy thanh lọc tâm của quý vị. Khi ấy, mọi hành động của quý vị đều sẽ làm tăng thêm sự an bình trong vũ trụ.

Hãy thanh lọc tâm của quý vị. Đó là cách thức để quý vị giúp ích xã hội. Đó là cách thức để quý vị ngừng làm hại người khác và bắt đầu giúp đỡ họ. Khi quý vị tu tập để giải thoát chính mình, quý vị sẽ thấy rằng mình cũng bắt đầu giúp đỡ người khác thoát khỏi khổ đau của họ. Một người trở thành nhiều người – vòng tròn dần dần được mở rộng. Nhưng không có ảo thuật, không có phép mầu. Hãy tu tập cho sự bình an của chính mình, và quý vị sẽ thấy rằng quý vị bắt đầu giúp cho bầu không khí xung quanh quý vị được bình an hơn, với điều kiện là quý vị phải tu tập một cách đúng đắn.

Nếu có bất kỳ phép lạ nào, thì đó chính là phép lạ của sự thay đổi khuôn mẫu thói quen của tâm thức, từ chìm đắm trong khổ đau sang giải thoát khỏi khổ đau. Không có phép lạ nào lớn hơn phép lạ này. Mỗi bước đi hướng về phép lạ này đều là những bước đi lành mạnh và hữu ích. Bất kỳ phép lạ nào khác được nhìn thấy đều là sự trói buộc.

Nguyện cho tất cả quý vị thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi ràng buộc. Hãy thọ hưởng bình an thực sự, hòa hợp thực sự, hạnh phúc thực sự.

- S. N. Goenka

Aciraṃ vatayaṃ kāyo,
pathaviṃ adhisessati;
Chuddho apetaviññāṇo,
niratthaṃva kaliṅgaraṃ.
—Dhammapada 3.41

Ôi! Không bao lâu tấm thân xác thịt này,
Sẽ nằm dài trên mặt đất,
Không ai lưu ý đến, hoàn toàn không còn ý thức,
Như một khúc gỗ vô dụng.
- Kinh Pháp Cú, Phẩm 3 - Tâm, Kệ số 41.

Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng.
- Bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu

    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.55.63 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...