Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú [妙法蓮華經文句] »» Bản Việt dịch quyển số 4 »»

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú [妙法蓮華經文句] »» Bản Việt dịch quyển số 4

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 1.48 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.72 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Văn Cú Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Kinh này có 20 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Từ „nhĩ thời Thế Tôn cáo Xá Lợi Phất! nhữ dĩ ân
cần tam thỉnh khởi đắc bất thuyết“ trở đi. Nói rõ rộng ra là: khai ba hiển một. Phàm câu văn của 7 phẩm rưỡi lấy làm ba. Một là vì kẻ thượng căn mà thuyết pháp. Hai là vì người trung căn nói thí dụ và ba là vì người hạ căn nói về nhơn duyên những đời trước. Lại còn có tên là Lý Sự hạnh. Ví dụ như Đại Phẩm lại cũng chia làm 3 căn cơ như vậy v.v… Ở đây giản lược lại trong 10 nghĩa. Một là có thông có biệt; hai là có Thanh Văn, không Thanh Văn; ba là hoặc hữu, hậu bạc; bốn là căn chuyển, chẳng chuyển; năm là căn có ngộ, không ngộ; sáu là lãnh giải, không lãnh giải; bảy là được thọ ký, không được thọ ký; tám là sự giác ngộ có sâu, cạn; chín là sự lợi ích có quyền, thật; mười là chờ thời và không chờ thời.
Đầu tiên là làm rõ nghĩa chỗ thông và biệt. Chữ biệt ấy là việc thuyết pháp. Thông ấy gồm đủ có ba. Giống như hoa Ưu Đàm hiện ra một lần vậy. Tức là nói về thí dụ. Nếu ta gặp chúng sanh, dạy dỗ cho nên Phật đạo; đây ý nói về nhơn duyên. Phần giữa của biệt, gọi là nói thí dụ. Phần thông lại cũng có ba. Ta trước chẳng nói, đều là hóa Bồ Tát cả. Lại hợp dụ chỉ một thừa; nhưng do phân biệt nói làm ba. Tức là thuyết pháp ở nơi 2 vạn ức Phật, thường hay giáo hóa ngươi. Đây tức là nói về nhơn duyên. Nếu nghĩa của câu văn nầy thuộc về thuyết pháp, thì có thể nhận Trưởng Giả; nhưng khi nghe rồi, liền sợ vào ngôi nhà lửa; cho nên được cứu khỏi. Đây cũng nói về nhơn duyên. Phần cuối của biệt là nói về nhơn duyên của đời trước.
Phần thông lại có ba. Lúc đến giờ Niết Bàn thì chúng lại thanh tịnh, làm cho sâu vào trí huệ Phật. Đây là thuyết pháp. Có một vị Đạo Sư nói về thí dụ nầy. Rồi tạo ra 3 lần nghĩa là từ nhiều, từ chánh, từ giản lược và từ một bên, muốn làm cho tên gọi chẳng lạm dụng mà mỗi mỗi đều có một ý riêng.
Hỏi: Ba lần ấy có 3 loại người. Một lần thông ấy có 3 cách nói và một cách nói đủ 3 căn chăng ?
Đáp: Pháp nói chẳng dừng lại ở bên trên hay giữa phía trên, lại có giữa phía dưới. Từ chánh, lược và bên cạnh; cho nên nói là dừng lại ở bậc thượng căn. Ngoài ra 2 vòng kia cũng lại như vậy.
Hai là rõ chỗ có Thanh Văn và không có Thanh Văn. Nhà lửa ấy nhất định có những vị Thanh Văn đang thực hành. Nếu nói rằng không có thật, quyền sao lại có chỗ tương ưng. Mở con đường lành; nhưng giải thích là không thực hành Thanh Văn. Dẫn dắt đến Tam Thừa, nghiệp đầu chẳng gặp được pháp. Bên ngoài kẻ phàm phu rõ biết đây là Nhứt Thừa. Chắc rằng có Nhị Thừa dụ cho sự chấp chặt vào quả nhỏ. Kinh cho thấy rõ là có quyền. Cả 2 bên đều chấp vào biên kiến; nên làm mất ý nghĩa của kinh. Nếu ở người định thì kinh nào nói là không có đệ tử Thanh Văn, thường hay hóa làm Bồ Tát. Nếu không có định thì ai là người vào hóa thành ? Lại chẳng có 3 ấy có thể cùng quyền có thể dẫn đến nơi chốn. Nếu nói rằng thật ấy là có quyền là chỗ dẫn đến thì ở nơi thật lại có chứa đến 3 Tạng Phật. Lại lấy quyền làm 3 Tạng Phật để chỉ dẫn. Nếu thật ấy chẳng có Phật nầy thì lại có quyền Phật. Với ý gì mà chẳng cho có quyền nơi Thanh Văn và không có thật nơi Thanh Văn ? Nghĩa nầy chẳng lấy đó làm thí dụ. Thật ấy có đoạn giới nội hoặc; gọi đây là thật, mà quyền ứng hiện.
Ở nơi nào có đoạn giới hoặc Phật mà có quyền Phật tương ưng với Phật nầy ?
Bây giờ làm rõ chỗ có không thuộc về bất khả biên chấp.
Nếu từ vị Trưởng Giả có thật trí đến xem; tức là chẳng có khách làm người. Cuối cùng căn tánh của gã cùng tử, liền vì đó mà làm người. Theo luận về Pháp Hoa có 4 loại Thanh Văn. Một là quyết định; hai là thương mạn; ba là thoái đại và bốn là ứng hóa. Hai loại phía trước chưa thuần thục, chẳng được thọ ký. Nếu nương vào kinh nầy lại có đến 5. Một là lâu dài luyện tập việc nhỏ và bây giờ đã thuần thục ở đạo, khi nghe dạy về Tiểu Thừa thì chứng quả. Theo như luận nầy, đây là Quyết Định Thanh Văn.
Hai là căn bản có tích chứa công đức tu hạnh Bồ Tát mà giữa đường lại mệt mỏi với sự sanh tử nên bỏ lớn trở về nhỏ. Trong Đại Phẩm gọi đây là biệt dị thiện căn. Phật chẳng thành ở con đường nhỏ mà nói giáo lý bậc thấp. Giáo lý vi tế ấy đoạn trừ nội kết và lấy quả. Đây là thối tâm nơi đại và lâu dài tu tập nơi Tiểu Thừa và gần gũi với giáo lý; nên dễ giác ngộ. Như luận nầy nói rằng thối Bồ Đề Thanh Văn.
Điều thứ 3 cũng như điều hai nầy.
Chư Phật và Bồ Tát bên trong thì mật, bên ngoài là hiện. Thành tựu tiếp dẫn, làm cho vào con đường lớn. Như luận nói: Đây là ứng hóa Thanh Văn.
Bốn là nếu thấy quyền, thật đủ hai loại, hay ra khỏi sanh tử, vui nơi Niết Bàn, tu trì giới định huệ. Chỗ nhỏ nhiệm của quán huệ chưa vào được; giống như địa vị còn thấp, chưa có chỗ được. Nghĩa là việc chứng quả. Đây được gọi là: chưa đắc chỗ chưa được; chưa chứng được chỗ chứng. Như trong luận nói: Đây là Tăng Thượng Mạn Thanh Văn.
Năm là Đại Thừa Thanh Văn. Dùng Phật đạo để nghe và làm cho tất cả đều nghe. Từ quyết định và thối Bồ Đề hai loại ấy. Nghĩa là có Thanh Văn. Nếu từ cái lý của Đại Thừa, không giam hãm vĩnh viễn nơi hóa thành, chung quy đến bảo sở. Thật đây liền như thế; tức là không có quyền; cho nên không có Thanh Văn.
Còn Tăng Thượng Mạn nghĩa là chưa nhập vào địa vị, tức là chẳng phải thật; lại chẳng phải ứng hóa; cho nên chẳng phải quyền. Nếu được ở ý nầy thì chẳng có nóng, lạnh, sao lại còn khổ não mà tranh tụng. Lại nữa cuối cùng là Đại Thừa Thanh Văn. Theo luận nầy thì có, không ấy là do quyền tạo ra sự ứng hóa. Bên ngoài hiện ra Tiểu Tích mà bên trong lại chứa đức lớn. Nghĩa là chẳng có Đại Thừa Thanh Văn. Từ tự hành phát tích và hiển lộ cái gốc gác; tức là nói: có Đại Thừa Thanh Văn. Bây giờ là mở 3 hiển 1 là ý chánh. Vì quyết định thối Đại Thanh Văn làm cho thành Đại Thừa Thanh Văn. Tự hành liền lập được; tức là hay hóa ứng Thanh Văn. Nếu được ý nầy; tức là đạt được hữu vô vậy.
Đệ tam hoặc hữu hậu bậc theo Ngài Diêu thì 3 căn được quả nầy rồi, nhìn thấy chỗ vô sanh. Cái lý của vô sanh thì đây là một. Cho đến khi ra khỏi quán, duyên vào 3 lời dạy, liền khác. Đương nhiên sự khác biệt của 3 lời dạy ấy là cái lý của vô sanh nằm nơi hoặc. Nghĩa là lời dạy ấy làm cho 3 lý kia há dụng được một. Lại nữa sẽ có một lý và hoặc ấy nằm nơi 3 lời dạy. Lý ấy tức là một lời dạy, chắc sẽ được 3. Thời gian dụ dự của lý giáo, trở lại việc được mất. Dùng lý của hoặc để dạy cho điều nầy sẽ có được nghĩa. Dùng giáo của hoặc để lý giải điều nầy, sẽ có sự mất đi ý nghĩa. Người thượng căn dùng lý; hoặc ấy chỉ cho nhiều tình. Đầu tiên nói pháp thuận theo đó và được giác ngộ. Kẻ hạ căn dùng giáo; hoặc ấy lý tình nhiều, khi nghe thuyết pháp không đủ ba. Ngược lại sự lo toan nầy làm cho 3 việc nghe ấy được liễu giải. Kẻ trung căn ở giữa 2 việc ấy; khi nghe pháp chẳng ngộ và khi thí dụ lại rõ. Nay giải thích về 3 căn nầy chưa đầy đủ hẳn. Ba người nầy dụ dự những gì về lý và giáo ? Nếu hồi hoàn trở lại cái lý của Tiểu Thừa thì giáo ấy liền nghi hoặc chưa biết. Bên trên chẳng phải là quả đầu tiên của người đoạn trừ kết hoặc. Nếu trở về lại với lý, giáo của Đại Thừa thì chắc hẳn với Đại Thừa luôn còn khác biệt. Cái gì có thể gặp được với Tiểu Thừa, mà nói lời do dự sao? Hoặc lấy Tiểu để mê hoặc Đại hay dùng Đại để mê hoặc Tiểu. Như phía trước chưa chỉ ra chỗ lầm của phương tiện; làm sao nói chuyện du quán, xuất nhập. Sự do dự ấy là do nơi chưa an. Cho nên sự trù trừ do dự ấy liền sanh ra nghi ngờ và chấp trước. Không phải lúc bắt đầu hay ngày nay. Nếu trước có động và chấp vào đó thì sanh ra nghi ngờ. Khi nghe thì khai 3 hiển 1; tức là lãnh hội được; làm sao lại có chuyện lo sợ sanh nghi. Đến lui vô cùng; cho nên chẳng dùng đến lời giải nầy.
Bây giờ nói rõ về căn, có lợi độn. Tất cả đều luận về căn tánh Đại Thừa. Hoặc ý ấy có dày mỏng; ấy là nói riêng biệt về hoặc. Tức là có 4 câu. Một là hoặc ấy nhẹ mà căn là lợi căn. Hai là hoặc ấy nặng, mà căn là lợi căn. Ba là hoặc ấy nhẹ và căn ấy độn. Bốn là hoặc ấy nặng, căn ấy độn. Nếu biệt hoặc nhẹ và đại căn lợi thì lúc nghe đầu tiên liền ngộ. Nếu hoặc ấy nặng, căn ấy lợi; khi nghe lại thì sáng ra. Nếu hoặc ấy nhẹ, căn ấy độn, sau 3 lần nghe mới quyết định. Trong 4 câu ấy chỉ có 3 lần nghe là chẳng có thể được giác ngộ. Dừng lại sự kết duyên với chúng sanh chăng ? Hoặc có thể đầu tiên 2 câu ấy căn và lợi giống như là Thượng Căn. Hoặc có thể ở giữa 2 câu ấy là trung, hạ căn v.v...
Lại nữa ở phẩm đầu, vô minh có 3 loại. Sự che đậy ban đầu, ở vào Trung Đạo. Nếu là lần đầu thuyết pháp đối với bậc thượng căn thì 3 loại vô minh trong một lúc đều hết. Khai mở tri kiến Phật, nhập vào Bồ Tát vị và được thọ ký Bồ Đề. Kẻ trung căn thì đoạn lìa 2 loại vô minh nặng. Kẻ hạ căn thì đoạn trừ một loại nặng: kế đến lúc nghe nói về thí dụ, trung căn đoạn 3 loại nặng hết sạch, khai mở tri kiến Phật vào địa vị Bồ Tát và được thọ ký. Kẻ hạ căn tiến đến đoạn trừ 2 loại nặng. Kế đến là nghe nói về nhơn duyên. Hạ căn đoạn trừ 3 loại nặng hết sạch, khai mở tri kiến Phật, nhập vào địa vị của Bồ Tát. Ví như Tiểu Thừa 16 tâm chưa đầy đủ thì chưa được gọi là Sơ quả. 16 tâm đầy đủ thì gọi là Tu Đà Hoàn.
Thứ tư là làm rõ chỗ chuyển căn và không chuyển căn. Ngày xưa nói rằng: Kẻ thượng căn đầu tiên nghe thuyết pháp liền tỏ ngộ, rồi kẻ trung căn chuyển đổi giống như thượng căn. Người hạ căn tiến dần lên trung căn. Nếu lúc nghe nói thí dụ thì kẻ trung căn sẽ thành thượng căn; liền đó có thể ngộ được. Hạ căn thành thượng. Kế tiếp khi nghe nói về nhơn duyên thì kẻ hạ căn cũng giống như thượng căn, liền đó được tỏ ngõ. Nếu được như vậy, tức là chuyển hạ thành thượng. Khi nghe nói về nhân duyên, tất cả đều là thượng, vì là lợi căn nên liền đều nhau. Còn cái nào được gọi là độn căn thì chờ nghe nói về nhân duyên. Nếu chuyển thành thượng căn, tức giống như bên trên, liền ngộ. Nếu điều nầy chưa ngộ được; giống như giữ lại tên gọi là độn. Tức nghĩa là chẳng chuyển được căn. Ví dụ như Thân Tử (Xá Lợi Phất) một lần nghe Mục Liên và nói cho nghe lại giống nhau, được chứng sơ quả. Nếu cả hai đều là lợi căn thì chẳng có chỗ ưu, kém. Như vậy thì gọi là lợi độn, nghĩa chuyển căn ấy không thành. Phàm chúng sanh, tâm thần bất định, gặp duyên ác thì sẽ bị chuyển lợi thành độn. Gặp duyên lành thì sẽ chuyển độn thành lợi.
Đời trước gặp được Phật, nghe pháp, tự đó có thể chuyển từ hạ, trung lên bậc thượng. Tất cả đối với việc nghe pháp đều được giác ngộ. Tự mình chuyển đổi từ hạ lên bậc trung là khi nghe nói thí dụ đến chỗ rõ bày. Bậc hạ ấy là chẳng thể chuyển 3 lần được. Như ở đây việc chuyển căn chẳng đồng, như lối giải thích xưa. Giống như cỡ con dao chặt cây; những kẻ lợi căn thuộc về bậc nhứt, trung căn thuộc bậc hai và kẻ độn căn thuộc bậc ba. Được gọi là lợi, độn nghĩa là chẳng đốn mất cây; nơi ấy giống nhau.
Hỏi: Ba căn nhập vào địa vị Sơ Trụ có giống như lợi, độn chăng ?
Đáp: Chơn tu thể hiển, tức là chẳng có sự sai biệt.
Hỏi: Nếu vậy thì Sơ Trụ trở lên lại khởi duyên tu, có ưu khuyết chăng ?
Đáp: Người mà đồng với ngôi vị thì không có chỗ hơn thua. Chơn tu thể dụng thì chắc rằng có chỗ sai khác.
Điều thứ năm là làm rõ chỗ ngộ và không ngộ. Trong kinh đa phần cho thấy rõ rằng Bồ Tát là những bậc Thượng căn; Duyên Giác là Trung căn; Thanh Văn là Hạ căn. Nếu nói Bồ Tát là Thượng căn thì chỗ nghe pháp của Duyên Giác cũng ngộ được; chỗ nói thí dụ cũng lý giải được. Thanh Văn ở nơi Duyên Giác cũng ngộ được. Dĩ nhiên trong kinh cho rằng: một ấy quá phân nửa ra khỏi 3 căn. Cho đến giác ngộ việc giải rõ ý nghĩa, chưa hoàn chỉnh. Ngày nay trong kinh thường thấy: Thanh Văn được chỗ giải nghi; chẳng thấy Bích Chi Phật. Bích Chi Phật thuộc về Trung căn, tức gặp khi Phật ra đời thì nhập vào các vị Thanh Văn, tùy theo căn cơ mà được ngộ vậy, chẳng phải riêng gì Duyên Giác. Cho nên Thân Tử (Xá Lợi Phất) mới thưa thỉnh qua các bài kệ.
Việc cầu Duyên Giác nầy là các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni nương vào câu văn nầy liền rõ biết Duyên Giác nhập vào trong 4 chúng để nhiếp phục. Lại nữa trong phẩm Pháp Sư nói rằng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cầu Thanh Văn, cầu Bích Chi Phật há chẳng giải rõ chỗ của Duyên Giác sao ? Xưa nói rằng: Bồ Tát là những bậc Thượng căn, chẳng phải vì tất cả đều thuộc bậc lợi căn, mà từ số nhiều lấy làm trên và tâm chấp ấy dễ chuyển. Nguyên là từ lãnh vực nầy mong cầu được Phật đạo. Thường hay chấp hơn số 300 và cầu quả vị gần. Điều nghi nầy dễ ngộ. Với 3 căn ấy Bồ Tát giống nhau ở chỗ khi nghe pháp liền được giải nghi. Bậc thượng thì nói lược. Bậc trung, đầu tiên phải nói rộng ra. Bậc hạ là cùng với Thân Tử. Nay làm rõ chỗ lời nói thông qua Bồ Tát. Thường khiến cho phát tâm lớn, tất nhiên là Bồ Tát, hà tất là cùng với các bậc lợi căn. Cùng với Thân Tử trên, dưới. Há rằng được chỗ đầu tiên, cùng với trước được ngộ. Nếu như vậy thì phần lưu thông thọ lượng với ý gì mà có các vị Bồ Tát mỗi mỗi được ngộ nơi Vô Sanh nhẫn và phát tâm Bồ Đề.
Xưa nói rằng: trong thọ lượng mà ngộ; đó là tất cả những pháp thân tăng trưởng con đường đạo và làm hại các đời sống. Ngày nay lại chẳng nói như thế. Có 680 vạn ức Na Do Tha, Hằng Hà Sa người được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Người nầy đầu tiên được nhẫn nầy sẽ rõ được trước sau thọ lượng. Đây chính là pháp thân. Cho nên biết được Bồ Tát được ngộ hay chẳng thể ở chỗ lần chuyển đầu tiên vậy.
Hỏi: Bồ Tát được ngộ rồi, rõ biết trước sau. Nhị Thừa được ngộ rồi, lại cũng đến sau phải không ?
Đáp: Ba lần ấy nhất định rõ biết tánh của cha, con, Trời v.v... Tất cả đều gọi là Bồ Tát. Giả sử sau đó ngộ được thì cũng giống như là cái ngộ của Bồ Tát vậy.
Điều thứ sáu là làm rõ lãnh vực giải và lãnh vực chẳng giải. Nếu Tam Thừa sự ngộ giống nhau thì ý gì hay thấy Thanh Văn lãnh giải. Điều thứ 2 nầy tức chẳng có. Bây giờ nói rõ rằng: Nếu không có Phật ra đời thì gọi là độc giác. Nghe Phật nói 12 pháp nhơn duyên, gọi là Duyên Giác, liền nhập vào số Thanh Văn và được ngộ chỗ lãnh giải. Tất cả đều chẳng có riêng ý lớn có thể thấy được Thân Tử và Ca Diếp v.v... Tất cả đều có căn tánh của Trung Thừa; cho nên Thanh Văn lãnh giải, cộng thêm việc được Duyên Giác; chẳng khó nhọc để ra riêng vậy. Lại nữa trong 4 chúng ấy có người phát tâm Duyên Giác; người nầy được ngộ; tức là chẳng phải một vậy.
Trong phẩm Tín Giải nói rằng: Mật bỏ đi hai người và đuổi theo, nắm bắt, rồi hoàn lại. Tức là ở nghĩa nầy.
Bồ Tát bất lãnh giải là sự dạy dỗ cho Thanh Văn, chẳng rõ được việc thành Phật. Bây giờ theo kinh khai mở cho con đường trở về rộng rãi to lớn nầy. Tự sợ, lo việc giải bày khoa trương; cho nên đối trước Phật mà thuật lại việc kiến giải nầy. Bồ Tát chẳng phải vậy; cho nên nói là Vô Lãnh Giải. Lại nữa ý nầy có đến ba. Một là bổn ý của Bồ Tát là cầu thành Phật . Giả sử có chấp khác, mà chấp nhẹ hơn thì chung quy được giữ ngôi vị Phật; chẳng có chỗ chẳng được suy tư, lo nghĩ. Bây giờ nghe nói 3 điều ấy thường là đúng đắn về sự quán huệ nầy; cho nên chẳng đủ lãnh giải. Hai là Bồ Tát biết rằng các nơi kia có văn tự, chữ nghĩa. Nhị Thừa làm Phật, đầu tiên tự mình làm cho lời dạy nầy theo chỗ cần yếu mà lưu chuyển. Cho nên lược nói rằng: Bồ Tát lãnh giải. Câu văn chữ Phạn hoặc chữ Hán được lược bớt, chẳng viết ra. Ba là Bồ Tát vị, thực hành sâu xa tuyệt diệu. Các vị Bồ Tát mới, nhỏ hơn chẳng cảm được đón nhận. Nói Thọ Lượng rồi Di Lặc (Bồ Tát) mới tổng kết cả lại và đều lãnh giải. Ở giai đoạn đầu là Vô Sanh Pháp Nhẫn và cho đến cuối cùng còn một lần sanh; tức là đầy đủ đón nhận, liền cầu vật gì v.v...
Điều thứ bảy là được thọ ký và chẳng được thọ ký. Nếu tất cả đều là đón nhận thì vì sao Thanh Văn lại được thọ ký? mà chẳng thấy Duyên Giác và Bồ Tát được thọ ký? Ở đây lại có 3 ý. Một là ngày xưa làm rõ Nhị Thừa nhập vào chánh vị; chẳng thể phát tâm, do đâu mà được thọ ký? và bây giờ lại ngộ được Đại Thừa? Vui mừng riêng biệt quyết định cho nên được thọ ký ở nước nào đó ở vào một kiếp sau. Bồ Tát phát tâm, cầu được thành Phật, thực hành thành tựu và tự cho là đủ. Cho nên chẳng mau vui cầu làm Phật, lại cũng chẳng đầy đủ để thọ nhận. Lại nữa như trước đã cho thấy; nơi nơi Bồ Tát đều nhận sự thọ ký. Ở đây thường nói rằng tùy theo chỗ cần yếu mà thay đổi, giải thích như phía trước v.v... Hai là Bồ Tát cũng có thọ ký riêng biệt. Điều Đạt, Long Nữ há chẳng phải là sự thọ ký sao? Ở nơi Phẩm Pháp Sư có nói rằng: Kẻ cầu Thanh Văn, kẻ cầu Bích Chi Phật, kẻ cầu Phật Đạo v.v... như vậy các loại; hoặc ở trước Phật, nghe kinh Pháp Hoa thì “ta đều thọ ký” sẽ chứng được Tam Bồ Đề. Đây há chẳng phải là sự thọ ký sao? Ba là Nhị Thừa từ xưa đến nay chưa hề được thọ ký 8 tướng; cho nên sự thọ ký ấy ở kiếp nầy và nước nầy. Còn Bồ Tát trước đó đã gặp và thọ ký rồi. Do vậy chẳng nói thêm ở đây nữa. Gần nhất của việc thọ ký là ở bậc Sơ Trụ. Chẳng phải ở chỗ Bồ Tát hân hoan. Chỗ hân hoan của Bồ Tát là viên mãn, cực diệu giác được thọ ký. Cho nên trong phẩm Thọ Lượng bắt đầu từ chỗ phát tâm, mãi cho đến còn một lần sanh nữa. Cái nguyên nhơn vi diệu ấy làm đầy đủ cái quả tốt đẹp nhất là đốn, viên. Đây là sự thọ ký về pháp thân. Sao lại chẳng được thọ ký?
Hỏi: Nếu nhỏ ngộ được lớn thì thọ ký pháp thân giống nhau, sao lại được thọ ký 8 tướng?
Đáp: Bát tướng đây nên thọ ký, liền được thọ ký, rõ biết tất cả cái gốc gác, muốn làm cho vật ấy rõ nghe cùng với việc kết duyên ở vị lai; cho nên, nên thọ ký. Lại nữa Nhị Thừa nầy nếu nghe về Thọ Lượng, tức là giống với sự tổn hại đời sống, mà được thọ ký pháp thân.
Điều thứ tám là làm rõ chỗ ngộ có sâu cạn. Một là trải qua việc phá vô minh giống nhau để chứng nhập vào Sơ Trụ. Khi tìm hiểu kỹ càng thì tất nhiên nên sám hối. Đầu tiên khi mới nghe pháp đã nhập vào trí huệ của Phật. Lại nghe nói về ví dụ há chẳng rõ thêm sao? Lại nghe Lý nhơn duyên thì tự tăng tiến, lại nghe về Thọ Lượng, liền được chỗ sâu xa ưu việt. Như nghe được người nói pháp thì việc nghe ấy gấp đôi phía trước. Riêng lại rõ biết các phương diện dày mỏng v.v...
Chín là làm rõ chỗ quyền, thật được chỗ lợi ích chẳng giống nhau. Một ấy gọi là thực hành được lợi ích. Quyền ấy là làm việc dừng lại để mà tiếp lấy ảnh hưởng, chẳng luận về sự lợi ích nầy. Bây giờ mới rõ ra, chẳng phải vậy. Nếu đến với Thọ Lượng thì quyền, thật tất nhiên được lợi ích. Tăng trưởng nơi đạo và việc tổn hại đời sống cao, lại hết. Những điều nhỏ nhiệm nhất chỉ còn một lần sanh. Há chẳng phải do quyền làm cho được lợi ích chăng? Cho nên đầu tiên là ảnh hưởng cùng với sự thuần thục của việc thực hành. Sau đó nói chỗ quả tinh vi; tức là tự làm sáng cái đạo vậy. Câu văn nói rằng: hơi thở vào ra là lợi lạc, cho đến biến khắp các nước kia. Tức là việc lợi ấy tại nơi kia; cho nên đây là việc lợi cho mình, thực hành được lợi ích, do nơi quyền dẫn đến vậy. Hóa công quy quyền nầy lại cũng được sự lợi ích; cho nên một âm thanh thuyết pháp, làm cho chúng sanh tùy loại, mỗi mỗi được giải rõ. Hà tất phải chờ đến Thọ Lượng v.v... Lại nói “ta tự muốn được chơn tịnh đại pháp nầy” tức là tự làm lợi ích vậy.
Mười là làm rõ chỗ chờ thời và chẳng chờ thời. Như trước chẳng ngộ, tất nhiên phải chờ Pháp Hoa mới ngộ. Đây gọi là chờ thời. Phía trước Pháp Hoa đã dạy và giải điều nầy rồi. Gọi là đãi thời. Vì sao lại như vậy? Phật có nói hiển, mật hai loại. Nếu dựa theo hiển mà luận thì trước Pháp Hoa Nhị Thừa chưa ngộ được con đường lớn, cần phải tu Ngũ vị điều thục thì gặp được ở Pháp Hoa. Cho nên nói rằng: thời nói chưa đến. Bây giờ chính là lúc đúng thời, quyết định nói về Đại Thừa. Đây chính là chờ thời vậy. Nếu dùng theo mật giáo để luận, nếu chưa đầy đủ Ngũ vị thì tại hội Pháp Hoa sẽ gặp. Như trước, mật có nhập vào; cho nên nói là chẳng chờ thời. Đây cũng là giữa thời lớn chưa phải lúc. Nếu là 3 vòng thì lại là chờ thời và chẳng chờ thời. Tích, Bổn hai môn ấy lại cũng là chờ thời và chẳng chờ thời; ngay cả đến trước sau việc ngộ, nhập; tức là ở ý nầy vậy.
Hỏi: Có một loại căn tánh chẳng mật chẳng phải hiển, hai thời ấy chẳng nhiếp lấy, làm cho vĩnh viễn mất thời ấy, thì chẳng được ngộ chăng?
Đáp: Ngoài kinh, hoặc nghĩa nầy là không gặp thời. Bây giờ kinh lại chẳng nói vậy. Người nầy tuy ở nơi hiển mật hai thời chẳng ngộ. Tuy có nhớ tưởng về sanh diệt, mà ở quốc độ kia được nghe kinh nầy; cho nên nói là chẳng mất thời. Cho đến sự chờ thời ở quốc độ kia.
Hỏi: Năm ngàn người đứng lên bỏ đi là không phải thời phải không?
Đáp: Những người nầy sau khi Như Lai diệt độ, người hoằng trì kinh nầy thọ được nhiều lợi ích.
Hỏi: Thân Tử lần đầu tiên đã vì 4 chúng và 3 căn mà thưa thỉnh. Thí dụ ấy có trung, hạ mà thỉnh. Vì sao lại nói Phật đã vì mỗi 3 căn của con người mà đã có 3 lần thuyết pháp?
Đáp: Những lời nói ấy chẳng khiến cho thỉnh, tức là thỉnh nói chung hay cùng nói. Vì kẻ thượng căn trí lực thuận lợi, khi nghe pháp, liền được ngộ. Kẻ trung căn ở chỗ trung bình, khi nghe thí dụ, liền được ngộ. Kẻ hạ căn ở nơi thấp, khi nghe 3 lần liền được ngộ. Ngươi nên theo nghĩa, sao lại theo lời nói? v.v...
Hỏi: Túc thế là những việc đã ở trong quá khứ; Còn thí dụ là những việc xảy ra trong hiện tại phải không?
Đáp: Theo kinh điển, ý nghĩa của câu văn là vậy, hướng dẫn cả 3 trở về một; ba ấy hướng đến một. Một ấy tức là sẽ cùng với thí dụ và dụ ấy chính là hiện tại. Để chuẩn bị cho sự hướng đến trước, sau cho nên đã hỏi như vậy.
Hỏi: Ngày xưa dùng năm trược chướng và cho là lớn. Bốn câu tìm tòi như trước đã nói. Có người đoạn kiến cùng với vô minh, hợp chung lại thành chướng. Chỉ luận Pháp Hoa nói rằng: Người không phiền não có nhiễu mạn, chẳng biết nhất thừa, thân thường trụ là thế. Nếu Bát Địa chẳng chấp vào Niết Bàn mà chẳng nghe pháp tức là vô minh, riêng lý đó làm chướng. Nếu như thế thì 3 lần nghe pháp ấy rồi sẽ phá được vô minh. Vì kẻ chưa nghe pháp, phá được vô minh. Nếu đã nghe pháp được rồi mà phá, tức là vô minh ấy chẳng phải là những sự chướng ngại. Nếu chưa nghe pháp mà có thể phá được vô minh thì cả sự yên lặng ấy cũng không có chướng ngại. Nghĩa nầy là gì vậy?
Đáp: Đây là người khác lập nghĩa và bây giờ làm chỗ thông nầy. Dụ như khi đèn sáng thì bóng tối chẳng thể có đó trước hay sau. Cũng chẳng có cái tối nhất định trước, sau là những chướng ngại v.v...
Hỏi: Thắng Man (kinh) nói rằng: Tam Thừa sơ nghiệp chẳng lừa dối ở nơi pháp và tự rõ biết sẽ được giác ngộ. Trong kinh Ưu Bà Tắc giới phẩm thứ 14 nói rằng: Nhị Thừa tự rõ được Bồ Đề, há nhận quả Tiểu Thừa. Lại nữa phẩm 13 nói rằng: Kẻ rõ biết thì dễ; nhưng người thực hành mới khó. Tuy rõ biết Nhứt Thừa mà ở giữa quả A La Hán. Cả hai kinh kia đều nói như vậy; tất cả nói rất rõ ràng. Còn kinh bây giờ thì nói như thế nào về 3 căn và sau đó giống như chính mình chẳng rõ biết. Đầu tiên là nghi ngờ và sau đó là ngộ được. Ý nghĩa nầy như thế nào?
Đáp: Kinh nầy lại nói rằng: Câu văn ấy, thật được A La Hán mà chẳng tin pháp nầy thì chẳng có ý cứ. Trừ sau khi Phật diệt độ và trong hiện tại không có Phật. Người nầy tuy có nghĩ về chuyện sanh diệt; nhưng nếu gặp được Phật thì khiến được quyết định. Phàm việc nầy có 3 ý. Trước làm rõ chỗ hiểu biết. Kế đến làm rõ chỗ không hiểu biết; sau đó gặp nhau rồi trở về chỗ hiểu biết. Chẳng phải là vĩnh viễn không rõ biết.
Lại nữa Thân Tử nói rằng: Bây giờ đối trước Phật, tất cả đều sa vào chỗ nghi hoặc, ta sẽ làm cho chẳng rõ nghĩa nầy cùng nơi chốn. Lại nữa lúc Đức Phật Đại Thông, các vị Thanh Văn thường hay sinh ra nhiều nghi hoặc. Người kia thấy Phật và nghe pháp, thường nghi ngờ chẳng rõ; hà huống là chẳng thấy, nghe mà được rõ. Nếu chấp vào 2 câu văn ấy, sẽ giống như lời dự đoán; chỉ tăng thêm sự tranh luận, còn đạo có ích gì? Người lý luận dừng lại, có thể luận những việc khác. Thanh Văn thành Thánh có thể rõ biết, mà cũng chẳng thể rõ hết. Chỉ có cảnh giới Phật, thì chẳng phải chỗ nhận thức như vậy. Bây giờ giả sử như dung nạp nơi Tam Thừa thì Sơ nghiệp và Sơ nghiệp ấy là 2. Nếu cái nghiệp đầu tiên ở trong quá khứ, gặp nghe nơi Đại Thừa; tức chẳng phải lừa dối nơi pháp. Nếu giữ trung dung, quên đi cái học Tiểu Thừa ngày nay thì đầu tiên nên tu niệm xứ. Vì Sơ nghiệp ấy chính là việc chẳng rõ ý nghĩa nầy như vậy. Nếu được cái ý nầy thì quyền ấy là Sơ nghiệp và đây chính là việc có thể rõ biết. Thật ấy là Sơ nghiệp; tức là chẳng thể rõ biết. Có người nói rằng: Kẻ lợi căn hay rõ biết; người độn căn chẳng thể rõ biết. Đây là 4 câu mà quyền làm lợi, độn và chỉ cho tất cả đều chẳng thể rõ biết được. Quyền ấy là lợi, độn; chỉ cho tất cả có thể rõ biết. Quyền ấy là lợi, độn; khi nghe liền có thể rõ biết chẳng nghe và chẳng rõ biết. Quyền ấy là lợi, độn. Tất cả đều chỉ cho sự chẳng rõ biết và chẳng phải chẳng rõ biết. Nay chẳng chấp giữ vào sự phê phán nầy. Với những kẻ chỉ giữ nơi quyền thì nội tâm rõ ràng biết kẻ thật hành chưa được nhập vào nơi Đại Thừa; cho nên chẳng rõ biết. Đối với nghĩa nầy tự nó hiển lộ v.v...
Hỏi: Duyên Giác ra đời khi không có Phật. Vì sau 3 lần lại được Duyên Giác?
Đáp: Thích luận nói về Duyên Giác, Độc Giác như sau: Độc Giác khi ra đời chẳng có Phật tại thế; Duyên Giác nguyện sanh vào trong đời có Phật. Kinh Hoa Nghiêm nói: Khi Bồ Tát giáng xuống từ cõi trời Đẩu Suất, phóng quang chiếu sáng. Sự giác ngộ ấy tức là sự xả thân, chẳng chạy khỏi cái giác ấy. Đại Kinh nói rằng: Đây là Sao Chổi; Trung Luận lại cho rằng: Bích Chi Phật ra đời; vì Phật Pháp đã mất hẳn. Đây chính là người Độc Giác. Nguyện sanh ra trong đời có Phật; trước tiên được Sơ quả; 14 lần sanh chưa đủ, gặp Phật rồi thành La Hán. Nếu chẳng gặp Phật tức thành Độc Giác. Ở đây khi gặp Phật lại chẳng xả bỏ thọ mạng, lại chẳng bị di dời. Nguyện được thấy Phật; cho nên hai quả, ba quả là lẽ đương nhiên. Lại nữa còn bộ hành Duyên Giác. Khi Phật không ở đời, thì Thầy trò dạy dỗ cho nhau. Ở đây có 2 loại. Phật đã qua đời rồi, sau đó không có chữ viết, chúng sanh căn cơ lụn bại. Bích Chi Phật thì chẳng nói pháp. Đây chẳng phải là bộ hành vậy. Bộ hành ở đây có nghĩa là hay thuyết pháp. Lại cũng có sự biến hóa của Duyên Giác. Tuyên Ưng Kiến là hiện thân của Duyên Giác. Bây giờ 3 lần ngồi, có Duyên Giác là nghĩa nầy có thể giải thích được.
Tuần đầu tiên thuyết pháp, câu văn ấy có 5. Một là sự ân cần 3 lần thưa thỉnh há chẳng được nói ở quyển dưới rồi sao? Đây là thời thuyết pháp chánh thức. Hai là từ quyển thứ 2 và bắt đầu là những bài kệ tụng. Đây chính là sự lãnh giải của Thân Tử (Xá Lợi Phất). Ba là từ “Ta bây giờ ở nơi trời người cho đến Phật sở hộ niệm”. Đây chính là Phật đã thuật lại. Bốn là từ “nhữ ư lai thế đến tuyên ưng tự hân khánh”. Đây chính là sự thọ ký. Năm là từ “bốn chúng đến tận hồi hướng Phật đạo”. Đây chính là bốn chúng hoan hỷ.
Đầu tiên có kệ tụng trường hàng. Trường hàng ấy lại chia làm ba. Một là hứa khả; hai là thọ nhận; ba là đúng lúc nói; câu văn hứa khả ấy cũng chia làm ba. Một là nguyện hứa; hai là hứa việc răn dạy và ba là hứa việc rõ ràng. Ngươi đã 3 lần thỉnh tức là thuận hứa. Ngươi nay nghe đây tức là giới hứa. Lắng nghe ấy là nghe về huệ; lành suy nghĩ là tư huệ và nhớ nghĩ ấy chính là tu huệ.
Đại kinh chỉ rõ 4 pháp lành, vì Đại Niết Bàn là nguyên nhơn. Có một Thiện Tri Thức Như Lai; ngoài ra có thể giải thích được; nói đây là lúc nói đúng thời; là sự hứa khả với hội chúng. 5.000 người ngồi đó; cho nên Như Lai 3 lần dừng lại và bây giờ mới nhận lời nói. Oai thần khiến lui, cho nên gọi là an ủi chúng. Năm trược nhiều chướng duyên và gọi đây là tội nặng. Chấp vào Tiểu, che lấp Đại; nên gọi là gốc sâu. Chưa được mà cho đã được; nên gọi là Thương mạn. Chưa được ba quả, chưa chứng vô học; có những người không được như vậy; nghĩa là bị mất 3 loại chướng, chấp và mạn, mà chẳng ngăn chận được.
Như bên trên nghe nói về khai 3 hiển một là nói lược nghĩa ẩn chứa, chưa phát sanh. Đây chính là sự trói buộc nhân duyên thù thắng. Quá khứ ấy có ích lợi, nếu nghe rộng và mở 3 hiển một ấy. Trái nghịch với tình khởi và hủy báng chỗ trụ, tức là có sự tổn hại. Đây gọi là chẳng thể chế ngự được. Những điều nầy không như cành lá của cây. Cành lá ấy nhỏ nhiệm, không cần phải dùng đến đồ đốn. Những loại nầy chấp vào phương tiện là phương tiện. Đối với việc lớn thì chả phải là người có chí khí.
Đại Phẩm nói rằng: Đốn cành lá phụ há phải gốc rễ đâu? Đây là người chẳng thông tuệ; tức là ở ý nghĩa nầy. Thối hư lại cũng đẹp chăng? Tức là lấy Tiểu để tự che đậy lấy; lại làm phương hại đến ánh sáng kia. Bây giờ sự thoái lui ấy chẳng phải hủy báng pháp, lại cũng chẳng phải làm chướng ngại cho việc kia đã qua. Cho nên nói rằng đẹp. Như bên trên đã nói về cành lá và cuối cùng thì Như Lai dừng lại 3 lần. Chỉ vì nguyện thật muốn nghe; cho nên Thân Tử 4 lần thưa thỉnh. Thầy trò hiểu rõ căn cơ, chẳng có gì ngăn cách.
Hỏi: Phật đại từ bi sao lại chẳng dùng thần lực để khiến cho trụ nầy chẳng nghe như khi nghe Hoa Nghiêm là kẻ câm điếc? Sao lại chẳng tăng thêm trống độc, như niềm vui hơn cả ý?
Đáp: Mỗi mỗi có chỗ như Hoa Nghiêm trước sau khai mở nơi tiệm; chưa phá nơi chấp vào Tiểu; cho nên ngồi đó mà như xa cách. Bây giờ Phật Pháp của chư Phật dài lâu về sau, cần được nói sự chân thật. Chính là muốn diệt hóa và phá chỗ tối tăm nên mới thay đổi; nếu đi, ở đều hủy báng, thì như nói mạnh về các căn vui thú. Bây giờ đi rồi tức là có ích cho việc ở lại. Việc ở lại nầy gây nên tổn hại; nên chẳng di dời. Hỉ căn ấy là lòng từ; cho nên nói mạnh. Như Lai dùng lòng từ; cho nên phát ra lời di huấn.
Hỏi: 5.000 người ở chỗ ngồi chẳng phải nhiều sao mà còn bỏ đi thì có ích lợi gì?
Đáp: Đây chẳng phải là những người đầy đủ cơ duyên, mà chỉ là những người kết duyên thôi.
Như trên đã nói: Ngày xưa từ thời Đức Phật Đại Thông lại có vô lượng chúng sanh, tâm sinh nghi hoặc; đời đời cùng với Thầy mình cùng sanh ra và bây giờ tất cả những người nầy được độ cũng như vậy. Lúc nói Đại Kinh có tới một vạn năm ngàn ức người nghe. Đối với kinh ấy chẳng sanh tín tâm. Người nầy đối với vị lai lại cũng được tin tưởng. Như ví dụ nầy thì sự ích lợi ở lại chẳng lâu bền. Trong Kim Quang Minh nói lúc ấy tại Diêm Phù Đề nầy có 2 loại người, lại cũng là do ý nầy đã thí dụ.
“Nhữ kim thiện thính” tức là kết cuộc đã hứa khả. Thọ lời dạy bảo như câu văn từ “như thị diệu pháp” trở đi. Đây chính là nói rộng câu văn ấy và chia làm hai. Một là làm rõ 4 chương về Phật, nói rộng như bên trên về quyền, thật của chư Phật. Hai là làm rõ chương của Đức Thích Ca, giải rộng về chỗ quyền, thật của Đức Thích Ca. Câu văn ở trên gặp ít và ở đây câu văn lược bớt. Tổng nói về chư Phật là con người cũng được lược bớt; nên khai ba mà hiển một. Nghĩa nầy cũng lại lược bớt. Trong chương nầy có nhiều câu và văn nầy giải rộng làm rõ 5 vị Phật, là người giải rộng. Làm rõ 6 phần nghĩa rộng. Sáu phần ấy là: Một là tán thán pháp khó có. Hai là lời nói chẳng hư vọng. Ba là phương tiện. Bốn là chỉ bày sự chân thật. Năm là cùng với ngũ trược giải thích về quyền. Sáu là làm rõ chỗ ngụy thành thật. Tán thán pháp làm cho sanh ra sự tôn trọng. Nói chẳng hư dối, dừng lại sự hủy báng, khai mở phương tiện; làm cho chẳng chấp vào Tiểu. Chỉ bày sự chơn thật, làm cho sự tỏ ngộ nầy lớn. Cùng với ngũ trược mở bày sự thành tựu nơi ba. Làm rõ chỗ ngụy là cần thiết của sự chân thật. Đối với trong 5 chương ấy; mỗi một chương đều có đầy đủ 6 nghĩa, mà trước sau hỗ tương cho nhau phát sanh, chẳng đầy đủ. Che đậy chỗ Như Lai nói lời phương tiện làm cho lược bớt đi; nên khiếm khuyết sự thưa thỉnh; nên câu văn sanh ra phiền hà. Lại nữa 6 nghĩa trước sau lại chẳng tồn tại v.v...
Bốn chương về Phật lại chia làm 2. Đầu tiên tổng quát làm rõ chư Phật; sau đó lần lượt 3 đời. Tổng cộng các chương đầy đủ là 6. Bây giờ chỉ có 4. Một là ca ngợi pháp. Hai là chẳng hư vọng. Ba là khai mở phương tiện. Bốn là hiện bày ra sự chơn thật. Thiếu 2 ý nghĩa, câu văn sau sẽ nêu ra. Trong pháp tán thán lại có 2 pháp thí dụ tán thán. Lúc nói thì chư Phật cùng ra khỏi nơi ngũ trược. Tất nhiên trước đó mở ra ba, như Đức Thế Tôn bây giờ. Hơn 40 năm ấy bắt đầu hiển ra sự chơn thật. Vĩnh viễn sâu xa, thiếu thông suốt; cho nên nói là lúc nói. Lâu rồi chẳng nói, vì con người chẳng sâu sắc vậy. Thời gian chưa tới; 5.000 người ấy chưa đi khỏi. Bây giờ đã đến lúc người ta rõ biết sâu xa rồi và 5.000 người ấy đã đi rồi; nên mới quyết định nói Đại Thừa. Cho nên nói đúng lúc là vậy.
Hoa Ưu Đàm ở đây ý nói loài hoa linh thiêng, đẹp đẽ, 3.000 năm mới một lần hiện ra. Khi hoa hiện thì vua chuyển luân hiện ra đời. Biểu hiện cho 3 thừa đã điều hòa thuần thục và sau đó mới nói Diệu Pháp và thọ nhận lời dạy của bậc Pháp Vương. Lại nữa ngăn cấm vượt qua lạc (sữa) Sanh tô (sữa đã đóng ván) và Thục tô (sữa đã thuần thục) là 3 vị về sau để nói về Đề Hồ (sữa đã đông đặc) v.v...
Quán tâm và trung quán tâm ấy gọi là đoan nghiêm, đẹp đẽ. Quán nầy thông qua tất cả pháp, cho đến thật tướng. Gọi đây là linh diệu v.v...
“Nhữ đẳng đương tín” nghĩa là siêng năng tin tưởng pháp không hư vọng. Đây là cái lý đến chỗ sâu xa. Lý ấy cùng với xưa lại khác. Lời nầy thật chí diệu; nói khác với ngày xưa. Việc làm nầy được phổ biến. Việc thực hành ấy ngày xưa trái ngược lại. Người nầy đi đến chỗ ưu việt. Hơn hẳn ngày xưa yếu kém. Trở lại chỉ cho khách tạo ra 4 loại thô, mà bây giờ tất cả đều là diệu. Sợ sanh ra việc hủy báng; cho nên khuyên tu tin tưởng. Niềm tin ấy nơi người nói chẳng hư vọng và pháp ấy cũng chẳng hư vọng.
Từ “tùy nghi sở thuyết” trở đi là khai mở phương tiện. Câu văn ấy có 3. Nghĩa là khai mở, giải thích và kết luận. Đầu tiên là làm rõ con đường Phật, tùy theo 3 loại căn cơ mà nói phương tiện; cho nên nói là tùy nghi, mà ý Phật ở tại việc thật chưa có giải ra. Cho nên nói là: ý thú nan giải là vậy. Vì sao lại phải giải thích? Cùng với quyền nầy có thể giải thích phương tiện của chư Phật, phương tiện nói giống nhau với trí huệ; cho nên mượn điều giải thích nầy để nói kia.
“Như ngã dĩ vô số phương tiện” nghĩa là chư Phật khai mở quyền lại cũng như ta vậy. Đây là pháp khó thể nghĩ bàn được. Ở đây lại có 2 nghĩa. Hoặc là tạo ra kết luận và khai mở quyền, hoặc là chánh, tức hiển thật. Kết khai quyền là ý Phật khó rõ biết. Chỉ Phật với Phật mới rõ. Sự dạy dỗ kia có 3. Chư Phật rõ biết duy nhất; tạo ra hiển, thật, tức là thuộc về những câu văn sau. Văn ấy lại chia làm 5. Một là làm điểm tựa tốt cho người cầu pháp; hai là ý chính phải ra khỏi thế gian; ba là chỉ bày sâu xa; bốn là giải thích đúng đắn; năm là kết luận pháp ấy mục tiêu thành tựu của con người. Đưa ra những pháp phân biệt như vậy, chỉ có Phật mới rõ biết mà thôi. Phật dùng trí vô phân biệt để giải trí vô phân biệt; tức là pháp hiển, thật vậy.
Từ câu “sở dĩ giả hà” trở đi nói về mục tiêu thứ hai là ý chính dẫn dắt ra khỏi thế gian. Ở đây lại chia ra làm hai. Đầu tiên là tổng quát và sau đó chia ra từng chữ. Tổng quát ở đây nghĩa là tướng như thật giác ngộ của chư Phật. Dùng con đường chơn thật nầy ra khỏi thế gian và chỉ bày cho chúng sanh được thật tướng nầy. Chỉ vì điều nầy mà xuất hiện ra nơi đời, chẳng gặp việc khác, ngoại trừ các pháp là thật tướng. Ngoài ra tất cả được gọi là việc của ma.
Dùng chữ phân tích để giải thích là dùng một; một ấy tức là thật tướng vậy. Chẳng phải 5, chẳng phải 3, chẳng phải 7, chẳng phải 9; cho nên nói một là vậy. Tánh nầy rất rộng. Rộng ấy chính là 5, 3, 7, 9. Cho nên cũng nói là to lớn. Nghi thức của chư Phật ra đời; nên nói đây là sự. Chúng sanh có cơ hội để cảm đến Phật; cho nên gọi là cái nhơn. Phật thừa cơ hội nầy mà ứng hiện; nên nói là duyên. Đây chính là ý căn bản khi Phật ra đời, mà bây giờ lại khai mở làm 3. Vì một ấy mà dẫn giải. Như người muốn giữ trước lấy. Tuy nói đủ loại đạo; nhưng kỳ thật chỉ có một Thừa; tức là nghĩa nầy vậy.
Từ “Xá Lợi Phất vân hà” trở đi nói về 3 loại mục tiêu ấy. Nay muốn phân biệt; nên liền để khởi thêm nữa để giải thích cho rõ ràng. Lại nữa việc to lớn nầy là chỗ tôn trọng Phật. Như trong luận có giải rõ. Phụ Vương muốn nghe nhiều về tên của Thái Tử. Có nhiều người nói; nhưng chẳng đủ v.v...
Từ “chư Phật Thế Tôn” trở đi nói về loại thứ 4 là giải thích đứng đắn. Đầu tiên cho ra các loại giải thích. Xưa nói rằng: Bốn ấy có mỗi một. Nghĩa là quả ấy một, nhơn ấy một, số ấy một và nguyên nhân ấy một. Quả ấy một nghĩa là hai câu đầu nói rộng ra, hai câu sau nói cho người thọ nhận. Nói chung là: Một ấy chính là nói lược qua nguyên nhơn ở trước và cái lý của cái quả. Trước đó khai mở tri kiến Phật. Cuối cùng mới là cái quả phía sau; để rộng hiển cái lý của quả. Phật chỉ bày chỗ thấy nghe cho người thọ nhận, trước đó lược khai cửa nguyên nhân, bắt đầu được giác ngộ và giải nghi. Sau đó là quả môn, rộng được thâm nhập vào lý thú. Nay chẳng dùng để giải thích về việc nầy. Vì sao mà kinh lại làm rõ nơi 4 câu ấy? Tất cả đều làm cho chúng sanh lời nói, ý nghĩa tất được làm chủ và cơ duyên trước đó được lợi ích; chẳng có quan hệ việc giáo hóa chính. Chỉ muốn làm cho người được hóa độ khai ngộ. Việc nầy lại chia ra 2 câu là chỗ làm của người hóa độ để khai thị. Lại nữa việc chánh ấy là nguyên nhân của việc thuyết pháp. Lúc ấy là lúc khai 3 hiển 1. Việc kia được phân chia 2 câu làm quả môn để nói. Quả môn ấy là nhơn duyên chưa gặp. Nay lại được nói. Nếu như thế thì sẽ cùng với 6 việc đoan nghiêm làm đầu. Phật chưa ra khỏi định; nên gọi là nói tắt. Vì 5.000 vị ấy chưa đi khỏi; nên nói rộng. Hai nơi ấy tức là việc chẳng tự nhiên nầy. Quả môn ấy dễ dàng được như điều nầy. Phước dưới chưa phân thân, chưa tập hội và điều nầy được dùng làm nhơn môn, 2 câu lấy làm quả môn. Kế tiếp Quang Trạch nói rằng: Câu đầu tiên có nghĩa là khai trừ, bỏ ra. Ngày xưa dùng phương tiện nói làm 3; làm cho tiêu trừ ngũ trược. Mở bày Đại Thừa giác ngộ, rõ biết đạo lý. Đầu tiên tuy là vì con người khai nói lý nầy. Sở dĩ chẳng nói, liền thị hiện, huống là lý nầy làm cho người nghe sinh ra trí tuệ. Tuy nghe mà chưa ngộ được; nên phân biệt nói rộng để khai mở tư huệ. Tức là niềm tin tưởng được giác ngộ ấy được nơi ý; tức là làm cho phát tâm học Phật tri kiến; làm cho được tu huệ, nhập vào tri kiến đạo lý của Phật. Bây giờ lại chẳng dùng đến. Kẻ nào cùng với ngươi theo xưa nói chương nầy là quả của một. Bốn câu ấy tất cả nên tạo ra cái nghĩa của quả. Vì sao lại dùng 3 huệ ấy để làm mất câu văn. Nhơn quả đề phòng trước sau sai biệt. Lại nữa 3 huệ ấy có nhiều loại. Kinh nầy chính thức phá bỏ Nhị Thừa, quyết định chẳng dùng Tam Tạng trong Tam Huệ.
Bồ Tát phương tiện cùng với Nhị Thừa giống nhau là che đậy cái ý thông thường, lại chẳng có thể dùng được.
Nếu tạo ra riêng biệt Tam Huệ thì Bồ Tát pháp đều chẳng phải là Phật Pháp. Nếu tạo ra Viên Tam Huệ thì Viên Tam Huệ ấy chưa khai mở Phật tri kiến, làm tiêu mất kinh điển, là điều chẳng có thể. Nếu tạo ra ngoài 3 huệ ấy rồi xa kinh điển và nếu tạo Viên Tam Huệ thì quả một ấy, ý nghĩa không thành tựu. Cả 2 đều chẳng thể dùng được v.v...
Lại nữa trong Đại Luận Sư nói rằng: Đệ ngũ hằng sa được 8 phần giải; tức là 30 tâm vị được khai. Từ sơ địa đến lục địa, giải hết chỗ kiến, tư và chuyển đổi thành rõ ràng như vậy. Thất địa đến bát địa thì không, có điều quán vô ngại như vậy để ngộ. Khi nào Thập Địa thì theo kinh Thập Địa nói là nhãn kiến. Bây giờ lại chẳng dùng đến. Vì sao kinh nầy làm rõ chỗ Phật khai mở tri kiến? Phật dùng tất cả những loại trí; Phật dùng Phật nhãn để thấy, khai trí nhãn nầy và gọi là Phật tri kiến. Vì sao lại lấy 5 hằng sa sanh ra để giải cho 8 phần để thí dụ cho việc chưa nhập vào Địa? Xưng đây là khai. Như luận nầy khai ấy chẳng phải khai mở được Phật nhãn. Như đây là trí mà chẳng phải tất cả những trí tri. Chẳng cùng với kinh gặp nhau; cho nên chẳng dùng đến v.v...
Có người giải rằng: Câu đầu là lý do và 3 câu sau là lược giải. Nghĩa là 8 khổ và chướng ngũ trược là quả sẽ được đóng lại. Bây giờ lại bảo trừ ngũ trược. Phật quả tri kiến hiển bày; cho nên nói là khai. Việc cấu uế tích lũy diệt trừ hiển lý; nên gọi là thanh tịnh. Ba câu sau là Văn Tư Tu, khó giống như phía trước.
Có người nói Tam Thừa biệt giáo là Khai. Tam Thừa thông giáo là Thị. Vở ra là Ngộ. Pháp Hoa là Nhập. Lại cũng có người giải rằng: Tam Thừa theo Tông (giáo) là Khai. Vở ra là Thị. Vô lượng nghĩa là Ngộ. Pháp Hoa là Nhập. Đây là 2 lối giải về 3 câu hướng đến kinh kia. Sự tách riêng từng câu nơi Pháp Hoa là sự tách rời mầm mống làm thương hại quá lớn vậy. Có người nói rằng: 30 tâm ấy là Khai. Sơ địa đến lục địa là Thị. Thất địa đến cửu địa là Ngộ. Thập địa là Nhập. Người nầy chê Thông (giáo) hẹp hơn Biệt (giáo). Tạo ra lời nói như vậy là chưa thấy Pháp Hoa kỳ dị, sao lại còn xưng tán? Có người lại dẫn chứng Hoa Nghiêm, phần lầu các Nhơn Vương nhiếp Đại Thừa 17 Địa Luận và cùng với 5 loại phàm phu, tất cả đều có 52 vị. Địa Tiền có 40 tâm, sao lại chẳng dùng đến? Người nầy sai lầm dẫn kinh Hoa Nghiêm. Vì Hoa Nghiêm chẳng làm rõ Thập Tín. Từ đó khiến cho các bộ làm rõ Địa Tiền 40 tâm vị. Tất cả đều chẳng đoạn dứt con đường đạo. Vì sao lại dùng nhơn duyên nầy để giải thích và khai mở tri kiến Phật? Tất cả đều là lời nói dối.
Lại có người trích dẫn giải thích về Tổng, Biệt của luận Tứ Trí, được một lúc, nhưng chẳng dùng được cho việc giải thích nầy về Khai, Thị, Ngộ, Nhập. Khai, Thị, Ngộ, Nhập giống như chỗ có sâu, cạn. Lại nữa ở Tứ Trí vị ấy cao, khai thị theo Thông (giáo) thì có sâu, cạn. Điều nầy chẳng nên làm thí dụ. Người nầy hay thấy một lúc về Thích Luận Tứ Trí; chẳng thể thấy một thời của Khai, Thị.
Có người nói rằng: Chẳng không, chẳng có là Khai; hay không hay có là Thị; không, có chẳng hai là Ngộ; rõ chỗ không, có chẳng hai là Nhập. Người nầy căn cứ theo Nhị Đế để giải thích. Lại cũng chẳng thể đánh bạt ra khỏi Nhị Thừa. Chắc chắn là Pháp Hoa chỉ có một ý.
Lại có người nói: Đạt được cái lý của Tam Đế là Khai; Tam Đế rõ ràng ấy là Thị; chẳng thấy Tam Đế khác một, đó là Ngộ. Nhiệm vận thuận theo dòng chảy, ấy là Nhập. Người nầy dựa theo sự quanh co của Tam Đế để tạo ra nghĩa nầy. Thường chẳng ra khỏi pháp của Bồ Tát; cho rằng đó là Phật Pháp.
Lại có người giải rằng: Phật tri kiến ấy là tất cả trí; tổng cộng các tướng ấy là tri. Tất cả loại trí, biệt tướng ấy là Kiến. Đây cũng chẳng phải là như vậy. Thích Luận làm rõ tất cả trí đó là Thanh Văn trí. Đạo chủng trí, đó là Bồ Tát trí. Tất cả chủng trí, đó là Phật trí. Đây là cách riêng của tất cả chủng trí. Chẳng có 3 trí ở nơi một tâm. Sao lại trí Nhị Thừa phân biệt chỗ thấy của Phật; giải thích về chỗ rõ biết chỗ thấy viên mãn của Phật sao?
Lại có người giải rằng: Tận diệt trí phiền não và thanh tịnh; gọi đây là trí chẳng sanh ra trí nhơn quả. Trung thật tích lũy cứu cánh không sanh; gọi đây là Kiến. Người nầy chấp vào những nhà Thông (giáo) gọi Phật là giáo. Giải rốt ráo là Phật. Cả 2 đều chẳng tương ưng. Như trên các vị Thầy đều trích sai lầm những lời trong kinh. Cả hai đều chẳng thấy ý chính của Pháp Hoa.
Pháp Hoa luận rằng: Một là nghĩa vô thượng, trừ tất cả trí, liền chẳng có việc ngoại lệ. Như kinh: mở Phật tri kiến là làm cho chúng sanh được thanh tịnh; cho nên xuất hiện ra nơi đời. Hai là đồng nghĩa với Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật tánh pháp thân bình đẳng. Như kinh muốn chỉ bày cho chúng sanh về tri kiến của Phật; cho nên xuất hiện ra nơi đời. Phật tánh pháp thân ấy lại chẳng có chỗ sai biệt; cho nên 3 nghĩa ấy chẳng rõ. Nghĩa là người Nhị Thừa chẳng rõ và cứu cánh chỉ có Phật Thừa. Như kinh nói: Vì muốn tỏ ngộ Phật tri kiến; nên xuất hiện ra nơi đời. Bốn là làm cho chẳng được bất thối chuyển địa và hiện ra cùng với vô lượng trí nghiệp. Như kinh nói là: muốn làm cho chúng sanh nhập vào tri kiến Phật vậy.
Luận ấy lần lượt giải thích. Đầu tiên là mở Phật tri kiến làm chỗ vô thượng. Kế đến là mở bày cho Tam Thừa đồng có Phật tánh pháp thân. Tuy làm rõ chỗ Phật trí không trên; nhưng lại lo sợ cho riêng chỉ có Phật; cho nên phần thứ 2 làm rõ cho Tam Thừa giống với hữu. Tuy là Tam Thừa cùng có hữu, mà Nhị Thừa lại chẳng Ngộ, mở bày điều nầy cho rõ biết; tuy là đã rõ rồi mà chẳng được chỗ bất thối. Cho nên lần thứ 4 làm cho được chỗ bất thối.
Lại nữa, một lần nói về Bồ Tát lại khai mở như trước; chỉ bày cho các vị Bồ Tát có nghi ngờ, làm cho rõ biết như thật tu hành. Ngộ ấy là chưa phát tâm Bồ Đề thì làm cho phát tâm. Nhập ấy là đã phát tâm Bồ Đề rồi làm cho nhập vào pháp vậy.
Phần thứ ba là đối với những kẻ phàm phu, khai mở như trước; còn chỉ bày ấy là chỉ bày cho cái có của pháp thân Phật tánh. Ngộ ấy là làm cho ngoại đạo và chúng sanh giác ngộ. Nhập ấy là làm cho nhập vào Đại Bồ Đề. Nay các vị Thầy tạo ra 4 loại giải thích ấy chẳng trái ngược với luận. Luận từng câu, từng câu rồi giải thích. Bây giờ mỗi câu có 4 cách giải thích. Luận ấy làm sáng tỏ chỗ chứng bất thối chuyển địa. Bây giờ tạo ra 4 vị để giải thích. Luận rõ biết Như Lai có thể chứng thật; nay tạo ra 4 trí để giải thích. Luận ấy làm rõ nghĩa giống nầy. Nay tạo ra quán tâm thích. Luận ấy làm rõ chỗ chẳng rõ nơi cứu cánh. Nay tạo ra 4 môn để giải thích v.v…
Nay giải thích về hiển, thật vô lượng pháp, tất cả đều là một. Như trong huyền nghĩa có 10 điều diệu kỳ; tức là 10 loại nhứt. Nên cùng với xưa giải thích thì có 4 loại nhứt. Nếu vô lượng là một thì mỗi sắc, mỗi hương chẳng có đâu là không có Trung Đạo. Nghĩa nầy có thể rõ biết. Nếu tạo ra 11 thì lấp câu văn và sửa lại đủ và tuy chẳng lần lượt với 10 nghĩa ấy cũng chẳng giảm bớt. Vì sao vậy? -Vì ta dùng vô số phương tiện, đủ loại nhân duyên để diễn thuyết các pháp. Đây chính là câu văn khác mở quyền (thừa) vậy. Từ pháp nầy không có phân biệt số lượng về chỗ có thể giải về cái lý hiển mật ấy. Chỉ có chư Phật mới có thể rõ biết về trí hiển mật ấy. Duy chỉ có một đại sự. Phân biệt nhỏ ấy về một; tức là lý. Đại ấy tức là trí. Sự ấy tức là hành. Lý ấy phát ra trí và trí ấy dẫn đường cho hành. Tùy theo nghĩa nầy lại hiển cho hành là một.
Tri kiến ấy là Trí rõ biết nơi lý về con mắt khi nghe nhận giáo pháp. Đế pháp ấy vô vi, tức là vô phân biệt. Dùng vô phân biệt ấy cho nên có sự sai biệt. Về điều nầy, tức là rõ biết chỗ thấy nghe và luận giải về khai, thị, ngộ, nhập. Dùng sự tóm lược để giải chỗ rộng; tức là có 40 vị. Hiển vị thứ nhứt và lấy 4 câu kết làm câu văn soi sáng cho một ấy. Một ấy tức là pháp thân. Lớn ấy tức là Bát Nhã; sự ấy tức là giải thoát, là tạng bí mật; tức là hiển ba pháp làm một. Xuất hiện ở nơi đời, hiển sự cảm ứng ấy làm một. Hay giáo hóa các Bồ Tát, hiển quyến thuộc làm một. Các chỗ đã làm, hiển thần thông làm một. Duy chỉ Phật mới hiểu rõ điều nầy về chỗ mở bày sự giác ngộ cho chúng sanh, hiển lợi ích ấy làm một. Lại dùng một Phật thừa để thuyết pháp cho chúng sanh; đây là hiển thuyết pháp làm một. Kinh văn ấy đã ấn chứng cho nghĩa ấy và lòng tin như bùa đeo. Dẫu có lược thì cũng cùng với xưa tạo ra 41. Số ấy giống nhau, nhưng nghĩa lại khác. Ngày xưa nói rằng quả ấy là một và bây giờ thì nói lý ấy là một. Nương vào nghĩa và nương vào câu văn. Nương vào ý nghĩa nghĩa là: nếu chẳng phải lý làm một thì các việc điên đảo, tất nhiên đều là ma thuyết. Lại chẳng phải là kinh của Phật. Cho nên đầy đủ ở lý là một. Còn nương vào câu văn nghĩa là câu văn ấy xưng tán tri kiến của Phật. Bây giờ giữ chỗ thấy nghe ấy. Sở kiến ấy chính là chân lý và sở tri ấy là cứu cánh. Cứu cánh của chân lý tức là cái lý của thật tướng. Cho nên nói rằng lý ấy là một.
Ngày xưa nói rằng: Nguyên nhân ấy là một và bây giờ lại nói hành ấy là một. Nói về nguyên nhân thì ngôn ngữ đơn giản mà ý nghĩa lại riêng biệt. Hành ấy là một và lời nói ấy thông qua, thu nhiếp lấy nhơn quả. Cho nên nói hành ấy là một. Một người dạy một việc cũng giống với kia. Bây giờ há từ chỗ nói sơ lược, dùng số 41 để làm mất câu văn.
Trước đây giải thích về lý làm một, lại có 4 ý. Một ấy chính là 4 vị; hai là 4 trí; ba là tứ môn và bốn là quán tâm.
Một ấy chính là 4 vị nghĩa là cứu cánh của chân lý chẳng thể rõ thấy và đối với cái biết của con mắt cũng chẳng thể rõ biết được.
Hai là trí ấy có 4, mắt chẳng thể rõ biết được. Chỉ có tất cả chủng trí Phật nhãn mới có thể rõ thấy được.
Kinh nói rằng: Vì muốn làm cho chúng sanh khai Phật tri kiến, nên chẳng luận về Phật quả, tự biết, tự thấy. Nếu nói lệch đi về Phật quả tức là mất đi chúng sanh. Nếu nói về chúng sanh tức là chẳng thấy rõ tri kiến Phật. Do vậy chẳng thể chấp sai về tam giáo hành nhơn. Chỉ có chúng sanh chưa có Phật nhãn Phật trí; nên chẳng thể rõ biết về thật tướng của tri kiến. Viên Giáo tứ vị lại là chúng sanh. Lại có thể phân biệt được Phật nhãn và Phật trí. Tức là cái nghĩa chúng sanh thành tựu. Nghĩa của tri kiến cũng thành. Cho nên theo đây 4 vị nầy dùng sự giải thích về lý ấy là một. Như trong tướng đoan nghiêm ấy lại có 4 loài mưa hoa, biểu hiện vạn điều lành đều quy nhập vào tứ vị và lên trên 4 vị hoa ấy để chỉ cho Phật quả. Nên nói rằng: Vị ấy hiển cho cái lý vậy.
Khai ấy chính là Thập Trụ. Đầu tiên là phá trừ vô minh, khai mở Như Lai tạng, thấy được cái lý của thật tướng. Cái gì là cái lý về tánh đức? Do nơi thông (giáo) biệt (giáo) cả hai chỗ mê hoặc nhiễm trước, khó có thể rõ biết. Sơ tâm ấy có thể đầy đủ đức tin, đầy đủ sự thọ nhận và đầy đủ sự hàng phục, mà chưa thể đoạn được; nên chẳng gọi là khai. Bên trong thêm quán hạnh; bên ngoài cần thêm mưa pháp, phá trừ những hoặc của thông (giáo) biệt (giáo) chứa đựng. Hiển xuất tánh chơn tu, tri kiến hiển nhiên khai phát, như mặt trời mọc thì bóng tối tiêu trừ, cái nhìn có công dụng: Cho nên gọi đây là khai. Nương vào chỗ tu để phá hoặc; cho nên gọi là làm cho được thanh tịnh. Nhơn Vương (kinh) nói rằng: Nhập vào lý Bát Nhã; nên gọi là Trụ. Trụ ấy là Thập Trụ, có ngôi vị của hoa màu trắng. Sự mở bày là làm cho chướng hoặc kia liền trừ được tri kiến và hiển ra nơi thể. Hiển ấy gồm đủ vạn đức và pháp giới đức hiển thị rõ ràng; cho nên gọi là mở bày. Đây tức là Thập Hạnh, biểu thị cho ngôi vị ở hoa (trắng) lớn.
Ngộ ấy là những chướng tiêu trừ, hiển thị cái thể
của pháp giới về việc làm rõ ràng. Sự lý dung thông,
không phải hai. Các vị Thầy thuộc Nhiếp Đại Thừa nói rằng: Như lý mà rõ biết; như số lượng mà rõ biết. Bây giờ lý và lượng không hai; cho nên gọi là Ngộ. Tức là Thập Hồi Hướng ở ngôi vị nhỏ.
Nhập ấy là sự lý dung thông, tự tại vô ngại. Tự tại lưu xuất, tuông chảy từ A đến Z nhập vào biển cả bao la rộng lớn. Như Nhiếp Đại Thừa Sư nói rằng: Như lý như lượng, thông đạt tự tại. Như rõ biết về lượng thì có thể giữ lại cái đức của chúng sanh. Như rõ thấy cái lý thì có thể qua khỏi chỗ mê hoặc. Tức là Thập Địa, lại ở ngôi vị lớn. Rồi đạo đầy đủ vi diệu, vị ấy ở trong một vị; tức là đầy đủ 41 công đức của Địa. Chỉ có khai mà gồm đủ thị, ngộ, nhập và lại chẳng sai khác với tâm nầy. Thường hay dùng như lý để thấy biết; chẳng có phân biệt cái tướng cạn sâu, muốn hiển bày như lượng tri kiến vậy. Phân biệt Tứ vị, phát tâm cứu cánh chẳng ra khỏi hai. Như vậy 2 tâm trước là tâm khó; tức là nói về việc khó, dễ; tức là rõ biết tâm đầu tiên cùng với tâm rốt ráo; nên có sự phân biệt chỗ sám hối rõ ràng về chỗ sâu, cạn; giống như mặt trăng, thể của nó ở đầu và sau đều tròn đầy; nhưng do có sự vọng tưởng nên có sự sai biệt. Tứ vị ấy rõ biết thì tất cả đều chiếu rõ thật tướng, mà nói khai, nhập có chỗ sai biệt là vậy v.v…
Hai là tứ trí. Bây giờ muốn dùng Viên Giáo Tứ Trí để đối với Tứ Vị, chẳng giống như trong Bát Nhã mà Thông giáo đã giải thích. Một là con đường huệ ấy thấy thật tánh của đạo. Trong Phật tánh ấy lại có khai Phật tri kiến. Hai là đạo chủng huệ, rõ 10 pháp giới về những con đường khác biệt và giải rõ tướng của hoặc. Mỗi mỗi như vậy tất cả đều chỉ rõ Phật tri kiến. Ba là tất cả trí, rõ biết tất cả pháp một tướng tịch diệt. Sự tịch diệt ấy chính là ngộ tri kiến Phật. Bốn là tất cả chủng trí, rõ biết tất cả pháp một tướng tịch diệt. Tất cả những hành động và tướng mạo đều nhận ra được. Tức là nhập vào Phật tri kiến. Lại nữa con mắt huệ của đạo ấy như lý nên gọi là Khai. Đạo chủng huệ như lượng; nên gọi là Thị. Tất cả trí về lý và lượng chẳng có hai nên gọi là Ngộ. Tất cả chủng trí về lý và lượng song chiếu nên gọi là Nhập. Đây cũng là thật lý, chẳng có sâu cạn, mà sự sâu cạn ấy là do sự phân biệt mà có. Ba là Viên Giáo Tứ Môn; giải thích chiều ngang về 4 câu đó là: Không muốn -một không thì tất cả đều không. Tức là khai mở Phật tri kiến. Hữu Môn ¬Một có tất cả đều có. Tức là chỉ bày về Phật tri kiến. Lại không, lại hữu môn thì tất cả đều không và đều có. Tức là ngộ Phật tri kiến. Chẳng không chẳng hữu môn là tất cả phi không, phi hữu. Tức là nhập vào Phật tri kiến. Hay thông, liền có 4. Chỗ thông ấy tức là một. Khai, Thị, Ngộ, Nhập đều có thể thông qua những cửa ấy. Chỗ biết, chỗ thấy ấy là cái lý của việc thông kia.
Bốn là nói về quán tâm thích. Quán đây là đối với tâm tánh 3 chân lý chẳng thể rõ biết hết được. Quán nầy làm rõ chỗ thanh tịnh; nên gọi là khai. Tuy là bất khả tư nghì mà có thể phân biệt về tâm của không và giả. Trong tay chẳng giữ gì, gọi là Thị Tâm không và giả ấy tức là 3 mà một; tức một mà ba, gọi đây là Ngộ. Tâm không, giả ấy hay phi không, giả ấy mà chiếu dọi vào không, giả ấy; nên gọi là Nhập. Đây là một tâm ba quán và chia ra làm khai, thị, ngộ, nhập riêng biệt. Cho nên 4 loại ấy giải thích rằng: Thấy lý do của vị và vị ấy lập được là do trí. Trí ấy phát ra là do môn; môn ấy thông là do quán: Quán ấy tức là môn thông. Môn thông cho nên trí thành. Trí thành cho nên vị lập. Vị lập cho nên thấy được lý. Thấy được lý; cho nên gọi lý ấy là một vậy.
Từ „Xá Lợi Phất thị vi chư Phật dĩ nhứt đại sự“ trở đi tức là kết thành cái lý một là nghĩa ấy. Ngày xưa dùng phương tiện để dạy, lại được nghĩa luận về khai, thị, ngộ, nhập mà chẳng phải Phật tri kiến. Cho nên gọi đây là quyền. Bây giờ làm rõ chỗ Phật tri kiến; cho nên nói là thật. Thật ấy tức là cái lý của một vậy.
Từ chỗ „Bảo Xá Lợi Phất rằng: Như Lai hay giáo hóa các Bồ Tát; đây chính là làm rõ ở người là một. Tựu chung ngày xưa dùng phương tiện, nghĩa là dùng để giáo hóa Tam Thừa. Lý thật mà nói là để giáo hóa các Bồ Tát. Như gã cùng tử kia, tự cho là khách nên làm người hạ tiện. Còn Trưởng Giả thì quán thấy thật cho nên đã rõ biết đứa con nầy. Tức đây là người thuộc về một“.
Từ chỗ „Chư hữu sơ tác thường vị nhứt sự“ Quang Trạch cho rằng đây là giáo thuộc về một. Bây giờ nói hành thuộc về một. Cả Tam Thừa đều làm; nên gọi đây là nhiều (chư). Vì Viên (giáo) nên gọi là chư. Nghĩa là đây là một việc. Việc làm nầy đến nơi đâu? Duy chỉ có tri kiến Phật, tức là hành thuộc về ý của một vậy. Lại cũng có thể giữ điều nầy làm chỗ dạy dỗ thứ nhứt. Cho nên Giáo chủ đã nói: Có những chỗ tạo tác, chỉ lấy việc giáo hóa làm sự. Một việc dạy dỗ này là phương tiện. Rốt cuộc người thực hành ấy lấy làm lời nói. Chỗ làm những công việc ấy, tức là hành. Bây giờ chấp giữ vào phương tiện nầy nên gọi hành là một. Rồi thì 4 câu ấy tất cả đều có 2 nghĩa. Cho đến cái lý trong ấy chỉ còn một. Nếu chấp vào chỗ thấy biết; tức là dùng phương tiện ấy là vị thứ nhất. Chỗ thấy biết về cái lý một ấy là phương tiện. Con người trong mỗi câu ấy nếu chấp sự giáo hóa và lời dạy ấy là một, lấy đó làm phương tiện. Nếu chấp vào Bồ Tát lấy người là một, làm phương tiện thì ở trong sự giáo hóa một câu ấy lại chấp vào một Phật Thừa để mà thuyết pháp cho chúng sanh. Lời dạy nầy là một phương tiện. Hay chấp vào ý nghĩa của việc vận hành là hành động của một và lấy đó làm phương tiện, thì 4 câu ấy thông suốt qua sự giải thích về phương tiện.
Từ „Đản dĩ nhứt Phật Thừa“ Quang Trạch lấy đó làm nguyên nhân của một và bây giờ nói là lời dạy của một. Đó là lời dạy của Viên (giáo) Đốn (giáo). Gọi đây là một Phật Thừa. Cho nên Phẩm Tựa nói rằng: Nói kinh Đại Thừa, tức là dạy về ý nghĩa nầy vậy. Tự đã nói về Biệt giáo rồi, tất cả đều gọi là nói thêm; tức là chẳng liễu nghĩa, chẳng phải là Nhứt Thừa của Phật.
Quang Trạch nói rằng: Duyên Giác và Thanh Văn chẳng phải hai. Và hạnh Bồ Tát vô biên là 3. Lại cũng có người nói rằng: Không Bồ Tát, Duyên Giác, lấy đó chẳng phải hai. Vô Thanh Văn, lấy đó chẳng làm ba. Nếu giải thích theo lối nầy thì chỉ có sự tồn tại nơi Thông Thừa, không có Tam Tạng của các Thừa. Có liên quan gì với một Phật Thừa.
Có người nói rằng: Không Duyên Giác lấy đó chẳng có hai. Vô Thanh Văn lấy đó làm ba. Còn nơi Đại Thừa Bồ Tát. Nếu chỉ như vậy thì chẳng có Tam Tạng nơi Nhị Thừa. Chẳng phải chẳng có Tam Tạng nơi Bồ Tát. Điều nầy ngoài ra còn cái gì liên quan đến Phật Thừa? Ở nơi nào kinh luận dùng Thanh Văn để làm bậc thứ ba? Nghĩa là chẳng theo thứ tự với điều nầy, mà tất cả đều là nói dối. Nếu nương vào Ngươi để giải thích thì chẳng có hai mà chẳng phải Duyên Giác; chẳng phải ba mà chẳng phải Bồ Tát. Thứ nhất là Thanh Văn, nên chẳng phải kể là không. Nếu điều nầy như vậy thì sẽ có một sự đảo lộn lớn. Nay nói hay dùng một Phật Thừa là nói về đốn của Phật pháp theo Viên Giáo Thừa. Ngoài ra chẳng có thừa nào cả. Chẳng có lời dạy riêng biệt nào mang đến dùng làm phương tiện để nói cả.
Không hai ấy là không mang tính cách của Bát Nhã làm hai. Không ba ấy là trong phương đẳng chẳng có đối với ba. Như đây thì hai hay ba đều chẳng có. Huống nữa trong Tam Tạng lại có ba sao?
Từ „Xá Lợi Phất nhứt thiết thập phương chư Phật, Pháp diệc như thị“ nghĩa là ở đây thành chỗ tổng kết thứ
5. Cả 3 đời chư Phật, mỗi chương nầy đều làm sáng tỏ chỗ dạy một việc và thực hành một việc. Sau cùng tổng luận về người là một và lý là một. Ở câu văn ấy có thể thấy. Chương ấy tự tạo ra bốn, một lại cũng được như vậy, mà chẳng phải cùng với câu tổng kết để hiển bày.
Trong kinh Bồ Tát Anh Lạc quyển thứ 13 làm rõ 9 đời Phật; quá khứ 3 đời Phật, hiện tại và vị lai cũng lại như thế. Vị lai 3 đời Phật ấy là cổ Phật từ bi nhập vào vị lai, tạo ra đủ loại hình để độ cho chúng sanh là đây vậy. Vị lai hiện tại Phật ấy là việc thọ ký về sau nầy. Vị lai là vị lai Phật, đó là Phật lần lượt chuyển đổi sự thọ ký ở thời vị lai. Quá khứ đã chuẩn bị cho việc nầy; nên có thể biết như thế v.v… Hiện tại hiện tại Phật chính là Đức Hóa chủ. Hiện tại vị lai Phật tức là lần lượt sẽ được bổ xứ. Hiện tại quá khứ Phật, tức là cổ Phật thùy tích là đây.
Từ chương nói về Phật quá khứ, ở đây đầy đủ 6 nghĩa. Lại hay tạo ra 2 loại. Một là khai mở phương tiện; hai là hiển thị sự chơn thật. Cả hai tức là chỉ cho điều ở trên. Cả 2 đều để chỉ cho điều ở dưới. Dùng vô lượng vô số phương tiện để làm sáng tỏ chỗ khai mở quyền thừa vậy. Đó chính là pháp mà tất cả đều là một Phật Thừa; cho nên làm hiển rõ chỗ thật là vậy. Ví dụ như trên về một Phật Thừa tức là lời dạy duy nhất nầy.
Từ „Chư Phật thuyết pháp“. Đây chỉ là nói việc nghe pháp. Pháp ấy bị chúng sanh cùng với con người làm một. Cứu cánh thì tất cả đều được nhứt thiết chủng trí. Rõ biết chủng trí tức là cái lý về một ấy. Có thể hay rõ biết tức là hành thuộc một. Tuy chẳng lần lượt theo bốn, một ấy luôn đầy đủ.
Từ „Chương vị lai Phật“ lại có 2 nghĩa, dùng để chỉ việc bên trên, bên dưới đầy đủ thành 6 v.v…
Từ „Hiện tại Phật môn“. Đây chính là Hóa Chủ. Đây cũng là cái ý về mục tiêu đầu tiên của Phật ra đời. Như trong chương về chư Phật, chỉ dùng Đại Sự Nhơn Duyên mà xuất hiện ra nơi đời. Ở đây lại cũng như vậy. Tuy vì sự nhiêu ích an lạc của chúng sanh mà xuất hiện ra nơi đời. Kế đến là khai mở quyền (thừa) và sau đó là hiển thật. Lại cũng đầy đủ bốn, một vậy.
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú (Hết quyển thứ 4 -Phần trên)
Phần thứ 2 giải thích rộng về chương Thích Ca.
Trong 6 nghĩa ấy chẳng tán thán pháp hy hữu. Đầu tiên khai mở quyền và tiếp đến là hiển thật; ba là cùng với 5 trược giải thích phương tiện; bốn là giảng lược chỗ ngụy đốn và tin một sự thật; năm là chẳng có hư vọng. Ta bây giờ lại cũng như thế. Ta đây chính là Đức Thích Ca. Hiện tại trước ba và sau một. Giống như 4 vị Phật chẳng có khác. Nói cũng như vậy. Rõ biết các chúng sanh có đủ loại ham muốn; tức là ngũ thừa căn tánh dục. Quá khứ gọi là căn; hiện tại gọi là dục; vị lai gọi là tánh. Tâm ấy đắm trước sâu xa, tức là gốc rễ. Phương tiện ấy là tùy nghi khai mở Tam Thừa, quyền pháp và tất cả đều được Nhứt Thừa; tức là hiển thật vậy. Phật Thừa chính là lời dạy chỉ một. Tất cả đều thực hành duy nhất. Đủ loại trí nên biết là lý một.
Từ „Thập phương thượng vô Nhị Thừa hà huống hữu tam“ là phần thứ ba sánh với ngũ trược để giải thích về chỗ khai mở quyền (thừa) vậy. Cùng với 5 trược làm mục tiêu là cái ý đầu tiên. Như trên đã nói về sự khai mở quyền (thừa) và hiển thật. Chưa làm rõ chỗ ẩn của thật và thí cho quyền. Pháp nầy thanh tịnh sâu xa thứ nhất như hư không. Chẳng phải mang đến hai, ba của quyền; huống là riêng lẻ 3 hay riêng lẻ 5 về quyền. Chỉ vì 5 trược chướng nặng; nên sự thật ấy chẳng được tuyên dương. Nên thí về quyền của 5 riêng l ẻ hay 3 riêng l ẻ cũng thí về quyền của 2 hay 3 mang lại. Cho nên nói đây là Nhứt Thừa, phân biệt nói làm ba. Phân biệt nói đối với 2,3ấylàđểđốivới5 lẽhay3 ấyvậy.Ngũ trượcởđây tự có 4 sự khác biệt. Đầu tiên là xướng số; hai là liệt danh; ba là thể tướng; bốn là thích kết. Xướng số, liệt danh như câu văn. Như vậy là làm rõ chỗ thế tướng. Ở kiếp trược, chẳng có chỗ riêng biệt. Kiếp ấy chính là thời gian dài. Sát na là thời gian ngắn. Đối với 4 trược lập nên là giả danh. Câu văn gọi đây là kiếp loạn. Tức là ở ý nghĩa nầy vậy. Chúng sanh trược, lại cũng chẳng có thể riêng biệt, thấy có mạn và quả báo được thành lập là giả danh. Câu văn ấy nói rằng chúng sanh sâu dày tức là ý nghĩa nầy. Phiền não trược dùng để chỉ cho 5 độn sử làm thể. Kiến trược dùng để chỉ cho 5 lợi sử làm thể. Mệnh trược ấy dùng để chỉ cho sự gìn giữ tâm sắc ấy làm thể v.v…
Tướng ấy là 4 trược tăng thêm và tụ lại vào lúc nầy, tham si tăng gấp và chiến tranh bắt đầu, tham dục tăng lên; nên đói khát hoành hành. Ngu si tăng dần; nên bệnh tật lại nổi lên. Tam tai khởi lên; cho nên phiền não tăng gấp đôi và làm hưng thịnh chỗ thấy và tạo thành chỗ đốt cháy. Sự thô xấu của sắc tâm ác gọi là uế xưng. Tuổi thọ bị giảm do trược gần gũi, như nước cùng với gió, sóng thổi mạnh thì cá, rồng trôi giạt, chẳng còn một loại gì thì lúc ấy lại bị đốt cháy. Như ở thời kỳ nhiếp sơ từ Quang Âm Thiên bị rơi vào cõi đất và đất ấy lại có dục. Như từ cõi trời Đao Lợi nhập vào vườn thô nhám và từ vườn ấy sanh ra tâm đấu tranh. Đây gọi là tướng của kiếp trược vậy.
Phiền não trược là do biển tham ấy chảy vào chưa đầy đủ; nên sân vẫn vào và độc ấy khiêu khích thế gian và sự ngu si ám muội qua đó thấm sâu vào cùng với ngã mạn cao thấp khiến cho không đủ chỗ, làm cho lưới nghi không tin tưởng lại chẳng thể cho biết sự thật. Đây chính là tướng của phiền não trược vậy.
Kiến trược nghĩa là không có người nói là có người; có đạo nói là vô đạo; 16 tri kiến thành 62 v.v… Lại giống như lưới giăng; lại giống như rừng rậm; trói buộc khắp nơi chẳng thể ra khỏi. Đây chính là tướng của kiến trược.
Chúng sanh trược ấy là sự nắm giữ của sắc tâm và lập nên một chủ tể, giống như keo sơn không có vật nào chẳng thể dính được, lưu chuyển nơi 6 đường, thọ sanh nhiều chốn khác nhau. Như lòng tham cho là ngắn và nói dài lâu tức là giàu. Đây chính là tướng của chúng sanh trược.
Mệnh trược nghĩa là sáng mới sanh ra chưa gì thì đã biến và tối lại mất, như sáng chuyển, khói bay, hơi thở mong manh, chẳng trụ lại. Đây là tướng của mệnh trược. Tướng trược ấy của chúng sanh có nhiều chẳng thể nói đầy đủ hết được. Dần dần phiền não lấy đó làm căn bản. Từ hai trược nầy thành chúng sanh. Từ chúng sanh có sự liên hệ giữ gìn mạng sống. Việc nầy trải qua 4 lúc, gọi đây là kiếp trược. Nói đơn giản là vậy.
Hỏi: 5 trược nếu có chướng ngại lớn thì tại sao trong Hoa Nghiêm chưa trừ bỏ trược ấy, mà kẻ nghe pháp ấy là gì?
Đáp: Đây là 4 câu phân biệt. Một là Đại Thừa lợi căn nhưng nhiều chướng duyên. Dùng lợi căn ấy; cho nên chướng nặng chẳng thể chướng. Ở quốc độ nầy Hoa Nghiêm đầu tiên khai mở Đại Thừa là đây. Hai là lợi căn nhưng chướng nhẹ. Ba là căn độn và chướng nhẹ. Ở nơi Tịnh Độ kia nghe Đại Thừa là đây. Bốn là căn độn và chướng nặng. Như nơi nầy Thân Tử giải trừ những chỗ ô trược, rồi mới nghe Đại Thừa là đây vậy.
Hỏi: 5 trược chướng ấy có nơi Tiểu Thừa không?
Đáp: Cả Tiểu Thừa cũng có điều nầy; nên phân biệt qua 4 câu như: Tiểu Thừa lợi căn che chở những chướng nhẹ nên chẳng thể chướng. Thân Tử là trường hợp nầy. Lợi căn che chở chướng nặng lại chẳng thể chướng và Ương Quật (Vô Não) là trường hợp nầy. Lợi độn che chở ít, lại chẳng thể vì đó mà chướng, Bàn Đặc là trường hợp nầy. Căn độn che chở chỗ nặng. Đây sẽ thành chướng chẳng thể nghe nơi Tiểu Thừa. Kẻ chẳng được độ là đây.
Hỏi: Tự có chẳng phải chỗ Hoa Nghiêm, chẳng phải nơi 3 tạng mà được nghe Đại và Tiểu Thừa là cái gì vậy?
Đáp: Đây tựu chung là 4 giáo; trong những giáo ấy tạo ra 4 cửa phân biệt. Kẻ lợi căn che khuất chỗ nhẹ, khi nghe thì chẳng không, chẳng có và được vào cửa. Kẻ lợi căn và bị che khuất nặng thì khi nghe lại không đồng thời lại có cửa vào. Căn độn che khuất chỗ nhẹ, khi nghe được vào không môn. Kẻ độn căn che khuất chỗ nặng, người nghe có nhập vào cửa. Cả hai đều có 4 cửa. Về Tiểu Thừa phân biệt hai giáo tứ môn. Còn về Đại Thừa phân biệt rõ ràng có thể giải rõ được v.v…
Hỏi: 5 trước ấy một lần trải qua. Vì sao chướng lớn mà không phải chướng nhỏ?
Đáp: Chúng sanh trược nặng, vọng tính ngũ ấm làm 4 đức, nếu nghe về thường ngã, tức liền chấp không là có. Xưa có người Thầy thuốc chẳng biết sữa bò xấu tệ; chẳng biết căn nguyên của bịnh do đâu; chẳng rõ thuốc nào có thể chữa khỏi, chẳng biết rõ ràng nên trược chướng ấy lớn. Câu văn lại nói rằng: Ta nếu tán dương Phật Thừa, còn chúng sanh chìm đắm ở khổ sở; tức là nghĩa nầy vậy. Nếu nghe về vô thường, khổ, không tức là xa lìa sự sanh tử, vui với Niết Bàn. Phá trừ điều tà v ạy kế chấp nầy. Ngũ trược chẳng chướng nơi Tiểu Thừa.
Kinh rằng: Lúc suy nghĩ mười phương chư Phật đều hiện ra Phạm âm để an ủi ta. Tức là ở nghĩa nầy. Về ngũ trược luận Tứ Tất Đàn (bốn việc thành trược) thì thời kỳ kiếp mạng ở thế giới nầy chúng sanh thấy đây là người, dùng phiền não để đối trị. Dùng tam Tất Đàn để trừ ngũ trược nầy, sau đó vì nói Đại Thừa đệ nhất nghĩa Tất Đàn. Nếu luận về nhơn quả; tức là 2 nguyên nhân và 3 kết quả. Một là người và 4 pháp; 4 pháp trong một lúc. Hai là báo chướng với phiền não chướng, nghiệp ở trong thời gian nầy; chúng sanh là nguyên nhơn, trở thành giả. Mạng ấy cũng tương tục giả. Tướng ấy đợi sự giả có thể rõ được. Chúng sanh thọ nhận sự giả lập nầy. Bốn là pháp giả. Gọi sự giả lập nầy thông qua 2 nơi. Phiền não thấy ở nơi phàm phu ngoài 3 thông của phàm thánh. Mạng ấy ngắn, kiếp ấy dài, ngoài 3 thông dài ngắn. Kiếp ấy là một lúc. Mạng ấy mang đến lúc luận về pháp. Kiếp ấy thông trong ngoài. Mạng ấy thường ở bên trong. Ba Tiểu ấy làm hại người mà chẳng hại vật. Ba Đại ấy hại vật mà chẳng hại người. Tiểu kiếp thường ở nơi con người, Đại kiếp thường thông qua sắc giới; mạng ấy thông qua 5 đường và 3 cõi. Kiếp ấy cùng chung với trược và 4 ấy mỗi mỗi đều trược. Tiểu kiếp là kiếp trược. Đại kiếp trải qua trược chẳng trược. Từ 8 vạn đến 10 tuổi là Tiểu kiếp. Ngược lại 80 là Đại kiếp.
Hỏi: Khi nói về 5 trược, vậy thì 5 thanh là gì?
Đáp: Lấy thí dụ tà chánh tam độc. Tà đó là ngũ trược; chánh ấy là 5 thanh. Ở cõi Tịnh Độ kia chẳng có tà và tam độc. Tức là ngũ trược chướng nhẹ là ở nghĩa nầy có thể rõ được v.v…
Từ „Nhược ngã đệ tử tự vị“ trở đi. Đây chính là 4 điều đơn giản để giải thích về chơn. Là đệ tử Phật có thể tín giải được. Nếu chẳng tin giải thì chẳng phải là chơn đệ tử; lại chẳng phải là La Hán. Lúc thúc bách, làm cho chúng tin nhận và thọ trì, tín giải. Tựu chung câu văn nầy chia làm hai. Đầu tiên là giản lược nói về chơn ngụy. Hai là khai trừ giải thích việc nghi ngờ; đơn giản lại có 2. Đầu tiên là chẳng nghe chẳng biết, không phải là chơn đệ tử. Kế tiếp là nghe mà chẳng tin nhận, thành ra là tăng thượng mạn. Như ở đời đệ tử tùy thuận theo Thầy để được nhận pháp truyền lại. Chẳng nghe chẳng rõ tức là chẳng có pháp nào có thể thuận theo. Nghĩa là đệ tử nào mà Như Lai ngày xưa nói về 5 trược và mở cho 3, người tùy thuận thì được Niết Bàn, được nghe thì được rõ; gọi đây là đệ tử, làm cho ngũ trược được tiêu trừ. Vì ngươi mà nói một. Ý gì mà chẳng nghe chẳng rõ? Chẳng nghe ấy là chẳng nghe lời dạy về một; chẳng rõ ấy là chẳng rõ hành là một. Phi chơn tức là chẳng phải cái lý nơi một. Phi đệ tử tức là chẳng phải người là một.
Tiếp theo „Từ hựu Xá Lợi Phất“ trở đi, phần thứ 2 làm rõ chỗ chẳng tin tưởng và trở thành tăng thêm việc kiêu ngạo. Đây chính là sự đốc thúc làm cho tin tưởng. Vì sao ngươi lại tự nghĩ về thân sau? Thân thì thật là vô lượng; thật chẳng phải thân sau. Ngươi tự nghĩ về cứu cánh; giống như 200 do tuần, thật chẳng phải rốt ráo. Chưa được mà nói đã được, há chẳng tăng thêm chỗ cao ngạo sao? Bậc chơn A La Hán là không còn trược ở căn, lợi và trí, chẳng phải rốt ráo. Tin vào pháp chơn thật nầy chứ chẳng phải thân sau; nên chẳng khởi lên sự cao ngạo. Rõ biết chẳng phải cứu cánh, lại tin vào cứu cánh. Tức là tin vào cái lý nầy. Chẳng tăng thêm sự cao ngạo tức là thành hạnh thứ nhứt. Sự tin tưởng ấy tức là tin vào giáo pháp, mà lời dạy ấy là một. Là đệ tử Phật, tức là một người trong ấy, trừ khi Phật diệt độ rồi.
Phần thứ hai là khai trừ và giải thích chỗ nghi ngờ. Trước tiên là khai mở và trừ đi. Trừ đi nghĩa là sau khi Phật diệt độ, chẳng thành cao ngạo nữa.
Tiếp theo từ „Sở dĩ giả hà Phật diệt“ trở đi làm rõ chỗ người tốt khó được sâu xa và trải qua việc khó giải thích, lại cũng chẳng thành chỗ cao ngạo. Nếu Phật còn tại thế, nói đúng kinh nầy; chẳng tin tưởng, chẳng thọ trì thì chẳng phải là bậc chơn A La Hán, thành kẻ cao ngạo. Nếu sau khi Phật diệt độ rồi mới chứng A La Hán lại chấp vào quyền của kinh mà chẳng tin vào pháp Viên (giáo), khi nghe được nhận là người chẳng cao ngạo. Lại nữa, tuy Phật nhập diệt mà ở nơi kinh nầy chẳng tin, chẳng thọ trì thì có phải là tăng thêm sự cao ngạo chăng? Tức là việc nầy sẽ khai trừ. Phật diệt độ rồi tuy có kinh nầy và văn nghĩa giải thích về điều nầy thì người nầy thật khó gặp. Cho đến làm cho La Hán chẳng tin, chẳng giải. Lại nghe được, chẳng phải tăng thêm sự cao ngạo.
Kế đến là giải thích về nghi ngờ. Nếu sau khi Phật diệt độ, người giải kinh thật là khó gặp được bậc La Hán, tức là đã vào Niết Bàn vĩnh viễn rồi sao? Liền giải thích rằng: Tuy rằng người nầy nghĩ rằng sanh sau khi Phật diệt độ và khi xả bỏ thân nầy rồi liền sanh vào các quốc độ khác ở bên ngoài, gặp được những vị Phật để được nghe kinh nầy. Liền đó rõ được.
Hỏi: Theo Thích Luận quyển thứ 33 phẩm Tốt Định nói rằng: Các vị A La Hán thọ thân ở đời trước và thân ấy ắt mất đi, rồi trụ ở xứ nào mà đầy đủ được Phật đạo?
Đáp: Các vị A La Hán lậu tận nhơn duyên không còn nơi 3 cõi, liền chẳng sanh lại nơi 3 cõi, ra khỏi 3 cõi và những cõi bên ngoài ấy là những cõi Phật thanh tịnh, không có những sự phiền não. Ở nơi những quốc độ ấy nghe Phật nói kinh Pháp Hoa và đầy đủ Phật đạo, liền đó theo kinh Pháp Hoa và nói rằng: Có bậc A La Hán, nếu chẳng nghe kinh Pháp Hoa, tự mình rõ biết đuợc sự diệt độ, thì ta ở cõi kia sẽ vì đó mà nói việc nầy. Ngươi sẽ làm Phật. Luận ấy liền dẫn kinh nầy để làm chứng. Bây giờ giải thích kinh và sẽ trở lại luận giải.
Sư Nam Nhạc nói rằng: Ngoài Phật thì nương vào 4 nơi. La Hán gặp và nghe kinh rõ biết. Lại nữa La Hán tu niệm Phật và ở yên nơi chỗ thấy của 10 phương Phật. Vì đó mà nói kinh nầy, liền được rõ suốt. Lại nữa kẻ phàm phu thực hiện từ chỗ khổ đến việc sám hối và thấy được 10 phương Phật, vì đó nói và lại được rõ biết.
Nam Nhạc bảo: Nếu thật là A La Hán thì tất nhiên tự biết Pháp Hoa và có ý chí cầu nơi Đại Thừa. Lợi căn cho nên tự rõ biết. Những người trung và hạ căn thì nghe cho đủ mới biết. Cho nên gọi là Văn tri. Sao lại ở nơi sau khi Phật diệt độ chẳng nghe kinh Pháp Hoa; hoặc nghe mà chẳng tin và gặp Phật bên ngoài mới được giải nghi cho? Kẻ phàm phu ở đời mạt pháp còn hay tin, hà huống là những bậc Thánh nhơn sao? Trừ khi sau Phật diệt độ là chỉ cho phàm phu vậy.
Có người nói rằng: Phàm phu chưa chứng được pháp tướng; cho nên chỗ thấy chẳng rõ và tâm chấp, chẳng cố định chỗ nào và lấy đó, dễ tin. Còn La Hán chứng được pháp tướng, chỗ thấy rõ ràng, chấp vào tâm kiên cố, khi nghe nói khác, chưa liền tin nhận; cho nên chẳng tin ở nghĩa nầy là tất nhiên vậy. Do vậy Thân Tử nói: Chẳng phải ma tạo Phật, làm não loạn tâm ta sao? ¬Nếu từ nghĩa nầy thì để chỉ cho các bậc La Hán, chứ chẳng phải để chỉ cho phàm phu v.v… Ở đây gặp điều giải thích khác thì chẳng dùng nghĩa nầy vậy.
Từ „Xá Lợi Phất“ trở đi, phần thứ 5 làm rõ chỗ không hư vọng. Đó là dừng lại việc có tâm hủy báng. Việc nầy lại chia ra làm ba. Đầu tiên là khuyến khích tin vào những điều chơn thật mà Đức Thích Ca nói. Cho nên nói rằng: Các ngươi nên một lòng tín, giải, thọ trì lời Phật nói. Thứ đến là khuyên nên tin ở chư Phật. Cho nên nói rằng: Chư Phật nói không bao giờ hư vọng. Con đường của chư Phật giống như sự tin nhận của Di Ca vậy. Sau đó kết luận chẳng hư vọng. Cho nên nói rằng: Chẳng có thừa nào khác, duy chỉ có một Phật Thừa thôi.
Phần thứ 2 là kệ tụng có 121 hàng và chia ra làm 2. Đầu tiên có 4 hàng; mỗi câu tụng bên trên đều có đáp lại. Sau đó có 116 hàng và 3 câu tụng bên trên là chính thức đáp lại. Câu hứa đáp lại bên trên lại có 3 nghĩa là thuận theo đó mà dạy bảo đơn giản và làm cho chẳng tùy thuận theo, mà hay tụng theo lời dạy đơn giản. Sự đơn giản ấy đối với chúng lại chia làm 2. Đầu tiên 3 hàng rưỡi, tụng trên 5.000 lượt. Kế tiếp 2 câu tụng bên trên, đại chúng được thanh tịnh. Kế đến một câu tụng răn dạy để nghe. Những kẻ kiêu ngạo, ngã mạn chẳng tin nơi tứ chúng đều có. Đối với hàng xuất gia có 2 chúng; có nhiều người tu được thiền định; nhưng khoa trương quả Thánh. Chấp chặt một bên, rồi kiêu ngạo và đối với người thế tục hay cao ngạo và khởi tâm ngã mạn. Người nữ trí mỏng và sanh nhiều tà tích (hẹp hòi) chẳng tự thấy được chỗ sai nầy. Ba là mất chỗ che tâm, chứa đựng sự tổn thương và đức ấy tự chẳng thể phản tỉnh. Người nầy chẳng xấu hổ. Nếu tự thấy được chỗ sai quấy thì cũng có vị Tăng xấu hổ vậy. Còn đối với giới có chỗ khiếm khuyết và không đầy đủ luật nghi, gọi đây là khuyết. Định ấy cùng với đạo và cùng với hữu mất đi, nên gọi là lậu, chẳng có con đường nào định cả; cho nên bên trong khởi lên ác giác, như ngọc kia có chứa vết ngọc. Chẳng có luật nghi cho nên bên ngoài thì thân, miệng động loạn, giống như ngọc kia lộ ra vết nứt; che giấu tội lỗi và tự đắc; cho nên gọi đây là hộ tích. Kẻ trí nhỏ chẳng được học cái trí vô học, mà chỉ có trí nhỏ của thế gian. Vọng nói hữu lậu, lấy đó làm vô lậu. Ở trong cái nhỏ ấy lại càng nhỏ; cho nên nói là trí nhỏ. Kẻ bại hoại ấy chẳng có vô lậu, thiền định thấm nhuần cho nên giống như bã mía. Chẳng có lý giải về trí huệ; cho nên như bã đậu. Đây chính là 5.000 người ở trong thế gian thiền, mà như bã đậu. Chủ nghĩa giải thích như bã đậu là đối với việc nầy câu văn mất đi sự chú giải rõ ràng, giống như trấu, không phải là gạo. Lại nữa kẻ bại hoại ấy giống như người chẳng có căn cơ lớn. Cành lá ấy dụ cho không phải là bậc trượng phu; tất nhiên chẳng thể dùng vào đâu được; cho nên trở lại thừa thãi.
Xá Lợi Phất lành nghe, tức là bài tụng bên trên rồi hứa khả giáo huấn và lời dạy ấy làm cho lành nghe.
Từ „Chư Phật sở đắc pháp“ trở đi có 116 hàng 3 câu. Lời tụng bên trên là lời đáp chơn chánh. Lại chia làm
2. Đầu tiên là từ „chư Phật sở đắc pháp“ trở đi có 73 hàng 1 câu; tụng 4 chương về Phật môn. Từ „kim ngã diệc như thị“ trở đi có 43 hàng rưỡi, tụng bên trên về chương Thích Ca môn. Tổng cộng, lần đầu ấy lại chia ra làm 4. Đầu tiên từ „chư Phật sở đắc“ trở đi 34 hàng 3 câu; tụng bên trên về chư Phật môn. Từ „quá khứ vô số kiếp“ trở đi, phần thứ 2 có 27 hàng rưỡi, tụng về quá khứ Phật môn. Từ „vị lai chư Thế Tôn“ trở đi, phần thứ 3 có 6 hàng rưỡi, tụng về vị lai Phật môn. Từ „thiên nhơn sở cúng dường“ trở đi, phần thứ 4 có 4 hàng rưỡi, tụng về hiện tại Phật môn. Bây giờ gom lại đầu tiên tụng về chư Phật môn. Cùng với văn trường hàng, lại có 3 điều khác nhau. Một là đây và kia không hỗ tương nhau; hai là trước sau giữ đó xuất hiện và ba là khai, đóng chẳng giống nhau. Bên trên có pháp ca ngợi, tán thán, hy hữu, mà chẳng có ngũ trược mà chẳng tán thán pháp. Đầu tiên bên trên là tán thán pháp và kế đến là làm rõ chỗ không hư vọng. Khai quyền hiển thật. Bây giờ trước tiên là khai quyền hiển thật và sau đó làm rõ chỗ chẳng hư vọng. Bên trên khuyến khích về niềm tin và không hư vọng, hợp lại nói chung. Bây giờ phân ra khuyến khích về niềm tin, chia cắt với sự không hư vọng ấy. Riêng bên trên dùng phương tiện của Đức Thích Ca giải thích về sự thành Phật là quyền. Kệ ấy lấy sự thật của Đức Thích Ca. Giải thích việc thành Phật là hiển một. Đây là 4 việc khác biệt.
Từ đầu câu văn tụng lại chia ra làm 5. Đầu tiên từ „chư Phật sở đắc pháp“ trở đi có 5 hàng 3 câu, tụng về việc chư Phật thí cho quyền. Hai là từ „ngã thiết thị phương tiện“ trở đi có 13 hàng, tụng về việc chư Phật hiển thật. Ba là từ „nhược nhơn tín quy Phật“ trở đi có 4 hàng rưỡi, tụng về chương chư Phật khuyến khích tin tưởng. Bốn là từ „nhược ngã quá chúng sanh“ trở đi có 9 hàng rưỡi, văn trường hàng, tụng về ngũ trược. Năm là từ „ngã hữu phương tiện“ trở đi có 2 hàng, tụng phía trên về sự chẳng hư dối.
Bây giờ đầu tiên giải thích về khai quyền. Câu văn nầy lại có 2. Đầu tiên là 4 hàng một câu tụng, chính thức thí cho quyền. Kế đến 1 hàng rưỡi tụng kết luận về cái ý của việc thí quyền. Bây giờ đầu tiên nơi chư Phật được các pháp; tu đạo được pháp nơi các quyền. Từ „vô lượng lực“ trở đi, tụng bên trên vô số phương tiện, đủ loại nhân duyên, diễn nói các pháp.
Tâm niệm của các chúng sanh như trên tụng về sự tùy nghi thuyết pháp. Trong khi tụng phát ra rộng rãi tướng của sự tùy nghi. Tức là chiếu đến căn cơ nơi 9 pháp giới và nói về 7 phương tiện. Tổng cộng nói 97 chuyển thể phân định được. Cho nên nói rằng tùy theo sự nghi ngờ của dục; nên ứng dụng về thế giới Tất Đàn. Tùy theo tánh ấy; nên dùng con người Tất Đàn. Tùy theo ác nghiệp ấy; nên ứng dụng về sự đối trị với Tất Đàn. Hiện khởi sự hy vọng, gọi đây là sự nhớ nghĩ. Pháp môn chẳng giống nhau nhiều loại, quá khứ huân tập lại và gọi đây là tánh. Hiện tại vui vẻ, gọi là dục; hoặc có thể huân tập các dục lại thành tánh. Khi thành tánh lại sanh ra thói quen về dục v.v…
Nghiệp lành dữ là do 7 phương tiện ấy chuyền mãi chuyền mãi về việc lành dữ v.v… Phật dùng quyền trí để chiếu đến những phương tiện của tánh dục. Sau đó dùng những nhân duyên thí dụ, tùy theo chỗ mà tuyên nói 9 bộ kinh. Nói theo nghĩa đen là có 12 bộ. Kẻ độn căn vui với pháp nhỏ có một hàng rưỡi; kết lại về ý của việc thí quyền. Kiếp trước căn độn; đời nầy chẳng có cơ duyên; chẳng sâu nghe về Đại Thừa; cho nên nói rằng: Chẳng thực hành sâu xa nơi đạo vi diệu. Đời trước tham đắm, chướng nặng; đời nầy gặp nhiều khổ não. Tuy có thể nghe ít; cho nên nói là vì đây mà nói Niết Bàn.
Từ „ngã thuyết thị phương tiện“ trở đi gồm 22 hàng tụng về chư Phật hiển thật. Câu văn ấy lại chia ra làm 4. Đầu tiên là 3 hàng, tụng về cái lý thứ nhất, làm cho được vào Phật huệ. Tụng phần bên trên là một đại sự nhân duyên vậy. Quyết định nói về Đại Thừa. Nói chung là tụng ấy nhằm khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến. Lấy việc vào Đại Thừa làm căn bản. Phần tụng bên trên thuộc về nhập Phật tri kiến.
Từ „Phật Tử tâm tịnh“ trở đi gồm 24 hàng rưỡi. Bên trên tụng về chư Phật Như Lai hằng giáo hóa các vị Bồ Tát, để làm sáng tỏ cho người là một. Bên trên trực tiếp nói về sự giáo hóa Bồ Tát ở trong các kệ tụng. Rộng bày phương tiện cho con người, tất cả đều thành con người thật.
Có Phật Tử tâm thanh tịnh tức là dạy riêng cho người. Vì Phật Tử nầy mà nói kinh Đại Thừa, được thọ ký nên tâm vui mừng; tức là thành Viên giáo và là người chơn thật. Thanh Văn hoặc Bồ Tát; Thanh Văn cùng với Duyên Giác hay Bồ Tát cùng với lục độ. Cùng với Thông giáo thì các Bồ Tát đều sẽ thành Phật đạo; ấy là điều chẳng nghi ngờ; tức là 7 loại phương tiện, chẳng phải chẳng là Phật Tử. Tức là tụng về con người thứ nhất.
Từ „Thập phương Phật độ trung“ trở đi có 31 hàng 3 câu, tụng bên trên về Như Lai thường dùng một Phật Thừa để thuyết pháp cho chúng sanh; chẳng có Thừa nào khác; hoặc 2 hoặc 3 cả. Nếu 10 phương chư Phật chỉ nói có một pháp; tức là nói điều dạy dỗ nầy là một. Giả danh làm kẻ chỉ đường, tức là dạy cho phương tiện vậy. Tạm gọi là 3 lời dạy. Hiển Phật huệ là một cách dạy. Câu văn nầy rõ ràng. Chẳng có dư thừa. Không có biệt giáo trong ấy, cũng chẳng ngoài Viên (giáo) nhập biệt vào.
Vô nhị có nghĩa là không hai trong thông giáo, gồm nửa tướng của sự đầy đủ. Vô tam nghĩa là không có 3 của Tam Tạng. Như đây là 2, 3. Tất cả đều là giả danh tự dùng để chỉ bày cho các chúng sanh. Nay chỉ để cho một vị Phật thuộc Viên giáo thừa.
Từ „Chư Phật xuất ư thế duy thử nhứt sự thật“ trở đi; phần thứ 4 ấy có 3 hàng 3 câu. Tụng bên trên chỗ các việc làm, thường là một việc làm và một câu văn vậy. Sự ấy chính là việc làm. Cuối cùng chẳng dùng Tiểu Thừa để tế độ chúng sanh; tức là tụng bên trên thường lấy ý là một đại sự. Phật tự tại Đại Thừa, dùng điều nầy để độ chúng sanh. Tụng bên trên chỉ dùng tri kiến của Phật để chỉ bày chỗ ngộ cho chúng sanh. Sau đó một hàng thì giải thích về việc chẳng dùng cái nhỏ để độ, là ý nầy.
Từ „Nhược nhơn tín quy Phật“ trở đi; phần thứ 3 gồm 4 hàng rưỡi; tụng bên trên nhằm khuyến khích về niềm tin. Bên trên nói: Các ngươi nên tin chỗ Phật nói. Trong tụng ấy lại có 2. Đầu tiên có 2 hàng rưỡi đưa ra kết quả của việc khuyến khích về niềm tin.
Hai là từ „Xá Lợi Phất“ trở đi gồm 2 hàng đưa ra nguyên nhân khuyến khích về niềm tin, đưa ra kết quả. Đầu tiên một hàng rưỡi ấy sánh với nội tâm. Nếu người nào tin tưởng và nương vào Phật Như Lai thì chẳng bị cuồng loạn, làm cho tâm Phật thanh tịnh. Vô minh, bỏn xẻn và các việc ác được đoạn trừ và nói về tâm thanh tịnh; cho nên điều nầy có thể tin được.
Từ „Ngã dĩ tướng nghiêm thân“ trở đi gồm một hàng, làm rõ ngoại sắc, thân tướng rõ ràng, dính mắc vào ánh sáng đoan nghiêm. Bên trong không có những chỗ tối tăm và bên ngoài có ánh sáng. Tức là miệng chẳng nói điều dối trá. Vì đó mà người tôn trọng. Nói Đại Thừa ấn tức là có thể tin nhận thọ trì.
Từ „Ngã bổn lập thệ nguyện“ trở đi gồm 2 hàng. Đây là đưa ra nguyên nhân, khuyến khích sự tin tưởng. Đây lại cũng chia ra làm 2. Đầu tiên từ „ngã bổn lập thệ“ trở đi gồm một hàng đưa ra thí dụ ngày xưa; hai là từ „như ngã tích“ trở đi gồm một hàng, làm rõ chỗ nguyện đầy đủ. Ta xưa thệ nguyện chẳng phải tự thệ nguyện giác ngộ, mà lại thệ nguyện cùng với chúng sanh đồng vào trí huệ Phật. Bây giờ để trả lại lời thệ ấy cho nên nói: Điều nầy lại có thể tin được. Bây giờ giác ngộ tức liền đầy đủ. Chúng sanh lại cũng được vào. Ngươi liền chứng vào trí huệ của Phật. Lại nghiệm đến lời thệ nguyện của ta chẳng có hư vọng. Kết quả là đưa ra cái nguyên nhân để khuyến khích về niềm tin.
Hỏi: Lời thệ căn bản ấy liền phổ cập cho chúng sanh ngày nay hay nhiều. Nguyện ấy nói sao được đầy đủ?
Đáp: Phật 3 đời làm lợi ích cho muôn vật. Bây giờ làm rõ chỗ hiện tại và luận về lời nguyện ấy đầy đủ vậy.
Từ „Nhược ngã ngộ chúng sanh“ trở đi; phần thứ 4 có 9 hàng rưỡi, đưa ra vấn đề ngũ trược. Bên trên làm rõ 5 trược tại chương nói về Đức Thích Ca. Bây giờ tụng câu văn tại tổng Phật môn; cuối cùng là trong Thích Ca môn, lại liền phát sinh ra nữa. Đây là làm rõ chỗ chư Phật cùng ra đời nơi ngũ trược, Tất cả gồm trước 3 và sau một. Câu văn nầy chia ra làm 4. Đầu tiên một hàng. Tổng nói rõ chướng ngũ trược là lớn. Kế đến 6 hàng làm rõ chỗ riêng biệt của ngũ trược chướng và thứ ba là 31 hàng làm rõ chỗ ngũ trược. Cho nên phương tiện nói chỗ nhỏ. Bốn là gồm một hàng rưỡi, làm rõ chỗ Đại và nói Tiểu. Tiểu ấy là dùng để trị ngũ trược và đại nguyện ấy cũng sẽ được như vậy.
Nếu ta gặp chúng sanh nghĩa là trong A Hàm 12 nói rằng ở kiếp sơ từ cõi trời Quang Âm sanh xuống thế gian nầy. Chẳng có trật tự nam nữ, họ cùng chung sống với nhau trong đời; cho nên gọi là chúng sanh. Đây để chỉ cho chỗ đầu tiên vậy. Nếu nắm giữ được ấm của chúng sanh thì có sự giả hợp; cho nên gọi là chúng sanh. Đây chính là làm rõ một thời kỳ thọ báo (thân) nữa. Cũng nói rằng thọ sanh ở nơi nơi; cho nên gọi là chúng sanh. Điều nầy làm rõ nghiệp lực lưu chuyển vào 5 đường. Chánh Pháp Niệm nói rằng có 10 loại chúng sanh. Nghĩa là dài, ngắn, vuông, tròn, 3 cạnh, xanh, vàng, đỏ, trắng, tím.
Thế nào gọi là chúng sanh sanh tử dài lâu? Nơi địa ngục thì thân thọ khổ không kể xiết. Tâm niệm có nhiều điều ác. Lúc làm súc sanh thì thân tướng cục mịch thô xấu, tâm tướng bức hách não hại. Lúc làm quỷ thì thân như cái núi đang cháy; tâm như cái vạc nấu nước đang sôi; tà kiến đốt mạnh, rơi vào chỗ ngu si hung ác. Lúc làm người thì thân, miệng, ý thường hay chẳng làm việc lợi ích mà tự mình chuốc khổ. Thân, miệng, ý thường nhớ đến việc chẳng lợi lạc và tự mình cột trói lại. Lúc ở cõi trời thì chìm đắm nơi lục trần, chỉ vui thích đùa giỡn; chẳng nghe chánh pháp, lấp che phước đức và đây gọi là chúng sanh sanh tử lâu dài.
Thế nào là chúng sanh sanh tử ngắn?
Lúc ở địa ngục có một niệm yên tĩnh và tâm giữ giới. Lúc làm súc sanh có một niệm yên lặng và tâm nương vào Tam Bảo. Lúc làm ngạ quỷ có một niệm yên tĩnh, tâm thường tĩnh lặng với các căn. Khi làm người hay tu lục độ, nuôi nấng cha mẹ, cung kính Tam Bảo, dùng việc lành để giữ gìn thân, miệng, ý. Lúc ở cõi trời và khi xả bỏ cõi trời vui liền giữ giới, vui với Thiền Định; giáo hóa tụng đọc, giữ gìn phạm hạnh và ít nói năng. Đây được gọi là sự sanh tử ngắn của chúng sanh.
Thế nào là sự sanh tử vuông vức của chúng sanh?
Như ở cõi Uất Đơn Việt đối với tất cả vật, không làm chủ. Khi xả thân, liền sanh Thiên. Từ trên trời lại sanh lên trời cao hơn nữa. Chỉ hướng đi thẳng lên nơi lành đẹp. Đây gọi là sanh tử theo hình vuông (phương hướng).
Sao gọi là chúng sanh sanh tử theo hình tròn?
Đó là 3 cõi và 4 loài, biến hóa xoay chuyển theo
hình tròn như lửa và khói vậy.
Thế nào là sanh tử theo hình tam giác?
Đó là nghiệp lành, nghiệp chẳng lành và nghiệp vô
ký.
Thế nào gọi là sanh tử theo màu xanh?
Hay vào trong địa ngục tối tăm thường hay sợ hãi
vậy.
Thế nào là sanh tử theo màu vàng?
Ngạ quỷ đói khát dơ bẩn vàng rực vậy.
Thế nào là sanh tử theo màu đỏ?
Súc sanh biến đổi thức ăn thành máu đỏ vậy.
Thế nào là sanh tử của chúng sanh theo màu trắng?
Nghĩa là lúc làm người hay ở cõi trời do nghiệp đã sạch; nên được sanh vào đường lành. Như chư thiên lúc chết, ngoại trừ ngôn ngữ của chư thiên. Ngươi nếu sanh vào cõi người, khi làm người thì rõ biết ngôn ngữ ấy.
Ngươi hướng về cõi Thiên mà đi. Rõ biết cả 2 nơi, gọi là sanh tử theo màu trắng.
Phần thứ 5 lại nói rằng: Tâm ban ngày ở địa ngục thì màu đen; ở ngạ quỷ thì màu chim bồ câu; ở cõi súc sanh thì màu vàng; ở cõi người màu đỏ và ở cõi trời màu trắng. Nghĩa nầy như thế nào?
Đáp: Như trên đã nói về quả báo của 5 đường. Bây giờ nói về chỗ tạo nghiệp của 5 đường ấy. Cho nên điều nầy chẳng giống nhau v.v…
Như vậy các chúng sanh nếu được gặp Phật thì những chúng sanh ấy dùng sự khổ não để tự nung nấu mình. Còn chư Phật thì dùng lòng từ bi để cứu tế. Lòng bi ấy đối lại sự khổ kia; cho nên nói là tương ngộ. Lại nữa Phật và chúng sanh giống nhau. Một sự giống nhau, không phải hai. Có tướng, tánh liên hệ với chư Thiên; cho nên nói là tương ngộ. Phàm có tâm đại bi thì hay thương tưởng đến chúng sanh; nếu dùng người, trời để giáo hóa thì ta sẽ bị rơi vào chỗ mê hoặc tối tăm. Dừng lại ở ban đêm thì sự sanh tử ấy hóa ra xanh, vàng, đỏ, tím, hình vuông, tròn, tam giác v.v… chẳng thể giáo hóa theo con đường của Phật. Nếu gặp được chúng sanh thì khiến cho tu Tiểu Thừa. Ta liền rơi vào chỗ tham lam bỏn xẻn. Việc nầy chẳng thể được, chỉ khi ra khỏi 25 cõi. Nếu gặp chúng sanh giáo hóa và làm cho thông (giáo) biệt (giáo). Ta liền rơi vào chỗ biên kiến, mất đi tri kiến Phật. Bây giờ tất cả làm cho chúng sanh được tướng thật và thể diệu huệ, đạt được tất cả và mọi việc đều là Phật Pháp; chẳng có gì là không chánh đạo. Đây chính là sự dạy dỗ hết lời để đến Phật đạo. Quyết đoạn trừ cái khổ của sanh tử. Ta thường nói như vậy, mà chúng sanh thì căn tánh độn lụt, tội nặng chẳng thể rõ được như nguyện.
Vào thời quá khứ có một vị Phật hiệu là Trụ Vô Trụ phát nguyện, khiến cho chúng sanh ở quốc độ kia thành Phật cùng ngày, cùng giờ và cũng trong ngày ấy diệt độ. Lại nữa ở vào thời Hiền Kiếp trước đây có vị Phật hiệu là Bình Đẳng lại nguyện cho quốc độ nầy và 10 phương chúng sanh lại thành Phật cùng chung trong một ngày và cũng diệt độ trong một ngày. Bây giờ lại có Phật lại có chúng sanh. Vì sao vậy?
Phật bảo rằng: Hãy dừng, hãy dừng lại! Ta trước đã nói rằng con người được làm người, vả lại có phát nguyện làm cho 5 đường cùng thành Phật trong một ngày sao?
Phật nói: Chẳng thể dùng thân nầy để thành vô thượng đạo. Điều cần yếu đầu tiên là hóa độ nơi 3 cõi. Làm cho được thành trời, người. Sau đó mới có thể như nguyện được. Ba cõi ấy chẳng có con đường lành, sao lại có thể thành Phật được? Giống như người muốn tìm cầu châu báu, không thể cầu trên hư không được. Ta rõ biết những chúng sanh nầy rất thấp kém.
Phần thứ 2 có 6 hàng, riêng biệt làm rõ chỗ ngũ trược và ở đây lại có 5. Hai hàng đầu tiên làm rõ chỗ ô trược của chúng sanh. Kẻ có căn bản lành thì có tướng chơn như. Chẳng y cứ vào điều nầy để trồng những căn lành; cho nên chẳng cảm được việc lớn.
Kẻ tham đắm ngũ dục tức là có gốc gác tệ ác. Từ chỗ si mê mà có ái; tức là ta sinh bịnh. Từ khi thọ thai là hình hài nhỏ nhiệm.
Phần thứ 2 có một hàng, riêng biệt làm rõ chỗ mạng trược. Quán Tâm giải thích rằng: Một niệm khi tâm khởi, tức là sẽ tạo nghiệp ra trong vị lai và nghiệp ấy tức là bào thai, thai nghiệp ấy vô cùng, đời đời chẳng dứt được; chẳng dứt có nghĩa là tiếp tục tăng trưởng. Khi thọ thai với hình hài nhỏ nhiệm. Hình ấy chính là ngũ ấm. Ấm ấy gọi là đời. Thọ mạng liên tục giữ gìn các ấm ấy để đi vào đời. Đầu tiên từ chỗ trẻ thơ cho đến khi già chết. Đây gọi là đời đời tăng trưởng, gọi đây là mệnh trược.
Thân thọ ấm như trong kinh đã nói: Kẻ phàm phu thọ thân nầy 7 ngày đầu tiên chưa chuyển đổi gì khác; đến 2 lần 7 ngày có tướng sanh giống như chất hồ; 3 lần 7 ngày như hồ đặc lại; 4 lần 7 ngày giống như chất Tô; 5 lần 7 ngày giống như phôi; 6 lần 7 ngày đã có thịt: 7 lần 7 ngày thịt ấy sinh ra 5 cái túi nước, đầu, tay, chân v.v…; 8 lần 7 ngày lại sinh thêm 5 túi nữa, gồm một cái đầu, hai tay và hai chân; 9 lần 7 ngày tiếp tục sinh ra 24 túi nữa. Bốn túi tạo ra mắt, tai, mũi, lưỡi; 20 túi còn lại tạo thành 20 ngón (tay, chân); 10 lần 7 ngày chuyển thành tướng của bụng, dần dần da, xương phân chia ra để tạo thành những tướng khác. Sanh ra 700 dây gân và 7.000 mạch máu. Tùy theo đó mà tướng ấy nhiễm theo gió, rồi tướng trắng nhiễm gió trắng cho đến các gió khác cũng lại như vậy. Nhờ mùi gió thơm cho nên ở yên ngay ngắn. Khi gió thối mang đến sự bất an; liền bị xấu xa, tà vạy. Sau đó được sinh ra rồi ăn ngũ cốc và liền sanh ra 8 vạn loại trùng, nhập vào rừng tà kiến.
Phần thứ 3 có một hàng; đây là nói về chỗ kiến trược. Năm sự thấy ấy giao thoa nhau như rừng cây rậm rạp. Nếu có hay thấy thì cũng chẳng đoạn kiến. Đây là nguyên nhơn sanh ra 2 chỗ thấy thành 62. Hoặc nói rằng ngoại đạo đoán ta có 4 câu. Sắc tức là ngã; lìa sắc là ngã; sắc lớn, ngã nhỏ; ngã trụ ở trong sắc kia. Ngã lớn, sắc nhỏ; sắc trụ trong ngã kia. Bốn ấm lại cũng như vậy. Đây là 20. Cộng 3 đời thành 60. Căn bản là 62.
Như trong Đại Phẩm có nói: Kế đến là đắm say vào chỗ hư vọng.
Phần thứ 4 có một hàng, tụng về phiền não trược như câu văn ở nơi ngàn, vạn, ức như thế.
Phần thứ 5 có một hàng tụng về kiếp trược. Trong thời gian dài không có Phật Pháp; tức là kiếp trược. Lại bên trên nói 4 trược; bây giờ tập trung lực; cho nên nói là kiếp trược.
Con người như thế nầy thật là khó độ. Do chướng ngại ngũ trược; cho nên chẳng tin vào Nhứt Thừa; tức là chẳng thể độ được. Quán giải nói rằng: Niệm niệm ác giác vĩnh vô chánh quán tự giác (niệm niệm rõ biết chỗ ác thì vĩnh viễn chẳng quán đúng nơi tự giác); tức là chẳng thể thấy Phật được. Tâm chẳng có 8 điều chơn chánh thì chẳng thể nghe pháp được. Tâm nầy thật khó độ. Do vậy Xá Lợi Phất mới nói.
Phần thứ 3 có một hàng tức là nói vì Tiểu Thừa là do quyền (thừa) như câu văn.
Từ „Ngã tuy thuyết Niết Bàn“ trở đi; phần thứ 4 có một hàng rưỡi; tức là cuối cùng làm cho nhập vào đại. Tẻ ra 3 cõi, hư vọng hết, sắc mất trở lại không; tức là chẳng phải chơn diệt. Nếu thể đạt được vô minh, thì gốc vô thượng vốn là tịch tịnh. Đây mới là chơn diệt; gốc ấy không, tuy là tịch diệt. Nếu chẳng tu đạo, thì chẳng do đâu mà gặp được. Cho nên nói rằng: Phật Tử hành đạo rồi, ở đời sau sẽ được làm Phật.
Từ „Ngã hữu phương tiện lực“ trở đi; phần thứ 5 có hai hàng; tụng phía bên trên, chẳng hư vọng. Bên trên nói rằng: Các ngươi nên tin chỗ Phật nói là điều chẳng hư vọng. Khuyến khích niềm tin để tụng như phía trước rồi; chẳng hư vọng và bây giờ liền tụng. Hai câu đầu tiên làm rõ chỗ Đức Thích Ca trước khai ra 3. Hai câu sau đó làm rõ chỗ chư Phật sau đó hiển thật, hỗ tương với hiện tại. Một hàng sau chính thức làm sáng tỏ chỗ không sai quấy. Trước là quyền, sau là thật; thành ra lời nói chẳng hư vọng; hãy chớ sanh nghi.
Từ „Quá khứ vô số Phật“ trở đi; phần thứ 2 có 27 hàng rưỡi, tụng bên trên về chương của Phật quá khứ và câu văn nầy chia làm 2. Hai hàng đầu tiên tụng khai mở ra làm 3 như câu văn.
Từ „Thị chư Thế Tôn“ trở đi; phần thứ nhất có 25 hàng rưỡi, tụng ấy hiển về một. Câu văn trên hiển sự thật và kiêm luôn việc một trong bốn ấy. Bây giờ bài kệ đầy đủ tụng đọc; trong ấy lại chia ra làm hai. Một hàng đầu tụng lược bớt và tụng phía bên trên về một của ba. Tất cả đều nói về pháp Nhứt Thừa. Tức là tụng về sự giáo hóa thứ nhứt. Giáo hóa cho vô lượng chúng sanh; tụng cho người thứ nhứt, làm cho nhập vào nơi Phật đạo; cho nên tụng về cái lý thứ nhứt; kiêm luôn việc thực hành thứ nhứt.
Kế tiếp từ „Hựu chư Đại Thánh chủ“ trở đi; phần thứ 2 có 24 hàng rưỡi nói về Ngũ Thừa rộng tụng để hiển về một. Tựu chung câu văn ấy chia ra làm hai. Một hàng rưỡi đầu tiên, tổng nói về Ngũ Thừa, dùng đó để hiển một; trời người và quần sanh. Đây chính là đưa ra các Thừa để làm rõ cho một về con người; liền dùng đến phương tiện khác, đưa ra các hành để hiển về một của hành, cộng với việc dạy dỗ về một. Nghĩa thứ nhất tức là cái lý về một.
Từ „Dị phương tiện“ trở đi nói về chánh nhơn Phật tánh, tức là đệ nhứt nghĩa lý. Nếu dùng viên diệu chánh quán thì đây tức là thật tướng phương tiện. Chẳng phải gọi gì khác. Nếu dùng đến 7 phương tiện quán thì sẽ giúp cho việc hiển nghĩa thứ nhất nầy. Gọi đây là phương tiện khác.
Kế đến từ „Nhược hữu chúng sanh“ trở đi, phần thứ 2 có 23 hàng, riêng biệt nói về Ngũ Thừa, dùng để hiển sự chơn thật. Việc nầy có 3. Hai hàng đầu dùng để khai mở về Bồ Tát Thừa. Kế tiếp phần thứ 2 gồm 1 hàng là khai mở Nhị Thừa. Phần thứ 3 gồm 20 hàng là khai mở Nhơn, Thiên Thừa.
Bây giờ đầu tiên từ „Nhược hữu chúng sanh loại“ trở đi có 2 hàng là khi mở Bồ Tát Thừa. Nếu làm sự giải thích về Ngũ Thừa thì chính là lục độ Bồ Tát Thừa. Nếu tạo ra 7 phương tiện để giải thích thì kiêm luôn cả Thông (giáo) Biệt (giáo) Bồ Tát Thừa. Vì sao mà Tam Giáo Đại Thừa đều thực hành lục độ? Mà vận tâm có chỗ khác biệt? -Tướng và tâm thực hành lục độ tức là Tam Tạng Bồ Tát. Vô tướng tức là Thông giáo. Phi tướng, vô tướng lần lượt thực hành lục độ, tức là Biệt giáo. Bây giờ thường lấy ví dụ lục độ chưa rõ biết về sự phán đoán nơi trược là ai. Khi tìm hiểu về câu văn trên thì biết rằng lại được dùng đến phương tiện khác. Chẳng có trược lục độ Bồ Tát tức là tam giáo Bồ Tát phương tiện. Ngày xưa khi nghe pháp rồi thành chỗ số một của việc giáo hóa. Ngày xưa khi thực hành lục độ rồi; tất cả đều thành việc thực hành thứ nhứt. Như vậy tất cả những người đều thành thứ nhứt của con người. Tất cả đều thành Phật đạo. Tất cả đều thành một của cái lý.
Từ „Chư Phật diệt độ dĩ, nhược nhơn thiện nhuyễn tâm“ trở đi một hàng, khai mở Thanh Văn, Duyên Giác tất cả đều nhập vào Nhứt Thừa. Sao lại rõ được? –Vì Đại Phẩm ca ngợi A La Hán, tâm điều hòa nhu nhuyến. Lại còn gọi khác hơn là: trụ điều phục tâm; đây là việc làm của hiền Thánh. Nên rõ điều nầy. Ngày xưa tâm lành nhu nhuyến tất cả đều là số một về việc thực hành. Những người ấy là số một trong con người. Thành Phật đạo là cái lý số một.
Từ „Cúng dường xá lợi“ trở đi, phần thứ 3 có 20 hàng, là khai mở nhân thiên thừa. Chẳng ảnh hưởng với nhơn thiên thừa. Thường hay làm rõ chỗ tạo tưởng, xây tháp cho đến việc tán loạn; cho nên phải biết rằng đây là cái nghiệp của nhơn thiên.
Địa Sư giải rằng: Đồng Tử là Đồng Chơn Địa. Chẳng có Nhị Thừa phàm phu, nhị biên, tâm dục để làm tháp bằng cát. Cát ấy chẳng dính mắc. Tháp ấy là các việc làm được tích tập lại, hàm chứa cái tâm chánh giác. Nghĩa là việc gặp kia thành vô sanh và lấy đó làm chỗ đến sâu xa. Bây giờ nghĩa là câu văn nầy ngăn cách trở thành nhỏ hẹp. Ai là người có thể đăng địa và thành Phật được? Như Tu La qua biển, dùng chân nào để ghé qua? Bây giờ dùng trẻ con múa hát cho loạn tâm và ca vịnh chỉ làm cho dính mắc. Giống như kẻ phàm phu qua biển, thật là bất khả tư nghì. Phật rõ ràng rộng mở Ngũ Thừa, đẹp lành chẳng lậu, mà quên thu nhận Tu La là cái ý riêng trải qua chỗ chấp giữ vô sanh. Nếu như hướng đến để giải thích thì chẳng nhiếp được Nhị Thừa, huống hồ phàm phu sao? Luận sâu thì đây là một vậy.
Định ấy rộng cho nên câu văn ngăn cách.
Hỏi: Người, Trời lành ít nên trụ ở quả báo. Vì sao tất cả đều nói là thành Phật đạo rồi?
Đáp: Ở đây nên làm rõ nghĩa của 3 Phật tánh. Đại Kinh nói rằng: Có Phật tánh nơi người có căn lành mà Nhứt Xiển Đề thì không; tức là người, trời lành ít, cúi đầu giơ tay giống như ở núi cây cối bao quanh rất đẹp. Ngày xưa vì chưa mở ra phương tiện; cho nên trụ nơi quả báo; còn bây giờ đã thực hiện phương tiện khai mở rồi tức là nương vào cái nhơn Phật tánh ấy, có thể đến chỗ giác ngộ và thành cái nghĩa để hiển thật vậy. Tựu chung điều nầy chia làm hai. Trước 19 hàng nói về chư Thiên, loài người ít căn lành và thành hạt giống của nhơn duyên, để làm sáng tỏ và hiển thật. Phía sau đó một hàng là rõ biết cái nhơn của hạt giống, lấy đó làm sáng tỏ hiển thật, nương theo câu văn, có thể giải được. Trước 19 hàng nầy lại chia ra 10. Ba hàng rưỡi đầu tiên là nói về việc xây tháp; làm rõ chỗ Thiên Thừa. Cái nhơn ấy là chú tâm hướng về việc xả bỏ tiền tài của cải. Cái quả ấy là nhiệm vận tự nhiên hưởng lấy niềm vui. Cho nên gọi đây là Thiên Thừa vậy.
Cây Mật nghĩa là tại Trường An có một cây gọi là Mật, hay dùng để tạc tượng. Kinh Kim Quang Minh nói rằng: Lấy xá lợi của Phật như hạt cải để vào trong tháp thì sẽ được quả báo tự nhiên ở cõi Trời thứ 33; tức là nghĩa nầy vậy.
Tiếp theo từ „Nãi chí Đồng Tử“ trở đi; phần thứ 6 có một hàng nói về Đồng Tử chơi giỡn lấy cát tạo tháp; tức là cái nghiệp thuộc con người. Cái nguyên nhân ấy là tạo tác việc lành rộng khắp. Cái quả là tác ý khuyến khích cầu được niềm vui. Cho nên đây là nghiệp của con người.
Tiếp theo từ „Nhược nhơn vi Phật cố“ trở đi; phần thứ 3 có 4 hàng ý nói chí tâm làm tượng, làm rõ cho cái nghiệp ở cõi Trời. Trong kinh Ưu Bà Tắc giới nói rằng: Chẳng được dùng keo để dán; sai quấy ấy thuộc về ý tội. Nhưng kinh nầy dùng là do các vị Sư ngày trước ở ngoại quốc dùng đến nhựa cây chăng? Quang Trạch nói hoặc có nơi cần được tượng; nên nghe nói đã dùng keo làm bằng da trâu, bò. Nếu có vật khác thay thế, tức chẳng được dùng. Lại nói rằng: Nước đậu hủ có thể thay thế để dán được mà trong sạch; còn keo của da bò, trâu thật là chẳng sạch sẽ, sau đó phải chịu quả báo bất tịnh. Tiền không thanh tịnh chẳng nên lấy đó để tạc tượng; có thể hoán đổi tiền như pháp để tạo tượng. Đất thì không được dùng loại đất màu vàng hôi thối. Trong giới kinh không cho phép tạo tượng bán thân; đây thuộc về thất ý tội. Nếu tướng lành không hiện thì theo đó mà rơi vào trong sanh tử. Tuy nhiên tạo tượng mỗi mỗi đều có chỗ làm phỏng theo. Tượng Phật thì đường đường phải ngồi; hình ảnh Phật thì hoặc ngồi, hoặc nằm, khi đi hay đứng; nhưng khi đệ tử lập nên tháp thờ thì trước tượng đứng không được ngồi. Nơi ấy thuộc về chỗ của Phật. Người bạch y (cư sĩ) thờ tượng ở nhà; nơi trước tượng thờ (ngồi) ấy chẳng được đứng lâu; ăn rồi ngồi thì được. Trước tượng đứng, chẳng được ngồi v.v…
Kế đến từ „Nãi chí Đồng Tử“ trở đi; phần thứ 4 có một hàng, làm rõ chỗ nghiệp của con người. Kế tiếp từ „Như thị chư nhơn“ trở đi; phần thứ 5 có một hàng rưỡi là kết thành sự hiển thật. Tất cả người ấy đều thành số một của con người. Dần dần tích chứa công đức, đầy đủ tâm đại bi, tức sẽ thành việc thực hành thứ nhứt. Phật đạo tức là thành cái lý thứ nhứt; tức là liền thành Phật, lại là điều thứ nhất trong 4 việc ấy. Thường hay giáo hóa Bồ Tát tức là cái nghĩa dạy dỗ thứ nhứt nầy v.v…
Kế đến từ „Nhược nhơn ư tháp miếu“ trở đi; phần thứ 6 có 3 hàng rưỡi nói về việc dùng các loại cúng dường để làm rõ chỗ nghiệp của chư Thiên. Cái não bạc bằng đồng người Trường An gọi là Lộ Bàn, lấy đó để làm não bạc (thanh la). Ở đó do sự phiên dịch kinh, mà hay dùng đến tên nầy vậy.
Kế tiếp từ „Nhược nhơn tán loạn“ trở đi; phần thứ 7 có một hàng nói về sự tán tâm, dùng bụi để cúng dường làm rõ cái nghiệp của loài người.
Kế đến từ „Hoặc hữu nhơn Lễ“ trở đi; phần thứ 8 có một hàng nói về việc dùng thân nghiệp để cúng dường là làm rõ chỗ nghiệp của Trời và người. Lễ bái một câu, năm vóc sát đất là Lễ kẻ trên; tức thuộc về cái nghiệp của chư Thiên; chắp tay cúi đầu, là cái Lễ người ngang hàng và là cái nghiệp của con người.
Kế đến từ „Dĩ thử cúng dường“ trở đi; phần thứ 9 có một hàng rưỡi kết thành; chẳng hề hiển thật, mà tự thành Phật đạo, lại có thể khai quyền đến tận Niết Bàn v.v…
Kế đến từ „Nhược nhơn tán“ trở đi; phần thứ 10 có một hàng nói về khẩu nghiệp. Cũng giống như ví dụ bên trên đều thành cái nghiệp của nhơn, thiên. Bây giờ hay ra khỏi cái nghiệp của loài người v.v…
Chữ Nam Mô có nghĩa rất lớn; hoặc nói là độ ngã; độ ngã có thể thí cho chúng sanh. Nếu Phật đáp lại chư Phật là độ ngã thì nghiệp ấy chẳng phải. Trong ngũ giới kinh gọi đây là sự lo sợ. Sự lo sợ ấy chính là có thể cho nơi Phật. Sanh tử hiểm nạn, thật là lo sợ. Dùng sự cứu giúp lớn chẳng được thì bây giờ chư Phật dùng sự cứu tế nhỏ. Sự lo sợ ấy có thể gởi cho Phật. Cho nên nói rằng: Vui xưng Nam Mô Phật. Vui đây có nghĩa là được cứu nạn vậy. Trong kinh 5 giới lại nói rằng: Quy mạng, liền thí cho chúng sanh. Khi Điều Đạt (Đề Bà Đạt Đa) lâm chung, niệm chữ Nam Mô và chưa nói được chữ Phật đã bị rơi vào địa ngục. Rồi Phật thọ ký cho và từ địa ngục mà ra để làm Bích Chi Phật. Chữ viết là Nam Mô.
Việc ở nước ngoài hay thờ tượng chư thiên, lấy vàng làm đầu tượng, khi ăn trộm đến, chẳng thể lấy được, liền xưng Nam Mô Phật, lại lấy được đầu kia. Ngày hôm sau chúng tập họp lại nói: Tượng chư thiên mất đầu cho nên chẳng có chư thiên nào dính mắc vào đó. Chữ dính mắc đây có nghĩa là mất cái đầu của chư thiên, tức là giáng xuống làm một người để nói: Khi ăn trộm đến lấy đầu liền xưng Nam Mô Phật. Chư thiên đều lo sợ; cho nên được ta; vì vậy ta mất đầu. Chúng nhơn nói rằng chư thiên không giống như Phật; tức là sự chẳng như thế đó bây giờ chẳng có việc gì nơi Phật. Còn ăn trộm xưng Nam Mô Phật lại được cái đầu của chư Thiên; huống là những kẻ hiền lương mà xưng Nam Mô Phật. Mười phương Tôn Thần chẳng sánh bằng. Thường nên tinh tấn, chớ có lười nhác.
Kinh Na Tiên nói rằng: Khi người mất, xưng Nam Mô Phật, liền miễn vào (địa ngục) Nê Lê. Cũng giống như con người dùng một tảng đá để bỏ vào nước. Đá ấy tất chìm chẳng nghi gì; nhưng nếu dùng 100 tảng đá mà bỏ vào thuyền thì chẳng chìm. Việc khi chết phải vào địa ngục Nê Lê cũng như đem đá bỏ vào nước và khi chết xưng Nam Mô Phật. Vì cái lực của Phật cho nên làm cho chẳng vào ngục Nê Lê. Cái lực của thuyền làm cho 100 hòn đá chẳng chìm cũng như vậy v.v…
Thai kinh và kinh Báo Ân nói rằng: Khi đại hội ở Hoa Lâm Viên lần thứ 3 có 92 ức người. Đây là điều di huấn của Đức Thích Tôn; có một người xưng Nam Mô Phật, liền thấy được Đức Phật Di Lặc.
Kế đến từ „Ư chư quá khứ Phật“ trở đi; phần thứ 2 có một hàng, làm rõ chỗ nguyên nhân của hạt giống: Như những ví dụ bên trên, tất cả đều có tướng vô tướng, phi hữu tướng, phi vô tướng, chí tâm hay tán tâm là hạt giống của Ngũ Thừa; bây giờ tất cả làm cho khai, nhập vào một sự thật v.v… Chí tâm nghe một câu, là cái nghiệp nơi cõi Trời. Tán tâm nghe một câu, là cái nghiệp ở cõi người v.v…
Hỏi: Ý gì mà nói về quá khứ Phật môn để làm rõ chỗ Ngũ Thừa?
Đáp: Ba đời chư Phật tất cả đều có khai quyền. Ngay cả vị lai chưa đến; nhưng hiện tại đã bắt đầu thực hành; đối với nghĩa thực chứng thì yếu. Quá khứ khai mở quyền đã lâu rồi; người thọ nhận để thành người đều thành một trong bốn ấy. Cùng với 10 phương thí quyền, hiển thật, việc chứng được cái nghĩa nầy rất mạnh. Dẫn dắt lời nói không thật, chẳng như thể nghiệm mà lấy đó làm thật. Cho nên nói Phật trong quá khứ rộng nói Ngũ Thừa là vậy.
Từ „Vị lai chư Thế Tôn“ trở đi; phần thứ 3 có 6 hàng rưỡi; chương bên trên tụng về các Đức Phật vị lai. Câu văn ấy chia làm hai. Hàng rưỡi đầu tiên tụng ấy khai mở cho 3. Sau đó 5 hàng thì tụng để hiển cho một. Độ thoát các chúng sanh gồm một hàng. Tụng về người là một. Chư Phật vốn có thệ nguyện là một việc làm, tụng việc thực hành ấy là một. Chỗ Phật hành đạo, thệ nguyện làm cho được đạo nầy; há chẳng phải là một việc làm sao? Đến đời vị lai chư Phật có 2 việc làm. Tụng về sự dạy dỗ ấy là một. Rõ biết pháp ấy tánh thường vô và thật tướng thường trụ thì chẳng có tự tánh; cho đến chẳng phải chẳng có tánh của nguyên nhơn, vô tánh lại vô tánh. Đây gọi là vô tánh. Giống Phật từ duyên khởi, trung đạo không. Tánh ấy tức là giống Phật. Mê điều nầy là lý. Do vô minh làm duyên, thì có chúng sanh khởi lên. Giải thích việc nầy tức là lý. Do sự chỉ bày và việc làm làm duyên, tức có chánh giác khởi lên. Muốn khởi lên giống Phật thì phải đủ Nhứt Thừa giáo. Đây tức là tụng thuộc về lời dạy thứ nhứt. Lại vô tánh có nghĩa là cái nhơn chánh của Phật tánh vậy. Giống Phật từ duyên khởi, tức là duyên đã hết. Dùng duyên rốt ráo ấy để trồng được thì khởi lên. Một là khởi lên tất cả những sự khởi khác, như 3 tánh nầy gọi là Nhứt Thừa. Pháp nầy trụ ở pháp vị thuộc hành thứ nhất và tụng ấy là cái lý thứ nhất. Chúng sanh chánh giáo chỉ có một, không hai; tất nhiên chẳng ra khỏi cái như nầy. Tất cả đều như pháp mà có vị vậy. Tướng thế gian thường trụ nghĩa là xuất thế chánh giác lấy như ấy làm vị (chỗ), lại lấy như ấy làm tướng. Tướng vị ấy thường trụ. Chúng sanh ở thế gian lại lấy như ấy làm vị, lại cũng lấy như ấy làm tướng, há chẳng thường trụ. Tướng thế gian liền thường trụ, há chẳng phải là cái lý thứ nhứt. Lại giải thích về thế gian tức là thuộc về ấm giới. Thường trụ ở đây tức là chánh nhơn vậy. Rồi nguyên nhơn chánh nầy cũng chẳng phải, mà đó là 6 pháp. Duyên đầy đủ chẳng lìa nơi 6 pháp. Nguyên nhơn chánh ấy thường hằng cho nên duyên ấy rốt ráo, lại cũng thường hằng. Do vậy nói rằng tướng thế gian thường trụ vậy. Đối với đạo tràng đã rõ biết rồi và đây là đưa ra kết quả thành tựu của việc giải thích về khai quyền để hiển thật. Đạo tràng sáng lên cái lý trường cửu. Sự vật và tình cảm bị chướng nặng; nên phương tiện thí làm 3 v.v…
Từ „Thiên nhơn sở cúng dường“ trở đi; phần thứ 4 có 4 hàng rưỡi; chương nầy tụng về Phật trong hiện tại. Câu văn trên có 4 và bây giờ tụng 3; chẳng tụng phần kết ở phía sau. Một hàng rưỡi đầu tiên tụng về cái ý của sự giáo hóa. Chính vì sự an ổn của chúng sanh.
Kế đến „Tri đệ nhứt tịch tịnh“ trở đi một hàng, tụng bên trên về sự hiển thật, rõ biết đệ nhứt tịch tịnh; tức là tụng về cái lý thứ nhứt. Sự thật nầy chính là Phật Thừa; hoặc tụng về lời dạy thứ nhứt; hoặc tụng về sự thực hành thứ nhất. Câu sau từ „Tri chúng sanh chư hành“ gồm 2 câu, tụng về sự khai quyền như câu văn.
Từ „Ngã kim diệc như thị“ trở đi; phần thứ 2 có 43 câu rưỡi, tụng về chương Thích Ca. Câu văn bên trên chẳng ca ngợi pháp hy hữu, trong việc tụng ấy có đầy đủ
6. Thường theo cách giải xưa về chương Thích Ca, dùng thí dụ căn bản để đưa ra. Chỉ dẫn bên trên và căn bản phía dưới. Nghĩa của câu văn thì được thêm vào. Tìm sự giải thích tức liền gặp khó khăn. Nghe nói, tâm liền loạn. Kẻ độn căn thì bị mê hoặc. Riêng việc viết có nghĩa là trước tiên tuyển chọn, rồi cho câu văn vào. Thứ đến lấy đó mà soi. Tuy nhiên chương Thích Ca phàm là kệ thì có 2 ý. Một là tụng bên trên và 2 là căn bản phía dưới. Bậc thượng căn đã ngộ rồi; còn trung căn thì chưa rõ; cho nên phải nói lại thí dụ pháp bên trên. Dụ ấy chẳng cô đọng lại mà phải nói rộng ra. Cho nên nói lấy thí dụ làm căn bản. Về miệng nói, ngày xưa có đề cập đến 5 thí dụ. Một là thí dụ về việc lâu dài; hai là dụ cho sự suy nghĩ chín chắn; ba là dụ cho quyền và việc khuyên bảo; bốn là dụ cho sự bình đẳng; năm là dụ cho chẳng hư vọng.
Đầu tiên là tổng dụ, chẳng phải chỉ riêng việc lâu dài: Tư tế ở đây là cứu con mình; chẳng phải được ở nghĩa. Dụ nầy cho việc thấy ít và lấy lửa để dụ; cho nên không dùng đến. Thầy Diêu nói rằng: Trong phẩm Phương Tiện từ „chư Phật tùy nghi sở thuyết“ đều là văn Trường Hàng. Điều chính là hiển Nhứt Thừa chơn thật. Phàm việc nầy lại có 4 chương. Một là khai, ngày xưa có 3 việc nói về 4 loại. Bây giờ thì nói một trong 4 loại. Hai là dùng ngũ trược; cho nên chẳng được nói Nhứt Thừa. Ba là từ „nhược ngã đệ tử tự vị“ trở đi, làm rõ chỗ chẳng được. Bốn là từ „nhữ đẳng đương nhứt tâm tín giải“ trở đi, làm rõ chỗ chẳng hư vọng. Từ đầu chí cuối nói sự khác biệt và dùng cái ý để cầu cho tất cả được thật.
Bên dưới nói về nhà lửa là dụ cho phẩm Phương Tiện, trong đó có 3 chương. Từ „dụ như“ trở đi là nguyện cùng với bên trên. Đây là dụ thứ nhất trong chương về ngũ trược. Từ „các tứ chư tử đẳng nhứt đại xu“. Đây là điều chưa từng có. Là thí dụ thứ hai về chương chơn thật. Từ „thị Trưởng giả đẳng tứ chư tử“ là chẳng hề hư vọng. Lần thứ 3 là chương nói về chỗ chẳng hư vọng. Như Sư Huyền Sướng thì nói có 6 thí dụ. Một là tướng ở trong nhà lửa. Hai là kẻ thức tỉnh thì nhớ nghĩ đến Phật và khởi tâm Nhất Thừa. Ba là chúng sanh chẳng thọ; nên nói ra những việc sợ hãi. Bốn là nói ba thừa vui. Năm là trở lại nói Nhứt Thừa giáo và sáu là kết luận chẳng hư vọng.
Long Sư nói cũng có 6 dụ. Một là nhà cửa, cha con giống như Đức Phật và 3 cõi; nơi giáo hóa chúng sanh. Hai là Trưởng Giả thấy lửa; dụ cho ta dùng Phật nhãn xem xét thấy chúng sanh nơi lục đạo. Ba là Trưởng Giả cứu lửa, dụ cho Phật 3 lần, 7 lượt muốn độ cho chúng sanh, chẳng chờ đến việc lớn. Bốn là Trưởng Giả dùng phương tiện, liền dỗ dành lấy 3 xe; dụ cho Phật giả làm 3 Thừa giáo. Năm là Trưởng Giả chỉ cho một xe lớn; dụ cho việc nói Diệu Pháp Liên Hoa. Sáu là dụ cho việc chẳng hư vọng.
Nhà lửa ở đây lại có 10 thí dụ.
Một là nay ta cũng lại như thế, có 2 hàng. Tổng cả tụng về quyền, thật bên trên và vì kẻ dưới mà tổng dụ để làm căn bản.
Hai là Xá Lợi Phất đương tri có 4 hàng. Tụng bên trên về ngũ trược. Vì bên dưới thấy lửa, dụ cho việc căn bản.
Ba là „ngã thỉ tọa đạo trường“ có 6 hàng rưỡi, làm rõ chỗ giáo hóa Đại Thừa chẳng thể được. Vì bên dưới mà cứu con chẳng được và dụ cho cái gốc.
Bốn là „tâm niệm quá khứ Phật“ 11 hàng, làm rõ sự giáo hóa 3 Thừa thành tựu. Vì kẻ dưới mà cứu con mình được, dụ cho điều căn bản.
Năm là „ngã kiến Phật Tử đẳng“ một hàng, làm rõ chỗ phát ra căn cơ lớn. Vì bên dưới mà thấy con mình được khỏi nạn, dụ cho việc căn bản.
Sáu là „hoặc dĩ cung kính tâm“ một hàng, làm rõ chỗ Tam Thừa và các quả. Vì bên dưới các con mà cho xe, dụ cho việc căn bản.
Bảy là „ngã tức tác thị niệm“ hai hàng một câu; làm cho rõ chỗ hoan hỷ của Như Lai; vì bên dưới mà Trưởng Giả hoan hỷ, dụ cho việc căn bản.
Tám là „ư chư Bồ Tát tiền“ gồm 3 câu, làm cho rõ chỗ nói về Đại Thừa. Vì bên dưới mà cho xe lớn, dụ cho việc căn bản.
Chín là „Bồ Tát văn thị pháp“ một hàng, làm rõ chỗ chúng sanh hoan hỷ; vì bên dưới các con được xe cũng vui mừng, dụ cho việc căn bản.
Mười là „nhữ đẳng vật hữu nghi“ một hàng rưỡi, làm rõ chỗ Phật chẳng hư vọng, vì bên dưới mà Trưởng Giả chẳng hư vọng, dụ cho cái gốc ấy.
Có người phê bình rằng: Nếu dùng câu văn để phán đoán thì có đến 19 câu; nếu dùng nghĩa để phán đoán thì có 6 nghĩa. Một là tổng; hai là thấy lửa; ba là giáo hóa Nhứt Thừa chẳng được; bốn là giáo hóa cho ba thừa thì được; năm là trở lại nói Nhứt Thừa và sáu là chẳng hư vọng. Ngoài ra tự nhiếp lấy chỗ vào của 6 nghĩa bên trong.
Lại có 10 thí dụ, tức là ngay nơi pháp thí dụ ấy vẫn có nhiều chỗ khác biệt. Trong pháp ấy có nói về việc cho xe trước và sau đó người cha vui mừng. Trong thí dụ nầy thì người cha vui trước và cho xe sau. Chỉ muốn gặp nhau và cuối cùng trở lại như cũ. Lại nữa xe lớn, xe nhỏ khác nhau. Khi thấy pháp gặp cơ duyên lớn; nên sanh ra hoan hỷ. Thí dụ ấy nói về nhơn duyên nhỏ; cho nên chẳng lấy đó làm vui. Khi nói pháp, tức làm rõ cái nhơn duyên ấy; giống như nói về thục là quả nhỏ và nói về chướng lớn tức sẽ điên đảo. Thí dụ nói về nhỏ thì khó lìa bỏ điều nầy. Nghĩa ấy để chỉ cho các loại. Lại cũng chẳng có khác biệt. Trong pháp ấy nói về thục là những kẻ có thượng căn, liền dễ ngộ. Cho nên chẳng cần xe tốt. Dụ ấy cho biết người trung căn do sự mê hoặc; nên mới có xe tốt. Cho nên dẫn sự cung kính cho xe tốt vậy. Đặc thù là chẳng theo cái thể và ý của câu văn. Nay thì không có điều nầy mà lại mất bốn; nhưng mà cũng có không ít người cho rằng văn trường hàng có năm. Một là khai ba; hai là hiểu một; ba là ngũ trược; bốn là chơn ngụy và năm là chẳng hư cấu. Kệ ấy lại có 5. Thường là trường hàng có đúng, sai. Nhưng kệ thì không có. Kệ ấy dùng để tán thán pháp, mà trường hàng thì không có; điều nầy hỗ tương cho hiện tại.
Lần lượt nói về trường hàng. Trước tiên là khai 3 và sau đó hiển một. Còn kệ thì trước đó hiển một và sau lại khai ba. Khai ấy hợp lại là khai ba hiển một. Vì tổng thể mà có ví dụ chính. Hai là kệ ấy hợp lại mà chẳng khai. Kế tiếp là lìa khỏi câu văn ngũ trược. Vì lấy 4 thí dụ làm gốc, khai mà chẳng hợp lại. Chẳng hư vọng và lấy chẳng hư vọng ấy dụ cho cái gốc chẳng hợp, chẳng khai, làm rõ chỗ thủ, xả. Bốn là bỏ bớt kinh văn và lấy 6 thí dụ làm căn bản. Thủ mà chẳng xả. Ca ngợi pháp ấy một chương; chẳng có 6 thí dụ; cho nên xả mà chẳng thủ.
Luận về tổng và biệt thì đầu tiên khai ba và hiển một. Tổng ấy là thục; nói về một việc hóa hiện của Đức Thích Ca về việc giáo môn. Từ năm trược cho đến tất cả đều thuộc về biệt dụ.
Kế đến là Bổn Tích. Tổng thu về những lời dạy của Đức Phật và gồm tất cả những Bổn Tích. Từ ngũ trược cho đến biệt (giáo) ấy làm rõ Bổn Tích. Ngũ trược gồm một chương, chính là làm rõ chỗ pháp thân gốc, thấy chúng sanh khổ; cho nên liền khởi tâm đại bi. Từ nhứt thừa, hóa hiện sự chẳng chứng đắc, là Thùy Tích v.v…
Bây giờ nói về đại ý của Tích Môn. Đúng là khai ba, hiển một. Ngay trước khi thuyết pháp thì kẻ có thượng căn, liền liễu ngộ. Kẻ trung và hạ thì chưa rõ; liền vì đó mà nói ví dụ. Từ 3 trở về một, làm cho được lợi ích. Trước khi nói pháp liền lược bớt chỗ rộng, rồi khai 3 và hiển một. Sau đó trong khi nói thí dụ, lại lược bớt chỗ rộng để 3 ấy trở thành một. Trong phần Nhơn Duyên cũng dẫn 3 ấy trở về một. Nếu tạo thành 3 thí dụ, 6 thí dụ hay 10 thí dụ, thì đối với 3 ấy đều là câu văn chẳng hợp. Đối với bốn thì chỗ tín giải người ta xa lìa. Cho nên ở đây chẳng dùng đến. Nay làm rõ chỗ văn tụng nơi chương Thích Ca. Lớn lại chia làm hai. Đầu tiên từ „Kim ngã diệc như thị cho đến hai hàng kệ“ lược tụng bên trên về quyền và thật. Vì kẻ bên dưới tổng dụ và lấy đó làm gốc. Phần thứ hai là từ „Ngã dĩ Phật nhãn quán kiến“ trở đi có 41 hàng rưỡi thuộc về kệ. Bên trên tụng rộng về 6 nghĩa. Bên dưới thí dụ riêng biệt và lấy đó làm căn bản. Bây giờ nói tổng quát về tụng, tức là có 6 ý; được làm tổng dụ và có 6 nghĩa để tạo thành căn bản. Kệ nói rằng: „Ta nay cũng như vậy“. Ta đây chính là Đức Thích Ca; tức là một hóa chủ. Phía dưới lại có dụ cho Trưởng Giả và lấy đây làm gốc. An ổn ấy, chính là Đại Niết Bàn, thường lạc trụ xứ. Xứ nầy tịch tĩnh; chẳng có những chướng nạn của ngũ trược; cho nên gọi là an ổn. An ổn đây tức là đối lại với việc chẳng an ổn. Chẳng an ổn ấy chính là chỗ sanh tử hành hóa trong 3 cõi. Ba cõi ấy lại có những chướng của ngũ trược; nên nói là chẳng an ổn. Tức là phía dưới giống như nhà lửa. Chúng sanh tức là việc đi đầu thai nơi 5 đường. Phía dưới có 500 người ấy lấy đây làm thí dụ căn bản. Lại nữa an ổn tức là pháp an ổn, lại đối với pháp chẳng an ổn. Pháp chẳng an ổn tức là pháp của ngũ trược vậy. Phía bên dưới lửa đốt cháy là dụ cho việc căn bản nầy. Đủ loại pháp môn tức là đối với việc chẳng có nhiều loại. Bên dưới chỉ có một pháp môn là dụ cho việc làm căn bản nầy. Rõ biết tánh dục của chúng sanh tức là căn tánh của 5 đường chúng sanh, có 3 Thừa sai biệt. Vì bên dưới mà 30 người con dụ cho việc làm căn bản nầy. Hướng thượng tức là lược tụng; hướng hạ nghĩa là tổng nói về các dụ căn bản. Căn bản ấy chưa chỉnh lại nghĩa đầy đủ. Trong thí dụ ấy lại dẫn thượng và chứng hạ v.v…
Từ „Tụng rộng 6 nghĩa bên trên“; phân chia câu văn ra làm 4. Tạo ra bên dưới thí dụ căn bản riêng biệt. Đầu tiên từ „Ngã dĩ Phật nhãn quán đến 4 hàng“ tụng rộng bên trên về 5 trược và bên dưới vì thấy lửa, là thí dụ căn bản. Hai là từ „Ngã thỉ tọa đạo tràng cho đến 17 hàng rưỡi“, phần tụng rộng bên trên là đối với một và khai ba và vì bên dưới lấy lớn thí cho nhỏ, dụ cho việc làm căn bản nầy. Ba là từ „Ngã kiến Phật Tử đẳng gồm 6 hàng“, phần tụng rộng bên trên là hiển thật. Phần bên dưới là việc cho xe lớn, dụ cho việc căn bản nầy. Bốn là từ „Như tam thế chư Phật đến 5 hàng rưỡi“ bên trên rộng tụng và tán thán về pháp hy hữu. Kế đến có hai hàng rưỡi, phần chính bên trên tụng về bất hư; kế tiếp có 6 hàng bên trên tụng về lòng tin đôn hậu. Ba ý nầy hợp lại và vì bên dưới làm thí dụ căn bản cho việc bất hư. Vì bên dưới bất hư mà dụ cho việc làm căn bản nầy. Đại khái như việc nầy, còn việc chi tiết liền khai mở. Đầu tiên tụng về 5 trược, trong đó có 3 ý. Phần đầu có nửa hàng và một chữ, làm rõ chỗ thấy của Phật qua sự quan sát của mắt. Về sau vị Trưởng Giả có thể thấy thí dụ nầy là chỗ làm căn bản. Kế đến từ „lục đạo chúng sanh“ trở đi có 2 hàng 3 câu 4 chữ, làm rõ chỗ thấy về 5 trược. Vì chỗ thấy sau ấy nơi lửa, dụ cho việc làm căn bản nầy.
Kế đến là vì chúng sanh trở đi, phần thứ 3 có nửa hàng, làm rõ chỗ khởi tâm đại bi. Về sau Trưởng Giả sợ vào nhà lửa dụ cho việc làm căn bản nầy. Hai là „Ngã thỉ tọa“ trở đi nếu tụng để khai, thì điều thứ 3 là khai cái ý của hai. Đầu tiên có 6 hàng rưỡi, nhớ nghĩ dùng đến sự biến hóa của Đại Thừa, liền chẳng được. Vì bên dưới thân hình, tay chân có sức mạnh, mà chẳng dùng đến việc lớn là dụ cho việc làm nầy. Kế tiếp là „Tâm niệm quá khứ có 11 hàng“; niệm ấy cùng với chư Phật và hóa ra 3 Thừa. Vì về sau mà chế ra 3 xe để cho, lấy ví dụ nhỏ nầy làm căn bản. Ba việc tụng nầy ở trên là hiển ra sự thật; lại khai ra 4 ý. Đầu tiên từ „Xá Lợi Phật đương tri ngã kiến Phật Tử“ trở đi hai hàng làm rõ căn cơ Đại Thừa tác động và vì về sau được xe là dụ cho việc làm căn bản nầy. Kế tiếp „ngã tức tác“ trở đi; phần thứ 2 có 2 hàng và 1 câu, làm rõ chỗ hoan hỷ của Phật. Về sau thấy con không còn khó khăn nữa, dụ cho việc làm căn bản nầy. Kế đến từ „Ư chư Bồ Tát“ trở đi; phần thứ 3 có 3 câu chính dùng để hiển thật. Vì sau đó chỉ cho một xe lớn, dụ cho việc làm căn bản nầy. Kế đến „Bồ Tát văn thị“ trở đi gồm phần thứ 4, một hàng là làm rõ chỗ thọ lãnh việc làm và ngộ, nhập. Về sau những người con đều được một xe lớn vui vẻ, dụ cho việc làm căn bản nầy. Tụng bên trên về bất hư cho đến bên dưới chẳng hư là dụ cho việc làm căn bản nầy, chẳng luận về việc mở bày vậy. Lại có một lúc khai mở phần lớn ấy ra làm 3 thí dụ. Đầu tiên „Kim ngã diệc như thị“ gồm 2 hàng, hợp lại chẳng lìa. Vì bên dưới tổng nói thí dụ làm căn bản. Hai là từ „Ngã dĩ Phật nhãn quán trở đi“ là lìa mà chẳng hợp. Bên dưới lấy biệt dụ làm căn bản. Ba là bất hư ấy dụ cho sự chẳng lìa, chẳng hợp. Vì bất hư ấy dụ cho việc làm căn bản nầy. Nếu dùng bản trên và lược bớt ở dưới, rộng tụng làm hai. Tức là trải qua 3 lần và ở nơi tín giải. Văn ấy và nghĩa, tất cả đều chẳng khuyết. Nếu tụng rộng ra thì phải khai 4 ý và tụng 4 nghĩa bên trên. Vì bên dưới lấy 4 thí dụ làm căn bản. Điều nầy lại đầy đủ cả 3 và trong văn tín giải chẳng thiếu. Nếu vì con mà khai mở thì phần tụng về ngũ trược lại chia làm 3. Trong đó khai tụng phương tiện lại chia làm 2. Khai tụng hiển thật lại chia làm 4. Trong bất hư lại có một, hợp thành 10 ý, tạo cho bên dưới làm 10 thí dụ căn bản. 10 ý nầy lại ở nơi pháp, dụ cho 2 đều tròn đủ. Tín giải cùng nhơn duyên. Văn nầy lại thiếu. Cho nên tạo ra 3 phần trong chương khai mở bên trên để làm căn bản cho phía dưới. Chẳng phải là chẳng nơi chốn tạo ra đầy đủ. Phần đầu tụng lược có một hàng. Phần tụng bên trên là hiển thật và một hàng sau đó, tụng bên trên là khai về quyền. Câu văn nầy muốn đầy đủ thì phải tụng 4 câu, một hàng. „Ta nay lại cũng như vậy; giống như nơi chư Phật và cùng một việc thật, để giáo hóa chúng sanh“. Đây chính là tổng tụng và hiển thật vậy.
An ổn ở đây chính là Niết Bàn mật tạng, là nơi chốn an ổn. Phật tự tại trong ấy và lại an trí chúng sanh nhập vào tạng bí mật ấy. An ổn xứ tức là tụng về cái lý thứ nhất. Chúng sanh đây tức là tụng về người, thứ nhất. Đủ loại pháp môn nhập vào Phật đạo, tức là tụng về cái hạnh thứ nhất. Tuyên nói chỉ bày, tức là lời dạy thứ nhất. Trí huệ lực ở đây tức là nói về quyền lực của trí huệ vậy. Trí chúng sanh tánh dục nghĩa là rành rẽ căn cơ Tiểu Thừa. Phương tiện nói các pháp nghĩa là chính thức thí về quyền vậy. Đều làm cho hoan hỷ nghĩa là tùy nghi xưng tụng theo căn cơ vậy. Tất cả đều làm cho được hoan hỷ nghĩa là tùy nghi theo căn cơ. Hai là kệ tuy lược thu nhưng Phật hóa thành một. Khai quyền hiển thật, nguyên thỉ đến cuối, quyết chẳng có cái tận cùng. Cho nên gọi là lược tụng và vì bên dưới mà tổng nói về những thí dụ căn bản. Hai là từ „Ta dùng Phật nhãn để quan sát trở đi“ có 41 hàng rưỡi, rộng tụng 6 nghĩa bên trên. Ngày xưa dùng sau cùng 7 hàng. Đây chính là pháp nói phần lưu thông, ngày nay chẳng dùng nữa, mà chỉ tụng để tán thán pháp đôn hậu, tin tưởng kia. Đầu tiên 4 hàng là tụng bên trên về ngũ trược và khai mở ra làm 3. Kế đến 27 hàng rưỡi là tụng để thí cho phương tiện nhằm giáo hóa. Lần lượt tiếp đó 36 hàng tụng bên trên dùng để hiển thật. Rồi 45 hàng rưỡi, phần tụng bên trên nhằm tán thán pháp hy hữu. Tuy chương Thích Ca không có và chỉ có nơi chương của chư Phật. Kế tiếp 52 hàng rưỡi phần tụng bên trên về bất hư, lần lượt 66 hàng, tụng bên trên về lòng tin đôn hậu. 4 hàng đầu tụng về ngũ trược. Câu văn bên trên có 4. Xướng lên số thí dụ gọi đây là „ra thể mà kết thích“. Bây giờ lại tụng số, gọi thể nầy có 3. Bên trên nói là 5 trược; cho nên nói ba. Bây giờ nói 5 trược cho nên xuất thế; căn bản của xuất thế ấy; nên nói là Đại. Chướng ấy chẳng rộng ra, nên phía trước nói là Tiểu. Điều nầy lại chia ra làm 3. Đầu tiên là 11 chữ, làm rõ cho việc Phật có thể dùng mắt để thấy. Kế tiếp phần thứ hai là 6 đường gồm 2 hàng 3 câu và 4 chữ, làm rõ chỗ thấy ngũ trược. Phần thứ 3 là từ chúng sanh trở đi có nửa hàng, làm rõ chỗ khởi tâm đại bi ứng phó. 11 chữ đầu là „ta dùng Phật nhãn để thấy“ và câu văn ở dưới nói rằng: Trưởng Giả đứng ở ngoài cửa tức là xem bên dưới và chứng bên trên, rõ biết pháp thân Phật ở đây, dùng mắt Phật thường tịch, chiếu khắp quần cơ. Nếu mà căn tánh lợi, uế trược nhẹ thì dùng hình tượng của Lô Xá Na để thuyết pháp Nhứt Thừa. Nếu căn tánh độn và uế trược nặng thì dùng tượng Tỳ kheo già bằng Anh Lạc sợ vào trong nhà lửa và vì phương tiện khai ra làm 3. Chỉ tùy theo từng căn cơ; cho nên nói: Ta dùng Phật nhãn để thấy. Nếu quán sắc pháp thì nên dùng Thiên nhãn. Nếu phân biệt căn cơ thì nên dùng pháp nhãn.
Vì sao lại nói dùng Phật nhãn để thấy vậy? Vì Phật nhãn đầy đủ cả cao và thấp. Lại nữa 4 mắt nhập vào Phật nhãn; nên tất cả đều gọi là mắt Phật v.v…
Từ „Lục đạo chúng sanh“ trở đi phần thứ hai có 2 hàng 3 câu và 4 chữ, làm rõ chỗ thấy về ngũ trược, bần cùng chẳng có phước huệ gồm nửa hàng. Tụng về trược của chúng sanh, nhập vào con đường nguy hiểm của sanh tử, luôn luôn khổ ấy chẳng dứt. Tụng đây về mệnh trược, đắm nhiễm sâu xa về ngũ dục có một hàng. Tụng về phiền não trược, chẳng cầu thế lực mạnh của Phật cùng với sự đoạn trừ những pháp khổ. Đây tụng về kiếp trược, thâm nhập vào những tà kiến, dùng khổ dục để xả bỏ khổ. Đây tụng về kiến trược; hay nói 5 loại lửa đốt cháy thân. Muốn xả bỏ quả khổ, liền bị khổ báo. Hoặc nói về những việc thấy tức là thọ thọ; tức là khổ vậy. Hành ở đây là cái nhơn của khổ muốn xả bỏ khổ; há có thể được chăng?
Phổ Diệu nói rằng: Từ 5 đường mà đến, mà người ngũ giới già Thập Thiện thì sanh Thiên. Xan tham thì đoạ vào ngạ quỷ. Bỏn xẻn thì đọa vào súc sanh; làm 10 điều ác thì đọa vào địa ngục. Nếu chẳng phải nơi ngũ thú, ngũ ấm, lục ai tức là Nê Hoàn (Niết Bàn). Chẳng có nơi nào sống chết và chẳng trụ ở nơi Niết Bàn thì liền thọ nhận khổ cực hình. Tỳ Đàm Tỳ Bà Sa quyển thứ 7 nói rằng: Đầu tiên khi con người mới sanh vào đó liền nhớ lại rằng: Ngày xưa nghe các vị Sa Môn nói rằng: Tham dục là địa ngục quá ác, là nơi đáng sợ. Ta xưa chẳng từ bỏ tham dục, nay mới thọ sự khổ não nầy. Đây chính là cái nhơn do tham dục mà vào địa ngục. Lại nói rằng: 5 đường, mỗi mỗi đều tự có các pháp như vậy. Địa ngục làm cho xa lìa rồi trở lại. Súc sanh hay bay trên hư không. Khi thí cho ngạ quỷ ăn thì hay đến nơi loài người. Con người lại có dũng kiện niệm lực phạm hạnh. Dũng kiện ấy là chẳng thấy quả mà hay rộng tu nhơn. Còn niệm lực ấy là nhờ chỗ tạo ra cái nhân trước; nhờ đó có thể nhớ lại.
Phạm hạnh có nghĩa là hay được giải thoát, đạt được từng phần và được chánh quyết định. Trong cõi trời lại có sự tự nhiên tùy ý thuận theo, liền được v.v… Trong địa ngục thành tựu Tha Hóa Tự Tại Thiên, phiền não nghiệp và thiện nghiệp, mà chẳng hiện ra việc làm trước. Bên trên, bên dưới, ở giữa đều có thể rõ biết. Địa ngục ở đây tiếng Phạn gọi là Nê Lê; chẳng có lời xin; chẳng có niềm vui. Không khí vị, không vui, chẳng có lợi; cho nên nói là vô hữu. Hoặc nói ti hạ; hay gọi là đọa lạc. Trung ấm mai một rồi, các căn đều hủy hoại; hoặc nói vô đây có nghĩa là chẳng có nơi chốn. Ngục tốt biến hóa làm cho thấy chúng sanh quá nhiều. Đầu tiên tội nhơn bị cột trói và dẫn đến Diêm Vương, khi chúng sanh ấy, nếu thọ khổ thì chẳng kể xiết chúng sanh. Như đây giải là đầu tiên đều nói thật. Nếu thọ khổ bịnh thì nghe chẳng thể phân biệt. Súc sanh thì nằm ngang (xương sống); cho nên gọi là súc sanh. Lại nữa súc sanh còn gọi là biên hữu. Biên hữu ấy ở trong 5 đường. Cõi Tứ Thiền và cõi trời thứ 33 đều là hữu, mà ở trên trời cỡi ngựa là do phước nghiệp tạo ra vậy, lại chẳng đếm xiết số chúng sanh ấy. Súc sanh còn gọi là manh minh. Manh minh nghĩa là nhiều vô minh; cho nên gọi là súc sanh. Kiếp sơ thì hay giải rõ lời thánh; nhưng sau đó thì ăn uống khác đi. Tâm đốt cháy lời nói hay ngược lại. Hoặc chẳng có thể nói.
Quỷ tiếng Phạn gọi là Xà Lê Đa, hay gọi là Tổ Phụ. Đầu tiên chúng sanh sanh vào đường ấy, gọi là Tổ Phụ. Sau đó sanh lại, cũng gọi là Tổ Phụ. Lại keo kiệt tham lam; nên bị đọa vào chốn nầy. Nơi nầy đói khát nhiều; cho nên có tên là ngạ quỷ. Lại bị Thiên Lôi sai biểu, hy vọng có đồ ăn uống; cho nên có tên là ngạ quỷ.
Con người tiếng Phạn gọi là Ma Thố Xà. Đây nói đại ý rằng: Xưa kia Đảnh Sanh Vương đầu tiên hóa hiện và tạo ra các việc làm. Hay lành suy nghĩ, lành so lường và lành nhớ nghĩ. Cho nên có tên là con người, nhằm ở ý nầy. Lại nữa con người hay thở, hay tu ở đường đạo và đạt được từng phần. Lại nói con người nghĩa là Mạn. Trong 5 đường, có nhiều mạn; cho nên gọi là nhơn thú.
A Tu La – Tu La là tên của vị Trời. A được gọi là chẳng. Chẳng phải là Trời; nên gọi là A Tu La. Tu La cũng có tên là Đoan Chánh. Kia chẳng đoan chánh cho nên gọi là A Tu La. Tu La gọi là rượu. A nói là không. Kia không say; cho nên nói là A Tu La.
Thiên đây có nghĩa là Thiên nhiên, hơn cả tự nhiên, lạc thân, thắng thân; cho nên cõi trời cũng gọi là Thắng. Tất cả mọi việc đều dư dã; thường dùng ánh sáng để tự soi sáng; cho nên gọi là Trời. Lại nữa Trời cũng là Thiên Nhiên, Tự Nhiên. Trong A Hàm nói rằng: Chúng sanh là giả danh; giới ấy là pháp. Ngũ thú chúng sanh cùng với pháp giới hòa hợp. Lúc chúng sanh nếu có tâm làm việc chẳng lành cùng với cảnh giới chẳng thiện đầy đủ. Lúc hành tâm lành cùng với cảnh giới lành đầy đủ và khi việc làm của tâm hơn hẳn với cảnh giới hơn hẳn đầy đủ thì lúc tâm làm việc kia cùng với cảnh giới kia đầy đủ. Do vậy Tỳ Kheo hay học nơi các cảnh giới lành. Phía trước chính là nhơn duyên giải thích về sáu chốn. Sau đó dùng sự quán tâm giống nhau để giải thích về sáu cõi. Đó chính là chúng sanh vậy.
Phần thứ 3 có nửa hàng, làm rõ chỗ khởi tấm lòng từ, mà khi khởi tâm đại bi, như bên trên có thể thấy. Kế đến làm rõ chỗ thấy và bây giờ làm rõ tâm nung nấu lòng đại bi ấy để vào trong 3 cõi; cho nên mới tạo ra phương tiện dẫn dắt cho vào trí huệ của Phật.
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú Hết quyển 4

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.53.238 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập