Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 6 »»

Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 6

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.26 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.32 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như kinh Bảo Tích nói rằng: Giả sử đầy đủ cả tam giới trong đótấtcả loài hữu tình, mà những hữu tình đómỗimỗi đều lập tháp miếu của Như Lai. Như thế sắctướng từng cái cao hiển, giống như Tu Di sơnvương, mà các loài hữu tình đã trải qua Hằng Hà sa số kiếp, mỗimỗi đều tôn trọng cúng dường tháp nầy. Nếu có, chẳng rờitất cả trí tâm Bồ Tát, cho đến đặt một cành hoa để cúng dường, thì phước nầy hơn cả phước kia rất nhiều.
Kinh kia lại còn nói: Giả sử trong tam thiên đại thiên thế giớitất cả loài hữu tình tất trụ nơi Đại Thừa mà đều thành Chuyển Luân Thánh Vương dùng dầu thơm như nước biển, nhóm chứacỏ Nhiên Đăng nhiều như Tu Di. Mỗimỗi chỗ rộng khắp ánh đèn sáng để cúng dường Như Lai ở nơi tháp miếu. Nếu có Bồ Tát xuất gia lấycỏ Nhiên Đăng cho vào một ít dầu rồi ở nơi trước tháp ấy mà đốt lên cúng dường thì phước nầygấp bội ở phía trước dùng ánh sáng để bố thí, trăm phần chưabằng một cho đến Ô Ba Ni Sát Đàm phần (Upanisad = số đếm nhỏ nhất) lại cũng chẳng bằng một.
Lạinữanếu vị Chuyển Luân Vương kia, mỗivịở nơi Phật và chư vị Tỳ Kheo đều phổ thí tất cả đồ thọ dụng đầy đủ. Nếu có kẻ xuất gia Bồ Tát mà tự mang bình bát đi khất thực; trước thì giảm người cho, sau đómới ăn. Phước nầylạihơn phước kia rất nhiều.
Lạinếu vị Chuyển Luân Vương kia gom chứa những áo quần đẹp tốt như cả Tu Di để phổ thí chư Phật và các vị Tỳ Kheo. Nếu có kẻ xuất gia Bồ Tát chỉ có 3 y, hoặc thí 10 tín tâm củaBồ Tát; hoặc thí nơi Phật và các vị Tỳ Kheo; hoặc thí nơi tháp miếu của Như Lai thì phước nầy so với trước cực vi thù thắng.
Lạinữanếu vị Chuyển Luân Vương kia nơinơi đều bố trí toàn cõi Diêm Phù Đề nầy đầy hoa thơm, rộng vì cúng dường tháp miếu của Như Lai mà nếu có kẻ xuất gia Bồ Tát, dưới cho đến chỉđem một cành hoa cúng dường tháp miếu của Như Lai thì kẻấy phước đức so với trước về sự bố thí ấy trăm phần chẳng bằng một. Cho đến Ô BaNi Sát Đàm phần lại cũng chẳng bằng một.
Tiếp theo kinh Xuất Sanh nói rằng: Hãy quán Bồ Tát có 4 loại hiền thiện xưng tán. Vì nơi Như Lai mà siêng năng cúng dường. Thế nàolà bốn ?
Một là tự làm tối thượng bố thí cúng dường làm cho loài hữu tình kia lạicũng như thế mà làm việc cúng dường thắng hạnh.
Hai là thành thật khuyến tấn cúng dường chư Như Lai rồi, chuyển đổi kiên cố đại BồĐề tâm.
Ba là hiện tiền thấy được 32 loại tướng đại trượng phu.
Bốn là trồng chủng tử thiện căn mà được tăng thắng.
Đây là 4 pháp. Là vì tối thượng thừasự cúng dường chư Phật Như Lai.
Kinh Hải Huệ Vấn nói rằng: Phật bảo: NầyHải Huệ! Có3 loạitối thượng thừa sự cúng dường pháp của Như Lai. Thế nào là ba ?
Một là phát sanh đại BồĐề tâm
Hai là nhiếp thọ chánh pháp của Như Lai
Ba là rộngvì loài hữu tình mà khởi tâm đại bi.
Đây là vìviệc làm thắng nghĩa cúng dường vậy.
Kinh Từ Thị Sư Tử Hống nói rằng: Không Phật có thể nghĩ, không Phật có thể quán, hà huống là có Phật có thể cúng dường sao? Kẻ mà có chỗ được thì không có chỗ. Nơinầy đâu có chỗ nào gọi là cúng dường Phật. Cho nên cúng dường đúng phép là nên khởi tâm vô tưởng vô tướng. Nếu chẳng có tâm hay thuộc về tâm tác ý thì không Phật tưởng, không Pháp tưởng, không chúng sanh tưởng, không Bổ Đặc Già La (chúng sanh) tưởng, chẳng tự tha tưởng, như thế mà cúng dường thì đó là cúng dường chơn thật đốivới các Đức Như Lai.
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Phật bảo -Nầy Thiên Chủ! Giả sử hằng hà sa số thế giới trong ấy chứa nhóm để đầy xá lợicủa Như Lai ở trên sát phan, nếu có người viết chép kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa đều vì đó mà hiến thí thì kẻ kia nơi 2 phần ấy sẽ giữ lại phần nào?
Đế Thích bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn. Con ở nơi 2 phần ấysẽ lấy phần Bát Nhã Ba La Mật Đa. Vì sao vậy? Vì Bát Nhã hay sanh xá lợicủa Như Lai vậy. Hoặc có kẻ cúng dường tu tập Bát Nhã Ba La Mật Đa thì kẻấytức cúng dườngxá lợi của Như Lai.
Phật bảo: Đế Thích! Nếu trong loài hữu tình có kẻ tin giải Như Lai như thật Niết Bàn cũng thật khó được. Ở nơi ấy làm sao có được Như Lai như thật Niết Bàn. Rất nhiều kinh nói như thế.
Như kinh Như Lai Hưng Hiển Kinh nói rằng: Phậtbảo -Nầy Phật Tử!Nếu có Bồ Tát muốn rõ chư Phật Như Lai Đại Niết Bàn, thì dùng trí huệ để quan sát; trước nên rõ tánh của pháp tự tánh. Pháp tự tánh nghĩa là chơn như thực tế. Pháp giớihư không giới, tự tánh thanh tịnh tế, vô tướng tế, ngã tự tánh tế. Tất cả pháp tự tánh như như Niết Bàn. Như thế nên hiểu rõ Như Lai như thật Niết Bàn. Vì sao vậy?
Nầy Phật Tử! Chư pháp bổn lai như thế, chẳng sanh và chẳng có chỗ sanh. Nếu mà pháp bổn lai không sanh và không có chỗ sanh cho nên chẳng có pháp nào có thể được; mà Phật Như Lai nếu có chỗ sanh thì đó là vì loài hữu tình có tướng vui tiếp diễn nên có sanh vậy. Như Lai nhập Niết Bàn lạicũng vì loài hữu tình mà cất giấusự sanh vậy, mà thật ra Như Lai chẳng có chỗ sanh ra lạicũng chẳng Niết Bàn. Đó là Như Lai hay thường trụ trong pháp giới.
Nầy Phật Tử! Giống như bánh xe mặt trời xuất hiện, phổ biến chiếu diện tất cả thế giớimỗimỗi đều thanh tịnh và trong bình nước thấy ánh sáng mặt trời, lại chẳng phải là bánh xe mặt trời ở tấtcả nơi. Tùy khi vào bình cho đến hiện ra. Nếu bình kia trong sạch thì nước ấy trong. Hoặc bị phá hoại hoặc bị vẩn đục, hoặc lúc ít đi thì ánh sáng mặt trời kia tất chẳng thấy được, mà cái ảnh của ánh sáng mặt trời đó tuy ở nơi bình mà chẳng hiển hiện, chẳng phải là mặt trời. Do bình kia sạch mà tự phá hoại vậy.
Nầy Phật Tử! Như Lai cũng lại như thế. Vòng mặt trời pháp giớirộng lớn sáng chói. Từ nơi pháp giới ấy thường hay xuất hiện, phổ biến chiếu diện tùy thuận tấtcả thế gian. Nếu các loài hữu tình tâm thanh tịnh tương tục thì Như Lai sẽ xuất hiện ảnh tượng. Tất cả loài hữu tình tuy thường thấy Như Lai nhựt luân ảnh tượng lại chẳng phải Như Lai biến tất cả nơi, tùy theo đó mà xuất hiện. Lại có loài hữu tình như cái bình hư kia, chẳng có tâm thanh tịnh tương tục, bị não phiền che khuất, chẳng thấy Như Lai nhựt quang ảnh tượng. Loài hữu tình kia tức khởi Như Lai nhập Niết Bàn tưởng, mà Như Lai nhập Niết Bàn chẳng phải là Như Lai. Hay vì loài hữu tình tương tục thiện căn có phá hoạivậy. Lại ở nơi pháp Niết Bàn là chỗ có thể hóa độ các loài hữu tình vậy. Cho nên Như Lai hiện tướng nhập Niết Bàn, mà thật ra Như Lai chẳng đến chẳng đilại chẳng có chỗ trụ.
Nầy Phật Tử! Giống như tất cả thế gian tất làm hỏasự. Hoặc sau đó thì làng ấp, quốc gia khác hỏasự cũng mất mà chẳng phải cho đếntấtcả thế gian đềubị lửa đốt.
Nầy Phật Tử! Như Lai cũng lại như thế, phổ tận tất cả thế giới tùy thuận thí tác tấtcả các Phật sự. Nếu cùng Phật sát mà làm Phật sự rồimới thị hiện nhập Niết Bàn, lại chẳng phảitất cả thế giới chư Phật đều phải nhập Niết Bàn, như xảo huyễn sư lành học huyễn pháp. Tất cả các chú thuật đều làm cho biết rõ. Ở nơitất cả tam thiên đại thiên thế giới phổ phổ hiện thân nầy làm các việc huyễn, tất cả tụ lạc, quốc thổ, thành ấp, tất cả hiển thị. Tùy theo huyễn lực nầy. Nếu ở một kiếp hoặc hơn một kiếp, hoặc cùng tụ lạc, hoặc thành ấp làm huyễn sự rồi liền biến hóa thân nầy, lại chẳng phải tất cả huyễn sự thế gian đều ẩn núp.
Nầy Phật Tử! Như Lai cũng lại như vậy, dùng trí tuệ để hóa ra vô lượng như huyễn ấy, lành học phương tiện, thắng huệ trí minh, thị hiện tất cả pháp giới huyễnsự. Như Lai tùy theo đó mà thị hiện mà Như Lai vẫn an trụ nơi thân cứu cánh. Pháp giới và hư không giớitất cả loài hữu tình, bình đẳng sự nghiệp, mỗi mỗi sát độ tùy thuận làm rồi thị hiện Niết Bàn, lại chẳng phải trong một Phật sát nhập Niết Bàn vậy. Tất cả pháp giới Như Lai đều nhập Niết Bàn.
Nầy Phật Tử! Các Bồ Tát nên biết như thế. Chư Phật Như Lai Đại Niết Bàn nên biết là vô lượng cứu cánh chẳng dính mắc. Pháp giới vô biên lại chẳng có gì, như hư không giới, tự tánh rộng lớn. Chơn như vô sanh mà lại vô diệt, an trụ thật tế. Mà vì phương tiện tùy thời thị hiện. Cho nên phải biếttấtcả thế gian chẳng sanh yếm đối. Tùy theo hạnh nguyện trước mà tự an trụ. Tất cả thế gian tất cả sát độ, thành tựu các pháp thắng hạnh.
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Đại Niết Bàn là tự tánh không.
Diệu Pháp Liên Hoa kinh Phật bảo: Nầy Ca Diếp! Khi đã có thể giác rồi thì tất cả tánh của các pháp đều bình đẳng. Đó là Đại Niết Bàn. Kinh nầylạicũng nói. Phật bảo: Thiện Nam Tử! Như Lai những việc đáng làm đã làm xong. Từ khi thành Phật đến nay thật lâu xa thọ mệnh vô cùng. Như Lai thường trú chẳng vào Niết Bàn. Vì để độ cho loài hữu tình vậy, cho nên thị hiện Niết Bàn. Vì sao vậy? Vì duyên ấy đã thành thục nơi loài hữu tình vậy.
Kinh Đại Bi nói: Phật bảo -Nầy Đại Phạm! Như thế đờinầy nghiệp hết, phiền não hết, khổ hết, khổ duyên liền diệt, tịch nhiên xa rời. Đây là nói Niết Bàn. Nầy Đại Phạm! Ở trong đólại chẳng có người liễu chứng Niết Bàn. Nghĩa là nghiệp, phiền não tận, tự tánh thanh tịnh.
Xuất Thế phẩm nói rằng: Chư Phật phương tiện khai thị vô biên pháp Niết Bàn.
Phạn Vương Vấn kinh nói: PhạmVương bạch Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Những kẻ xuất gia ở nơitất cả tướng vui phải nên dừng nghỉ. Đây gọi là Niết Bàn. Phật bảo: Nầy Đại Phạm! Đâylà do sự hỗ tương duyên nhau thành lập vậy.
Kinh Giác Tri Phương Quảng nói rằng: Phật bảo -ĐạiMục Kiền Liên! Quá khứ có Phật có tên là Cao Hiển. Ở nơi Phật sát kia chỉ có chúng Thanh Văn. Lúc ấy có một vị Tỳ Kheo cùng với những vị khác quán các duyên sanh mà ở nơi pháp Đại Thừa. Ngườinầytừng ở nơi vô lượng Cu Ti Na Do Tha Phật đã trồng được căn lành. Ở nơiANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm từng chẳng thối chuyển. An trụ nơi pháp vô thượng Đại Thừa. Muốn làm cho nghiêm tịnh bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát. Ở nơi Phật sát nầy chẳng có phân biệt loài hữu tình mà phát tâm Bồ Đề. Lúc ấyvị Tỳ Kheo kia chỉ rộng trồng căn lành mà ở nơi pháp sâu xa ấy sanh tâm khinh mạn và duyên vào đó nên sanh vào cõi trời Trường Thọ. Lúc ấy có vị Cao Hiển Như Lai như thế mà làm Phật sự rồi; tức thời chiếu soi tấtcả Phật sát; ở trong những quốc độ đónơi nào có loài hữu tình chẳng làm Phật sự. Rồi lại quán sát xem thấy sát độ của mình. Có một Tỳ Kheo trụ nơi pháp Đại Thừa mà thực hành. Đây là công cụ củasự giác ngộ. Rồi thì vị Tỳ Kheo kia có chướng nạn; nên đã sanh vào Trường Thọ thiên vậy. Với cái thân khí kia chẳng thể kham nhận làm cho trồng được Bồ Đề thiện căn nầy. Người ấy sau khi mệnh chung bị đọa vào địa ngục ATỳ. Lại chẳng thể kham nhẫn trồng Bồ Đề thiện căn. Sau khi ra khỏi địa ngục rồi ở nơi cõi ngườibị câm ngọng. Những gì đã làm đều là kết quả hiển bày. Hoặc giả do duyên kia làm phương hại. Lúc ấy vị có tên là Cao Hiển Như Lai vì muốn hóa độ vị Tỳ Kheo kia vì phương tiện lành ở nơi 60 Cu Ti Na Do Tha sanh ra khó khăn lao khổ nhẫn nại để hóa hiện làm các việc rồi làm cho thành thục.
Phật bảo: Nầy ĐạiMục Kiền Liên! Ngươi nên quán Đức Như Lai kia vì tâm đại bi vậy. Vì tất cả loài hữu tình trải qua như thế thì thọ lao khổ nầy. Cho đến vị Tỳ Kheo kia khi duyên đã thành thục thì an trụ vào địa bất thối chuyển.
Nầy ĐạiMục Kiền Liên! Ý ông nghĩ sao? Tâm gọi là Cao Hiển Như Lai ấy đâu phải người nào lạ. Tức là hiện thân củatất nghĩa Như Lai vậy. Họđã quán các duyên nơivị Tỳ Kheo tức là Vô Lượng Quang Như Lai.
Trong kinh Phụ Tử HợpTập, phẩm Tiên Hành nói rằng: Phật bảo -Nầy Diệu Cát Tường! Ở một kiếp quá khứ nọ khi thay đổi trong vô lượng A Tăng Kỳ bất khả tư nghì chẳng thể so sánh chẳng cóngằn mé. Thì có một Đức Như Lai tên là Đế Tràng trải qua hằnghà sa số thế giới Phật sát. Ở nơi những Phật sát ở những loài hữu tình ấytất cả đều được năm loại vui thích. Hoặc có loài hữu tình được dục lạcnầy. Hoặc được xa lìa dụclạc. Hoặc được thiền định lạc. Hoặc được Tam Ma Địalạc. Hoặc được ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề lạc mà loài hữu tình kia tuy thọ các lạc mà chẳng đắm trước. Giống như chim hay tung cánh và không trung vẫn được tự tại. Những chúng hữu tình ấy thọ lạc cũng lại như vậy. Tất đều chẳng đắm trước. Diệu Cát Tường bạch Phậtrằng: Bạch Đức Thế Tôn! Lúc ấyvị Đế Tràng Như Lai đó chính là ta Thích Ca Mâu Ni Phật Thế Tôn vậy.
Nhập Lăng Già kinh có kệ rằng:
Ta chẳng xem tịch tịnh
Lại chẳng khởi hành tướng
Lại chẳng tâm phân biệt
Nên ta chứng Niết Bàn
Trong nầy nên biết! Ở nơi nhứt thừa tin giải thật là khó được. Nhứt thừa ở đây mà các kinh tất cả đều nói. Như kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói: Ta phải khởi nhứt thừa là vì loài hữu tình mà nói pháp. Cho nên Phật Thừa không có hai mà chẳng ba. Mười phương tất cả thế giới pháp lạicũng như vậy. Vì sao thế? Hoặc ở đời quá khứ mười phương tất cả thế giới chư Phật Như Lai đều phát khởi nhứt thừa vì loài hữu tình mà thuyết pháp. Nếu ở đờivị lai mười phương tất cả thế giới các Đức Phật Như Lai lạicũng phát khởi nhứt thừa vì chúng hữu tình mà thuyết pháp. Hoặc hiện tạimười phương tất cả thế giới Đức Phật Như Lai lại phát khởi nhứt thừa và vì loài hữu tình mà thuyết pháp cho đến Phật Thừa. Đâylà nhơn duyên cho nên mười phương thế giới chẳng có nhị thừa mà có thể kiến lập nên được. Hà huống là có ba.
Chơn Thật Phẩm nói rằng: Phật bảo -Nầy Diệu Cát Tường! Do chứa nhóm khi xưanơicảnh giới nhứt thừa nên hay đầy đủ vậy. Làm cho ở nơi Phật sát chỉ có pháp nhứt thừa mà làm cho ra khỏi; chẳng có Thanh Văn, Duyên Giác nhị thừa được kiến lập. Vì sao vậy? Vì Như Lai đã lìa nhiều loại suy nghĩ vậy. Nếu có người nói: Như Lai hoặc nói pháp Đại Thừa; hoặc nói Duyên Giác thừa thì ngườicũng ở nơi Như Lai khởi tâm không thanh tịnh, tâm không bình đẳng, tâm thủ trước.
Kinh Đại Bi nói rằng: Phật bảo -Nếu ta nói có nhiều loạitưởng, tức ở nơi pháp ấytự sanh siểm khúc (dốigạt) mà ta đã vì các loài hữu tình để nói pháp. Tất cả đều làm cho vui thú nơiBồ Đề, muốn được pháp Địa Thừa nhứt thiết trí nhiếp. Làm cho các loài hữu tình cùng đến tất cả nơi trí tri. Cho nên nơi ấy chẳng có thừa nào được phân ra để mà có thể kiến lậpcả. Lạicũng chẳng có nơi chốn để mà kiến lập. Lạicũng chẳng kiến lập nơiBổ Đặc Già La (Pudgala = chúng sanh = người). Lạicũng chẳng ít hạnh và nhiều hạnh mà kiến lập. Lại chẳng có tamthừa mà có thể phân biệt. Tánh không phân biệt kia nhập vào cửa pháp giới, chỉ vì thế tục đế mà khai thị dẫn đạo phương tiện để nói. Thắng nghĩa đế chỉ là pháp nhứt thừa, mà chẳng có hai.
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Phật bảo -Nầy Thiên Chủ!Nếu các Thiên Chủ phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm thì ta sẽ làm cho phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm. Nếu lại chẳng có thể quyết định phát tâm Bồ Đề thì ta lại làm cho tùy hỷ phát tâm ở nơiANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Vì sao vậy? Sự sanh tử kia lưu chuyển tương tục chẳng gián đoạn vậy. Ý của ta chẳng muốn làm cho kia nơicăn lành bịổn một (mất mát). Sẽ làm cho kia tối thắng pháp mà có chỗđược.
ĐạiTập Hội Phẩm nói rằng: Nhứt thừa phổ nhiếp tấtcả thừa kia. Ở nơi nhứt thừanầy nhiếp các thừavậy. Đồng trở về một lý, phổ nhập pháp giới, chẳng có tánh phân biệt.
Kinh Tổng Trì Tự TạiVương nói rằng: Phật chẳng nói có nhiều loạitưởng, mà Phật ra đời làm tất cả các việc chỉ giống nhau một vị. Pháp giới không có chướng ngại, dung nạp tất cả loài hữu tình. Khi tự thành chánh giác rồi, lại làm cho những loài hữu tình lạicũng được giác ngộ, sau đó chuyển diệu pháp luân. Nên gọi là bất thối chuyển luân. Giống như thầy thuốc trị giỏi. Ở nơibảosởấylại nhận lấy giả sắc lưu ly. Trước dùng nước thuốc để có xác làm cho sạch. Sau đó dùng tóc màu đen để trị, mà Thầy giỏinầy chẳng có mệt mỏi. Sau đó dùng nước thịt cùng dây cột, chồng lên nhau rồi trị.Lại dùng nước thuốc và vải bó mỏng, sau đó chữakỹ. Tiếp đótẩysạch thành màu sắc giả giống như lưu ly thật. Như Lai lại cũng như thế. Biết có cảnh giớihữu tình gốc chẳng thanh tịnh, liền vì đó nói vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh pháp, làm cho nhớ nghĩ đến luân hồi mà khởi tâm xa lìa. Sau đómới dùng đến Thánh Pháp để điều phục phương tiện khai đạo. Như Lai lại chẳng vì sanh tử khó nhọc, sau đó tuyên nói pháp không, vô tưởng, vô nguyện, làm cho mở được con mắt tuệ của Như Lai. Như Lai lạicũng chẳng sanh tâm mệt mỏi, sau đólại nói bất thối chuyển luân cho đến nói tam luân thanh tịnh. Dẫn đạo các loài hữu tình làm cho nhập vào cảnh giớicủa Như Lai. Bình đẳng qua khỏi nhiều loại nhơn tánh. Hoặc chứng Như Lai thanh tịnh pháp tánh. Đây nói là vì thế gian cứu cánh được quả vô thượng.
A Duy Việt Trí kinh nói rằng: Biết thoái chuyển luân bình đẳng; nên chư Phật nói pháp lạicũng bình đẳng. Cho nên Như Lai vì chẳng phải vì kẻ chẳng tín giải thuộc loài hữu tình, chẳng thể giải rõ phát nhứt thừavậy. Cho đến ra khỏi thế giới Ta Bà ngũ trược nầy thì dùng phương tiện lành vì chúng hữu tình kia mà kiến lập nên Phật sự, khiến cho thành quả vị Phật.
Kinh Thắng Phát Sư Tử Hống nói rằng: Chư Phật Như Lai phương tiện tuyên thuyết phát Niết Bàn nầy; từ nơi tam thừa xuất sanh ra các thừa, mà chỉ vì nhứt thừa pháp để chứng được A Nậu Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Nhập Lăng Già kinh nói rằng: Những chủng tử phiền não vào Tam Ma Địa, Tam Ma Bát Để như thật giác rồi, ở nơicảnh giới vô lậu. Rồi vào Thanh Văn, Duyên Giác, cảnh giớivô lậu, ra đời thắng hạnh đầy đủ thành tựu. Được bất khả tư nghì pháp thân tự tại Như Lai. Vì để giáo hóa loài hữu tình thành thiện hạnh vậy. Cũng vì phương tiện mà nói nhiều thừa. Cho nên các Đức Như Lai ở nơi nhiều thế giới chẳng hay nói tam thừa. Lại nói pháp nhứt thừa.
Luận Đại Thừa BảoYếu Hết quyển thứ 6

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.217.45 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập