Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Trong kinh A Xà Thế Vương nói rằng: Tôn Giả Đại Ca Diếp bạch với Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát (Ngài Văn Thù) rằng: Giống như sư tử con mới sanh, tùy theo nơi sanh ấy mà có sức mạnh. Phàm chỗ hướng đến hoặc có bầyhươu vừa nghe mùi của sư tử liền chạy trốn. Cũng giống như con voi mạnh khỏe nếu nghe mùi sư tử bức não kinh sợ, ghì dây cương và làm đứt dây cương rồi chạy đitứ hướng. Tìm đến chỗ núi cao, đất thấp để tìm chỗ nấp an ổn. Loại thủytộc (cá, tôm), phi cầm (bay, nhảy) khi nghe mùi sư tử lại thất kinh. Nầy Diệu Cát Tường! Nếu các Bồ Tát đầy đủ huệ lựclạicũng như vậy. Khai bắt đầu phát tâm Bồ Tát liền phát tâm đạiBồ Đề. Tức hay qua khỏitất cả Thanh Văn Duyên Giác, ma cung chấn động. Tất cả thiên ma hoặc sanh sợ run rẩy và chẳng thểở yên nơi cung điện của mình.
Kinh Bảo Tích nói rằng:
Phật bảo: Nầy A Nan! Ý ông nghĩ sao? Giống như có người chặt hết2 tay chân có thể sống được chăng?
A Nan thưa: Bạch Thế Tôn! Tay chân cắt lìa, mệnh nầycũng còn có thể sống được.
Phật bảo: Nầy A Nan! Nếu có ngườicắt lìa tâm nầy thì người ấy có toàn mệnh chăng?
A Nan thưa: Chẳng thể. Thế Tôn.
Phật bảo: A Nan ngươi nên biết! Đệ tử của ta là Mục Kiền Liên và Xá LợiTử giống như là tay chân mà các Bồ Tát thì giống như tâm của ta. Nầy A Nan! nếu có Bồ Tát ngồitrên xe quýmà 5dục công đức làm thần thông du hí mà chẳng có người vì đây lên xe. Như Lai lúc ấy vì Bồ Tát kia dùng lực để ngự lên xe rồi tiến về phía trước đường. Nếu Xá LợiTử và Mục Kiền Liên tu ba môn giải thoát. Nếu trải qua một kiếp hoặc hơnmột kiếp Như Lai chẳng lại cùng với lực nầy mà sách tấn.
Kinh Phụ Tử hợp tập nói rằng: Nầy các Tỳ Kheo! Cho đếnhằng hà sa số các Đức Như Lai ở nơihằng hà sa số kiếp ấyxưng tán kia phát tấtcả trí tương ưng, tâm kia cùng các công đức tạng, nói chẳng cùng tận. Vì sao vậy? Như Lai từ xưa tu Bồ Tát hạnh gặp chẳng phải lúc chẳng phát tâm nầy. Tất cả loài hữu tình đều nhiếp thọ. Khi nhiếp thọ rồi, ở nơi các loài hữu tình lại chẳng khởitư tưởng hóa độ. Cho đến vô lượng các cõi hữu tình, Như Lai biến vào trong những cõi hữu tình đó, trải qua tu Bồ Tát, rộng về hạnh nguyện thắng giải, mỗimỗi phát tâm tập trung lạitạo nên phước uẩn. Vì sao vậy?
Nầy các Tỳ Kheo! Cõi hữu tình vô tận, mà ở nơi cõi hữu tình cũng vô tận vậy. Như Lai rộng tu Bồ Tát thắng hạnh mỗimỗisự phát tâm lại huân tập phước đức lại cũng vô tận.
Trong kinh Như Lai bí mật nói rằng: Nếu các Bồ Tát phát tâm Bồ Đề tu thắng hạnh thì làm cho chủng tử của Tam Bảo chẳng mất chẳng tuyệt. Lạinữa! Khi Bồ Đề tâm nơiBồ Tát sanh phước uẩn thì liền dùng hồi hướng đến tất cả loài hữu tình. Như thế hồihướng công đức mãn cả hư không giới mà lại còn cao hơn, tất cả loài hữu tình phước uẩn ấy được nhiếp tất do tâm Bồ Đề của Bồ Tát chuyển.
Trong kinh Pháp Tập nói rằng: Bồ Tát phát tâm Bồ Đề giác ngộ tất cả pháp, biết tất cả pháp và pháp giới mà tất cả pháp thì không có chỗ từ nơi nào đến và không có chỗ dừng nghỉ. Lại chẳng thể biết, rồi như lượng trí tri pháp tánh đều không, làm cho tất cả loài hữu tình lại như thế giác liễu. Bồ Tát nếu phát tâm như thế thì đây có thể gọi là Bồ Tát. Bồ Đề tâm là lợilạc cho tất cả tâm của loài hữu tình. Là vô thượng tâm, đạitừ nhu nhuyến tâm, đại bi vô quyện (chẳng mỏimệt) tâm, đạihỷ bất thoái tâm, đạixả vô cấu tâm. Không, vô vị tác tâm, vô tướng tịch tịnh tâm, vô nguyện vô trụ tâm.
Ở nơi đây có thể hỏi. Vì sao có ít thiện căn mà hồihướng tất cả trí? Cho đến ngồi tòa Bồ Đề. Ở trong khoảng giữa ấy mà chẳng tận được?
Đáp rằng: Như kinh Vô Tận Ý nói rằng: Phật bảo Ngài Xá LợiTử rằng: Giống như một giọt nước nhỏ vào trong biển lớn cho đến cùng kiếp. Ở khoảng trung gian đó mà chẳng thể cùng tận. Bồ Tát mà ít thiện căn hồi hướng tấtcả trí lạicũng như thế. Cho đến ngồinơi đạo tràng ở nơi khoảng giữa lại chẳng thể tận.
Trong kinh Thiện Xảo Phương Tiện nói rằng: Hoặc có Bồ Tát thấykẻ bần cùng khởi tâm bi mẫn thí cho một ít thức ăn như Phật đã nói. Tâm nầy rộng lớn có tên là thí tối thượng hà huống là bố thí pháp. Thí nầy tuy ít mà tất cả tâm trí công đức vôlượng.
Kinh Hiền Kiếp nói rằng: Tinh Vương Như Lai ở nơi nghe thọ chỗ Như Lai, sơ phát tâm Bồ Đề, Vua Tinh Vương Như Lai kia xưa làm kẻ chăn cừu rồi hái hoa Mạt Cụ La đem cúng thí từ nhơn duyên đó mà phát tâm, tên xưng là Như Lai ở nơi chỗđiện quang của Như Lai. Sơ phát Bồ Đề tâm, tâm kia gọi là Như Lai trước làm nghề dệt mà đã cúng thí nhiều loại vảitốt, từ nhơn duyên phát tâm ấy mà có. Minh Diện Như Lai ở nơi ánh sáng vô biên của Như Lai, mà sơ phát Bồ Đề tâm. Vị Minh Diệm Như Lai kia trước làm người giữ thành đem một ít cỏ đốt để cúng dường mà với nhơn duyên đótừấy phát tâm. Nan Thắng Như Lai ở nơi kiên cố bộ của Như Lai, sơ phát tâm Bồ Đề mà vị Nan Thắng Như Lai kia trước làm người tiều phu đốn củi, đem củi cúng thí. Với nhơn duyên ấytừđó phát tâm. Công Đức Tràng Như Lai ở nơi diệu xưng của Như Lai, sơ phát tâm Bồ Đề mà vị Công Đức Tràng Như Lai đó ngày xưa làm người gánh nước, dùng bình nước đầy để cúng dường, với nhơn duyên từđó mà phát tâm. Lực Quân Như Lai ở nơi Đại Thệ Như Lai sơ phát tâm Bồ Đề mà vị Lực Quân Như Lai đóxưa làm Thầy thuốc cúng thí một quả Ám Ma Lặc (quả cau), với nhơn duyên từđó phát tâm.
Kinh Bảo Tích nói rằng: Hoặc có người vì cầu quả A La Hán mà dùng Ma Ni bảo châu đầy đủ rất nhiều đi trong nhiều thế giới để bố thí, lại có người tu Bồ Tát thừa thấyrồi phát tất cả trí tương ưng, tâm tùy hỷ mà sự tương ưng nầy ở chỗ tùy hỷđó có phước đức chất chứa. So sánh với phước đức củasự bố thí trước trăm phần chẳng bằng một. Cho đến Ô Ba Ni Sát Đàm phần lại cũng chẳng bằng một (Upanisad = cận thiểu, vi tế, nhỏ nhất).
Hỏirằng: Bồ Tát mà có thế thắng xuất bố thí trước kia hay sao?
Đáp rằng: Hồihướng nhất thiết trí vậy. Như kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng:
Phật bảo: Xá LợiTử! Bồ Tát Ma Ha Tát nếu muốn ra khỏitất cả chỗ tu của Thanh Văn Duyên Giác thì phảibố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, phải nên một lòng phát tất cả trí tương ưng tùy hỷ tâm, tu học Bát Nhã Ba La Mật Đa mà dùng tâm đại bi làm kẻ dẫn đường mà chư Bồ Tát sau đó phát tâm Bồ Đề. Cho nên phải biết đạiBồ Đề tâm lấy đại bi tâm dẫn đầu. Điều nầy làm sao biết được?
Như trong kinh Bồ Tát Tạng nói rằng: Nếu các Bồ Tát muốn cầu Bồ Đề thì nên dùng tâm đại bi mà chỉđạo. Giống như sĩ phu làm chủ mệnh căn vào ra hơi thở làm chủ đạo. Chư Bồ Tát Ma Ha Tát lạicũng như thế. Ở nơi pháp Đại Thừa dùng tâm đại bi chỉ đạo. Lại như Chuyển Luân Thánh Vương ở nơi những của quý thì luân bảo là chỉ đạo (dẫn đầu). Bồ Tát Ma Ha Tát lạicũng như vậy. Ở nơitất cả Phật Pháp dùng tâm đại bi dẫn đầu.
Lạinữa các Bồ Tát ở nơinầybỏ mất những việc làm nhỏ nhặt. Ở nơi kia thiếu sót tâm bi hộ niệm.
Trong kinh Vô Úy Thọ Sở Vấn Đại Thừa nói rằng:
Phật bảo: Nầy Trưởng Giả! Nếu các Bồ Tát vì muốn thành tựu đạibồ đề thì nên ở nơitấtcả loài hữu tình khởi tâm đại bi. Ở chính thân mệnh mình chẳng sinh ái nhiễm cho đến tất cả tài sản lúa mè, nhà cửa, vợ con, ăn uống, áo quần, xe cộ, chỗ ngủ nghỉ, chỗ ngồi, hương hoa, trầm v.v... cùng tất cảđồ âm nhạc, tất cả chẳng nên đắm trước. Vì saovậy?
Nầy Trưởng Giả! Nhiều loài hữu tình ở nơi thân mệnh đều sanh ái trước. Ái trước là rộng tạotội nghiệp, đọa vào ác thú. Nếu lại có loài hữu tình khởi tâm đại bi rồi, ở nơi thân mệnh chẳng sanh ái trước. Vìchẳng chấp trước nên sanh vào đường lành. Lại hay ở nơitất cả loài hữu tình vận tâm rộng lớn mà làm việc bố thí, tất cả pháp lành tương ưng mà làm. Kẻ tu Bồ Tát là người dùng tâm đại bi mà thành thân nầy. Điều nầy làm sao biết được?
Như kinh Bảo Vân nói rằng:
Phật dạy: Nầy Thiện Nam Tử! Nếu chư Bồ Tát đầy đủ 10 pháp là vì đại bi mà thành thân nầy. Thế nào là 10?
Một là thấytất cả loài hữu tình vì khổ bức bách, không cứu, không chỗ nương tựa, không chỗ quay về; thấyrồi liền phát đại bi tâm mà làm chỗ nương tựa.
Hai là phát Bồ Đề tâm rồi làm cho loài hữu tình kia được thành tựu pháp.
Ba là tùy theo chỗ được pháp mà làm cho loài hữu tình tạo nên đạilợi ích.
Bốn là có loài hữu tình keo kiệt làm cho họ bố thí.
Năm là nếu có kẻ hủy báng giới cấm thì làm cho họ tu tịnh giới.
Sáu là nếu nhiều giận hờn thì làm cho họ nhẫn nại.
Bảy là nếu nhiều giải đãi thì làm cho phát sinh tinh tấn.
Tám là nếu nhiều tán loạn thì làm cho tu tỉnh lự (thiền).
Chín là nếu vô trí huệ thì làm cho được thắng huệ.
Mười là tất cả loài hữu tình cực khổ chỗ bức bách thì Bồ Tát liền vi tiêu trừ mà làm cho nơi Bồ Đề chẳngvì chướng nạn.
Như thế tên là 10 pháp.
Theo kinh Tổng Trì Tự TạiVương nói rằng: Bồ Tát hoặc thấymột loại hữu tình tham ái kết chặt. Ở nơi chính vợ con quyến thuộc mà sanh đắm nhiễm thì sợi dây ái đó chẳng thể được tự tại. Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu làm cho giải trừ dây ái ràng buộc, làm cho được tự tại. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loạihữu tình khởi tâm phẫn nhuế, lại làm sai trái tổn hại quá nhiều thì Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu. Làm cho đoạn trừ tâm phẫn nhuế sai trái đó. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loạihữu tình làm bạn ác nhiếp rồi xa lìa bạn lành thường tạotội nghiệp. Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho thường được thân cận bạn hiền, xa lìa bạn ác. Bồ Tát vì các loài hữu tình khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loài hữu tình tốicực bần áo, chẳng biết đủ, xa lìa thắng huệ. Bồ Tát hãy nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho đoạn trừ bần ái, phát sanh thắng huệ. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loại hữu tình cho không có nghiệp báo, chấp đoạn, chấp thường. Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho vào nơi thậm thâm duyên khởi biết các hành nghiệp. Bồ tát vì các loài hữu tình mà khởi đại bi tâm vậy.
Hoặc thấymột loài hữu tình vì vô minh si ám che khuất chấp chặt ta, người, hữu tình thọ mạng thì Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho huệ nhãn thanh tịnh đoạn trừ kiến chấp. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loạihữu tình vui nơi sanh tử, chấp trước ngũ uẩn như sát hại, thì Bồ Tát nên vì đó nói các pháp yếu, làmcho xa lìa tất cả tam giới. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loạihữu tình bị ma trói chặt vào chỗ ái khổ ác rồi sanh đắm trước. Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho giải thoát sự trói buộc của ma, đoạn trừ ái ác ở nơi tâm pháp trước kia. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc có một loài hữu tình đóng chặt cửa Niết Bàn, mở lối vào đường ác thì Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho kia mở cửa Niết Bàn và đóng lối vào đường ác. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi để phát tâm Bồ Đề. Nếu ở nơiBồ Tát pháp nhẫn có kẻ hủy báng, kia sanh tâm kiêu mạn ở pháp chướng nạn muốn làm cho Bồ Tát xa lìa nhiễm pháp thì Bồ Tát nên biết là ma sựđã khởi lên.
Trong kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn, Phật có dạyrằng: Nầy Diệu Cát Tường! Giả sử có người ở nơitất cả thế giớicực vi trần cùng vớitất cả loài hữu tình có được căn lành tức vì chướng nạn. Nếu lại ở nơimột Ưu Bà Tắc chẳng khác ThầyTổ đều tu 10 nghiệp lành thì kẻ kia ít căn lành mà vì chướng nạn. Như thế tộigấp đôi ở nơi A Tăng Kỳ số.
Giả sử có người ở nơicực vi trần cùng vớitất cả thế giới các Ưu Bà Tắc có được căn lành tấtcả vì chướng nạn. Nếulại có người ở nơimột Tỳ Kheo mà ít căn lành, mà vì chướng nạn, như thế tội ấytăng gấp đôi ở nơiA Tăng Kỳ Kiếp Số trước, như thế lần lượt nếu ở nơi tùy tin hành nhơn, tùy theo pháp hành nhơn Tu Đà Hoàn, TưĐà Hoàn, A Na Hàm, A La Hán. Người ở địa thứ 8 và người Duyên Giác, xe dê, người hành Bồ Tát, xe voi, người hành Bồ Tát. Nhựt Nguyệt thần thông, người hành Bồ Tát. Thanh Văn thần thông người hành Bồ Tát. Nếu có người ở nơicực vi trần cùng tất cả thế giới các Thanh Văn thần thông, ngườiBồ Tát cùng các thiện căntất cả vì chướng ngại. Nếu lại có người ở nơi thần thông của Như Lai hành chỗ Bồ Tát thì một căn lành kia mà vì chướng nạn, khởi tâm tư mạn, sanh phẫn nhuế, như thế tội lại gấp đôi ở A Tăng Kỳ kiếp trước.
Giả sử có người ở mười phương tất cả thế giớicực vi trần và tất cả loài hữu tình lấy giữ con mắt nầy mà lại kiếp đoạt tất cả chỗ tư sanh tài vật. Nếu lại có người ở nơi chỗ Bồ Tát mà khởi tâm khi mạn (dốilừa) sanh phẫn nhuế, mạ lỵ, hủy báng thêm vào xúc hại thì tội ấygấp đôi ở ATăng Kỳ số trước. Nếu lại có người ở nơi chỗ Bồ Tát tùy theo duyên gì mà khởi tâm khi mạn (dốilừa), sanh phẫn nhuế. Do tội nghiệp nầy mà đọa vào Đại Khiếu Địa Ngục, thêm nặng 500 do tuần, có 500 cái đầu. Ở mỗimỗi cái đầu có 500 cái lưỡi, mà mỗi lưỡi có 500 cái cây trên lưỡi. Có lửa cháy lớn.
Giả sử có người ở nơi 3.000 đại thiên thế giớitất cả loài hữu tình tất cả dùng dao gậy mà đánh phá lại thêm xâm đoạtsở hữu tất cả tư sanh tài vật. Nếu lại có người ở nơiBồ Tát khởi tâm khi mạn (dốilừa) mà sanh phẫn nhuế (giận dữ) và hoại tổn não, như thế tội tăng hơn A Tăng Kỳ số trước.
Giả sử có người phát tâm cực ác, tấtcả loài hữu tình tâm bất lợi ích, ở nơiHằng Hà sasố thế giới, mỗimỗi thế giới có hằng hàsasố chư vị A La Hán mà tất cả sát hại. Lại có hằng hà sa số tháp miếu chư Phật do các đồ quý tạo thành và những đồ quý dựng nên tràng phang thù diệu trang sức tất cả đều bị phá hoại. Nếulại có người ở nơi tín giải Đại ThừaBồ Tát mà cùng trồng chủng tử đại thừarồi, tùy theo duyên gì mà khởi tâm khi mạn (dối lừa) mà sanh phẫn nhuế (giận dữ), mạ lỵ, hủy báng gia thâm xúc nhiễu, như thế tội kia gấp đôi ở trướcATăng Kỳ số. Vì sao vậy? Vì Bồ Tát hay sanh Như Lai vậy, làm cho giống Phật chẳng mất tuyệt đi. Nếu có kẻ hủy báng Bồ Tát tức là hủy báng chánh pháp. Nếukẻ hủy báng Bồ Tát thì kẻ kia chẳng có pháp gì có thể nhiếp thọ được. Tuy pháp Bồ Tát hay nhiếp thọ.
Giả sử có người ở 10 phương tất cả thế giới các chỗ hữu tình tất sanh phẫn nhuế. Nếu lại có người ở nơi chỗ Bồ Tát sanh phẫn nhuế rồi, xảđi mà đằng sau chẳng vui gì. Như thế tội tăng hơn ở A Tăng Kỳ số trước.
Giả sử có người ở Diêm Phù Đề tất cả loài hữu tình đều bị sát hại, lại thêm xâm đoạt tất cả sở hữu. Nếu lại có người tùy theo nơi đó mà sanh hủy báng một Bồ Tát thì tội kia tăng gấp đôi so với A Tăng Kỳ số về trước.
Kinh Từ Thị Sư Tử Hống nói rằng: Nếu Bồ Tát ở đầy 3.000 đại thiên thế giới, ở nơitất cả loài hữu tình tất sanh phẫn nhuế, mạ lỵ, đánh đập mà Bồ Tát kia lại chẳng vì đó mà hoại thất tổn não. Nếu Bồ Tát nầy hoặc ở nơi một Bồ Tát khác mà chỉ khởi lên tâm sân nhuế tuy thật là nhỏ mà Bồ Tát nầylại làm hãm thất tổn não. Vì sao vậy? Bồ Tát kia trải qua nhiều kiếp bị nhẫn nhụcvậy thường chẳng xa lìa tất cả tâm trí cho nên Bồ Tát nầy chẳng nên ở nơi kia sanh phẫn nhuế.
Trong kinh Diệu Cát Tường Thần Thông Du Hí nói rằng:
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Ngươi hãy nên biết! Những lời nói tổn hại, nghĩa là trong một trăm kiếp tích tu căn lành biệt biệt hoại thất. Đây tên là tổnhại. Kẻ tu hành Bồ Tát hạnh nên biết như thế. Nếu ở nơi Phật Thế Tôn mà chẳng làm lợi ích thì bị tội báo lớn. Những kẻ làm lợi ích thì phước đức rộng lớn vô cùng. Đại Thừa Bảo Yếu Luận Hết quyển hai
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.166.241 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.