Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như kinh ĐịaTạngnói rằng: Lạinữa có Sát Đế Lợi Chiên Đà La cho đến Trưởng Giả người Chiên Đà La. Ở nơi ấy vì bốn phương tăng chúng mà tạolập chùa viện, tăng xá, vườntược, chỗ nghỉ ngơi. Cung cấpcả ruộng đất và người làm v.v... đồ ăn uống, áo quần, giường nằm, thuốc men hoặc cây ăn trái, hoặc cây trổ hoa, cây cho bóng mát cho đến nhiều loại đồ đạc để dùng. Nếu tự xâm chiếm, hoặc bảo người khác chiếm đoạt, hoặc tự mình lấy dùng, hoặc bảo người khác dùng. Ở nơi giáo pháp của ta, người xuất gia như thế hoặc sanh sân nhuế hoặc bị mạ lỵ cấm đoán, khinh nhờn. Ở nơi chánh pháp làm việc chướng nạn. Ở nơi pháp sư mà cùng nhiễu loạn. Những kẻ như thếở trong 3 đờitất cả chư Phật Thế Tôn không sanh vào chỗấy. Cho đến tất cả kẻ trí cũng đều xa lìa. Lạinữa ở trong ấykẻđó Phật dạy như thế nầy: Cho đến các Bồ Tát Ma Ha Tát nên thọ lễ quán đảnh của Vua Sát Đế Lợi và thọ dụng những sự giàu có vui sướng. Ta tức bằng lòng.
Kim Cang Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng:
Kính bạch Đức Thế Tôn: Sát Đế LợiVương được thọ lễ quán đảnh, lại chẳng được nhẫn Bồ Tát. Sự giàu có kia sẽ bịđọa vào đường ác nào?
Phật bảo: Nầy Kim Cang Tạng! Nếu chẳng có nhẫn Bồ Tát thì nên tu thập thiện nghiệp đạo. Thọ lễ quán đảnh của Vua Sát Đế Lợi và thọ dụng củacải giàu có vui tươi. Ta cũng lại vui lòng.
Kim Cang Tạng bạch Phật rằng:
Kính bạch Đức Thế Tôn! Nếu chẳng được nhẫn Bồ Tát lại chẳng đủ tu thập thiện nghiệp đạo thì Chiên Đà La, Sát Đế Lợi Sa Nặc kia ở nơi đây Thế Tôn đãdạy bảo sâu xa mà còn giảm thất, đọa vào địa ngục ATỳ. Như thế làm sao mà được giải thoát?
Phật bảo: Nầy Thiện Nam Tử! Vua Sát Đế Lợi thọ quán đảnh nếu được tín lực kiên cố khởi lên ở nơi Tam Bảo, lại sanh lòng tin thanh tịnh rộng khắp, lại chẳng ở nơi 3 Thừacủa ta ra khỏi pháp mà sanh hủy báng cho đến 4 câu kệ lại chẳng khinh hủy. Ở nơi người trì giới phá giớitất chẳng nhiễu loạn. Dưới đến chẳng thọ tịnh giới mà cạo đầu, mặc áo cà-sa làm Tỳ Kheo mà chẳng nhiễu loạn.
Nếu sở thuộc chúng tăng, hoặc riêng lẻ sở thuộc, tất cả vật thọ dụng tất chẳng xâm đoạt, ngừng lại, thường hay nghe thọ tam thừa, ra khỏi chánh pháp. Như thế nghe rồi tùy theo khả năng tu hành. Ở nơi kia tu hành tam thừa, chỗ các Tỳ Kheo mà thường hay thân cận. Nguyện lực kiên cố chẳng khởi tâm sai trái. Chỉ dẫn cho loài hữu tình pháp Đại Thừa, làm cho vui vào chỗ an trụ. Nếu có thể đầy đủ tướng như thế như Vua Sát Đế Lợi thì nên thọ rộng rãi, giàu có, vui vẻđồ thọ dụng, mà chẳng thoái đọa. Trước tấtcả các Đức Phật Như Lai đều được hứa khả. Ta nay lạicũng đương nhiên đồng ý việc nầy. Lạinữanơi kia liền nói rằng: Nếu có thật lành Vua Sát Đế Lợi cho đến thật lành Trưởng Giả. Hoặc bây giờ hay cho đến đờivị lai. Cho đến sau 500 năm lúc pháp muốn diệt; hoặc tự mình hoặc người khác đều hộ vệ. Ở nơilờidạycủa Phật thanh tịnh, kiên cố giữ gìn. Lại an trụở nơi Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa cùng Đại Thừa. Các Bổ Đặc Già La (Pudgala = Chúng sanh) đều tu hành tịnh hạnh giới đức rộng vì đại chúng. Pháp khí như thế hoặc phi pháp khí cho đến cạo tóc, mặc áo cà-sa, tất vì giữ gìn bảohộ. Lại vì hộ trì chùa tháp và những vật sở thuộc, tất chẳng xâm đoạt; hoặc tự thọ dụng, hoặc cùng kia thọ dụng. Kia mà xâm phạmtức liền cấm đoán. Như thế phước đức tích tụ vô lượng vô số. Chẳng có hạn lượng.
Lúc bấy giờ trong chúng hộitất cả những chủ cõi trời cho đến những người làm chủ nhà cửa đều nói lời rằng:
Kính bạch Thế Tôn: Nếu vua chơn thiện Sát Đế Lợi cho đến chơn thiện Trưởng Giả đầy đủ công đức như thế thì chúng tôi đều giữ gìn thủ hộ. Làm cho đầy đủ 10 loại tăng trưởng. Thế nào là 10 ?
Một là tăng trưởng đờisống
Hailà tăng trưởng chẳng có nạn
Ba là tăng trưởng chẳng có bịnh
Bốn là tăng trưởng quyến thuộc
Năm là tăng trưởng tài vật
Sáu là tăng trưởng đồđạc
Bảy là tăng trưởng tự tại
Tám là tăng trưởng danh xưng
Chín là tăng trưởng bạn lành
Mười là tăng trưởng trí huệ.
Chúng tôi cùng với quyến thuộc thườnghay hộ trì vua chơn thật Sát Đế Lợi kia cho đến biên giớicủanước. Có 10 pháp làm cho xa lìa, mà vì sự giữ gìn. Thế nào là 10 ?
Một là binh địch của nước kia
Hai là binh địch của nước mình
Ba là ngườicó tội
Bốn là người sát hại
Năm là mưa chẳng đúng lúc
Sáu là gió độc nhiều nóng bức
Bảy là ở chỗ cực ác
Tám là đói khát
Chín là bịnh dịch hoành hành chết chóc Mười là tà kiến.
Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói rằng: Nếu chư Thiên Long Dạ Xoa v.v... ở nơilờidạycủa ta mà hộ trì thì những người kia là đại thí chủ, làm cho con mắt pháp của ta được dài lâu. Làm cho hạt giống Tam Bảo chẳng mất chẳng tuyệt. Từ miệng của ta sanh ra. Từ pháp hóa sanh các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cho đến tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhơn vì thắng nghĩa đế pháp. Cho đến vì cầu ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, tất cả đều hộ trì. Ta nay cũng gần gũi phụ thuộc nơi trờirồng Dạ Xoa v.v... là những đại thí chủ. Cho đến Từ Thịở Hiền Kiếp cùng với các Bồ Tát Ma Ha Tát, như ta dạybảo hãy nên hộ trì. Nếu có kẻ muốn an trụ tu hành chánh pháp, tức được tâm lành. Sao có thể được tâm lành nầy?
Như trong kinh Bảo Vân nói rằng: Bồ Tát được tâm lành. Đây sao gọi là tâm lành? Nghĩa là ở kia nếu thân tâm lìa tức được tâm lành; nên sanh tâm như thế để biết và xem xét, rồi thì pháp gì mà tâm ta hay làm. Lạinữa vì cái gì mà tên gọi là thiện. Nếu làm việc thiện, tức tâm vui vẻ thanh tịnh. Do tâm vui vẻ mà gọi là tâm thiện. Hay sanh nhiều loại xa lìa. Hay khởi nhiều loại nhỏ nhặt, các bất thiện pháp mà hay đoạn diệt.
Trong kinh A Xà Thế Vương nói rằng: Chư Bồ Tát chẳng nên như thế sanh tâm. Nếu tâm có sanh như thế tức là ác ma được ích lợi. Chư Phật Như Lai lại chẳng yêu mến. Hiền Thánh chẳng sanh tâm hoan hỷ. Từ các phần căn lành lạibị giảmmất. Hoặc lại sanh tâm mà chẳng có chỗ sanh. Tức các ác ma hiểm chẳng thể được. Chư Phật Như Lai lại yêu quý điều nầy. Tâm hiền thánh hoan hỷ, từ thiện căn chia ra lại chẳng giảm thiểu.
Kia nếu như thế tu hành, tức ở nơitất cả chỗ sanh tâm, sanh tâm chuyển pháp luân để nói pháp mà chẳng tạp hoạn. Tuy lại đavăn, ngượclại sanh kiêu kỳ, mê túy, vọng thất. Nội tâm tán loạn mà chẳng chuyên chú. Tâm diễm khúc kia tương tục như thế mà sanh. Xa lìa Sa Ma Tha (Chỉ), Tỳ Bát Xá Na (Quán). Chẳng vì người kia làm chỗ tôn trọng. Thiên Long Dạ Xoa lại chẳng tùy thuận. Có tu chánh hạnh mà chẳng thành tựu. Nếu ở nơi việc làm đều chẳng thể được. Đó là chánh hạnh. Nếu muốn rõ biết kẻ hành chánh hạnh nầy, nghĩa là khuyên làm sự tu tập, nghe nhiều, ở yên.
Lạinữa, ở nơi kia còn nói rằng: Nếu có Bồ Tát khuyên tu thắng hạnh mà vì thống lãnh, tạo ra bảybảo diệu tháp biếu đầy ba ngàn đại thiên thế giới thì ta lại ở nơi kia mà chẳng hứa khả lạicũng có người. Nghe, thọ chánh pháp một cho đến 4 câu kệ và tương ưng với Bát Nhã Ba La Mật Đa. Ta tức ở nơi kia tôn trọng, xưng tán. Vì sao vậy? Nghe nhiều hay sanh các Phật, Bồ Đề. Lại từ thế gian mà sanh vào chỗ không chấp trước. Nếu có Bồ Tát khuyên tu thắng hạnh vì thống lãnh thì nên vì kia mà nói pháp giảng thọ. Bồ Tát và sự chỉ dẫn nầy làm cho sự đắm trước chẳng sanh vào chỗđắm trước. Làm cho phước đức tụ lại, rộng ra vô lượng nghiệp chướng được tiêu tan.
NầyTừ Thị! Giả sử đầycả cõi Diêm Phù Đề nầy khuyên tu thắng hạnh tổng lãnh Bồ Tát mà họ nếu có thểở nơi khuyến hạnh thuyết pháp giảng thô Bồ Tát mà thừasự cúng dường. Lại ở đầy cõi Diêm Phù Đề nầy mà hay khuyến tu thuyết pháp giảng thọ Bồ Tát mà tất cảở nơimột việc khuyên làm yên ổn Bồ Tát thừasự cúng dường. Như thếấy Phật tấtbằng lòng, mà lại còn tùy hỷ. Vì sao vậy? Trí huệ sự nghiệp ở nơi khó làm là sự nghiệp cao cả. Tất cả tam giới cao hiển là tối thắng.
Lại nữa tuyên nói chánh pháp hành giả như trong kinh Bảo Tích nói rằng:
Phật bảo: Nầy Ca Diếp! Như có người lái buôn muốn vào biển lớn cầu đồ quý giá, trước lành quan sát thuyền của mình cho vững chắc, cho đến sau khi lấy đồ quý rồi trở lại nhà mình. Nầy Ca Diếp! Bồ Tát Ma Ha Tát lạicũng như vậy, muốn vào tất cả biển trí tuệ, trước tiên phải nên quán sát khuyến hành 6 Ba La Mật Đa cho đến qua khỏi tất cả ngu phu, dị sanh vào chỗ Thanh Văn Duyên Giác. Sau đó ở nơi địavị Phật quả.
Kinh A Xà Thế Vương nói rằng:
Phật dạy: Nầy ĐạiVương! Tấtcả tâm trí căn bản chẳng đoạn lìa. Như thế cái gốc ấysẽ khởi lên tinh tấn, sách tấn chỉ bảo cho nhau. Bố thí chẳng mong cầu, sự hồihướng kia cho tất cả trí huệ vậy. Trì giới vô yểm túc, hồihướng đến tấtcả chúng sanh hữu tình vậy. Nhẫn nhục vô yểm túc, cầu Phật sắc tướng vậy. Tinh tấn vô yểm túc, ở nơi các căn lành thường hay siêng năng tu tập. Thiền định vô yểm túc là chỗ sở duyên tương ưng vậy. Trí huệ vô yểm túc, ở nơitất cả nơi lành suy nghĩ tuyển chọn vì sự lợi lạc của pháp mà làm. Sẽ sống đờisống an vui dài lâu ở tất cả nơi. Tất cả đều chẳng có gì hư mất. Lại hay tu chánh hạnh, sẽ vì tấtcả loài hữu tình mà khởi tâm bình đẳng.
Như trong kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói rằng: Phật dạy: Nầy Đồng Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát sẽđầy đủ tất cả. Nếu thành, là công đức. Tức liền chứng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Thế nào là một pháp? Nầy Đồng Tử! Đó là Bồ Tát Ma Ha Tát ở nơitấtcả loài hữu tình khởi tâm bình đẳng, tâm lợi ích, tâm vô chướng ngại, tâm vô độc. Đó là một pháp. Nếu muốn tu chánh pháp hạnh thì phải xả bỏ những sự lợi dưỡng.
Như kinh Khai Phát Nội Tâm nói rằng: Phải rõ ràng xa rời những lợidưỡng. Vì chỗ đắm trước ấy làm mất chánh niệm. Nếu si mê khởi lên thì sự tự lợisẽ kéo theo, sự xiểmnịnh khởi lên thì chẳng thể tùy thuận những lờidạybảocủa chư Phật vậy. Sự kiêu cứ (ngông cuồng) ngã mạn khởi lên thì sẽ hướng đến chỗ hiểm ác là căn bản. Những thứ nầy làm hoạimất các căn lành vậy. Tuy bây giờ thọ được đó; nhưng sau nầy cái quả không lường được. Tất cả thiền định đều bị xa rời. Phải đọa vào chốn địa ngục ngạ quỷ, súc sanh. Kẻ trí lại nên xa rời lợi dưỡng, giống như nước chảy không bao giờ dừng. Xa rời điều nầy như sanh tâm muốn ít biết đủ.
Như trong kinh Tạp AHàmdạyrằng: Giống như một loại dê câm ở trong đoàn. Ở nơi cây Ni Câu Luật Đà đi chung quanh. Nơi đó có một con dê câm. Độc trong bầy nai ở trên núi ấy có người giữ nai. Cho đến khi bầy nai ở trước, dao động thấy cái đầu quỳ mọp xuống để cầu cứu có đồ ăn và cầu được bảohộ. Như thế lạicũng hoàn là con dê câm, những con nai khác sinh khinh mạn. Đây có một loạixưng tán lợidưỡng ngã mạn Tỳ Kheo cũng lại như thế. Chẳng khởi tâm xa lìa mà sống xa chúng. Chỉ vì sựănuống mà vào thành ấp tuần hành khất thực lạicầu được đón mời, đượctối thượng thanh tịnh chỉ vì ăn uống. Tự phân chia thức ăn ra rồi còn muốn mang về nơi chỗở nơi các Tỳ Kheo ở nữa. RồiTỳ Kheo ấy nói rằng: Nầy chư Tôn Giả! Tôi hôm nay đi đến nhà bạch y để cầu giúp mạng, đượctối thượng thanh tịnh ăn uống rồi. Bây giờ tôi đã có chỗ để đi khất thực. Đây là phép ăn lâu dài còn pháp thì bỏđi. Nầy chư Tôn Giả! Nếu muốn ăn uống thì nên tùy ý. Nói như thế rồi cómột Tỳ Kheo trẻ đều sinh khinh mạn. Người trí nên biết! Nếu nói ra lời ngu ác ấy, tất cả cũng chỉ vì sự lợidưỡng. Như trong kinh rộng nói: Đây là nhữnggì xa rời xiểm cuồng 2 pháp.
Như trong kinh Vô Nhiệt Não nói: Có 2 loại pháp. Ở nơitất cả tâm trí mà vì chướng ngại. Cho nên một là cuồng, hai là xiểm. Có 2 loại pháp nầy không chướng ngại. Một là ngay thẳng. Hai là không xiểmnịnh. Nếu muốn thành tựu các chánh hạnh thường nên thân cận các thiện hữu trí thức.Cái nhơngần gũi thiện trí thức đó có thể thành các chánh hạnh. Rất nhiều kinh điển nói vềđiều nầy.
Như kinh Thắng Sanh Thắng Phược Giải Thoát nói rằng: Chư Bồ Tát Ma Ha Tát có cái nhơn là Thiện Tri Thức nên lưu xuất vào tất cả các hạnh của Bồ Tát.
Thiện Tri Thức là có đại uy lực mà có thể viên thành các Bồ Tát hạnh vậy.
Thiện Tri Thức là kẻ mà có thể sinh ra tất cả Bồ Tát thiện căn.
Thiện Tri Thức là gom lại tất cả Bồ Tát chỗ tu hành.
Thiện Tri Thức lấy đó làm căn bản. Hay làm cho tất cả Bồ Tát nhiễm tâm thanh tịnh vậy.
Thiện Tri Thức là kẻ mà có thể giữ gìn làm tăng trưởng tất cả chỗ phước đức.
Thiện Tri Thức là chỗ vui mến, hay rộng làm cho tất cả Phật Bồ Đề vậy.
Thiện Tri Thức là kẻ hay nhiếp trì, làm cho các Bồ Tát chẳng đọa vào nơi đường dữ, lại làm cho những thối chuyển nơi Đại Thừa mà vượt qua những Bồ Tát học xứ. Ra khỏi chỗ ngu muội, sanh vào chỗ khác. Lại chẳng xả bỏ pháp Thanh Văn, Duyên Giác. Lại vì đó mà tác hộ.
Thiện Tri Thức là kẻ hay làm cho tất cả kẻđi không đúng đường trở về lại chỗđúng đường. Nghe được chánh pháp dẫn dắt giải bày cho họ vào tất cả nơi Phật Pháp.
Thiện Tri Thức như ngườimẹ hay làm cho tất cả chúng sanh tất sanh vào ngôi nhà của Phật.
Thiện Tri Thức như cha, rộngvìloài hữu tình mà giáo dục lợi ích.
Thiện Tri Thức như nhũ mẫu hay lành giúp tất cả, làm cho xa lìa tội nghiệp vậy.
Thiện Tri Thức như nô bộc cần khổ, hay làm cho biển sanh tử phiền não xa lìa.
Thiện Tri Thức như ngườicầm mái chèo, chuyên chở loài hữu tình đến tấtcả trí bên kia bờ bảo châu. Những kẻ tu hành nếu muốn đến gần Thiện Tri Thức thì nên suy nghĩ và làm như thế nầy, làm cho thân tâm nầy thanh tịnh mạnh khỏe. Tâm nầy như đất, tất cá thể mang tải các sức nặng. Tâm nầy như đầytớ. Tùy theo sự sai bảo mà làm. Tâm nầy như chó thường hay canh sủa để giữ gìn nhà cửa. Hãy quán tự thân như người bịnh.
Thiện Tri Thức là bậc thầy thuốc, chỉ bảo phương pháp cũng giống như là thuốc hay. Nương vào chỗ chỉ bảo ấy như mình đang bị bịnh. Phàm là như thế là cái nhơn của Thiện Tri Thức vậy. Do vậy thâm tâm có thể thanh tịnh. Rồi tùy theo các Thiện Tri Thức dạybảo mà theo pháp ấy thiện tu hành, tức có thể tăng trưởng tất cả thiện căn. Như vua núi tuyết, tất cả dược thảo, cây rừng đều phảinương tựa vào đó. Nương tựa nơi Thiện Tri Thức lại cũng như vậy. Hay thành tựu tất cả Phật Pháp đại khí. Lại như giữa biểnlớn trôi nổi được trở về. Bồ Tát là nhơncủa Thiện Tri Thức từđó mà sanh ra vậy. Tức được tròn đủ tấtcả Bồ Tát hạnh pháp và tất cả Phật Pháp.
Như kinh Bảo Tích có dạy rằng:
Phật bảo: Nầy Ca Diếp! Như người lên thuyền đi vào biển lớn mà ở nơi đó thuyềnbị trôi giạt và hư hại. Trong ấylại có ngườinương vào một miếng gỗ hoặc cột buồm, rồi theo đó mà được an ổn trôi giạt vào bờ. Ca Diếp Bồ Tát ở nơitấtcả tâm trí của chiếc thuyền ấycũng lại như vậy. Cho đến trong đó có kẻ bị trôi nổi mất mát nơi thuyền pháp củaBồ Tát, hoặc gặp Thiện Tri Thức mà làm nơi y chỉ. Thì kia đósẽ được hoàn lạitất cả tâm trí. Lên thuyền pháp Bát Nhã Ba La Mật vận chuyển đểđi đến bến bờ của pháp giới.
Nầy Ca Diếp! Cho đến ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề pháp mà tất cả đều nương nhờ thiện tri thứcvậy. Cho nên ở nơi Thiện Tri Thức phải thừasự cúng dường, đó là việc tối thượng.
Hoặc khi Phật còn tại thế, hoặc sau khi Phật nhập Niết Bàn đều nên tinh tấn siêng làm, thì sẽ được vô lượng phước hạnh viên mãn. Cứu cánh quả báo tấtsẽ thành tựu.
Như kinh Hoa Tích nói rằng: Nếu thấySư Tử du hí Như Lai, thấyrồi phát tâm thanh tịnh mà vì đó cúng dường. Lạinữa, nếu như Phật kia sau khi nhập Niết Bàn, thu lấy xá lợi như hạt cải để cúng dường. Như thế quả báo rộng khắp tất đều lan xa. Trong nầylại có vô lượng chẳng loại khác biệt.
Như trong kinh Đại Bi, Phậtdạyrằng: Nầy A Nan! Nếu có người ở trước ta mà cúng dường, làm việc ấyrồilại có người sau khi ta nhập Niết Bàn thu lấy xá lợi như hạt cải để làm lễ cúng dường, rồilại an trí. Lạicũng có người ở nơi pháp của ta mà tạolập các bảo tháp, lại làm xong việc ấy. Nếu lại có người chỉ dùng một cành hoa tung lên hư không quán tưởng như Phật mà vì đó cúng dường, ta nói người nầy đã có căn lành. Cứu cánh sẽ chứng được quả Niết Bàn.
Nầy A Nan! Phải nói rằng: Dưới cho đến loài bàng sanh ở trong các loạihữu tình, nếu hay tưởng nhớ đến chư Phật, ta nói người kia là có thiệncăn. Cứu cánh lại cũng thành tựu quảĐại Niết Bàn.
Nầy A Nan! Ngươi xem ở nơi Phật Thế Tôn vì sao mà hay hành hạnh thí cao cả. Vì sao mà phát tâm đại uy lực?
Nầy A Nan! Nếu có người hay chỉ xưng Nam Mô Phật Đà Da. Đây là thắng nghĩa. Vì sao vậy? Vì chư Phật Thế Tôn đầy đủ, chứ không thiếu danh xưng. Đây không phải là không có nghĩa. Cho nên niệm Nam Mô Phật Đà Da là ở nơi Như Lai tùy theo đó mà có ít nhiều căn lành, mà chẳng hoại thất. Dưới cho đến một sự phát tâm thanh tịnh. Đây là tất cả cho đến cứu cánh chứng quả Niết Bàn.
Nầy A Nan! Giống như người câu cá đi vào hồ lớn muốn bắt cá, tức liền để cần câu vào nước, cá tức thời đến bên mồi để ăn. Lúc ấy người đi câu biết đã có cá. Liền kéo cần câu lại nhử cá tức thời cá mắc câu rồi đưa lên mặt đất, tùy theo chỗ muốn mà thu dụng. Thế gian có một loạihữu tình cũng lại như vậy. Ở trước Phật Thế Tôn phát tâm thanh tịnh, trồng các thiệncăn. Dưới cho đến phát tâm thanh tịnh tin rồi mà kia có tình, sau đólại ác. Nghiệp chướng chứa nhóm rồi sanh vào chỗ có nạn. Sau đó trở lạigặp Phật Thế Tôn. Dùng trí Bồ Đề và cần câu tứ nhiếp, lùa họ và loài hữu tình ra khỏi sanh tử an trí vào bờ Niết Bàn.
Trong kinh Hải Long Vương Vấn nói rằng:
Phật dạy: Nầy Long Vương! Chư Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc có thể đầy đủ 8 pháp tức thời thường chẳnglìa xa chư Phật. Thế nàolà8 ?
Một là chỉ bày quán sát hình tượng Phật
Hai là thừasự Như Lai
Ba là thường tán thán Như Lai
Bốn là tạo hình tượng Phật
Năm là dạy bảo quán sắc thân Phật
Sáu là tùy theo Phật sát mà xưng danh hiệu Phật
Bảy là chẳng sanh tâm yếu kém
Tám là khởi tâm quảng đại cầu trí huệ Phật.
Như kinh Bồ Tát Tạng nói rằng: Hoặc có thể nghiêm tịnh Như Lai tháp miếu, sẽđược 4 loại thanh tịnh tối thượng thệ nguyện. Thế nàolà4 ?
Một là rộng được tối cao sắc tướng thanh tịnh thệ nguyện
Hailà tối thượng các tướng đầy đủ thanh tịnh thệ nguyện
Ba là tối thượng kiên cố tu tập thanh tịnh thệ nguyện
Bốn là tối thượng quán thấy Như Lai thanh tịnh thệ nguyện.
Kinh nầycũng còn nói: Nếu có người ở nơi Như Lai tháp miếu rải hoa, đốt hương để cúng dường thì người nầysẽđược 8 loại pháp chẳng hoại. Thế nào là 8 ?
Một là chẳng hoạisắc tướng
Hai là chẳng hoại giàu vui
Ba là chẳng hoại quyến thuộc
Bốn là chẳng hoại tịnh giới
Năm là chẳng hoại đa văn
Sáu là chẳng hoại tịch định
Bảy là chẳng hoại trí huệ
Tám là chẳng hoại thệ nguyện.
Nếu có người muốn tạo hình tượng của Như Lai thì nên tùy ý làm; hoặc bằng gỗ, đất, thép, đá. Hoặc bằng ngà voi. Hoặc bằng vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh, xích châu, san hô, mã não và các loại sa-cừ cùng những loại thơm quý v.v... hoặcvẽ thành hình; hoặc ở nơibản gỗ, trên tường, làm các hình tượng; hoặc ở trên giấy hoặc các đồ bằng vải mà tạo thành; hoặc tự mình làm mới, hoặc tu bổ những tượng Như Lai bị hư hoại. Như thế làm rồi thì ở đờivị lai chẳng sanh vào dòng dõi thấp hèn, chẳng sanh vào gia tộc tạo nghiệp ác, chẳng sanh vào gia tộc tà kiến. Ở nơi thân thể thường chẳng khuyết tật, để tạo nên tội ngũ vô gián. Ở nơi Như Lai hay phát tín tâm thanh tịnh tạo lập hình tượng của Như Lai. Ngườinầy ở đờivị lai địa ngục nghiệp báo chuyển nặng thành nhẹ. Ở nơi pháp 3 Thừa hoặc dư thừa mà được ra khỏi. Như ngườibất tịnh uế nhiễmnơi thân có thể trở thành thanh khiết, tắmrửahương thơmkỳ diệu với đồ trang sức, mà sự uế ác kia nhờ hương thơm ấy bay đi không còn xấu. Kẻ tạotội ngũ vô gián lạicũng như vậy. Tạotượng Phật rồi thì tội nghiệp củahọ được tiêu diệt không còn nữa. Lạinếu có kẻ làm nghiệp thập bất thiện thì ở nơi Như Lai phát tâm tịnh tín, thì tội nghiệp của người kia lạitất tiêu diệt. Như sữa đổ vào lửa thì sẽ thành ánh sáng. Nghiệp tan không còn; nghĩa nầycũng như thế. Hà huống đầy đủ tối thắng tâm Bồ Đề và kẻ xuất gia kia đều là kẻđầy đủ tịnh giới. Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận Hết quyển 5
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.113.190 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.