Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thành Thực Luận [成實論] »» Bản Việt dịch quyển số 11 »»

Thành Thực Luận [成實論] »» Bản Việt dịch quyển số 11

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.91 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.11 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Thành Thực

Kinh này có 16 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Việt dịch: Thích Trí Nghiêm

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHẨM TẠP-VẤN THỨ 138
Luận giả nói: Tất cả phiền-não phần niều nhiếp thuộc trong mười món sử, vậy nên phải nhân nơi mười sử mà tạo luận. Mười sử: tham, giận, mạn, vô-minh, nghi và năm món kiến.
Hỏi: Mười phiền-não đại-địa pháp nầy, chỗ gọi chẳng tin, biếng nhác, nhớ bậy, tán tâm, vô-minh là phương tiện, tà-niệm, hiểu bậy, giỡn cợt, buông-lung. Pháp nầy thường chung cùng với tất cả tâm phiền-não. Việc ấy thế nào?
Đáp: Trước đã phá tương-ưng, chỉ tâm pháp mỗi mỗi sinh vậy nên chẳng phải lẽ. Lại đấy là phi-đạo-lý. Tại sao biết được? Hoặc có tâm bất-thiện cùng tín bất-thiện chung; hoặc có tâm bất-thiện mà không tín. Tinh-tiến thảy cũng như vậy. Cho nên biết chẳng phải tất cả trong tâm phiền-não có mười pháp nầy. Lại người nói ngủ-nghỉ và trạo hí ở trong tất cả tâm phiền-não, cũng chẳng phải lẽ. Nếu tâm mê chìm, bấy giờ mới có ngủ nghỉ, chứ chẳng phải ở trong tâm trạo-hí. Có những lỗi như vậy.
Hỏi: Trong cõi Dục có mười phiền-não. Cõi Sắc và vô-sắc trừ sân, còn dư thừa tất cả. Việc nầy thế nào?
Đáp: Trong ấy cũng có ganh ghét thảy. Tại vì sao biết được? Trong kinh nói có vị Phạm-Vương bảo các Phạm-chúng rằng; “Các ngươi đừng đến Cù-Đàm Sa-môn, các ngươi chỉ ở đây với Ta tự sẽ được hết ngằn mé già chết”. Đấy là ganh ghét. Vì có ganh ghét nên phải có giận dữ. Lại kinh nói Phạm-Vương nắm tay Tỳ-kheo khiến ra khỏi chúng Tăng, rồi bảo rằng: Tỳ-kheo! Ta cũng chẳng biết tứ-đại ở chỗ nào diệt hết không còn. Như vậy đem tâm dua dọc gạt các Phạm-chúng đấy gọi là dua dọc. Như nói ta kẻ tôn quý tạo ra muôn vật. Đấy là kiêu mạn buông-lung. Những điều như vậy, trong ấy cũng có những ác phiền-não, nên phải biết cũng có bất thiện. Có ông Luận-sư nói: Nếu tham phụ mẫu và Hòa-thượng, A-Xà-Lê thảy gọi là thiện tham; tham của vật người khác thảy gọi là bất-thiện tham; chẳng làm tổn ích người khác gọi là vô-ký tham. Giận pháp bất-thiện và ác-tri-thức thảy gọi là giận lành; nếu giận thiện-pháp và chúng-sinh gọi là giận chẳng lành; nếu giận vật phi chúng-sinh gọi là giận vô-ký. Nếu nương ngạo-mạn để dứt ngạo mạn gọi là mạn lành; khinh chúng-sinh gọi là khinh chẳng lành. Vô-minh thảy cũng như thế. Lại có Luận-sư khác nói: Nếu như thiện chẳng gọi phiền-não.
Hỏi: Thân-kiến ở cõi Dục phải gọi vô-ký. Tại vì sao? Vì nếu thân-kiến là bất-thiện thời tất cả phàm phu đều sinh ngã-tâm, chẳng khá khiến đều đọa địa ngục, nên gọi vô-ký. Việc ấy thế nào?
Đáp: Thân-kiến là căn-bản của tất cả phiền-não, làm sao gọi vô-ký được! Lại người nầy đọa là vì người khác nói có Thần-ngã, bấy giờ làm sao được gọi vô-ký? Biên-kiến cũng như thế.
Hỏi: Nếu chuyển người tà-kiến sang đọa vào trong Nghi, người nầy là bất-thiện chăng?
Đáp: Người ấy chẳng phải là bất-thiện. Tại vì sao? Vì thà đọa trong nghi chẳng vào tà-kiến.
Hỏi: Có người nói tất cả phiền-não buộc cõi Dục năng khiến Dục-hữu nối nhau; buộc cõi Sắc và vô-sắc cũng như thế. Việc ấy thế nào?
Đáp: Chỉ Ái năng khiến các Hữu nối nhau, vì trước mừng rồi sau mới sinh vậy. Lại nói Ái là nhóm khổ; cũng nói ái ưa uống ăn tham dục thảy nên tùy theo chỗ mà thọ-sinh. Trong tà-kiến thảy không có nghĩa như vậy. Tuy trong kinh nói khinh-mạn nhân-duyên sinh. Cũng trước mạn sau ái nên mới sinh. Giận cũng như thế. Cho nên biết đều bởi ái nên các Hữu nối nhau.
Hỏi: Trong các phiền-não có mấy thứ thấy đạo-lý dứt, mấy thứ suy nghĩ dứt?
Đáp: Tham, sân, mạn và hai món vô-minh, thấy đạo-lý và suy nghĩ dứt; kỳ dư sáu món chỉ thấy đạo-lý là dứt.
Hỏi: Kẻ học-nhân cũng có ngã-tâm. Nếu biết chẳng thị-hiện tướng đó thôi, vì học-nhân một phần thân-kiến chưa dứt?
Đáp: Đấy là mạn chẳng phải kiến; kiến là tướng thị-hiện.
Hỏi: Có người nói bủn-xỉn, ganh ghét, hối tiếc, dua dọc thảy chỉ suy nghĩa dứt. Việc ấy thế nào?
Đáp: Đấy đều là pháp đi đôi, cũng chẳng thấy đạo-lý và suy nghĩ dứt. Tại vì sao biết được? Như Ni-Kiền-Tử thảy vì thấy đệ-tử Phật được cúng-dường nên sinh tâm ganh ghét. Tâm ganh ghét nầy thấy Đạo thời diệt. Nên biết lý thấy Đạo-lý là dứt ngay. Có người từ trước đối với đệ-tử Phật, sẻn tiếc chẳng thí vì được thấy đạo nên bèn năng cúng thí. Sẻn tiếc nầy thấy đạo là dứt. Như Tô-Na-Sát Đa-La thảy, hối tiếc cũng thấy đạo là dứt. Như Tu-Đà-Hoàn nhân-duyên đọa địa ngục thảy và thọ thân đời thứ tám, dua dọc thảy cũng thấy đạo-lý mới dứt.
Hỏi: Các phiền-não có mấy thứ thấy khổ-Đế dứt, mấy thứ thấy Tập, Diệt, Đạo đế dứt, và mấy thứ suy nghĩ dứt?
Đáp: Trước đã nói thấy đạo-lý dứt sáu sử. Bốn món, tháy khổ-Đế dứt, thấy Tập, Diệt, Đạo đế dứt. Kỳ dư bốn sử năm món.
Hỏi: Thân-kiến, biên-kiến chỉ thấy khổ-Đế dứt; giới-thủ hai món, thấy Khổ thấy Đạo dứt. Việc ấy thế nào?
Đáp: Các phiền-não thật khi thấy Diệt đế mới dứt.Vậy nên thân kiến thảy chẳng phải chỉ thấy Khổ-Đế mà dứt được. Lại thân-kiến đối với bốn Đế hiểu sai lầm: ngũ-ấm vô thường do nhân-duyên sinh, ngã chẳng phải vô thường, chẳng do nhân sinh; ngũ-ấm có diệt mà ngã không diệt. Đạo-đế cùng với ngã kiến là pháp trái nhau. Vậy nên tham kiến bốn món bị dứt. Biên-kiến cũng bốn món dứt. Tại vì sao? Vì hành-giả thấy khổ đế do tập-đế sinh thời dứt đoạn-kiến. Kiến-chấp do Đạo-đế được dứt, thời dứt thường kiến. Giới thủ cũng có bốn món: có nhân có quả, vậy nên khi thấy khổ-đế biết giới nầy là khổ, chẳng nhờ đấy mà được thanh-tịnh. Phải là thấy khổ-đế mới dứt. Biết giới nầy là nhân khổ, chẳng nhờ đấy mà được tịnh. Phải là thấy Tập-đế mới dứt. Vì tà-kiến bài báng Nê-Hoàn: Cho rằng nhờ kiến chấp nầy được tịnh. Phải là thấy diệt-đế mới dứt. Bởi đấy mà bài-báng Đạo. Phải là thấy đạo-đế mới dứt. Như kiến-thủ nương tà-kiến nên có bốn món, giới-thủ cũng như thế.
Hỏi: Nếu như vậy thời chẳng gọi 98 món sử?
Đáp: Các sử tùy bực mà dứt, chẳng tùy cõi nên chẳng hạn số 98.
Hỏi: Tham, mạn và trừ tà-kiến còn bốn biến kia đều tương ứng vói ba căn, trừ khổ-căn ưu-căn; giận dữ cũng tương ứng với ba căn, trừ lạc-căn hỷ-căn ; vô-minh tương-ưng với năm-căn; tà-kiến, nghi tương ưng bốn căn, trừ khổ căn; giận, che dấu tội, xan ganh chẳng tương ưng với ưu-căn. Việc ấy như thế nào?
Đáp: Trước đã phá không có tương ưng vậy. Ra sau sẽ nói. Trong năm Thức không có phiền-não vậy. Lại trong pháp ngươi tham tương-ưng với hỷ-căn, mà xan chẳng phải như vậy. Đấy là không lý do, vì xan là một phần tham vậy. Như vậy kiêu mạn chẳng cùng tương ưng với ưu-căn cũng không lý do. Vậy nên biết chỗ lập luận của các ngươi đều tự nhớ tưởng phân-biệt.
Hỏi: Có người nói thấy khổ-đế dứt được năm món kiến; nghi và tham, sân, mạn chẳng tương-ưng với vô-minh. Và tập đế dứt được tà-kiến, kiến thủ; nghi và tham, sân, mạn chẳng tương ưng vô-minh. Đấy gọi là sử biến khắp, kỳ dư chẳng phải khắp. Việc ấy thế nào?
Đáp: Tất cả biến khắp. Tại vì sao? Vì tất cả đều chung nhân duyên nhau vậy. Lại đối với trong tà-kiến của mình sinh tâm tham, chỗ gọi không khổ cho đến không Đạo. Tham đắm kiến-chấp nầy mà lấy làm tự-cao; nếu nghe nói khổ thời sinh ghét giận. Lại tham nầy năng duyên diệt-đế, sân cũng năng ghét giận Nê-Hoàn; cũng lấy Nê-Hoàn sinh tâm tự cao. Đạo cũng như vậy. Phải biết các sử khác cũng có năng biến khắp. Lại phiền-não buộc cõi Dục năng duyên cõi Sắc, như bởi tham nên mừng, bởi sân nên oán-ghét; vì lấy pháp kia tự cao, cũng lấy đó cho là hơn, chẳng phải chỉ cõi Dục vậy. Như phiền-não cõi Dục năng duyên cõi Sắc; phiền-não kiến thảy cõi Sắc cũng năng duyên cõi Dục. Cõi Vô sắc cũng như vậy. Lại phiền-não nầy đều có thể có tướng chung tướng riêng. Tại vì sao? Vì tham cũng năng có tướng chung nhiễm như cả bốn thiên hạ. Lại như kinh Trường-Trảo nói: Tất cả nhẫn là tham, tất cả bất-nhẫn là sân”. Cũng lấy phiền-não nầy tự-cao, vì phiền-não nầy đều năng khởi nghiệp thân khẩu vậy. Tại vì sao? Vì trong kinh nói: “Sinh tâm thấy biết như vậy, nói việc như vậy.” Nghĩa là có Thần thảy. Lại tất cả phiền-não nầy do trong Thức thứ sáu, trong năm thức kia không có. Tại vì sao? Vì tưởng đi trong thức thứ sáu, nên tất cả phiền-não đều do tưởng mà sinh. Nếu chẳng phải như vậy, thời thân-kiến thảy lý-ưng ở trong năm thức. Tại vì sao? Vì mắt thấy sắc bảo “ta năng thấy”. Nghi nạn thảy cũng như vậy.
Hỏi: Trong kinh nói sáu ái-chúng. Tại sao nói trong năm thức kia không phiền-não?
Đáp: Như sáu ý-hành đều đi trong ý-thức. Chỉ nhờ mắt thảy mở cửa và dẫn đem, nên mới gọi sáu ý-hành. Việc nầy cũng vậy. Lại trong ý-thức có bao phân biệt nhân-duyên, mà trong năm thức kia không có. Nên biết trong năm thức kia không phiền-não vậy.
PHẨM ĐOẠN QUÁ THỨ 139
Hỏi: Có người nói các phiền-não có chín bực: hạ, trung, thượng: hạ hạ, hạ trung, hạ thượng; trung hạ, trung trung, trung thượng; thượng hạ, thượng trung, thượng thượng. Trí cũng có chín bực. phiền-não nầy trước đoạn thượng thượng, sau cùng đoạn hạ hạ. Đem trí hạ hạ đoạn phiền-não thượng thượng; cho đến đem trí thượng thượng đoạn phiền-não hạ hạ. Việc ấy thế nào?
Đáp: Dùng tâm nhiều vô lượng đoạn các phiền-não. Tại vì sao? Trong kinh Phật nới: “Vì như kẻ thợ khéo, tay cầm cán rìu, mắt thấy chỗ ngón mắn, tuy hằng ngày chẳng hay phân biệt mòn hết bao nhiêu; nhưng khi mòn hết nốt mới hay là mòn hết. Tỳ-kheo cũng vậy, khi đang tu Đạo, tuy chẳng phân biệt biết ngày nay diệt được hết bao nhiêu phiền-não, ngày hôm qua diệt hết bao nhiêu; nhưng đến khi diệt hết nốt mới biết là hết”. Cho nên biết phải dùng vô-lượng trí diệt mới hết các phiền-não chứ chẳng phải tám hay chín gì cả.
Hỏi: Nương dựa Định nào, diệt những phiền-não này?
Đáp: Nhờ bảy chỗ y-xứ diệt được phiền-não. Như trong kinh Phật nói: “Nhờ sơ-thiền lậu hết, cho đến nhờ vô-sở-hữu xứ hết lậu”. Lại lìa bảy chỗ nương nầy cũng có thể hết lậu, như trong kinh Tu-thi-ma nói lìa bảy chỗ nương cũng hết lậu. Cho nên biết trong Định cõi Dục cũng được hết lậu.
Hỏi: Thấy Đạo-lý phiền-não mới đoạn, chứ chẳng cần nưong Định vô sắc mà đoạn, vì lẽ hành-giả nầy hoại sắc-tướng rồi vậy?
Đáp: Việc nầy trước đã đáp rồi, nghĩa là vô-sắc-Định năng duyên sắc.
Hỏi: Vì là trước từ sơ-thiền rồi thứ lớp lìa dục đến nhị thiền thảy là đồng thời hay sao?
Đáp: Cần phải thứ lớp, vì lìa sơ-thiền muốn sinh nhị-thiền thảy vậy.
Hỏi: Trong cõi Dục cũng có thứ lớp sao?
Đáp: Các phiền-não diệt từng mỗi niệm nên cũng cần thứ lớp. Như những người ở các cõi trời diệm-ma, khi ôm nhau thời thành dâm dục; Trời đâu suất nắm tay nhau thành dục; trời hóa-lạc miệng nói với nhau thành dục; trời tha-hóa-tự-tại xem nhau là thành dâm dục. Nên biết phiền-não cõi Dục cũng lần lữa mới dứt hết. Có người nói: Nhờ phước đức nhân duyên mà sinh về trong ấy, chứ chẳng phải nhờ dứt phiền-não, vì chỗ sở-dục được diệu vậy, nên mới có sai khác. Lại do căn đần-dộn nên ôm nhau mới thành dục; căn mãnh lợi lần nên xem nhau là thành dục.
Hỏi: Có người nói phiền-não suy nghĩ bị đoạn là lẫn lữa đoạn: Trước đoạn buộc cõi Dục, sau đoạn buộc cõi Sắc và Vô sắc. Còn thấy Đạo-lý bị đoạn là đồng thời đoạn.. Việc ấy thế nào?
Đáp: Tùy theo thấy Đạo-lý mà đoạn, nhưng thật tất cả phiền-não, thấy Diệt-đế mới đoạn. Việc nầy trước kia đã nói. Chỗ gọi thấy Đế phiền-não mới đoạn, như thân kiến thảy đều là khi thấy Diệt-đế mới đoạn. Từ Noãn-pháp trở đi, nhờ tu quán tướng ngũ-ấm vô thường thảy mới đoạn phiền-não, thấy Diệt-đế mới hết.
Hỏi: Quán Khổ buộc cõi Dục năng dứt gút cõi Dục. Tập cũng như vậy. Như cõi Dục cho đến phi-tưởng phi phi-tưởng xứ cũng như vậy. Quán Diệt cõi Dục năng dứt gút cả ba cõi. Đạo cũng như vậy. Việc ấy thế nào?
Đáp: Diệt-trí năng dứt phiền-não. Vậy nên lời ngươi nói chẳng phải lẽ.
Hỏi: Trong kinh nói vì quán ngũ-ấm vô thường thảy, nên được quả Tu-Đà-Hoàn, cho đến quả A-La-Hán. Sao ông nói chỉ quán Diệt-đế là dứt phiền-não?
Đáp: Trí quán ngũ-ấm nầy sinh diệt hợp lại mà quán nên năng dứt kiết-sử. Như trong kinh nói: “Tỳ-kheo quán sắc nầy là sắc tập, là sắc diệt”. Lại còn nói: thấy pháp biết pháp thời dứt phiền-não. Mới biết là thấy Diệt-đế nên dứt hết các phiền-não. Lại ngũ-ấm là ở trong khổ sinh các phiền-não, nếu thấy ngũ ấm diệt cho là tịch-diệt yên ổn. Như vậy là đầy đủ khổ-tưởng. Cho nên biết thấy các ấm-diệt, thời phiền-não hết. Như nói vì các pháp không thể tính, nương một xả tâm mà dứt, Không thể tính tức diệt. Nếu hành giả thấy sắc không thể tính, thời đến thức cũng không thểt tính, thời được xa lìa sâu-sắc. Lại ba môn giải-thoát đều duyên Nê-Hoàn, vì môn giải-thoát nầy năng dứt phiền-não, không còn phương-tiện nào khác hơn. Nên biết chỉ vô-vi duyên Đạo năng dứt phiền-não mà thôi. Vậy nên ngươi đã nói phương-pháp phiền-não. Việc ấy chẳng phải lẽ.
Luận giả nói: Các phiền-não có vô-lượng môn phân biệt như vậy thảy, xin kẻ cầu giải-thoát cần phải biết cho. Tại vì sao? Vì biết đấy là buộc là lỗi nên được giải-thoát; như người biết kẻ oán nên mới xa lìa được; như biết đường hiểm nên mới tránh được. Phiền-não cũng như vậy. Lại phiền-não buộc rất là chặt-chẽ lắm hơn Vua Tỳ-Ma-Chất-Đa-La A-Tu-La buộc; cho nên chúng-sinh ở cõi hữu-đỉnh cũng vẫn thường bị phiền-não buộc. Vậy nên càn biết nó là tội-lỗi. Lại chúng-sinh, cho đến cõi hữu-đỉnh vẫn lui đọa trở lại, là vì đều chẳng năng thấy biết lỗi phiền-não vậy. Lại vì chẳng dứt gút nên sinh tăng thượng-mạn: tự cho mình đã dứt. Về sau nghi hối. Vậy nên cần biết lỗi các phiền-não, đừng cho nó gạt. Lại nếu chúng-sinh bỏ lìa vui tịnh-diệu Nê-Hoàn, lại tham vui dục-lạc hèn tệ. Hễ có vui ấy đều do lỗi các phiền-não. Nếu dứt các phiền-não thời được đại lợi. Nên cần biết lỗi các phiền-não. Lại pháp mà ngăn giải-thoát tức là phiền-não. Nếu chẳng dứt phiền-não quyết không nhân-duyên giải-thoát. Tại vì sao? Vì các phiền-não là nhân-duyên có thân; tùy phiền-não có thân, tùy thân có khổ. Vậy nên kẻ cầu lìa khổ, cần phải siêng-năng tinh tiến dứt các phiền-não.
PHẨM MINH NHÂN THỨ 140
Hỏi: Phiền-não làm nhân-duyên cho thân, việc nầy cần phải thuyết minh. Tại vì sao? Vì có các ngoại-đạo chẳng tin lẽ ấy: hoặc nói thân nầy không nhân không duyên, in như cỏ cây tự nhiên mà sinh; hoặc nói muôn vật là do đấng Tự-Tự-Tại và các Trời thảy mà sinh; hoặc nói muôn vật từ thể-tính mà sinh; hoặc vi-trần hòa hợp mà sinh. Có những lối lập-luận đại khái như thế, nên cần phải thuyết-minh?
Đáp: Từ nghiệp có thân lẽ nầy trước đã thành lập. Nghiệp ấy do phiền-não mà sinh nên mới lấy phiền-não làm nhân-duyên sinh thân.
Hỏi: Tại sao biết bởi phiền-não mà có nghiệp?
Đáp: Tùy tâm giả-danh gọi là vô-minh. Tâm giả danh ấy năng nhóm các nghiệp, cho nên biết nhân-duyên phiền-não mới có nghiệp. Lại A-La-Hán các nghiệp chẳng nhóm nên chẳng thành tựu, cho nên biết các nghiệp do phiền-não mà thành. Như trong kinh Phật nói: “Nếu người được minh bỏ lìa vô-minh; người ấy năng khởi tội nghiệp, phước nghiệp và bất động nghiệp chăng? - Bạch Đức Thế Tôn! Không vậy.” Lại không có nghiệp vô-lậu, nên biết chỉ tùy giả danh năng khởi các nghiệp. Tâm vô-lậu chẳng tùy giả-danh nên chẳng khởi nghiệp. Lại kẻ học nhân không hành, như kinh nói: “Học nhân Hoàn mà chẳng hành; Diệt mà chẳng tác.” Tác tướng là hành, hành gọi là nghiệp. Lại vì tâm vô-lậu chẳng phải tướng là hành, nên không có nghiệp vô lậu. Vậy nên tất cả nghiệp thọ thân đều bởi phiền-não mà sinh. Lại kẻ dứt phiền-não chẳng còn thọ sinh. Nên biết có thân đều bởi phiền-não.
Hỏi: Tất cả chúng-sinh đều là không phiền-não, sau khi sinh mới khởi, như người khi sinh không răng, về sau mới mọc?
Đáp: Chẳng phải vậy. Kẻ có phiền-não tùy có những tướng nghĩa là khi mới sinh ra hiện có tiếng oa oa thảy. Nên biết đều cùng với phiền-não cọng sinh. Lại hiện thấy chúng-sinh phần nhiều sinh trong chuồng tiêu thảy chứ chẳng sinh trên đá bàn thạch. Phải biết vì tham đắm hương vị thảy nên mới sinh vào trong ấy. Cho nên biết do phiền-não mà sinh.
Hỏi: Trong địa ngục thảy chẳng nên sinh được. Tại vì sao? Vì không người nào tham vui trong địa ngục thảy vậy?
Đáp: Chúng-sinh vì sức mạnh ngu-si, nên ở trong tâm điên-đảo mà sinh khi sắp chết xa thấy địa ngục lầm cho là hoa ở ao do đó tham đắm, nên sinh vào trong ấy. Như trong kinh nói: “Nếu người ở trong chỗ chật hẹp ồn ào mà chết thời muốn được chỗ rộng rãi là sinh trong loài chim. Nếu kẻ chết vìa khát là sinh làm loài trùng trong nước. Nếu kẻ chết vì lạnh thời sinh trong địa ngục nước đá lạnh. Nếu tham đắm dâm-dục sinh trong loài chim sẻ. Tham đắm ăn uống thời sinh làm loài trùng trong thây chết”. Lại bởi vì chỗ tham đắm nên gây các ác. Vì các ác nhân-duyên bắt buộc chịu lấy quả-báo. Lại vì tham đắm thân nên các nghiệp năng sinh quả-báo. Tại vì sao? Vì sức mạnh ngu si tham đắm thân mình, nên sinh các phiền-não kiêu-mạn thảy. Do đấy năng nhóm thành nghiệp; vì nghiệp nên vào trong các đạo.
Hỏi: Nều vì nhân-duyên phiền-não mới có thân. Kẻ dứt phiền-não, lẽ ra ngũ-ấm chẳng còn nối nhau được?
Đáp: Thân nầy gốc do phiền-não mới sinh; phiền-não tuy hết, nhưng vì thế lực nên thân vẫn còn chẳng dứt liền. Như lấy gậy quậy bánh xe, tuy tạm bỏ gậy, nhưng bánh xe vẫn còn chạy chẳng ngừng.
Hỏi: Nếu vì thế lực phiền-não nghiệp trước nên mơi có thân. Những kẻ dứt phiền-não, cũng vì thế lực phiền-não nghiệp trước nên cũng lẽ ra thọ thân?
Đáp: Cần phải lấy tướng nên thức năng trụ. Người nầy hết thế lực nghiệp trước; nay khéo tu môn vô-tướng giải-thoát nên chẳng thọ thân sau. Lại như các hột giống ở trên hòn đá nóng chẳng sinh nảy được. Như vậy lấy lửa trí-huệ mà làm nóng các thức-xứ thời giống thức chẳng sinh, là dứt nối nhau đời sau. Lại vì các hành nhân-duyên chẳng đầy đủ nên chẳng còn nối nhau nữa. Như trong kinh Phật nói: “Thức là hột giống, nghiệp hành là ruộng, tham ái là nước vô-minh là che đậy. Vì nhân-duyên nầy nên thọ thân sau”. A-La-Hán duyên nầy chẳng đủ nên không có thân sau”. Phải biết nhân duyên phiền-não mà thọ sinh. Lại kẻ không phiền-não, có tâm biết khổ thảy. Nay những kẻ thọ sinh chẳng thấy có những tâm nầy. Nên biết kẻ không phiền-não chẳng năng thọ sinh.
Hỏi: Tu-Đà-Hoàn thảy có tâm biết khổ thảy mà khi sinh cũng chẳng thấy có?
Đáp: Các vị A-La-Hán sức trí-huệ mạnh, tất cả phiền-não chẳng năng thắng nổi, nên khi mạng sắp chết ngăn được thọ sinh. Tu-Đà-Hoàn thảy trí lực chẳng bằng, nên chẳng phải đem mà so sánh. Lại ngươi nói như răng về sau lần lần mọc, phiền-não cũng vậy. Việc ấy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì các vị A-La-Hán dùng trí-huệ vô-lậu đã đốt cháy phiền-não, nên chẳng còn thọ sinh nữa, như hột giống bị rang chẳng còn mọc được. Lại hiện thấy đời nay do phiền-não sinh thân, như do tham-dục mà thân sắc biến khác, giận dữ cũng vậy. Nên biết ngũ-ấm thân đời sau cũng do từ phiền-não mà sinh.
Hỏi: Cũng thấy do uống ăn do nhân-duyên thảy sinh có ngũ-ấm, mà sao chẳng gọi uống ăn là nhân-duyên thọ thân?
Đáp: Uống, ăn nương nhờ tâm mà năng sinh sắc thảy. Phiền-não chẳng phải như vậy. Lại vì không chỗ nương để sinh sắc thảy. Nên biết phiền-não là nhân-duyên thọ thân. Lại hiện thấy chim sẽ thảy đa dục; rắn độc thảy đa sân; loại heo thảy đa ngu. Nên phải biết các chúng-sinh ấy chắc chắn đời trước đã nhóm họp dâm-dục ấy thảy các phiền-não, nên mới sinh vào trong các loại ấy.
Hỏi: Sinh-xứ lẽ là vậy. Nhưng chẳng phải trước đã nhóm họp nhân-duyên phiền-não?
Đáp: Nếu như vậy thời dâm-dục thảy vô nhân, việc nầy không thể được. Nên phải biết do từ trước nhóm họp nhân-duyên nên mới có. Lại tham sân thảy phiền-não hùng-thịnh thời gây sát các tội. Vì tội này nên hiện chịu các khổ roi gậy trói buộc. Phiền-não, nếu mỏng thời được trì-giới tu thiện, làm các điều lành thảy. Nhờ giới thiện nầy hiện được vui tiếng khen lợi dưỡng thảy, như đời hiện này suy bại lợi-lạc đều bởi phiền-não. Nên biết đời sau sẽ cũng như thế.
Hỏi: Nếu bảo phiền-não mà có thân, thời không có sinh tử qua lại tại vì sao? Vì phiền-não thịnh nên đọa ác trong đạo. Thân đã chịu tội: phiền-não càng tăng, hẳn không nhân giải-thoát. Như thế không thể được sinh chỗ lành. Nếu thân hưởng phước là phước lại tăng lên thời chẳng còn sinh lại chỗ ác. Như vậy thời không có sinh tử qua lại?
Đáp: Người ấy tuy đọa chỗ ác, thoảng hoặc được thiện tâm; tuy sinh chỗ thiện hoặc khởi ác tâm, vậy nên sinh tử qua lại chẳng dứt. Lại tùy tham thảy phiền-não giảm ít, theo đó mà được sinh chỗ tốt; tùy tham thảy nhiều, theo đó mà sinh chỗ xấu; như heo chó thảy. Kẻ tùy phiền-não giảm sinh chỗ tốt, như vì phiền-não giảm sinh chỗ tốt, như phiền-não mỏng nên năng tu bố-thí, trì giới thảy phước sinh cõi trời Lục-Dục, vì dứt tâm dục nên mới được vui thắng Thiền. Vì sắc nhiễm nên được vui thắng Định. Mở hết tất cả gút thời được Vô tỷ Nê-Hoàn. Nên biết thân nầy bởi phiền-não mà có. Lại hiện thấy chúng-sinh quốc độ tồi tệ, và những người ác nương ở những chỗ tồi tệ đều do tham đắm. Nên biết chỗ ở chúng-sinh ở trong sinh tử cũng do tham đắm, như loại trùng nga tham sắc sáng nên bị đèn đốt cháy thân. Tham đắm ấy chẳng do trí sinh. Tại vì sao? Vì nga kia chẳng biết lửa đèn là khổ-xúc nên mới gieo mình vào. Như vậy chúng-sinh bị khổ thân sau, đều bởi vô-minh nhân-duyên tham ái nên mới sinh, như cá nuốt mồi câu; hưu nai chạy theo tiếng nhái của thợ săn, đều bị tham đắm nên mới gây ra nạn chết chóc. Lại như người vì tham đắm nên đi đến phương xa lạ mà chẳng năng hồi hương. Nên biết đều bởi phiền-não nên mới sinh. Lại như cây chẳng nhổ rễ tham là cây khổ thường còn. Như Đức Phật : “Rễ cây chẳng nhổ, dù có chặt gốc cây vẫn sinh chồi; tham sử đã nhổ, thường thường chịu khổ”. Lại thân này là bất tịnh, vô thường, khổ, không, vô-ngã; tự chẳng bởi vô-minh, có đâu kẻ trí mà tham suy-khổ nầy, giống như với kẻ mù có thể đem áo nhớp mà gạt là áo quý báu. Như vậy bị vô-minh làm mù, thời năng chịu tội lỗi ngũ ấm bất tịnh. Lại bởi ngã tâm nên thọ thân tuy khổ mà chẳng năng bỏ rời. Nếu không có ngã tâm, thời năng xa lìa. như Ngài Xá-Lợi-Phất nói: “Kẻ thanh tịnh trì giới đắc Đạo khi chết vui mừng, như phá vỡ bát thuốc độc.
Nên biết phiền-não nhân-duyên mà có thân. Lại có kẻ vì vô-trí nên tham đắm thân nầy, như lấy chiếc hòm nhỏ sơn vẽ đựng đầy đồ bất tịnh, khi mà chưa khai nắp, thời thấy khá ưa vui, nhưng khi dở ra toàn là mùi hôi thúi. Lại như rắn độc nằm đầy trong nhà tối, khi đèn chưa soi là sinh lòng vui đắm, mà khi thấy là bỏ chạy tức tốc. Chúng-sinh cũng vậy, tùy có vô-minh thời vui thế-gian nếu khi sáng mắt là tâm lìa nhàm ngao-ngán. Như vậy tham ái là căn bản thọ thân. Tại vì sao? Vì tham ái nên cầu. Cầu có hai thứ: dục cầu, hữu cầu. Cầu các dục hiện tại gọi là dục cầu; lại cầu thân sau gọi là hữu cầu. Nên biết tham-ái là gốc thọ thân. Lại nếu tham dắm ngũ ấm tức sinh thân-kiến. Bảo rằng: “Ngã nầy là ngã ngữ-thủ tức lấy.” Nhân món thủ nầy mà sinh ba món thủ khác. Thủ làm nhân-duyên Hữu, tức có; hữu làm nhân-duyên Sinh, nên biết phiền-não là căn bản của thân. Lại thân nầy đều khổ. Với khổ thân nầy sinh tưởng điên-đảo là vui. Do vui điên đảo nầy sinh ái điên đảo; vì ái điên-đảo nầy mà năng thọ thân sau. Nên biết nhân-duyên tham ái mới có thân. Lại thân nầy nhờ nhân duyên ăn nên mới sống còn. Tham ăn vật thô “đoạn-thực” nên chẳng vượt khỏi cõi Dục. Như trong nghiệp-phẩm nói tham hương vị nên sinh trong chuồng tiêu thảy. Vì tham đắm xúc “xúc-thực” nên sinh trong bào-thai. Vì tham đắm xúc ấm mát, nên sinh trong trứng, chỗ ướt. Đều chẳng vượt khỏi cõi Dục. Nhân ba món xúc nầy mà sinh ba món thọ, nên mới nói xúc làm nhân-duyên thọ. Ý-tư-thực cũng như vậy. Phát nguyện muốn được thân đời sau: “Ta sẽ làm việc nầy”, Không thấy biết Thức là gốc tham ái của ăn “thức-thực” nên có thể gây thành thân sau. Bốn cách ăn như vậy đều do tham-ái. Tất cả chúng-sinh đều nhờ ăn mà sống còn, nên biết ái làm nhân-duyên cho sinh. Lại tứ sinh: sinh bằng trứng, sinh bằng thai, sinh bằng ướt, và sinh bằng biến hóa. Vì ái dâm-dục nên do trứng sinh và do thai sinh. Tham hương vị thảy nên do chỗ ẩm-ướt sinh. Tùy chỗ sở-ái nên khởi nghiệp nặng nề thời chịu hóa sinh.
Nên biết lối sinh sai khác đều bởi tham-ái. Lại bốn thứ thọ thân: Có năng tự giết mà kẻ khác chẳng năng giết, như thế thảy bốn thứ đều do tham ái sai khác nên mới có. Nên biết tham ái là nhân-duyên có thân. Lại bốn-thức-xứ: Tùy-sắc mà thức trụ, y-sắc, duyên-sắc, lấy mừng làm thấm nhuần thọ, tưởng, hành cũng như vậy. Mà chẳng nói thức là thứ-xứ, vì khi thức tỉnh là không phiền-não vậy. Vậy nên biết phiền-não nhân-duyên có thân. Lại mười hai pháp nhân-duyên đều bởi vô-minh. Tại vì sao? Vì tâm giả-danh gọi là vô-minh. Nhân vô-minh nầy mới khởi nghiệp hành: phước hành, tội hành và bất động hành. Muốn an lạc chúng-sinh gọi là phước hành; làm khổ não chúng-sinh gọi là tội hành; nhiếp tâm từ-bi thảy gọi là bất-động-hành. Tùy theo các hành nghiệp nầy mà thức trụ thân đời sau. Nương thức sinh danh sắc, lục-nhập, xúc, thọ. Bốn chi nầy là quả-báo phiền-não nghiệp đời trước. Trở lại nhân-ái nầy sinh. Ái, Thủ và Hữu là nghiệp phiền-não năng sinh Sinh, Lão và Tử thảy đời sau. Như vậy mười hai hữu-phần nối nhau, đều lấy vô-minh làm gốc. Nên biết phiền-não nhân-duyên có thân. Lại sinh tử vô-thủy. Tại sao biết được? Trong kinh nói: “Từ nghiệp nhân-duyên mới có mắt thảy các căn. Bởi ái có nghiệp, bởi vô-minh nên có ái. Vô-minh bởi nhớ nghĩ tà; nhớ nghĩ tà, trở lại nhân mắt duyên lấy sắc từ si mà sinh vậy”. Cho nên biết sinh tử luân-chuyển không đầu.
Nếu nói nhân đấng Trời Tự-Tại thảy thời chẳng có vô-thủy, việc nầy không thể được. Nên biết phiền-não nhân-duyên có thân. Lại diệt hết phiền-não thời được giải-thoát. Lại thân chúng-sinh nhiều thứ tạp loại. Nếu nhân Tự-Tại thảy lẽ ra chẳng tạp. Vì nghiệp phiền-não có nhiều thứ nên thân cũng chẳng một. Lại hai mươi căn, nhân sáu căn sinh sáu thức. Trong ấy nam nữ căn. Các pháp nầy nối nhau chẳng dứt nên gọi là mạng. Mạng nầy lấy gì làm căn? Chỗ gọi là nghiệp vậy. Nghiệp nầy nhân nơi phiền-não. Phiền-não nương thọ, nên lấy năm thọ làm căn. Như vậy sinh tử lần lữa nối nhau. Nương tín thảy các căn thảy dứt nối nhau kia. Như vậy hai mươi căn qua lại sinh tử. Nên biết đều bởi phiền-não có thân. Lại kẻ cầu giải-thoát mới sinh những phẩm: Giới-Định-Huệ, giải-thoát, giải-thoát-tri-kiến. Dùng những pháp nầy để làm gì? Để đều vì diệt các phiền-não. Kẻ Trí thấy lợi-ích ấy nên mới nương các phẩm nầy. Nên biết nhân-duyên phiền-não có thân. Lại có phiền-não thứ lớp diệt hết: Diệt ba gút được quả Tu-Đà-Hoàn; mỏng lần tham-dục thảydc quả Tư-Đà-Hàm; diệt hết gút cõi Dục được quả A-Na-Hàm. Trong các thiền-định cũng như vậy: thứ lớp tất cả đều thời chứng được quả A-La-Hán. Như vậy tùy theo các phiền-não thứ lớp diệt nên thân cũng lần diệt theo. Nếu thân do Trời Tự-Tại thảy thời chẳng ưng lần diệt. Nên biết nhân-duyên phiền-não có thân. Lại phiền-não tham thảy các người thiện đều cần dứt hẳn, vì chắc sẽ thấy nhân-duyên tham thảy đời này đời sau bị việc suy hại, vậy nên cầu dứt. Nếu chẳng như vậy thời chẳng cầu dứt. Như những người nói thân nhân Trời Tự-Tại thảy, mà người ấy cũng cầu dứt tham dục thảy. Nên biết tham dục thảy là nhân-duyên có thân. Lại kẻ trí dùng trí huệ mà giải-thoát. Nên biết vì do vô trí nên phải bị trói. Nên biết nhân-duyên phiền-não có thân. Lại Đức Phật nói trong các kinh: “Diệt hết tham mừng mới được chính giải-thoát? Tại vì sao? Vì mắt, sắc thảy chẳng gọi là trói tham mừng mới gọi là trói. Vì phá tham mừng, nên tâm được chính giải-thoát”. Chính giải-thoát nên tâm mới năng vào Nê-Hoàn. Nên biết nhân-duyên phiền-não có thân. Lại dùng không, vô tướng, vô tác mà được giải-thoát. Nên biết nhân-duyên phiền-não có thân. Tại vì sao? Vì quán các pháp trống không tức không có tướng khá được; vì diệt tướng nên chẳng nguyện muốn thân sau. Vậy nên dùng “không” làm môn giải-thoát. Trái lại kia là bị trói. Vì những các lẽ trên nên biết do phiền-não mà có thân. Việc nầy thuyết-minh đã rõ. Hết nhóm Tập-Đế.
TRƯỚC PHẨM LẬP GIẢ-DANH TRONG NHÓM DIỆT ĐẾ THỨ 141
Luận-giả nói diệt ba món tâm gọi là Diệt-Đế; là giả-danh tâm-pháp-tâm, không-tâm.
Hỏi: Lấy gì diệt ba tâm ấy?
Đáp: Tâm giả-danh hoặc dùng nhân-duyên trí đa-văn mà diệt; hoặc dùng nhân-duyên trí suy-nghĩ mà diệt. Pháp-tâm ở trong pháp Noãn thảy dùng không-trí mà diệt. Không-tâm vào Diệt-tận-định mà diệt; hoặc khi vào vô-dư Nê-Hoàn dứt nối nhau là diệt.
Hỏi: Sao gọi giả-danh?
Đáp: Bởi các ấm mới có phân-biệt, như bởi ngũ-ấm nói có người; bởi sắc, hương, vị, xúc mới nói có cái bình thảy.
Hỏi: Tại sao lấy đó cho là giả-danh?
Đáp: Trong kinh Phật nói: “Như trục bánh xe hòa-họp nên gọi là chiếc xe. Các ấm hòa-họp nên gọi là người”. Lại như Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các pháp vô thường, khổ, không, vô-ngã; do nhiều nhân-duyên mà sinh, không tính quyết định. Chỉ có danh-tự, chỉ có nghĩ nhớ và chỉ có tác dụng”. Bởi ngũ-ấm nầy mà sinh nhiều thứ tên nghĩa là chúng-sinh, người, trời, thảy. Trong kinh ấy ngăn pháp thật có, nên nói “chỉ có danh”. Lại Phật nói hai đế: chân-đế và tục-đế. Chân-đế là sắc thảy pháp và Nê-Hoàn. Tục-đế là chỉ có giả-danh không có tự thể. Như sắc thảy nhân-duyên thành bình; ngũ-ấm nhân-duyên thành người.
Hỏi: Nếu trong đệ-nhất-đế không có thế-đế cần gì phải nói?
Đáp: Thế-gian chúng-sinh thọ dụng thế-đế. Tại sao biết được? Như nói về lửa cũng tin chịu. Các Đức Phật, Hiền-Thánh muốn cho thế-gian lìa giả-danh, nên mới có thế-đế tức tục-đế. Như trong kinh Phật nói: “Ta chẳng tranh với thế-gian, mà thế-gian tranh với Ta”. Vì kẻ-Trí không cần tranh cãi vậy. Lại người thời thượng cổ vì muốn dùng sự vật, nên khi muốn vật sinh là lập ngay danh-tự, chỗ gọi là bình thảy. Nếu chỉ thẳng pháp ấy thời chẳng khá dùng được. Nên nói thế-đế. Lại nếu nói ra hai Đế thời Phật-Pháp thanh tịnh: Vì đệ-nhất-nghĩa-đế nên kẻ-Trí chẳng hơn được: Vì thế-đế nên người ngu chẳng tranh cãi. Lại nói hai Đế thời chẳng đọa đoạn, thường, chẳng đọa tà-kiến và bên khổ bên vui, nghiệp quả-báo thảy đều mới thành lập được. Lại thế-đế là căn bản giáo hóa của các Đức Phật, như bố thí trì-giới được quả-báo sinh chỗ lành. Nếu lấy pháp nầy điều hòa tâm mềm mại mới kham thọ đạo giáo, nhiên-hậu vì nói đạo-lý đệ-nhất-nghĩa. Như vậy Phật-Pháp ban đầu chẳng gấp sâu giống như biển cả lần lần càng sâu. Nên nói thế-đế. Lại nếu năng thành tựu được đạo trí huệ, mới có thể vì nói thật pháp.Như Phật nghĩ rằng: “Tỳ-kheo La-Hầu-La nay đã năng thành-tựu được đạo trí-huệ, sẽ vì nói thật-pháp”. Ví như mụt ung đã chín muồi, phá đi thời dễ mà chưa muồi thời khó. Như dùng trí thế-đế khiến tâm điều hòa mềm mại, nhiên hậu mới lấy trí đệ-nhất mà phá hoại. Lại trong kinh nói: “Trước biết phân-biệt các pháp, nhiên hậu mới biết Nê-Hoàn”. Kẻ hành-giả trước biết các pháp là giả danh có, hay là chân-thật có? Nhiên hậu năng chứng Diệt-Đế.
Lại các phiền-não trước thô sau tế, thứ lớp mới diệt hết: như lấy các tướng tóc lông. Sau mới lấy không-tướng mà diệt tướng sắc thảy, như lấy nêm tháo nêm. Nên nói thế-đế. Lại nhờ thế-đế nên được thành lý trung-đạo. Tại vì sao? Vì ngũ-ấm nối nhau sinh nên chẳng đoạn; niệm niệm diệt nên chẳng thường. Lìa đoạn ấy gọi là trung-đạo. Như trong kinh nói: “Thấy thế-gian nhóm thời diệt chấp-không; thấy thế-gian diệt thời diệt chấp-có”. Vì có thế-đế nên mới có thể thấy nhóm thấy diệt. Nên nói thế-đế. Lại vì thế-đế nên Phật-Pháp đều thật-nghĩa là có ngã không ngã các môn: Nếu vì thế-đế nên nói không ngã không lỗi; vì đệ-nhất-nghĩa nên nói không ngã cũng thật. Lại vì thế-đế nên có lời nạn mà để riêng không đáp, nếu đứng về thật-pháp thời đều có thể đáp. Lại nếu thật có chúng-sinh là rất si-mờ. Nếu nói thật không cũng đọa si-mờ. Tại vì sao? Vì hai chấp có, không, nầy thời đọa đoạn thường. Khiến các hành-giả được ra khỏi bên có, lại đọa bên không. Nếu không có thế-đế do đâu được ra khỏi? Lại nếu người chưa được trí-huệ chân-không, mà nói không có chúng-sinh thế là tà-kiến, vì không chúng-sinh chịu sinh tử vậy, nên gọi tà-kiến, Nếu được không-trí nói không chúng-sinh vậy là không lỗi. Như trong kinh nói: “A-La-Hán Tỳ-kheo-ni hỏi ác-ma rằng: ngươi lấy gì cho là chúng-sinh? Chỉ đống ngũ-ấm trống-không thật không có chúng-sinh”. Lại nói thân ngũ-ấm nầy nối nhau trống-không, không có gì cả, như trò huyễn, như biến hóa dối gạt phàm phu, gọi là oán là tặc, như mũi tên, như mụt ung; khổ, không, vô-ngã, chỉ là tướng sinh diệt bại hoại.
Hỏi: Đều là tâm không có gì cả, mà cớ sao gọi là tà-kiến, hoặc gọi đệ-nhất-nghĩa?
Đáp: Nếu người chưa sinh trí huệ chân không, vì có ngã-tâm nên nghe nói vô-ngã liền sinh sợ hãi. Như Đức Phật nói: “Nếu người phàm phu nghe không, vô-ngã, chẳng còn làm nữa, thời rất kinh sợ”. Cho nên biết chưa được không trí, vì có ngã-tâm nên sợ hãi Nê-Hoàn thế là tà-kiến. Được chân-không-trí biết xưa nay “không” thời không e sợ. Lại người này chưa được chân không mà thấy không có gì thời đọa ác kiến nghĩa là đoạn kiến tà-kiến. Nếu người ấy trước nhờ thế-đế nên biết có ngã, tin nghiệp quả-báo. Về sau quán tướng các pháp vô thường sinh diệt, dần dần chứng được Diệt, không còn ngã-tâm thời diệt tham-tâm. Nếu nghe nói không có gì, thời không tội lỗi. nên nói thế-đế. Lại có ngoại đạo báng Phật: Cù-Đàm Sa Môn phá chân-thật Thần. Vậy nên Phật nói: “Ta dùng thế-đế nói có chúng-sinh; ta biết rõ trong chính-kiến nói rõ chúng-sinh qua lại sinh tử. Đấy gọi là chính-kiến”. Chỉ phàm phu vì tà-niệm nên với trong thật không chúng-sinh mà nói là thật có. Nên chỉ phá tà niệm nầy mà chẳng phá chúng-sinh, như những vật bình thảy vì giả-danh mà nói: Trong ấy chẳng phải thảy sắc là bình; chẳng rời sắc thảy riêng có bình. Như vậy chẳng phải sắc thảy các ấm là chúng-sinh; cũng chẳng rời sắc thảy ấm riêng có chúng-sinh. Như thân sắc thảy hơn giả-danh. Như vậy lấy diệt tướng hơn sắc thảy, lấy ví-dụ phiến nghĩa dễ hiểu: Ví như đèn vẽ cũng gọi là đèn, mà thật không tác dụng gọi là đèn. Như vậy tuy nói có bình, mà chẳng phải thật có; tuy nói ngũ-ấm mà chẳng phải đệ-nhất-nghĩa.
PHẨM TƯỚNG GIẢ-DANH THỨ 142
Hỏi: Vì sao biết vật bình thảy giả-danh mà có chẳng phải chân thật?
Đáp: Trong giả-danh chỉ ra tướng, trong chân thật không chỉ tướng được. Như nói sắc nầy là “sắc bình” chẳng nói được là “sắc sắc”; cũng chẳng nói được là thọ thảy sắc. Lại đèn vì dụng-cụ sắc năng soi, dụng-cụ xúc năng đốt, thật pháp chẳng thấy như vậy. Tại vì sao? Vì Thức chẳng vì khác dụng-cụ thức; thọ cũng chẳng gì khác dụng-cụ thọ. Cho nên biết có dụng-cụ là giả-danh có. Lại nhân pháp khác mà thành tên giả-danh có, như nhân sắc thảy thành hình, thật pháp chẳng nhân pháp phác mà thành. Tại vì sao? Vì như thọ chẳng nhân pháp khác mà thành. Lại giả-danh có nhiều sở-năng, như đèn năng soi năng đốt. Thật-pháp chẳng thấy như vậy. Tại vì sao? Vì như thọ không thể vừa thọ vừa thức. Lại danh-tự chiếc xe ở trong bánh trục thảy. Mà danh-tự sắc thảy chẳng ở trong vật. Có sai khác như thế. Lại bánh trục thảy là nhân-duyên thành xe; trong ấy không có danh-tự xe. Vậy thời nhân-duyên xe không có pháp xe, mà chỉ nhờ đấy thành xe. Nên biết xe là giả-danh. Lại vì danh-tự sắc thảy được nói sắc thảy, mà danh bình thảy chẳng được nói bình thảy. Cho nên biết bình thảy là giả-danh. Lại có trong giả-danh tâm động chẳng định; như người thấy ngựa: hoặc nói ngựa, hoặc nói thấy đuôi ngựa, hoặc nói thấy thân ngựa, hoặc nói thấy da, hoặc nói thấy lông. Hoặc nói nghe tiếng đàn tranh, hoặc nói nghe tiếng đàn huyền.Hoạc nói ngửi hoa, hoặc nói ngửi mùi thơm hoa.
Hoặc nói nếm bơ, hoặc nói nếm vị bơ. Hoặc nói đụng người, hoặc nói đụng thân người, hoặc nói đụng cánh tay người, hoặc nói đụng tay người, hoặc nói đụng ngón tay người, hoặc nói đụng đốt ngón tay. Ý-thức đối với trong chúng-sinh thảy động: bảo thân là chúng-sinh, tâm là chúng-sinh. Sắc thảy là bình, rời sắc thảy có bình. Như vậy thảy trong thật-pháp tâm đinh chẳng động. Chẳng được nói tôi thấy sắc cũng thấy tiếng thảy. Lại trong pháp khả-tri thảy chẳng khá nói “cũng gọi là có” vì đấy là giả danh có. Tại vì sao? Vì pháp sắc thảy chẳng gọi trong khả-tri thảy chẳng khá nói. Lại như pháp sắc thảy tự tướng khá nói mà bình thảy tự tướng chẳng khá nói. Nên biết là giả-danh có. Hặc có thuyết nói tướng giả-danh là tướng ở các chỗ, chẳng ở trong giả-danh. Như trong kinh nói: “Nghiệp là trí-giả, tướng bất trí-giả”. Nếu thân-khẩu-ý nặng khởi thiện nghiệp gọi là trí-giả. Mà thân-khẩu-ý khởi bất thiện nghiệp gọi là bất trí-giả, thân-nghiệp khẩu-nghiệp nương tứ đại, ý-nghiệp nương tâm. Ba sự nầy tại sao gọi là trí-giả bất trí-giả? Cho nên biết giả-danh không có tự tướng. Lại tướng giả-danh tuy ở các chỗ cũng chẳng phải một, như nói người chịu khổ não như mũi nhọn đâm vào tâm não hoại là sắc tướng. Lại thọ là thọ tướng, cũng đối với trong người mà nói. Như Đức Phật nói: “kẻ trí kẻ ngu đều chịu khổ vui mà kẻ-Trí với trong khổ vui chẳng sinh tham giận lấy nhiều ít thảy”. Tưởng là Tưởng-tướng, cũng đối với trong người mà nói. Như nói tôi thấy ánh sáng, thấy sắc tác khởi là Hành-tướng, cũng với trong người mà nói. Như nói người nầy khởi tác phước-hành, cũng khởi tội-hành và bất-động-hành. Thức là thức-tướng, cũng với trong người mà nói, như nói kẻ-Trí biết pháp như lưỡi nếm vị. Vậy nên nếu ở các chỗ mà nói cũng có nhiều tướng là tướng giả-danh. Tướng Sắc thảy chẳng ở các chỗ, cũng không nhiều tướng. Lại nếu pháp bị tất cả món sử sai khiến là giả-danh có, thật-pháp chẳng bị sử sai khiến, vì các sử sai khiến người vậy. Lại trong giả-danh không sinh biết, mà với trong sắc thảy trước sinh biết, nhiên hậu do tà-tâm phân biệt nói: tôi thấy bình thảy. Lại biết trong bình cần đợi sắc thảy. Tại vì sao? Vì nhân sắc, hương, vị, xúc mới gọi là bình. Mà biết trong thật-pháp lại không cần đợi gì cả. Lại trong giả-danh sinh nghi, như nghi là cây trụi, hay là con người? Mà trong sắc thảy chẳng sinh nghi là sắc hay là thanh.
Hỏi: Trong sắc thảy cũng có nghi là có hay là không?
Đáp: Chẳng phải vậy. Nếu thấy sắc quyết chẳng nghi là thanh. Lại vì các nhân-duyên khác nên mới nghi có sắc không sắc, như nghe nói sắc không mà lại thấy sắc thời sinh nghi nói là có hay là không. Nếu thấy được Diệt-đế thời nghi nầy mới dứt.
Hỏi: Trong Diệt-đế cũng có nghi là có diệt hay là không diệt?
Đáp: Trong sở chấp sinh nghi chứ không phải là Diệt-đế. Như nghe chấp có diệt, cũng không chấp không, với trong ấy sinh nghi là có hay là không. Người nầy bấy giờ chẳng thấy Diệt-đế. Tại vì sao? Vì kẻ thấy Diệt-đế không có nghi kia. Nên biết chỗ sinh nghi là giả-danh có. Lại với trong một vật lại sinh nhiều nhận-thức, đấy là giả-danh có, như bình thảy. Trong thật-pháp chẳng có như thế. Tại vì sao? Vì trong sắc chẳng sinh tai thảy các thức. Lại bị nhiếp thuộc nhiều nhập là giả-danh có, như bình thảy. Vậy nên có người nói giả-danh có bốn nhập sở-nhiếp. Thật-pháp chẳng được nhiếp-thuộc nhiều nhập. Lại nếu không tự-thể mà năng có tác dụng là giả-danh có. Như nói người tác mà thể người và thể nghiệp thật chẳng khá được. Lại có bao nhiêu phân-biệt là kẻ oan người thân thảy, đều là giả-danh chứ chẳng phải thật-pháp mà có. Tại vì sao? Vì nếu chỉ thẳng ở trong pháp sắc thảy thời chẳng sinh tưởng kẻ oan người thân gì cả. Lại đi lại thảy, dứt hư thảy, đốt nát thảy có bao nhiêu tác sự, đều là giả-danh chẳng phải thật-pháp mà có Tại vì sao? Vì thật-pháp chẳng khá đốt, chẳng khá hư vậy. Lại tội phước đều giả-danh có. Tại vì sao? Vì sát sinh thảy là tội; mà lìa sát sinh thảy là phước, đều chẳng phải thật có. Lại giả-danh có đối đãi nhau mới thành như đây kia, nhẹ nặng, dài ngắn, lớn nhỏ, thầy trò, cha con và sang hèn thảy. Thật-pháp không có đối đãi mà thành. Tại vì sao? Vì sắc chẳng đợi các vật khác để thành thanh thảy. Lại chẳng nhờ không mà phá là giả-danh có như nương cậy phá rừng nương rễ gốc phá cây, nương sắc thảy phá rễ gốc. Nếu lấy không mà phá là thật-pháp có. Như sắc thảy cần lấy không mà phá. Lại tùy không hành-xứ là giả-danh có. Tùy vô-ngã hành-xứ là thật-pháp có. Lại có bốn lối lập luận: một là nhất; hai là dị; ba là bất khả thuyết; bốn là không. Bốn lối luận này đều có lầm lỗi. Nên biết bình thảy là giả-danh có. Nhất: sắc, hương, vị, xúc tức là bình; dị lìa sắc thảy riêng có bình; bất khả thuyết: chẳng khá nói sắc thảy là bình, hay lìa sắc thảy riêng có bình; không là không có bình nầy. Bốn lối lập luận nầy đều chẳng phải lẽ. Cho nên biết bình là giả-danh.
PHẨM PHÁ NHẬT THỨ 143
Hỏi: Nhất thảy đây bốn lối lập luận có lỗi gì?
Đáp: Lỗi nhất-luận là pháp sắc thảy tướng đều sai khác. Nếu là một, thời cái bình chẳng có được. Lại sắc thảy mỗi mỗi chẳng gọi là địa, mà hòa hợp lại làm sao thành địa được? Tại vì sao? Vì như mỗi mỗi ngựa chẳng gọi trâu, mà hòa hợp lại thành trâu sao được?
Hỏi: Như mỗi mỗi hột mè chẳng năng thành đống mè, mà hòa hợp là năng thành đống. Như vậy sắc thảy mỗi mỗi chẳng năng thành địa, mà hòa hợp lại mà thành?
Đáp: Chẳng phải vậy. Tại vì sao? Vì đống mè là giả-danh có, còn nhất luận thảy là luận trong thật-pháp làm sao đem dụ được! Lại sắc, hương, vị, xúc là bốn pháp, mà Địa là một, thì một cũng là bốn? Việc ấy không thể được. Nên biết sắc thảy chẳng tức là địa. Lại thế-gian đều nói địa sắc, địa hương, địa vị, địa xúc; mà chẳng thấy nói là sắc sắc, mà cần lấy pháp khác để chỉ cho nhau, như nói nhà người nào đó thảy.
Hỏi: Đấy chẳng lấy pháp khác chỉ cho nhau, mà tức lấy tự pháp tự chỉ, như tay chân người bằng đá. Tại vì sao? Vì lìa tay chân lại không có người đá. Như vậy tuy chẳng lìa sắc thảy là địa, mà cũng tự thể tự chỉ, đâu có lỗi gì?
Đáp: Nếu nói địa lấy sắc thảy tự chỉ, không có lý nầy. Ngươi tuy nói dụ người bằng đá. Dụ nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì như khỉ chỉ tay người đá, phải lấy các thân phần khác mới thành người đá. Lại giữa hư không cũng nói có như khi nói thân như khi nói thân người đá, bấy giời người đá lại không còn có nữa, mà cũng nói được. Như Phật nói trong thân này có tóc lông máu thịt thảy, lìa tóc đây thảy lại không có thân; chỗ nương ở của tóc nầy thảy lại không có thân; chỗ nương cũng có thể nói. Nên biết nói là nói quấy. Nếu ngươi cho người đá thành địa cũng không thành địa được. Trong kinh ngươi nói có sắc, hương, vị, xúc là địa. Địa nầy tức không phải như thân, nên biết sắc, hương, vị, xúc chẳng phải là địa. Lại trong các cầu-na chỉ ra cho nhau chẳng được, vì chẳng được nói sắc này có hương, mà chỉ nói địa có sắc, hương, vị, xúc. Nên chẳng biết phải Nhất. Lại tâm biết sắc thảy với tam biết đều khác. Nên biết sắc thảy chẳng phải địa. Lại sắc thảy tên khác, địa tên khác, địa nên cũng khác.
Hỏi: Tâm khác, danh khác, đều trong hòa hợp mà có khác?
Đáp: Nếu tâm và danh chỉ là hòa họp mới có. Mà hòa họp chỉ là danh tự. Vậy thời địa chỉ có danh tự, không có nhất-luận vậy. Lại địa chỉ có thể lấy tất cả căn mà biết. Tại sao biết được? Vì có người nghĩ như vầy: Ta thấy địa, ngửi địa, nếm địa và đụng địa. Nếu sắc, hương, vị, xúc là địa, thời chẳng nên chỉ có trong sắc sinh tưởng địa nghĩa là ta thấy địa. Hưong thảy cũng như vậy. Mà thật chỉ trong sắc mới sinh tưởng địa. Nên biết chẳng phải sắc thảy là địa. Chỉ nhờ nhân duyên danh-tự trong một phần cũng có thể nói giả-danh danh tự, như người chặt cây: cũng nói chặt cây, cũng nói chặt rừng. Lại bên các cầu-na khác với đà-la-phiêu. Trong ấy có bao nhiêu nhân duyên.Vì nhân-duyên nầy mà chẳng thành nhất luận. Lại người phái tăng-khê nói năm cầu-na là địa. Đấy cũng chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì như trước đã nói tiếng lìa sắc thảy niệm niệm diệt, rồi nối nhau sinh lại, mà chẳng phải nhân để thành tứ-đại. Cho nên biết chẳng phải tất cả tứ-đại đều có tiếng vậy.
PHẨM PHÁ-DỊ THỨ 144
Hỏi: Trong Dị-luận có những lỗi chi?
Đáp Lìa pháp sắc thảy lại không địa vậy. Tại sao biết được? Vì chẳng lìa sắc, hương, vị, xúc sinh tâm biết địa, chỉ đối với trong pháp sắc thảy mà sinh tâm. Tại vì sao? Vì như sắc khác, thanh thảy khác, chẳng đợi thanh thảy mà sinh tâm biết sắc. Nếu lìa sắc thảy riêng có địa ấy, cũng nên chẳng đợi sắc thảy sinh tâm biết địa. Mà thật chẳng phải chẳng đợi. Vậy nên không riêng có địa.
Hỏi: Chẳng phải chẳng đợi các pháp khác, cầu đợi sắc tướng mới sinh tâm biết sắc?
Đáp: Đến phẩm phá tổng-tướng sẽ nói. Lìa sắc không riêng có sắc tướng. Vậy nên chẳng phải lẽ. Lại khác với pháp địa thảy không cần năng biết. Nên biết không riêng có đại thảy.
Hỏi: Địa thảy dùng hai căn khá lấy là thân-căn và nhãn-căn, Tại sao biết được? Vì mắt thấy biết là bình hoặc lấy thân-căn đụng cũng biết là bình. Vậy nên ông nói không căn lấy địa. Việc nầy chẳng phải lẽ?
Đáp: Nếu như vậy là bình thời bốn căn lấy: cũng lấy tĩ-căn ngửi đất bùn, thiệt căn nếm đất bùn.
Hỏi: tĩ-căn thiệt-căn chẳng năng lấy bình. Tại vì sao? Vì trong tối chẳng năng phân-biệt: hoặc ngửi bình hoặc ngửi bồn, hoặc nếm bình, hoặc nếm bồn?
Đáp: Tuy chẳng năng phân-biệt là bình hay bồn, nhưng ở trong đất bùn sinh biết là ngửi bùn nếm bùn. Lại nếu chôn cái bồn để ló miệng, hoặc thấy, hoặc đụng chẳng năng định biết là bình hay là vò hay là miếng sành. Vậy nên biết nhãn căn thân-căn cũng chẳng năng phải lấy bình được. Lại trong tối tuy sinh tâm biết bình, mà chẳng năng phân-biệt là bình vàng hay bình bạc. Nên biết nhãn-căn thân-căn cũng chẳng năng lấy bình được. Lại tĩ-căn thiệt-căn năng lấy hoa quả bơ sữa thảy pháp; nhãn-căn thân-căn thời chẳng năng lấy: như thấy hoa thảy chẳng năng phân-biệt biết thơm, thúi, tốt, xấu và ngọt chua thảy. Vậy nên nếu bảo nhãn-căn thân-căn biết đà-la-phiêu, mà tĩ-căn thiệt-căn chẳng biết chẳng biết là không phải lẽ. Như tĩ-căn thiệt-căn chẳng năng khác được với đà-la-phiêu mà vẫn riêng có phân biệt. Nhãn-căn thân-căn cũng như thế, tuy không khác với đà-la-phiêu mà cũng phân biệt được. Lại trong năm căn không có biết lấy giả-danh. Nên biết giả-danh chẳng phải sở-đắc của các căn mắt, thân, mũi, lưỡi, mà trong căn thứ sáu có biết giả-danh. Tại vì sao? Vì ý thức năng duyên tất cả pháp vậy. Lại nếu mắt năng thấy sắc, mà cũng thấy phi sắc ấy, lẽ ra cũng phải năng thấy tiếng thảy? Nếu như vậy thời chẳng còn cần tai thảy các căn. Việc ấy không thể được. Vậy nên chẳng đem nhãn-căn thân-căn lấy đà-la-phiêu.
Hỏi: Do sắc mới rõ đà-la-phiêu thời mắt năng thấy, chứ chẳng phải tất cả khác với sắc pháp đều có thể thấy vậy.
Đáp: Do sắc rõ bình, việc ấy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì cái gì làm bình sắc? Chỉ là hòa-họp. Vậy nên chẳng phải sắc rõ bình. Lại nếu vì pháp khá thấy rõ các pháp khác, khiến khá thấy ấy, vì bình thảy pháp chẳng khá thấy rõ sắc, sắc cũng nên là chẳng khá thấy. Lại bình cần hai thứ: vừa khá thấy vừa chẳng khá thấy. Vì là pháp được khá thấy, chẳng khá thấy rõ vậy. Lại nếu cần vì pháp sắc thảy rõ nên nhãn thảy căn khá biết ấy, thời sắc tướng chẳng nên là bị biết của nhãn căn. Tại vì sao? Vì pháp ngươi nhân sắc tướng nên sắc mới khá thấy. Sắc tướng nầy lại không có tướng. Vậy thời sắc tướng lẽ ra chẳng khá thấy. Vậy nên chẳng phải lẽ. Lại nếu vì sắc rõ nên khá thấy ấy. Các căn đều nên biết đà-la-phiêu; nhĩ căn cũng ưng biết hư-không, vì tiếng rõ vậy. Lại kẻ phải lấy thân-căn biết gió, vì xúc rõ vậy. Mà pháp ngươi chẳng phải như vậy. Vậy nên không có pháp “rõ” nầy.
Hỏi: Các pháp khác cũng chẳng năng làm rõ, chỉ sắc năng làm rõ.
Đáp: Chẳng phải vậy. Trong ấy không có nhân-duyên chỉ nói sắc, năng làm rõ mà các pháp lại bất năng. Như ngươi nói đại đa đà-la-phiêu, trong ấy sắc khá thấy. Như vậy thời nhân sắc nên được sắc, lẽ phải lấy sắc tướng để rõ sắc, nhiên hậu khá được, chẳng chỉ rõ sắc năng làm rõ. Nếu nói như vậy cũng chẳng tránh khỏi lỗi như trước. Lại khi khác sinh tâm biết sắc, khi khác sinh tâm biết bình. Vậy nên dù cho sắc năng rõ, đối với bình ích chi? Lại như người mù vì quen thuộc bình, nên tuy bị đui mà rờ đụng cũng biết cái bình. Vậy nên chẳng phải chỉ sắc năng làm nhân cho thấy. Lại người mù thân-căn cũng năng biết gió, vậy nên những sắc rõ mới sinh năng tâm biết. Lại trong kinh ngươi cũng nói xúc đến xúc thân chẳng phải địa, thủy, hỏa. Phải biết tướng gió là chẳng khá thấy. Đấy cũng chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì người mù khi biết gió nầy, cũng chẳng biết xúc nầy là khá thấy hay chẳng khá thấy. Lại người mắt thấy các pháp số lượng, trong ấy không có sắc rõ; có nghe hương cũng được biết chẳng phải hương pháp; nếm vị cũng năng biết chẳng phải vị pháp. Vậy nên cần do sắc rõ đà-la-phiêu, nhiên hậu mới biết được, việc ấy chẳng phải lẽ.
Hỏi: Nếu sắc rõ ở trong thấy phi nhân ấy. Như các pháp số vô lượng, ở trong đà-la-phiêu chẳng khá thấy và gió lẽ cũng thấy được?
Đáp: Pháp của tôi, lìa sắc lại không còn có pháp nào khá thấy được. Vậy nên tùy trong pháp nào đó có sắc bình thời mắt năng thấy. Mắt đã thấy sắc tứ sinh tưởng bình. Nếu trong pháp không sắc sinh, trong ấy dù có mắt vẫn chẳng sinh tưởng khác với bình. Vậy nên, nếu lìa sắc thảy riêng có bình ấy. Không có lý lẽ vậy.
PHẨM PHÁ BẤT-KHẢ-THUYẾT THỨ 145
Hỏi: Trong Luận Bất-khả-thuyết có những lỗi gì?
Đáp: Thật-pháp không có ở trong những luận nhất-dị bất-khả-thuyết ấy. Tại vì sao? Vì không có nhân-duyên thí-dụ để biết bất-khả-thuyết nầy. Vì sắc thảy pháp thật có, nên chẳng phải bất-khả-thuyết vậy. Lại các pháp đều có tự-tướng, như não hoại là tướng sắc lại không có tướng chi khác, mà gọi bất-khả-thuyết ư? Lại tùy nhận thức có sai khác nên pháp mới có sai khác, như dùng nhãn-thức để biết sắc mà chẳng biết thanh thảy. Vậy nên trong ấy không có bất-khả-thuyết. Lại sắc là nhiếp thuộc về sắc-nhập, chẳng phải nhiếp về thanh thảy. Nếu ngươi muốn cho có bất-khả-thuyết ấy, thời sắc nầy là sắc khả-thuyết hay sắc nầy là phi-sắc bất-khả-thuyết; thanh thảy cũng như vậy. Lại các pháp có số thứ lớp, nếu bất-khả-thuyết, thời các pháp không thứ số. Tại vì sao? Vì đệ nhất đệ nhị chẳng khác nhau vậy. Nên biết không có pháp bất-khả-thuyết.
Chỉ ở trong giả-danh là nhất-dị nên mới nói bất-khả-thuyết tức chẳng khá nói vậy thôi.
PHẨM PHÁ VÔ THỨ 146
Hỏi: Trong vô-luận có những lỗi gì?
Đáp: Nếu không thời không có quả-báo tội phước thảy; không trói buộc, giải thoát thảy tất cả các pháp. Lại nếu chấp không, không có gì hết là chấp ấy cũng không có nốt, vì không kẻ nói và kẻ nghe vậy. Lại lập-luận có, không thảy đều do lòng tin mới nói: hoặc tin do hiện thấy biết; hoặc tin do so sánh biết; hoặc theo nơi kinh thơ mà biết. Nếu nói không có gì hết, thời chẳng ở trong ba lối nầy. Ý ngươi hoặc bảo tôi theo kinh thơ. Việc nầy cũng chẳng phải lẽ. Vì ý trong kinh thơ cũng khó hiểu: hoặc khi nói có, hoặc khi nói không, thì làm sao thủ tín được! Nếu tin so sánh biết thời trước cần hiện thấy, nhiên hậu mới sánh biết. Lại pháp bình thảy nay hiện thấy có vì năng sinh biết vậy. Tùy năng sinh tâm thời pháp nầy có, nên chẳng không vậy. Lại nay bình, bồn thảy hiện có sai khác, nếu tất cả hư-không, đâu có sai khác? Ý ngươi hoặc hảo vì nhớ tưởng bậy nên mới có phân-biệt ấy. Cớ sao chẳng đối ở giữa hư-không mà phân-biệt bình thảy. Lại nếu ngươi bảo vì si nên sinh tâm biết vật ấy. Nếu tất cả không, thời si nầy cũng không có do đâu mà khởi? Lại ý ngươi bảo tất cả pháp không có. Thời biết ấy do duyên nào đâu mà sinh? Các biết chẳng lẽ vô duyên mà sinh? Vì biết vật nên gọi là biết. Vậy nên biết chẳng nên nói không. Lại nếu đều không ấy. Nay tất cả người đời tùy ý mà hành-vi. Mà thật những người lành đều vui bố-thí trì-giới nhẫn-nhục các pháp lành xa lìa pháp chẳng lành. Nên biết chẳng phải không. Lại pháp bình thảy nay hiện khá biết, mà ngươi nói hiện-tại đều không có. Vì không pháp nên cũng chẳng nên tin kinh thơ. Vậy thời do nhân-duyên gì mà nói tất cả không? Tất cả không, việc nầy cần phải thuyết minh. Nếu chẳng năng dùng nhân-duyên để thuyết-minh được, thời sở chấp của kẻ đối-phương tự nhiên phải được thành-lập. Luận đối phương được thành-lập, thời pháp ngươi hoại mất. Nếu có nhân-duyên khá thành, thời chẳng gọi là không có được.
PHẨM LẬP-VÔ THỨ 147
Kẻ lập luận thuyết-vô nói: Tuy ngươi dùng ngôn thuyết phá trống-không, nhưng các pháp thật không có, vì các căn trần đều chẳng khá được vậy. Tại vì sao? Vì trong các pháp không có hữu-phần khá hay. Vậy nên tất cả pháp chẳng khá lấy, vì chẳng khá lấy nên không. Nếu ngươi bảo hữu-phần tuy chẳng khá lấy, nhưng các phần khác lấy ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì trong các phần chẳng sinh tâm; vật thô bình thảy khá lấy vậy. Lại phần chẳng làm thành hữu-phần. Tại vì sao? Vì nhân hữu phần nên mới nói phần, mà hữu phần không, nên phần cũng không. Lại đà-la-phiêu, cầu-na không phần, vậy nên không phần. Lại nếu thấy vi-tế phần, thời lẽ nên thường sinh phần tâm, mà chẳng sinh tâm biết cái bình. Tại vì sao? Vì nếu thường nghĩ phần, trọn chẳng ưng sinh tâm biết bình lẽ phải lâu mới sinh. Mà thật chẳng lâu sinh, nên chẳng nghĩ phần. Lại nếu thấy bình chẳng sinh tâm phần phân-biệt, tức sinh tâm biết bình. Lại không có tất cả phần. Tại vì sao? Vì tất cả phần đều có thể phân chia đều có thể phân chia tan nát cho đến thành vi-trần; rồi lấy phương phá “vi trần” qui về “đều không có”. Lại tất cả các pháp rốt-ráo quyết sinh “không-trí”. Vậy nên trong đệ-nhất-nghĩa các phần đều không. Lại nếu kẻ nói phần, thời phá hai đế-lý. Tại vì sao? Vì các người nói không có hữu-phần chỉ có các phần, thời không khứ lai, kiến-đoạn thảy các nghiệp. Như vậy là không có thế-đế. Ngươi cho đệ-nhất-nghĩa là trống không. Trong đệ-nhất-nghĩa cũng không có các phần. Nên biết chỉ nói các phần thời chẳng vào hai Đế. Mà vi chẳng vào trong hai Đế nên không có. Lại nếu pháp khá vượt qua tức là không có, như nhân phần phần vượt qua hữu-phần rồi cũng lại nhân các phần khác vượt qua phần trước. Vì có thể qua nên không có phần luận nầy, lại sắc thảy cũng không. Tại vì sao? Vì mắt chẳng năng thấy sắc vi-tế; ý chẳng năng lấy sắc hiện-tại. Vậy nên sắc chẳng khá lấy được. Lại nhãn-thức chẳng năng phân-biệt sắc nầy; ý-thức ở quá-khứ, chẳng ở trong sắc hiện-tại. Nên không có kẻ năng phân-biệt sắc. Vì không phân-biệt nên sắc chẳng khá lấy. Lại thức ban đầu chẳng năng phân-biệt sắc, thời thức thứ hai thảy cũng lại như vậy. Vậy nên không có kẻ năng phân biệt sắc.
Hỏi: Nhãn-thức lấy sắc rồi sau mới đem ý thức nghĩ nhớ, vậy nên chẳng không phân-biệt?
Đáp: Nhãn-thức thấy sắc xong liền diệt, kế đó mới sinh ý thức. Ý thức nầy chẳng thấy sắc. Chẳng thấy làm sao năng nhớ? Nếu chẳng thấy mà năng nhớ, thời người mù lẽ cũng nhớ? Mà thật chẳng nhớ gì! Vậy nên ý thức chẳng năng nhớ vậy.
Hỏi: Từ nhãn-thức sinh ý thức, vậy nên năng nghĩ nhớ:?
Đáp: Chẳng phải vậy. Tại vì sao? Vì tất cả tâm sau đều nhân nhãn-thức mà sinh. Vậy thì lẽ đều năng nhớ? Lại quyết chẳng ưng quên, vì từ kia sinh vậy? Mà thật chẳng phải như vậy. Nên biết ý thức cũng chẳng năng nhớ; như nhớ luống dối, lấy sắc bình thảy muôn vật cũng đều luống gạt, không mà lấy quấy. Vậy nên không tất cả vật. Lại nếu nói mắt thấy hay chẳng đến mà năng thấy? Nếu đến thời chẳng năng thấy, vì mắt không có tướng đi. Việc nầy trước đã nói rõ. Nếu chẳng đến mà thấy lẽ phải thấy thấy tất cả chỗ sắc. Mà thật chẳng thấy. Nên biết chẳng phải chẳng đến năng thấy.
Hỏi:Sắc ở cảnh bị biết thời mắt năng thấy?
Đáp: Cảnh bị biết là thế nào?
Hỏi: Tùy khi mắt năng thấy gọi là cảnh biết?
Đáp: Tùy khi mắt năng thấy gọi là cảnh biết?
Đáp: Nếu mắt chẳng đến cũng gọi là cảnh biết ấy. Tất cả chỗ sắc lẽ đều là cảnh biết. Vậy nên đến và chẳng đến đều chẳng năng thấy. Nên biết sắc chẳng thể thấy được. Lại nếu trước có mắt và sắc, sau nhãn-thức mới sinh, thời nhãn thức nầy không chỗ nương và duyên; nếu đồng thời thời chẳng gọi mắt và sắc làm nhân-duyên sinh thức, vì đồng thời không làm nhân cho nhau được vậy. Lại mắt là tứ-đại, nếu mắt năng thấy, thời thay thảy lẽ cũng năng thấy, vì đồng là tứ-đại vậy. Sắc cũng như vậy. Lại nhãn-thức nầy nên hoặc có chỗ, hoặc không chỗ; hai lẽ đều có lỗi. Tại vì sao? Vì nếu nhãn-thức nương nhãn thời có chỗ; nếu vật không chỗ thời nương đâu chẳng được. Nếu ngươi bảo thức sinh một chỗ phần ít nơi mắt. Hoặc khắp sinh, hoặc trong hai mắt đồng thời sinh, thời thức có chỗ. Mà có chỗ thời hữu-phần. Như vậy thời do nhiều thức, mà thành một thức. Có những lỗi như thế, và cũng có lỗi nhiều thức đồng thời sinh. Lại phần mỗi mỗi thức chẳng năng biết được hữu-phần ấy, lẽ ra phải biết. Mà thật không có hữu-phần. Có những lỗi như thế. Nếu không chỗ thời chẳng nên nương mắt.
PHẨM PHÁ-THANH THỨ 148
Kẻ thuyết-vô nói: Một lời cũng không có. Tại vì sao? Vì tâm niệm niệm diệt, tiếng cũng niệm niệm diệt: Như nói Phú-Lầu-Sa, lời nầy chẳng khá nghe. Tại vì sao? Vì vừa nghe Phú thời Thức chẳng nghe Lầu; nghe Lầu Thức chẳng nghe Sa. Không có một Thức năng lấy cả ba lời. Vậy nên không Thức năng lấy một lời. Nên biết tiếng chẳng khá nghe. Lại tản-tâm nghe tiếng định-tâm chẳng năng nghe; vì sở tri của định-tâm là thật. Vậy nên tiếng chẳng khá nghe. Lại tiếng nầy, hoặc đến hoặc chẳng đến đều chẳng khá nghe, vì chẳng khá nghe nên không tiếng.
Lại có người nói: Tai là tính hư-không, vì nói không vật nên gọi hư-không. Vậy nên không tai. Không tai nên không tiếng. Lại tiếng là nhân duyên không. Vậy nên không tiếng. Tiếng nhân-duyên là các đại hòa-hợp pháp mà hòa-hợp là chẳng khá được. Tại vì sao? Vì nếu thế các pháp khác thời không có hòa-hợp. Nếu thể không khác sao chẳng tự hợp. Dù ở một chỗ cũng niệm niệm diệt. Vậy nên hòa hợp chẳng được.
PHẨM PHÁ HƯƠNG-VỊ-XÚC THỨ 149
Hương chẳng khá lấy. Tại vì sao? Vì tĩ-thức chẳng năng phân-biệt là hương chiêm-bồ là hương chiêm-bồ hay các thứ hương khác. Ý thức chẳng năng nghe hương, vậy nên ý thức cũng chẳng năng phân biệt là hương chiêm-bồ.
Hỏi: Tuy chẳng năng phân-biệt là hương chiêm-bồ, như năng lấy hương?
Đáp: Chẳng phải vậy. Như người chẳng được cây chiêm-bồ, vì ngu-si nên tâm sinh cây chiêm-bồ. Như vậy chẳng được hương thể, vì ngu-si nên sinh tâm-hương. Lại như trước đã nói hương hoặc đến, chẳng đến mà lấy, hai lẽ đều có lỗi. Vậy nên không hương. Vị cũng như vậy. Xúc cũng không. Tại vì sao? Vì trong vi-trần thảy phần hãy chẳng sinh biết xúc, như trước đã nói. Vậy nên không có xúc.
PHẨM PHÁ Ý-THỨC THỨ 150
Ý-thức cũng chẳng năng lấy pháp. Tại vì sao? Vì ý-thức chẳng năng lấy sắc-hương-vị-sắc ở hiện tại, như trước đã nói quá-khứ vị-lai thời không có. Vậy nên ý-thức chẳng lấy sắc thảy.
Hỏi: Nếu ý-thức chẳng biết pháp sắc thảy, lẽ biết tự-thể.
Đáp: Pháp chẳng tự biết. Tại vì sao? Vì hiện-tại chẳng khá tự biết, như cái dao chẳng năng tự cắt mình; còn quá-khứ vị-lai vì không pháp nên cũng không có tâm nào khác nữa. Vậy nên ý-thức chẳng tự biết.
Hỏi: Như người khi biết tâm kẻ khác, là ý-thức năng biết tâm pháp đó?
Đáp: Như người tâm chẳng tự biết, mà cũng khởi nghĩ như vầy: ta có tâm ở trong tâm kẻ khác, cũng lại như vậy. Lại nếu pháp vị-lai không, cũng có thể sinh biết tâm người khác. Nếu như thế có lỗi gì? Lại ý-thức năng duyên pháp thời có nhiều lỗi: như ý đến duyên, và ý chẳng ưng nhớ sắc thảy, vì những lỗi này vậy, nên Ý-thức chẳng biết pháp.
PHẨM PHÁ NHÂN QUẢ THỨ 151
Kẻ thuyết-vô nói: Nếu có quả lẽ ra trong nhân trước phải có cầu-na mới sinh, hay trước không cầu-na mà sinh? Hai lẽ đều không lỗi. Như trong hai tay trước không tiếng mà năng có tiếng. Trong nhân rượu, trước không rượu cũng năng sinh rượu. Trong nhân xe, trước không xe mà năng thành xe. Nên chẳng phải trong nhân trước có cầu-na mà sinh quả vậy. Nếu ngươi bảo: Trong nhân trước không cầu-na mà sinh quả ấy. Thời như vi trần không sắc gió, lẽ phải sinh sắc? Nếu như vậy thời gió có sắc; trong chất kim cương thảy lẽ cũng có mùi thơm. Lại hiện thấy chỉ trắng thời thành vải trắng; chỉ đen thời thành vải đen. Nếu trong nhân trước không cầu-na mà sinh quả ấy. Tại sao chỉ trắng vẫn thành trắng mà chẳng thành đen ư? Nếu chẳng phải trong nhân trước không cầu-na mà sinh quả vậy. Hai lẽ này cũng lý mà đều có lỗi. Vậy nên không quả. Lại nếu trong nhân có quả thời chẳng cần sinh lại, vì đã có sinh làm chi nữa! Nếu không cũng chẳng sinh được, vì không làm sao sinh?
Hỏi: Hiện thấy làm bình, sao nói không quả?
Đáp: Chiếc bình này, nếu trước chẳng làm, làm sao làm được? Vì nói không có vậy. Nếu trước đã làm, còn làm chi nữa? Vì nói có rồi vậy.
Hỏi: Chính khi làm gọi là làm?
Đáp: Không có khi nào là khi làm. Tại vì sao? Vì chỗ phần có làm đã đọa trong làm, nên không có khi làm. Lại nếu bình có làm, thời nên làm quá-khứ, vị-lai hay hiện-tại? Chẳng làm ở quá-khứ vì trước đã diệt vậy. Chẳng làm vị-lai vì vị-lai chưa có vậy. Chẳng làm hiện-tại, vì là có vậy. Lại nhân có tác giả mới có thành nghiệp. Mà trong ấy kẻ tác giả thật chẳng khá được. Tại vì sao? Vì thân phần cái đầu thảy đối với việc làm ấy vô sự vậy, nên không có tác giả. Vì không tác giả nên tác sự cũng không. Lại nhân ở trong quả: hoặc trước hoặc sau, hoặc đồng thời đều chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì nếu nhân trước, quả sau là nhân đã diệt hết, quả làm sao sinh, như không cha làm sao sinh con? Nếu nhân sau quả trước; nhân tự chưa sinh, làm sao sinh quả? Như chưa đẻ cha ai mà sinh con? Nếu nhân quả đồng thời thời không có lý. Như hai sừng đồng mọc chẳng được nói tướng tả-hữu. Lẽ của nhân cùng cực ba điều này mà đều chẳng phải lẽ, vậy nên không Quả.
Lại nhân-quả nầy hoặc nhất hoặc dị, hai lẽ đều có lỗi. Tại vì sao? Vì nếu dị thời lẻ ra lìa chỉ có vải; nếu nhất thời chỉ và vải không sai khác. Lại người đời chẳng thấy có pháp nhân quả nào không sai khác. Lại nếu có quả lẽ phải tự mình làm, hoặc kẻ khác làm, chung lại làm hay không nhân mà làm? đều là chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì không có pháp nào mà năng làm tự-thể. Nếu sẵn có tự-thể cần gì tự làm. Nếu không tự-thể làm sao tự làm được? Lại chẳng thấy có pháp nào năng làm tự-thể, nên chẳng tự làm. Kẻ khác làm cũng chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì như mắt và sắc đối với việc sinh Thức vô-sự, nên kẻ khác chẳng làm được. Lại vì không có nghĩ tưởng làm, nên tất cả pháp không kẻ làm; như hạt giống chẳng khởi nghĩ là ta nên sinh mộng. Mắt và sắc cũng chẳng khởi nghĩ là chúng tà nên chung lại mà sinh Thức. Vậy chẳng phải lẽ, vì có lỗi tự mình và kẻ khác. Vô-nhân làm cũng chẳng phải lẽ, vì nếu vô-nhân tên quả cũng không có. Bốn lẽ như trên đều không được làm sao có quả. Nếu có nên nói? Lại quả nầy lẽ: hoặc trước có tâm làm, hay trước không có tâm làm? Nếu trước có tâm làm thời thân-phần mắt thảy của đứa bé trong thai ai có tâm làm? Trời Tự-Tại thảy cũng chẳng làm nên được. Nghiệp phẩm trước đã nói cũng không tâm đối với việc làm. Nghiệp nầy ở trong quá-khứ làm sao sẽ có tâm. Vậy nên nghiệp cũng không tâm. Nếu trước không tâm làm, thời làm sao làm khổ kẻ khác bị khổ; làm vui kẻ khác được vui? Lại hiện trong nghiệp làm cũng đem tâm phân-biệt: nên làm như vầy, chẳng nên làm như kia. Nếu không tâm làm, làm sao có sai biệt này? Vậy trước có tâm không tâm đều chẳng phải lẽ. Những như thế thảy tất cả căn, trần đều chẳng khá được. Vậy nên vô-pháp.
PHẨM THẾ-ĐẾ THỨ 152
Đáp: Tuy ngươi đem các món nhân-duyên nói các pháp đều không. Nghĩa nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì trước tôi đã nói nếu tất cả không, luận nầy cũng không có, cũng chẳng ở trong các pháp. Hết thảy như vậy phá không, ngươi trọn chẳng đáp, hãy còn cố tâm thành lập không. Vậy nên chẳng phải không có tất cả các pháp. Lại ngươi đã nói không căn duyên thảy. Việc nầy chẳng phải chỗ minh luận của chúng tôi. Tại vì sao? Vì trong kinh Phật tự ngăn việc nầy: bảo năm việc bất-khả-tư-nghì là: việc thế-gian; việc chúng-sinh; việc nghiệp nhân-duyên; việc của người tọa-thiền; và việc các Đức Phật. Việc nầy chẳng phải tất cả người trí chẳng năng nghĩ lường quyết đoán, chỉ các Đức Phật các pháp-trí năng phân-biệt. Thanh-Văn, Bích Chi Phật, chỉ có trí-huệ thông đạt Nê-Hoàn, còn đối với trong trí phân-biệt các pháp chỉ được phần ít các Đức Phật đối với tất cả pháp, tất cả chủng loại, gốc ngọn, thể-tính, tổng-tướng, biệt tướng đều năng thông-đạt, như người, nhà cửa thảy vật dễ hư khó thành. Như vậy không-trí dễ được, mà trí-huệ chính phân-biệt các pháp khó sinh.
Hỏi: Như Phật ngồi chỗ đạo-tràng, chứng được các pháp tướng. Cứ đúng như Phật đã nói, phải như vậy mà nói?
Đáp: Tuy Phật nói tất cả pháp, nhưng chẳng nói tất cả chủng, vì chẳng được giải thoát vậy. Như Phật nói các pháp từ nhân-duyên sinh, nhưng chẳng nói mỗi mỗi từ chỗ nhân-duyên nào, mà chi nói điều cần thiết dùng năng dứt khổ mà thôi. Vẽ vời thảy các màu sắc; kỹ nhạc thảy các tiếng tăm; và các món hương vị xúc vô lượng sai bịêt không thể nói hết được. Nếu nói cũng không lợi ích gì lớn lao, nên Phật chẳng nói những việc như vậy, chẳng được nói là không có. Lại như người chẳng biết phân-biệt các phép họa phẩm, bèn nói đó là không. Ngươi cũng như thế, việc chẳng năng thành sự, rồi bèn nói là không có việc ấy. Nhưng với kẻ-trí thời có, mà kẻ bất-trí là không. Như người bị mù từ trong bụng mẹ nói: không có đen trắng, vì tôi chẳng thấy vậy. Chẳng nên vì chẳng thấy mà nói không có các sắc như thế. Nên chẳng năng vì nhân-duyên thành, nên bèn nói không có tất cả pháp. Lại các Đức Phật Thế-Tôn là Đấng Thế-Trí, được chúng ta tin, Phật nói có ngũ-ấm, nên biết sắc thảy tất cả pháp có, như cái bình thảy vì thế đế nên vẫn có.
Thành Thật luận hết quyển 11

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 16 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.69.185 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập