Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.34 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.35 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quy mạng mười phương vô biên tế
Ở tại tất cả trong thế giới
Quá, vị, hiện tại các Như Lai
Bồ Tát Thanh Văn cùng Duyên Giác
Người trí nên biết: Thân người khó được, ở trong từng khoảnh khắc, thành tựu được cái thắng hạnh lại còn khó khăn. Nếu ở trong ấy mà chẳng khởi suy nghĩ làm những việc lợi ích thì sự sanh nầydẫn đến trống rỗng ở đời sau. Vì sao hay ở nơilờidạy thanh tịnh của Như Lai mà phát tâm dõng mãnh lãnh nạp nghe thọ. Ởđây có 2 việc. Nghĩa là thân người khó được và chánh pháp khó nghe, gặp Phật ra đờilại càng khó hơn nữa.
Hỏirằng: Ở nơi đây vìsao mà ấn chứng cho rằng gặp Phật lại khó?
Đáp rằng: Trong vô số kinh điển đều nói như thế. Không thể định lượng. Riêng nương vào kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật nói: Chư Tỳ Kheo! Như Lai ứng cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, trải qua trăm ngàn Cu Ti Na Do Tha Kiếp như thếở một lúc nọ trong đời hoặc có hoặc không Như Lai xuất thế thật là hy hữu. Như hoa Ưu Đàm chỉ một lần hiện.
Trong kinh Quyết Định Vương nói rằng:
Phật bảo: Nầy A Nan! Chư Phật ra đời như hoa Ưu Đàm kia đúng thời mới xuất hiện. Hoa nầy như vàng có ánh sáng mát dịu. Nở ra mùi hương lạ bay khắp do tuần. Ánh sáng của hoa nầy hay phá chỗ tốităm. Hay làm cho người ta nhớ nghĩ liền được thanh tịnh. Hay làm tiêu các bịnh khổ, hay chiếu sáng, hay xua đuổi mùi độc, hay cho hương lành. Hương thơm kia hay làm tiêu hoa 4 thế giớisự tổn hại. Hương nầylại không tùy theo Chuyển Luân Vương biến xứ đều ra khỏi. Chi có Kim Luân Vương lại có thểứng hiện. Huống nữa những kẻ phá giới loài hữu tình, chỉ Phật xuất thế thì hoa nầymới xuất hiện. Ở trong ấy sao lại có thể biết hoa Ưu Đàm kia ở nơi xa có lúc có hoặc không. Như có duyên khởi mà nói ở trong hồ Vô Nhiệt Não. So sánh bề mặt có núi tên là Ngũ Phong mà núi kia trên có một rừng hoa Ưu Đàm. Nếu Phật Thế Tôn từ Đẩu Suất Thiên Cung chưa giáng sanh vào nhơn gian trong lúc ở trong thai mẹ thì hoa Ưu Đàm kia còn khép lại. Nếu Phật Thế Tôn ra khỏi thai mẹ thì hoa kia tăng trưởng nở ra tướng lành. Nếu Đức Phật Thế Tôn thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thì hoa Ưu Đàm kia nở rộ tất cả. Nếu Phật Thế Tôn xả bỏ thọ mệnh và duyên hạnh thì hoa kia tiều tụy. Nếu Phật Thế Tôn nhập Niết Bàn thì cành lá của hoa kia cùng hoa quả tất cả đều rụng hết. Hoa nầyrất lớn như bánh xe. Kinh Giác Tri Phương Quảng nói rằng: Tên gọi là Tiên Vương. Nghĩa là các tiên chúng nói: Những người hiền, bậc Bồ Tát liền được gặp Như Lai xuất thế nói pháp hóa độ lợilạc, tức thời tương ưng.
Trong kinh Hoa Nghiêm nói: Ở trong Cu Ti kiếp mà gặp được Phật ra đời, nghe thọ chánh pháp, tôn trọng tin tưởng phụng hành thì điều nầy thật là khó thấy được.
Hiền Kiếp kinh nói rằng: Trong Hiền Kiếp nầy sau 65 kiếp chẳng có Phật ra đời. Sau đó có một kiếp hiệu là Đại Danh. Ở kiếp kia có mười ngàn vị Phật xuất hiện trong đời. Sau kiếp gọi là Đại Danh có tám mươi ngàn kiếp không có Phật xuất thế. Sau kiếp nầy có kiếp tên là Tinh Dụ. Ở kiếp kia có 80.000 Phật xuất hiệnnơi đời. Sau kiếp Tinh Dụ trải qua 300 kiếp chẳng có Phật xuất thế. Sau thờikỳ nầy có một kiếp tên là Công Đức Trang Nghiêm. Ở kiếp kia có tám vạn bốn ngàn chư Phật xuất hiện nơi đời.
Ởđây có câu hỏi rằng vì sao có thể biết là thân người khó được?
Đáp rằng: Như trong tất cả các thể kinh đều nói. Như kinh Tạp A Hàm nói rằng: Phật bảo -Nầy các Tỳ Kheo! Giống như đại địanước chảy đầycả, có ngườilấy cái cây đục một lỗ trống rồi bỏ vào nước. Gỗ nầy nhẹ nổi theo gió lưu chuyển, gió đông qua tây, gió tây qua đông, thổi qua lại nam bắc như thế lại có một con rùa một mắt ở trong nước thọ mệnh sống đến vô số trăm tuổi. Trải qua trămnămtừ nước một lần nổi lên đưa đầu vào lỗ trống kia. Nầy các Tỳ Kheo! Ý các ông như thế nào? Con rùa mộtmắt kia có tuổi thọ thật là dài lâu mà một trămnămmột lần nổi có thể gặp được cái lỗ hổng của bộng cây không?
Các vị Tỳ Kheo trả lời: Khó lắm bạch Ngài.
Phật bảo: Nầy các Tỳ Kheo! Gặp Phật xuất thế thuyết pháp giáo hóa, độ cho giác ngộ con đường chơn chánh được đến Niết Bàn lạicũng như thế. Thật là khó khăn. Hoặc được thân người mà đầy đủ tay chân cũng lại khó khăn như thế.
Ởđây được hỏi rằng: Vì sao có thể biết là tay chân khó đầy đủ ?
Đáp rằng: Như trong khế kinh đã nói: Như tăng Nhứt A Hàm kinh nói rằng: Phật bảo -Nầy các Tỳ Kheo! Có 8 loạinạn mà chẳng biết thì người đó chẳng thể tu phạm hạnh. Thế nào là tám?
Nếu Phật ra đời nói các pháp yếu, hóa độ loài hữu tình cho đến Niết Bàn mà một loạihữu tình ở địa ngục, mà loạinầy tu phạmhạnh thật là khó.
Nếu khi Phật xuất thế tuyên thuyết pháp yếu hóa độ có loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn mà có một loạihữu tình ở loài súc sanh mà loài nầy là loại thứ hai muốn tu phạm hạnh thì thật là khó.
Nếu Phật xuất thế tuyên nói các pháp yếu hóa độ loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn, mà một loạihữu tình tại ngạ quỷ thì đây là điều thứ ba khó tu phạm hạnh.
Nếu lúc Phật xuất thế tuyên nói các pháp yếu để hóa độ loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn mà một loạihữu tình tại Trường Thọ Thiên, mà điều nầy là cái khó thứ 4 của người tu phạm hạnh.
Nếu khi Phật xuất thế tuyên nói các pháp yếu, hóa độ loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn mà có một loài hữu tình tạinơi biên ác si hại. Đây là thứ 5 của người tu phạm hạnh thật là khó.
Nếu lúc Phật xuất thế tuyên nói pháp yếu, hóa độ loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn mà có một loài hữu tình chỉ sanh ở nước giữa, hoặc câm hoặc ngọng, các căn không đầy đủ, nói lành, nói dữ cũng chẳng hiểu nghĩanầy. Đây là cái khó thứ 6 của người tu phạm hạnh.
Nếu lúc Phật xuất thế tuyên thuyết pháp yếu, hóa độ loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn mà một loạihữu tình sanh ở nước giữa, chẳng điếc, chẳng ngọng, lục căn đầy đủ, nói lành, nói dữ đều hay biết nhưng sau đó khởi tà kiến, điên đảo tính toán chấp trước. Nghĩa là chẳng bố thí, chẳng làm việc lợilạclại khi không nổilửa. Chẳng làm việc lành, tạo điều ác, tạo ra những quả báo của nghiệp, không ở thế giớinầy, không ở thế giới khác, không cha, không mẹ, không thế gian, Sa Môn, Bà La Môn, chẳng đứng đắn với con đường chơn chánh. Chẳng ALa Hán tri giảinơi đờinầy, đời khác, tự thông lực mà chẳng thánh quả thì đây là điều khó thứ bảycủa người tu phạm hạnh.
Hoặc lại có một loạihữu tình sanh ở giữanước chẳng bịđiếc, chẳng ngọng, lụccăn đầy đủ, nói lành, nói dữ đều biết. Lại hay chánh kiến, chẳng điên đảokế chấp. Nghĩa là có bố thí làm lợilạc cho đến có A La Hán thủ chứng thánh quả; nhưng Phật không xuất thế, chẳng nói pháp yếu. Đây là điều khó thứ 8 của người tu phạm hạnh.
Nầy các Tỳ Kheo! Hãy nên biết có một loại hòa hợp để tu phạmhạnh. Nghĩa là khi Phật xuất thế nói các pháp yếu, đầu tốt, giữatốt, cuốitốt. Văn nghĩa sâu xa thuần nhất không tạp, đầy đủ thanh bạch tướng phạmhạnh mà có một loài hữu tình sanh ở giữanước chẳng điếc, chẳng ngọng, lục căn đầy đủ, nói lành nói dữ đều hay biết. Chánh kiến đầy đủ, chẳng khởi điên đảokế chấp. Nghĩa là có bố thí, có làm lợilạc lại có tạo nên lửa. Có việc lành, việc dữ, các nghiệp quả báo. Có ở đờinầy và đời khác. Có cha, có mẹ, có thế gian, Sa Môn, Bà La Môn, có chánh thú, chánh đạo, có A La Hán trí giải. Ở nơi đờinầy đời khác, tự thông lực mà chứng thánh quả. Thì đây là một loại phần hòa hợp. Trong kinh ĐạiTập phẩm NguyệtTạng nói rằng: Nầy các người hiền, thời phân hòa hợp như gặp lúc cây trổ hương. Thật là khó được.
Ởđây nên hỏi: Như nói được thân người sao có thể được thanh tịnh bình đẳng và thanh tịnh sở thuyết?
Đáp rằng: Có 10 loại công đức nếu hay đầy đủ thì kia được thân người thanh tịnh bình đẳng. Thế nào là 10?
Như kinh Siêu ViệtHạ Tộc nói rằng: Một là thiện nam tử thiện nữ nhơn nội phát bồ đề tâm rồitức sanh tịnh tín. Hai là quảng đa thanh tịnh muốn thấy thánh hiền. Ba là vui nghe chánh pháp. Bốn là chẳng sanh keo kiết mà hay bố thí lớn. Năm là thân đoan chánh, nhớ nghĩ vui vẻ nơi con đường Niết Bàn. Sáu là chẳng ngại tâm lành, tâm rộng rãi bố thí. Bảy là tin có nghiệp và các nghiệp báo. Tám là chẳng khởi phân biệt. Chín là chẳng cầu chứng nghi lại chẳng nhiễm huệ. Mười là chẳng hoại thiện ác nghiệp quả. Như thế 10 loại nếu đã biết rồi. Ở nơi nầy mệnh duyên các ác mạt tác.
Ở nơi đây nên hỏi: Thế nào gọi là tín?
Đáp rằng: Tín nghĩa là thuận hướng thánh hiền, các việc ác không làm. Như kinh Phá Nhiễm Huệ nói rằng: Các thiện pháp, tin là con đường đầu tiên. Trong ấy tín nghĩa là gì? Nghĩa tín ởđây là thuận nghĩa. Điều nầy có thể đầy đủ Như Lai vô chướng ngại trí, mà có thể nói, khó thấy, khó biết sâu xa chánh pháp. Vĩnh viễn đoạn lìa dây ái. Nghĩa là không nhẫn, không mất nhẫn. Chẳng tai, mũi, lưỡi, thân, ý và không có tai, mũi, lưỡi, thân, ý diệt. Chẳng trụ, chẳng chẳng trụ, chẳngý vui, chẳng chẳng ý vui. Đầy đủ 60 loại âm thanh văn cú. Cho đếnlời nói thanh tịnh sạch sẽ. Thân nầysạch. Tâm nầy hiện nhiều loạisắc tướng mà Phật Như Lai chẳng thể chẳng biết, chẳng thể chẳng thấy. Chẳng thể chứng thành, chứng vô bất giác liễu. Như Lai mắt thanh tịnh và Như Lai phổ nhãn vĩnh viễn xa lìa sự sai trái, xa rời sự tham ái, phá các si ám, qua khỏimắt thịt, mà có thể quán chiếu sâu xa đảnh tướng, tuyên nói vô thượng đệ nhất nghĩa đế. Tất cả Phật Pháp tuy lại phân biệt, như thế Phật Pháp mà chẳng hủy báng duyên khởi. Đây có tên là Tín.
Trong kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn nói rằng:
Phật bảo: Diệu Cát Tường! Thế nào là tín lực? Nghĩa là ở nơitất cả Phật Pháp hiện tiền ấn thuận, tín giải chẳng nghi, lại chẳng cầu điều khác. Quyết định thật tín nghiệp và nghiệp báo. Tín tâm vô tạp. Ở nơi không, vô tướng, vô nguyện mà làm các việc cùng tất cả pháp đều sanh tịnh tín. Nghĩa là bố thí có quả củasự bố thí. Trì giới thì có quả trì giới. Nhẫn nhục có quả nhẫn nhục. Tinh tấn có quả tinh tấn. Thiền định có quả thiền định. Trí huệ có quả trí huệ. Điều ấy như thế nói là tướng thanh tịnh. Ở nơi Đại Thừa thắng giải hay sanh tịnh tín. Điều nầygọi tên là Tín Lực.
Nếu lại hiểu rõ các đắm trước, cótên là tín căn. Hoặc căn hoặc lực, tổng nói là Tín. Lạinữa ở trong nầy sao tên là Tín Lực. Tín nghĩa là ấn thuận, hay tin nghe kia. Sao là kẻ tu Bồ Tát tin nghe kia?
Bởi vì nghe kia chỉ dạy phát tâm Bồ Đề tu Bồ Tát hạnh. Bồ Tát nương nơi Ba La Mật Đa mà thiện xảo phương tiện cùng 4 nhiếp pháp, tất cả Phật Pháp, Bồ Tát pháp và nghe. Từ kia nghe rồicực sanh tịnh tín. Đây gọi tên là Tín Lực.
Trong kinh Bồ Tát Tạng nói rằng:
Phật bảo: Nầy Xá LợiTử! Người tu Bồ Tát hạnh nầy, trong phát tâm Bồ Đề rồi, liền sanh tịnh tín. Rộng nhiều thanh tịnh muốn thấy thánh hiền, vui nghe chánh pháp. Quyết định tín có các nghiệp và nghiệp quả báo. Đoạn 10 nghiệp bất thiện, tu 10 thiện nghiệp. Tin có Sa Môn, Bà La Môn và chánh thú, chánh đạo, mà lại đavăn. Chỗ nghe tương ưng, tâm ý hòa hợp, ra khỏi nghi hoặc, chẳng thọ hậu hữu. Ở nơi chư Phật, chư Bồ Tát và Thanh Văn cùng chơn thiện trí thức. Thường hay thân cận khởi tâm thương mến. Tin kia thiện tri thức mà nói các nghiệp cùng nghiệp quả báo. Biết được việc ấyrồi như thế mà nói sâu xa ngôn luận. Nghĩa là không, vô tướng, vô nguyện, vô hạnh, vô sanh, vô khởi các hiện nghị. Vô ngã, vô nhơn, vô hữu tình, vô thọ giả để luận và cùng duyên sanh luận. Những ngôn luận nầy nghe rồi nghe rồi không nghi, lại chẳng chấp. Tùy vào tấtcả pháp uẩn, xứ, giới v.v... tất chẳng đắm trước. Tin tất cả pháp tự tánh đều không, mà Phật trí chỉ cầu thuần nhất, không buông lung.
Sao có tên là bất phóng dật?
Nghĩa là nếu các căn lúc khởi tán loạn; nên tự tâm điều phục, tâm kia tùy hộ. Trong kinh Nguyệt Quang Bồ Tát, nói rằng: Nếu các hữu tình ở nơi Tam Bảo khởi tâm tịnh tín, mà thật khó được. Cũng giống như Như ÝBảo Châu cầu được lạicũng khó như thế. Vào Như Lai cũng trí đức bất khả tư nghì cảnh giới kinh nói rằng: Thánh Trừ Uẩn chứng Bồ Tát bạch Ngài Bồ Tát Diệu Cát Tường rằng: Có 5 loại pháp, mà chư Bồ Tát Ma Ha Tát sẽ sanh thắng giải. Hoặc nầy hoặc kia A Tăng Kỳ tối thắng công đức mà có được. Thế nàolà 5 ?
Một là tất cả pháp không. Hai là tất cả pháp vô đối trị. Ba là tất cả pháp vô sanh. Bốn là tất cả pháp vô diệt. Năm là tất cả pháp chẳng thể ghi nói. Như thế 5 loạisẽ sanh thắng giải. Như đất Diêm Phù Đề qua số vi trần và số các uy nghi cùng chỗ tác dụng. Như Lai đều chẳng phát ngộ, lại không phân biệt mà tùy theo tâm ý của chúng sanh. Hoặc đúng lúc, hoặc không đúng lúc tấtcả thường hay chuyển. Các Bồ Tát Ma Ha Tát ở nơinầysẽ sanh thắng giải.
Kinh Tinh Hạ Lạc Na Nhĩ Duyên Khởi nói rằng: Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai là vì hóa độ các loài hữu tình mà làm nên lợi ích vậy. Ở nơiHằng Hà sa số kiếp trải qua tu các hạnh, hiện thành chánh giác. Chư Bồ Tát Ma Ha Tát ở nơinầy sanh tín giải. Lại Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai ở nơi Phật Nhiên Đăng mà được thọ ký riêng. Ở khoảng giữa ấy trải qua tu hành thắng hạnh, vào ra các cảnh giới chư Phật, trải qua vô biên tế kiếp. Cho đến hiệntại thành chánh giác. Ở nơinầy nên sanh tín giải.
Lại Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai thấy nhơn duyên dòng họ Thích bị giết mà hóa độ loài hữu tình cho đượclợi ích vậy. Trải qua vô biên tế kiếp hằng tu thắng hạnh, hiện thành chánh giác. Ở nơinầy sanh tín giải. Cho nên phải biết tất cả loài hữu tình nếu phát tâm Bồ Đề thì đây là điều khó được.
Hỏirằng phát tâm Bồ Đề thật là khó được. Thì điều nầy làm sao phát khởi được?
Đáp rằng: Trong nhiều kinh nói: Căncứ vào kinh Pháp Hoa nói rằng: Thế gian hữu tình nếu phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm thì thật khó được. Phải biết Bồ Đề tâm như chủng tử của thế gian, mà thế gian tất cả thiện pháp tất đã trồng được. Như tất cả cảnh giới Phật Pháp. Tất cả việc làm ác mà có thể hết đi giống như kiếp lửa, tất cả bất thiện pháp hay tiêu hoại; giống như đại địa, tất cả nghĩa có thể thành tựu. Như Ma Ni Bảo Vương tất cả ýlạc tất viên mãn. Giống như hiền bình (?), đánh bạt sự lưu chuyển sanh tử, như Thắng Câu Nhị, tất cả thế gian, trời người A Tu La cho đến tất cả Phật Pháp, tất cả Phật công đức đều tất xưng tán công đức Bồ Đề tâm kia vậy. Như Phật tháp miếu. Vì sao vậy? Ở trong nầy đầy đủ chư Bồ Tát hành thắng cảnh giới. Lạinữa ởđây Bồ Đề tâm xuất sanh quá khứ, vị lai, hiện tạitất cả chư Phật. Thiện Nam Tử? Giống như có loại thuốc tên là Thiết Kim Quang là loại thuốc mà 1.000 sinh ra 2.000, tất cả đều biến thành vàng. Chẳng có 2.000 thiết đó mà hay hoại thì 1.000 Thánh dược nầy. Phát Bồ Đề tâm lạicũng như thế. Nếu có thể mộtlần phát, tất cả trí tâm vi diệu, thánh dược thiện căn, hồihướng trísở nhiếp thọ. Hay làm cho tất cả nghiệp phiền não chứng tất thành tấtcả pháp, tất cả trí vàng. Chẳng phải kia, tấtcả nghiệp phiền não chứng mà hay nhiễmôtất cả trí tâm.
Nầy Thiện Nam Tử! Lại như cần một ngọn đèn vào trong phòng tối. Tùy theo khi vào trong phòng ấy tích chứa tối tăm cả trăm ngàn năm đều bị phá diệt, hốt nhiên sáng rỡ. Phát Bồ Đề tâm lạilạicũng như vậy. Cần tất cả trí nơi tâm, đuốc đại quang minh vào trong tâm ý tốitămcủahữu tình. Tùy theo khi vào trong ấy chẳng thể nói trăm ngàn kiếp đã qua tích chứatất cả nghiệp phiền não chứng, vô minh hắc ám đều tất tiêu trừ, mà ánh sáng đại trí xuất sanh chiếu sáng.
Nầy Thiện Nam Tử! Lại như Đại Long Vương trên đầu có mũ Như Ý BảoVương, chẳng vì kia giận mà đến xâm nhập khủng bố. Các Bồ Tát Ma Ha Tát lạicũng như thế. Đỉnh củaBồ Tát tâm cùng tâm Đại Bi là cái mũ Diệu BảoVương chẳng làm tất cả ác thú và các ác thú ấy đến xâm phạm, khủng bố.Lại như ánh sáng mặt trời, mặt trăng tròn đầy chiếu sáng, ở trong ấy hiện có tất cả vàng bạc trân bảo, y phục và những đồ âm nhạc hay ho cùng vớitấtcả kia đều sở hữu, đều chẳng thể cùng với Như ÝBảo Vương đây so sánh giá trị. Phát tâm Bồ Đề lạicũng như vậy. Cho đến 3 đời tất cả trí tri pháp giới đạo tràng đều được chiếu diệu. Ở trong ấy ứng hiện tất cả hữu tình, tất cả trời người và tất cả Thanh Văn Duyên Giác. Nếu có lậu hoặc vô lậu, tấtcả thiện căn đều chẳng thể cùng phát tâm Bồ Đề tự tại bảovương và giá trị nầy. Lại như sữacủa bò dê đầy trên biển cả. Hoặc sữa của sư tử, dấu chân thấm vào biển thì sữa của bò dê chẳng thể ngưng kết lại chẳng thể hòa hợp. Bồ Đề tâm lạicũng như vậy. Chẳng thể nói trăm ngàn kiếp tích tụ các nghiệp phiền não cũng giống như biển lớn. Như Lai làbậc Đại Trượng Phu Sư Tử phát tất cả trí tâm, khi một giọt sữa thấm vào biển cả thì các nghiệp phiền não vĩnh viễn tận trừ không còn nữa. Cho nên tất cả Thanh Văn Duyên Giác giải thoát lại chẳng hòa hợp.
Lại như thân cận ngườimạnh khỏe tất cả nộ ác chẳng thể xâm hại. Kẻ phát Bồ Đề tâm lạicũng như thế. Nếu thân cận Bồ Tát dũng mãnh thì tấtcả các việc ác, giận hờn chẳng thể xâm nhập hại được. Lại như chỗ khuyết của quý kim cương tuy có tổn hoại; nhưng trong các loại quý lạicũng là tối thắng, mà có thể ra khỏi, làm cho thật trang nghiêm đẹp đẽ, thì tên gọicủa quý kim cương kia cũng lại chẳng tổn diệt. Hay có công năng giúp đỡ cho những kẻ nghèo hèn. Một ít phần củaBồ Đề tâm lạicũng như thế. Thí dụ của quý kim cương bị sứt mẻ là chói chỗ chưa đầy đủ mà cũng đã qua khỏi tất cả Thanh Văn Duyên Giác công đức thật trang nghiêm. Bồ Tát kia cũng chẳng bị tổn diệt. Có thể cứu giúp cho những người nghèo, không có tài sản của cải.
Trong kinh Thắng Quân Vương nói rằng:
Phật bảo: Nầy ĐạiVương lành thay! lành thay! Ngươi hay ở nơi Phật Pháp mà yêu mến mong cầu như ĐạiVương đây hiện đang trị vì giáo hóa xứ Kiều Tát La làm lợi ích an lạc cho tất cả nhân dân, cứutế giúp đỡ, làm an ổn tiếp dẫn khiến cho nhiều người trở về chánh đạo mà Ngươi hay vì lợi ích rộng lớn cho tất cả loài hữu tình, làm cho họ phát tấtcả trí tâm, đầy đủ tất cả Phật Pháp cho đến chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Thật là lợi ích!
Lạinữanầy ĐạiVương! Ở nơivườnKỳĐà kia thường cóvôsố trăm ngàn thánh hiền ở yên nơi ấy nên sanh tôn trọng tưởng nhớ. ĐạiVương! Những bậc Thánh hiền ấy ở nơi chánh đẳng giác có niềm vui muốn có tín, có cầu, có nguyện, có xưng tán nên sanh tín tâm tùy hỷ. Đốivớitất cả những bậc Thánh hiền ấy từ thân ngữ ý hay sanh chỗ tin sâu. Vì sao vậy?
Nầy ĐạiVương! Mà ở địa phương kia có vô số trăm Phật xuất hiện vô số trăm liền chuyển pháp luân. Vô số trăm thánh chúng tiếp tục được đắc độ. Như thế cho đến vô số trăm ngàn Cu Ti Na Do Tha Hằng Hà Sa Số chư Phật xuất hiện, chuyển chánh pháp luân hóa độ chúng sanh. Như thế những bậc Thánh hiền kia tất cả đều phát sanh Bồ Đề, vui muốn tin cầu nguyện v.v...
Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận Quyển Một Hết

« Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.127.177 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập