Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 9 »»

Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 9

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.24 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.3 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như kinh Nhập Lăng Già nói: Đại Huệ Bồ Tát hỏi về Như Lai Tạng.
Phật bảo: Nầy Đại Huệ! Vì sao mà ngươi nay hỏi ở tại tánh Như Lai rõ ràng thanh tịnh, bổn lai thanh tịnh, như thế mà nói. Như Lai đầy đủ 32 tướng. Tại tất cả thân của loài hữu tình nhưđồ quý vô giá mà bị cột chặt nơi áo dơ bẩn. Uẩn xứ giới y ấy che khuất cũng lại như vậy. Sư tham sân si kia chẳng thật kế chấp. Điều nầy là cấu nhiễm, là pháp vô thường, là chẳng kiên cố, là chẳng cứu cánh.
Đại Huệ bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Ngoại đạo nói về thần ngã. Vì sao chẳng thể so sánh vớitạng ngữ của Như Lai. Vì ngoại đạo nói thần ngã là thường. Ngã ấy hay tạo tác. Lìa phược tự tại mà vĩnh viễn bất diệt. Thuyết kia như thế nói về thần ngã.
Phật bảo: Đại Huệ! Ngoại đạo và lời nói của ta chẳng thể sánh với Như Lai tạng ngữ được. Đại Huệ! mà chỗ ta nói thực tế Niết Bàn vô sanh, không, vô tướng, vô nguyện v.v... là những câu nghĩa. Như Lai, ứng cúng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, vì những kẻ ngu muội làm cho xa lìa, vô ngã, sợ hãi. Vì thế cho nên phương tiện nói vô phân biệt, vô sở đối ngại ở cửa Như Lai tạng. Điều nầylại chẳng phảivị lai hiện tại. Chư Bồ Tát Ma Ha Tát chấp trước chỗ làm của ta. Nầy Đại Huệ! Giống như người làm đồ gốm dùng nước nhồi đất thành bùn và tạo nên công cụ cùng nhiều loại hình tướng khác nhau. Như Lai lạicũng như thế. Trụở pháp vô ngã, lìa tướng phân biệt. Cho nên nhiều loại thắng huệ phương tiện thiện xảotương ưng. Hoặc nói Như Lai tạng. Hoặc nói pháp vô ngã, có ít nhiềuxảovăn cú, ngôn từ, thí dụ mà nói. Đây là duyên mà ngoại đạo và lời nói của ta chẳng thể so sánh vớilời nói của Như Lai Tạng được.
Nầy Đại Huệ!Lạinơi ta nói Như Lai tạng ngữ chỉ vì hàng phục ngoại đạovội chấp vào lời nói của ta. Cho nên phương tiện nói Như Lai tạng. Như thế và vội chấp thế về ýlạc, rơi vào chỗ không thật chủ tế, thấykế chấp. Nếu ở nơi3cửa giải thoát ý lạc đầy đủ. Tức hay xa chứng quả ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Do nghĩanầy mà Như Lai, ứng cúng, Chánh Đẳng, Chánh Giác đã nói Như Lai tạng pháp cùng ngoại đạo là lời nói của ta chẳng thể so sánh cùng. Cho nên Đại Huệ! Vì làm cho ngoại đạo lìa các kiến chấp, làm cho điều nầysẽ được tùy thuận Như Lai vô ngã tạng pháp. Điều nầy nói là vô thượng thành tựu pháp cứu cánh. Nghĩa là chư Bồ Tát không, vô sanh, vô nhị, vô tự tánh pháp. Nghĩa là pháp thậm thâm. Nếu có tuyên thuyết cùng thọ trì tức hay phổ nhiếp tất cả kinh Đại Thừa trong ý nghĩa sâu xa. Kinh nầylạicũng nói rằng: Đại Huệ! Không nầy, vô sanh, vô nhị, vô tự tánh tướnglà phổ nhiếp tất cả chư Phật và tất cả kinh điển vậy.
Trong Nguyệt Đăng Tam Muội kinh, Như Lai đã nói kệ rằng:
Ở trong ba ngàn đại thế giới
Ta đã tuyên nói các kinh điển
Nhiều loại câu văn đều một nghĩa
Cho nên chẳng thể nói khắp cả
Cho đến tất cả các Như Lai Lại rộng nói đến nhiều loại pháp
Ở nơi một câu tu học rồi
Tất cả tu tập được thành tựu
Tất cả các pháp đều tánh không
Nếu người ở nghĩa hiểu rõ ràng
Thì nghĩa câu nầy học sẽ thành
Mà nơi Phật Pháp chẳng lìa, được
Ở chỗ sâu xa hay tin giải
Rộng được tất cả thắng phước sanh
Các cõi thế gian, xuất thế gian
Làm công việc nầy đến thành Phật.
Kinh Bảo Thọ nói rằng: Lạinữa Diệu Cát Tường! Nếu có Bồ Tát trải qua trăm ngàn kiếp, lành tu 6 Ba La Mật Đa đầy đủ thiện xảo phương tiện. Nếu có người ở nơi chánh pháp nầy mà cầncầu nghe thọ thì so sánh với phước trước, ở đây gấpbội phần. Hà huống có tâm vô sở cầu để nghe, thọ, biên chép, vì kia mà rộng nói.
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Phậtbảo -Nầy Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? Trong hằng hà ấy mà có thiểu số lại có mỗimỗi cát sông hằng thì hằng hà nầysố cát ấy nhiều chăng?
Tu BồĐề thưarằng: Hằng hà ấy nhiều vô số, hà huống là số cát kia.
Phật bảo: Tu Bồ Đề! Ta nay nói lời thật cho ngươirằng: Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn ở nơiHằng Hà ấy có nhiều cát như cát của thế giới dùng bảy thứ quý đầydẫycả thế giới để mà bố thí chư Phật Như Lai thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn kia nương vào phước ấy được nhiều chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Thật nhiều, bạch Đức Thế Tôn. Thật nhiều, bạch Đức Thiện Thệ.
Phật bảo: Tu Bồ Đề! Nếu có người ở nơi chánh pháp cho đến thọ trì một đến bốn câu kệ và vì người khác mà diễn nói thì phước nầy hơn kia.
Trong kinh PhạmVương Vấn nói rằng: Nầy Nhơn Giả! Nếu có thiện nam tử, thiệnnữ nhơn ở nơi Như Lai mà vui tu việc phước thì nên biết ở nơi chánh pháp nầy nghe, tin giải và thọ trì v.v... tức có thể rộng được sắc tướng. Cao đẹprộng nhiều quyến thuộc ở nơi pháp tự tại. Ở trong cõi trời người luôn thọ được những niềm vui.
Theo kinh Xá LợiTử nói Bát Nhã Ba La Mật Đarằng: Xá LợiTử bạch Phật rằng: Kính bạch Thế Tôn. Nếu lại có người được nghe nói Bát Nhã Ba La Mật Đa nầy; nghe rồi tin giải thì người nầy tức ở nơi Bồ Đề được bất thối Bồ Đề.
Từ chuyển Thị Tát thưa: Bạch Thế Tôn! Nếu có nghe nói Bát Nhã Ba La Mật Đa nầy rồi liền tin giải thì Bồ Tát tức được gần quả vị Phật.
Diệu Cát Tường Bồ Tát thưa: Bạch Thế Tôn. Nếu có nghe nói Bát Nhã Ba La Mật Đa, nghe rồi tín giải, thấy đó là Bồ Tát sẽ như Phật, tưởng tất cả tội nhiễm ác tác mà tất được giải trừ. Tất cả nghiệp chứng đều được thanh tịnh. Ở nơi pháp sâu xa ấy có thể sanh thắng giải.
Kinh Như Lai Tạng nói rằng: Phật bảo -Nầy Ca Diếp! Tối cực 10 bất thiện nghiệp, gọi:
Thứ nhất là giả sử có người Duyên Giác vì cha mà cùng sát hại. Đây là tộicực ác sát sanh.
Hai là xâm đoạt tài vật của Tam Bảo. Đâylà tội cực ác trộm lấy.
Ba là giả sử có người A La Hán vì mẹ mà sanh tâm nhiễm trước thì đây là tội cực ác tà nhiễm vậy.
Bốn là hoặc có nói ta là Như Lai v.v... Đâylà tội vọng ngữ cực ác.
Năm là ở nơi Thánh Chúng mà làm ly gián. Đâylà tội lưỡng thiệt tối cực.
Sáu là hủy báng Thánh Chúng. Đâylà tội cực ác về miệng.
Bảy là ở nơi chánh pháp muốn tạp sức vì chướng. Đâylà tội cực ác vì ỷ ngữ.
Tám là ở nơi đường chánh, đườngngaymà có sự lợidưỡng khởi lên, có tâm xâm đoạt. Đâylà tội tối cực của tham dự.
Chín là xưng tán nghiệp ngũ vô gián. Đây là tội tối cực của sân si.
Mười là khởi tâm hẹp hòi thấy ác. Đây là tội tà kiến tối cực.
Nầy Ca Diếp! Những điều nầy là nghiệpbất thiện. Đều là tộicực đại. Ca Diếp! Nếu có một loài hữu tình nào có tội như thế làm đủ 10 điều bất thiện thì Như Lai tức vì đó mà tuyên nói nhơn duyên hòa hợp pháp, làm cho kia được giải nhập. Lúc ấylại chứng có ngã nhơn, hữu tình thọ, tưởng. Nếu hay giải pháp nầyrồi vô tác, vô vi như huyễn pháp. Lìa nhiễm, thanh tịnh tự tánh sáng suốt; giảitất cả pháp bổn lai đều thanh tịnh. Ở nơitấtcả pháp tịnh tín thắng giải. Ta chẳng nói loài hữu tình kia đọanơi ác thú. Vì sao vậy? Chẳng có phiền não tụ tánh có thể được. Sanh rồi tức thờitất cả được phá tán. Cho nên phải biết các phiền não do một nhơn duyên hòa hợp mà sanh. Sanh rồitức diệt. Nếu khởi tâm khiển trừ mà các phiền não theo, tức là có sanh. Nếu như tín giải thì kia lại nào có tội phân vị. Chẳng có nơi nào dung thọ mà nói có tội chướng mà có thể trụ. Chẳng cóxứ nào cả.
Như Trì Luật Ưu Bà Ly Tôn Giả hỏi trong hàng Ma phẩmrằng: Những ác ma kia thế nào mà các Tỳ Kheo chơn trì luật thực hành?
Ma Thưa: Thưa Tôn Giả! Nếu Tỳ Kheo hiểu rõ tất cả pháp luật cứu cánh điều phục rằng các tộigốc gác chẳng có trước sau, lìa những sự nhỏ nhặt vậy. Nếu phạmtội đọa và làm việc ác thì được giải trừ chớ sanh cứng nhắc đắm trước. Những pháp như thế vì kia mà khai thị. Tội kia đáng tội ngũ vô gián, cũng được giải trừ, hà huống là những kẻ chỉ phá giới ít hay cấu nhiễm. Theo pháp luật mà nói thì chẳng phải vì khách trần phiền não nhiễm ô, sanh xuất và lìa sự suy nghĩ, phải biết những phiền não ấy chẳng trong chẳng ngoài, lại chẳng ở giữa. Chẳng lìa nhiễmtức biết có thể trừ được phiền não. Tánh lìa nhiễm ấylại chẳng thể phân tán. Kẻ biết quán như thật về các phiền não giống như gió mây trôi nổi làm tan ra, tùy theo phương hướng thích hợp mà tụ lại. Lạinữa những phiền não ấycũng giống như trong nước có ánh trăng. Những ảnh tượng ấy hiện ra nên đốilạivới hiện tiền. Lại các phiền não ấy là cảnh giớihắc ám mà đèn trí huệ sáng suốt có thể chiếu phá được. Lạinữa phiền não kia là loại giặc làm não hạisắc tướng như những Dạ Xoa La Sát. Nếu tác ý sâu xa như thật quán sát tức thời chẳng có chỗ để tồn tại. Lạinữa những phiền não thường hay ti tiện nhỏ nhặt. Nếu chẳng có ý chí sâu xa thì phiền não ấysẽ tăng trưởng ở nơi không, vô tướng, vô nguyện, trí huệ pháp mà những pháp nầy chẳng bị di hại. Lạinữa như thế các phiền não kẻ trí thì biết sự nhiễm trước kia, phiền não ấy là chỗ đối trụ của loài hữu tình. Đứng trước việc nầy nên khởi tâm bi mẫn vì đó nói vô ngã, vô hữu tình pháp, làm cho đây lìa nhiễm ô. Điều nầy tức là vì chơn thật trì luật.
Trong kinh A Xà Thế Vương nói rằng: Phật dạy -Nầy A Nan! Ta nay đem lời thật bảo cho ngươirằng nếu kẻ tạo ngũ vô gián tội mà được nghe chánh pháp như thế nầyrồi thì có thể sanh thắng giải. Ta chẳng nói người kia có nghiệp và nghiệp chướng. Nầy A Nan! Đây là lời quan trọng. Điều nầy ở nơi tuyên thuyết chánh pháp sâu xa hay sanh thắng giải nên xưng tán rộng ra. Trong rất nhiều kinh chuyên cần nghe thọ, chẳng lìa thiện xảo phương tiệnmà Bồ Tát nên như thế mà không làm, nói pháp sâu xa. Cho nên trí huệ và phương tiện là 2 pháp chẳng lìa xa. Đây là Bồ Tát vì tương ưng với chánh pháp.
Kinh Duy Ma Cật nói rằng: Không phương tiện, trí huệ bị trói buộc. Có phương tiện, trí huệđược giải rõ.
Thế nào là không phương tiện, trí huệ bị trói buộc?
Nếu Bồ Tát ở nơi không, vô tướng, vô nguyện mà điều phục tâm nầy thì không những tướng hảo trang nghiêm Phật độ, làm thành thục các loài hữu tình, mà điều nầy tức là chẳng có phương tiện nên huệ bị cột trói.
Thế nào là có phương tiện, trí huệđược giải bày?
Nếu Bồ Tát hay vì tướng hảo trang nghiêm Phật độ mà thành thục ở loài hữu tình thì ở nơi không, vô tướng, vô nguyện phải điều phục tâm nầy, siêng năng cần mẫn không làm mà chẳng mệt mỏi giải đãi. Đây tức là có phương tiện làm cho trí huệđược giải bày.
Thế nào là không trí tuệ, phương tiện cột chặt?
Nếu Bồ Tát ở nơi thấy các phiền não sanh khởi, tùy theo đó mà có chỗ dính mắc, rồi lại phát khởi tất cả thiện căn, hồi hướng vô thượng Bồ Đề. Đây tức là vì vô trí huệ, phương tiện ràng buộc.
Sao gọi là có trí huệ và phương tiện được giải bày?
Nếu Bồ Tát ở nơi thấy phiền não sanh khởi tùy duyên đoạn trừ các chấp trước mà phát khởitất cả thiện căn hồihướngvô thượng Bồ Đề tất chẳng cóchỗ chấp giữ thì đây tức là có trí huệ, phương tiện giải bày. Trí huệ nầy và phương tiện kia là 2 pháp hòa hợp. Phải nên biết tất cả là những hạnh của Bồ Tát.
Thế nào là hạnh của Bồ Tát?
Nghĩa là chẳng phải việc làm củakẻ phàm phu. Chẳng phải là việc làm của hiền thánh. Đó là Bồ Tát hạnh. Ở nơi sanh tử chẳng bị nhiễm ô. Ở nơi Niết Bàn chẳng vĩnh viễn tịch diệt. Đógọi là Bồ Tát hạnh. Tuy cầu trí tứ đế nhưng lại chẳng phải thủ chứng Niết Bàn. Đây là Bồ Tát hạnh. Tuy quán nội không mà thường nhớ nghĩở nơi ba cõi, thị hiện vào đó để thọ sanh. Đó là Bồ Tát hạnh. Tuy quán vô sanh mà chẳng nhập chánh vị. Đó là Bồ Tát hạnh. Tuy nhiếp tất cả loài hữu tình mà chẳng nhiễm trước. Đó là Bồ Tát hạnh. Tuy làm ở nơi không mà thường siêng năng cầu tướng công đức. Đó là Bồ Tát hạnh. Tuy làm chỗ không làm mà siêng tu tất cả thiện hạnh, rộng được nhẹ nhàng. Đây là Bồ Tát hạnh. Tuy tu chỉ quán mà chẳng rơi vào cứu cánh tịch diệt. Đó là Bồ Tát hạnh. Tuy chuyển pháp luân thị hiện Đại Niết Bàn mà chẳng bỏ việc Bồ Tát sở hạnh. Đó là Bồ Tát hạnh. Phàm như thế tất cảđều là chỗ làm của các vị Bồ Tát.
Kinh Hàng Ma nói rằng: Lạinữa ở nơi các Bồ Tát Ma Ha Tát tối thượng chánh hạnh tức là thắng huệ trí tăng thượng tương ưng. Mà phương tiện trí tức phổ nhiếp tất cả thiện pháp ấy. Thắng huệ trí nghĩa là vô ngã, vô nhơn, vô hữu tình, vô thọ giả, vô nhu đồng v.v... Phương tiện trí tức là thành thục tất cả hạnh của loài hữu tình. Thắng huệ trí tức là biến nhiếp tất cả hạnh của pháp. Phương tiện trí tức là hạnh chánh pháp nhiếp thọ. Thắng huệ trí là tất cả Phật Pháp giới, hạnh chẳng phân biệt. Phương tiện trí là tất cả Phật Pháp tôn trọng cúng dường, làm việc thừasựấy. Thắng huệ trí là tấtcả Phật sát, hạnh như hư không. Phương tiện trí là tất cả Phật sát công đức trang nghiêm đầy đủ, làm việc thanh tịnh trang nghiêm. Thắng huệ trí là tất cả hiền thánh tu hạnh vô vi. Phương tiện trí tức là ở nơi tấtcả ThầyTổ khởi tâm tôn trọng, bố thí đủ loại đầy đủ. Thắng huệ trí là quan sát thân Phật vô lậu. Phương tiện trí là hạnh tu Phật tướng tốt. Thắng huệ trí là quan sát tất cả hạnh vô sanh, vô khởi. Phương tiện trí là thường tư duy về 3 cõi thị hiện việc thọ sanh.
Kinh Vô Tận Ý nói rằng: Thế nào là vì Bồ Tát phương tiện? Lại thế nào là Bồ Tát thắng huệ?
Nghĩa là khi nhập định thì khởi đại bi, duyên vào chỗ sâu xa kiên cố, dùng tâm ấy để quan sát loài hữu tình. Đây tức là phương tiện. Ở nơi địnhmà trụ tịch biến tịch. Đây gọi là thắng huệ. Nếu lúc vào định mà khởi tâm đại bi tùy thuận Phật đạo thì đây tức là phương tiện. Nếu chẳng có nơi để nương tựa quan sát. Đây là thắng huệ. Nếu vào định mà quán sát phổ nhiếp tất cả pháp kia. Thì đây là phương tiện. Nếu quán pháp giới không có chỗ phân biệt thì đây là thắng huệ.Nếu lúc nhập định thì thân Phật trang nghiêm ở nơi hiện tiền. Đây tức là phương tiện. Nếu quan sát pháp thân có phần vị, thì đâylà thắng huệ.
Kinh Duy Ma Cật nói rằng: Phật bảo -NầyTừ Thị! Bồ Tát có 2 tướng. Một là hay vui tin câu văncấu trúc lộn lạo. Hai là chẳng sợ pháp sâu xa. Như thật giải nhập là vì 2 tướng. Nếu Bồ Tát vui tin tôn trọng văn cú lộn lạo thì phải biết đây là sơ học Bồ Tát. Nếu lại ở nơi thanh tịnh sâu xa kinh điển nầy mà phổ nhiếp nhiều loạivăn nghĩa sai biệt, nghe thọ tuyên thuyết sanh thắng giải. Phải biết đây làBồ Tát lâu tu phạmhạnh. Lại có 2 loại pháp. Đây tức là sơ học Bồ Tát vì tự hại mình, chẳng điều phục tâm nầy với pháp sâu xa kia.
Một là ở nơixưa chưa nghe kinh điển sâu xa, nghe rồisợ hãi sanh nghi, lại chẳng tùy thuận. Ngược lại sanh khi chê hủy báng và nói rằng: Ta ngày xưa chưa nghe pháp nầy từđâu đến.
Hai là ở nơi đại pháp khí tuyên nói pháp sâu xa. Kẻ thiện nam ấy chẳng vui gần gũilại chẳng tôn trọng. Hoặc lúc ấy ở nơimật thuyết qua khỏi. Đây là 2 pháp.
Lạicũng có 2 pháp.Bồ Tát tuy tín giải sâu xa pháp lạitự gây tổn thương, chẳng thể mau chứng vô sanh pháp nhiễm.
Một là khinh chê sơ học Bồ Tát chẳng vì nhiếp thọ, chẳng vì giải rõ lại chẳng dạy cho sám hối.
Hai là tuy tín giải pháp sâu xa mà chẳng học tậplại chẳng tôn trọng. Chẳng làm tài thí, pháp thí, để nhiếp thọ hữu tình. Đây là hai pháp. Ởđây nên biết. Nếu chư hữu tình giải nhập chư Phật và chư Bồ Tát về đại uy đức lực thì thật là khó được. Thế nàolà Bồ Tát đại uy đức lực?
Kinh Duy Ma Cật nói rằng: Duy Ma Cật bảo: Ngài Đại Ca Diếp! Ở nơi 10 phương thế giới hiện làm ma vương, tất cả đều ở chẳng thể suy nghĩ giải thoát Bồ Tát. Vì thiện phương tiện thành thụchữu tình mà hiện làm tướng ma. Lạinữa trong 10 phương thế giới hoặc có Bồ Tát từ việc tìm cầu ăn uống, tay chân, tai mũi, máu thịt, da cốt, đầu mắt, thân phận vợ con nô tỳ, nhơn dân quốc ấp, xe cộ, voi ngựa v.v... Phàm như thế hoặc có kẻ đến xin thì tất cả đều cho cả. Bồ Tát nầyvới tướng như thế là hành bức bách. Những điều nầytất cả đều trụở bất khả tư nghì giải thoát Bồ Tát.
Ngài Ca Diếp! Giống như voi tốt bước đi chẳng phải như con lừa. Phàm phu lạicũng như thế chẳng thể như bức bách Bồ Tát được. Mà Bồ Tát đây lại hay như thế nên gọilà Bồ Tát bức bách.
Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Hết quyển 9

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Người chết đi về đâu


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.67.228 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập