Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
PHẨM LẬP LUẬN THỨ 13
Nay Tôi muốn luận giải Phật pháp để được nhiều lợi ích cho thế-gian, vì Đức Phật đem lòng đại bi làm lợi ích cho tất cả thế-gian nên nối Pháp nầy rộng không ngằn mé. Như hoặc có người chỉ vì giòng họ Bà-la-môn mà nói kinh giải thoát. Đức Phật đã nói ra kinh đều vì bốn phẩm loại chúng-sanh cho đến loài súc sinh cũng chẳng ngằn mé.
Hỏi: Chẳng nên tạo luận để luận giải lời Phật. Tại vì sao? Nếu Phật tự luận thì nên gọi là luận; nếu Phật chẳng luận thì kẻ khác chẳng nên luận. Tại vì sao? Vì ý-thú của bậc Nhất-thiết-trí-nhân khó mà hiểu thấu, chẳng biết muốn vì cớ gì nên nói việc ấy. Nếu chẳng thấu hiểu ý Phật, quấy mà nói ra thế là tự hại. Như trong kinh nói “Có hai hạng người báng Phật, một là vì bất tín ganh ghét nên báng, hai là tuy có lòng tin nơi lời Phật nói, nhưng không thể lãnh thọ chắc chắc cũng là báng Phật”. Dù có chân-trí mà chẳng biết ý Phật, còn chẳng nên luận giải lời Phật đã nói, huống là chưa được chân-trí mà muốn tạo luận luận giải ý Phật ư? Tại vì sao? Như trong kinh Dị luận. Đức Phật vì muốn giải rõ nên nói việc như vậy. Các Tỳ-kheo có nhiều luận-nghị khác nhau đều chẳng trúng ý Phật. Lịa như Ngài trưởng lão Đại-Ca-Chiên-Diên bảo các Tỳ-kheo rằng: Như người đốn cây đại cổ thụ, bỏ hẳn thân nhánh, mà chỉ lấy cành lá. Các người cũng vậy bỏ rời Như-Lai mà hỏi ta ư? Như Đại-Ca-Chiên-Diên với trong luận nghị mà dụ mình như cành lá huống chi người khác làm sao hiểu được lời Phật. Và Phật hỏi Xá-Lợi-Phất: “Thế nào là học-nhân! thế nào là đếm-pháp-nhân”. Ba phen hỏi như thế mà chẳng đáp được. Lại nữa, Phật là cội gốc của tất cả các Pháp, duy Phật mới hiểu, các kẻ khác không thể hiểu được. Như khi A-Nan thưa Phật rằng: “Trong đường đắc đạo gặp Thiện-tri-thức là được nửa phần lợi ích”. Cũng có nhằm lẽ. Tại vì sao? Vì phải nhờ hai nhân duyên chánh-kiến mới được sanh, một theo người khác nghe, hai tự mình chánh-niệm. Phật bảo A-Nan: chỉ gặp được thiện-tri-thức, thế là đầy đủ lợi ích đắc đạo cho mình rồi. “Lại như Phật nói: “Nếu Ta vì ngươi nói bấy nhiêu pháp bởi người ấy chẳng hiểu ý Ta nên sanh việc tranh luận”. Nay các Luận-sư, mỗi người đều chấp theo ý mình.
Hoặc cho quá khứ vị-lai có pháp; hoặc cho trái lại. Phải biết các Luận sư kia mà chấp như vậy, là vì chẳng hiểu được tùy-cơ thuyết-pháp của Như-Lai nên sanh tranh luận. Lại như Ngài A-Nan vì tu chánh định mà nói các món lãnh thọ đều là khổ. Báy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: Các ngươi xem A-Nan hãy còn lờ mờ nghĩa ấy. Lại có các Luận-sư bảo: A-La-Hán nên thọ cúng dường trước. Có Tỳ-kheo chẳng hiểu liền đến thưa Phật. Đức Phật dạy: “Ở trong Pháp Ta, kẻ xuất gia trước nên trước thọ cúng dường: Việc ăn uống là thường mà còn không biết huống chi ý Như-Lai nói pháp mầu-nhiệm. Vì các lẽ nói trên, cho nên chẳng nên tạo luận.
Đáp: Chẳng phải thế. Tại vì sao? Vì có nhân-duyên nên có thể biết ý kẻ khác, như trong kệ nói: Năng biết ý kẻ thuyết-giả hướng về nơi nào, cũng biết thuyết-giả muốn nói việc gì. Có hai thứ đạo: Thánh-Đạo và Thế-gian-Đạo. Ra sau sẽ nói rộng. Nhờ hai Đạo này nên được biết ý thuyết-giả. Lại nữa, trong kinh Dị-Luận Phật cũng vẫn cho tạo luận. Lại như Ngài Ca-Chiên-Diên và các vị đại luận-nghị, đã lĩnh hội được ý Phật, nên Phật đều khen ngợi. Và các Tỳ-kheo-ni như Ưu-Đà-Di, Đàm-Ma-Trần-Na đều muốn xin tạo luận Phật-Pháp. Đức Phật nghe liền cho ngay. Bởi Phật-Pháp thâm diệu, ai hiểu thì tạo mà chẳng hiểu thời thôi. Như vậy kỳ dư các câu hỏi, Phật là cội gốc các pháp đều lấy đây mà thông đáp. Lại nữa, cần nên tạo luận. Tại vì sao? Vì, nếu kinh mà có tạo luận thời ý nghĩa dễ hiểu, Pháp-Bảo được trụ-thế bền lâu, lại Phật dã cho tạo luận, như trong kinh nói: Phật bảo Tỳ-kheo: “Tùy ý tạo luận nhưng nên khéo thọ-trì”. Vậy nên đối trong khế-kinh lấy nghĩa mà lập luận, riêng gọi là Dị-Bộ. Vậy nên phải tạo luận. Lại như Phật vì các chúng-sinh đáng độ nên nói các môn luận-nghị thế-gian, như các bọn Tá-Đề không hiểu nổi nên tâm họ mê loạn. Nghĩa là bọn Tá-Đề Tỳ-kheo chủ trương: “Sanh tử vãng lai thường là một thức”. Đức Phật mới nói các pháp như vậy. Nếu không luận-nghị thời làm sao mà giải thích được. Bởi các lẽ nói trên. Vậy nên phải tạo luận. PHẨM LUẬN MÔN THỨ 14
Luận có hai môn: Một thế giới, hai đệ nhất nghĩa. Do môn thế giới nên nói có tâm. Như trong kinh nói: “Ta thường tự đề phòng, làm lành tự được lành, làm ác tự được ác”. Lại trong kinh nói: “Tâm thức là thường”. Lại nói: “Trọn đêm tu tâm, chết được sanh lên”. Lại nói: “Tác giả khởi nghiệp nhơn, tác giả tự chịu quả”. Lại nói: “Chúng-sinh này sinh về chỗ nầy v.v…” Như vậy đều do môn thế giới mà nói. Đệ-nhất-nghĩa môn là: đều nói: “Không, vô”. Như trong kinh nói: “Trong ngũ ấm nầy không có ta và vật sở hữu của ta”. Tâm như gió lửa sinh diệt từng mỗi niệm, tuy có các nghiệp nhơn và nghiệp quả báo, nhưng tác giả và thọ giả đều chẳng khá được; Như Đức Phật do nhân duyên ngũ ấm nối luôn nên nói có sinh tử. Lại có hai thứ luận môn: Một thế tục, hai Hiền-Thánh. Thế-tục môn là: Do thế-tục nên nói tháng hết. Kỳ thật tháng chẳng hết. Như Bà Ma-Già-La nói: “Con dâu là mẹ”. Kỳ thật chẳng phải mẹ. Như trong kinh nói: “Thiệt-căn hay biết vị”. Do thiệt thức biết vị chứ chẳng phải thiệt căn biết vị. Như người tốt thích nói: “Người bị khổ”. Đấy cũng là thức biết khổ, chớ chẳng phải người chịu khổ. Như người bần-tiện mà đặt tên là phú quý, Phật cũng tùy người mà gọi phú-quý. Lại Phật xưng hô ngoại đạo tên Bà-la-môn cũng tên Sa-môn. Lại như các dòng Sát-Lợi, Bà-la-môn, Đức Phật cũng tùy tục gọi họ là tôn quý. Và như một đồ vật, tùy quốc độ mà tên gọi có khác. Phật cũng tùy theo mà gọi. Lại như Phật nói: “Đây là Ta xem thành Tỳ-gia-ly lần chót”. Những bao nhiêu lời nói như vậy đều tùy theo đời, mà nói gọi là thế-tục môn.
Hiền-Thánh môn: Như trong kinh nói: “do nhân duyên sanh sóng thức mắt thảy các căn, in như biển cả”. Lại như kinh nói: “Chỉ có ấm, giới và nhập các duyên hòa hợp, chứ không có tác giả và thọ giả”. Lại nói tất cả khổ. Như trong kinh nói: “Người đời nói vui, Thánh-nhân nói khổ; trái lại Thánh-nhân nói khổ, người đời nói vui”. Lại có thuyết: không, vô tướng gọi là Hiền-Thánh môn. Và còn có tam thời luận-môn: Nếu đối trong việc này nói là sắc; nếu sắc đã từng có, sẽ có, nay có, đều gọi là sắc. Thức cũng như vậy, nếu thức đã từng biết, sẽ biết, nay biết, đều gọi là Thức. Các điều như trên, đều gọi là tam thời luận môn.
Lại nữa, hoặc có luận môn: Nếu có xúc chắc bởi lục nhập, chứ chẳng phải tất cả lục nhập đều làm nhân cho xúc. Hoặc có ái chắc bởi nơi thọ, chẳng phải tất cả thọ đều làm nhân cho ái. Hoặc nói Cụ-túc nhân: Như xúc là nhân duyên cho thọ. Hoặc nói bất cụ-túc nhân: Như thọ làm nhân duyên cho ái mà chẳng vô minh. Hoặc có dị thuyết: Như trong kinh nói: “Tâm hoan hỷ thời thân khoan khoái.:” Tam-thiền không hỷ, thân cũng có khoan khoái. Lại nói: Khoan khoái là thọ lạc, Tứ-thiền có khoái mà có thọ lạc. Đó gọi là dị thuyết.
Lại có thông, bít hai thứ luận-môn. Như trong kinh nói: “Hoặc có người khởi hành đi đến Tháp để cúng dường, chẳng may đi giữa đường mạng chết, liền được sinh lên trời”. Đó gọi là Thông. Lại kinh khác nói: “Kẻ gây nghịch tội chẳng được sinh lên trời”. Đó gọi là Bít. Lại trong kinh nói: “Kẻ thọ các món dục không điều ác nào chẳng gây”. Đó gọi là Thông. Bực Tu-Đà-Hoàn tuy còn thọ các món dục, mà chẳng hay gây nghiệp-nhân đọa ác đạo. Đó gọi là Bít. Lại trong kinh nói: “Bởi nhãn duyên sắc mới sinh nhãn thức”. Đó gọi là Thông. Nếu vậy thì nên duyên tất cả sắc đều sinh nhãn thức, nhưng chẳng được. Lại trong kinh nói: “Bởi nhĩ duyên tiếng sinh nhĩ-thức, mà chẳng sinh nhãn thức.” Đó gọi là Bít. Lại nữa, đã nói Thông, Bít đều có đạo-lý chẳng hoại pháp-tướng. Lại có hai thứ luận môn: Một quyết định, hai chẳng quyết định. Quyết định: Như nói: Phật bực Nhất-thiết-trí-nhân. Lời Phật nói ra gọi là pháp Chân-Diệu. Chúng Đệ tử của Phật gọi là chánh-hành. Lại nói: Tất cả pháp hữu-vi thảy đều vô-thường, khổ, không, vô ngã, tịch diệt, Niết-Bàn. Các pháp môn như thế thì gọi là quyết định. Chẳng quyết định: Như nói ai chết cũng đều sinh. Thế là bất định; vì có ái thì sinh, hết ái thời diệt. Lại trong kinh nói: Nếu được tâm-định đều sinh thật-trí. Đây cũng bất-định, vì Thánh-nhân được Định-năng sinh thật-trí mà ngoại-đạo được Định thời chẳng hay sinh trí. Lại như kinh nói: Cầu gì đều được. Đấy cũng bất-định. Hoặc được hoặc chẳng được. Như nói: Lục nhập quyết hay sinh xúc. Cũng là bất-định. Hoặc khi có sinh. Hoặc khi chẳng sinh. Các điều như thế gọi là Bất định-môn. Lại như hữu vi chẳng phải luận-môn. Như nói cỏ lạ hoa thơm, chẳng xông nghịch gió. Lại nói: Hoa Câu-tỳ-la có thể nghịch gió nghe mùi, vì là nhân hoa nên nói nghich gió chẳng nghe; vì là thiên hoa nên nói xông nghịch gió. Lại nói: Ba thọ: Khổ-thọ, lạc-thọ và bất khổ bất lạc-thọ. Lại các kinh khác nói: “Có bao nhiêu lãnh thọ đều là khổ.” Có ba thứ khổ: Khổ-khổ, hoại-khổ, và hành-khổ. Vì nghĩa nầy nên mới nói có bao nhiêu thọ tất cả đều khổ. Lại nói khổ này có ba thứ: Mới, cũ, vừa. Mới thọ là vui, lâu cũ nhàm là khổ, vừa là chẳng khổ chẳng vui. Lại nói vì kẻ đã đắc Đạo cũng được gọi là Đạo-Nhân. Có bao nhiêu lẽ như vậy nương nhau mà được tên gọi. Lại còn có cận-luận-môn. Như Đức Phật bảo Tỳ-kheo: “Ngươi dứt hý luận thì chứng được Nê-Hoàn”. Tuy chưa liền được, nhưng bởi gần được nên cũng gọi là được. Lại có đồng-tướng luận-môn. Như nói một việc thì các việc khác đồng nhau, đều gọi là đã nói. Lại như Phật nói tâm là nhẹ-nhàng thì là đã nói các tâm-số pháp. Lại có tòng-đa-luận môn. Như Phật nói: “Nếu người chẳng biết tướng sinh diệt của hai món kiến, kẻ ấy còn gọi đều tham-dục; nếu ai biết được thời gọi được ly-dục”. Người Tu-Đà-Hoàn cũng biết tướng sinh diệt của hai món kiến mà còn tham-dục, nhưng bởi là kẻ biết được phần nhiều là người ly-dục. Lại nữa, có luận-môn trong nhân nói quả: Như nói thí-thực là cho năm việc: Mạng sống, sắc đẹp, sức mạnh, vui và biện tài. Kỳ thật chẳng cho năm việc kia chỉ cho cái nhân. Lại như nói: Ăn tiền. Tiền không thể ăn được, chỉ nhờ tiền mà ta được món ăn, nên gọi là ăn tiền đó thôi. Lại như kinh nói: “Đàn bà là dơ”. Kỳ thật chẳng phải dơ, bởi tham đắm các dơ phiền não, nhân đó mà gọi là dơ. Lại nói năm trần dục, mà thật chẳng phải dục; vì nó hay sinh dục, mới gọi nó là dục vậy thôi. Lại nhân-duyên vui, gọi là vui. Như nói: Lấy pháp tập hợp người, người này là vui. Lại nhân duyên khổ, gọi đó là khổ, như nói: Ở chung với người ngu, gọi đó là khổ. Như nói nửa khổ nửa vui. Lại nói mạng sống là nhờ vật mạng; như trong kệ nói: Đồ tư-sinh đều là ngoại vật của mạng sống; như cướp vật của người, gọi là cướp mạng. Lại nói lậu nhân gọi là lậu. Như kinh Thất-lậu đã nói. Trong đây hai món là Thất-lậu, kỳ dư năm món kia là nhân-duyên cho lậu mà thôi.
Trái lại trong quả nói nhân. Như Đức Phật nói: “Ta phải chịu nghiệp đời trước”. Nghĩa là lãnh lấy nghiệp quả. Như thế có rất nhiều luận-môn đều cần phải biết. PHẨM TÁN-LUẬN THỨ 15
Nên học luận nầy. Tại vì sao? Vì học tập luận nầy được pháp trí-nhân. Như trong kinh nói: “Đời có hai hạng người, một là trí-nhân, hai là ngu nhân. Nếu chẳng khéo phân biệt các pháp Ấm, giới, các món nhập, 12 nhân duyên và nhân-quả gọi là ngu nhân. Nếu khéo phân biệt được các pháp ấm, giới nhập thì gọi là trí-nhân”. Nay trong luận nầy mà chính là phân-biệt giải rõ các pháp ấm, giới nhập cho nên nhờ luận nầy nên chẳng gọi là phàm phu. Lại có hai hạng người: Một là phàm phu hai là phi phàm phu. Như nói: Tuy cạo râu tóc, mặc áo pháp y, thọ oai nghi Phật, mà còn cách xa Phật pháp là vì chẳng thành tựu các căn tín-tấn vậy. Nếu kẻ năng thành tựu các căn tín tấn tuy còn là cư sĩ tại gia mà chẳng gọi là phàm phu. Như trong kinh nói: “Có bốn hạng người: Có người vào Tăng oai nghi mà chẳng vào Tăng số; có người gọi ở Tăng số mà chẳng phải Tăng oai nghi; có người vào Tăng oai nghi và vào Tăng số; có người phi Tăng oai nghi, cũng phi Tăng-số”. Hạng đầu gọi là xuất gia phàm phu; hạng nhì gọi là tại gia Thánh-nhân; hạng ba gọi là xuất gia Thánh-nhân; hạng tư gọi là tại gia phàm phu. Do đó mới biết lìa các căn tín tấn thời chẳng vào Tăng số. Vậy nên phải vì các căn tín tấn siêng tu tinh tấn. Muốn được tín tấn các căn cần phải đối với Phật pháp nghe học lãnh thọ đọc tụng như nói mà tu. Vậy nên cần phải học tập luận Phật pháp nầy.
Lại nữa, từ luận nầy mà được hai món lợi: Tự lợi, lợi tha. Như trong kinh nói: “Có bốn hạng người: Có người tự lợi chẳng lợi tha; có người lợi tha chẳng hay tự lợi; có người đôi bên đều lợi; có người chẳng lợi cả đôi bên”. Nếu hay tự đủ các công-đức giới thảy mà chẳng hay khiến người trụ trong giới thảy đều gọi là tự lợi. Như vậy bốn hạng: Nếu người tuy hay tự lợi lại khiến người khác tu bố thí thảy được đại quả báo nên cũng gọi là lợi tha. Trong đây ý Phật chẳng nói lợi nầy: Nếu người chỉ vì kẻ khác nói Pháp thì gọi là lợi tha. Người ấy tuy chẳng tự tùy pháp-hành, nhưng vì người nói pháp nên mình cũng được lợi. Như trong kinh nói: “Vì người nói pháp được năm món lợi.” Trong đây ý Phật cũng chẳng nói lợi nầy, trong nầy chỉ nói lợi tối-đệ-nhất nghĩa là như nói mà tu hết các món lậu. Vậy nên biết nói pháp là hay lợi cho kẻ khác, vì là gồm lợi, nên gọi là “người hơn trong người”, in như vị đề-hồ đối với các vị khác vậy.
Lại nữa, người nầy ở trong chỗ sáng, sau cũng vào sáng. Chúng-sinh trong thế-gian, phần nhiều từ chỗ tối, vào chỗ tối, hoặc từ sáng vào tối; Nếu người tu chút ít Phật pháp, người nầy cũng được từ chỗ tối vào sáng, Tại vì sao? Vì tu bố thí các món lợi chẳng hay bằng như lợi nghe Phật pháp, nếu được nghe lời Phật nói chút ít thì được đạt huệ, phá các suy não, được lợi ích vô lượng. Như trong kinh nói: “Có bốn hạng người: Có người từ tối vào tối; có người từ tối vào sáng; có người từ sáng vào sáng; có người từ sáng vào tối”. Lại có bốn hạng người nữa: Có người thuận dòng; có người nghịch dòng; có người trụ giữa dòng; và có người được qua khỏi dòng. Nếu người chăm lòng nghe Phật pháp, người ấy liền trừ được năm món ngăn che, tu bảy món giác-ý. Vậy nên người nầy ngăn được dòng sinh tử, gọi là nghich dòng, cũng gọi là trụ, cũng được gọi là qua khỏi dòng. Lại có bốn hạng người: Có người thường chìm; có người tạm ló đầu lên liền chìm lại; có người được ló đầu lên xem; và có người được vượt qua. Nếu chẳng hay sinh các công đức tùy thuận Nê-Hoàn tín tấn thảy thì gọi là thường chìm; hoạc sinh các công đức thế-gian tín tấn thảy mà chẳng hay bền chắc, vừa sinh liền lại lui mất, gọi là tạm ló liền chìm; sinh khởi các công đức tùy thuận Nê-Hoàn tín tấn thảy và phân biệt thiện ác, gọi là ló đầu xem; và đầy đủ tu tập các công đức tùy thuận Nê-Hoàn tín tấn thảy thì gọi là kẻ được vượt qua. Nếu người năng hiểu chính nghĩa Phật pháp, trọn chẳng thường mất, giả sử có tạm lui cũng chẳng mất hẳn, là vì người nầy gọi là kẻ tu công đức. Nếu người chẳng tu thân giới tâm huệ dù làm ác nghiệp ít cũng bị đọa ác đạo. Nếu người có tu tập thân giới tâm huệ, dầu gây nhiều ác, vẫn chẳng vào ác đạo. Người tu thân, nhờ văn huệ mà tu thân thọ tâm pháp. Vì tu thân nên lần lữa năng sinh các phẩm giới, định, huệ. Năng diệt các nghiệp. Vì các nghiệp diệt nên sinh tử cũng diệt theo. Lai như trong kinh nói: Có bốn hạng người: “Có hạng kiết sử nhặm lợi mà chẳng sâu; có hạng sâu mà chẳng nhặm lợi; có hạng cũng sâu cũng lợi và có hạng sâu chẳng lợi”. Hạng đầu gọi là Tăng thượng kiết, vì thường thường đến; hạng kế gọi là nhuyễn trung kiết, thường đến ở tại tâm; hạng ba gọi là tăng thượng kiết, thường đến ở tại tâm; và hạng bốn gọi là nhuyễn trung kiết thỉnh thoảng mới đến.
Nếu người được nghe chính luận Phật-Pháp, thì dứt được hai món kiết sâu mà lợi; và hiểu rõ chính nghĩa Phật-Pháp thì chẳng những chẳng não hại mình mà cũng chẳng não hại kẻ khác nữa. Ngoại đạo tu giới tức là tự não hại thân, nếu lạc vào tà kiến tức hại kẻ khác nữa, vì cho rằng không có tội phước nghiệp nhân quả-báo gì cả. Nếu tu bố thí đi nữa thì cũng hại mình hại người, như trong các miếu thờ Trời sát hại biết bao nhiêu trâu dê. Nếu hiểu được nghĩa Phật pháp thì được lợi ích là chẳng hại mình và chẳng hại kẻ khác, như người được thiền-định tu hạnh từ-bi. Vậy nên cần phải học tập luận Phật-Pháp nầy. Lại như người học luận nầy, là nên cùng luận nhau, vì đã hiểu chính nghĩa vậy. Như trong kinh nói: “Nếu khi luận nghị, cần phân biệt là nên cùng luận hay chẳng nên cùng luận”. Nếu người chẳng trụ trong pháp trí-giả, trong xứ phi xứ, hoặc trong phân biệt và trong Đạo thì những người ấy đều gọi chẳng nên cùng luận. Mà trái lại với các món trên thời gọi là nên cùng luận. Chẳng trụ trong pháp trí giả: Là luận giả lấy chính-trí huệ khéo giải nghĩa thú, nhiên hậu mới chấp dụng. Như các phái Ni-Kiền-Tử họ tự nói: “Thầy ta là người nên tin”. Nhưng đó chỉ theo lời nói suông mà thôi. Chẳng trụ xứ-phi-xứ là chẳng trụ trong dụng nhân. Các ngoại đạo đối với hai món nhân là cọng nhân và dị nhân, nếu có người hỏi cọng nhân thì họ lấy dị nhân đáp, hoặc có người hỏi dị nhân, họ lại lấy cọng nhân đáp. Thế là chẳng trụ trong hai món nhân như vậy. Chẳng trụ trong phân biệt: là chẳng trụ trong thí dụ. Chẳng trụ Đạo là chẳng trụ đạo luận nghị. Như nói: Luận giả đừng thốt ra lời thô ác, đừng bỏ nghĩa tông, chỉ nên nói lời phương tiện thiệt lợi khuyến dụ khiến họ tỏ ngộ tự tâm vui mừng thì gọi là Thánh ngữ pháp. Trong dây nếu luận giả là người hiểu biết chính nghĩa Phật pháp mới nên cùng luận, kỳ dư đều chẳng phải. Lại có lối chẳng nên cùng luận nhau: Có lối nên quyết định đáp vấn mà lấy bất định đáp; nên phân biệt đáp vấn mà lấy bất phân biệt đáp; nên hỏi gạn lại đáp vấn; mà lấy chẳng hỏi gạn lại đáp, nên bỏ đáp vấn mà lấy chẳng bỏ đáp. Cùng với các món trên trái lại thì gọi là nên cùng luận nhau. Nên định đáp vấn: Là duy có một nhân. Như Phật Thế Tôn người đời không sánh bằng. Cứ như đây mà suy rộng ra. Nên phân biệt đáp vấn: Là lại có các nhân duyên như chết rồi lại nối tiếp nhau. Nên hỏi gạn lại đáp vấn: Là như có người hỏi mình, mình hỏi lại khiến họ đáp. Nên bỏ đáp vấn: Là như pháp không có thật-thể, chỉ có giả danh; nếu họ hỏi pháp này là nhất hay là dị, là thường hay là vô thường thảy, đó là nghĩa chẳng đáp vì duy có kẻ nào hiểu Phật pháp mới có thể biết được vậy thôi. Vậy nên phải cần học tập luận pháp nầy. Lại có ba hạng người: Chính-định, tà-định và bất-định. Người chính-định quyết vào Nê-Hoàn; người tà-định quyết chẳng vào Nê-Hoàn; kỳ dư gọi là bất-định. Nếu người năng hiểu nghĩa Phật pháp, thì quyết vào chính-định. Lại có bốn hạng người: Thuần tội, nhiều tội, ít tội và không tội. Thuần tội là như người chỉ có bất-thiện mà không có một pháp thiện; nhiều tội là nhiều ác ít thiện, ít tội là nhiều thiện ít ác; và không tội là chỉ có thiện-pháp mà không có bất thiện. Nếu người nào năng hiểu chính nghĩa Phật pháp quyết được vào hai hạng ít tội và không tội. Lại nữa, nếu người hiểu nghĩa Phật pháp thời chịu khổ có hạn, vì quyết sẽ được đến Niết-Bàn. PHẨM TỨ PHÁP THỨ 16
Lại nữa, nếu học tập luận nầy được thượng nhiếp pháp. Như trong kinh nói: “Có bốn nhiếp pháp là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng lợi”. Bố thí là áo cơm các vật, đem các vật nầy bố thí để thu nhiếp chúng sinh, nhưng vẫn bại hoại. Ái ngữ là tùy ý nói năng, mà cũng có lỗi vì nhiếp lấy ý kẻ kia vậy. Lơi hành làm mình vì kẻ khác cầu lợi, như có cơ hội giúp họ thành sự, cũng bị hư hoại. Đồng lợi là như đi chung một thuyền, buồn vui vẫn đồng, cũng hoặc có khi hoại. Nếu người đem Pháp mà bố-thí, mà ái-ngữ, mà lợi-hành và đồng-lợi để thu nhiếp, chúng-sinh thời không thể hư hoại được vì đem pháp mà thu nhiếp là học tập luận nầy. Lại nữa, học tập luận này được thượng-y-chỉ. Như trong kinh nói: “Y pháp bất y nhân”. Có người tuy nói: “Tôi theo Phật mà nghe, hoặc theo chỗ vị đa-thức Tỳ-kheo mà nghe, hoặc ở trong đại chúng mà nghe, hoặc theo hầu bên vị Đại-đức trưởng-túc mà được nghe.” Chẳng nên tin người nầy mà liền lãnh thọ những lời nói của các vị kia. Nếu lời nói của các vị kia đem vào trong khế-kinh, chẳng trái với pháp-tướng, tùy thuận tỳ-ni nhiên hậu mới nên lãnh-thọ. Được đem vào trong khế kinh là vào trong liễu nghĩa khế kinh. Liễu nghĩa khế kinh là nghĩa thú chẳng trái với Pháp-tướng. Pháp tướng là tùy-thuận tỳ-ni. Tỳ-ni gọi là Diệt. Như quán pháp hữu-vi là Thường, là Lạc, là Ngã, là Tịnh thời chẳng Diệt được tham-sân-si thảy. Nếu quán Pháp hữu-vi là vô thường, khổ, không vô ngã thời Diệt được tham thảy. Biết được vô thường thảy gọi là biết pháp-tướng. Vậy nên y pháp chẳng nên y người. Như nói y pháp thì đã tổng tất cả pháp. Vậy nên tiếp theo nói kinh liễu-nghĩa chớ chẳng y kinh chẳng liễu nghĩa. Kinh liễu nghĩa tức là đệ tam y nghĩa là y nơi nghĩa, chẳng y nơi lời nói vậy. Nếu lời nghĩa nầy đã đem vào trong khế-kinh, chẳng trái với pháp-tướng, tùy-thuận tỳ ni, ấy là y chỉ. Y trí bất y thức: Thức gọi là biết sắc thảy các pháp. Như trong kinh nói: “Năng thức nên gọi là thức”. Trí gọi là thông đạt thật pháp. Như trong kinh nói: “Như thật biết sắc, thọ, tưởng, hành và thức cho nên nói là trí”. Như thật tức “Không”. Vậy nên thức có chỗ sở đắc,vì thế chẳng nên y vậy. Nếu y nơi trí tức là y nơi “Không”. Múôn thông đạt pháp thượng y chỉ đây, nên cần phải học tập luận nầy.
Lại như trong kinh nói: “Trời, người có 4 điều có thể tăng trưởng thiện pháp: 1- Trụ thiện xứ, 2- Y thiện nhân, 3- Tự phát chính nguyện, 4- Đời trước đã trồng căn lành.” Trụ thiền xứ là ở trung quốc, được xa lìa năm nạn; Y thiện nhân sinh được gặp Phật ra đời; đời trước đã trồng căn lành là chẳng bị đui, điếc, câm ngọng và các tật; tự phát chính nguyện là chính kiến, sinh chính kiến là nhờ theo học nghe Phật pháp. Vậy nên cần phải học tập chính luận Phật pháp nầy. Lại nữa, người nào tụng tập luận nầy, đối với trong mạng sống lâu mạng được đại kiên lợi nghĩa là thông đạt được lẽ chắc chắn. Như trong kinh nói: “Có bốn kiên pháp: Thuyết kiên, định kiên, kiến kiên, giải thoát kiên”. Thuyết kiên là như nói tất cả pháp hữu vi đều là vô thường, khổ, tất cả vô ngã, tịch diệt Nê-Hoàn thì gọi là thuyết kiên đây là đầy đủ Văn huệ; nhờ đây mà được Định, đây là đầy đủ Tư huệ. Lại nhờ Định nầy mới quán pháp hữu vi là vô thường, khổ thảy mới được chính kiến thì gọi là đầy đủ tu hệ. Được quả của ba món Huệ thì gọi là giải thoát kiên cố.
Lại như được học nghe chính-luận Phật pháp thời được đại-lợi. Như trong kinh nói bốn pháp Đại-lợi: “Gần gũi người lành, lóng nghe chính-pháp, tự chính nghĩ nhớ tùy-thuận pháp hành”. Nếu gần người lành thì được nghe chính-pháp, vì chính-pháp ấy ở nơi người lành. Nghe chính-pháp rồi thì sinh chính-niệm. Mới đem vô thường thảy chính-quán các pháp. Nhờ chính quán nầy, được tùy-pháp-hành là được vô lậu-kiến vậy. Lại được nghe luận nầy thì đủ bốn món đức-xứ. Là huệ đức-xứ, thật-đức-xứ, xả đức-xứ, tịch diệt đức-xứ. Nghe pháp sinh huệ là huệ đức xứ; nhờ trí huệ nầy thấy được chân-đế không là thật đức-xứ: Vì thấy chân không nên được lìa phiền não là xả-đức-xứ; vì hết phiền não tâm được tịch-diệt là tịch-diệt đức-xứ.
Lại nữa người được nghe chính luận Phật pháp thời trồng được bốn giống thiện-căn tùy-thuận Nê-Hoàn: Thường gọi là noãn-pháp, đảnh-pháp, nhẫn-pháp, và thế-gian đệ-nhất-pháp. Vì nhờ khi đem vô thường thảy các hạnh quán ngũ ấm sinh tùy-thuận Nê-Hoàn là hạ-thiện-căn, vì năng khiến tâm nóng nên gọi là noãn-pháp. Noãn-pháp tăng-trưởng thành trung-thiện-căn gọi là đảnh-pháp. Đảnh-pháp tăng-trưởng thành thượng-thiện-căn gọi là nhẫn-pháp. Nhẫn pháp tăng trưởng thành thượng-thượng thiện căn gọi là thế-gian đệ-nhất-pháp. Lại có bốn món thiện-căn là: Thối-phần, trụ-phần, tăng-phần và đạt-phần. Lìa các thiền-định mà lễ kính đọc tụng, các căn lành nầy gọi là thối phần. Được các căn lành thiền định, gọi là trụ phần. Từ nghe nghĩ thảy sinh các căn lành gọi là tăng phần. Vô-lậu thiện-căn, gọi là đạt phần. Nếu được nghe Phật pháp thì hẳn lìa thối phần được ba phần căn lành sau. PHẨM TỨ ĐẾ THỨ 17
Nếu người được nghe nghĩa Phật-Pháp thì năng khéo biết phân-biệt bốn Đế: Khổ-đế, tập-đế, diệt-đế, đạo-đế. Khổ-đế là ba cõi. Cõi Dục là từ A-Tỳ Địa-ngục đến cõi Tha-hóa tự-tại. Cõi sắc là từ cõi Phạm-thế đến cõi trời A-Ca-Ni-Tra. Cõi Vô-sắc là bốn vô-sắc. Lại có bốn sắc xứ là sắc, thọ, tưởng, hành. Các ngoại đạo hoặc cho thức nương nơi Thần mà tồn tại. Do đó nên Phật nói thức nương bốn chỗ này. Lại có bốn loài sinh: Noãn-sinh, thai-sinh, thấp-sinh, hóa-sinh. Tất cả trời và địa ngục là hóa sinh. Ngạ quỷ thuộc hai món là thai sinh và hóa sinh. Kỳ dư gồm đủ bốn. Lại có bốn thứ thực: Là tuy-thực, xúc-thực, ý-tư-thực, thức-thực. Tuy thực là hoặc thô hoặc tế; Như cơm thảy là thô, dầu mỡ hương khí và các món uống là tế; Xúc-thực là lạnh nóng gió thảy. Ý-tư-thực là hoặc có người nhờ nghĩ muốn mà mạng được sống. Thức-thực là thân trung-ấm và địa ngục, vì các chúng-sinh nầy không có thân sắc chất; những kẻ vào Diệt-tận-định, tuy không hiện-thức, mà thức vẫn tồn tại nên cũng gọi là thức-thực. Lại có sáu đạo: Thượng-tội là địa-ngục; trung-tội là súc-sinh; hạ-tội là ngạ-quỉ; Thượng-thiện là Thiên-đạo; trung-thiện là nhân-đạo; hạ-thiện là A-tu-la đạo. Lại có sáu món: Địa, thủy, hỏa, phong, không và thức. Bốn món Đại nối vây nhau trống không, có thức nương ở nơi trong, thường gọi là người. Lại có sáu xúc nhập: Mắt thảy sáu căn cùng với thức hòa hợp, gọi là xúc nhập. Lại có bảy chỗ thức ở; ở trong các chổ nầy là vì sức điên đảo, thức tham vui nên ở đó. Lại đời có tám pháp: Là Lợi, suy, xưng, cơ, hủy, dự, khổ và lạc. Người thế-gian quyết chịu các việc nầy nên gọi là thế pháp. Còn có chín chỗ chúng sinh ở. Chúng-sinh đều bởi sức điên đảo cho nên năng ở nơi đây. Lại có năm món để phân biệt các pháp: Là ngũ ấm, 12 nhập, 18 giới, 12 nhân duyên và 22 căn. Ngũ ấm là nhãn sắc là sắc ấm, nương đây sinh thức năng thủ tiền sắc gọi là thức ấm; tức khi tâm sinh nghĩ tưởng nam, nữ kẻ oan người thân đều gọi là tưởng ấm. Nếu phân biệt biết oan thân hay người chẳng phải oan thân, rồi sinh ba món thọ gọi là thọ ấm. Trong ba món thọ nầy sinh ba món phiền não gọi là hành ấm. Bởi việc nầy mà sinh ba món phiền não gọi là hành ấm. Bởi việc nầy mà sinh khởi nhân duyên thọ thân gọi là ngũ thọ ấm. Do bốn duyên thức mới được sinh là: Nhân duyên, thứ đệ duyên, duyên duyên và tăng thượng duyên. Lấy nghiệp làm nhân duyên, thức là thứ đệ duyên. Do thức thứ lớp sinh thức nên sắc và duyên duyên. Nhãn là tăng thượng duyên. Trong đây thức do hai nhân duyên mà sinh, chỗ gọi là nhãn sắc cho đến ý pháp gọi là mười hai nhập. Trong đây thêm thức gọi là mười tám giới, nghĩa là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới thảy, ấm nầy và các pháp làm sao sinh được?
Ở trong mười hai thời cho nên gọi là mười hai nhân duyên. Trong đây vô-minh là phiền não, hành là nghiệp. Bởi hai nhân này thứ lớp sinh thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hai pháp nầy gọi nầy gọi là phiền não. Còn Hữu gọi là nghiệp. Lúc ban đầu lãnh-thọ thân-thức trong đời vị-lai, gọi đó là sinh. Kỳ dư gọi là lão-tử. Mười hai nhân duyên nầy nêu rõ có quá-khứ vị-lai và hiện-tại. Nhưng vì các duyên nương nhau sinh khởi nên không có chủ tể vậy. Lại vì sinh tử vãng-lai hoàn-diệt nên nói có hai mươi hai căn. Tất cả chúng-sinh, khi ban đầu thọ-thân lấy thức làm gốc. Thức nầy có sáu thứ: Từ nhãn thảy sinh nên gọi là sáu căn; chỗ gọi là nhãn căn cho đến ý-căn. Năng sinh sáu thức nên gọi là sáu căn. Có thể phân biệt tướng nam nữ căn. Có người cho rằng phần ít của thân-căn. Sáu căn này hoặc gọi là sáu nhập. Do sáu món nầy sinh sáu món thức nên gọi là sống lâu. Bởi nguyên do nào? Là sáu nhập, sáu thức nầy được nối nhau mà sinh nên gọi là sống lâu. Dứt nối nhau nầy nên gọi là chết. Vậy nên việc nầy gọi đó là mạng sống. Trong đây những gì làm căn? Chỗ gọi là nghiệp vậy. Vì do nghiệp nên sáu nhập sáu thức mới được nối nhau sinh. Ở trong mạng sống nầy nghiệp gọi là mạng căn. Nghiệp nầy từ các món lãnh thọ mà sinh. Các món thọ tức là lạc thảy năm căn. Do năm căn nầy sinh tham ái thảy tất cả phiền não và thân, khẩu nghiệp. Nghiệp nhân duyên nầy lại chịu lấy sinh tử, ấy là cấu pháp, năng khiến sinh tử nhân duyên nối nhau. Vậy thì lấy nhân duyên gì được sinh tịnh pháp. Quyết phải nhờ tín thảy. Tín thảy bốn pháp nhân duyên thành huệ. Huệ có ba thời là chưa biết, muốn biết, đã biết. Như khi tu tập hay ra làm việc gì, căn này đều là sai biệt của trí huệ. Đức Phật do sinh tử, vãng lai, hoàn diệt, cấu tịnh nên nói có hai mươi hai căn. Các pháp như vậy đều nhiếp thuộc về khổ đế. Kẻ nào năng biết nầy thì gọi khéo biết khổ đế.
Tập-đế là nghiệp phiền não. Nghiệp sang phẩm nghiệp sẽ nói. Phiền não cũng sang phẩm phiền não sẽ nói. Các nghiệp là phiền não là nhân duyên thọ thân sau, nên gọi là tập đế. Diệt-đế là cũng sang trong nhóm diệt-đế sẽ nói rộng hơn. Nghĩa là giả-danh-tâm, pháp-tâm, không-tâm. Diệt ba món tâm này nên gọi là diệt-đế. Đạo đế là 37 phẩm trợ Bồ-Đề pháp: Bốn món niệm-xứ, bốn chính-cần, bốn như-ý-túc, năm căn, năm lực, bảy Bồ-Đề phận, và tám thánh-đạo-phận. Bốn niệm-xứ: Là thân, thọ, tâm pháp. Trong chính-an-niệm và từ niệm sinh huệ, quán thân vô thường thảy rồi an trụ trong cảnh duyên, gọi là thân-niệm-xứ. Do niệm và huệ nầy lần-lữa càng thêm năng phân-biệt để lãnh-thọ, gọi là thọ-niệm-xứ. Và càng tăng thêm tâm thanh tịnh năng phân biệt, gọi là tâm-niệm-xứ. Năng đem chính-hành phân biệt các pháp, gọi là pháp-niệm-xứ. Bốn chánh cần: Là nếu ác pháp bất thiện đã sinh thấy có tội lỗi, vì muốn dứt nên mới sinh siêng năng tu tinh tấn, để dứt phương tiện tức là tri-kiến vậy. Do ác pháp bất thiện chưa sinh, vì muốn chẳng sinh mới sinh siêng năng tu tinh tấn, để chẳng sinh phương tiện tức là tri kiến vậy. Do thiện pháp chưa sinh, vì muốn sinh mới sinh siêng năng tu tinh tấn. Vì ba lực thượng, trung, hạ phương tiện thứ lớp và bất thối chuyển. Bốn như ý túc: Là muốn trọn nên diệu hạnh tam muội, nên tu như ý phần. Vì muốn sinh tam muội, gọi là dục tam muội. Muốn tinh tấn, tín, hỷ, ức niệm, an huệ, tư, xả hết thảy các pháp mầu nhiệm nầy cọng thành, gọi là diệu hạnh thành tựu. Công đức tăng trưởng nên gọi là như ý túc. Vì muốn tăng trưởng gọi là tinh tấn. Đấy gọi là thứ hai. Có hành giả muốn có tinh tấn nên mới tu tập Định huệ. Được tâm tam muội, chỗ gọi là định vậy. Tư duy tam muội chỗ nầy gọi là huệ vậy. Năm căn là nghe pháp sinh lòng tin, gọi là tín căn. Tin rồi vì muốn dứt cấu pháp để chứng tịnh pháp nên mới phát khởi siêng năng tu tinh tấn, gọi là tinh tấn căn. Tu bốn niệm xứ, gọi là niệm-căn. Nhờ niệm căn thành tam muội, gọi là định-căn. Nhờ định sinh huệ, gọi là huệ căn. Năm căn nầy tăng trưởng có sức mạnh, gọi là ngũ lực. Tám thánh đạo phận: Là từ nghe sinh huệ năng tín năm ấm là vô thường; khổ thảy gọi là chính kiến. Huệ này hoặc từ suy nghĩ mà sinh, gọi là chính tư duy. Do chính tư duy dứt các pháp bất thiện, tu tập các thiện pháp, phát sinh hạnh tinh tấn, gọi là chính tinh tấn. Từ đây mới lần lữa đi xuất gia, thọ giới được ba món đạo phận là chính ngữ, chính nghiệp và chính mạng. Nhờ chính giới nầy làn thành niệm xứ và các món thiền định. Nhân nhờ niệm định nầy được như thật trí gọi là tám thánh đạo phận. Theo thứ lớp là như vậy. Và trong tám thánh đạo phận giới phải đứng đầu. Tại vì sao? Vì nghĩa trong phẩm giới định huệ là thứ lớp như vậy. Chính niệm, chính định, gọi là định phẩm. Tinh tấn thường đi khắp tất cả chỗ. Huệ phẩm là cận đạo nên sau mới nói. Huệ này có hai thứ, hoặc thô hoặc diệu. Thô là văn huệ tư huệ, gọi là chính tư duy. Diệu là tu huệ tức là vào trong Noãn Đảnh các pháp. Năng phá giả danh và pháp năm ấm, gọi là chánh kiến. Do chính kiến này mà thấy năm ấm diệt gọi là sơ nhập đạo. Từ đây lần được bảy pháp Bồ-Đề phận: Niệm Bồ-Đề phận là kẻ học nhân, nếu mất niệm thì khởi phiền não nên phải buộc mình ở chỗ lành. Mà buộc được niệm thì trước tiên là được chính-kiến, nên gọi là trạch pháp, vì chẳng bỏ trạch pháp gọi là tinh-tấn. Lúc tu tinh tấn, phiền não giảm mòn, tâm sinh vui mừng, nên gọi là Hỷ. Vì tâm vui nên thân được khoan khoái, nên gọi là khoái. Thân khoái được vui, vui thời tâm Định, Định nầy khó được nên gọi là kim cương định. Được quả không chấp đắm, dứt buồn vui thảy, thì gọi là Xả. Đây gọi là thượng hành, chẳng chìm đắm, chẳng bộc-phát tâm được bình-đẳng nên gọi là Xả. Bồ-Đề gọi là vô-học-trí. Tu bảy pháp này năng được Bồ-Đề, gọi là Bồ-Đề-phận.
Tu 37 phẩm nầy được bốn quả Sa-môn: Quả Tu-Đà-Hoàn là thông đạt được không-pháp; do không trí nầy năng dứt ba món gút. Quả Tư-Đà-Hàm là cũng tu đạo nầy được mỏng lần phiền não ở trong cõi Dục, chỉ còn hai lần sinh tử nữa là xong. Quả A-Na-Hàm là dứt tất cả phiền não. Quả A-La-Hán là dứt tất cả phiền-não. Nếu ai tu tập được chính luận Phật-Pháp này thời được thông đạt bốn Đế; được bốn quả Sa-môn. Vậy nên cần phải tu tập chính luận Phật-Pháp nầy. PHẨM PHÁP TỤ THỨ 18
Lại nữa kẻ học tập luận nầy thời thông đạt được các nhóm các pháp nên biết. Vì thông đạt nên tà-luận của ngoại đạo không thể uốn-dẹp được; và cũng năng mau diệt được phiền não; tự mình lìa khổ và cũng cứu độ được kẻ khác nữa. Các nhóm các pháp nên biết là pháp nên hiểu. Pháp nên biết: Pháp sắc, pháp vô sắc. Pháp khá thấy, pháp chẳng khá thấy. Pháp hữu-đối, pháp vô-đối. Pháp hữu lậu, pháp vô lậu. Pháp hữu vi, pháp vô vi. Pháp tâm, pháp phi tâm. Pháp tâm số, pháp phi tâm số. Pháp tâm tương ưng, pháp bất tâm tương ưng. Pháp tâm cọng hữu, pháp tâm bất cọng hữu. Pháp tùy tâm hành, pháp bất tùy tâm hành. Pháp nội, pháp ngoại. Pháp thô, pháp tế. Pháp thượng, pháp hạ. Pháp cận, pháp viễn. Pháp thọ, pháp phi thọ. Pháp xuất, pháp phi xuất. Pháp cọng phàm phu, pháp bất cọng phàm phu. Pháp thứ lớp, pháp phi thứ lớp. Pháp có thứ lớp, không không thứ lớp. Các pháp như vậy là đi từng đôi hai pháp. Lại có pháp đi bộ ba: Pháp sắc, pháp tâm, pháp tâm bất tương ưng. Pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại. Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký. Pháp học, pháp vô học, pháp phi vô học. Pháp kiến đế đoạn, pháp tư duy đoạn, pháp vô đoạn. Các pháp như vậy là bộ ba. Lại có các pháp bộ tư: Pháp buộc cõi Dục, pháp buộc cõi sắc, pháp buộc cõi vô sắc, pháp chẳng buộc. Lại có bốn đạo: Khổ khó tu đạo, khổ dễ tu đạo, vui khó tu đạo, vui dễ tu đạo. Lại có bốn ý vị: Xuất vị, ly vị, tịch diệt vị, chính trí vị. Lại có bốn chứng pháp: Tâm chứng pháp, niệm chứng pháp, nhãn chứng pháp, huệ chứng pháp. Bốn thọ thân, bốn nhập thai, bốn duyên, bốn tin. Bốn thánh chủng. Bốn ác hành. Như vậy thảy là loại bốn pháp. Năm ấm. Sáu chủng. Sáu hội nhập. Sáu ngoại nhập, Sáu sinh tính. Sáu hỷ hành. Sáu ưu hành. Sáu xả hành.Sáu diệu hành, Bảy tịnh. Tám phước sinh. Chín thứ lớp diệt. Mười thánh xứ. Mười hai nhân duyên. Các nhân các pháp như vậy đáng hiểu biết nhiều vô lượng vô biên không thể nói hết. Nên Tôi nay chỉ lược nêu cương yếu mà thôi.
Pháp nên hiểu là đệ nhất nghĩa đế vậy. Pháp nên biết là thế đế vậy. Pháp sắc là sắc là sắc, thanh, hương, vị, xúc vậy. Pháp vô sắc là tâm vô vô tác pháp vậy. Pháp khả kiến là sắc nhập vậy. Pháp hữu đối là sắc pháp vậy. Pháp hữu lậu là nếu pháp ấy năng sinh các món lậu, như nhi A-La-Hán tâm giả danh pháp ấy vậy. Pháp hữu vi là do các duyên sinh khởi, tức là ngũ ấm vậy. Pháp vô vi là diệt sạch ngũ ấm vậy. Pháp tâm là năng duyên, Pháp tâm số là nếu thức được cảnh duyên tức thì thứ lớp sinh tưởng thảy vậy. Pháp tâm tương ưng là thức được cảnh duyên thứ lớp chắc sinh khởi, như tưởng thảy vậy. Pháp tâm cộng hữu là pháp và tâm đôi bên chung có, như sắc và tâm biết tương ưng hành ấy vậy. Pháp tùy tâm hành là nếu pháp có tâm thời sinh, không tâm tâm chẳng sinh, như thân, khẩu vô tác nghiệp vậy. Pháp nội là sáu món nhập bên trong của thân thể vậy. Pháp thô tế là đối đãi với nhau mà có vậy; như quán ngũ dục sắc định là Tế: Quán vô sắc định, sắc định là Thô vậy. Pháp thượng hạ là cũng như vậy. Pháp cận viễn là hoặc dị phương cho nên xa, hoặc chẳng tương-tợ nên xa vậy, pháp thọ là từ thân sinh ra pháp vậy. Pháp xuất là pháp thiện vậy. Pháp cộng phàm phu là pháp hữu lậu vậy. Pháp thứ lớp là từ cái khác mà thứ lớp sinh ra vậy. Pháp sắc là sắc cả thảy năm pháp vây. Pháp tâm là như trước đã nói vậy. Pháp tâm bất tương ưng hành là vô-tác-nghiệp vậy. Pháp quá-khứ là pháp đã diệt rồi vậy. Pháp vị-lai là pháp sẽ sinh vậy. Pháp thiện là làm lợi ích các chúng-sinh và chân thật-trí vậy, cùng với pháp trên đây trái nhau gọi là bất-thiện pháp vậy.
Trái nhau với cả hai điều trên là pháp vô ký vậy. Pháp học là pháp kẻ học nhân vô lậu tâm vậy. Pháp vô học là pháp kẻ vô học nhân ở nơi đệ nhất nghĩa tâm vậy. Kỳ dư gọi là phi học phi vô học vậy. Pháp kiến Đế đoạn là Tu-Đà-Hoàn đoạn được hiện tướng ngã mạn và từ đây sinh ra pháp vậy. Pháp tư duy đoạn là Tu-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm đoạn được bất hiện tướng ngã mạn và từ đây sinh ra pháp vậy. Pháp vô đoạn là vô lậu vậy. Pháp buộc cõi Dục là nếu pháp bị quả báo A-tì địa ngục cho đến cõi trời tha-hóa-tự-tại vậy. Pháp buộc cõi Sắc là từ cõi Phạm-thế cho đến cõi trời A-Ca-Ni-Tra vậy. Pháp buộc cõi Vô sắc là bốn cõi Vô sắc vậy. Pháp chẳng buộc là pháp vô lậu vậy. Khổ khó tu đạo là kẻ độn căn được Định để tu đạo vậy. Khổ dễ tu đạo là là kẻ lợi căn được Định tu đạo vậy. Vui khó tu đạo là kẻ độn căn được Huệ để tu đạo vậy. Vui dễ tu đạo là kẻ lợi căn được Huệ tu đạo vậy. Xuất vị là xuất gia cầu đạo vậy. Ly vị là thân tâm xa lìa vậy. Tịch diệt vị là được thiền định vậy. Chính trí vị là thông đạt Tứ Đế vậy. Pháp niệm chứng là tứ niệm xứ vậy. Nhờ niệm xứ nầy nên năng sinh bốn món Thiền, gọi là thân chứng. Thông đạt tứ Đế, gọi là Huệ chứng. Bốn thân chịu là có kẻ tự hại mình mà kẻ khác không hại được; có kẻ bị kẻ khác hại mà mình chẳng tự hại; có kẻ tự hại, kẻ khác cũng hại mình được; có kẻ chẳng hại, kẻ khác cũng chẳng hại được. Bốn nhập thai, là kẻ chẳng tự niệm vào thai, cũng chẳng tự niệm trụ thai, xuất thai; có kẻ tự niệm vào thai trụ thai mà chẳng tự niệm xuất; có kẻ tự niệm vào thai, trụ thai, xuất thai. Vì tâm điên đảo tán loạn nên chẳng tự niệm nhớ; tâm minh chính chẳng loạn nên năng tự niệm nhớ.
Bốn duyên: Nhân duyên là: Sinh duyên, tập nhân, và y-nhân. Sinh nhân là nếu pháp khi sinh năng cùng làm nhân cho cái khác, như nghiệp làm nhân cho quả báo. Tập nhân là như tập luyện tham dục thì tham-dục ngày càng tăng-trưởng. Y-nhân là như tâm và tâm-số pháp nương sắc hương thảy bốn pháp nầy gọi là nhân duyên. Thứ đệ duyên là như tiền-tâm pháp diệt nên hậu tâm mới được thứ lớp sinh. Duyên-duyên là như từ duyên sinh pháp, như sắc năng sinh nhãn thức. Tăng thượng duyên là pháp ấy khi sinh các pháp duyên khác giúp vậy.
Tự tín: Tin Phật là bậc chân trí đối với Đức Phật quyết định sinh tâm thanh tịnh, vì trí Phật đối với chúng-sinh là cao cả. Tin chân trí nầy tức là tin Pháp. Kẻ được trí nầy đối với tất cả chúng-sinh rất là đệ nhất, gọi là tín Tăng. Được giới Thánh sở ái tức là đem tâm thân tín chẳng gây các ác nghiệp, tự biết mình nhờ giới nầy năng tín Tam-Bảo, vì tin sức mạnh của giới nên gọi là tín giới.
Bốn thánh chủng: Nhờ bốn món thánh chủng nầy nên chẳng bị ưa muốn áo mặc làm ô nhiễm; chẳng bị những ưa muốn uống ăn nằm cho thân làm ô nhiễm nên gọi là bốn thánh chủng. Bốn ác hành là vì tham nên sân, vì sợ hãi nên si, nên bị đọa trong ác đạo vậy.
Năm ấm: Sắc-ấm là sắc thảy năm pháp vậy. Thọ-ấm là pháp năng duyên vậy. Tưởng-ấm là năng phân-biệt pháp giả-danh vậy. Hành-ấm là pháp năng sinh thân sau vậy. Thức-ấm là duy chỉ năng biết trần-pháp vậy.
Sáu chủng: Địa chủng: là sắc, hương, vị và xúc hòa hợp, tướng cứng nhiều gọi là địa chủng. Tướng ẩm ướt nhiều gọi là thủy-chủng. Tướng nóng nhiều gọi là hỏa-chủng. Tướng nhẹ nhiều gọi là phong-chủng. Không có sắc tướng gọi là không-chủng. Năng duyên pháp, nên gọi là thức chủng. Sáu nội nhập: Nhãn nhập là bốn đại hòa hợp làm chỗ nương cho nhãn thức gọi là nhãn nhập. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân nhập cũng lại như vậy. Ý nhập là tâm vậy. Sáu ngoại nhập: Sắc nhập là cảnh bị duyên của nhãn thức vậy. Thanh, hương, vị, xúc và pháp nhập cũng lại như vậy.
Sáu sinh tính: Là kẻ hắc tính năng tập luyện hắc pháp nhưng cũng tập luyện bạch pháp và hắc pháp nữa. Kẻ bạch tính cũng lại như vậy. Sáu hỷ hành là nương nơi lòng tham vậy. Sáu ưu hành là nương nơi lòng sân vậy. Sáu xả hành là nương nơi lòng si vậy. Sáu diệu hành là thật trí huệ vậy. Bảy tịnh: Giới tịnh là giới luật nghi vậy. Tâm tịnh là được thiền định vậy. Kiến tịnh là đoạn được thân kiến vậy. Độ nghi tịnh là đoạn được gút nghi ngờ vậy. Đạo phi đạo tri kiến tịnh là đoạn được giới thủ vậy. Hành tri kiến tịnh là tư duy đạo vậy. Hành đoạn tri kiến tịnh là vô học đạo vậy.
Tám phước sinh: Là người giàu sang trong loài người cho đến sinh ở cõi phạm thế. Được các vui phước báo trong đây là nhiều hơn hết, cho nên nói tám phước sinh vậy.
Chín thứ đệ diệt: Là vào được sơ thiền diệt ngôn ngữ; vào nhị thiền diệt được giác quán; vào tam thiền diệt hỷ; vào tứ thiền diệt hơi thở ra vào; hư không xứ diệt sắc tướng; thức xứ diệt vô biên hư không tướng; vô sở hữu xứ diệt vô biên thức tướng; phi tưởng phi tưởng diệt vô sở hữu tưởng; và vào diệt tận định diệt được thọ và tưởng vậy.
Mười thánh xứ: Là Thánh-nhân đoạn năm pháp, thành sáu pháp, giữ một pháp, nương bốn pháp, dứt đế-giả-ngụy, bỏ các cầu mong, chẳng suy nghĩ đục vẩn, lìa các thân hành, khéo được tâm giải thoát, khéo được huệ giải thoát, việc làm đã xong, và đơn độc không bạn bè. Đoạn năm pháp là đoạn năm phần thượng-kiết, được quả A-La-Hán, vì tất cả kiết đều dứt hết, nên tu sáu pháp diệu-hành; nhãn thảy các tình thức đối với sắc thảy các trần cảnh chẳng buồn chẳng vui, cũng chẳng ngu si vậy. Giữ một pháp là buộc quán niệm nơi thân vậy. Nương bốn pháp là khất thực thảy tứ-y-pháp vậy. Lại có người nói: Nương bốn pháp là Thánh-nhân có pháp viễn ly, có pháp thân-cận, có pháp trừ diệt, có pháp nhẫn thọ. Thanh-tịnh trì giới, nên năng đạt thật tướng, gọi là dứt đế-giả-ngụy. Dứt tất cả kiến-hoặc gọi là được sơ quả. Bỏ các cầu mong là dục cầu, hữu-cầu và phạm hạnh cầu. Được Sơ quả nên mới biết các pháp hữu-vi đều là hư dối. Muốn bỏ ba món cầu, được kim-cương tam-muội rồi, mới bỏ việc học đạo; bấy giờ mới gọi là bỏ được hết các món cầu mong. Chẳng suy nghĩ đục-vẫn: Là diệt được sáu món giác thì tâm được thanh tịnh. Được mỏng lần ba món độc, chứng quả thứ hai: Diệt trừ được tham ái, chứng quả thứ ba, gọi là chẳng suy nghĩ đục vẫn. Lìa các thân hành là trừ được mấy món kiết ở cõi Dục, được tứ thiền, gọi là lìa thân-hành. Được tận trí, nên gọi là khéo tâm giải thoát. Được vô sinh trí, nên gọi là khéo được tâm giải thoát. Được vô sinh trí, nên được huệ giải thoát. Các bực Thánh-nhân tâm an-trụ mười chỗ nầy, nên gọi là mười Thánh-xứ. Việc làm Phật-Pháp chắc chắn phải hết khổ, nên gọi là việc làm đã xong. Xa lìa phàm phu và các bực học nhân, gọi là không bạn bè. Tâm lìa các pháp, an trụ rốt ráo “không”, nên gọi là đơn độc.
12 nhân duyên: Vô-minh là tâm theo giả-danh, bởi tâm điên-đảo nầy mới năng nhóm các nghiệp, gọi là vô-minh duyên hành. Vì thức theo nghiệp, nên năng thọ thân, gọi là hành-duyên thức. Sau khi thọ thân gọi là danh-sắc, lục-nhập, xúc, thọ. Các chi phần nầy tùy thời tăng trưởng. Khi lãnh-thọ các thọ, nương dựa giả danh nên năng sinh ái. Bởi ái sinh bao nhiêu phiền não, nên gọi là Thủ, Ái Thủ làm nhân-duyên cho Hữu, đây gọi là ba chi phần. Do các nghiệp nhân-duyên phiền não nầy, trong đời sau mới sinh; từ nhân-duyên sinh mới có già chết thảy. Trong đây như nói vô-minh và các hành-nghiệp là nói rõ có đời quá-khứ để khiến dứt chấp thường-kiến, biết từ vô-thủy sinh-tử qua lại, do nghiệp phiền não nhân duyên mà thọ thân. Như nói sinh-tử là nói rõ có đời vị-lai để khiến dứt chấp đoạn-kiến. Nếu chẳng được chân-trí thời sinh tử không ngằn mé, chỉ có quả-báo đau khổ. Như nói tám chi-phần chặn giữa là nói rõ pháp hiện-tại, chỉ do các duyên nối nhau mà sinh chức không có pháp chân thật. Trong dây vô-minh và các hành nghiệp là nhân-duyên đời trước. Kết quả của nhân-duyên nầy là Thức, Danh, Sắc, Lục-nhập, Xúc và Thọ; do năm món nhân-duyên nầy mới sinh khởi Ái, Thủ và Hữu, là cái nhân đời vị lai; Kết quả của nhân-duyên nầy là Sinh, Lão và Tử. Nếu như lãnh thọ các món thọ, trở lại sinh Ái và Thủ. Vì vậy cho nên 12 chi phần nầy luân-chuyển vô cùng tận.
Năng được chân-trí thì chẳng nhóm các nghiệp; các nghiệp chẳng nhóm thời không có sinh. Sinh gọi là bắt đầu khởi thành. Nếu người nào học tập chính-luận nầy thời biết các pháp tự tướng đều trống không, chẳng nhóm các nghiệp; các nghiệp chẳng nhóm thời không có sinh; nên Lão, Tử, Ưu-bi, khổ-não đều dứt hết. Cho nên mưốn tự lợi lợi-tha, chúng-sinh lần thành Phật-đạo.
Nếu kẻ muốn tiêu tự-pháp và diệt tha-pháp nên phải học tập luận nầy. PHẨM THẬP-LUẬN TRƯỚC HỮU TƯỚNG THỨ 19
Hỏi: Kinh ông trước nói rộng học tập các dị-luận, vì muốn luận nghĩa Phật-Pháp vậy. Những gì là dị-luận?
Đáp: Với trong ba tạng có nhiều các dị-luận. Những người ưa khi tranh luận: Chỗ gọi hai đời có, hai đời không. Tất cả có, tất cả không. Trung-ấm có, trung-ấm không. Tứ-Đế thứ lớp được, một thời được. Có thối, không thối. Kiết-sử cùng tâm tương-ưng tâm bất tương-ưng. Tâm tính bổn tịnh, tính bổn bất-tịnh. Đã thọ báo-nghiệp hoặc có, hoặc không. Phật tại Tăng số, bất tại Tăng số. Có người, không người. Có người nói pháp hai đời có, hoặc có người nói không.
Hỏi: Vì nhân-duyên gì nói có? Vì nhân-duyên gì nói không?
Đáp: Kẻ nói có là: Nếu có pháp với trong ấy sinh tâm, vì pháp trong hai đời năng sinh tâm vậy, thời phải biết là có.
Hỏi: Chính ông trước thường nói có tướng?
Đáp: Tính biết đi được chỗ nào, gọi chỗ đó là có tướng. Kẻ hỏi nạn rằng: Tính biết cũng đi đến chỗ không có chỗ. Tại vì sao? Vì như tin hiểu rồi quán, chẳng phải màu xanh mà thấy xanh. Lại như làm ra trò huyễn cũng không mà thấy có. Lại như đem cái biết vào chỗ không có, nên gọi là vào Định vô-sở-hữu-xứ. Lại như đem ngón tay giụi vào mắt thời thấy hai mặt trăng. Lại như trong kinh nói: “Ta biết bên trong không tham dục”, cũng kinh nói: “Biết trong sắc tham dứt, gọi là sắc đoạn”. Lại như trong mộng không mà vọng thấy. Do các duyên cớ nầy biết cái biết cũng đi đến chỗ không có chỗ. Chẳng nên có tính biết đi đến chỗ nào nên gọi chỗ đó là có.
Đáp: Không có tính biết đi đến chỗ không có chỗ. Tại vì sao? Vì cần nhờ hai pháp nhân-duyên, nên Thức mới được sinh. Một nương hai duyên. Như không có cảnh duyên mà Thức vẫn sinh thì cũng nên không có chỗ nương. Thức cũng được sinh. Vậy thì hai pháp kia vô dụng? Như vậy cũng không có giải-thoát, vì Thức thường sinh. Vậy nên biết Thức chẳng đến nơi không. Lại như vì có chỗ bị biết nên gọi là Thức. Nếu không chỗ biết thì Thức cũng không. Lại như nói Thức năng biết trần, nghĩa là nhãn thức biết sắc, cho đến ý thức biết pháp. Nếu nói có Thức nó không duyên-cảnh, thời Thức này có biết cái gì ư? Lại nếu, nói có Thức mà không duyên cảnh vậy là sai lầm. Như có người nói: Tôi cuồng nên tâm loạn, thế gian không có gì hết, mà tôi đều thấy có. Lại nếu biết không có gì hết, thời chẳng nên sinh nghi, vì có chỗ biết nên mới sinh nghi được. Lại như trong kinh nói: “Thế gian không có gì hết mà ta biết thấy ấy là vô lý vậy”. Lại nữa, lời nói ngươi tự trái nhau, nếu không có gì thời biết cái chi ư? Lại như trong kinh nói: “Ba sự hòa hợp nên gọi là xúc”. Nếu pháp không có, thì hòa hợp cái chi? Lại biết không cảnh bị duyên thì làm sao thành được; nếu biết thì chẳng không, nếu không thì chẳng biết. Vậy nên không có tính biết không cảnh duyên. Lại như người nói câu: “Tính biết đi đến chỗ không có chỗ như tin hiểu quán màu chẳng phải xanh mà thấy xanh” ấy, là vô lý. Tại vì sao? Vì trong màu chẳng phải xanh nầy thiệt có tính xanh. Như trong kinh nói: “Trong cây nầy có tính tịnh.” Lại như lấy tướng xanh, do sức mạnh của tâm chuyển rộng ra, thời tất cả đều xanh, không một tướng nào chẳng xanh. Lại như kinh Huyền-Võng nối: “Có kẻ huyễn-giả và vật để làm trò-huyễn, thời với trong không phải là chúng-sanh, mà thấy giống chúng-sinh, cho nên gọi là huyễn”. Lại như người nói câu: “Vì biết không có nơi chỗ, nên gọi là vào Định Vô-sở-hữu-xứ” ấy. Vì sức tam-muội, nên sinh vô tướng nầy chớ chẳng phải là không có vậy. Như thật có sắc hư hoại là không tướng. Lại vào trong tam-muội nầy vì pháp bị thấy ít, nên coi là không có; như muối ít nên gọi là không muối; huệ ít nên gọi là không huệ. Lại như nói: phi-hữu-tưởng phi-vô-tưởng-xứ. Trong đây tuy thật có Tưởng, mà cũng nói phi-hữu phi-vô. Lại người nói: “Đem ngón tay giụi vào mắt, thấy hai trăng”. Thấy ấy mà chẳng nghĩ xét, nên cho một là hai. Nếu nhắm lại một mắt thời chẳng thấy hai. Lại như người nói: “Ta biết bên trong không tham dục” ấy. Vì người nầy thấy pháp ngũ cái trái nhau với thất-giác, nên liền sinh ý niệm rằng: Ta biết không tham dục, chớ chẳng phải biết không có vậy. Lại như người nói: “Biết trong sắc tham dứt, gọi là sắc dứt” ấy. Vì thấy chân-thật-huệ cùng với vọng-giải trái nhau, nên gọi là tham dứt. Lại như người nói: “Trong mộng không mà thấy có” ấy. Vì trước đã từng thấy nghe nhớ nghĩ phân-biệt và đã tu tập nên trong mộng mới thấy; và do khí lạnh nóng cơ-thể thịnh nên tùy theo mộng mà thấy; hoặc do nhiều duyên nên mộng; hoặc các Thiên-thần đến vì hiện mộng. Vậy nên trong mộng thấy có, chớ chẳng phải biết không vậy.
Kẻ hỏi nạn rằng: Ông nói: “Cần nhờ hai pháp nhân-duyên, thức mới được sinh” ấy. Việc nầy chẳng phải. Vì Đức Phật muốn phá thuyết Thần ngã nên mới nói hai pháp nhân-duyên sinh Thức, chớ chẳng phải tất cả vậy đâu. Lại như ông nói: “Vì có chỗ bị biết, nên gọi là Thức” ấy. Cái biết của Thức, pháp có thì biết có, không có thì biết không có. Nếu việc ấy không cấy vì không việc ấy, nên gọi là thấy không. Lại như ba tâm diệt, nên gọi là Diệt Đế. Nếu không có không tâm thì diệt cái gì ư? Lại như ông nói: “Nhãn thức biết sắc cho đến ý thức biết pháp” ấy.Thức nầy chỉ năng biết pháp trần mà chẳng biện biệt là có hay không. Lại như ông nói: “Nếu có Thức biết, mà không cảnh duyên, vậy là sai lầm” ấy. Thời có cái biết, biết cái không có, như người bị bịnh cuồng thấy không có gì hết. Lại như ông nói: “Nếu biết không có gì hết, thời chẳng nên sinh nghi” ấy. Nếu nghi là có hay là không có, thời có cái biết không cảnh duyên vậy. Lại như ông nói: “Như trong kinh nói thế gian không có gì hết mà ta biết thấy, ấy là vô lý” ấy. Kinh nầy chẳng luận pháp tướng, hình như chẳng phải lời Phật nói. Hoặc tam muội như vậy, là vào tam muội chỗ thấy đều có, ấy là tam muội, nên nói như vậy. Lại như ông nói: “Lời nói ông tự trái nhau, , ,” ấy. Tôi nói: Duyên nơi không có, chẳng phải trái nhau vậy. Lại như ông nói: “Tâm, tâm-số-pháp năng duyên tất cả pháp” ấy. Duyên nầy là có tâm, tâm-số-pháp mà không có cảnh bị duyên; cũng có tâm, tâm-số-pháp không thể thật duyên, nên chẳng gọi là duyên. Lại nữa, vì thật tướng của các pháp, lìa các tướng, nên chẳng gọi là duyên. Lại như ông nói: “Các pháp-trần là nhân-duyên Thức, nếu không có gì lấy gì làm nhân” ấy. Tức là lấy “Không có” làm nhân. Lại như ông nói: “Ba sự hòa-hợp, gọi là xúc” ấy. Nếu ba sự khá có được, thời có hòa-hợp, chớ chẳng phải tất cả chỗ đều có ba sự. Lại như ông nói: “Nếu biết chẳng không, nếu không chẳng biết” ấy. Nếu có cảnh duyên mà biết, cũng đồng lỗi nầy. Lại như ông nói: “Như trong cây có tịnh tánh” ấy. Việc nầy chẳng phải, vì có lỗi là trong nhân có quả vậy. Lại như ông nói: “Lấy tướng sanh chuyển rộng ra” ấy. Việc nầy chẳng phải. Vốn tướng sanh ít, mà thấy cả đại-địa tất cả đều là màu xanh, thời là vọng thấy. Như vậy, vì quán chút màu xanh mà có thể thấy cõi Diêm-phù-đề thảy đều màu xanh là chẳng phải vọng ư? Lại như ông dẫn câu: “Kinh Huyễn-võng nói: Có kẻ huyễn-giả và vật để làm thành trò Huyễn, với trong không có chúng sinh mà thấy giống như chúng-sinh” ấy. Đấy là việc chúng-sinh; việc nầy thật không có mà thấy thời là cái biết không có cảnh duyên vậy. Lại như ông nói: “Vì sức tam muội nên sinh vô tướng nầy, như thật có sắc hư-hoại là không” ấy. Nên sắc thật có mà hoại là không thì điên đảo. Lại như ông nói: “Thấy chẳng nghĩ xét” ấy. Việc nầy chẳng phải. Như người bị bịnh mắt, thấy giữa không trung có những tua. Kỳ thiệt không có. Lại như ông nói: “Thấy ngũ-cái trái nhau với pháp thất-giác liền sinh ý nghĩ: ta biết không dục” ấy. Pháp thất-giác khác, không tham dục cũng khác, mà làm sao là một? Lại như ông nói: “Thấy chân thật huệ cùng với vọng giải trái nhau, gọi là tham đoạn” ấy. Vọng giải gọi là hư vọng quán. Vậy nên mới biết tham dục đoạn, nên sắc đoạn. Chân-thật-huệ là vô thường quán vậy. Lại như ông nói: “Trông mộng thấy thật” ấy. Việc nầy chẳng phải. Như mộng thấy nhà sập, mà thiệt nhà đâu có sập. Vậy nên có cái biết, biết cái không có. Chẳng nên cho tính biết đi đến đâu mà gọi là có tướng. PHẨM VÔ TƯỚNG THỨ 20
Hỏi: Nếu đấy chẳng phải tướng có, thời nay có người nói ấm, giới, nhập là pháp nhiếp thuộc, lẽ phải là có.
Đáp: Đấy cũng chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì người nầy nói pháp phàm-phu nhiếp-thuộc ấm-giới-nhập, chẳng thuận với pháp-tướng. Nếu như vậy thời có người nói như các pháp vô-vi lẽ cũng phải có. Mà thật pháp ấy không có. Cho nên biết ấm-giới-nhập các pháp nhiếp thuộc chẳng phải tướng có.
Hỏi: Như có người cho pháp hiện biết khá tin là hữu-sở-đắc, gọi là tướng có.
Đáp: Đấy cũng chẳng phải tướng có, vì pháp khá tin nầy, quyết định phân-biệt chẳng khá nói được, cho nên có kinh nói nên y nơi trí, chớ chẳng nên y nơi thức, vì tính sở-đắc vậy; sắc thảy các trần bất khả đắc. Sau sẽ nói rộng. Vô-tướng nầy chẳng hoại, thời tướng hữu-sở-đắc làm sao thành lập được?
Hỏi: “Có” cùng với pháp hiệp lại nên gọi là Có.
Đáp: “Có” qua sau sẽ phá. Trong Có không Có cái Có nữa được làm sao Có cùng với pháp hiệp lại, nên gọi là Có được ư? Do nhân-duyên nầy, nên tướng Có quyết-định phân-biệt chẳng khá nói được. Nhưng vì thế-đế nên mới nói Có, chớ chẳng phải đệ-nhất-nghĩa đế.
Hỏi: Nếu vì thế-đế nên Có ấy, nay lại lấy thế-đế nên nói quá-khứ vị-lai là có hay không?
Đáp: Không. Tại vì sao? Nếu sắc thảy các ấm ở đời hiện tại năng có sở-tác, khá được thấy biết. Như trong kinh nói: “Não-hoại là sắc tướng”. Nếu ở hiện-tại mà khá não-hoại, chớ chẳng phải quá-khứ vị-lai vậy, thì thọ thảy cũng vậy. Cho nên biết chỉ có năm ấm hiện tại, chứ hai đời kia không có.
Lại nữa, nếu pháp vô tác thì không có tự-tướng, như lửa quá-khứ không thể đốt được, nên chẳng gọi là lửa. Thức cũng như vậy, nếu ở về quá-khứ không thể biết được gì thời chẳng gọi là Thức. Lại nữa, nếu không nhân mà có, việc ấy chẳng phải lẽ. Pháp quá-khứ không nhân khá có. Vậy nên chẳng phải. Lại nữa, phàm những pháp bị có, đều do các nhân duyên mà sinh. Như có đất, có giống, nước thảy nhân duyên thời mộng rễ sinh. Có giấy bút công người thì chữ được thành. Hai ba pháp hiệp lại thời có Thức sinh. Trong đời vị-lai Mộng, Chữ, Thức thảy nhân-duyên chưa hội hiệp làm sao được có. Vậy nên hai đời kia không thể có được. Lại nữa, nếu pháp vị-lai mà có, thời là Thường, vì từ vị-lai đến hiện tại vậy; như từ một nhà đi đến một nhà thời không có vô thường. Vậy nên việc nầy không thể được. Lại như trong kinh nói: “Mắt sinh không từ đâu đến, diệt đi không đến đâu.” Vậy nên chẳng nên phân-biệt quá-khứ vị-lai vậy. Lại nữa, nếu vị lai có nhãn, sắc, thức thời có kẻ hữu-tác, quá-khứ cũng vậy. Mà thật chẳng phải. Vậy nên biết không có pháp quá-khứ vị lai vậy. Lại như sắc quá-khứ vị lai có, thời nên có đối có ngại. Mà thật chẳng phải. Vậy nên không có. Lại như cái bình thảy các vật vị-lai mà có ấy, thời thợ sứ thảy chẳng nên làm, mà hiện là có làm, chớ không phải có ở vị lai. Lại Đức Phật nói pháp hữu-vi ba tướng khá được: Sinh, diệt, trụ-dị. Sinh là nếu pháp trước không có mà nay hiện có làm; diệt là làm rồi lại không làm; trụ-dị là nối nhau nên trụ, biến khác nên gọi là dị. Ba tướng nầy là tướng hữu-vi đều có ở hiện tại, chứo chẳng phải quá-khứ vị-lai. PHẨM NHỊ-THẾ HỮU THỨ 21
Hỏi: Thật có quá khứ vị lai. Tại vì sao? Nếu pháp nầy có, trong ấy sinh tâm, như pháp hiện tại và pháp vô vi. Lại như Phật nói Sắc tướng, cũng nói sắc quá khứ và vị lai; và nói có bao nhiêu sắc: hoặc nội hoặc ngoại, hoặc thô hoặc tế, hoặc quá-khứ vị-lai và hiện-tại, gọi chung là sắc-ấm. Lại nói: sắc quá-khứ vị-lai hãy còn vô thường, huống chi hiện-tại. Vô thường là tướng hữu-vi. Vậy nên phải nói có. Lại như hiện thấy từ trí sinh trí, vì tu tập vậy. Như từ bé lúa sinh hạt lúa. Vậy nên phải có quá-khứ. Nếu không quá-khứ, thời quả vô nhân. Lại như trong kinh nói: “Nếu quá-khứ sự thật mà có ích thời Phật cũng vẫn nói”. Lại như nói quán quá-khứ vị-lai tất cả vô-ngã. Lại ý-thức duyên vị-lai là nương ý quá-khứ, nếu không có quá-khứ thời thức nương chỗ nào? Lại như biết nghiệp nhân quá-khứ mới có quả báo vị-lai, ấy là chính-kiến. Lại như Phật thập-lực biết các nghiệp-nhân quá-khứ vị-lai. Lại như Phật tự nói: “Nếu không có gây ra tội nghiệp quá-khứ, thì người nầy chẳng đọa các ác đạo”. Lại như kẻ học-nhân, nếu còn trong hữu lậu tâm, thời chẳng phải có tín thảy các vô lậu căn. Lại như các bực Thánh-nhân chẳng nên quyết định ghi trước việc vị-lai. Lại nếu không quá-khứ vị-lai thời người đời chẳng nên ghi nhớ năm món trần. Tại vì sao? Vì ý thức chẳng biết năm món trần hiện-tại vậy. Lại như nói mười tám ý hành đều duyên quá-khứ. Lại nếu không quá-khứ, vị-lai, thời A-La-Hán chẳng nên tự xưng: “Ta được thiền-định”. Vì ở trong định không nói năng vậy. Lại như trong tứ-niệm-xứ, chẳng nên quán nội tâm nội thọ được. Tại vì sao? Vì hiện-tại chẳng được quán quá-khứ vậy. Lại cũng chẳng nên tu tứ chính-cần. Tại vì sao? Vì trong đời vị-lai không có ác pháp vậy; còn ba món kia cũng vậy. Lại như không có quá-khứ vị-lai, thời cũng không có Phật. Lại cũng chẳng nên có kẻ tu giới đã lâu và người mới tu. Vậy nên chẳng phải lẽ. NHỊ-THẾ VÔ THỨ 22
Đáp: Không có quá-khứ vị-lai. Tuy ngươi nói “ Trong pháp có thời tâm sinh” ấy. Trước tôi đã đáp rằng Không pháp, tâm cũng có thể sinh được. Lại như ngươi nói “Sắc tướng, sắc số, sắc khả tướng” ấy. Việc này chẳng phải lẽ. Quá-khứ vị-lai chẳng phải là sắc, vì không có não hoại vậy. Cũng không nên nói đó là tướng vô thường vậy; chỉ Phật tùy theo vọng tưởng phân biệt của chúng-sinh nên mới nói cái tên ấy thôi. Lại như ngươi nói “trí sinh trí” ấy. Nhân cùng quả làm nhân duyên lẫn nhau rồi diệt, như hạt giống và mộng làm nhân cho nhau rồi diệt. Nên Phật cũng nói: Việc này sinh nên việc kia sinh. Lại như ngươi nói: “Thật mà có ích thời Phật cũng nói” ấy. Phật nói việc nầy gốc ở khi hiện tại, chẳng phải Phật nói “cũng có”. Như nói quá khứ diệt hết thời biết không có. Lại như người nói “Quán vô ngã” ấy. Vì chúng-sinh đối với pháp quá-khứ vị-lai cháp hữu ngã, nên Phật mới nói như vậy. Lại như ngươi nói “Đấy là chính kiến” ấy. Là vì thân nầy khởi nghiệp, nghiệp nầy cùng quả làm nhân rồi diệt. Về sau lại tự chịu báo nên mới nói quả. Tóm lại, trong Phật-Pháp nói: Hoặc có, hoặc không đều là phương tiện, vì muốn chỉ rõ nghiệp tội phước nhân duyên vậy, chứ chẳng phải đệ-nhất nghĩa. Như vì nhân duyên nên nói có chúng-sinh, thì quá khứ vị lai cũng vậy. Như nói nương ý thức quá khứ ấy là nương phương tiện, chứ chẳng phải như người nương dựa nơi các vách trụ vậy; và cũng nói rõ là tâm sinh, chứ chẳng phải nương nơi thân mà sinh. Vì nhân tiền tâm nên hậu tâm mới được sinh. Nghiệp lực cũng vậy;. Phật biết nghiệp nầy tùy diệt mà năng cùng với quả làm nhân, chứ chẳng nói quyết định biết như biết chữ trên giấy. Tội nghiệp cũng vậy, do thân nầy gây nghiệp, nghiệp này tuy diệt hết mà quả báo chẳng mất. Lại như người nói “chẳng nên có các vô lậu căn” ấy. Nếu kẻ học nhân đã được vô-lậu-căn, được lúc hiện tại, tuy quá khứ diệt, vị lai chưa đến, vì đã thành tựu rồi nên chẳng được nói là không. Lại như người nói “Thánh nhân chẳng nên ghi trước việc vị lai” ấy. Là trí-lực Thánh nhân vậy, tuy pháp chưa có mà có thể huyền ký trước, như pháp quá khứ tuy đã diệt hết mà vì niệm lực nên có thể biết được. Lại như ngươi nói “chẳng nên nhớ năm món trần” ấy. Vì là kẻ phàm phu si mê vọng niệm nên trước lấy tướng quyết định, về sau tuy đã diệt hết, mà còn sinh lòng nghĩ nhớ, vì pháp nhờ lẽ như vậy, chớ chẳng phải như nhớ lông rùa sừng thỏ… Mười tám món ý hành cũng lại như vậy, lấy sắc hiện tại, quá khứ tuy diệt, vẫn tùy theo mà nghĩ nhớ. Lại như ngươi nói “chẳng nên tự xưng Ta được thiền định” ấy. Là Định được ở hiện tại, vì sức nghĩ nhớ nên tự nói “Ta được”. Lại như ngươi nói “chẳng nên được quán nội tâm nội thọ” ấy. Có hai món tâm: Một là niệm niệm sinh diệt; hai là thứ lớp nối nhau. Dùng tâm hiện tại, quán tâm nối nhau, chứ chẳng niệm hiện còn. Lại như ngươi nói “chẳng nên tu tập tứ chánh cần” ấy. Đề phòng nhân duyên ác pháp đời vị lai đồng thời cũng phát khởi nhân duyên thiện pháp đời vị lai. Lại như ngươi nói “Thời không có Phật” ấy. Đức Phật là tướng tịch diệt, tuy còn hiện ở đời mà chẳng thuộc vào có hay không huống là khi đã diệt độ ư? Chúng sinh qui mạng với Phật cũng như người đời thờ phụng cha mẹ vậy. Lại như ngươi nói “cũng chẳng nên có kẻ tu giới lâu mới” ấy. Chẳng vì thời gian mà giới có sai khác. Tại vì sao? Vì thời gian không thật, chỉ do các pháp hòa hiệp sinh diệt nên mới có thời gian. Vậy nên ngươi đã nói bao nhiêu nhân đều chẳng phải lẽ. PHẨM NHẤT-THIẾT HỮU VÔ THỨ 23
Luận giả nói: Có người nói tất cả các pháp có; hoặc có người nói tất cả pháp không có, Hỏi: Do nhân-duyên gì nên nói có. Do nhân-duyên gì mà nói không?
Đáp: Kẻ nói có là căn-cứ Phật nói mười hai nhập gọi là nhất thiết, ấy là nhất thiết có; địa, hỏa, phong, không, thời, phương, Thần và ý thảy các đà la phiêu, tức chỉ tất cả vật, số thảy các cầu-na, tức nương dựa. Nêu cử các nghiệp dưới đây cho rõ: Các pháp tổng tướng biệt tướng hòa hiệp và ba cư đế, và tính sẵn có thảy, cùng những việc trong thế-gian như sừng thỏ, lông rùa, chân rắn, mùi thơm muối, và màu sắc gió thảy, ấy gọi là không có. Lại như trong kinh nói: “Hư không không dấu vết, ngoại đạo không Sa-môn, phàm phu ưa hý luận. Như-Lai thời không có”. Lại như tùy theo chỗ thọ pháp, cũng được gọi là có. Như đà-la-phiêu thảy mười sáu sự, ấy là phái Ưu-Lầu Khê cho là có. Hai mươi lăm đế là phái Tăng khê cho có. Mười sáu món nghĩa là phái Na-Da-Tu-Ma cho có. Lại nếu như có đạo lý năng thành xong sự việc, cũng được gọi là có, như mười hai nhập. Lại nữa, trong Phật-Pháp dùng phương tiện nên mới nói tất cả có, tất cả không, chớ chẳng phải đệ-nhất-nghĩa. Tại vì sao? Vì nếu quyết định có, tức đọa bên “thường”; nếu quyết định không, thời đọa bên “đoạn”. Rời được hai bên ấy, mới gọi là Thánh-trung-đạo. Thành-thật luận hết quyển 2
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.198.70 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.