Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 3

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.29 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.38 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Trong kinh Nhập Định Bất Định Ấn, Phật dạy rằng:
Nầy Diệu Cát Tường! Giả sử có người ở mười phương tất cả thế giới tất cả loài hữu tình lấy đimột con mắt cho mãn một kiếp. Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn ở nơi kia nhưở trên loài hữu tình mà khởi tâm từ mẫn, tất làm cho mắt ấy bình phục lại như xưa cho đến mãn một kiếp.
Nầy Diệu Cát Tường! Nếu lại có người ở nơi lòng tin Đại Thừa mà Bồ Tát ở nơi ấy phát tâm thanh tịnh cho đến một cái xem thấy như thế phước chứarất nhiều so vớiATăng Kỳ Số về trước. Giả sử có người qua lạimười phương tất cả loài hữu tình cùng trong ngục tốitất vì giải trừ ngục sắt trói cột ấy mà làm cho được Chuyển Luân Thánh Vương hoặc Đế Thích Thiên Chủ diệu khoái lạc.
Nầy Diệu Cát Tường! Nếulại có người ở nơi lòng tin Đại Thừa và ở chỗ Bồ Tát mà phát tâm thanh tịnh chiêm ngưỡng tán thán, như thế phước đức bội phần hơn A Tăng Kỳ Số về trước.
Trong kinh Tín Lực Nhiệp Ấn Pháp Môn, Phật dạy rằng:
Nầy Diệu Cát Tường! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn ở nơitất cả thế giớicực vi trần cùng với các loài hữu tình ngày ngày thường hay dùng trăm thứ mùi vịăn uống ở cõi trời và y phục tốt đẹp ở cõi trời ở nơiHằng Hà sa số kiếp phổ hạnh bố thí. Cũng lại có người ở nơimột Ưu Bà Tắc chẳng khác ThầyTổ đầy đủ tu thập thiện hay khởi niệmrằng đây là người học Phật giớihạnh. Ở mỗi ngày như vậy cúng thí một bữa ăn, như thế phước đức tích tụ nhiều hơn ở trước ATăng Kỳ Số. Như thế lần lượt. Nếu có một Tỳ Kheo, hoặc tùy theo kẻ tin hành, hoặc tùy theo kẻ pháp hành cho đến bậc Duyên Giác tăng lên cúng dường.
Nếu lại có người thấyhọamột hình tượng Phật hoặc chép kinh điển, họavẽ tượng Như Lai thì phước ấy tích tụ nhiều hơn ATăng Kỳ Số về trước. Hà huống chắp tay tôn trọng, hoặc lấy hoa hương, tẩmbột, đèn sáng dùng tâm thanh tịnh để cúng dường, như thế phước đức tụ lạibội phần hơn cả ATăng Kỳ Số về trước. Lạinữanếu có hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn và chúng Thanh Văn mỗi ngày thường dùng trăm thứ mùi vị thức ăn và y phục đẹp đẽ cõi trời, ở nơihằng hà sa số kiếp ấybố thí cúng dường. Cũng lại có người ở nơimột xe dê hành Bồ Tát, tùy theo Phật đó mà trồng thiện căn, tịnh tâm đầy đủ nhiếp phục ngườinầy, ở mỗi ngày cúng dường một bữa ăn, như thế phước đức tích tụ hơn ở những A Tăng Kỳ Số về trước.
Nếu lại có người ở tất cả thế giớicực vi trần và cùng với những xe dê của người hành Bồ Tát mỗi ngày thường hay dùng trăm thứ mùi vị thức ăn cõi trời và đồ mặc đẹp đẽ cõi trời, ở nơihằng hà sa số kiếp bố thí cúng dường. Lạinếu có người ở nơimột xe voi hành Bồ Tát, mỗi ngày nơi ấy cúng thí một bữa ăn, như thế phước tụ lạigấpbội, hơn cả ATăng Kỳ Số về trước.
Nếu có người ở tất cả thế giớicực vi trần và những người hành Bồ Tát nơi xe voi, mỗi ngày thường dùng đồ ănuống mùi vị cõi trời, cùng áo quần đẹp đẽ cõi trời, ở trong hằng hà sa số kiếp mà bố thí cúng dường. Lạicũng có người ở nơimỗi ngày tháng hành thần thông Bồ Tát, mỗi ngày cúng thí một bữa ăn, như thế phước chứagấp bội hơn A Tăng Kỳ Số về trước.
Nếu có người ở nơitấtcả thế giớicực vi trần và nhựt nguyệt thần thông, người hành Bồ Tát, mỗi ngày thường đem trăm thứ mùi đồ ăn uống cõi trời và y áo đẹp đẽ cõi trời ở nơihằng hà sa số kiếp mà bố thí cúng dường.
Lạicũngcó người ở một Thanh Văn hành Bồ Tát mỗi ngày cúng một bữa ăn, như thế phước chứagấp đôi về A Tăng Kỳ Số về trước.
Nếu có người ở nơitất cả thế giớicực vi trần và các Thanh Văn Thần Thông hành Bồ Tát mỗi ngày thường dùng trăm loại mùi vịăn uống cõi trờivày phục đẹp đẽ cõi trời, ở nơihằng hà sa số kiếp bố thí cúng dường. Nếu lại có người ở nơimột Như Lai thần thông hành Bồ Tát, trong mỗi ngày cúng thí một bữa ăn, như thế phước đứctụ lạigấpbộihơn cả ATăng Kỳ Kiếp Số về trước.
Điều nầy nên hỏi:Sao gọi là Xe Dê của người hành Bồ Tát cho đến Như Lai thần thông người hành Bồ Tát vậy?
Đáp rằng: Như trong kinh Như Nhập Định Bất Định Ấn, Phật bảo Ngài Diệu Cát Tường rằng: Bồ Tát có5 hạnh. Đó là hạnh Xe Dê, hạnh Xe Voi, hạnh Nhựt Nguyệt Thần Thông, hạnh Thanh Văn Thần Thông, hạnh Như Lai Thần Thông. Trong nầy có hạnh Xe Dê và hạnh Xe Voi của người hành Bồ Tát là ở nơiANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề có chỗ thoái chuyển. Còn người hành Nhựt Nguyệt thần thông, Thanh Văn thần thông và Như Lai thần thông là 3 hành củaBồ Tát mà ở nơiANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề chẳng thể thoái chuyển. Người hành xe dê củaBồ Tát kia là như thế nào?
Giống như có người muốn qua 5 Phật sát vi trần số thế giớilạitự suy nghĩ đương cỡi xe dê, nhớ rồi liền lên xe tùy theo đường mà đến. Lúc bấy giờ con đường dài trải qua chịu biết bao nhiêu khổ hạnh cả trăm do tuần chịu đựng gió lớn thổi thối lui 80 do tuần. Nầy Diệu Cát Tường! Ý ông nghĩ sao? Ngườinầy lên xe dê kia trải qua một kiếp cho đến bất khả thuyết, bất khả thuyết kiếp hay qua khỏi thế giới ấy hoặc một thế giới chăng?
Diệu Cát Tường trả lờirằng: Thưa chẳng thể được. Nếukẻấy muốn qua chắc chắn không qua khỏi.
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Như thếấy hoặc có Bồ Tát trước phát tâm Bồ Đề rồi. Sau đó ở nơi pháp Đại Thừa chẳng trì chẳng tụng. Ngược lại ở nơi pháp Thanh Văn hay vui theo tu tập cùng nhau xưng tán, thọ trì đọc tụng, giải thích nghĩanầy. Lại làm cho người kia trì giữ, tu tập hiểu rõ. Do duyên nầy mà trí tuệ độn liệt, ở nơi vô thượng trí đạo có chỗ thối chuyển thì Bồ Tát ấy tuy trước có tu tập ĐạiBồ Đề tâm, huệ căn huệ nhãn mà trí huệ kia bị độn liệt cho nên bị hư mất. Đây có tên là hạnh xe dê của người hành Bồ Tát.
Sao gọilà hạnh Xe Voi của người hành Bồ Tát?
Giống như có người muốn qua như trước Phật sát, vi trần số thế giới, lạitự suy nghĩ ta đang cỡi trên xe 8 gọng đầy đủ đồ trang sức đẹp của xe voi. Suy nghĩ như thế rồi liền leo lên tùy theo đường mà đến. Trải qua ngàn trămnăm đi 2.000 do tuần, nhẫn chịu gió lớn thổi lài lại 1.000 do tuần. Nầy Diệu Cát Tường! Ý ông nghĩ sao? Cho đến ngườinầy có thể trải qua một thế giới chăng?
Diệu Cát Tường đáp: Chẳng thể Thế Tôn. Kẻ nầy không thể qua khỏi nơi nầy.
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Như thế, như thế đấy. Hoặc có Bồ Tát trước phát đạiBồ Đề tâm rồi, sau ở nơi pháp Đại Thừa chẳng trì chẳng tụng. Ngược lại pháp Thanh Văn vui yêu tu tập cho đến trì đọc giải nghĩa rõ ràng. Đây có tên là hành xe voi của Bồ Tát.
Sao lại có Nhựt Nguyệt Thần Thông người hành Bồ Tát?
Giống như có người muốn qua như trước Phật sát, vi trần số thế giới cho đến ngườinầytạo Nhựt Nguyệt thần thông hành tùy theo đường mà đi.
Nầy Diệu Cát Tường! Ý ông nghĩ sao? Ngườinầy có thể qua khỏi thế giới nầy được chăng?
Ngài Diệu Cát Tường bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, ngườinầy có thể qua được. Lúc ấy trải qua thời gian dài lâu chịu cực khổ.
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Như thế như thế. Hoặc có Bồ Tát trước phát đạiBồ Đề tâm rồi, chẳng ở nơi pháp Thanh Văn yêu mến tu tập, cho đếnmột, bốn câu kệ lại chẳng trì tụng. Duy chỉở nơi pháp Đại Thừa ưa vui đọc tụng giải thích, ý nghĩa rõ ràng. Đây có tên là Nhựt Nguyệt Thần Thông hành Bồ Tát nhơn.
Sao lạigọi là Thanh Văn Thần Thông người hành Bồ Tát?
Giống như có người muốn qua như trước Phật sát, vi trần số thế giới, cho đến ngườinầy làm Thanh Văn Thần Thông đi theo đường mà đến. Nầy Diệu Cát Tường! Ý ông nghĩ thế nào? Ngườinầy có thể qua được thế giới kia chăng?
Diệu Cát Tường bạch Phật rằng: Kính bạch Thế Tôn, người nầy có thể qua được.
Phật nói: Nầy Diệu Cát Tường! Như thế như thế. Hoặc có Bồ Tát phát tâm đạiBồ Đề rồi. Ở nơi pháp Đại Thừa mà yêu mến tu tập, mà còn ở nơi kia tu theo chỗ Đại ThừaBồ Tát, tin phụng quy hướng, thân cận nơi kia, hy cầu Đại Thừa thọ trì đọc tụng cho đếngặp cả mất mạng nhơn duyên lại cũng chẳngxa rời Đại Thừa mà lại ở nơi kia tu Đại Thừa, rồi dùng hương hoa tôn trọng cúng dường. Ở Bồ Tát chưahọc lại chẳng khởi tâm kiêu mạn. Đây có tên là Thanh Văn Thần Thông hành Bồ Tát nhơn.
Sao gọi là Như Lai Thần Thông hành Bồ Tát nhơn?
Giống như có người muốn qua như trước Phật sát, vi trần số thế giới cho đến ngườinầycầu Phật thần thông đi theo con đường để đến. Nầy Diệu Cát Tường! Ý ông nghĩ sao? Ngườinầy liền bay qua khỏi thế giới kia chăng?
Diệu Cát Tường bạch Phật rằng: Thế Tôn! Ngườinầy chỉ trong một khoảnh sát na phát tâm rồi tức bay liền qua đến thế giới kia.
Phật bảo: Diệu Cát Tường! Như thế như thế! Hoặc có Bồ Tát phát đại Bồ Đề tâm rồi cho đến lành giải Đại Thừatối thượng thậm thâm quảng đại nghĩa lý. Thường vì cứu độ tất cả loài hữu tình, phát đạiBồ Đề tâm, từ bi nhiếp thọ. Ở nơi 6 Ba La Mật Đa, Tứ Nhiếp Pháp v.v... phát tâm dũng mãnh rồi, lại làm cho người kia lại ở yên như vậy. Đây có tên là Như Lai Thần Thông hành Bồ Tát nhơn.
Ở trong nầycũng nói: Nếu có kẻ hủy báng chánh pháp tức thì ở nơi pháp làm việc chướng ngại, thật cực đạitội. Như kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Hoặc có kẻ tu Bồ Tát thừa, tuy gặp thấy được trăm ngàn Cu Ti Na Do Tha các Đức Phật Như Lai. Rồi ở nơi các Đức Phật đórộng làm việc bố thí, cho đến tu tập trí tuệ mà khởi được tâm ấy. Tuy quy nơi chư Phật gặp nghe, thọ trì tuyên thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa nhưng không sanh tôn trọng. Hoặc thân, hoặc tâm tất chẳng thanh tịnh, khởi nhiễmônơi huệ, thành đạitội nghiệp, tức ở nơi sâu xa Bát Nhã Ba La Mật Đatức sanh hủy báng. Do sự hủy báng sâu xa Bát Nhã Ba La Mật Đanầy mà liền hủy báng quá khứ, vị lai, hiện tại các Phật Thế Tôn cùng Phật tất cả trí. Do duyên nầy mà ở nơi pháp làm việc chướng ngại. Nghiệp nầytương tục đọa vào đại địa ngục. Trải qua Cu Ti Na Do Tha trăm ngàn năm, từ một địa ngục ra khỏi, lại vào một địa ngục khác. Như thế cứ luân phiên vô số thành hoại. Địa ngục ra khỏi rồi lại đọa vào ngạ quỷ, rồi súc sanh.
Ngài Xá LợiTử bạch Phậtrằng: Thế Tôn! Chướng ngại chánh pháp nầytội nghiệp tiếp nốirồi đọa vào ngũ vô gián địa ngục, làm cho có thể nói rằng rất nhiều tội nghiệp không thế nói hết phải chăng?
Phật bảo: Hãy dừng lại Xá Lợi Tử! Ngươi chẳng nên nói nữa.
Lạinữa những người tu Bồ Tát hạnh có rất nhiều loại ma. Như kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Lạinữa Tu Bồ Đề! Nếu có tạolập các tên tuổi thì Bồ Tát nên biết. Đó là việc ma. Nếu có ma đến nghinh tiếp Bồ Tát thì nên nói như thế nầy. Ngươi biết, đây là Bồ Tát hiện thành chánh giác kiến lập tên nầy. Bồ Tát lúc ấy tùy khởi nhỏ nhen, lại ở tướng bất thối chuyển. Tức ma kia thay đổi chẳng được điều nầy. Nếu khởi tâm giải thích nghĩa là ta được thọ ký tức sanh tâm kiêu mạn. Ở nơinầy cùng vớiBồ Tát lại khởi khi mạn. Đây là ác ma xảo phương tiện muốn làm cho Bồ Tát sớm lìa bát nhã. Bạn lành chẳng nhiếp, bạn ác lại theo. Hoặc đọa vào Thanh Văn địa. Hoặc đọa vào Duyên Giác địa, khởi tâm khi mạn tương ưng, làm cho tộilỗi dày sâu qua 4 việc căn bản. Bồ Tát phải biết đây là ma sự.
Trong kinh Diệu Cát Tường Thần Thông Du Hí nói rằng: Bồ Tát Diệu Cát Tường bảo: Nầy Thiên Tử! Tùy theo sự nghiệp mà thành ra điềunầy. Tất cả đều là ma sự.Nếu ở nơicầu hoặc có chỗ chấp, hoặc có chỗ xả, đều là ma sự. Hoặc có chỗ muốn, hoặc có tưởng tượng, hoặc có lãnh nạp, hoặc có đolường. Tất cả đều là ma sự. Lạinữa Thiên Tử! Hoặc ở nơiBồ Đề tâm có chỗ chấp trước. Đều là ma sự. Ở nơibố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ tâm mà có chấp trước. Đều là ma sự. Lại khi thí khởi tâm kiêu mạn, giới trụ phân biệt, nhẫn sanh phẫn nhuế, siêng năng đùa giỡn, thiền định chấp tướng, trí huệ tác ý. Đây tất cả những thứ nầy đều là ma sự. Nếu khởi tâm xa lìa. vui ở nơitịch tĩnh thì đây cũng là ma sự. Hoặc ở nơi thiểu dục tri túc đầu đà công đức, khởi lãnh giải ý. Đây cũng là ma sự. Hoặc hành nơi không, hoặc hành vô tướng, hoặc hành vô nguyện, hoặc hành ở vô hí luận, hoặc hành viễn ly. Ở nơi Như Lai nói dạy chỗ hành khởi ý ngã mạn, có chỗ phân biệt. Tất cảđều là ma sự.
Nầy Thiên Tử! Cho đến hoặc có phân biệt, hoặc không phân biệt, kiến văn giác tri, tưởng niệm sanh thì tất cả việc ấy cũnglà ma sự.
Thiên Tử hỏi rằng: Ngài Diệu Cát Tường. Đây là những masự mà do nhơn gì khởi lên?
Ngài Diệu Cát Tường đáp: Nầy Thiên Tử! Các ma sựđótất cả đều do từ tăng thượng tương ưng mà khởi. Vì sao vậy? Mà các ma sựấy ở nơităng thượng tương ưng pháp chỉ cầu liền được. Hoặc chẳng phảitương ưng thắng pháp ma thì làm sao?
Thiên Tửđáp: Ngài Diệu Cát Tường: Thế nào là Bồ Tát Tăng Thượng Tương Ưng? Thế nào là chẳng tương ưng? Vì sao vậy. Ở nơi 2 pháp tương ưng là vì thế gian hòa hợp nương tựa. Tăng thượng tương ưng nầytức là chánh tương ưng tăng ngữ. Chánh tương ưng nầytức là chẳng tương ưng tăng ngữ. Chẳng tương ưng nầytức là chẳng hí luận tăng ngữ. Chẳng hí luậnnầytức là chánh tương ưng tăng ngữ. Hoặc tương ưng, hoặc chẳng tương ưng đều đượctạo thành. Cho nên Thiên Tử chẳng mắt tương ưng, vô sắc tương ưng cho đến vô ýtương ưng, vô pháp tương ưng. Đây nói tên là Bồ Tát chánh tương ưng.
Lạinữa Thiên Tử! Nên biết các Bồ Tát có 20 loại pháp theo đó mà khởi ma sự làm cho ma mạnh hơn. Thế nàolà 20 ?
Một là ở nơi việc tu giải thoát nghiệp thì hay sợ chỗ sanh tử. Ở nơi tu tương ưng thắng hạnh thì phương tiện thân cận thừasự cúng dường. Những điều nầy đều là Bồ Tát ma sự.
Hai là hoặc hay quán không, thí xả hữu tình. Đó là Bồ Tát ma sự.
Ba là hay quán vô vi ở nơikẻ có thiện căn mà sanh giải quyện (giải đãi, mệt mỏi). Đây là Bồ Tát ma sự.
Bốn là tuy khởi định ý mà chẳng tu hành định. Đây là Bồ Tát ma sự.
Năm là thuyết pháp cho kẻ vui nói nghe mà chẳng khởi lòng từ bi. Đây là Bồ Tát ma sự.
Sáu là ở nơi giới, người có đức hay cầu làm việc bố thí. Ở nơi người phá giới mà sanh hủy báng. Đây là Bồ Tát ma sự.
Bảy là vui nói Thanh Văn, Duyên Giác lời an ổn trong Đại Thừa ngôn luận. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Tám là riêng sâu nói lời vui các loại ngôn luận. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Chín là tuy biết Bồ Tát đạo mà chẳng cầu tu Ba La Mật Đa đạo. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mười là xưng tán lời nói thượng căn tương ưng chẳng tương ưng các loài hữu tình mà vì sự dạy bảo. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Mườimột là tuy trồng thiện căn mà thối tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mười hai tuy ở nơitương ưng quán hạnh tương tục sở hạnh mà chẳng làm cho các loài hữu tình như dạy bảo. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Mười ba tuy cầu tận kia vô dư phiền não. Ở nơi sanh tử tiếp tục phiền não dính chặt. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mườibốn tuy lại nhỏ nhăn thắng huệ mà chẳng giữ đại bi chỗ duyên nơi cảnh. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mườilăm là ở nơitất cả thiện hạnh hoặc chẳng đầy đủ phương tiện. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mười sáu tuy lại hy cầu Bồ Tát tụng pháp mà vui thọ trì Lộ Già Gia Đà ngoại đạo điển tịch. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mườibảy tuy lại đavăn khi nghe pháp mà thường chứa riêng không làm cho kia biết. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mười tám tuy là đavănnơi thế gian duyên vì kia nói thọ, rồi giữ riêng của cải làm việc vô nghĩa. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mười chín ở nơi Đại Thừa các pháp sư, mà chẳng gần gũi tôn trọng thừasự. Ngược lại ở nơi Thanh Văn, Duyên Giác thừa kia là người chẳng đồng phần mà cũng đồng xưng tán. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Hai mươi là nếu khi Bồ Tát cậy nhờ nơicủa báu mà uy đức được lớn. Hoặc Thiên Đế Thích, hoặc Phạn Vương, hoặc hộ thế, hoặc Vua cùng Trưởng Giả tất cả chẳng thân cận tôn trọng, thừasựở nơi uy đức giàu có đó. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Những điều nầy làBồ Tát 20 loại pháp tùy khởi ma sự làm cho ma càng mạnh hơn.
Trong kinh Hải Ý nói rằng: Nếu có Bồ Tát đầy đủ đại danh xưng, giàu có tự tại, chủng tộc cao quý, quyến thuộc sốđông đều có phước hạnh. Do như thế mà sanh giải đãi chẳng biết cầu tương ưng thắng hành, kiêu kỳ buông lung. Hoặc thấyBồ Tát xuất gia đầy đủ thường hành cầu tương ưng pháp. Càng lao nhẫn khổ, gió lớn, nóng nhiều, tất cả đều có thể cam thọ. Máu thịt tơitả, dung nhan tiều tụy mà trước Bồ Tát như thế thấy kia hơn công năng rồi sanh ý khi mạn. Kia có nói lành mà chẳng nghe thọ, mà lại tăng khởi kiêu kỳ, tật mạn. Đây là Bồ tát ma lực câu chế.
Lại nữa có 4 loại pháp hay ở nơi Đại Thừa mà làm chứng nạn.
Một là hiển lộ cái đức của mình.
Hai là che đậy cái đức của người khác.
Ba là ngã mạn cao ngất.
Bốn là phẫn nhuế (giận hờn giỗi) kiên cố (lâu dài).
Lại các Bồ Tát chớ nên phát tâm Bồ Đề liền vì vui đủ, mà phải nên rộng tu tương ưng thắng hạnh.
Ởđây nên hỏi: Tại gia Bồ Tát phải làm cái gì?
Đáp rằng: Như Dũng Thọ Trưởng Giả vấn kinh nói rằng: Phật bảo: Nầy Trưởng Giả! Tại gia Bồ Tát tuy vẫn còn ở nhà nhưng thường tu chánh hạnh ở các nghiệp. Chẳng phải chánh hạnh thì chẳng làm. Nương vào pháp thọ dụng chẳng cần phi pháp. Hay khổ công cần cù chánh mệnh cho mình. Chẳng sống với tà mệnh. Chẳng làmnão hại người khác. Tự nơilợilạc có được thường thọ dụng thì khởi tâm quán về vô thường. Rộng vìthật pháp mà hành hạnh bố thí, đạixả, chẳng tham. Tôn trọng cha mẹ, ở nơivợ con, nô tỳ và những người làm việc cho đến bằng hữu, tri thức thường ở nơi chánh pháp hay chỉ bảo cho nhau.
Lạinữa những gì mà ngườitại gia Bồ Tát không chính đáng thì không làm. Như kinh Xuất Gia Chướng Nạn nói rằng: Phậtbảo Tôn Giả Đại Danh rằng: Ngươi hãy nên biết. Những kẻ mù kia, câm ngọng kia và Thủ Đà La chẳng biết vui, nhiều phỉ báng, diễm khúc, chẳng phải người nam, thường làm kẻ hầu hạ, chuyển thành thân ngườinữ. Lạc đà, lừa, heo, chó cho đến rắn độc như thế các loại, đời đời sanh ra ở nơi Phật dạy mà chẳng sanh niềm vui. Lạinữa Đại Danh! Tại gia Bồ Tát nếu có 4 loại pháp là những điều chướng nạn.
Một là ở nơi trước Phật gặp các căn lành cùng các loạihữu tình. Lại có tên cầu xuất ly, vui theo tâm thánh đạo. Ở nơi kia nếu làm chướng nạn thì ở đâylà tại gia Bồ Tát đệ nhất chướng sự.
Hai là nghèo nàn tài vật, con cái quyến thuộc chẳng tin nghiệp báo. Nếu người nam hoặc ngườinữ, hoặc vợ cùng thân bằng quyến thuộc ở nơi giàu có mà bỏ tục xuất gia thì ở nơi kia sẽ tạo nên chướng nạn. Đây là tại gia Bồ Tát có cái khó thứ hai.
Thứ ba là tại gia Bồ Tát hủy lý chánh pháp, chưa nghe pháp mà đã thọ trì. Nghe rồi chẳng tin, ngược lại sanh hủy báng. Đây là tại gia Bồ Tát có cái khó thứ ba.
Bốn là ở nơi giới đức Sa Môn, Bà La Môn khởi tâm làm tổn hại và có nhiều loại tâm sai trái. Đây là tại gia Bồ Tát có cái khó thứ tư.
Như thế 4 loại và riêng biệt khởi lên các pháp chướng nạn. Tất cả là tại gia Bồ Tát cho đến đời đời chỗ sanh ra đều khó khăn. Như có một người rớt xuống giếnglàmô uế, rồi người khác nói: Khoái quá, đây là cái giếng có nước tinh khiết. Người kia nghe rồi ở nơinước dơ khởitưởng nước sạch. Chẳng uếố làm chẳng thanh tịnh. Các dục nhiễm của hữu tình lại cũng như thế, tự nhiễmdục như bùn mà lạidạy cho người khác lạicũng ô nhiễm. Tự xấu ác mà dạy cho kia thì cũng lại như vậy. Tự mình tham sân si và ở vào chỗ hiểmnạn mà lạidạy cho người khác lạicũng sa đọa. Lại như có người hay oán hờn đối trước hầm lửa, mà lửa thì cháy, thiêu đốt 7 người lại chẳng có củi, chẳng có khói.
Những kẻ nhiễm dục cũng lại như thế. Gần gũi với người nữ tán gẫu nói chuyện ham muốn, đọa vào hầm lửa, mà lại dạy người khác cũng bị đọa như vậy. Làm cho kia đọa rồi bịnh khổ ưu não thường xâm nhập bức bách. Lại như một người dạy làm cho người kia leo lên ngọn núi thì được khoái lạc, mà lại nói: Núi kia bằng thẳng chẳng có hiểm nguy gì, có thể leo núi, nhận sự hứng khởi. Thế gian cha mẹ ái luyến con cái lạicũng như thế. Vì thương con mà ở nơi dục nhiễm, tùy theo sanh mà chấp trước, mà pháp dục nhiễm thì thật là đại ác. Giống như con rắn độc. Ngườinầy tâm nhiễm, ở nơi trước ngườivợ ngược lại nói những lời hay đẹp để tán tỉnh muốn nói chuyện dục lạc. Kialà 3 đường dữ cực đại hiểmbố. Lại những lời hoa mỹ đó phản lại việc nói lành. Kẻ nói lời như thế phải đọa vào đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Đại thừa bảo yếu nghĩa luận Hết quyển 3

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.181.194 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập