Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thành Thực Luận [成實論] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Thành Thực Luận [成實論] »» Bản Việt dịch quyển số 3

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.85 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.16 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Thành Thực

Kinh này có 16 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Việt dịch: Thích Trí Nghiêm

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHẨM CÓ TRUNG-ẤM THỨ 24
Luận giả nói: Có người nói có thân trung-ấm, hoặc có người nói không có.
Hỏi: Do nguyên-nhân gì, nên nói có, do nhân-duyên gì mà nói không?
Đáp: Kẻ nói có là căn cứ Phật nói trong kinh A-Du-La-Na rằng: “Nếu khi cha mẹ giao hội, chúng trụ ở theo nơi nào đó liền đến nương vào trong ấy”. Vậy nên biết có trung-ấm. Lại như kinh Hòa-Ta nói: “Nếu chúng-sinh sau khi bỏ thân nầy rồi, mà chưa thọ tâm sinh thân sau, trong khoản trung-gian, Ta nói ái là nhân-duyên”. Ấy gọi là trung-ấm. Lại như trong bảy thứ người thiện, có thân trung-hữu-diệt ấy. Lại như trong kinh nói: “Tạp khởi nghiệp, tạp thọ thân, và tạp sinh thế-gian”. Vậy nên biết có trung-ấm. Lại như trong kinh nói Tứ-hữu: bổn-hữu, tử-hữu, trung-hữu và sinh-hữu. Lại nói Thất-hữu: Ngũ-đạo-hữu, nghiệp-hữu, và trung-hữu. Lại nói vua Diêm-La quở-trách tội nhân trung-ấm mà biết túc-mạng chúng-sinh, nghĩa là chúng-sinh nầy sinh chỗ nầy; chúng-sinh kia sinh chỗ kia. Lại như trong kinh nói: “Dùng thiên-nhãn xem thấy các chúng-sinh khi chết khi sinh”. Lại nói chúng-sinh bị ấm trói buộc nên từ thế-gian nầy đến thế-gian kia. Lại như người đời cũng tin có trung-ấm; họ nói: Nếu người khi chết có thân tứ-đại vi-tế, ở từ ấm này mà đi. Lại nếu như có trung ấm thời mới có đời sau; Nếu không có trung-ấm, khi bỏ thân nầy rồi mà chưa thọ-sinh thân sau, thì khoảng thời-gian ấy lẽ là gián-đoạn.
Vì những lý do trên nên biết có trung-ấm.
PHẨM KHÔNG TRUNG ẤM THỨ 25
Có người nói không có trung-ấm. Tuy ngươi dẫn trong kinh A-du-la-đa-na nói có trung ấm, việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì nếu là Thánh nhân mà chẳng biết cái ấy là chi và từ đâu đi đến, thời không có trung ấm, nếu có tại sao lại chẳng biết? Lại như ngươi dẫn câu trong kinh Hòa-Ta nói việc này chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì trong kinh nầy hỏi khác đáp khác: Hòa-Ta phạm chí nầy chấp thân khác thần khác nên mới đáp như vậy, là trung ấm trung hữu, ngũ-ấm. Lại như ngươi nói “Có trung hữu diệt” ấy. Là người nầy ở chặn giữa cõi Dục và cõi Sắc, thọ thân ở trong ấy diệt, cho nên gọi là trung hữu diệt vậy. Tại vì sao? Vì như trong kinh nói “ Nếu người chết, đi về chỗ nào, sinh về chỗ nào, ở vào chỗ nào”. Nghĩa nầy không khác. Lại như ngươi nói “Tạp thọ thân, tạp sinh thế gian” ấy. Nếu nói thọ thân, nói sinh thế gian, nghĩa nầy chẳng khác. Lại như ngươi nói “Tứ-hữu, thất-hữu” ấy. Kinh nầy không đúng, vì chẳng thuận với pháp tướng. Lại như ngươi nói “vua Diêm-La quở trách ấy”. Đấy là thân sinh hữu chớ chẳng phải trung hữu vậy. Lại như ngươi nói “Phật nhân trung ấm mà biết túc mạng” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ; sức Thánh-trí là như vậy, tuy chẳng tương tục mà cũng có thể nghĩ biết. Lại như ngươi nói “Dùng thiên nhãn xem thấy khi chết khi sinh ấy. Muốn sinh gọi là khi sinh, sắp chết gọi là khi chết, chớ chẳng phải trung-ấm” vậy. Lại như ngươi nói “chúng-sinh bị ấm buộc, từ đây đến kia. Muốn chỉ cho biết có đời sau nên mới nói như vậy, chớ chẳng phải nói rõ có trung-ấm”. Lại như ngươi nói “khi chết có tứ đại vi tế ấy. Chỗ thấy biết của người đời chẳng thể tin được, vì đây chẳng phải dụng làm nhân”. Lại như ngươi nói “nếu không có trung ấm thì thời gian giữa phải gián đoạn ấy. Vì nghiệp lực vậy, người nầy sinh đâu, người kia sinh kia, như quá khứ vị lai tuy chẳng nói nhau mà có thể nghĩ nhớ được”. Vậy nên không có trung ấm.
Lại nữa, trong túc-mạng trí nói: Biết người nầy chết ở đây sinh nơi kia, chớ chẳng nói trụ trong trung-ấm. Lại nữa, Phật nói ba món nghiệp: hiện-báo nghiệp, sinh-báo nghiệp, và hậu-báo nghiệp, chớ chẳng nói có trung-ấm báo nghiệp. Lại nữa, nếu trung-ấm có xúc tức gọi sinh-hữu. Nếu không thể xúc, vậy thời không có, nên thọ-tưởng thảy cũng không. Như vậy có chỗ nào ư? Lại nếu như chúng-sinh thọ hình trung ấm, tức gọi thọ sinh, như trong kinh nói: “Nếu người bỏ thân nầy thọ các thân khác, Ta nói là sinh, nếu chẳng thọ thân thì không có trung-ấm.” Lại nữa, nếu trung-ấm có thối, tức gọi là sinh. Tại vì sao? Vì cần trước sinh sau thối vậy. Nếu không thối, ấy gọi là thường. Và vì nghiệp lực nên mới sinh, thì dùng trung-ấm làm chi? Lại nếu như trung-ấm do nghiệp mà thành, tức là sinh-hữu; như nói nghiệp nhân-duyên, nếu chẳng do nghiệp thành, thời do đâu mà có? Cần phải đáp gấp.
Kẻ hỏi đáp: Tôi cho sinh-hữu có sai khác, gọi là trung-ấm. Vậy nên không có các lỗi như trên. Người nầy tuy trung ấm sinh, mà cùng với sinh-hữu khác. Năng khiến Thức đi đến trong Ca-la-lạ, (tức tinh cha huyết mẹ như giọt sữa đặc) đấy gọi là trung-ấm.
Luận chủ nạn rằng: Vì nghiệp lực năng khiến đến, chớ cần chi phải dùng phân biệt nói trung-ấm ư? Lại tâm không chỗ đến, vì nghiệp nhân duyên nên mới từ nơi đây diệt mà sinh nơi kia vậy thôi. Lại như hiện thấy tâm bất tương tục sinh, như người chân đạp phải gai mà trong đầu biết đau; Thức nơi chân không có nhân duyên gì đến trong đầu, chỉ vì các duyên xa gần hòa-hiệp sinh tâm. Vậy nên chẳng cần phân biệt chấp có trung-ấm.
PHẨM THỨ-ĐỆ THỨ 26
Luận giả nói: Có người nói tứ-đế thứ lớp thấy; lại có người nói nhất thời thấy.
Hỏi: Do nhân-duyên gì nên nói thứ lớp thấy? Lại do nhân duyên gì mà nói nhất thời thấy?
Đáp: Kẻ nói thứ lớp thấy, như trong kinh nói: “Nếu người thấy thế gian tập, liền diệt được chấp không. Thấy thế-gian Diệt, liền diệt được chấp có”. Phải biết Tập Diệt hai tướng khác nhau. Lại nếu như người nào năng biết được bao nhiêu tướng Tập đều là tướng Diệt, gọi là ly cấu đắc-pháp nhãn-tịnh. Lại nói, người trí huệ lanh lợi lần bỏ các điều ác, như thợ vàng năng dũa bỏ chất rét của vàng. Lại như trong kinh Lậu-tận nói: “Kẻ nào năng kiến thời được hết-lậu”. Hành giả chẳng hay tự biết chớ hằng ngày các lậu tiêu mòn, vì thường tu tập vậy nên được hết các lậu.
Lại nữa, Đức Phật nói: “Với trong các Đế, năng sinh nhãn trí minh huệ”. Trong khổ Đế cõi Dục có hai, hai cõi Sắc và Vô-sắc cũng có hai. Tập thảy cũng vậy. Lại trong kinh miệng Phật tự nói ra lần-lữa thấy đế, như người trèo thang thứ lớp mà lên. Vì các kinh nầy nên biết bốn Đế chẳng phải nhất-thời thấy được. Lại như các phiền não với trong bốn Đế, có bốn món tà-hành: là không-khổ, không-tập, không-diệt và không-đạo. Cho nên vô-lậu-trí cũng phải thứ lớp tu bốn món chính-hành. Lại nữa, hành giả cần định-tâm phân-biệt; đây là khổ, đây là nhân của khổ, đây là khổ-diệt, và đây là đạo-diệt-khổ. Nếu như trong một tâm thời làm sao quyết định phân biệt được như vậy.
Cho nên biết chẳng phải nhất thời thấy được vậy.
PHẨM NHẤT THỜI THỨ 27
Có người nói bốn Đế nhất-thời thấy chớ chẳng phải thứ lớp. Ngươi nói: Thấy thế-gian Tập liền diệt chấp không. Thấy thế-gian Diệt liền diệt chấp có ấy. Thời hoại tự pháp, vì nếu như thế cũng chẳng cần 16 món tâm; 12 hạnh để được Đạo. Lại như người nói: Biết bao nhiêu tướng Tập đều là tướng Diệt thời đắc pháp-nhãn ấy. Nếu vậy thời phải dùng hai tâm mới đắc-đạo: Một là Tập tâm; hai là Diệt tâm. Nhưng đâu cần chỉ 16 món tâm vậy. Lại như ngươi dẫn kinh lậu-tận nói: Kẻ nàng năng tri kiến thời được hết lậu vậy. Lại như ngươi dẫn kinh lậu-tận nói: Kẻ nào năng tri kiến thời được hết lậu ấy. Như vậy cần có tâm nhiều vô-lượng, chẳng những 16 tâm. Lại như ngươi nói: miệng Phật tự nói ra lần-lữa thấy Đế, như kẻ trèo thang ấy. Tôi chẳng học kinh nầy, dù có cũng nên bỏ, vì chẳng thuận với pháp tướng vậy. Lại như ngươi nói: Bốn món tà-hành ấy. Đối với năm ấm thảy cũng ưng tà-hành, tùy theo chỗ tà-hành, đều ưng sinh trí. Như vậy chẳng cần chỉ 16 món tâm mà đắc đạo. Lại như ngươi nói nên định phân biệt ấy. Đối với sắc thảy cũng cần phân-biệt. Vậy nên chẳng cần có 16 món tâm vậy. Lại nữa hành-giả chẳng được các Đế, chỉ có một Đế, nghĩa là thấy Khổ diệt gọi là sơ-đắc-Đạo, vì thấy pháp thảy các nhân-duyên vậy. Hành giả từ pháp Noãn thảy lần-lữa thấy Đế diệt Đế, rốt sau mới thấy diệt Đế. Vậy nên gọi là Đắc-Đạo.
PHẨM THỐI THỨ 28
Luận giả nói: Có người nói A-La-Hán thối, hoặc có người nói chẳng thối.
Hỏi: Do nhân-duyên gì nói thối, do nhân-duyên gì lại nói chẳng thối?
Đáp: Nói thối: Như trong kinh nói: “Khi giải thoát, A-La-Hán vì năm nhân duyên bị thối”. Ưa làm việc, ưa đọc tụng, ưa xử đoán, ưa đi xa, và bị bịnh luôn. Như trong kinh nói có hai hạng A-La-Hán là thối-tướng và bất thối-tướng. Lại trong kinh nói: “Nếu Tỳ-kheo nào thối môn giải thoát thời có lẽ”. Lại như trong kinh nói: “Quán thân như chiếc bình, phòng ý như đô-thành; đem huệ chiến với ma; giữ phần thằng không hoại”. Nếu không thối thời chẳng cần giữ thắng. Lại có hai món trí: Tận-trí và vô-sinh-trí. Nếu tận-trí chẳng sinh lại thời dụng vô-sinh-trí làm chi? Lại như Ưu-Đà-Da khó được diệt tận-định, tức là nhân thối. người nầy tuy thối mà cũng được sinh về cõi Sắc.
Vì các duyên cớ nầy, nên biết có thối.
PHẨM BẤT THỐI THỨ 29
Có người nói Thánh-đạo bất-thối, chỉ biết thiền-định.
Hỏi: Nếu như vậy thì không có hai hạng A-La-Hán, chỉ có thối-tướng, vì tất cả A-La-Hán với trong thiền-định đều có thối vậy?
Đáp: Thối sức tự-tại trong thiền-định, vì chẳng phải tất cả A-La-Hán đều được sức tư-tại.
Hỏi: Chẳng phải như Cù-Đề Tỳ-kheo sáu phen thối rồi bèn lấy dao tự sát. Nếu như thối thiền-định cần gì tự-sát? Vì trong Phật pháp quí hồ giải thoát, chớ chẳng quí thiền-định. Người ấy nương thiền-định nầy, sẽ được A-La-Hán đạo. Mà mất thiền-định nầy thời mất vô-lậu, chớ chẳng gây mới, đối với trong các Hữu, đều được nhàm lìa hẳn. Diệt sạch các kiết-sử không có sinh tướng lại. Ấy là các kẻ mạnh, in như đèn tắt lửa. Lại nói: Ví như đá núi, gió không thể động; kẻ mạnh như vậy, chê khen chẳng lay. Lại trong kinh nói: Ái sinh ái thảy; A-La-Hán nầy, nhổ hẳn gốc ái, do đâu sinh kiết? Lại nói: Chỗ gọi Thánh-nhân, rốt-ráo tận cùng ngằn mé, chỗ làm đã xong. Lại nói: Thánh-nhân tán diệt chẳng nhóm, phá rách chẳng dệt. Lại trong kinh nói: “Vô-minh là nhân-duyên khởi tham-sân-si”. A-La-Hán nầy, vô-minh diệt hẳn, làm sao sinh kiết. Lại trong kinh nói: Nếu các Học-nhân cầu Đạo Nê-Hoàn Ta bảo người nầy quyết chẳng buông-lung”. Nếu được hết lậu chẳng tái sinh nữa, vậy nên chẳng thối. Lại nói: Trí-giả khéo suy nghĩ, khéo lời nói, khéo thân nghiệp, chỗ làm không lỗi. Lại nói: Tỳ-kheo vui hạnh chẳng buông lung, vì thấy lỗi buông lung, vậy là chẳng thối, gần-gũi Nê-Hoàn. Lại trong kinh nói: “Nai nương Đồng-nội, chim nương hư-không, pháp về phân-biệt, chân-nhân về Diệt”. Lại nữa, ba nhân-duyên sinh khởi các kiết sử: Tham dục chẳng dứt, cảnh sở-dục hiện-tiền, trong lòng sinh nghĩ bậy. A-La-Hán nầy tham dục đã dứt, tuy đối sở-dục mà chẳng sinh nghĩ bậy, cho nên chẳng khởi kiết.
Lại nói Tỳ-kheo tà-quán các pháp, nên khởi tam lậu. A-La-Hán nầy không có tà-quán, nên chẳng khởi các lậu. Lại trong kinh nói: “Nếu dùng Thánh-huệ biết rồi thời không có thối”. Như quả Tu-Đà-Hoàn không có thối. Lại A-La-Hán khéo tướng biết ba món thọ: Sinh-tướng, diệt-tướng, vị quá-xuất-tướng, cho nên chẳng khởi kiết. Lại nói: Tỳ-kheo nếu giới, định, huệ ba việc thành-tựu, thời chẳng thối-chuyển. Lại A-La-Hán dứt kiết đã sinh, chưa sinh khiến chẳng sinh. Lại trong kinh nói: “Thiệt-hành Thánh-nhân, quyết không có thối”. A-La-Hán đã chứng tứ-đế, các lậu diệt hết rồi nên gọi là kẻ Thiệt-hành. Lại nói thất-giác gọi là pháp bất thối. A-La-Hán đầy đủ thất giác, cho nên chẳng thối. A-La-Hán chứng được bất-hoại giải thoát, cho nên chẳng thối. Lại A-La-Hán với trong Phật-Pháp, được lợi kiên-cố, chỗ gọi bất hoại giải thoát. Lại như người chặt tay, nghĩ hay chẳng nghĩ, thường gọi kẻ chặt tay, A-La-Hán cũng vậy, đã dứt kiết-sử, nghĩ hay chẳng nghĩ, thường gọi là dứt. Lại trong kinh nói: “Tín thảy các căn lợi, gọi là A-La-Hán”. Kẻ lợi căn quyết không có thối. Lại A-La-Hán năng ở trong pháp vô-thượng đoạn-ái, nên tâm khéo được giải thoát, rốt ráo diệt hết; ví như lửa cháy chỗ chưa cháy, cháy rồi chẳng trở lại cháy chỗ cũ. Tỳ-kheo cũng vậy, vì được thành-tựu 11 pháp nên quyết không có thối.
Hỏi: Có hai hạng A-La-Hán, ông đã dẫn kinh nói kẻ bất-thối.
Đáp: Đây là nói tổng tướng, các kẻ Học-nhân quyết chẳng buông lung. A-La-Hán chẳng cần nói riêng tướng bất thối. Lại như Phật nói kệ: Thắng nếu sinh lại, chẳng gọi là Thắng; thắng mà hay sinh, ấy gọi là chân-thắng. Lại A-La-Hán sinh đã hết nên chẳng còn thọ thân lại. Kinh của ngươi tuy nói A-La-Hán thối pháp ưng được lại. Nếu như vậy thì khả pháp cũng ưng chẳng thối. Nếu như Tỳ-kheo năng khiến các tướng chẳng sinh, gọi là A-La-Hán, cho nên không có thối.
PHẨM TÂM TÍNH THỨ 30
Luận giả nói: Có người nói tâm tính bổn tịnh, vì khách-trần, nên bất tịnh. Lại có người nói trái lại.
Hỏi: Do nhân duyên gì nói bổn tịnh, vì khách-trần, nên bất tịnh. Lại do nhân duyên gì mà nói trái lại?
Đáp: Kẻ nói trái lại cho rằng tâm tính chẳng phải bổn-tịnh vì khách trần nên bất-tịnh. Tại vì sao? Vì phiền não cùng tâm thường tương ưng mà sinh, chớ chẳng phải tướng khách-trần. Lại ba món tâm: Thiện, bất thiện, và vô-ký. Tâm-thiện và vô-ký là chẳng phải cấu, như bất thiện tâm vốn tự bất tịnh, chẳng bởi khách trần vậy. Lại nữa, tâm nầy niệm niệm sinh diệt chẳng đợi phiền não, nếu phiền não chung sinh thì chẳng gọi là Khách.
Hỏi: Tâm là chỉ biết sắc thảy, nhiên hậu lấy tướng; từ tướng sinh các phiền não, rồi cùng với tâm làm bẩn, nên nói bổn tịnh.
Đáp: Chẳng phải vậy, Khi tâm và tâm số này đã diệt chưa có tướng bẩn. Khi tâm-diệt rồi bẩn thấm vào chỗ nào?
Hỏi: Tôi chẳng cho tâm niệm niệm diệt nên nói như vậy, mà cho tâm nối nhau nên mới nói ô nhiễm?
Đáp: Tâm nối nhau nầy thế-Đế mới có, chớ chẳng phải chân thật nghĩa. Đấy chẳng nên nói. Lại thế-Đế cũng là nhiều lỗi: Tâm sinh đã diệt, chưa sinh thì chưa khởi, làm sao nối nhau. Vậy nên tâm tính chẳng phải bổn tịnh khách trần nên bất tịnh. Chỉ Phật vì chúng-sinh bảo tâm thường tại, cho nên nói bị khách trần làm ô nhiễm thời tâm bất tịnh. Lại Phật vì chúng-sanh biếng nhác, nên nghe tâm vốn bất tịnh, liền cho tính chẳng khá biến cải, thì chẳng phát tịnh tâm. Cho nên mới nói bổn-tịnh.
PHẨM TƯƠNG-ƯNG BẤT TƯƠNG-ƯNG THỨ 31
Luận giả nói: Có người nói tâm tương-ưng với các sử; lại có người nói tâm chẳng tương-ưng.
Hỏi: Do nhân-duyên gì nên nói tâm tương-ưng; lại do nhân-duyên gì mà nói chẳng tương-ưng?
Đáp: Kẻ nói tâm tương-ưng, trong sử phẩm sau sẽ nói. Lại tham dục thảy các nghiệp phiền não, nghiệp này các sử tương-ưng. Trong pháp của ngươi tuy nói tâm chẳng tương-ưng với sử, cùng với tâm tương-ưng làm nhân cho gút buộc. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì trong kinh nói do vô-minh, tà niệm, tà tư-duy thảy khởi tham thảy các gút, chứ không có kinh nào nói do sử sinh vậy. Trong pháp của ngươi tuy nói lâu tập luyện gút buộc thời gọi là sử-sinh. Việc này chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì các nghiệp thân khẩu cũng có tướng lâu tập; đây chỉ nên có tợ sử-tâm bất tương-ưng hành, mà thật không có. Vì nếu như vậy thì các pháp đều từ nhân hiện tại mà sinh, không có nhân quá khứ. Vậy thời cũng chẳng cần từ nghiệp-sinh báo; cũng chẳng cần từ ý sinh ý-thức vậy. Lại nữa, các sử này vì niệm niệm diệt thời do nhân nào sinh?
Hỏi: Chung nhau làm nhân mà sinh?
Đáp: Ấy cũng chẳng phải lẽ, vì nhân quả không được nhất thời hiệp lại vậy. Việc này ra sau trong thí dụ đèn sẽ nói. Cho nên chẳng nên nói các sử chẳng phải tâm tương-ưng.
PHẨM QUÁ KHỨ NGHIỆP THỨ 32
Luận-giả nói: Đạo nhân Ca-Diếp-Bệ nói báo nghiệp đời quá-khứ chưa chịu thời có, các đời quá-khứ khác thời không có.
Đáp: Nghiệp nầy nếu mất là quá-khứ; quá-khứ nếu chẳng mất thời là thường. Mất là tên khác của quá-khứ. Mà vì mất rồi bị mất nữa, thời nghiệp nầy làm nhân cho quả-báo đã diệt, vì quả-báo ở sau khi sinh. Như trong kinh nói: “Vì việc nầy nên việc kia được sinh. Như khi sữa diệt làm nhân cho bơ. Thế thì cần gì phân biệt nghiệp quá-khứ ư? Mà nếu nói như vậy thời trong các nhân có lỗi, là vì sao không nhân mà Thức được sinh? Như thế thì không sữa làm sao có bơ? Nếu không có tứ-đại, thời thân khẩu các nghiệp nương đâu mà có? Nhưng lẽ như vậy, Tôi trước nói có quá-khứ có lỗi, kẻ kia nên đáp lại đi.
PHẨM BIỆN NHỊ BẢO THỨ 33
Luận-giả nói: Đạo nhân Ma-Hê-Xá-Bà nói Phật tại Tăng số.
Đáp: Nếu nói Phật tại trong tứ-chúng: Là hữu chúng, sinh-chúng, nhân-chúng và Thánh-nhân chúng, vậy thì chẳng lỗi. Nếu nói Phật tại trong Thanh-văn chúng, thế là có lỗi, vì do nghe pháp mà được giác ngộ gọi là Thanh-văn: và vì tướng Phật khác nên chẳng ở trong chúng nầy.
Hỏi: Phật đứng đầu Tăng, vì có người cúng thí Tăng.
Đáp: Thí nầy thuộc về bậc Tăng nào? Kinh nầy có chút lỗi. Vậy thì nên nói thí ấy thuộc về Phật Tăng.
Hỏi: Đức Phật bảo Cù-Đàm-Di rằng: “Đem áo nầy thí Tăng, tức cúng-dường Ta, mà cũng là cúng-dường Tăng”.
Đáp: Ý Phật nói đem ngữ ngôn vì cúng dường Ta, vật nầy cúng-dường Tăng. Như trong kinh nói: “Nếu người đi thăm kẻ bịnh, tức là thăm Ta”.
Hỏi: Có các người đã thành tựu Thánh-công-đức, như Xá-Lợi-Phất thảy đều ở trong Tăng số, Phật cũng như thế, vì đồng tướng vậy.
Đáp: Nếu đem đồng tướng thì những kẻ phàm-phu và phi-chúng-sanh số cũng vẫn có thể vào Tăng số được, mà đâu có được. Cho nên biết Phật chẳng thuộc vào trong Tăng. Và Phật chẳng vào Tăng-Yết-Ma tức xử đoán và cũng chẳng đồng các việc tăng-sự. Lại nữa, vì Tam-bảo riêng biệt, cho nên Phật chẳng ở trong Tăng.
PHẨM VÔ NGÃ THỨ 34
Luận giả nói Đạo nhân Độc tử nói có ngã. Ngoài ra đều nói không có.
Hỏi: Thuyết nào là thật?
Đáp: Pháp vô-ngã thật. Tại vì sao?`Như trong kinh Phật bảo Tỳ-kheo rằng: “Chỉ vì danh tự, chỉ vì giả thi thiết, và chỉ vì hữu dụng, nên mới gọi là ngã mà thôi”. Bởi chỉ vì danh tự thảy, cho nên biết không có chân thật ngã. Lại như trong Kinh nói: “Nếu người nào không thấy khổ, thời người nầy thấy có ngã.” Nếu như thật thấy khổ thì chẳng còn thấy ngã. Nếu thật có ngã thì kẻ thấy khổ lẽ cũng thấy ngã. Lại nói: Thánh nhân chỉ vì tùy tục nên mới nói phô có ngã. Lại trong kinh Phật nói: “Ngã tức là động xứ” Nếu thật có thời chẳng gọi động xứ, như mắt có nên chẳng gọi động xứ. Lại như trong các kinh đều ngăn chấp ngã. Như Tánh Tỳ-kheo-ni bảo ma vương rằng: “Người gọi là chúng-sinh tức là tà-kiến”. Vì các nhóm hữu vi pháp đều là trống không không có chúng-sinh”. Lại nói: Các hành hòa hiệp nói nhau nên mới có tức là huyễn-hóa dối gạt phàm phu, đều là kẻ oán giặc, như tên đâm vào tim, không có chắc thật. Lại nói: Vô-ngã, vô-ngã sở, vô chúng-sinh, vô nhân, chỉ là trống không. Tướng ngũ-ấm sinh diệt bại hoại mới có nghiệp, có quả báo mà thôi, chớ kẻ tác giả bất-khả-đắc. Các duyên hòa hiệp nên mới có các pháp nối nhau. Vì các lý do nầy nên trong các kinh Phật đều ngăn chấp ngã. Cho nên không có ngã.
Lại như trong kinh giải nghĩa Thức: Sao gọi là Thức? Nghĩa là năng biết sắc cho đến biết pháp chớ chẳng nói biết ngã. Vậy nên không có ngã. Quần-Na Tỳ-kheo hỏi Phật rằng: Ai ăn, thức ăn chăng? Phật đáp: “Ta chẳng nói có kẻ ăn thức ăn”. Nếu có ngã nên nói ngã ăn thức ăn. Vì chẳng nói cho nên biết không có ngã. Lại như nói kinh Bình-Sa-Vương nghinh Phật nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: Các ngươi xem những kẻ phàm-phu đuổi theo giả danh cho là có ngã. Trong ngũ ấm nầy thật không có ngã và ngã sở”. Lại nói vì ngũ ấm nên có các thứ tên: Là ngã, chúng-sinh, nhân, thiên thảy, như vậy vô lượng danh từ đều vì ngũ ấm mà có. Nếu có ngã thời lẽ nên nói nguyên nhân ngã. Lại như ông trưởng lão Phất-Ni-Ca bảo với ngoại đạo rằng: “Nếu người tà kiến không mà cho là có”. Phật muốn dứt tà mạn nầy chớ chẳng dứt chúng-sinh. Cho nên nói không ngã.
Lại như trong kinh Viêm-Ma-Già, ngà Xá-Lợi-Phất bảo với Viêm-Ma-Già rằng: “Ngươi thấy sắc-ấm là A-La-Hán chăng?
Đáp: Chẳng phải.
Hỏi: Thấy thọ, tưởng, hành, thức là A-La-Hán chăng?
Đáp: Cũng chẳng phải.
Hỏi: Thấy ngũ-ấm hòa-hợp là A-La-Hán chăng?
Đáp: Cũng chẳng phải.
Hỏi: Thấy lìa ngũ-ấm là A-La-Hán chăng?
Đáp: Cũng chẳng phải nữa.
Xá-Lợi-Phất nói: Nếu như vậy thì xét tìm chẳng khá được, thì có nên nói A-La-Hán sau khi chết không có chăng?
Đáp rằng: Thưa Ngài Xá-Lợi-Phất! Tôi trước đã có ác-tà-kiến nay được nghe nghĩa nầy, tà kiến kia liền diệt”. Nếu như có ngã thời chẳng gọi là ác-tà. Lại trong tứ-thủ nói: “Ngã-ngữ-thủ. Nếu thật có ngã, nên nói ngã-thủ, như dục-thủ thảy, chứ chẳng nên nói ngã ngữ thủ. Lại như trong kinh Tỳ-ni nói: “Với trong tam-sư, nếu có Sư nào bất-đắc hiện-ngã hậu-ngã, Ta nói Sư này là Phật đấy”. Vì Phật là bất-đắc nên biết không có ngã. Lại trong vô ngã cho ngã-tưởng là điên-đảo. Nếu trong ý ngươi cho ngã-tưởng trong ngã chẳng phải điên-đảo ấy là chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì Phật nói: “Chúng-sinh thấy có bao nhiêu ngã, đều là thấy ngũ-ấm đấy”. Vậy nên không có ngã. Lại nói chúng-sinh nghĩ nhớ bao nhiêu túc-mạng cũng đều là nghĩ ngũ ấm đấy. Nếu như có ngã cũng nên nghĩ-ngã, vì chẳng nghĩ nên biết không ngã. Nếu trong ý ngươi bảo cũng có kinh nói nghĩ nhớ chúng-sinh, như với trong chúng-sinh nào đó. Ta gọi tên chúng-sinh đó. Việc này cũng chẳng phải lẽ. Vì đây là thế-đế phân biệt, nên nói là thật nghĩ ngũ-ấm, chớ chẳng phải nghĩ chúng-sinh. Tại vì sao? Vì ý thức nghĩ; ý-thức chỉ duyên nơi pháp. Vậy nên không có nghĩ nghĩ nhớ chúng-sinh. Lại như có người nói quyết định có ngã, thời với trong sáu món tà-kiến quyết đọa về một món. Nếu trong ý ngươi bảo không ngã cũng là một thứ tà-kiến ấy, là chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì hai Đế vậy. Nếu đem thế-Đế nói không ngã; đem đệ-nhất-nghĩa-đế nói có ngã, vậy là có lỗi. Ta nay nói đệ-nhất-nghĩa-đế nên không lỗi, thế-đế nên có. Vậy nên không lỗi. Lại Phật nói nhổ gốc ngã-kiến, như trong lời hỏi của vua Si-vương. Phật đáp: “Này Si-vương! Nếu người đem một lòng quán các thế-gian là trống không, thời nhổ được gốc ngã-kiến, chẳn còn thấy vua chết nữa”. Lại như các thuyết nói nhân duyên có ngã buồn vui các việc đều do ngũ-ấm mà ra. Và vì phá các ngã-kiến nhân-duyên của ngoại đạo. Vậy nên không có ngã.
PHẨM HỮU-NGÃ VÔ-NGÃ THỨ 35
Hỏi: Ông nói Vô-ngã, việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì trong bốn món.
Đáp: Món thứ bốn là bỏ đáp: Nghĩa là người sau khi chết, hoặc có hoặc không, cũng có cũng không, chẳng phải có chẳng phải không. Nếu thật không ngã thời chẳng nên có lối bỏ đáp nầy. Lại như người nào nói không có chúng-sinh thọ thân sau ấy tức là tà-kiến. Lại trong mười hai bộ kinh, có kinh bổn-sinh Phật tự nói lời: Vua Đại-Hỷ-Kiến kia tức là thân ta thuở xưa vậy. Có cái việc bổn sinh như vậy. Ngũ-ấm nay chẳng phải ngũ-ấm xưa. Vậy nên có ngã từ xưa đến nay. Lại Phật nói nay mừng sau mừng làm lành hai đời mừng. Nếu chỉ có ngũ-ấm, thì chẳng nên nói hai đời mừng. Lại trong kinh nói: “Tâm dơ nên chúng-sinh dơ; tâm sạch nên chúng-sinh sạch”. Lại như một người sinh thế-gian, nhiều người bị suy não; lại một người sinh thế-gian, nhiều người được lợi ích. Lại như gây nghiệp nhân lành hay chẳng lành đều nương nơi chúng-sinh chứ chẳng nương phi chúng-sinh-số. Lại nhiều chỗ trong kinh Phật tự nói: Ta nói có chúng-sinh năng thọ thân sau, và năng tự lợi mà chẳng lợi tha-thảy. Vì các lẽ ấy nên biết có ngã, ông trước tuy nói chỉ vì danh tự thảy. Việc này chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Là Phật chỉ vì ngoại-đạo nói lìa ngũ ấm riêng chấp có ngã tướng thường chẳng hoại. Muốn dứt tà-kiến nầy nên mới nói không ngã. Nay chúng tôi nói ngũ-ấm hòa-hiệp, gọi đó là ngã nên không bị lỗi. Lại tuy nói: Ngã chỉ vì danh tự thảy, nên suy nghĩ kỹ lời nói nầy: Nếu chúng-sinh chỉ có danh tự ấy, thì như giết trâu đất chẳng bị tội sát nếu giết trâu thiệt cũng chẳng nên có tội. Lại như trẻ con đem vật danh tự cúng thí, đều có quả báo, người lớn đem thí cũng nên được báo mà thật chẳng có được. Lại chỉ danh tự nên không mà nói có ấy, Thánh-nhân nên có vọng ngữ sao? Vì thật ngữ mới gọi là Thánh-nhân chứ! Nên biết có ngã. Lại như Thánh-nhân thấy thật ngã mà tùy tục nên nói có ngã ấy thời là thấy điên đảo, vì nói khác vậy. Lại như vì tùy-tục không mà nói có, thời chẳng nên lại nói thật nghĩa trong kinh là 12 nhân duyên, ba món giải thoát, và các pháp vô ngã thảy. Nếu người bảo có đời sau tùy mà nói có, trái lại người bảo không, cũng tùy mà nói không; và bảo muôn vật trong thế gian đều từ Tự-Tại-Thiên mà sinh. Các món kinh thơ tà-kiến như vậy, cũng đều nên tùy mà nói theo? Các việc ấy đều chẳng nên. Vậy nên ông đã dẫn kinh đều bị tổng phá hết. Vậy nên chẳng phải không có ngã.
Đáp: Ngươi trước nói vì bỏ đáp nên biết có ngã ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì đây là pháp bất-khả-thuyết. Qua trong món diệt-đế sau sẽ phân-biệt nói nhiều. Cho nên không có thật ngã. Và bất-khả-thuyết ấy, chỉ vì giả danh mà nói, chứ chẳng phải thật có vậy. Lại ngã trong pháp của ngươi lấy sáu Thức mà biết, như trong kinh của ngươi nói: Nhờ nhãn thấy sắc cho nên ngã hoại. Vậy thì cái bị biết của nhãn-thức là chẳng nên nói phi-sắc phi phi-sắc, thanh thảy cũng vậy. Lại nữa, nếu ngã là cảnh bị biết của sáu thức thời cũng với kinh trái nhau. Vì trong kinh nói: Năm tình-thức không thể thay đổi nhau mà lấy năm trần, vì chỗ chủ khác vậy. Nếu lấy được sáu thức mà biết ngã, thời sáu căn thay nhau dùng. Lại lời ngươi đã nói trước sau vẫn trái nhau: Bị biết của nhãn-thức chẳng gọi là sắc. Lại ngươi nói: “Vô-ngã là tà-kiến” ấy. Trong kinh Phật tự bảo các Tỳ-kheo rằng: “Tuy không có ngã, nhưng vì các hành nối nhau, mới nói có sinh tử. Ta dùng thiên-nhãn thấy các chúng-sanh khi sinh khi chết”. Cũng chẳng nói là ngã. Lại trong pháp của ngươi có lỗi: trong pháp ngươi nói: Ngã Bất-sinh. nếu bất-sinh thời không cha mẹ; không cha mẹ thời không có nghịch tội, cũng không có các tội tội nghiệp khác nữa. Vậy nên pháp ngươi tức là tà-kiến. Lại ngươi nói có bổn-sinh ấy. Bởi ngũ-ấm nên gọi là Hỷ-Kiến-vương, tức ngũ ấm kia nối nhau, nên gọi là Phật. Cho nên nói Ta là vua kia. Trong pháp ngươi Ngã là một, vậy chẳng nên phân-biệt. Lại ngươi nói làm lành hai đời mừng ấy. Trong kinh Phật tự ngăn việc nầy, nói Ta chẳng nói có kẻ bỏ ngũ-ấm nầy thọ ấm kia, chỉ vì ngũ-ấm nối nhau chẳng khác, nên mới nói hai đời mừng. Lại ngươi nói tâm dơ nên chúng-sinh dơ ấy. Do đó nên biết không có thật ngã. Nếu có thật ngã nên cùng với tâm khác, chẳng nên nói tâm dơ nên chúng-sinh dơ. Tại vì sao? Vì không thể kia dơ mà đay chịu vậy; chỉ vì giả danh nhân-duyên mới có dơ nên nói giả danh dơ. Vậy nên giả danh là ngã, chẳng phải chận thật vậy. Lại như pháp ngươi nói Ngã chẳng phải ngũ-ấm. Vậy thì chẳng sinh chẳng diệt, không có tội phước gì cả, có những lỗi như vậy. Chúng tội nói ngũ-ấm hòa hiệp giả danh là ngã. Nhân ngã nầy vậy nên có sinh có diệt, và có cả tội phước nữa, chẳng phải là không có giả danh, nhưng chẳng phải thật vậy.
Lại như trước ngươi nói “Ý muốn phá ngoại-đạo nên Phật nói không ngã” ấy. Đó là ngươi tự vọng tưởng phân-biệt như thế, chớ y Phật chẳng phải vậy. Lại các thuyết nói có ngã đều là lầm lỗi, như ngươi nói ngoại-đạo rời ngũ-ẩm rồi riêng chấp có ngã, ngươi cũng như vậy. Tại vì sao? Vì ngũ-ấm vô-thường mà ngã chẳng-khá nói hoặc thường hay vô-thường, tức là rời ấm. Lại nữa ấm có ba phần: Giới-định-tuệ; thiện, bất thiện, vô-ký; buộc dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới. Phân biệt như thế, ngã chẳng-khá được vậy, nên khác với ngũ-ấm. Lại ngã là người, mà ngũ-ấm chẳng phải người, thời là khác vậy. Lại ấm là năm, mà ngã là một, vậy nên ngã chẳng phải ấm vậy. Nếu mà có ngã, vì các duyên do nầy thì khác với ngũ-ấm. Lại thế-gian không có một pháp nào mà chẳng-khá-nói một chẳng khá-nói khác, vậy nên không có pháp chẳng-khá-nói.
Hỏi: Như đốt và khá đốt, tức vật có thể đốt, chẳng được nói một, chẳn được nói khác. Ngã cũng như vậy?
Đáp: Đấy cũng là đồng nghi. Cái nào là đốt, cái nào khá đốt? Nên thứ lửa là đốt thứ khác là khá đốt, thời đốt khác với khá đốt. Nếu thứ lửa tức khá đốt, làm sao nói chẳng một? Nếu thứ khá đốt tức là thứ lửa; nếu rời thứ lửa, cũng đều chẳng đốt, nên mới gọi là đồng nghi. Nếu trong đốt, có khá đốt, như trong ngã có sắc, tức đọa thân kiến. Lại phải nhiều ngã, như lửa củi khác, lửa phân trâu khác; ngã cũng như thế, ngã nhân ấm khác, ngã thiên ấm khác, tức là nhiều ngã. Lại như đốt khá tốt ở trong ba đời; ngã và ngũ ấm cũng phải như vậy, ở trong ba đời, như đốt và khá đốt. Vì là hữu-vi nên ngã và ngũ ấm cũng phải là hữu-vi. Lại tuy ngươi nói: Đốt và khá đốt chẳng một chẳng khác.. Nhưng mắt thấy tướng khác ngã và ngũ ấm cũng phải có khác. Lại ngũ ấm mất, mà ngã chẳng mất, vì chết nơi đây, sinh đến nơi kia, có hai đời mừng vậy. Nếu tùy theo ngũ-ấm có mất có sinh, thời đồng như ngũ ấm chẳng được gọi hai đời mừng. Ngươi dùng vọng tưởng phân biệt có ngã, được những lợi gì? Lại như các món trần không có một trần bị biết của cả sáu thức. Ngã mà ngươi đã nói có thể sáu thức đều bị biết thời chẳng phải là sáu trần.
Lại chẳng nhiếp thuộc 12 nhập, thời chẳng phải các nhập. Chẳng nhiếp tứ-đế. Vậy nên, nếu nói có ngã tức là vọng ngữ. Lại trong pháp ngươi nói pháp khá biết là năm pháp tạng quá khứ, vị lai, hiện tại, vô-vi và pháp bất-khả-thuyết. Ngã ở vào trong pháp thứ năm, thời khác với bốn pháp kia. Ngươi muốn cho khác với bốn pháp trước mà chẳng phải thứ năm là không thể được. Như nói ngã là bị các lỗi nầy thì cần gì vọng tưởng phân biệt ngã làm chi ư? Vậy nên trước ngươi nói có câu: “Ngoại đạo rời ngũ ấm rồi riêng chấp có ngã, chúng tôi chẳng phải vậy.” Việc nầy chẳng phải lẽ. Lại trước ngươi nói ngã chỉ giả danh nên nghĩ kỹ ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Lại trước ngươi nói ngã chỉ giả danh nên nghĩ kỹ ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì là trong Phật-Pháp nói việc thế đế chẳng cần nghĩ kỹ. Lại ngươi nói vọng ngữ thấy điên đảo, cũng lại như vậy. Lại như ngươi nói: “Chẳng nên nói thật nghĩa trong kinh” ấy. Việc nầy nên nói, vì khiến cho biết đệ nhất nghĩa vậy. Lại ngươi nói, nói chỗ thế gian, đều nên tùy ấy. Nếu nói từ Tự-Tại-thiên sinh muôn vật thảy là chẳng nên thọ; nếu có lợi ích, chẳng trái với thật nghĩa thế là nên thọ. Vậy không lỗi. Như trong thế đế năng sinh công đức, năng có lợi ích, như vậy nên thọ. Ra sau sẽ nói rộng. Lại ngươi nói giết trâu đất thảy, không tội sát ấy. Giờ đây mới đáp: Nếu đối với các loài có tình thức, các ấm nối nhau thời có nghiệp và nghiệp báo; với trong trâu đất thảy không có việc như thế. Vậy nên phải biết ngũ ấm hòa hiệp giả danh là ngã, chớ chẳng phải thật có vậy.
PHẨM SẮC-TƯỚNG TRONG SẮC LUẬN NHÓM KHỔ -ĐẾ THỨ 36
Hỏi: Trước ông nói sẽ nói luận thành-thật. Nay phải nói những gì là thật?
Đáp: Tứ-đế là thật. Là khổ, khổ nhân, khổ diệt, khổ diệt đạo. Năm thọ ấm là khổ. Các nghiệp và phiền não là khổ nhân. Hết khổ là khổ diệt. Tám Thánh đạo là đạo diệt khổ. Vì muốn thành lập pháp ấy nên mới tạo luận nầy. Đức Phật cũng tự lập thành pháp nầy, vì muốn độ chúng-sinh nên đã nói tản mát ở nhiều chỗ. Lại Phật lược nói pháp-tạng có tám mươi bốn ngàn, trong ấy có bốn y, tám nhân, nghĩa nầy hoặc bỏ mà chẳng nói, hoặc có nói cũng chỉ lược thôi. Tôi nay muốn soạn tập có thứ lớp khiến nghĩa rõ ràng nên mới nói.
Hỏi: Ông nói năm thọ ấm là khổ đế; những gì là năm?
Đáp: Sắc, thức, tưởng, thọ và hành là năm ấm. Sắc ấm là tứ đại, và tư-đại sở nhân thành pháp, cũng nhân tứ-đại sở thành, chung gọi là sắc. Tứ-đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong; do sắc, hương, vị và xúc nên thành tứ đại. Do tứ-đại nầy thành nhãn thảy năm căn. Các món này chạm nhau nên mới có tiếng. Địa là sắc thảy nhóm họp cứng nhiều, nên gọi là Địa. Như vậy ướt nhiều gọi Thủy; nóng nhiều gọi là Hỏa; nhẹ động nhiều gọi Phong. Nhãn căn là chỉ duyên sắc và làm chỗ nương cho nhãn-thức, và khi đồng tánh chẳng nương, đều gọi nhãn-căn. Bốn căn kia cũng như vậy. Sắc là chỉ làm chỗ bị duyên cho nhãn thức, và khi đồng tánh chẳng duyên, gọi là Sắc, Hương, Vị, Xúc cũng vậy. Các món này chạm nhau nên có tiếng.
PHẨM SẮC DANH THỨ 37
Hỏi: Trong kinh nói các sắc bị có đều là tứ đại, và sở nhân thành tứ đại. Vì sao nói các bị có “đều là” ư?
Đáp: Nói bị có đều là, là quyết định nói sắc tướng, chớ không nói gì khác. Vì những kẻ ngoại đạo nói có Ngũ-đại. Vì muốn bỏ thuyết này, nên nói tứ-đại. Sở nhân thành tứ-đại: là tứ-đại giả danh nên mới có. Khắp đến nên gọi là Đại. Pháp không sắc không hình; vì không hình, nên không phương; vì không phương nên chẳng gọi là Đại. Lại vì thô hiện lên nên gọi là Đại tâm, tâm số pháp chẳng hiện, nên chẳng gọi là Đại.
Hỏi: Vì sao gọi Địa thảy pháp là sắc, mà chẳng gọi thanh thảy?
Đáp: Pháp có đối gọi là sắc, thanh thảy đều có đối nên cũng gọi là sắc, chớ chẳng phải như tâm pháp thảy. Có hình nên gọi là sắc; thanh thảy đều có hình nên cũng gọi là sắc. Ngăn ngại nơi chỗ, nên gọi là hình.
Hỏi: Sắc thảy chẳng phải đều có hình, thanh thảy mới không hình.
Đáp: Thanh thảy tất cả có hình; vì có hình, vì có đối, có ngăn ngại, nên bị vách ngăn thì chẳng nghe.
Hỏi: Nếu thanh thảy có ngăn ngại, thời lẽ chẳng dung thọ các vật, như vách ngăn nên không dung được gì.
Đáp: Vì thanh nhỏ nhiệm nên có thể dung thọ được, như hương vị thảy nhỏ nhiệm nên chung nương một hình, mà chẳng phòng ngại nhau. Vậy nên thanh thảy, vì có ngại có đối, nên đều gọi là sắc. Lại vì tướng nó khá não hoại, nên gọi là sắc. Bao nhiêu sự cắt đứt tàn hại thảy, đều nương nơi sắc; vì trái với sắc nầy, nên mới gọi là vô sắc định. Lại chỉ rõ nghiệp lành dữ đời sống trước, nên gọi là sắc. Lại cũng chỉ rõ tâm và tâm số pháp, nên gọi là sắc. Lại vì xưng danh, nên mới gọi là sắc
PHẨM TỨ-ĐẠI GIẢ-DANH THỨ 38
Hỏi: Tứ-đại là giả-danh, nghĩa nầy chưa thành lập được vì có người tứ-đại là thật có?
Đáp:Tứ-đại giả-danh nên mới có. Tại vì sao? Phật vì ngoại đạo nên nói tứ-đại. Có các ngoại-đạo nói sắc thảy tức là đại, như phái Tăng-khê thảy. Hoặc nói rời sắc thảy là đại, như phí Vệ-thế-sư thảy. Cho nên kinh nầy quyết định nói nhân sắc thảy mới thành địa thảy các đại. Cho nên biết các đại là giả danh có. Lại như kinh nói địa-chủng là cứng và nương cứng. Vậy nên biết chẳng những cho cứng là địa. Lại người đời cũng đều tin các đại là giả danh có. Tại vì sao? Vì người đời nói thấy đất, ngửi đất, đụng đất và mùi đất. Lại trong kinh nói: “Địa khá thấy và có đụng chạm”. Lại vào địa thảy, tất cả trong vào, người ấy thấy sắc đất mà chẳng thấy cứng thảy. Lại người chỉ ra sắc đất, hương đất, vị đất, xúc đất; trong pháp thật có, không thể chỉ ra gì khác. Lại nghĩa tên đại là khắp cùng vậy, tướng nầy nói trong giả-danh, mà chẳng những trong tướng cứng. Lại nói đất ở trên nước là giả danh đất ở, chẳng những cứng ở. Lại nói chốn đại-địa bị đốt cháy tận diệt mà không có khói than là đốt giả danh địa, chẳng những đốt cứng. Lại vì sắc thảy nên tin có địa thảy, chẳng những cứng thảy. Lại trong thí dụ giếng nói nước cũng thấy cũng xúc, như ướt là nước thì chẳng có hai thứ được. Tại vì sao? Vì Phật nói năm tình-thức không thể thay nhau lấy trần cảnh. Cho nên Phật nói nước có tám công-đức; nhẹ-nhàng, mát-mẻ, mềm-mại, ngon-ngọt, trong-sạch, chẳng hôi, mỗi khi uống vào điều-hòa khoan-khoái, và uống rồi không bịnh hoạn. Trong đây như nhẹ-mát-mềm đều thộc về xúc-nhập, ngọn thuộc về vị-nhập, trong sạch thuộc về sắc-nhập, chẳng hôi là hương-nhập, đều-khoan và không bịnh là thế-lực của nước. Tám món hòa-hiệp nầy gọi chung là nước. Cho nên biết các Đại là giả-danh có. Lại pháp nhân-sở-thành đều là giả-danh không thật có vậy. Như trong kệ nói: Bánh thảy hòa-hiệp, nên gọi là xe; Năm-ấm hòa-hiệp, nên gọi là người. Lại như A-Nan nói: Các pháp nhiều duyên thành, Ngã không quyết định chỗ. Lại như người nói: Cứng thảy là Đại. người ấy cho cứng thảy làm chỗ bị nương cho sắc thảy. Vậy thì có nương, có chủ chẳng phải là thật-pháp. Cho nên biết tứ-đại đều là giả-danh. Lại trong các pháp có mềm-mịn trơn láng thảy, đều là nhiếp-thuộc về xúc-nhập; cứng thảy bốn pháp có nghĩa gì đâu mà được độc-đắc là Đại? Lại nữa, một món mà có bốn chấp, đều có sai lầm. Vậy nên biết tứ-đại là giả-danh. Lại thật pháp hữu-tướng, giả danh hữu-tướng, và giả-danh sở-năng. Ra sau sẽ nói rộng. Vậy nên tứ-đại chẳng phải thật có vậy.
PHẨM TỨ-ĐẠI THẬT-HỮU THỨ 39
Hỏi: Tứ-đại là thật có. Tại vì sao? Vì trong A-Tì-Đàm nói: “Tướng cứng là địa-chủng, tướng ướt là thủy-chủng, tướng nóng là hỏa-chủng, tướng động là phong-chủng”. Vậy nên tứ-đại là thật có. Lại sắc thảy tạo sắc, do tứ đại sinh, giả danh có thời không thể sinh pháp được. Lại vì cứng thảy chỉ có tứ-đại, chỗ gọi cứng, nương cứng là Địa. Vậy nên cứng thảy là thật đại. Lại như trong kinh Phật nói hai món: Cứng nương cứng, ướt nương ướt thảy. Vậy nên biết cứng là thật pháp, nương cứng là giả-danh. Các Đại khác cũng vậy. Vậy nên cứng thảy là thật đại. Pháp nương cứng vì tùy tục nên gọi là Đại thôi. Vậy nên mới có hai thứ Đại vừa thật vừa cũng giả-danh. Lại như trong A-Tì-Đàm nói: “Hình xứ là Địa, tướng cứng là Địa-chủng”. Các đại khác cũng như vậy. Lại trong kinh Phật nói: “Trong nhãn hình có bao nhiêu cứng là Địa; ướt và nương ướt là Thủy; nóng và nương nóng là Hỏa.” Hình thịt là Địa. Trong hình thịt nầy Phật nói có tứ-đại, thời phải biết cứng thảy là thật Đại, mà hình là giả-danh Đại. Lại Phật chẳng nói trong Phong có nương, nên mới biết Phong là thật đại. Lại như ngươi nói tứ-đại là giả-danh, thì rời tướng Đại, nếu nương cứng gọi là Địa-chủng ấy thời Thủy nương vật cứng, thủy tức là Địa? viên đất bùn nương ướt, đất bùn tức là Thủy? Như người bị bịnh nóng, cả thân đều nóng, thân tức là Hỏa? Việc nầy chẳng phải lẽ. Vậy nên chẳng được nói nương cứng là Địa-chủng, mà chỉ cứng mới là Địa-chủng. Các Đại khác cũng như vậy.
Lại nữa, tứ-đại chúng sinh, cho nên chẳng rời nhau. Như trong kinh nói: “Bao nhiêu sắc bị có, đều do tứ-đại tạo thành”. Nếu người nói tứ-đại là thật, thời chẳng rời nhau. Mà nếu tứ đại giả danh thời phải rời nhau. Tại vì sao? Vì các món sắc thảy nương cứng, rời các món ướt thảy, như vậy thời trong nhãn hình không có tư-đại thời cũng với knh trái nhau. Ông muốn chẳng trái với kinh thời nên công nhận tứ-đại là thật. Trước ông nói: “Vì ngoại-đạo nên nói tứ-đại” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao. Vì các bọn ngoại đạo nói tứ-đại cùng với sắc thảy hoặc một hoặc khác. Chúng tôi nói thuộc vào xúc nhập một phần ít là tứ-đại. Vậy nên không bị lỗi. Lại chúng tôi nói hiện thấy cứng thảy là tứ-đại, chớ chẳng phải như người phái Vệ-thế-sư nói tứ-đại cũng có mà chẳng phải hiện thấy. Lại ông nói cứng và nương cứng ấy. Nghĩa nương có hai thứ, như trong kinh nói: Sắc nương sắc. Lại nói tâm nương đại-pháp. Trong nghĩa nầy nói cứng tức là nương cứng, mà không nói pháp nào khác. Nếu như vậy đâu có lỗi chi ư? Lại ông nói người đời đều tin, cho đến nước có tám thứ công-đức. Đó chỉ là tùy tục mà nói vậy thôi, chớ chẳng phải là thật đại. Lại ông nói pháp nhân-sở-thành, đều là giả danh. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì trong kinh nói: “Nếu sáu nhập, hoặc nhân sáu xúc-nhập sở-thành-pháp”. Lại Tỳ-kheo hỏi Phật: Những gì là mắt? Phật đáp: Nhân tứ-đại tạo thành sắc thanh tịch, đấy gọi là mắt. Như vậy thành mười hai món nhập. Lại ông nói có chủ có nương. Chúng tôi chẳng nói như thế, mà chỉ nói: Pháp trụ ở trong pháp thối. Lại ông nói: “Cứng thảy có nghĩa gì mà được độc đắc gọi là Đại” ấy. Cứng thảy có nghĩa là chỗ gọi tướng cứng năng gìn giữ; tướng nước năng thấm ướt; tướng lửa năng làm nóng; còn gió năng thành-tựu. Vậy nên tứ-đại là thật.
PHẨM PHI-BỈ-CHỨNG THỨ 40
Đáp: Chẳng phải lẽ. Tứ-đại là giả danh. Ngươi tuy dẫn trong A-Tỳ-Đàm nói tướng cứng là địa-chủng thảy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì Phật tự nói cứng và nương cứng là Địa, chớ chẳn những tướng cứng. Vậy nên đấy chẳng phải chính nhân. Lại ngươi nói sắc thảy do tứ-đại sinh. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì sắc thảy do nghiệp phiền não, ăn uống, dâm-dục thảy mà sinh. Như trong kinh nói: “Mắt do đâu mà sinh? Do nghiệp mới sinh.” Lại nói tham vui nhóm nên sắc nhóm. Lại như A-Nan dạy Tỳ-kheo-ni rằng: “Thân chị là từ ăn uống mà sinh, từ ái mạn mà sinh, và từ dâm-dục mà sinh”. Cho nên biết sắc thảy, chẳng những tứ-đại mà sinh.
Hỏi: Sắc thảy tuy do nghiệp thảy sinh, mà tứ-đại cũng cần có dự một chút nhẫn chứ. Như nhân nghiệp nên mới có lúa, lúa nầy cũng nhờ hạt giống thảy mà sinh. Như vậy mắt thảy tuy do nghiệp sinh, mà tứ-đại cũng dự làm chút nhân.
Đáp: Hoặc có vật không nhân-duyên mà sinh, như khi Kiếp tận rồi; kiếp sơ, có trận mưa lớn, thời nước mưa nầy do từ đâu mà sinh? Lại như sở-dục của các Chư-thiên, nghĩ lên là được; như người ngồi thiền và những người đại công đức, sở dục tùy-ý. Các điều nầy đâu có duyên do gì, đâu phải chỉ nghiệp ư? Lại như sắc dứt nối nhau rồi lại sinh nữa, như người sinh về cõi vô-sắc, rồi sinh trở lại cõi-sắc, sắc nầy lấy gì làm gốc?
Hỏi: Tại sao có vật chỉ do nghiệp sinh, mà tại sao lại đợi trợ duyên bên ngoài mới sinh?
Đáp: Nếu có chúng-sinh nghiệp lực yếu nên phải nhờ hạt giống của các duyên trợ thành. Mà nếu nghiệp lực mạnh thì chẳng cần ngoại duyên. Và pháp ấy lẽ phải như vậy, hoặc có nghiệp hoặc có pháp, hoặc có sinh xứ, nhưng chỉ do nghiệp lực mà được, chớ chẳng cần ngoại duyên. Lại nếu cần nhân duyên, thời nên nói hạt giống làm nhân cho mộng thảy. Cần chi phải nói do cứng thảy sinh? Lại vì nghĩa gì mà do cứng thảy sinh sắc thảy mà chẳng do sắc thảy sinh cứng thảy ư? Lại nữa cứng thảy có sắc thảy chung cùng lại sinh, tại sao nói do cứng thảy có sắc thảy, mà chẳng do sắc thảy có cứng thảy? Lại pháp đồng thời sinh, thời không thể làm nhân cho nhau được, như hai sừng đồng sinh, chẳng được nói tả hữu làm nhân cho nhau.
Hỏi: Như đèn với sáng tuy đồng sinh, cũng nói sáng nhờ đèn, đèn chẳng nhờ sáng. Việc nầy cũng vậy?
Đáp: Đèn với sáng chẳng khác. Đèn do hai pháp hợp thành: mộc sắc, hai xúc. Sắc tức là sáng, vậy nên chẳng được nói khác với đèn. Ví-dụ nầy, ngươi chẳng suy nghĩ kỹ.
Hỏi: Sáng nầy từ đèn đi tản ở các chỗ. Vậy nên phải khác?
Đáp: Chẳng đi tản ở chỗ khác. Sắc sáng nầy hiện thấy trong tại đèn. Nếu đi chỗ khác, thì khi đèn tắt cũng vẫn còn thấy sáng mà thật chẳng thấy. Nên phải biết sáng nầy chẳng khác đèn vậy.
Hỏi: Lại có pháp đồng thời sinh cũng làm nhân quả cho nhau, như cái thức trong hữu đối lấy nhãn sắc làm nhân duyên chứ chẳng phải nhãn sắc lấy thức làm nhân duyên?
Đáp: Chẳng phải. Nhãn thức lấy tâm thức làm nhân, lấy nhãn sắc làm duyên. Bởi tâm trước diệt rồi làm sao đồng sinh? Lại nếu pháp tùy sở nhân mà sinh tức là nhân thành, như tâm nhân nhờ tình trần mà có, tức là pháp nhân sở thành. Lại nữa, tứ-đại tức là tạo sắc, vì là nhân sở sinh vậy. Lại hiện thấy vật ở thế-gian do từ tợ nhân mà sinh, như do lúa sinh lúa, do bắp sinh bắp. Như vậy do đất sinh đất, chẳng sinh nước thảy. Cũng như do sắc sinh sắc. Cứ như thế thảy.
Hỏi: Cũng thấy có vật do từ nhân khác mà sinh; như trồng ngược lông trâu thời có bỏ bồ sinh, trồng sừng cỏ vĩ sinh?
Đáp: Tôi chẳng nói không do từ nhân khác mà sinh, chỉ nói trong tợ nhân cũng sinh được. Cho nên nói từ sắc thảy sinh sắc thảy, chẳng những từ tứ-đại sinh. Vậy nên không được nhất định nói sắc thảy từ tứ-đại sinh. Lại như người nói “Do cứng thảy chỉ rõ tứ đại. Vậy nên cứng thảy là thật đại” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì tướng cứng thảy quyết định khá dùng phân biệt bốn thứ mềm thảy chẳng nhất định. Hoặc ở trong nhiều cứng, hoặc ở trong nhiều món ướt. Cho nên không thể dùng phân-biệt các món ấy được. Các món khác cũng vậy. Lại với xúc cứng thảy phân biệt món nào gọi là mềm thảy. Tại sao? Nếu cho ướt cũng sinh được tính dẽo, mềm, trơn, láng; vì tướng cứng nhiều vậy nên cứng rắn, thô rít như thế thảy. Vậy nên chỉ dùng cứng phân biệt bốn món. Lại như trong kinh nói: “Vì nương cứng nên mới chỉ rõ tứ-đại sai khác”. Cho nên biếp pháp nương cứng gọi là địa-chủng, chớ chẳng những là tướng cứng. Cho nên nói tướng cứng là nhân thành địa. Lại với trong thành-địa, tướng cứng là thắng nhân, vậy nên riêng nói, các tướng khác cũng vậy. Lại do đặt danh tự có bao nhiêu cứng nương cứng đều gọi địa-chủng.
Hoặc lại có người chỉ nói tướng cứng là địa chủng. Vì múon phá nghãi nầy nên Phật mới nói cứng nương cứng là địa chủng. Các đại khác cũng như vậy. Lại trong nhiều tướng cứng, vì cứng nhiều nên có hai thứ lời nói. Trong tất cả món nhiều đều có cứng thảy các xúc: Hoặc cứng nương cứng, gọi là địa-chủng; hoặc ướt nương ướt, gọi là thủy-chủng; hoặc nóng nương nóng, gọi là hỏa-chủng. Lại cứng là thắng nhân thành-địa, cho nên đối với trong ấy gọi là Địa-thành. Trong giả-danh nhân-duyên, có giả danh danh-tự, như nói ta thấy người chặt rừng. Lại như người nói có hai thứ lời nói. Việc nầy chẳng phải lẽ. Nếu tùy mà nói chủng là thật ấy. Vậy thì mười hai nhập thảy chẳng phải là thật. Vậy nên nhân nhãn duyên sắc mới có nhãn thức sinh, vậy là chẳng phải thật, vì chẳng nói chủng vậy. Đấy là tà luận. Lại như Phật vào hỏa-chủng-định, từ thân Phật phóng ra nhiều thứ sắc lửa; trong ấy thứ nào là hỏa-chủng? Do sắc thảy thành hỏa, chẳng những tướng nóng. Lại như Phật nói thân nầy là cái hòm nhỏ, trong đựng những tóc lông móng tay thảy. Như trong kinh nói: “Trong thân nầy có tóc long móng tay thảy”. Do đó tóc lông móng thảy là địa chủng chớ chẳng phải lấy có hai thứ lời nói mà gọi là thật pháp. Lại trong kinh chủng-tử nói: “Nếu có địa-chủng mà không có thủy-chủng thì các hạt giống không thể sinh trưởng được”. Trong đây thứ nào là địa-chủng? Nghĩa là giả danh ruộng, chẳng những tướng cứng; thủy cũng giả danh, chẳng những tướng thứ. Lại một pháp mà hai thứ: Vừa thật vừa giả danh ấy không thể được.Vậy nên sắc thảy là thật. Lại nhãn thảy vì giả danh nên có các Đại cũng thật cũng giả danh ấy, thì cũng là tà luận.
Lại trong lục-chủng kinh Phật nói tóc lông móng thảy gọi là địa-chủng. Lại trong kinh tượng-bộ-dụ cũng nói tóc lông móng thảy là địa-chủng. Lại lấy nghĩa gì mà nói “chủng” là thật, mà chẳng nói “chủng” là giả-danh. Và nghĩa nầy chẳng phải chép ở trong kinh. Lại như ngươi nói “Phật nói” trong nhãn hình có bao nhiêu cứng nương-cứng là Địa thảy” ấy Phật dùng lời nầy để chỉ rõ năm căn do tứ-đại mà thành. Hoặc có người nói do từ ngã sinh căn; hoặc bảo lìa đại riêng có căn; hoặc nói các căn do các món tính sinh nghĩa là từ địa-đại sinh tĩ-căn thảy. Vì Phật muốn dứt các chấp nầy nên mới nói nhãn thảy các căn do tứ-đại hợp thành nên trong lông không có thật pháp. Lại do phân biệt mà thành giả-danh nhân-duyên, thì giả-danh cũng không có. Lại trong hình thịt nầy có bốn phần cứng-nương-cứng thảy, Phật dùng lời nầy để chỉ trong các vật có là do từ tứ-đại mà sinh. Lại ngươi nói “Phật chẳng nói trong Phong có nương, nên gọi là thật đại” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì nhẹ trong phong là thắng tướng, chẳng phải nương pháp nhẹ; trong địa thảy nương pháp cứng thảy là thắng. Phong thời chẳng phải vậy. Lại nương pháp nhẹ ít nên chẳng nói. Lại như ngươi nói: “Nếu nói tứ-đại là giả-danh thời rời tướng đại” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Như cứng nương-cứng do tứ-đại sinh, gọi là địa-chủng, chứ chẳng gọi vật khác đến nương nhau, như pháp khác tướng, thời chẳng gọi là nương, tức là rời nhau.
Hỏi: Sinh, thì tức chẳng gọi là nương, mà nương gọi là vật khác đến nương?
Đáp: Danh-tự là nương, chứ chẳng phải vật khác đến nương nhau, vì sinh pháp sai khác vậy. Như nói hư-không khắp đến, mà thật không đến đâu cả. Lại ngươi nói tứ-đại chung sinh ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Như trong ánh sáng mặt trời, chỉ có sắc và khá được nhiệt-xúc, chớ không có pháp gì khác; trong ánh sáng mặt trăng, chỉ có sắc và khá được lãnh-xúc, cũng không có pháp gì khác nữa. Vậy nên chẳng phải trong tất cả vật đều có tứ-đại. Như có vật không có mùi vị như kim-cương thảy; có vật không hương như vàng bạc thảy; có vật không sắc như hơi ấm trong nhà thảy; có vật không nóng như mặt trăng thảy; có vật không lạnh như lửa thảy; có vật động nhau như gió thảy; có vật không động như tảng đá bằng vuông thảy. Như vậy hoặc có vật chẳng cứng; hoặc có vật chẳng ướt; hoặc có vật chẳng nóng; hoặc có vật chẳng động. Vậy nên tứ-đại chẳng phải chẳng rời nhau.
Hỏi: Vì nhờ nhân-duyên bên ngoài, nên tính các Đại phát ra: như vàng trong đá thảy có tướng chảy, chờ khi có lửa thì phát ra; trong nước có tướng cứng, nhờ lạnh thành đá nước; trong gió có tướng lạnh nóng, nhân khi nước lửa thì phát ra; trong cỏ cây có tướng động, khi có gió phát ra. Vậy nên trước sẵn có tự-tánh, rồi nương nhờ duyên ngoài mà phát sinh ra. Vậy nên biết tứ-đại không thể lìa nhau được. Nếu không sẵn có bản tánh thời làm sao phát ra được?
Đáp: Nếu như vậy trong gió hoặc có hương, hương lẽ phải ở trong gió, như hương ướp trong dầu, hương lẽ phải ở trong dầu. Việc nầy chẳng phải lẽ. Lại chẳng do các đại sinh ra tạo-sắc, như do ướt sinh ướt. Như vậy do sắc sinh sắc. Lại nếu chẳng rời nhau, thời trong nhân có quả, như đồng-nữ có con; trong đồ ăn có bất-tịnh thảy. Chúng tôi chẳng nói trong nhân có quả. Tuy trong sữa không bơ, mà bơ từ sữa sinh. Như vậy cần gì nhớ tưởng phân-biệt bảo tứ-đại chúng sinh chẳng rời nhau ư?
PHẨM MINH BỔN TÔNG THỨ 41
Trước ngươi nói: “Chúng tôi chẳng nói tứ-đại với sắc hoặc nhất hoặc dị, vậy nên không có lỗi” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì các ngoại-đạo muốn thành lập thuyết thần-ngã, nên lấy tứ-đại nhất dị làm ví-dụ. Nên Phật đối với trong giả-danh lấy tứ-đại làm thí dụ, mới nói nghĩa tứ-đại. Nếu chẳng phải như vậy thời chẳng nên nói. Người thế-gian đều tự nhiên biết địa thảy tứ-đại mà chẳng thấu rõ thật tính, vậy nên mới vì nói, mà chẳng nói cái tay thảy. Nếu cho cứng thảy là tứ-đại, thời có lợi-ích gì? Lại như ngươi nói nghĩa nương có hai thứ cho các Đại là thật ấy. Việc nầy cũng chưa hiểu rõ. Phải biết nghĩa nương nầy nó khác, tức là giả-danh vậy. Lại ngươi nói tùy tục ngôn thuyết chẳng phải là thật đại ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì hoặc trong kinh sách, hoặc người đời đều chẳng cho không nhân-duyên mà đó trong sắc thảy đặt ra tứ-đại danh-tự. Như người đời nói: Tôi thấy người. Với trong sắc thảy nói ra tên người, chứ chẳng phải không duyên cớ. Nếu không có duyên cớ miễn cưỡng đặt tên, vậy thì thấy ngựa nên nói là người, mà thật đâu phải vậy được. Lại vì cớ chi mà chẳng đối trong tiếng nói là địa? Người đời thường nói tiếng đất trọn chẳng nói tiếng là đất. Nếu không duyên cớ mà miễn cưỡng đặt tên ấy, thì cũng đặt tiếng là đất được. Mà thật chẳng phải nói vậy được. Vậy nên sắc thảy bốn pháp là địa. Với trong địa phần, gọi Địa danh-tự; như sắc là nhân thành giả-danh, với trong đó gọi tên người; với trong cây gọi tên rừng; với trong Tỳ-kheo gọi tên Tăng. Như vậy trong pháp sắc thảy gọi tên tứ đại. Lại ngươi nói sáu xúc-nhập, hoặc nhân sáu xúc-nhập sở-thành. Kinh nầy chẳng nhằm. Như trong pháp ngươi, tạo sắc không sở năng sinh. Trong pháp tôi cũng vậy, với trong giả-danh lại không sở sinh. Vậy nên kinh nầy không nên có, hoặc có nên đổi nghĩa nầy đi. Lại ngươi nói “Nhân tứ-đại tạo thanh-tịnh nên gọi là nhãn. Lại tuy ngươi nói “Pháp trụ trong pháp, không y không chủ” ấy. Tức là có y chủ, vì nghĩa trụ là nương, pháp bị nương là chủ. Lại ngươi nói tướng cứng năng giữ, mà nhờ nhiều nhân-duyên khác nữa. Các món khác cũng như vậy.Vậy nên tứ-đại là giả-danh có.
PHẨM KHÔNG TƯỚNG CỨNG THỨ 42
Hỏi: Ông nói “Sắc thảy nhiều cứng thành Địa Đại. Vậy nên Địa thảy là giả-danh” ấy. Việc nầy chẳn phải lẽ. Tại vì sao? Vì pháp cứng còn không, huống là giả-danh Địa. Nếu viên đất bùn là cứng, viên đất bùn cũng tức là mềm. Vậy nên biết tướng cứng không nhất định. Lại vì ít nhân-duyên nên sinh tâm biết cứng, như vi trần hiệp thưa, gọi là mềm, hiệp dày gọi là cứng. Vậy nên không nhất định. Lại trong một pháp không có hai chạm xúc, khiến tâm nầy sinh biết thân cứng mềm không nhất định. Vì đối đãi nhau mà có như thấy bức vải khâm bạt la thời cho bức vải Điệp là mềm, mà thấy bức vải Điệp cho là bức vải khâm-bạt-la là cứng. Xúc pháp chẳng nên đối đãi nhau mà có. Lại tự thấy vàng đá, thời biết là xúc cứng, chẳng phải mắt khá được. Vậy nên không có cứng. Vì các nhân-duyên nầy nên các xúc mềm thảy cũng đều không có vậy.
PHẨM CÓ TƯỚNG CỨNG THỨ 43
Đáp: Thật có tướng cứng. Tuy ngươi nói viên bùn là cứng, cứng viên bùn tức là mềm. Việc nầy chẳng phải lẽ. tại vì sao? Vì chúng tôi không cho có pháp thật viên đất bùn, chỉ các pháp hòa hiệp giả-danh viên bùn, nên không bị lỗi. Lại ngươi nói vì nhân-duyên ít nên sinh tâm biết cứng. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tôi đối trong vi trần hiệp dày, được thành tướng cứng, nên gọi là cứng; với trong chẳng dày, được thành tướng mềm. Vậy nên không lỗi. Nếu pháp thành được thời gọi là có. Ngươi lại nói trong một pháp không hai chạm xúc ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tôi đối trong một pháp khá được nhiều xúc cũng cứng cũng mềm. Ngươi lại nói “Cứng mềm đối đãi nhau nên không nhất định” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì như dài ngắn thảy do đối đãi nhau mà có. Lại như nếm vị đường phèn trắng, liền cho đường phèn đen là đắng; nếm vị ha-lê-lặc, lại cho đường phèn đen là ngọt. Nếu vì đối đãi nhau nên không có, thời vị cũng không.
Hỏi: Trong đường phèn đen có hai thứ vị vừa ngọt vừa đắng.
Đáp: Trong bức vải Điệp cũng có hai xúc, vừa cứng vừa mềm.Lại như nói thấy đá biết cứng, do trước kia đã có xúc nên nay so sánh biết: như thấy lửa biết nóng, nóng chẳng phải thấy được. Lại như người thấy vải khâm-bạt-la sinh nghi là cứng hay mềm? Vậy nên xúc chẳng phải mắt thấy được. Do đó nên có cứng thảy các xúc. Lại thật có cứng thảy. Tại vì sao? Vì năng khởi tâm phân biệt, nên không cứng làm sao phân biệt được? Lại cứng năng cùng tâm làm duyên và cũng làm ra nghiệp khác nghĩa là đánh vất thảy, Lại với mềm ướt trái với nhau nên gọi là cứng. Lại chúng tôi hiện biết là cứng; trong sự hiện biết chẳng cần nhân duyên. Lại do thành việc thế-gian thời được gọi là cứng. Các món khác cũng như thế, cho nên biết có cứng.
PHẨM TƯỚNG TỨ-ĐẠI THỨ 44
Hỏi: Tôi đã biết có pháp cứng nầy, nhưng nay thấy vàng nóng thì chảy, nước lạnh thành băng. Vàng này do cứng nên thuộc đất, chảy nên thuộc nước?
Đáp: Mỗi pháp có tự tướng riêng. Như pháp cứng nương cứng là địa-chủng; như ướt nương ướt là thủy-chủng thảy.
Hỏi: Vàng cứng thời là tiêu chảy, nước ướt thời cứng-băng. Tại sao các Đại chảng bỏ tự-tướng? Như trong kinh nói: “Tướng tứ-đại hoặc có thể biến đổi. Kẻ được tứ tín chẳng khá được gì khác?”
Đáp: Trong A-Tì-Đàm nói: Ướt là tướng nước. Hoặc có người nói: Chảy là tướng nước. Trong kinh nói: Thấm là tướng nước. Nên cho đàng nào nói trúng?
Đáp: Chảy, ướt, thấm đều là biệt danh của nước.
Hỏi: Chảy là hành nghiệp của nước, vì pháp bị thấy của mắt. Vậy nên chảy chẳng phải ướt thấm?
Đáp: Vì ướt thấm nên chảy, ướt nên chảy rút xuống. Vậy nên chảy tức là thấm, mà ướt thấm cũng là tướng nước, chảy là nghiệp nước.
Hỏi: Trong gió nói tướng nhẹ động. Nhẹ khác, động khác. Nhẹ là thuộc về xúc nhập, động thuộc về sắc động. Nay nên cho cả hai là pháp gió sao?
Đáp: Nhẹ là tướng gió; động là nghiệp gió. Tướng nghiệp hiệp lại nói.
Hỏi: Không có tướng động, vì các pháp niệm niệm diệt, nên chẳng nên chỗ khác. Vì có đến chỗ khác mới gọi là động. Đến, đi, động là đồng một nghĩa vậy?
Đáp: Tôi chỉ cho thế đế nên mới gọi là nghiệp, chứ chẳng phải Đệ-nhất-nghĩa. Nhờ pháp nhẹ nầy, chỗ khác pháp sanh được gọi là nghiệp. Lúc bấy giờ gọi là đi.
Hỏi: Tướng nhẹ không nhứt định. Tại vì sao? Vì đối-đãi mới có: như vật mười cân, đối với hai mươi cân là nhẹ, với năm cân là nặng?
Đáp: Pháp nặng, pháp lường, nhờ tâm thảy các pháp đối đãi nhau mà có; như hoặc có pháp đối đãi nên dài; hoặc có pháp đối đãi nên ngắn. Tướng chung là nhờ tâm, nên mới có tướng riêng. Nếu pháp nhẹ vì đối đãi nhau nên không có, thời các đều nầy cũng lẽ đều không, mà đâu phải vậy. Vậy nên đối đãi nhau chẳng phải chính-nhân. Lại nhẹ chẳng phải đối đãi nhau nên có, vì không thể cân được nên có. Vật không thể cân được như gió trong dãy phồng. Vậy nên chẳng phải đối đãi nhau mới có. Chỉ pháp nặng đối đãi nhau, vì không có vật nặng nào mà chẳng cân được.
Hỏi: Nếu chẳng cân được gọi là nhẹ. Vậy thì trừ nặng, còn các pháp sắc thấy, chẳng cân được, đều nên là nhẹ, mà đâu phải thế. Vậy nên ông đã nói chẳng phải là tướng nhẹ?
Đáp: Ý chúng tôi nói lìa sắc thảy, lại không pháp gì khác gọi là nặng. Pháp sắc thảy, hoặc có sinh tính cân được: Như cứng chẳng cứng, sức không sức, mới, cũ, mục chẳng mục, tiêu chẳng tiêu, to mềm thảy, đều chẳng lìa sắc thảy mà có tướng nặng. Cũng như thế, các sắc thảy nầy hoặc thuộc địa thủy thời cân được; hoặc thuộc phong hỏa thời cân chẳng được.
Hỏi: Nếu sắc nặng chẳng lìa sắc thảy ấy, pháp nhẹ cũng nên chẳng lìa sắc thảy mà có chứ?
Đáp: Nhưng lìa sắc thảy, không riêng có pháp nhẹ. Chỉ có sắc thảy hòa-hiệp là nhẹ.
Hỏi: Chẳng phải vậy. Muốn phân biệt nặng nhẹ, quyết dùng thân căn. Vậy nên nặng nhẹ chẳng phải sắc thảy?
Đáp: Như phân biệt cứng thảy, hoặc dùng mắt, hoặc dùng tai thảy. Vật cứng thảy này chẳng lìa sắc thảy. Nhẹ nặng cũng như thế. Tuy dùng thân căn, trong ấy lại không có tướng gì khác. Lại thân căn chẳng xúc chẳng sinh thân-thức; tướng nặng nầy tuy thân chưa xúc, mà cũng có thể sinh thức. Như vật nặng tuy dùng vật gói cầm mà cũng biết nó là nặng.
Hỏi: Chẳng phải với lúc bấy giờ biết là tướng nặng?
Đáp: Như người mặc áo tuy chẳng xúc nhau, nhưng cũng được biết họ có sức mạnh hay không. Nhẹ nặng cũng như vậy. Tại vì sao? Vì do các món xúc sinh các món biết nơi thân: như hoặc bởi đè bấm sinh biết cứng mềm; hoặc bởi cử động sinh biết nhẹ nặng; hoặc bởi nắm bắt sinh biết mạnh yếu; hoặc bởi xúc đối sinh biết lạnh nóng; hoặc bởi vuốt xoa sinh biết rít trơn; hoặc bởi đè lấn sinh biết cứng yếu; hoặc bởi cắt xéo, hoặc bởi roi gậy sinh biết khác thứ. Hoặc có thứ xúc thường ở trong thân, chẳn như lạnh nóng thảy từ bên ngoài đến, chỗ gọi là: Khoan khoái, mỏi-mệt, chẳng mỏi-mệt, hoặc bị bịnh, hoặc được lành, thân lợi thân độn, biếng nhác, nặng nề, mắt tai mờ mịt; đau đầu bịnh chân; rên rỉ nhăn-nhó; đối khát, no nê; thèm muốn, chẳng thèm muốn; mờ ám thảy các món xúc, đều sinh biết khác nhau.
Hỏi: Nếu tướng nhẹ nặng tức trong các sắc thảy ấy, làm sao với trong sắc thảy đem thân thức duyên biết được?
Đáp: Chẳng phải trong các sắc thảy dùng thân-thức duyên biết chỉ trong xúc này, phần ít do thân-thức duyên, như cứng chẳng cứng thảy tuy ở trong các sắc thảy, hoặc dùng mắt thấy được biết. Lại như khoan khoái thảy là do các sắc thảy, nhưng cũng dùng thân-thức phân-biệt. Việc nầy cũng như vậy.
Hỏi: Nếu nhẹ nặng chỉ là xúc thời có lỗi gì, cần chi phải dùng phân-biệt các sắc thảy làm chi?
Đáp: Như người đời nói lúa mới lúa cũ. Tướng mới cũ lẽ phải khác sắc thảy, mà thật chẳng phải. Chỉ sắc thảy mới sơ sinh gọi là mới. Nếu tướng mới nầy là tướng nặng của các sắc thảy thời làm sao chẳng phải ư?
Hỏi: Nếu các sắc thảy tức là nhẹ nặng thảy ấy. Là tướng nhẹ ở trong lửa gió, thời các sắc thảy nhẹ nhiều ưng gọi là gió.
Đáp: Tùy tướng nào nhiều tức gọi là Đại. Trong lửa cũng có tướng nóng nhẹ. Vì nóng nhiều nên gọi là lửa, chớ chẳng lấy nhẹ nhiều mà gọi là lửa được. Trong gió chỉ có nhẹ không nóng. Vậy nên chỉ lấy nhẹ mà gọi. Lại chúng tôi chẳng những lấy nhẹ gọi là gió, mà nếu nhẹ nặng làm nhân cho động, thời cũng gọi là gió. Như trong kinh nói: “Tướng nhẹ động gọi là phong”. Với trong đây tướng nhẹ là gió, động là nghiệp gió.
Hỏi: Gió năng làm sập núi. Nếu là vật nhẹ làm sao sập núi được?
Đáp: Gió bạo mà có sức mạnh, thế lực nó năng như vậy. Như hoặc có gió chỉ năng động cộng cỏ nhỏ; hoặc năng xô núi sập. Phải biết nghiệp dụng của gió là như thế.
Hỏi: Nay địa thảy các Đại đều là các sắc hương vị xúc, không sai khác ư?
Đáp: Bất nhất định. Như nói trong Địa có sắc hương vị xúc; hoặc chỉ có sắc xúc, như vàng bạc thảy. Hoặc nước có sắc hương vị xúc, hoặc có ba sắc, vị và xúc. Hoặc trong lửa có sắc hương vị xúc, hoặc có ba thứ sắc hương xúc, hoặc chỉ sắc xúc. Trong gió hoặc có xúc không hương, hoặc có cả hương xúc. Vậy nên bất nhất định.
Hỏi: Phong xúc thế nào?
Đáp: Lạnh nóng cứng mềm yếu thảy các xúc; như tùy Đại nối nhau chẳng rời để biết, tức là Đại xúc.
Hỏi: Có Thầy thuốc bảo sắc gió là đen. Sự thật như thế nào?
Đáp: Không có gọi lạnh là gió; như băng tuyết có lạnh mà chẳng gọi là gió bao giờ. Lại gió và lạnh tên khác. Tại vì sao? Vì như gió nóng và gió lạnh chẳng nóng, cũng gọi là gió. Vậy nên cần y theo các nhẹ gọi là gió. Lại không sinh pháp sắc xúc thảy gọi là gió, chứ chẳng phải lạnh là gío.
Hỏi: Nếu gió có sắc vị thì có lỗi chi?
Đáp: Sắc vị trong gió không thể có được. Nếu nói tuy có mà vì nhỏ nhiệm quá nên không thể biết được ấy, nhưng trong tâm cũng nên nhớ tưởng phân biệt cho là có sắc vị ấy. Thời việc nầy cũng chẳng phải lẽ. Lại chúng tôi chẳng nói trong nhân có quả. Vậy nên nếu việc trong quả khá được, thời bất tất trong nhân trước có. Đây gọi là thành lập tứ đại thật.
Thành Thật luận hết quyển 3.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 16 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cẩm nang phóng sinh


Chuyện Phật đời xưa


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Em Là Vì Sao Sáng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.43.194 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập