Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Quy y đức xứ vô biên đại quyết trạch phần thứ nhất
Đảnh lễ tất cả vô dư minh
Chẳng một chẳng một các đất đai
Chẳng kể chẳng suy nghĩ về một
Cùng đủ các loại được sanh ra
Gốc gác rất nhiều bởi nhiều đời
Cùng với vi trần chẳng có pháp
Chẳng thể nói hết, không chỗ có
Thông qua chẳng phải cùng các pháp.
Luận rằng: Trong nầy hai hàng kệ lại có 8 môn. Những gì là tám? - Một là hiển thị trung trung chử giả môn; hai là hiển thị đạo lộ quỹ trắc môn; ba là hiển thị nan tạp hợp nhứt môn; bốn là hiển thị vô biên mao sanh môn; năm là hiển thị chủng chủng ly thức môn; sáu là hiển giả hữu vô thật môn: bảy là hiển thị vô sở hữu sự môn; tám là hiển thị cụ túc vô ngại môn. Đây gọi là tám.
Hiển thị trung trung chủ giả môn nghĩa là gồm 5 loại. Những gì là năm? - Một là tùy thuận tùy chuyển ưng thân chủ; hai là hữu vô vô ngại biến thân chủ; ba là bổn thể bổn tánh pháp thân chủ; bốn là bổn mạt cụ tuyệt mãn đạo chủ; năm là tùy ứng vô ngại tự nhiên chủ. Đây được gọi là năm.
Tu tập thực hành là nguyên nhơn và trong những Đà La Ni lớn cũng như kinh điển nói như thế nầy. Lúc bấy giờ Hoa Luân Bảo Quang Minh Thiên Tử liền bạch Phật rằng: Kính bạch Thế Tôn! Đệ nhứt đạo sư có bao nhiêu khả tư nghì và bất khả tư nghì? Duy nguyện Thế Tôn vì chúng con mà khai thị hiển thuyết cho. Chúng con và đại chúng nghe danh tự nầy và thường tụng, thường nhớ nghĩ đến việc ra khỏi chỗ vô minh đến được Niết Bàn.
Lúc ấy Đức Thế Tôn bảo với Thiên Tử rằng:
„Nếu ta dùng lực thần thông trong vô lượng vô biên A Tăng kỳ kiếp để nói về danh tự nầy cũng không thể hết được; nay ta chỉ lược nói vì các ngươi và hội chúng nên tuyên nói điều quan trọng thôi. Nầy các Thiện Nam tử! Những bậc giác ngộ rộng lớn đầy đủ hơn cả cát sông Hằng; nhưng nói lược thì có 5 loại. Những gì là năm? - Một là tùy thể Phật; hai là biến Phật; ba là pháp thể Phật; bốn là mạc trắc Phật; năm là ứng chuyển Phật. Cho đến nói rộng ra. Như dùng kệ để đảnh lễ tất cả cũng không nói rõ hết được. Nghĩa nầy như thế nào? – Tất cả các vị Đạo Sư đều tên là chủ giả. Điều nầy có 3 nghĩa. Những gì là ba? - Một là nghĩa tự tại, các pháp vương; hai là nghĩa đảnh thượng, ba cõi có một; ba là nghĩa châu biến, không nơi nào mà không đến được. Đây gọi là ba.
Như vậy đã nói qua về hiển thị trung trung chủ giả môn; bây giờ lần lượt nói về hiển thị đạo lộ quỹ tắc môn. Trong môn nầy lại có 6 loại. Những gì là sáu? - Một là âm tế ngôn đạo vô ngại tự tại quỹ tắc; hai là sở y bổn địa bình đẳng nhứt chủng ly chư hư vọng quỹ tắc; ba là sanh trưởng trang nghiêm nhứt nhứt hữu lực quỹ tắc; bốn là cứu cánh viên mãn vô dư tận nhiếp quỹ tắc; năm là phi danh phi tướng phi thể phi dụng vô tạo vô tác quỹ tắc; sáu là tự nhiên hiện tiền thường trụ bất biến vô sở chú liễu cứu cánh tịnh mãn quỹ tắc. Đây gọi là sáu.
Trong Kinh Kim Cang Tam Muội vô ngại giải thoát bổn trí thật tánh nói như thế nầy: Lại nữa Văn Thù Sư Lợi! Nếu ta nói rộng ra thì tổng cộng có 10 ức 7 vạn 3.050 pháp môn mà hành giả phải trải qua nhiều con đường như thế. Nếu ta lược nói thì tổng cộng có 6 loại hành giả qua lại như vậy. Đây là sáu việc thông nhiếp tất cả vô lượng vô biên quỹ tắc tạng hải. Những gì là sáu? - Một là thuyết trắc; hai là đẳng trắc; ba là chủng trắc; bốn là thượng trắc; năm là phi trắc; sáu là thường trắc; cho đến nói rộng ra, như kệ phi nhứt phi nhứt các trắc địa vậy. Đây là nghĩa gì? - Tất cả các pháp tạng đều có tên là quỹ tắc. Điều nầy có 3 nghĩa. Những gì là ba? - Một là nghĩa Kim Khu; lúc mà con người dễ đổi ấn tượng về pháp môn, thường hằng chẳng thay đổi; giống như là khu kia vậy; hai là nghĩa dẫn đạo, nhiếp lấy hành giả làm cho giữ gìn con đường đi như người dẫn đường kia; ba là nghĩa hay trì (giữ), lành giữ tự tướng mà chẳng hoại mất, như kẻ giữ kia. Đây gọi là ba.
Như vậy đã nói về hiển thị đạo lộ quỹ tắc môn rồi; bây giờ lần lượt sẽ nói về hiển thị ly tạp hợp nhứt môn. Trong môn nầy lại có 3 loại. Những gì là ba? - Một là kết phược môn hợp nhứt. Tất cả vô lượng vô biên vô minh phiền não chủng loại được sanh ra; tuy không có hợp nhứt bên trong, mà lại có hợp nhứt bên ngoài; dùng số lượng để thành lập khế hợp với một nghĩa. Hai là giải thoát hợp nhứt. Tất cả vô lượng vô biên tam thừa các vị Thánh nhơn bên trong có nghĩa hợp nhất về đạo lý; bên ngoài có nghĩa hợp nhất với bụi trần. Ba là cụ túc phi hợp nhứt. Tất cả vô lượng vô biên Kim Cang trung gian Đại Thánh chúng đầy đủ có thể khế hợp với nhau ở hai nghĩa. Đây gọi là ba.
Văn Thù Sư Lợi! Luận nghĩa về phần thứ nhứt thì không cùng không tận, trong các kinh điển nói như thế nầy. Tăng chúng như biển, tuy không lường được mà bản thể nầy thường có 3 loại. Những gì là ba? - Một là vô căn vô tránh địa; hai là cụ căn vô tránh địa; ba là hữu căn vô tránh địa; cho đến nói rộng ra như bài kệ, chẳng đếm chẳng thể suy nghĩ được một. Ý nầy như thế nào? - Tất cả chư Tăng đều có tên hợp nhứt. Có 2 nghĩa. Những gì là hai? –Một là nghĩa tích tập, tập hợp lại vô lượng vô biên tất cả sự tán loạn như bụi trần; hai là nghĩa một hạt, ở yên nơi vô lượng vô biên tất cả sóng gió của thức. Đây gọi là hai.
Như vậy đã nói về hiển thị ly tạp hợp nhứt môn rồi; bây giờ lần lượt nói về hiển thị vô biên mao sanh môn. Trong môn nầy lại có 3 môn. Những gì là ba? - Một là hữu loại mao sanh vô biên môn; hai là không loại mao sanh vô biên môn; ba là tợ loại mao sanh vô biên môn. Đây gọi là ba.
Môn đầu tiên lại có 4 loại. Những gì là bốn? - Một là noãn sanh; hai là thai sanh; ba là thấp sanh; bốn là hóa sanh. Đây gọi là bốn. Như vậy 4 loại sanh nầy nhiếp tất cả vô lượng hữu loại căn bản danh số.
Trong môn giữa lại có 3 loại. Những gì là ba? - Một là quang minh trung tạng không loại; hai là ám sắc trung tạng không loại; ba là phong vân trung tạng không loại. Đây gọi là ba. Như vậy ba loại, không cho nên chẳng phải không mà yên ổn; cho nên không. Nên quan sát phán xét về những loại quyến thuộc của không. Trong số nầy đa phần chẳng thể so sánh được. Trong môn sau lại có 3 loại. Những gì là ba? - Một là huyễn hóa chú thuật tướng tướng vô lý tợ loại; hai là biến dược phương cấm tướng tướng vô lý tợ loại; ba là tùy bổn hiện tiền ảnh tượng tợ loại. Đây gọi là ba. Ba loại nầy có thể nhiếp tất cả vô lượng vô biên chủng chủng tợ loại căn bản danh số. Trong kinh tập loại pháp môn có nói như thế nầy: Có loại thức nói cho rộng ra thì gồm có 10. Lược nói chỉ có 3. Những gì là ba? - Một là tâm thức thân cận tại hữu chúng sanh; hai là xứ sở ổn tạng bất kiến chúng sanh; ba là thức viễn tợ hữu động chuyển chúng sanh. Đây gọi là ba. Cho đến nói rộng ra như kệ cùng với các nơi có sự sống. Ý nầy nghĩa gì? - Tất cả chúng sanh đều sanh với lông màu sắc. Điều nầy có 2 nghĩa. Những gì là hai? - Một là nghĩa động chuyển bất định, tùy nơi thọ sanh, chẳng có định pháp; hai nghĩa là nhiều vô số, không thể tính đếm số lượng được. Đây gọi là hai. Trong môn nầy vì muốn hiện thị Thánh như có sừng, còn phàm phu thì có nhiều lông.
Như vậy đã nói qua về hiển thị vô biên mao sanh môn rồi; bây giờ lần lượt sẽ nói đến hiện thị chủng chủng ly thức môn. Trong môn nầy lại có 2 loại. Những gì là hai? - Một là cộng nghiệp kiến lập đoạn mệnh phẩm; hai là biệt nghiệp kiến lập đoạn mệnh phẩm. Đây gọi là hai. Trong môn đầu tiên lại có 4 loại. Những gì là bốn? - Một là phong luân đại đại đoạn mệnh phẩm; hai là thủy luân đại đại đoạn mệnh phẩm; ba là kim luân đại đại đoạn mệnh phẩm; bốn là hỏa luân đại đại đoạn mệnh phẩm. Đây là 4 luân có thể nhiếp tất cả vô lượng vô biên cộng nghiệp kiến lập đoạn mệnh phẩm loại căn bản danh số. Còn gọi là biệt nghiệp kiến lập đoạn danh phẩm nghĩa là thân chúng sanh không chấp vào sự thọ nhận lông tóc loại nghiệp, hành động như trong kinh Bổn Nhơn nói như thế nầy:
Lại nữa Văn Thù Sư Lợi! Nói là chúng sanh đang ở trong thế gian tức là có 2 loại. Những gì là hai? - Một là tổng luân thế gian và hai là biệt trì thế gian. Đây gọi là hai. Hai thế gian nầy lành hay nhiếp trì vô lượng vô biên tất cả sự cư trụ nương vào nơi thế gian; cho nên nói rộng ra như kệ và vô lượng vô số đoạn mệnh phẩm vậy. Nghĩa nầy là gì? - Tất cả lìa thức đều gọi là đoạn mệnh. Nghĩa là không còn rõ biết bởi trí nữa.
Ở đây đã nói về hiện thị chủng chủng ly thức môn rồi; bây giờ lần lượt nói về hiện thị giả hữu vô thất môn. Trong môn nầy lại có 5 loại. Những gì là năm? - Một là như nước trong mặt trăng giả có. Hai là như thành Càn Thác Bà giả có. Ba là như ánh nắng thấy giả có nước. Bốn là như huyễn hóa tạo ra giả có. Năm là như hang vang tiếng động giả có. Đây gọi là năm. Trong kinh Đại Bảo vô tận Liên Hoa Địa Địa nói như thế nầy: Như nước trong mặt trăng có 5 loại hư thuyết để thí dụ. Tổng nhiếp 55.550 cách nói hư cấu thí dụ căn bản danh tự. Cho đến nói rộng ra, như kệ cùng với tầng số và bụi ấy chẳng có pháp. Tất cả vô lượng hư thuyết thí dụ đều gọi là chẳng có. Nghĩa là chẳng có tự tánh thật; cho nên gọi là vô. Không có ấy kỳ thật là không, đều không; cho nên nói là có.
Đã nói về hiện thị giả hữu vô thật môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến hiện thị vô sở hữu sự môn. Trong môn nầy lại có 4 loại. Những gì là bốn? - Một là như người nữ bằng đá là việc chẳng có; hai là như sừng thỏ là điều không có; ba là như lông rùa là điều chẳng có; bốn là như La Hán nhiễm ô là việc không có. Đây có tên là bốn. Trong kinh Bổn Địa nói như thế nầy: Lại nữa Phật Tử! Ngươi trước đây đã hỏi rằng những pháp gì gọi là vô sở hữu phẩm? – Đó là thạch nữ và 4 loại đã nói. Còn nếu nói rộng ra thì vô lượng không thể nói hết được. Cả những câu kệ cũng chẳng thể nói chỗ vô sở hữu được. Vì sao mà ý nghĩa ủa tất cả pháp không đều, gọi là vô sở hữu? - Ở đây có 2 loại. Những gì là hai? - Một là pháp không kia thể tánh không không, như 4 loại chính đã nói; hai là pháp không nầy nếu chẳng giải thích thì điều ấy tức là không. Đây gọi tên là hai.
Ở đây đã nói qua về hiện thị vô sở hữu sự môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến hiện thị cụ túc vô ngại môn. Trong môn nầy lại có 10 loại. Những gì là mười? - Một là tâm chủ pháp; hai là tâm niệm pháp; ba là sắc chủ pháp; bốn là sắc tử pháp; năm là phi khế ứng pháp; sáu là vô vi pháp; bảy là phi hữu vi, phi vô vi pháp; tám là diệc hữu vi, diệc vô vi pháp; chín là cụ cụ pháp; mười là cụ phi pháp. Đây gọi là mười.
Nói là tâm chủ pháp nghĩa là có thể một cho đến 8 thức ấy cùng với tâm thức là bổn pháp. Nói là tâm niệm pháp nghĩa là cùng với sự tương ưng nầy với tất cả các số pháp. Nói là sắc chủ pháp nghĩa là có thể một ấy hay tạo nên pháp lớn hơn. Nói là sắc tử pháp nghĩa là có thể một ấy tạo ra đủ các loại sắc pháp. Nói là phi khế ưng pháp nghĩa là có thể một ấy phi sắc, phi tâm các loại pháp. Nói là vô vi pháp nghĩa là hư không cùng với 4 loại vô vi pháp. Nói là phi hữu vi, phi vô vi pháp nghĩa là một tâm cùng với các bổn tánh pháp. Nói là diệc hữu vi, diệc vô vi pháp nghĩa là một tâm cùng với các bổn tánh pháp tạo nên những tướng dụng của nghiệp. Nói là cụ cú pháp nghĩa là pháp lớn ấy chính là phần thứ nhứt nầy. Nói là cụ phi pháp nghĩa là pháp lớn nầy cùng với phần sau cùng. Như vậy 10 pháp.
Bây giờ trong môn nầy một có và một không; một sanh và một diệt; một nghịch và một thuận; một phẩm và một loại chẳng thể xa lìa được. Cho nên nói là hiện thị cụ túc vô ngại môn. Trong kinh Tối Thắng Đức Vương Quảng Đại Hư Không nói như thế nầy: bất khả thuyết, bất khả thuyết, bất khả thuyết trong mười phương thế giới vi trần số ấy có vô lượng vô biên pháp môn lớn như biển cả. Một ở, một dậy, một đứng, một dừng chung cuộc chẳng thể phân biệt lại chẳng thể xa lìa. Dùng nghĩa nầy để kiến lập nên quảng đại viên mãn hư không địa địa, vô tận vô cực pháp giới đại hải môn. Cho đến nói rộng ra như bài kệ thông cụ phi thị cùng với các pháp vậy. Quy y đức xứ nhơn duyên đại quyết trạch phần thứ 2
Đã nói qua về quy y đức xứ vô biên đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến quy y đức xứ nhơn duyên đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Có đó mười loại nhơn duyên lớn
Tạo tác quy y nơi biển thức
Đó là lễ ân và thêm lực
Quảng đại thù thắng cùng vô ngã
Quyết định đại hải cùng tán thán
Cùng với hiện thị tự mỗi thân
Như vậy mười loại nhơn duyên lớn
Đầy đủ đại sĩ và các việc
Phàm chẳng cảnh thánh lại chẳng sánh
Tùy phần Bồ Tát lại chẳng thể
Luận rằng: Với nhơn duyên gì mà quy y đức xứ? - Lấy 10 loại nhơn duyên mà tạo nên quy y. Theo như bài kệ dùng 10 loại đại nhơn duyên tạo tác quy y đức xứ hải. Những gì là 10 loại nhơn duyên?
Một là lễ kính tôn trọng sâu xa nhơn duyên. Có thể tạo nên lễ kính quy y đức xứ, bỏ bớt kiêu mạn, tăng trưởng căn lành, cho nên như kệ nói là lễ.
Hai là ức niệm ân trạch báo tin nhơn duyên, có thể tạo tác nên những lời luận nghị tốt đẹp, khai sáng tất cả những cuồng loạn chúng sanh. Tất cả đức xứ đều hoan hỷ. Như kệ gọi đây là ân.
Ba là ngưỡng thỉnh gia lực thành nhơn duyên. Hoặc là tạo tác đại luận pháp môn. Những đức xứ kia chẳng phải là gia lực nầy, chẳng thể phân biệt pháp môn như biển ấy, như kệ đã nói về gia lực.
Bốn là khai mở quảng tán lệnh liễu nhơn duyên, dùng lời nói hay đẹp để chỉ cho sự thông minh, hiện rõ trong các kinh, bí mật vi diệu sâu xa, văn nghĩa như biển cả. Vì muốn làm cho rộng rãi vậy. Như kệ đã nói rộng ra.
Năm là cần vật lệnh sanh thù thắng nhơn duyên, tạo tác ra các luận giáo và khai mở chỉ bày ý nghĩa của câu văn. Nếu chẳng quy y thì những chúng sanh kia chẳng thể tín thọ phụng hành một cách rốt ráo. Như kệ đã rõ ràng.
Sáu là tu tập nhẫn nhục vô ngã nhơn duyên, phát khởi hoan hỷ tôn trọng quy hướng về tâm to lớn ấy. Như kệ đã nói về vô ngã.
Bảy là xuất sanh công đức quyết định nhơn duyên, quy y đức xứ tạo tác luận giáo; hoặc thấy hoặc nghe; hoặc nghe kẻ nghe; hoặc thấy kẻ thấy; hoặc ở cùng nước; tất cả đều tùy lúc chẳng di chuyển, xuất sanh tăng trưởng vô lượng vô biên tất cả công đức các căn lành, quyết định chẳng phô trương sai trái; như kệ đã quyết định vậy.
Tám là đại hải vô tận bảo tạng nhơn duyên, tích tập vô lượng vô biên tất cả các loại lực, tạo tác thù thắng viên mãn đại hải, như y bảo luân Kim Cang đức tạng; vì muốn cứu độ vô lượng vô biên cùng khổ não các loại chúng sanh, như kệ đã nói về biển lớn.
Chín là phương tiện thiện xảo giáo hóa nhơn duyên. Trong việc đầy đủ ấy tuy chẳng riêng biệt quy y về, mà tán thán giáo hóa vì sự lợi sanh vậy, như kệ đã tán thán rồi.
Mười là hiện thị quá khứ bản thân nhơn duyên. Quy về đức xứ tất cả chẳng phải nơi tự thân nhiếp giữ, như kệ đã nói cùng với thông hiện thị tự bản thân vậy.
Đây là 10 loại tướng của Đại Nhơn Duyên. Đây là quảng đại thù thắng nhơn duyên. Người nào làm? – Chính Phật và Bồ Tát làm. Các vị Bồ Tát sẽ chẳng thể làm hà huống là nhị thừa, như bài kệ đã nói về 10 loại đại đại nhơn duyên đầy đủ Đại Sĩ cùng với, có thể đầy đầy cả kẻ phàm, chẳng phải cảnh thánh lại cũng chẳng phải số lượng, tùy theo phần của Bồ Tát lại cũng chẳng thể được. Đại Tông Địa Huyền Văn Bản Luận
Hết quyển một
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.19.123 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.