Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thành Thực Luận [成實論] »» Bản Việt dịch quyển số 8 »»

Thành Thực Luận [成實論] »» Bản Việt dịch quyển số 8

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.86 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.11 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Thành Thực

Kinh này có 16 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Việt dịch: Thích Trí Nghiêm

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHẨM TAM BÁO-NGHIỆP THỨ 104
Hỏi: Trong kinh Phật nói ba thứ nghiệp-báo: Hiện-báo, sinh-báo, hậu-báo.Thứ nào là thế nào?
Đáp: Nếu thân này gây nghiệp tức thân này chịu, gọi là hiện-báo; đời nầy gây nghiệp đời sau chịu báo, gọi là sinh báo; đời nầy gây nghiệp quả sau các đời sau nữa mới chịu báo, gọi là hậu-báo, vì qua sau đời sau nên gọi là hậu.
Hỏi: Báo nghiệp thân trung ấm ở chỗ nào mới chịu?
Đáp: Hai chỗ chịu: Nghiệp trung ấm thứ lớp ở chỗ sinh báo chịu, vì sinh có sai khác nên gọi có trung-ấm; nghiệp các trung-ấm khác ở chỗ hậu-báo chịu.
Hỏi: Ba thứ nghiệp này là báo quyết định hay đời quyết định?
Đáp: Có người nói: “Báo định: Nghiệp định-báo quyết định đời hiện chịu báo. Hai thứ kia cũng vậy”. Tuy có thuyết nầy, nhưng nghĩa ấy chẳng trúng. Tại vì sao? Vì nếu như vậy chẳng những ngũ-nghịch gọi là định báo mà trong lục-túc A-tỳ-đàm cũng nói ngũ nghịch là định báo. Lại trong kinh Giêm-lượng cũng nói bất-định. Có nghiệp phải chịu quả-báo địa ngục mà người nầy vì tu thân giới tâm huệ nên có thể chịu quả-báo đời hiện này. Vậy nên ba thứ nghiệp cần phải là đời quyết định, vì báo nghiệp đời hiện bất tất đời hiện này chịu. Nếu chịu thời nên hiện chịu chứ chẳng phải các chỗ khác. Hai thứ nghiệp kia cũng như vậy.
Hỏi: Trong nghiệp gì năng thọ hiện báo?
Đáp: Có người nói nghiệp nhặm mau hiện chịu báo, như đối với Đức Phật các vị Thánh-nhân và cha mẹ thảy mà khởi nghiệp thiện, ác là hiện chịu ngay quả-báo. Nếu nghiệp chẳng nhặm mà nặng thời là đời sau chịu báo, như ngũ-nghịch thảy; vừa nhặm vừa nặng, thì sau đời sau mới chịu, như nghiệp Vua Chuyển-Luân hoặc nghiệp Bồ-tát. Lại có người nói: Ba thứ nghiệp này tùy nguyện quả-báo. Nếu nghiệp nguyện đời nay thọ tức là hiện-thọ, như bà Mạc-Lợi phu nhân đem phần ăn của mình cúng dường Phật, nguyện được làm phu nhân cho Vua đời hiện. Hai nghiệp kia cũng như vậy. Lại tùy nghiệp nào chín thời thọ trước.
Hỏi: Nghiệp quá-khứ sao gọi là chín?
Đáp: Đầy đủ tướng nặng, thế gọi là chín.
Hỏi: Vả có một niệm khởi nghiệp, một niệm kế thọ báo không?
Đáp: Không có được! lẫn lữa rồi mới thọ, như hạt giống lần lữa sinh mộng, nghiệp pháp cũng như vậy.
Hỏi: Như những người còn ở trong thai, khi ngủ mê và điên cuồng thảy, có thể nhóm nghiệp không?
Đáp: Những trường hợp như vậy, hễ có nghĩ thời năng nhóm nghiệp, nhưng chẳng đầy đủ.
Hỏi: Nếu lìa đất cõi Dục nầy có thể khởi nghiệp cõi Dục này không?
Đáp: Người có ngã tâm đều nhóm nghiệp ấy, nếu lìa ngã tâm thời không nhóm lại.
Hỏi: A-La-Hán cũng kính lễ tu phước thảy, nghiệp nầy tại sao chẳng nhóm?
Đáp: Vì tâm chúng-sinh nên các nghiệp mới nhóm. A-La-Hán không ngã-tâm nên các nghiệp chẳng nhóm. Lại A-La-Hán tâm vô-lậu, mà kẻ vô-lậu tâm chẳng nhóm các nghiệp. Lại trong kinh nói: “Dứt nghiệp tội phước gọi là A-La-Hán”. Người nầy chẳng nhóm nghiệp tội phước và nghiệp bất-động, chịu nghiệp cũ đã xong, nghiệp mới chẳng tạo.
Hỏi: Bực học-nhân có nhóm các nghiệp không?
Đáp: Cũng chẳng còn nhóm. Tại vì sao? Vì trong kinh nói: “Người nầy phá tan các nghiệp chẳng nhóm chẳng chứa, diệt hết thảy”. Có ông Luận-sư nói: Kẻ học nhân này có ngã-mạn, nên cũng nhóm các nghiệp, nhưng nhờ sức vô-ngã-trí, nên bất tất chịu báo.
Hỏi: Ba thứ nghiệp nầy ở chỗ nào tạo được?
Đáp: Tất cả chỗ trong ba cõi đều tạo được.
Hỏi: Nghiệp bất định có hay là không?
Đáp: Có. Nếu nghiệp hoặc hiện báo, hoặc sinh-báo, hoặc hậu-báo, đây gọi là bất-định. Nghiệp như vậy nhiều.
Hỏi: Nếu biết ba thứ nghiệp nầy được lợi gì?
Đáp: Nếu năng phân-biệt ba thứ nghiệp nầy thời sinh chính kiến. Tại vì sao? Vì hiện thấy có kẻ làm ác mà hưởng giàu sang. Kẻ hiền thiện lại chịu khổ. Đối với việc như vậy hoặc sinh tà kiến cho rằng thiện ác không có quả-báo. Nếu được biết ba nghiệp nầy sai khác như vậy, thời sinh chính kiến. Như nói kệ rằng:
“Làm ác thấy vui,
Vì ác chưa chín;
Đến lúc ác chín,
Tự thấy chịu khổ.
Làm thiện thấy khổ,
Vì thiện chưa chín
Đến khi thiện chín,
Tự thấy hưởng vui”.
Lại kinh Phân biệt đại-nghiệp nói: “Kẻ bất-đoạn-sát được sinh lên trời”. Người nầy nếu đời trước có phước, nên khi mạng chung phát thiện-tâm mạnh-mẽ năng biết như vậy thời sinh chính kiến. Vậy nên cần biết tướng ba thứ nghiệp.
PHẨM TAM THỌ BÁO NGHIỆP THỨ 105
Hỏi: Trong kinh Phật nói ba thứ báo nghiệp: Báo vui, báo khổ và báo nghiệp chẳng khổ chẳng vui. Thứ nào là thế nào?
Đáp: Thiện-nghiệp được báo vui; bất-thiện-nghiệp bị báo khổ, nghiệp bất động được báo chẳng khổ chẳng vui; nghiệp nầy bất tất quyết định chịu, nếu chịu thời chịu báo vui, chẳng phải khổ thảy. Hai nghiệp kia cũng như vậy.
Hỏi: Các nghiệp nầy cũng được báo Sắc, tại sao chỉ nói Thọ thôi?
Đáp: Trong các quả-báo Thọ là rất hơn hết. Thọ là thật-báo, Sắc thảy là như đồ dụng-cụ. Lại trong cảnh duyên nói Thọ, như nói lửa khổ lửa vui; hoặc trong nhân có quả, như người thí-thực gọi là thí năm món lợi. Cũng như nói ăn tiền thảy.
Hỏi: Từ cõi Dục đến trong tam-thiền được thọ quả-báo chẳng khổ chẳng vui sao?
Đáp: Được thọ.
Hỏi: Do nghiệp-báo nào?
Đáp: Là nghiệp-báo hạ-thiện. Nghiệp Thượng-thiện thời thọ báo vui.
Hỏi: Nếu như vậy, tại sao nói trong đệ tứ-thiền và vô-sắc định ư?
Đáp: Kia là tự địa. Tại vì sao? Vì trong ấy chỉ có một thứ quả-báo nầy mà không có thọ nào khác, vì là tịch-diệt vậy.
Hỏi: Có người nói buồn chẳng phải nghiệp báo. Việc ấy thế nào?
Đáp: Tại sao chẳng phải ư?
Hỏi: Buồn chỉ lo tưởng phân-biệt mà sinh, nghiệp báo chẳng phải là tưởng phân -biệt vậy. Lại nếu buồn là nghiệp-báo thời nghiệp-báo nhẹ, nên chẳng phải báo vậy. Lại buồn nầy khi ly-dục là dứt, mà nghiệp báo khi ly-dục chẳng dứt. Vậy nên biết buồn chẳng phải nghiệp báo?
Đáp: Ngươi nói buồn do tưởng phân-biệt sinh nên chẳng phải báo ấy. Vui cũng là Nghiệp-báo. Vui nầy có hai thứ: một vui, hai mừng. Mà vui mừng cũng do tưởng phân-biệt sinh, lẽ chẳng nên gọi là báo? Ngươi nói thời nghiệp-báo nhẹ. Buồn nầy nặng hơn khổ. Tại vì sao? Vì buồn là người ngu, những kẻ hữu-trí họ không buồn, vậy nên khó trừ, cũng năng thâm sinh phiền não. Lại trong tứ-bách-quán nói: Tiểu nhân thân khổ, quân-tử tâm ưu. Lại buồn lo nầy phải cần đem trí mới dứt được; thân khổ khi vui cũng năng trừ được. Lại buồn năng sinh khổ-não trong ba đời, chỗ gọi ta trước có khổ, nay khổ sẽ khổ nữa. Lại buồn là chỗ trụ-xứ của các phiền não. Như trong kinh nói là chỗ ở của phiền não. Nên nói mười tám món ý-hành, bởi trong năm thức chẳng sinh phiền não vậy. Lại trong kinh nói: “Buồn là hai mũi tên, vì chịu khổ hai lần vậy như người bị hai mũi tên đâm vào một chỗ thời chịu khổ gấp đôi”. Như vậy người ngu bị khổ bức bách lại càng thêm buồn lo, nên thân tâm khổ-não lắm hơn khổ thường vậy. Lại kẻ ngu thường buồn lo. Tại vì sao? Vì người ấy ân-ái trái lìa, oán tắng hội hợp, cầu chẳng được thảy, nên thường lo buồn khổ-não. Lại buồn nầy do hai nhân sinh: Một do mừng sinh, hai do buồn sinh. Như mất vật sở-ái là do mừng sinh, như trong kinh nói; “Đức Phật hỏi vua Ba-Tư-Nặc rằng: Ngươi yêu mến nước Ca-thi-kiều-tát-la không?” Lại nói : “Chư Thiên vui sắc, tham sắc, sắc nầy nếu hoại, thời sinh buồn khổ”. Đấy gọi là mừng sinh. Do buồn sinh: Do việc ghét mà sinh, cũng do ganh-ghét thảy sinh. Kẻ chưa ly-dục ganh ghét thảy các món kiết thường não-hại nơi tâm. Như nói kẻ thiên-nhân nhiều kiết bủn-xỉn, ganh-ghét. Lại nhiều chúng-sinh bởi chọc tức kẻ khác nên bị quả-báo buồn khổ, như nói tùy trồng giống sinh quả. Nên biết buồn là nghiệp-báo. Người nói khi ly-dục dứt nên chẳng phải báo ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tu-Đà-Hoàn chưa ly dục cũng dứt được báo địa ngục thảy. Có thể cho báo địa ngục thảy là chẳng phải quả-báo nặng ư? Cho nên không thể cho ly dục dứt, bèn gọi là chẳng phải quả-báo.
Hỏi: Báo-nghiệp chẳng khổ chẳng vui gọi là bất-động. Nghiệp nầy là lành lẽ phải thọ báo vui, cớ sao lại thọ báo chẳng khổ chẳng vui?
Đáp: Thọ nầy bất-động mới là thật vui, vì tịch-diệt nên gọi chẳng khổ chẳng vui. Lại trong kinh nói: Trong lạc-thọ tham sai khiến. Lòng tham trong ấy ở thọ trong ấy sai khiến nên biết là vui vậy.

PHẨM TAM CHƯỚNG THỨ 106
Hỏi: Trong kinh nói ba chướng: Nghiệp chướng, phiền não chướng, báo chướng. Thứ nào là thế nào?
Đáp: Nếu các nghiệp phiền não và báo, năng ngăn Đạo giải thoát, nên gọi là chướng.
Hỏi: Năng chướng pháp gì?
Đáp: Tu thiện thí, giới để hồi hướng cho ba cõi, đây hay bị ngăn Đạo. Lại báo nghiệp quyết định chịu đấy cũng bị ngăn. Như trong kinh nói: “Nếu người nầy quyết định nhóm chịu báo nghiệp, thời chẳng vào chính vị”. Đấy gọi là nghiệp chướng. Lại nếu người phiền não dày nhặm tăng lên thường ở nơi tâm, là phiền não chướng. Lại như người phiền não chẳng trừ khiển được, như những người bất năng nam thảy, tưởng dục, cũng gọi là phiền não chướng. Lại ở chỗ do tội ác sinh như địa ngục thảy, và tùy những chỗ sinh không thể tu Đạo được đều gọi là báo chướng.
Hỏi: Có người trước chẳng hiểu rõ hết kẻ tiền nhân, chẳng biết họ là kẻ lành, thời chẳng bố thí, vì nghĩ rằng: “Người kia, nêu bởi ta thí là được điều kiện gây các việc ác, thời ta có liên đới một phần trách nhiệm”. Như Phạm-chí thảy người xuất gia. Vậy nên các người xuất-gia, chẳng nên bố thí vì họ gây tân nghiệp bị buộc và ngăn ngại giải thoát vậy?
Đáp: Chẳng phải vậy. Vì kẻ khác làm tội phước với ta chẳng can hệ. Tại vì sao? Vì trong nhân duyên tột phước có nhiều tội lỗi. Tại vì sao? Như chúng-sinh là nhân-duyên sát, nếu không chúng-sinh lấy chi mà sát? Vậy thời kẻ chết lẽ phải có tội. Lại như kẻ giàu là nhân-duyên trộm. Sắc đẹp là nhân-duyên tà-dâm. Người khác là nhân-duyên nói dối thảy. Ngụy xưng thảy là nhân-duyên lường gạt. Kẻ mua lẽ cũng có tội? Lại kẻ thọ làm nhân-duyên cho kẻ thí lẽ cũng được phước. Như người đạo giếng ao thảy, kẻ dùng nước lẽ đều được phước? Vậy thời chẳng cần tự làm phước-đức. Mà thật chẳng phải vậy. Vậy nên trong nhân-duyên chẳng phải có tội phước. Lại phước phần của kẻ thọ giả lẽ phải tiêu hết, thời người ấy chẳng theo kẻ khác mà thọ thí. Tại vì sao? Vì đem phần phước đức của mình mà đổi láy đồ uống ăn vậy. Lại kẻ thí giả nhiều tội mà ít phước. Tại vì sao? Vì đâu có bao nhiêu kẻ Bà-la-môn hay làm lành; phần nhiều đem tâm tam độc vẩn-đục chìm-đắm trong ngũ-dục, chẳng siêng tu hành. Vậy nên kẻ thí-giả lẽ phải tội nhiều mà phước ít. Lại các Phạm-chí thảy tự xưng là kẻ hiện nhân tu hành pháp lành. Mà sự thật những người ấy không thể nhiếp tâm chính quán các pháp thiền-định. Nếu lìa thiền-định, thời khó điều phục được tâm. Vậy nên kẻ thí-giả thí cho người chưa ly-dục lẽ phải bị tội nhiều? Lại như người cúng dường cha mẹ, cung cấp cho vợ con, thân bằng quyến thuộc bè-bạn đều ưng bị tội, thời không có người được phước phần. Mà thật chẳng phải vậy. Vậy nên tội phước chẳng ở trong nhân-duyên. Lại pháp trì giới thảy cũng lợi cho kẻ khác, vì người này chẳng sát sinh nên thí mạng sống cho tất-cả thời kẻ trì-giới bị phần đại tội? Vì chẳng sát nên kẻ tiền nhân được sống lâu làm các điều ác, ác ấy đều là lẽ phải kẻ trì giới chịu một phần như vậy thì kẻ cầu phước đều bèn phải sát-sinh, chứ chẳng nên trì giới? Lại như người thuyết-pháp khiến cho kẻ khác tu phước, nhờ nhân duyên tu phước về sau được giàu sang; giàu sang thời kiêu-ngạo, buông-lung; ngạo lung thời gây các việc ác; các ác nầy kẻ thuyết-pháp đều phải có phần trách nhiệm? Lại nhân-duyên thì khiến người khác giàu, vì nhân-duyên giàu gây làm các tội cũng ưng là kẻ thí phải chịu một phần. Vậy thì Phạm-chí chỉ thọ mà chẳng thí, cũng chẳng nên thí cho ai. Mà nay Phạm-chí chỉ thọ mà chẳng thí nên biết đấy là tà đạo. Lại như các vị vua đúng như pháp mà trị dân cũng ưng có tội? Lại như con làm tội, cha mẹ phải có trách nhiệm, vậy thì lẽ chẳng nên sinh con? Lại như thầy thuốc giỏi chữa lành bệnh lẽ cũng phải tội, vì kẻ được sống sẽ làm nhiều tội vậy. Lại trời mưa phải thời nuôi lớn ngũ cốc lẽ ra trời cũng đắc tội, vì cứu sống và nuôi nhiều chúng-sinh ác vậy. Lại kẻ thí ăn lẽ cũng bị tội, vì kẻ ăn hoặc chẳng tiêu vật ăn khiến chết mất mạng; và những người chưa ly-dục vì đắm say thực vị, nên kẻ thí-giả lẽ cũng bị tội. Vậy thì thí-giả thường phải buộc thọ giả lập lời thề rằng: Nay ăn vật ăn của ông quyết chẳng làm ác, nhiên hậu mới cho. Nếu chẳng làm vậy thời th í giả mất cả hai mặt.
Hỏi: Trong kinh cũng nói: “Nếu Tỳ-kheo ăn cơm, mặc áo của thí-chủ, vào vô-lượng thiền-định, nhờ nhân-duyên nầy nên thí-chủ ấy được phước vô-lượng”. Nếu nhờ nhân-duyên nầy mà được phước ấy, thì tại sao chẳng bị tội ư?
Đáp: Nếu Tỳ-kheo thọ dụng cơm áo của thí-chủ, vào vô-lượng thiền-định. Là phước bố-thí của thí-chủ tự được tăng-trưởng, chứ chẳng được phước thiền-định, như ruộng tốt nên thu hoạch nhiều, mà ruộng xấu thời thu được ít. Như vậy ruộng Phước-điền tốt thời trả báo cho thí-chủ được phước nhiều, mà phước-điền xấu thời phước ít, chứ chẳng phải do thọ giả làm phước làm tội mà thí-giả chịu ảnh hưởng. Vậy nên chẳng bởi tội phước nhân-duyên mà bị tội hay được phước. Kẻ kia tuy là nhân-duyên, mà tội phước phải do tự mình khởi ra ba nghiệp.
Hỏi: Người chưa ly-dục tâm chẳng tự-tại quyết có tham đắm, nên người xuất gia chẳng phải tu thí.
Đáp: Nếu như vậy thời người xuất-gia trì-giới thảy đều có phước đức, đấy cũng nên bỏ. Nhưng đừng hồi-hướng về ba cõi mà phải vì Nê-Hoàn. Lại chỉ nên xa lìa phiền não các nghiệp bất-thiện. Tại vì sao? Vì các nghiệp nầy khi nhân, còn có thể đề phòng, mà đến khi quả không thể làm gì hơn được! Vậy nên các Đức Phật thường đối trong khi nhân nói pháp giáo-hóa, chẳng phải như Vua Diêm-Vương đến khi quả mới giáo-hóa bằng lối quở trách.
Hỏi: Trong ba nghiệp chướng nầy món nào nặng hơn?
Đáp: Có người nói báo chướng nặng hơn, vì chẳng giáo-hóa được vậy. Có người nói bởi tùy người nên tất cả đều nặng.
Hỏi: Món nào có thể chuyển được?
Đáp: Đều có thể khiến diệt được. Nếu có chuyển, ấy chẳng gọi là chướng vậy.
PHẨM TỨ NGHIỆP THỨ 107
Hỏi: Trong kinh Phật nói bốn thứ nghiệp: Báo nghiệp đen đen, báo nghiệp trắng trắng, báo nghiệp đen trắng đen trắng, và vô báo nghiệp chẳng đen chẳng trắng vì diệt hết nghiệp vậy. Thứ nào là thế nào?
Đáp: Báo nghiệp đen đen: Tùy bởi nghiệp nào đó sinh về chỗ não như A-tỳ địa ngục và các chỗ khổ não không báo lành, như súc-sinh ngạ-quỷ một phần ít. Cùng với đây trái nhau, tức nghiệp thứ hai. Tùy bởi nghiệp nào đó sinh về chỗ không khổ não, như hai cõi Sắc, Vô sắc và cõi Dục người Trời một phần ít, đen trắng lẫn lộn, tức nghiệp thứ ba. Tùy bởi nghiệp nào đó sinh về chỗ khổ não chẳng khổ não, như địa ngục súc-sinh ngạ-quỷ Người Trời một phần ít. Nghiệp thứ bốn gọi là vô lậu vì hay diệt hết ba nghiệp. Nếu nghiệp hai đời bị quở: Nay quở, sau quở: Người này bị tội đọa ở chỗ tối đen, không có tiếng tăm, nên gọi là đen. Lại hai đời khổ-não: nay khổ sau khổ nên gọi là đen.
Hỏi: Nghiệp nầy thứ nào năng sinh về chỗ thuần khổ não?
Đáp: Tâm nối nhau làm ác, không có ăn năn, không có điều lành để tiêu diệt nghiệp ác, đấy gọi năng sinh chỗ thuần khổ não. Lại đem tà-tâm gây các ác; Lại đối với người trọng gây ác, chỗ gọi cha mẹ và các người lành; lại đối vói chúng-sinh làm ác không sót chút lòng thương: như giết chúng-sinh, hoặc cướp hết của vật, hoặc nhốt nơi lao ngục mà chẳng cho ăn, hoặc đánh khảo nặng nề khiến không còn chút vui. Các nghiệp như thế sinh về chỗ khổ thuần túy. Nghiệp báo trắng trắng: Như người thuần nhóm các lành, không có chẳng lành. Thế lực hai nghiệp này rất to, các nghiệp khác không hơn được: Như khi chịu nghiệp báo đen thì chẳng dung báo trắng khi chịu nghiệp báo trắng thì chẳng dung báo đen. Tại vì sao? Vì tất cả chúng-sinh đều nhóm lành, chẳng lành sức nghiệp ngăn nhau, nên chẳng được đồng chịu cùng lúc. Như hai người cùng kéo giành một vật ai mạnh lôi trước. Nghiệp thứ ba báo yếu ớt, vì lành, chẳng lành lẫn lộn vậy nên chịu báo cùng thay nhau mà hơn vậy.
Hỏi: Có người nói: Nếu chẳng lành chịu báo ác đạo, đấy gọi là nghiệp thứ nhất. Lành buộc ở cõi Sắc, gọi nghiệp thứ hai. Trong cõi Dục buộc người trời chịu nghiệp báo lẫn lộn đấy gọi nghiệp thứ ba. Mười bảy bực học tư trong Vô ngại Đạo, gọi là nghiệp thứ tư. Nghĩa này như thế nào?
Đáp: Đức Phật tự nói tướng các nghiệp nầy: Nếu người khởi gây tội nơi thân-khẩu-ý, thì sinh về chỗ khổ não, thân chịu khổ não, và chịu lấy các món chịu đều chẳng như ý-muốn. Cho nên tùy khiến chúng-sinh về chỗ thuần khổ, đấy gọi nghiệp thứ nhất. Cõi Sắc và vô sắc thời thuần hưởng vui Trời người cõi Dục cũng có kẻ thuần hưởng vui như trong kinh nói: “Có người vui cũng có sáu món xúc, người trong cảm giác các món trần, không chẳng tùy ý”. Đấy là nghiệp thứ hai.Gây nghiệp đen trắng lẫn lộn, là nghiệp thứ ba. Tất cả nghiệp vô-lậu là hết các nghiệp, vì trái nhau vậy, chứ chẳng phải mười bảy bực học tư gọi là nghiệp thứ tư.
Hỏi: Vô lậu thật trắng, cớ sao gọi là chẳng trắng?
Đáp: Tướng trắng nầy khác chẳng đồng trắng của nghiệp thứ hai. Trắng nầy rất hơn, vì không đối đãi nhau vậy. Như nói vị Chuyển-luân Thánh Vương thành tựu trong sạch hơn mắt Người Trời. Thật mắt người nầy hơn các người khác nên gọi là hơn người. Nghiệp nầy cũng vậy, hơn các nghiệp trắng khác nên nói chẳng trắng. Lại có người nói: Lẽ phải nói gọi báo nghiệp chẳng phải đen trắng, đấy thời không lỗi. Lại Nê-Hoàn chẳng gọi phải trắng. Vậy nên nghiệp nầy phải gọi chẳng phải trắng. Lại cũng phải nói chẳng phải trắng chẳng phải đen. Tại vì sao? Vì Nê-Hoàn gọi Vô-pháp. Nghiệp nầy là Nê-Hoàn nên gọi chẳng đen chẳng trắng. Lại người đời quí trọng nghiệp lành hữu lậu, nên gọi là trắng. Và nghiệp thứ tư năng bỏ nghiệp nầy, nên gọi chẳng trắng. Lại nghiệp nầy không có tướng đen nên cũng không có tướng trắng khá được. Lại báo trắng nên nghiệp gọi cũng trắng. Nghiệp nầy không báo nên chẳng gọi trắng.
PHẨM NGŨ-NGHỊCH THỨ 108
Thân kế sau chịu quả-báo nên gọi không-hở. Nếu đời hiện nầy chịu thời khổ não nhẹ, báo ít; vì nghiệp ấy nặng vậy, nên theo thứ lớp mau đọa vào địa ngục A-tì. Ngũ-nghịch: Bởi Phước-Điền đức trọng, nên gọi là nghịch. Chỗ gọi ác-tâm: Phá tăng, đâm thân Phật chảy máu, giết A-La-Hán, giết cha và mẹ. Vì chẳng biết ơn dưỡng-dục, nên gọi là nghịch. Nghịch tội nầy chỉ trong đạo làm người năng sinh khởi, chẳng phải trong các đạo khác, vì người có hiểu biết đặc-biệt vậy.
Hỏi: Giết Thánh-nhân khác có bị tội nghịch không?
Đáp: Kẻ giết Thánh-nhân phần nhiều đọa địa ngục, nếu giết A-La-Hán chắc chắn phải đọa địa ngục. Nếu người đánh Phật mà chẳng chảy máu cũng bị trọng tội, vì cố tâm muốn hại Thế-Tôn vậy.
Hỏi: Nếu người gây một nghịch tội thời đọa địa ngục, hoặc gây hai ba cũng một thân đều chịu báo chăng?
Đáp: Vì tội nầy nhiều nên lâu chịu khổ nặng. Ở trong ấy chết rồi lại sống lại trong đó.
Hỏi: Trong tội phá Tăng tại sao mà nặng?
Đáp: Nếu pháp quấy biết pháp quấy, pháp phải biết pháp phải, tâm khởi như vậy thời gọi là nặng. Nếu phi pháp bảo là pháp, pháp bảo là phi pháp, là chẳng như trước. Lại như người ở chỗ Phật mà phá Tăng, tự xưng là Đại-sư đáng cao cả trong trời người, đấy cũng là nặng.
Hỏi: Nếu chẳng phải Thánh-nhân, phàm phu có thể phá sao gọi trọng tội?
Đáp: Vì ngăn ngại chính-pháp nên gọi trọng tội.
Hỏi: Pháp phá Tăng là thời gian bao lâu?
Đáp: Pháp chẳng cửu-trụ, chẳng trải qua một đêm. Trong ấy, các vị Phạm-Vương, các chư Thiên, các vị Đại đệ-tử như ngài Xá-Lợi-Phất thảy, liền hòa-hợp trở lại. Có người nói năm trăm vị Tỳ-kheo nầy, đời trước vì nhân-duyên ngăn thiện-căn đắc Đạo của kẻ khác nên nay bị quả-báo nầy. Lại nhân tâm phàm phu vội vã nên dễ có thể phá-hoại, như chỉ chứng được “thế gian không vô-ngã tâm” còn chẳng thể phá được, huống chi bực vô-lậu ư! Vì ác-dục ở nơi lòng, nên mới gây nhân-duyên phá Tăng. Vậy nên kẻ cầu phước cần phải bỏ ác dục.
PHẨM NGŨ-GIỚI THỨ 109
Đức Phật nói Ưu-bà-tắc có năm giới
Hỏi: Có người nói cụ-thọ thời được giới-luật-nghi. Việc ấy thế nào?
Đáp: Tùy thọ nhiều ít đều được luật-nghi. Nhưng món lấy có năm.
Hỏi: Lìa trói buộc thảy cớ sao chẳng gọi là giới, mà chỉ nói bất-sát thảy ư?
Đáp: Đấy là bà con quyến thuộc vậy.
Hỏi: Cớ sao chẳng nói dứt dâm, mà chỉ nói chẳng tà dâm?
Đáp: Vì kẻ áo trắng còn ở thế-tục khó thường lìa vậy. Lại như tự dâm vợ bất-tất đọa các ác thú, như Tu-Đà-Hoàn thảy cũng còn hành pháp nầy. Vậy nên chẳng nói trọn dứt dâm-dục.
Hỏi: Lìa hai lưỡi thảy, cớ sao chẳng gọi là giới?
Đáp: Đều nầy nhỏ nhiệm, khó giữ gìn được. Lại hai lưỡi thảy là một phần của nói dối, nếu nói “Các lời nói dối” là đã nói chung cả rồi
Hỏi: Uống rượu là thật tội sao?
Đáp: Chẳng phải. Tại vì sao? Vì uống rượu chẳng làm não-hại chúng-sinh, chỉ làm nhân sinh tội. Nếu người uống rượu thời mở cửa bất-thiện. Vậy nên, nếu dạy uống rượu thời đắc tội một phần, vì năng ngăn các thiện-pháp và thiền-định thảy vậy như trồng các thứ cây ăn trái, quyết làm vách rào ngăn. Như vậy bốn pháp kia là thật tội, lìa là thật phước.Vì là giữ-gìn vậy, nên mới kiết-giới rượu nầy.
PHẨM LỤC NGHIỆP THỨ 110
Nghiệp có sáu thứ. Sáu thứ báo nghiệp là: Địa ngục, súc-sinh, ngạ-quỷ, người, trời và bất định.
Hỏi: Thứ này là thế nào?
Đáp: Báo nghiệp địa ngục là như trong phần lâu thán của bộ lục túc a-tì-đàm nói rộng. Lại tội sát sinh thảy đều là địa ngục. Như trong kinh nói: “Kẻ ưa sát-sinh, sinh trong địa ngục; nếu được làm người thời chịu quả-báo chết yểu. Cho đến tà-kiến cũng như vậy”.
Hỏi: Đã biết mười bất-thiện-đạo chịu báo địa ngục và cũng sinh về trong súc sinh, ngạ quỉ và nhân đạo. Mà ông chỉ nói sinh về trong địa ngục và người. Nay phải nói riêng nghiệp nào chỉ chịu báo địa ngục?
Đáp: Tức tội nghiệp nầy, rất nặng là chịu báo địa ngục, nhỏ nhẹ chịu báo súc sinh thảy. Lại nếu đầy đủ ba thứ tà hành thời là địa ngục, còn các nghiệp khác chẳng đầy đủ thì làm súc sinh thảy. Lại cố ý gây trọng tội thời là địa ngục. Lại người phá giới phá kiến, gây các ác nghiệp thời là địa ngục. Lại thâm tâm làm ác, tâm hoại, hành hoại, người nầy gây ác nghiệp thời là địa ngục. Lại gây nghiệp bất thiện vì giúp bất thiện thời là địa ngục. Lại như đối với Hiền-Thánh gây nghiệp bất thiện thời là địa ngục. Lại khởi nghiệp bất thiện, rồi tu nhóm bất thiện, về sau ngợi khen khoái lạc chẳng muốn bỏ lìa, thời là địa ngục. Lại đem tâm ghét giận để gây tội nghiệp, thời là địa ngục; nếu gvì của cải thời còn chịu báo thừa nữa. Lại đem tâm tà kiến khởi nghiệp bất thiện, thời là địa ngục. Lại kẻ phá giới gây ra tội nghiệp, thời là địa ngục. Lại kẻ không hổ trẽn gây ra tội nghiệp, thời là địa ngục. Lại người ác tính gây ra tội nghiệp, thời là địa ngục, ví như đất ướt mưa ít cũng thành bùn. Lại kẻ thường làm bất thiện gây ra ác nghiệp, thời là địa ngục. Lại nếu không duyên cớ cấp nạn mà gây ác nghiệp thời là địa ngục. Lại nếu người chẳng được chút ít không vô ngã, vì thâm nhiễm đắm vậy, gây ra tội nghiệp, thời là địa ngục. Lại nếu người chẳng tu thân giới tâm huệ gây ra ác nghiệp, thời là địa ngục. Lại nếu người phàm phu gây ra tội nghiệp thời là địa ngục. Tại vì sao? Vì người nầy chẳng biết các pháp; ấm, giới, các món nhập và mười hai nhân duyên thảy; vì chẳng biết nên việc chẳng làm vẫn làm, nên làm mà chẳng làm, lời chẳng nên nói mà vẫn nói, nên nói mà chẳng nói; điều chẳng nên nghĩ vẫn nghĩ nên nghĩ mà chẳng nghĩ; người nầy gây ra tội nghiệp tuy ít nhưng cũng là địa ngục.
Lại nếu chẳng thấy lỗi trong bất-thiện, là người nầy năng khởi tội nghiệp nặng, chịu quả-báo địa ngục. Lại nếu người làm tội mà chẳng nương nơi lành, thời là địa ngục, như người mắc nợ chẳng nương cậy Vua, thời chủ nợ dễ đòi. Lại nếu người nghiệp lành yếu ớt gây ra tội ít cũng là địa ngục, như trong thân người nhiêt-lực kém ít, ăn phải món ăn khó tiêu, thời chẳng tiêu được. Lại nếu người chỉ làm bất thiện, không lộn chút thiện nghiệp, thời là địa ngục, như người làm giặc nặng nhẹ đều bị trói. Lại nếu bỏ lìa tất cả căn lành, như khi voi chiến ra trận chẳng giữ tiếc cái đầu, người ấy gây tội thời là địa ngục. Lại nếu hành tiểu pháp, chịu học hỏi tiểu-sư, người ấy gọi tội-lỗi, thời là địa ngục, như kẻ bần-tiện bị mắc nợ, bị kẻ giàu lôi kéo. Lại nếu người thường thưởng dưỡng bất-thiện, như mắc nợ ngày một đẻ lời, chính như hành nghiệp của những kẻ hàng thịt, thợ săn thảy, thời là địa ngục. Lại nếu che dấu tội-lỗi, thời là địa ngục, như ghẻ chảy mủ. Lại nếu bất thiện nó ở lâu trong lòng người, chẳng năng mau dứt, thời là địa ngục, như bị trị thuốc độc liền năng giết người. Lại như người tự làm bất thiện, cũng đem dạy người khác, vì mở nhiều cửa đau khổ cho chúng-sinh, thời là địa ngục, như các ông quốc-vương và nhiều người bạn tri-thức làm ác-tà-hạnh khiến nhiều người học theo, như bọ Phú-Lan-Na thảy. Lại nếu gây ra nghiệp hại nhiều chúng-sinh, như đốt rừng thảy, lại dạy nhiều người khác, khiến họ sa vào phi-pháp, như thợ săn thảy. Lại nếu người dùng ác nghiệp làm nghề sanh sống, như làm đầu sỏ đảng giặc cướp, thợ thịt, thợ săn thảy. Lại người phá giới rốt-ráo, gây ra tội nghiệp, thời là địa ngục; đến chết chẳng bỏ nên gọi là rốt-ráo, như bài Kệ nói:
Người rốt-ráo phá giới
Như giây mây quấn cây;
Thân người ấy gây ác,
Khiến kẻ oán toại nguyện.
Lại vô sự mà nổi giận dữ, vì tâm giận dữ này mà gây tội nghiệp thời là địa ngục. Nếu hữu sự mà giận thời tội chẳng đến như vậy. Lại vì giận khởi nghiệp là gút nặng, thời là địa ngục. Như trong kinh nói: Giận là tội nặng mà dễ trừ diệt. Lại nếu ác-tâm thành-tính, thời là địa ngục; nếu vì nhân-duyên mà khởi tội nghiệp thời là yếu nhẹ. Lại như người buông lung gây ra ác nghiệp, thời là địa ngục. Nếu được bạn tri-thức ủng hộ thời được sinh lên trời, như chủ hàng thịt tên Tá-Bà khi mạng sắp lâm chung thì được ngài Xá-Lợi-Phất đến tại chỗ, người ấy liền đưa ác nhãn ra xem Xá-Lợi-Phất, mà chẳng hay làm gì được, liền hô lên rằng: Lại trước đây chút. Rồi bèn thở dài và thấy sắc hào quang của Ngài Xá-Lợi-Phất rực rỡ, bền sinh lòng nghĩ rằng: Người này hơn ta, chẳng nên giết vậy. Liền đem tịnh tâm xem lên xem xuống Xá-Lợi-Phất bảy phen như vậy. Nhờ nhân-duyên ấy mà được bảy phen sinh lên trời, bảy phen sinh trong đạo người. Về sau tu chứng được quả Bích-Chi-Phật. Lại như Ương-Quật-Ma-La đã gây nhiều tội nghiệp còn muốn toan giết mẹ, vì nhờ Đức Phật là vị Thiện-Tri-Thức tối-cao, nên liền được giải thoát. Lại như kẻ thí việc dùng hầm lửa, cơm độc, muốn Phật trúng độc và hại Phật. Phật là vị Thiện-Tri-Thức, nên cũng được giải thoát. Những người như vậy tuy có ác nghiệp mà chẳng đọa địa ngục, cho nên mới nói: Nếu người buông lung gây ra ác nghiệp, thời là địa ngục. Lại nếu dứt mất căn lành chẳng còn chữa được, như Điều-Đạt thảy, giống như bệnh nhân tướng chết đã hiện, người ấy gây tội, thời là địa ngục. Lại nếu người chẳng thường làm lành, đến khi mạng sắp chết lòng lành khó sinh, người này tâm ăn-năn nên đọa địa ngục. Lại nếu đến khi chết khởi tâm tà-kiến, người này bởi trước lấy bất-thiện làm nhân, tà-kiến làm duyên, nên đọa địa ngục. Như vậy có nhiều các nghiệp quả-báo địa ngục. Lại có ông luận-sư nói: “Tất cả bất-thiện đều là nhân duyên địa ngục”. Như trong kinh nói: “Phật bảo Tỳ-kheo rằng: Các ngươi đã thấy chúng-sinh thân tà-hành, khẩu tà-hành, ý tà-hành ấy. Phải biết bèn là thấy người trong địa ngục”.
Hỏi: Đã biết báo nghiệp địa ngục. Còn báo nghiệp súc-sinh, thế nào là thế nào?
Đáp: Nếu người thiện chẳng thuần, khởi ra nghiệp bât-thiện, nên đọa súc sinh. Lại kiết-sử hừng-thịnh nên đọa súc-sinh:Như dâm-dục thịnh nên mới sinh về trong loại chim sẻ chim cáp và uyên-ương thảy; giận dữ thịnh nên sinh về trong loại rắn, rít, bò cạp loài có nọc độc thảy; ngụ si thịnh nên sinh về trong loài heo dê thảy; kiêu ngạo nên sinh về trong loài sư tử, beo cọp thảy; múa nhảy thịnh nên sinh về trong loài vượn khỉ thảy; Ganh ghét thảy nên sinh về trong loài chó thảy. Như vậy trong các loại phiền não khác thịnh, nên sinh về trong nhiều loài súc sinh khác. Nếu kẻ có chút phần bố thí, tuy sinh trong súc sinh cũng được hưởng vui, như kim-sí, rồng, voi ngựa thảy. Lại khẩu nghiệp báo nhiều đọa súc sinh, như người bất tri bất tín nghiệp quả-báo, nên mới khởi các thứ khẩu nghiệp, như nói: “Người ấy nhẹ nhảy in như vượn khỉ” thời sinh trong loài vượn khỉ; như nói tham ăn như quạ, nói lời như chó sủa, sợ hải như heo dê, tiếng tăm như lừa hí, đi như lạc đà, tự cao như voi, hung như trâu hoang, dâm như chim sẻ, sợ như chồn mèo, nịnh hót như dã-can, hung tợn như dê đen, nhiều như lông trâu. Sinh khởi ác-khẩu-nghiệp như vậy thảy, nên phải theo nghiệp mà chịu quả-báo. Lại chúng-sinh vì tham vui nên phát nhiều thứ thệ nguyện, như vui dâm-dục thời sinh trong loài chim sẻ thảy; nếu nghe các loài rồng, chim kim-sí thảy có thế lực, nên nghiệp sinh trong các loài ấy. Lại như trong kinh nói: “Nếu chết ở chỗ chật hẹp, nguyện được ở chỗ rộng rãi, thời sinh trong loài chim; nếu chết vì khát, cầu nước nên được sinh trong nước; chết vì đói, tham ăn nên sinh trong chuồng tiêu thảy”. Lại từ ngu si khởi nghiệp nhẹ yếu, vì lành lẫn lộn, nên sinh trong các loài bồ-chét, rận, chí, trùng, kiến thảy. Lại nếu dạy người khác khiến đọa trong tà-pháp thời sinh chỗ không trí, mù từ trong bụng mẹ, mù đến chết làm côn trùng trong thây chết. Lại gây nghiệp lẫn-lộn, nên sinh trong súc sinh. Như trong kinh nói: “Các súc-sinh tùy nhiều thứ tâm, được nhiều thứ hình”. Lại nếu khởi nghiệp ưng ăn cỏ, như người vọng ngữ, tự chú thệ rằng: Nếu ăn món ăn nầy khiến tôi ăn cỏ. Hoặc tôi ăn đất. Như vậy thảy. Lại nếu người ác khẩu mắng lời: Người sao chẳng ăn cỏ, ăn đất. Người ấy tùy lời mà thọ sinh ăn cỏ ăn đất thảy. Lại người tu bất tịnh-thí, thời bị quả báo ăn cỏ thảy. Lại nếu người mắc nợ chẳng trả đọa trong các loài: trâu, dê, cheo, nai, lừa, ngựa thảy để đền nợ xưa. Nghiệp như vậy thảy đọa trong súc-sinh.
Hỏi: Đã biết báo-nghiệp trong súc-sinh, còn nghiệp nào đọa trong loài quỉ đói?
Đáp: Đối với ăn uống sinh tiếc tham, nên bị đọa quỉ đói.
Hỏi: Nếu người có vật của mình chẳng cho ai, cớ sao bị tội.
Đáp; Người tiếc tham nầy, nếu có người theo xin, vì lòng tham tiếc thời sinh giận ghét. Do tội nầy nên sinh trong quỉ đói. Lại người tiếc tham nầy nếu có người theo xin có mà nói không, vì vọng ngữ nên đọa trong quỉ đói. Lại người nầy lâu nay tu nhóm lòng keo rít, thấy kẻ khác được lợi thời sinh lòng ganh ghét, nên đọa quỉ đói. Lại người tiếc tham nầy, thấy kẻ khác tu thí thời ghét giận thí chủ, rồi nói: đứa xin nầy vì quen được vật, nên chắc sẽ lại đến theo ta xin. Lại đã từ lâu xa tu nhóm lòng keo rít, nên đã tự chẳng thí lại ngăn người khác thí nữa. Lại nếu có của vật công cộng như Tăng vật trong chùa và vật của Bà-la-môn trong thiên-miếu! có người độc quyền lẫn tiếc chẳng muốn thí cho người khác nên đọa vào quỉ đói. Lại nếu người vì cướp đoạt phá hoại đồ uống ăn của kẻ khác, nên sinh về chỗ không có vật uống ăn. Lại nếu người không có phước bố-thí, nên tùy chỗ sở sinh bị quả-báo không được gì cả mà còn bị trách mắng là nghiệp ăn mày, nên ở trong ấy chịu khổ. Lại kẻ tham tiếc nầy thấy người đói khát, không lòng thương tưởng, nên sinh về chỗ thường đói khát. Như nhờ lòng từ-bi được sinh lên trời; như vậy bởi lòng giận hờn, nên sinh trong ác-đạo. Lại tham đắm thân thuộc, ưa vui chỗ ở nên đọa vào loài chim ca-lăng-già thảy. Sinh trong quỉ đói, vì tham ái làm nhân-duyên sinh vậy. Như vậy thảy, như trong kinh nghiệp-báo nói rộng nhiều.
Hỏi: Đã biết ba ác báo nghiệp, còn do nghiệp gì nên sinh trong đạo người trời?
Đáp: Nếu bố-thí, trì giới tu thiện nghiệp thảy, bực thượng sinh trời, trung, hạ sinh trong người. Lại kẻ lợi căn thời sinh trong người, vì năng tu pháp người nên gọi là người. Lại nghiệp lành lẫn-lộn nên sinh trong người; nghiệp này có thượng trung hạ, nhất tâm bất nhất tâm, tịnh bất tịnh thảy. Tại sao biết được? Vì người có nhiều phẩm cách sai khác bất đồng vậy. Như trong kinh nói: “Sát sinh thời đoản mạng; trộm cướp thời nghèo túng, tà dâm thời gia thất bất trinh-lương; nói dối thời thường bị bài-báng; đâm thọc thời dòng họ chẳng hòa; ác khẩu thời thường nghe tiếng dữ; lời thêu dệt thời người chẳng chịu tin; tham ganh thời nhiều dâm-dục; giận dữ thời nhiều ác-tính; tà kiến thời nhiều ngu si; kiêu mạn thời sinh làm kẻ bần hèn; tự-cao thời sinh lùn thấp; ganh ghét thời không uy đức; tham lẫn thời nghèo lạnh; giận dữ thời thân xấu xí; não hại người thời nhiều tật bệnh; tạp tâm bố-thí thời thèm mỹ vị bất mỹ, bố-thí thời thèm vị bất mỹ, bố-thí phi-thời thời chẳng được quả vừa ý; nghi hối thời sinh ở biên địa; tu bất-tịnh-thí thời từ việc khổ mới được quả-báo; phi đạo hành dâm thời thân hình bất-nam. Trong nhân đạo có nghiệp bất thiện lộn lạo như vậy thảy. Thiện nghiệp thời trái lại với trên, như chẳng sát thời mạng được sống lâu thảy. Trong nhân-đạo có nhiều thứ bất-đồng nhau như vậy thảy, cho nên biết là nghiệp báo lẫn-lộn. Lại vì nguyện nên sinh trong nhân đạo. Lại người chẳng ưa buông lung, cũng chẳng nhiều dục, mà ưa thích trí-huệ, phát nguyện muốn được nhân thân, thời sinh trong nhân đạo. Lại nếu người ưa vui cúng dường cha mẹ và các bậc tôn-trưởng, cũng biết cúng dường Sa-Môn, Bà-la-môn thảy vui làm sự nghiệp, cũng ưa vui tu phước đức, thời sinh nhân-đạo; ở trong nhân-đạo, hoặc tu nhân duyên tịnh nghiệp, thời sinh về Bắc Câu-lô Châu. Lại nếu người nhàm ghét ruộng vườn nhà cửa và các ngã-sở sai khác, thời cũng sinh Bắc-Câu-Lô Châu. Lại nếu, người tu chính-hành bạch-n ghiệp chẳng não hại người khác nếu được của để mà bố thí, cũng chẳng tham đắm, tự trì giới hạnh lại chẳng phá các giới quyến thuộc trước sau, thới sinh đến Bắc-Câu-Lô-Châu Làm điều lành nhỏ yếu, thời sinh về Tân-Ngưu-Hóa-Châu. Lại nhỏ mà chẳng bằng đều trên, thời sinh về Đông-Thắng-Thần-Châu. Thiện báo nghiệp: là giới, thí lành thanh-tịnh bực thượng nên sinh về trời. Lại nếu người được một phần trí-huệ, uốn-dẹp được các món gút, nên sinh lên trời. Lại cũng tùy tạp nghiệp nên có sai khác, như đã nói trong phần nhân-đạo. Lại vì nguyện vậy, như nghe nói nhân-duyên hưởng vui trên trời, rồi ra làm nghiệp lành nguyện vãng-sinh, như trong bát-phước sinh xứ đã nói. Nếu tu từ-bi hỷ-xả thời sinh cõi Phạm Thế cho đến cõi Hữu-Đảnh; trong ấy phẩm loại thiền-định có sai khác, nên quả-báo cũng sai khác; như chẳng khéo dứt ngủ-nghĩ điệu-hý thảy, thời yến sáng nơi thân người nầy đục, nếu khéo thời dứt thời yến sáng trong sáng. Lại thượng thiện-nghiệp-báo thời sinh lên trời, được các món sở-dục, nghĩ là liền được. Nếu lìa sắc-tướng thời được vô-sắc-định, sinh vô-sắc xứ. Như vậy thảy gọi là thiện-báo-nghiệp. Bất-định-báo nghiệp: nghiệp hạ-thiện bất-thiện nghiệp nầy chịu quả-báo: hoặc trong địa ngục, ngạ-quỷ, súc sinh, người, trời.
Hỏi: Trong bốn đạo kia khá được thiện-nghiệp-báo, còn địa ngục thì sao?
Đáp: Như trong địa ngục nhỏ tạm nghỉ ngơi, như từ địa ngục lửa tự thoát ra, xa thấy rừng cây lòng mừng chạy đến vào trong rừng ấy, gió mát cây động, dao gươm rơi xuống bấy giờ tạm vui; hoặc thấy sông mặn tưởng là thanh thủy, vội chạy thẳng đến cũng được chút vui. Như vậy thảy là phần thiện nghiệp báo trong địa ngục. Đấy gọi là bất định báo nghiệp.
PHẨM BẢY BẤT THIỆN LUẬT-NGHI THỨ 111
Bảy bất-thiện luật nghi là: giết, trộm, tà-dâm, đâm thọc, ác khẩu, nói dối, lời thêu. Nếu người với bảy việc nầy, hoặc đầy đủ, hoặc chẳng đầy đủ, đều gọi là người bất-thiện luật-nghi.
Hỏi: Những gì thành-tựu bất-thiện luật-nghi?
Đáp: Thành-tựu giết, bất-thiện luật nghi là những kẻ hàng thịt, thợ săn thảy. Thành-tựu trộm là trộm cướp thảy. Thành-tựu tà-dâm là phi đạo hành-dâm và dâm-nữ thảy. Thành-tựu nói dối là những con hát thằng nhảy múa thảy. Thành-tựu đâm thọc là ưa sàm-báng và độc tụng những kinh sách nhí nhảm, cấu hiệp quốc sự thảy. Thành-tựu ác khẩu là quỉ ngục-tốt thảy, cũng dùng ác khẩu tự sinh sống thảy. Thành-tựu lời thêu là hiệp tập những ngôn từ khiến người cười chơi thảy. Có người với Vua, Tể-tướng trị việc Vua, thường thành-tựu bất-thiện luật-nghi này. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì nếu người gây tội nối luôn nhau chẳng dứt, đấy mới gọi thành-tựu bất-thiện luật-nghi, chứ vua thảy chẳng phải vậy.
Hỏi: Làm sao được bất thiện luật nghi nầy?
Đáp: Tùy khi làm ác nghiệp mà được.
Hỏi: Là do giết một chúng-sinh được luật nghi nầy, hay do tất cả chúng-sinh mà được?
Đáp: Do tất cả chúng-sinh mà được. Như người trì giới đối với tất cả chúng-sinh mà được thiện-luật-nghi. Bất-thiện luật-nghi cũng như vậy. Như tùy giết chúng-sinh được hai thư vô tác: một nhiếp về tội giết; hai nhiếp về bất thiện luật nghi.
Hỏi: Bất thiện luật nghi nầy thành tựu thời gian bao lâu?
Đáp: Cho đến khi chưa được xả-tâm thời thường thành-tựu?
Hỏi: Như người do tâm hạ nhuyễn được bất-thiện luật-nghi, như tâm được tham thảy; người ấy thường thành tựu như vậy, hay là lại được nữa ư?
Đáp: Tùy tâm tùy phiền não nhân duyên, lại được bất-thiện luật nghi nầy nữa, vì trong niệm niệm thường được đối với tất cả chúng-sinh được khởi bảy món: bảy món nầy có thượng trung hạ nên lại có hai mươi mốt món. Như vậy trong mỗi niệm thường đối bên tất cả chúng-sinh mà được.
Hỏi: Bất thiện luật nghi này làm thế nào bỏ được?
Đáp: Tùy khi thọ thiện luật nghi là bỏ được, khi chết cũng bỏ. Lại phát thâm tâm từ ngày nay chẳng còn tái phạm bấy giờ cũng bỏ. Có ông Luận sư nói khi nào chuyển căn là bỏ. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì những kẻ bất năng nam cũng được thành tựu. Trong luật Tỳ-Ni cũng nói: Nếu Tỳ-kheo chuyển căn chẳng mất luật nghi. Nên phải biết chẳng vì chuyển căn mà bỏ được.
Hỏi: Trong năm Đạo, chúng-sinh trong Đạo nào thành tựu bất thiện luật nghi?
Đáp: Chỉ Nhân-Đạo thành tựu, chẳng phải các đạo khác. Có người nói sư tử hổ lang thảy thường đem ác nghiệp sinh sống cũng ưng thành tựu.
PHẨM BẢY THIỆN LUẬT-NGHI THỨ 112
Bảy thiện-luật-nghi là chẳng giết cho đến chẳng nói lời thêu dệt.
Hỏi: Đối với phi-chúng-sinh-số có được thiện luât-nghi nầy không?
Đáp: Nhưng cần phải nhân nơi chúng-sinh. Thiện luật-nghi nầy có ba thứ: Giới luật-nghi, thiền luật-nghi, và định luật-nghi?
Hỏi: Vì sao chẳng gọi vô-lậu luật-nghi?
Đáp: Vô-lậu luật-nghi nhiếp trong hai món sau, nên chẳng nói riêng. Có ông Luận-sư nói: “Lại có đoạn luật-nghi” nghĩa là khi lìa cõi Dục được thiện luật-nghi, vì dứt phá giới thảy các điều ác nên gọi là đoạn. Mà thật tất cả luật-nghi đều nhiếp thuộc trong ba món.
Hỏi: Các ngoại-đạo được giới Luật-nghi nầy không?
Đáp: Được vì người nầy cũng nhờ thân tâm lìa các ác vậy, nên vị Giới sư dạy bảo: Người từ ngày nay chẳng nên khởi giết thảy các tội.
Hỏi: Các đạo chúng-sinh khác có được giới luật-nghi nầy không.
Đáp: Trong kinh nói các loại rồng thảy cũng năng thọ giới tu một ngày. Nên biết phải có.
Hỏi: Có người nói có những kẻ bất-năng-nam không được giới luật-nghi nầy. Việc ấy thế nào?
Đáp: Giới luật-nghi nầy do tâm mà được sinh; kẻ bất năng-nam cũng có thiện tâm tại sao chẳng được!
Hỏi: Thế sao chẳng cho làm Tỳ-kheo?
Đáp: Vì người nầy kiết-sử sâu dày khó mà đắc đạo vậy. Lại người nầy chẳng ở trong Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, vậy nên chẳng cho. Lại trong ấy cũng có ngăn các người khác nữa, như lé mắt thảy. Người ấy cũng được thiện-luật-nghi nầy.
Hỏi: Trong Tỳ-kheo ngăn kẻ nghịch tội, kẻ tặc-trú và kẻ làm ô-uế Tỳ-kheo-ni thảy chẳng cho làm Tỳ-kheo. Nhưng các người ấy cũng có thiện-luật-nghi chứ?
Đáp: Những người ấy nếu là thế-gian hoặc được thiện luật-nghi, như chẳng ngăn những người ấy tu bố-thí từ-bi các pháp lành. Như vậy nếu có thế-gian giới luật-nghi, đâu có lỗi gì. Nhưng vì người ấy bị ác nghiệp làm dơ cũng ngăn Thánh Đạo nữa, vậy nên chẳng cho xuất-gia.
Hỏi: Là do chúng-sinh có thể giết thảy mà được thiện luật-nghi hay là với tất cả chúng-sinh mà được?
Đáp: Đều đối với tất cả chúng-sinh mà được. Nếu chẳng phải vậy, thì luật nghi có giới hạn, mà có giới hạn là chẳng đầy đủ. Lại luật nghi ấy có thể tăng giảm; thế là đồng với pháp của Ni-Kiền-Tử nghĩa là trong phạm vi một trăm do tuân chẳng nên giết thảy, có các lỗi ấy. Vậy nên luật-nghi không có phân biệt. Nếu có người nói: Ta đối với kẻ nầy lìa giết, mà kẻ nầy chẳng lìa ta, Người ấy chẳng được luật-nghi nầy. Có ông luận-sư nói: Nếu phân biệt bố thí tu từ tâm thảy cũng có phước đức. Giới cũng như vậy, như giữ một giới cũng được phước một giới. Như vậy đối với một chúng-sinh cũng được luật nghi.
Hỏi: Giới luật-nghi nầy có hai thứ: một trọn đời; hai một ngày đêm. Trọn đời: Như giới Tỳ-kheo, Ưu-bà-tắc. Một ngày đêm: Như thọ tám giới một ngày đêm, việc ấy thế nào?
Đáp: Việc ấy vô định: hoặc một ngày một đêm, hoặc chỉ một ngày, hoặc chỉ một đêm; hoặc nửa ngày, hoặc nửa đêm. Tùy lúc khăm năng lãnh thọ được. Xuất gia thời chỉ nên trọn đời. Nếu nói: Tôi chỉ thọ một tháng hay hai tháng, hoặc chỉ một năm thời chẳng gọi được pháp xuất-gia. Năm giới cũng như vậy.
Hỏi: Nếu được thiện-luật-nghi trở lại phá mất luật-nghi chăng?
Đáp: Chẳng mất. Chỉ vì bất thiện pháp làm dơ luật-nghi nầy.
Hỏi: Chỉ đối chúng-sinh hiện-tại giới luật-nghi hay là chúng-sinh ba đời mà được?
Đáp: Đều phải đối chúng-sinh ba đời mà được. Như người cúng dưòng đấng Chí-Tôn quá-khứ cũng có phước-đức. Luật-nghi cũng như vậy. Vậy nên tất cả các Đức Phật đồng một giới-phẩm. Luật-nghi nầy nhiều vô-lượng, như đối với một chúng-sinh được khởi bảy món, như do thiện căn bất tham thảy mà khởi, cũng do tâm thượng-trung-hạ mà khởi, nên có nhiều thứ. Như một người với tất cả chúng-sinh cũng như vậy, trong mỗi niệm thường được, nên có vô-lượng.
Hỏi: Giới luật-nghi, thời gian bao lâu mới được?
Đáp: Có người thọ giới một ngày, là sơ luật-nghi; tức ngày thọ giới Ưu-bà-tắc, là luật-nghi thứ hai; tức ngày xuất-gia làm sa-di, là luật-nghi thứ ba; tức ngày thọ giới Cụ-túc là luật-nghi thứ tư; tức ngày thiền định, là luật-nghi thứ năm; tức ngày được vô-sắc-định, là luật-nghi thứ sáu; tức ngày được vô-lậu, là luật nghi thứ bảy. Tùy chỗ được đạo quả lại được luật-nghi nữa, mà những luật-nghi đã được từ trước chẳng mất. Chỉ thứ nào thắng hơn thì được tên gọi. Như vậy là phước đức càng tăng thêm, vì giới luật nghi nầy đối với tất cả chúng-sinh trong mỗi niệm thường được. Cho nên nói: giới luật-nghi một ngày nầy, bốn của báo lớn chẳng bằng một trong mười sáu phần. Thiền luật-nghi, vô-lậu luật-nghi tùy tâm hành, mà giới luật nghi chẳng tùy tâm hành.
Hỏi: Có người nói khi nhập định có thiền luật-nghi, mà xuất định thời không có. Việc ấy thế nào?
Đáp: Xuất nhập thường có cả. Vì người nầy được thật chẳng gây ác pháp và trái nhau với phá giới, thường chẳng làm ác, thiện tâm càng thù thắng, nên phải thường có.
Hỏi: Như thiền trong cõi vô-sắc không pháp phá giới, thời lấy gì trái nhau mà gọi là thiện luật-nghi?
Đáp: Lẽ phải như vậy. Các Tiên, Thánh đều được thiện-luật-nghi. Nếu phải lấy trái nhau với phá giới nên mới có luật nghi ấy, thời chỉ do nên não hại chúng-sinh mới được thiện luật-nghi. Có những lỗi như vây, cho nên chẳng phải lẽ.
PHẨM TÁM GIỚI TRAI THỨ 113
Tám giới trai gọi là Ưu-bà-ta nhà Tần dịch là thiện-túc, là người ấy tâm hành lìa được phá giới một đêm nên gọi là thiện-túc.
Hỏi: Tại sao chỉ nói lìa tám việc ấy ư?
Đáp: Đây là tám cửa. Nhờ tám pháp nầy lìa tất cả ác. Trong ấy bốn pháp là thật-ác; ụống rượu là cửa của ác; ba pháp kia là nhân-duyên buông-lung. Người nầy lìa năm món ác là phước nhân-duyên; lìa ba món kia là đạo nhân-duyên. kẻ thế-gian phần nhiều thiện pháp yếu ớt, chỉ có thể khởi đạo nhân-duyên nhờ tám pháp nầy mà trọn nên pháp ngũ-thừa.
Hỏi: Tám phần trai-giới chỉ nen thọ đầy đủ, hay thọ được phần nào thì thọ?
Đáp: Tùy sức năng giữ. Có người nói pháp nầy chỉ trai giới một ngày đêm. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tùy thọ giới nhiều ít, hoặc có thể nửa ngày cho đến một tháng, đâu có lỗi chi? Có người nói cần phải theo kẻ khác mà thọ. Ấy cũng chẳng nhất định. Nếu khi không người truyền thời chỉ tâm niệm miệng nói: Tôi giữ tám giới. Giới nầy có năm món thanh-tịnh: 1- Tu thập-thiện đạo; 2- Dứt các khổ trước sau; 3- Chẳng bị ác tâm não-hại; 4- Cần nghĩ nhớ giữ gìn; 5- Hồi hướng về Niết-Bàn. Năng được trai giới như vậy, thời bốn kho báu lớn chẳng kịp một phần; phước báo Thiên-Vương cũng không kịp nữa. Đế-thích nói kệ, Phật quở rằng nếu người lậu-tâm mới nên nói kệ nầy. Lời kệ:
“Lục-trai tháng thần-túc;
Vâng tu tám giới pháp,
Người nầy được phước đức,
Thời cùng tôi ngang nhau.”
Nếu ngày trai người nào thọ trai giới thời phước như Đế-Thích. Vì thọ trai pháp nầy phải lìa quả-báo Nê-Hoàn, nên những người lậu-tận mới nên nói kệ nầy. Trong phép thọ trai pháp, có bị trói buộc, gông cùm đều được tháo xả; cũng dứt được tất cả nhân-duyên bất-thiện, nên gọi là thanh-tịnh.
Hỏi: Vị Chuyển-Luân Thánh- vương muốn thọ trai-pháp nầy, nhờ ai truyền dạy cho?
Đáp: Đại-Đức Thiên-Thần là kẻ đã từng yết kiến Phật dạy cho khiến thọ.
PHẨM TÁM CHỦNG NGŨ THỨ 114
Tám thứ lời nói: Bốn thứ bất tịnh; bốn thứ tịnh. Bốn thứ bất-tịnh là: Nếu người thấy nói chẳng thấy; chẳng thấy nói thấy; chẳng thấy tự bảo thấy, hỏi thì nói chẳng thấy; thấy tự bảo chẳng thấy, hỏi thì nói thấy. Như vậy là sự trái ngược tâm cũng trái ngược, nên gọi bất-tịnh. Bốn thứ tịnh là: Nếu thấy nói thấy, chẳng thấy nói chẳng thấy; thấy tự bảo chẳng thấy, hỏi thì nói chẳng thấy; chẳng thấy tự bảo thấy, hỏi thì nói thấy. Sự thật tâm cũng thật, nên gọi là tịnh. Nghe hiểu biết cũng như vậy.
Hỏi: Thấy, nghe, hiểu, biết có sai khác gì không?
Đáp: Có ba thứ tin: Thấy gọi tin hiện-tại; nghe gọi tin lời Hiền-Thánh; biết gọi là sánh biết; hiểu gọi là phân-biệt. Là ba thứ tin-huệ. Ba thứ huệ nầy, hoặc đều là thật, hoặc đều là trái ngược. Kẻ thượng-nhân chẳng khởi bất-tịnh, chỉ nói lời tịnh-ngữ. Vậy nên sử dụng của kẻ hạ-nhân thời gọi bất-tịnh; sở-dụng của thượng-nhân mới gọi là tịnh. Có người nói trong nghĩa nầy, các người chính-trí đều gọi là Thượng vì chẳng những kẻ Đắc đạo mà người phàm-phu cũng có tịnh ngữ.
PHẨM CHÍN NGHIỆP THỨ 115
Chín thứ nghiệp: Nghiệp buộc cõi Dục có ba thứ: Tác, vô-tác, chẳng phải tác, chẳng phải vô tác. Nghiệp buộc cõi Sắc cũng vậy. Cõi vô-sắc hai thứ và nghiệp vô-lậu. Nghiệp do thân khẩu gây ra gọi là tác. Bởi tác nên mới nhóm các tội phước thường bám theo, đấy là pháp tâm bất-tương-ưng gọi là vô-tác. Cũng có vô-tác chỉ do tâm sinh. Chẳng phải tác chẳng phải vô tác; tức là ý; ý tức là nghĩ, nghĩ gọi là nghiệp. Vậy nên nếu ý tìm cầu thân sau, đấy gọi là ý-nghiệp, cũng gọi là nghĩ. Nghĩ nhớ thân sau nên gọi là nghiệp.
Hỏi: Nếu như vậy thời không có nghĩ vô-lậu?
Đáp: Nếu cho đấy là nghĩ, thời nghĩ vô-lậu vậy.
Hỏi: Vô-tác nầy tuy từ thân sinh, mà phải có nhiều ít sai khác chứ?
Đáp: Tất cả thân phần đều khởi tác nghiệp, thời nhân đấy nhóm nhiều vô-tác được quả-báo lớn.
Hỏi: Vô-tác nầy ở chỗ nào?
Đáp: Thể của nghiệp đạo quyết định nhóm vô-tác. Tác hoặc có hoặc không các món khác thời phải đợi tâm. Nếu tâm mạnh thời có, tâm yếu thời không. Lại vô-tác này cũng từ nguyện mà sinh, như người phát nguyện: tôi cần phải bố-thí hoặc xây tháp cất chùa. Người ấy quyết định được vô-tác.
Hỏi: Vô-tác này thời gian bao lâu mới được, thời gian bao lâu mới mất?
Đáp: Tùy việc sở-tác tồn tại, như tạo lập vườn tược tháp chùa thảy; thí tùy vật thí chẳng hư, bấy giờ thường còn. Lại tùy tâm chẳng dứt, như người phát tâm: Ta nên thường làm việc này. Hoặc hội đồng hoặc cúng áo. Như vậy thảy việc ở nơi tâm chẳng dứt, bấy giờ thường được. Lại tùy mạng chưa qua đời, như người thọ giới xuất-gia, bấy giờ thường được.
Hỏi: Có người nói chỉ trong cõi Dục do tác sinh vô-tác mà trong cõi Sắc thời không có. Việc ấy thế nào?
Đáp: Hai cõi đều có cả. Tại vì sao? Vì chư Thiên ở cõi Sắc cũng năng thuyết-pháp, kính lễ Phật và Tăng. Những người như vậy thảy, tại sao chẳng do tác-nghiệp sinh vô tác ư? Lại có người nói ẩn mất trong vô-ký, nên không có vô-tác. Việc nầy chẳng phải lẽ. Ẩn mất trong vô-ký là phiền não nặng. Phiền não nầy nhóm họp, thời gọi là sử, nhưng ẩn mất trong vô-ký thời không có vô-tác Tại vì sao? Vì tâm ấy mềm quặt, chẳng năng khởi nhóm, như hoa có thể ướp dầu mè chứ chẳng có cây thảy. Có người nói: “Vượt lên trên cõi phạm thế không có tâm năng khởi tác-nghiệp. Tại vì sao? Vì có giác quán mới năng khởi khẩu nghiệp, kia không có giác-quán, chỉ dùng tâm Phạm-thế năng khởi khẩu-nghiệp”. Việc nầy chẳng phải lẽ. Chúng-sinh tùy nghiệp thọ thân, nếu được sinh lên bực trên, thời chẳng được dùng báo trong cõi Phạm-thế. Cho nên biết dùng tâm từ cõi mình năng khởi khẩu-nghiệp. Lại người nói kia không giác-quán, ra sau sẽ nói có.
Hỏi: Thánh-nhân dứt gút chưa hết năng khởi tác-nghiệp không?
Đáp: Thánh-nhân chẳng hay khởi nghiệp thật-tội.
Hỏi: Tiếng tăm chúng-sinh như chó thảy có phải khẩu-nghiệp chăng?
Đáp: Tùy không ngôn-từ phân-biệt, nhưng vì do tâm khởi nên cũng gọi là nghiệp. Lại như hiện-tướng: hoặc hiệu-lệnh, hoặc tiếng đàn sáo thảy, đều gọi khẩu nghiệp. Nghiệp thân-khẩu nầy cần có ý-thức mới năng khởi, chứ chẳng phải các thức khác. Vậy nên người có tự thấy thân nghiệp, tự nghe khẩu-nghiệp, vì ý-thức sinh khởi nghiệp nối nhau chẳng dứt nên tự thấy nghe.
MƯỜI BẤT THIỆN ĐẠO THỨ 116
Trong kinh Phật nói mười bất-thiện nghiệp-đạo là sát-sinh thảy. Năm ấm hòa-hợp gọi là chúng-sinh, vì dứt mạng sống nầy nên gọi là sát-sinh.
Hỏi: Nếu năm ấm ấy thường diệt từng mỗi niệm lấy gì mà sát?
Đáp: Năm ấm tuy mỗi niệm diệt mà trở lại nối nhau sinh, vì dứt nối nhau nên gọi là sát-sinh. Lại vì người ấy có cố tâm sát, nên bị tội-sát.
Hỏi: Vì dứt năm ấm hiện-tại mà gọi là sát hay sao?
Đáp; Trong năm ấm nối nhau có tên chúng-sinh, vì phá-hoại nối nhau nầy nên mới gọi sát-sinh, chứ chẳng bởi trong mỗi niệm diệt có tên chúng-sinh.
Hỏi: Có người nương quan-cựu-pháp sát hại chúng-sinh; hoặc vì sức mạnh ép bức sát chúng-sinh, tự bảo không có tội. Việc ấy thế nào?
Đáp: Lẽ cũng bị tội. Tại vì sao? Vì người ấy đầy đủ nhân-duyên sát tội. Do bốn duyên bị tội sát-sinh: môt có chúng-sinh; hai biết là chúng-sinh; ba có tâm muốn sát; bốn dứt mạng sống nó. Người ấy đủ bốn nhân nầy làm sao mà không tội?
GỌI LÀ TRỘM: Nếu vật ấy thật thuộc quyền người nầy mà cướp trộm đấy gọi là trộm. Trong ấy cũng có bốn thứ nhân duyên: một vật nầy thật thuộc người khác; hai biết là thuộc người khác; ba có tâm cướp trộm; bốn cướp trộm lấy xong.
Hỏi: Có người nói của vật tàng kín là thuộc của vua, nếu lấy vật ấy thời đắc tội với vua. Việc ấy thế nào?
Đáp: Bất luận vật gì trong đất, chỉ vật trên mặt đất thuộc vua. Tại vì sao? Vì như ông Cấp-Cô-Đốc thảy là Thánh-nhân mà cũng lấy vật ấy, nên biết không tội. Lại như tự nhiên được của chẳng gọi trộm cướp.
Hỏi: Nếu tất cả muôn vật đều là cọng-nghiệp mà sinh, thời trộm cướp tại sao bị tội?
Đáp: Tuy do cọng-nghiệp nhân mà sinh, nhưng nhân có mạnh yếu, như người nghiệp-nhân có sức mạnh. Lại siêng năng gia công thời vật ấy mới thuộc quyền sở hữu.
Hỏi: Nếu người cướp lấy ruộng nhà của vật thảy của tháp, chùa, chúng Tăng thời đắc tội với ai?
Đáp: Tuy Phật và Tăng đối với vật không tâm ngã-sở, nhưng cũng do đó mà đắc tội, vì vật nầy nhất định thuộc Phật-Tăng. Hơn nữa với trong kinh ấy sinh ác tâm hoặc cướp hoặc trộm, vậy gọi là đắc tội.
GỌI LÀ TÀ DÂM: Nếu hành-dâm với kẻ chẳng phải vợ thời gọi là tà-dâm. Lại tuy là vợ mà hành-dâm chỗ phi đạo cũng gọi là tà-dâm. Lại tất cả nữ-nhân đều có người giám-hộ, như cha mẹ, anh em, người chồng, dâu con thảy. Nữ nhân xuất gia được vua thảy làm giám hộ?
Hỏi: Hành dâm với Đĩ là kẻ chẳng phải vợ, thế nào có phải tà-dâm không?
Đáp: Là vợ thời gian ngắn. Như trong luật có nói: Đấy là vợ thiểu thời, cho đến lấy một sợi tóc ngăn vậy.
Hỏi: Nếu nữ-nhân không chủ, tự đến cầu xin làm vợ, việc ấy thế nào?
Đáp: Nếu thật không chủ mà đối trước công chúng đúng như pháp đến cầu ấy, thời chẳng gọi tà-dâm.
Hỏi: Nếu người xuất-gia lấy vợ miễn tà-dâm chăng?
Đáp: Không miễn được. Tại vì sao? Vì không có pháp nầy vậy. Pháp người xuất-gia là thường lìa dâm-dục. Nhưng tội nhẹ hơn phạm vợ người khác.
VỌNG NGỮ: Nếu thân khẩu ý gạt chúng-sinh khác, khiến nói hiểu hư dối, gọi là vọng-ngữ. Phật vì trọng tội nên nói trong chúng định hỏi là vọng-ngữ. Cho dến khi một người hỏi cũng gọi vọng-ngữ, đâu cần nhiều người ư? Lại tùy chỗ muốn gạt người thời đắc tội với người ấy. Nếu người bảo với người khác rằng tôi đã nói với kẻ nào đó việc như vậy. Việc tuy chẳng thật mà chẳng gọi là vọng-ngữ. Lại vọng-ngữ tùy ý tưởng. Nếu thấy tưởng không thấy, hỏi thời nói chẳng thấy, là không bị tội vọng-ngữ. Như trong luật Tỳ-Ni đã nói.
Hỏi: Nếu người, việc điên-đảo chẳng thấy nói thấy, tại sao chẳng phải vọng-ngữ?
Đáp: Tất cả tội phước đều do tâm sinh; người ấy với trong việc chẳng thấy mà sinh tưởng thấy, vậy nên không tộii. Như với trong thật chúng-sinh tưởng không chúng-sinh, trong phi-chúng-sinh tưởng chúng-sinh, thời chẳng bị tội sát.
Hỏi: Như thật có chúng-sinh, sinh tưởng chúng-sinh là bị tội-sát. Như vậy nếu thấy sinh trưởng thấy, thời lẽ chẳng tội; chẳng phải chẳng thấy tưởng thấy mà được không tội?
Đáp: Sinh tội là do tâm, do chúng-sinh. Vậy nên tuy có chúng-sinh mà tưởng không chúng-sinh thời chẳng bị tội, vì vô tâm vậy. Nếu không chúng-sinh mà tưởng có chúng-sinh, vì chúng-sinh không nên cũng chẳng bị tội. Nếu có chúng-sinh tưởng có chúng-sinh, vì đã đủ nhân-duyên nên mới bị tội sát-sinh. Nếu với trong việc thấy sinh tưởng chẳng thấy, hỏi thời chẳng thấy; người ấy nghĩ tưởng điên-đảo, nên chẳng dối chúng-sinh, tuy là việc điên-đảo, nhưng cũng gọi là thật. Nếu với trong việc chẳng thấy mà sinh tưởng thấy, hỏi thời nói chẳng thấy, người ấy tưởng điên-đảo dối gạt chúng-sinh; việc tuy chẳng điên đảo, nhưng cũng gọi vọng ngữ.
ĐÂM-THỌC: Nếu người muốn chia lìa kẻ khác nên khởi khẩu nghiệp, gọi là đâm thọc. Nếu không cố tâm chia lìa, mà người kia nghe tự hoại, thời chẳng đắc tội. Nếu đem thiện-tâm giáo-hóa khiến lìa người ác, tuy là chia lìa, nhưng cũng chẳng đắc tội. Nếu chẳng bởi kiết-sử trược tâm tuy là miệng nói cũng chẳng đắc tội.
ÁC-KHẨU: Nếu người đem khổ ngôn mà không có lợi-ích chỉ muốn não hại kẻ khác, gọi là ác khẩu. Nếu vì long lân-mẫn muốn làm lợi ích, nên phải khổ ngôn, thời không có tội. Như vô sự mà gia hại thời có tội. Y theo phương-pháp châm cứu chữa bênh, tuy khổ mà chẳng phải tội. Khổ ngôn cũng vậy, chư Phật, Hiền-Thánh cũng vì việc ấy, nên như nói: “Ngươi là người ngu si!” thảy. Lại nếu không kiết sử trược tâm, tuy là khổ ngôn mà chẳng gọi là tội, như người ly dục thảy. Nếu vì thiện tâm, với trong khổ ngôn mà khởi phiền não là lập tức đắc tội.
LỜI THÊU: Như chẳng phải thật ngữ nghĩa bất chính nên gọi là lời thêu. Lại tuy là thật ngữ vì phi thời, nên cũng gọi lời thêu. Lại tuy thật và phải thời, vì tùy thuận suy não không lợi ích, nên cũng gọi lời thêu. Lại tuy lời thật và phải thời cũng có lợi ích nhưng vì nói nghĩa lý không đầu đuôi, chẳng thứ tự, nên cũng gọi lời thêu. Lại vì si thảy các phiền-não tán tâm mà nói, gọi là lời thêu. Thân ý bất chính cũng gọi nghiệp nói thêu dệt, chỉ đa phần do khẩu tác, cũng tùy thế tục mà nói, nên gọi là lời thêu, còn ba khẩu nghiệp kia lời thêu đều lẫn lộn không thể rời nhau: Như vọng ngữ mà chẳng khổ ngôn, cũng chẳng chia lìa thời có hai thứ: Lời dối và lời thêu; nếu là lời dối cũng muốn chia lìa, mà chẳng khổ ngôn thời có ba thứ: Lời dối đâm thọc và lời thêu; nếu lời dối lời khổ cũng muốn chia lìa, thời đủ bốn thứ. Nếu không lời dối, lời khổ cũng chẳng chia lìa, nhưng lời phi thời, lời vô ích, lời vô nghĩa, thời chỉ là lời thêu. Lời thêu nầy nhỏ nhiệm khó mà lìa được, chỉ có chư Phật mới có thể dứt tận gốc. Vậy nên chỉ có chư Phật độc xưng Thế-Tôn, vì nói là tin chịu, kỳ dư không ai sánh kịp được.
Hỏi: Đã nói bảy thứ nghiệp-đạo, cần gì lại nói ba ý nghiệp?
Đáp: Có người bảo: tội phước chỉ cần do thân khẩu, chứ chẳng phải do tâm. Vậy nên mới nói tâm mà cũng là nghiệp đạo. Lại ba thứ nầy ý-nghiệp có ức mạnh, nên thân khẩu mới khởi ác nghiệp. Ba thứ này tuy đều quan trọng, nhưng vì ý-nghiệp nhỏ nhiệm nên phải nói ở sau. Mặc dù tất cả phiền não năng khởi ác nghiệp, mà chỉ ba thứ này làm não-hại chúng-sinh nhiều hơn, nên mới gọi là bất-thiện nghiệp-đạo. Nếu lòng tham mức trung, hạ chẳng gọi nghiệp-đạo. Lòng tham nầy tăng thượng sâu đắm của kẻ khác khi có phương-tiện muốn não hại là năng khởi nghiệp thân khẩu, cho nên tham ganh là nghiệp đạo. Giận si cũng vậy. Lại nếu nói si tức đã nói tất cả phiền não. Trong đây chỉ vì năng khởi nghiệp thân khẩu xâm hại chúng-sinh. Nên nói ba thứ.
Hỏi: Tại sao gọi si là tà-kiến?
Đáp: Si có nhiều thứ sai khác. Tại vì sao? Vì chẳng phải tất cả si đều là bất thiện. Nếu si càng thêm lên trở thành tà-kiến, thời gọi bất-thiện nghiệp-đạo. Tất cả bất-thiện đều do ba cửa này: Như người vì tài lợi nên khởi nghiệp bất-thiện. Như vì kim tiền tà sát chúng-sinh. Hoặc vì sân nên sát như sát oán-tặc. Hoặc có chẳng vì tại lợi, cũng chẳng giận dữ, chỉ vì sức si chẳng biết phải quấy nên giết chúng-sinh.
Hỏi: Trong kinh nói ác đạo nhân duyên có bốn thứ hành: Do tham, do giận, do khủng-bố và do si nên đọa các ác đạo. Nay trong đây tại sao chẳng nói do khủng-bố khởi ác nghiệp?
Đáp: Bố là nhiếp vào trong si. Nếu nói do bố tức là do si. Tại vì sao? Vì kẻ trí cho đến gặp phải nhân-duyên mất mạng vẫn chẳng khởi ác nghiệp. Lại việc nầy trước đã đáp. Nghĩa là phiền não tăng-trưởng năng khởi nghiệp thân khẩu, bấy giờ gọi bất-thiện-đạo. Vì ba thứ nầy phần nhiều khởi bất-thiện vậy.
Hỏi; Tại sao gọi là nghiệp đạo?
Đáp: ý tức là nghiệp; đi ở trong ấy nên gọi là nghiệp-đạo. Trước đi trong ba món sau; sau đi trong bảy món trước. Ba nghiệp là đạo, chứ chẳng phải nghiệp; bảy nghiệp cũng nghiệp cũng đạo.
Hỏi: Cũng có roi, gậy và uống rượu thảy các nghiệp bất-thiện, tại sao chỉ nói mười mấy thứ ấy?
Đáp: Mười tội nầy nặng nên riêng nói. Lại roi, gậy thảy đều là phụ thuộc trước sau. Uống rượu chẳng phải thật tội cũng chẳng làm hại người khác, dù cho có hại người khác đi nữa cũng chẳng phải chỉ rượu vậy.
Hỏi: Bất thiện-đạo nầy là ở chỗ nào?
Đáp: Đều ở trong năm đạo. Chỉ Bắc Câu-Lô-Châu không tà dâm; do ba việc khởi bởi tham dục mà thành, kỳ dư ba việc khởi cũng bởi ba việc mà thành.
Hỏi: Thánh-nhân năng khởi bất thiện nghiệp không?
Đáp: Cũng khởi ý bất thiện nghiệp, chứ chẳng khởi thân khẩu. Lại trong ý-nghiệp cũng chỉ khởi sân-tâm chứ chẳng khởi sát tâm.
Hỏi: Trong kinh nói bực học-nhân rủa người rằng: Tiêu-diệt, khiến người dứt giống. Việc ấy thế nào?
Đáp: Cũng có kinh nói A-La-Hán rủa. Là người lậu tận, dứt gốc phiền não hay chẳng móng tâm, huống là rủa ư. Nói học-nhân rủa cũng như vậy. Lại Thánh-nhân đối với nghiệp bất-thiện được bất tác luật nghi thì làm sao còn tác bất thiện? Lại vị Thánh nhân chẳng đọa ác đạo, nếu năng khởi bất thiện, thời lẽ phải đọa.
Hỏi: Nếu các Thánh-nhân đời nay chẳng gây nghiệp bất-thiện, nên đọa ác đạo, chứ trong đời quá khứ có nghiệp bất-thiện tại sao chẳng đọa?
Đáp: Tâm Thánh nhân này Trung-thật khi trí sinh, các ác đạo nghiệp đều bị yếu ớt, in như giống hư không còn mọc được. Lại ba độc có hai thứ: Thứ năng gây ác đạo, thứ chẳng năng gây, Thánh nhân đã dứt trọn. Vì nghiệp phiền não, nên được thọ thân; Thánh-nhân tuy có các nghiệp phiền não mà chẳng đầy đủ, vậy nên chẳng đọa. Lại người này nương đại thế lực, chỗ gọi Tam-bảo năng tiêu trừ đại ác, như người nương vua, chủ nợ chẳng dám làm rầy. Lại người này trí huệ sáng bén năng tiêu ác nghiệp, như nhiệt lực trong người thịnh nên năng tiêu món ăn khó tiêu. Lại người này có nhiều phương tiện: hoặc niệm chư Phật, hoặc niệm từ-bi các nghiệp lành, nên được thoát khỏi các ác, như kẻ gian tặc nhiều phương kế, nương các chỗ hiểm nạn thời không thể làm gì được. Lại vi Thánh-nhân này đã được đạo giải thoát, như con ngưu-vương đi, như chim nương hư không. Lại vì suốt đêm tu tập các pháp lành, nên chăng đọa ác đạo. Như trong kinh nói: “Nếu người thường tu thân-giới tâm huệ, thời quả báo địa ngục đời hiện có thể chịu nhẹ”. Lại như kệ nói:
Tu lòng từ bi,
Không lường không ngại;
Có các nghiệp nặng,
Chỗ chẳng hay kịp.
Lại Thánh-nhân nầy tâm bất thiện-nghiệp chẳng năng bền chắc, như một giọt nước rơi trên tấm sắt nóng. Lại Thánh-nhân nầy nghiệp lành sâu xa, như rễ cây hoàn-thù-la. Lại Thánh-nhân nầy nhiều thiện ít ác. Ác ít mà ở trong thiện nhiều thời không có sức mạnh, như gieo xuống sông Hằng một lượng muối không thể làm hoại vị nước được. Lại Thánh-nhân nầy giàu của tín thảy, như người nghèo cùng vì một đồng tiền mà bị tội; kẻ giàu sang tuy được trăm ngàn cũng chẳng đắc tội. Lại vì vào Thánh-đạo nên được cao sang, như kẻ sang trọng tuy bị tội mà chẳng vào lao ngục. Lại như cọp beo chó dê lợn lớn giành nhau, con lớn đắc thắng. Lại Thánh-nhân nầy tâm ký-túc ngủ nơi Thánh-đạo, các tội ác đạo chẳng thể hại được, như vua ngủ nhà trống, kẻ oán không thể vào được. Lại Thánh-nhân này đi chỗ tự đáng đi, nên tội nghiệp ác đạo chẳng làm gì được, như cái ví dụ chim bồ-cắt. Lại Thánh-nhân tâm buộc tứ-niệm-xứ, nên nghiệp các ác đạo chẳng làm gì được, như bình tròn đã để vào đai. Lại đủ hai món kiết mới vào ác đạo theo nghiệp chịu báo; Thánh-nhân dứt được một món, nên chẳng đọa ác đạo. Lại người nầy thường hưởng quả-báo nghiệp lành, nên các nghiệp ác-đạo chẳng làm gì được. Lại như trong phẩm Lục-nghiệp trước đã nói nghiệp tướng địa ngục. Thánh-nhân không nhân-duyên chẳng đọa ác đạo.
Thành Thật luận hết quyển 8.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 16 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Học Phật Đúng Pháp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.9.200 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập