Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
8. KINH TÁN-ĐÀ-NA
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại động cây Thất diệp, núi Tỳ-ha-la, thành La-duyệt-kỳ cùng chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi 1. 250 người.
Lúc đó, ở thành Vương xá có một cư sĩ tên Tán-đà-na, tính ưa đi dạo, cứ ngày ngày ông ra khỏi thành, đến chỗ Ðức Thế Tôn. Một hôm, ông xem bóng mặt trời rồi thầm nghĩ: “Giờ này chưa phải lúc đến bái yết Phật. Giờ này Phật còn nhập định tại tịnh thất và các Tỳ-kheo cũng đang thiền tịnh. Ta hãy đi đến rừng của nữ Phạm chí Ô-tạm-bà-lỵ , chờ đúng giờ sẽ đến Phật để lễ bái và gặp các Tỳ-kheo cung kính thăm viếng”.
Trong rừng của nữ Phạm chí lúc đó có Phạm chí tên Ni-câu-đà cùng năm trăm đệ tử đang tụ tập một chỗ, lớn tiếng bàn luận, suốt ngày chỉ nói những điều phù phiếm, chướng đạo. Hoặc luận bàn quốc sự. Hoặc bàn việc đao binh chiến tranh. Hoặc bàn việc quốc gia hòa nghĩa. Hoặc bàn việc đại thần, việc thứ dân. Hoặc bàn chuyện xe ngựa, công viên, rừng. Hoặc bàn chuyện chiếu giường, y phục, ăn uống, phụ nữ. Hoặc bàn việc núi biển, rùa trạnh. Nghĩa là họ chỉ bàn những điều chướng ngại đạo như thế mà hết ngày.
Khi Phạm chí kia vừa xa thấy bóng cư sĩ Tán-đà-na đi lại liền ra lệnh:
“Chúng ngươi hãy tĩnh lặng. Vì sao vậy? Vì có đệ tử của Sa-môn Cù-đàm đang từ ngoài đến. Trong hàng đệ tử bạch y của Sa-môn Cù-đàm, ông đó vào hạng trưởng thượng. Ông ấy chắc đi đến đây. Các ngươi hãy im lặng”.
Các Phạm chí đều im lặng. Cư sĩ Tán-đà-na đi đến chỗ Phạm chí, chào hỏi xong ngồi một bên và nói với Phạm chí:
“Thầy tôi, Ðức Thế Tôn, thường ưa nhàn tĩnh, chẳng ưa huyên náo. Không như các ông và đệ tử các ông ưa ở giữa đám đông cao tiếng luận đàm. Nhưng chỉ toàn những lời chướng đạo, vô ích”.”
Phạm chí nói lạại:
“Sa-môn Cù-đàm có từng cùng mọi người đàm luận không? Mọi người làm sao biết được Sa-môn có đại trí tuệ? Thầy ngươi thường ưa ở chỗ biên địa. Cũng như con trâu đui ăn cỏ, chỉ hài lòng với chỗ mà nó thấy. Thầy ngươi là Cù-đàm cũng thế. Cứ ham điều độc kiến riêng nên mới ưa chỗ không người. Nếu thầy ngươi lại đây, chúng ta sẽ kêu là trâu đui. Sa-môn Cù-đàm thường xưng là bậc đại trí tuệ, nhưng ta chỉ cần một câu là đủ làm cho cùng bí mà phải im lặng. Ví như con rùa thu hết mình vào vỏ cho thế là yên ổn rồi. Nhưng ta chỉ cần một mũi tên là làm cho không chỗ tránh”.”
Lúc đó, Ðức Thế Tôn đang ở tại tịnh thất, bằng thiên nhĩ, nghe câu chuyện giữa Phạm chí và cư sĩ như thế, liền ra khỏi động Thất diệp, đi đến rừng nữ Phạm chí Ô-tạm-bà-lỵ.
Khi Phạm chí vừa từ xa thấy Phật đi lại, bảo các đệ tử:
“Các ngươi im lặng. Sa-môn Cù-đàm đang muốn đến đây. Các ngươi chớ đứng dậy nghinh đón, cung kính lễ bái, cũng đừng mời ngồi. Chỉ riêng một chỗ cho ông ta ngồi thôi. Khi y ngồi xong các ngươi hãy hỏi: Sa-môn Cù-đàm, từ trước đến nay ông dạy bảo đệ tử những pháp gì để họ được an ổn, tịch định, tịnh tu phạm hạnh.”
Bấy giờ, Thế Tôn vừa đi đến khu vườn, Phạm chí bất giác đứng dậy, nghinh đón Thế Tôn và nói rằng:
“Xin mời đến đây, Cù-đàm. Xin mời đến đây, Sa-môn. Từ lâu không được gặp, nay có việc gì Ngài đến đây? Xin mời ngồi tạm ở đàng trước”.”
Khi ấy, Ðức Thế Tôn ngồi xuống, vui vẻ mỉm cười và thầm nghĩ: Các người ngu này không tự chủ được. Trước đã đặt lệnh ước với nhau mà rốt cuộc không giữ toàn. Sở dĩ vậy, là vì thần lực của Phật khiến ác tâm của chúng tự nhiên tiêu tan.
Cư sĩ Tán-đà-na đảnh lễ chân Phật rồi ngồi một bên.
Phạm chí Ni-câu-đà chào hỏi Phật xong cũng ngồi một bên và bạch Phật:
“Sa-môn Cù-đàm từ trước đến nay dạy bảo hàng đệ tử những pháp gì khiến họ được tịch định an vui, tịnh tu phạm hạnh?”
Phật nói:
“Hãy thôi Phạm chí. Pháp Ta sâu rộng. Những điều mà từ trước đến nay Ta dạy các đệ tử được an vui, tịnh tu phạm hạnh, không phải là những điều mà ông có thể theo kịp”.”
Rồi Phật lại nói với Phạm chí:
“Dẫu đến cả đạo pháp mà thầy của ông và các đệ tử của ông tu hành, tịnh hay bất tịnh, Ta cũng nói được cả”.”
Lúc đó năm trăm đệ tử Phạm chí này đều cất tiếng bảo nhau: “Sa-môn Cù-đàm có oai thế lớn, có thần lực lớn thật. Người ta hỏi nghĩa lý mình, mình lại giảng trở lại nghĩa lý của người ta!" Phạm chí bạch Phật:
“Lành thay Cù-đàm! Xin Ngài phân biệt cho”.”
Phật bảo Phạm chí:
“Này Phạm chí, hãy lắng nghe, hãy lắng nghe. Ta sẽ nói”.”
Phạm chí đáp:
“Rất vui lòng được nghe”.”
Phật nói:
“Những điều sở hành của ông toàn là thấp hèn. Như việc, cởi bỏ y phục để trần truồng, hoặc lấy tay che, hoặc không nhận đồ ăn đựng trong cái ghè, không nhận đồ ăn đựng trong chậu, không nhận đồ ăn giữa hai bức vách, không nhận đồ ăn giữa hai người, không nhận đồ ăn giữa hai con dao, không nhận đồ ăn giữa hai cái chậu, không nhận đồ ăn từ gia đình đang ăn chung, không nhận đồ ăn từ nhà có thai, không nhận đồ ăn từ nhà được thấy có chó đứng trước cửa, không nhận đồ ăn từ nhà có nhiều ruồi, không nhận lời mời ăn, không nhận đồ ăn từ người nói đã có biết từ trước, không ăn cá, không ăn thịt, không uống rượu, không ăn với hai chén bát, một bữa ăn, một lần nuốt cho đến bảy lần nuốt thì thôi, nhận thức ăn được thêm, không quá bảy lần thêm, hoặc mỗi ngày ăn một bữa, hoặc hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày ăn một bữa, hoặc chỉ ăn rau, hoặc chỉ ăn cỏ lúa, hoặc chỉ uống nước cơm, hoặc chỉ ăn mè, hoặc ăn gạo lứt, hoặc ăn phân bò, hoặc ăn phân nai, hoặc ăn rễ, nhánh lá, trái, hột cây, hoặc ăn trái cây tự rụng, hoặc choàng áo, hoặc mặc áo cỏ cú, hoặc mặc vỏ cây, hoặc lấy cỏ quấn mình, hoặc mặc da nai, hoặc để đầu tóc, hoặc mang tấm lông bện, hoặc mặc áo vất ở gò mả, hoặc thường đưa tay lên, hoặc không ngồi giường chiếu, hoặc thường ngồi chồm hổỗm, hoặc cạo tóc chừa râu, hoặc nằm trên chông gai, hoặc nằm trên dưa quả, hoặc lõa hình nằm trên phân bò, hoặc một ngày tắm ba lần, hoặc một đêm tắm ba lần. Tóm lại là lấy vô số chuyện khổ cực hành hạ xác thân. Ni-câu-đà, ý ngươi nghĩ sao? Tu những hạnh như thế, đáng gọi là thanh tịnh pháp chăng"?”
Ni-câu-đà đáp:
“Pháp đó là tịnh, chớ chẳẵng phải bất tịnh”.”
Phật nói:
“Ngươi bảo là tịnh, Ta sẽ từ trong cái tịnh của ông đó chỉ ra điều cấu uế cho ông xem”.”
Ni-câu-đà nói: “Hay lắm, Cù-đàm! Ngài cứ nói, tôi xin nghe”.
Phật nói:
“Những người kia trong khi tu khổ hạnh mà tâm thường tính nghĩ rằng: Ta làm như thế này sẽ được mọi người cúng dường, cung kính, lễ bái. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia khi được cúng dường rồi thì say đắm giữ chặt, ưa luyến không rời, không biết xa lìa, không biết cách thoát ra. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mà vừa trông thấy bóng ai đi đến, thì cùng nhau ngồi thiền. Khi không ai thì mặc ý nằm ngồi. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mà nếu nghe chánh nghĩa người khác, không chịu nhìn nhận. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia nếu mà có ai hỏi ngay, tiếc lẫn không chịu đáp. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mà hễ thấy người nào cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn thì la rầy, ngăn cản. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia nếu thấy Sa-môn, Bà-la-môn ăn vật có thể sinh sản nữa liền đến chê trách. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia có thức ăn bất tịnh, không chịu cho người khác mà tham ăn một mình, không thấy lỗi lầm của mình, không biết con đường xuất ly. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia tự khen mình hay, chê bai người khác. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mà giết, trộm, tà dâm, hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, nói thêu dệt, tham lam, tật đố, tà kiến điên đảo. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mà lười biếng, lãng quên, không tập thiền, không có trí tuệ, chẳng khác nào cầm thú. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mà cống cao, kiêu mạn, mạn, tăng thưuợng mạn. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mà không có tín nghĩa, lại không báo đáp, không trì tịnh giới, không hay tinh cần chịu nghe người khuyên răn, thường kết bạn xấu làm điều xấu ác không thôi. Thế là cấu uế. Người tu khổ hạnh kia mà ôm nhiều sân hận, ưa làm xảo quyệt, cậy mình hiểu biết, tìm tòi hay dở của người, thường chấp tà kiến, biên kiến. Thế là cấu uế. Ni-câu-đà, ý ngươi nghĩ thế nào? Tu khổ hạnh như trên, đáng gọi là thanh tịnh ư?
Ni-câu-đà đáp:
“Đó là bất tịnh chứ không phải tịnh”.”
Phật nói: “Nay Ta từ trong pháp cấu uế ấy của ông mà chỉ ra phần thanh tịnh, vô cấu cho ông hiểu”.
Phạm chí nói: “Xin hãy nói”.
Phật nói:
“Những người tu khổ hạnh kia, nếu không tính nghĩ rằng ta tu như thế này sẽ được sự cúng dường cung kính, lễ bái. Đó là pháp khổ hạnh không cấu uế. Người tu khổ hạnh nếu được cúng dường tâm không tham đắm, hiểu biết xa lìa, rõ biết con đường xuất ly. Đó là pháp khổ hạnh không cấu uế. Người tu khổ hạnh lo tọa thiền thường lệ, không vì có người không người mà thay đổi. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh, nếu nghe ai nói chánh nghĩa thì hoan hỷ tín nhận. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh nếu gặp ai hỏi ngay thì hoan hỷ đáp. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh hễ thấy ai cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn thì hoan hỷ thay họ, chứ không la rầy ngăn cản. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh nếu thấy Sa-môn, Bà-la-môn ăn vật có thể sanh lại, không tới chê bai. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh mà gặp món ăn bất tịnh, tâm không lẫn tiếc, gặp món ăn tịnh tâm không say đắm, xét thấy lỗi mình, biết cách thoát ly. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh không tự khen mình, không chê kẻ khác. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh không sát, không đạo, không dâm, không hai lưỡi, không ác khẩu, không nói dối, không thêu dệt, không tham lam, không tật đố, không tà kiến. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh mà tinh cần không quên, ưa tập thiền định, tu nhiều trí tuệ, chẳng ngu như thú. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh mà không cống cao, kiêu mạn, tự đại. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh mà có lòng tín nghĩa, tập hạnh báo bổ, giữ gìn tịnh giới, siêng năng học hỏi, thường kết bạn với người lành, chứa điều lành mãi. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Người tu khổ hạnh mà không ôm lòng sân hận, không xảo ngụy, không cậy mình biết, không tìm cái dở của người, không chấp chặt tà kiến cũng không biên kiến. Đó là pháp khổ hạnh thanh tịnh. Phạm chí nghĩ thế nào? Pháp khổ hạnh như thế, đáng gọi là pháp thanh tịnh vô cấu không?”
Ni-câu-đà đáp:
“Quả như vậy, quả thật là pháp khổ hạnh thanh tịnh vô cấu”.”
Rồi Phạm chí hỏi Phật:
“Khổ hạnh đến chừng mực như vậy đã được gọi là bậc nhất kiên cố chưa?”
Phật nói:
“Chưa! Đó mới là khổ hạnh vỏ ngoài”..”
Ni-câu-đà thưa:
“Xin Phật cho biết cốt lõi."?”
Phật nói:
“Ngươi hãy lắng nghe. Ta sẽ nói cho”.”
Phạm chí thưa:
“Vâng. Bạch Thế Tôn, tôi mong muốn được nghe”.”
Phật nói:
“Này Phạm chí! Người tu khổ hạnh mà tự mình không giết, không dạy người giết, tự mình không trộm cắp, không dạy người trộm cắp, tự mình không tà dâm, không dạy người tà dâm, tự mình không nói dối, không dạy người nói dối. Người ấy đem tâm Từ rải khắp một phương, rồi các phương khác cũng vậy, Từ tâm quảng đại, bình đẳng vô lượng, khắp cả thế gian, không chút oán kết. Bi tâm, Hỷ tâm, Xả tâm cũng như thế. Chính đó mới là pháp khổ hạnh thuộc cốt lõi”.”
Phạm chí bạch Phật:
“Xin Ngài dạy cho cái nghĩa khổ hạnh kiên cố”.”
Phật nói:
“Này Phạm chí, hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, Ta sẽ nói cho”.”
Phạm chí đáp:
“Thưa vâng. Bạch Thế Tôn, tôi mong muốn được nghe”.”
Phật nói:
“Này Phạm chí, người tu khổ hạnh mà tự mình không giết còn dạy người không giết, tự mình không trộm cắp còn dạy người không trộm cắp, tự mình không tà dâm còn dạy người không tà dâm, tự mình không nói dối còn dạy người không nói dối. Người ấy đem Từ tâm rải khắp một phương, rồi các phương khác cũng vậy, Từ tâm quảng đại, bình đẳng vô lượng, khắp cả thế gian, không chút oán kiết. Bi tâm, Hỷ tâm, Xả tâm cũng như thế. Người khổ hạnh kia lại có thể biết được việc xảy ra vô số kiếp trước, hoặc một đời, hai đời cho đến vô số đời, quốc độ thành hoại hay kiếp số trước sau, đều thấy đều biết cả. Lại còn thấy biết mình từng sanh vào chủng tộc đó, tên tuổi như thế, ăn uống như thế, sống lâu như thế, chịu khổ chịu vui như thế, từ kia sanh đây, từ đây sanh kia như thế. Những việc từ vô số kiếp như thế đều nhớ cả. Ầấy gọi là khổ hạnh kiên cố không hoại của Phạm chí”.”
Phạm chí bạch Phật:
“Còn thế nào gọi là khổ hạnh bậc nhất?”.
Phật nói:
“Này Phạm chí, hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, Ta sẽ nói cho”.”
Phạm chí đáp:
“Thưa vâng. Bạch Thế Tôn, tôi mong muốn được nghe”.”
Phật nói:
“Này Phạm chí, những người tu khổ hạnh mà tự mình không giết còn dạy người không giết, tự mình không trộm cắp còn dạy người không trộm cắp, tự mình không tà dâm còn dạy người không tà dâm, tự mình không nói dối còn dạy người không nói dối. Người ấy đem Từ tâm rải khắp một phương, các phương khác cũng vậy, Từ tâm rộng lớn, trùm khắp, vô nhị vô lượng, không có kết hận, cùng khắp thế gian. Bi, Hỷ và Xả tâm cũng như vậy.
“Người khổ hạnh ấy tự biết sự việc vô số kiếp quá khứ về trước, một đời, hai đời, cho đến vô số đời, quốc độ, thành hobại, kiếp số chung thủy, thảy đều thấy hết biết hết. Lại tự mình thấy biết: Ta đã từng sanh vào chủng tánh kia, tên họ như vậy, ăn uống, thọ mạng như vậy, cảm nghiệm khổ lạc như vậy, từ đây sanh kia, từ kia sanh đây. Như thế, nhớ hết sự việc vô số kiếp. Vị ấy bằng thiên nhãn thanh tịnh xem xét các loài chúng sanh chết đây sanh kia, nhan sắc đẹp xấu, chỗ hướng đến tốt hay xấu, tùy theo hành vi mà bị đọa lạc; thảy đều thấy hết biết hết.
“Lại biết chúng sanh với thân hành bất thiện, khẩu hành bất thiện, ý hành bất thiện, phỉ báng Hiền thánh, tà tín điên đảo, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đọa vào ba đường dữ. Hoặc có chúng sanh với thân hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện, không phỉ báng Hiền thánh, tu hạnh chánh tín, khi thân hoại mệnh chung được sinh vào cõi trời cõi người. Bằng thiên nhãn thanh tịnh xem thấy các chúng sanh có hành vi nào sinh tới chỗ nào, đều thấy biết hết. Đó gọi là khổ hạnh thù thắng bậc nhất”.”
Phật lại nói với Phạm chí:
“Này Phạm chí, ở trong pháp này lại có pháp thù thắng hơn nữa mà Ta thường đem dạy cho hàng Thanh văn. Họ nhờ pháp đó tu được phạm hạnh”.”
Bấy giờ năm trăm đệ tử Phạm chí lớn tiếng bảo nhau:
“Nay chúng ta mới thấy Ðức Thế Tôn là Bậc Tối Thượng, thầy ta không bằng”.”
Rồi cư sĩ Tán-đà-na nói với Phạm chí:
“Lúc nãy ông nói nếu gặp Cù-đàm đến thì chúng ta gọi là trâu đui. Nay Ðức Thế Tôn đến sao ông không gọi. Lúc nãy ông nói chỉ cần một câu là đủ làm cho Cù-đàm cùng bí phải làm thinh. Như con rùa thu cả vào vỏ cho thế là yên ổn, ta chỉ cần một mũi tên là không chỗ trốn, sao nay ông không đem một câu làm cùng bí Như Lai?”
Phật hỏi Phạm chí:
“Thật ngươi có nói lời đó chăng?”
Đáp: “Thưa có”.
Phật nói với Phạm chí:
“Ngươi há không nghe các vị tiên túc Phạm chí nói: chư Phật Như Lai ưa ở chỗ núi rừng nhàn tịnh, như Ta ngày nay ưa chỗ nhàn tĩnh, chẳng phải như pháp của các ông chỉ ưa chỗ huyên náo, nói chuyện vô ích suốt ngày ư?”
Phạm chí nói:
“Tôi có nghe chư Phật quá khứ ưa chỗ nhàn tĩnh, một mình sống ở núi rừng, như Thế Tôn ngày nay. Không như pháp chúng tôi ưa chỗ huyên náo, nói những chuyện vô ích để cho hết ngày”.”
Phật nói:
“Ngươi há không suy nghĩ rằng, Sa-môn Cù-đàm có thể thuyết Bồ-đề, có thể tự điều phục mình và cũng có thể điều phục người khác; có thể tự tịch tịnh và có thể khiến người khác tịch tịnh; có thể tự mình qua bờ bên kia và đưa người khác sang bờ bên kia; tự mình giải thoát và có thể khiến người khác giải thoát; có thể tự mình diệt độ và có thể khiến người khác được diệt độ?”
Lúc bấy giờ, Phạm chí bèn rời chỗ ngồi đứng dậy, đầu mặt làm lễ, hai tay sờ bàn chân Phật, tự xưng tên mình, nói rằng:
“Con là Phạm chí Ni-câu-đà. Con là Phạm chí Ni-câu-đà. Nay tự mình quy y, làm lễ dưới chân Thế Tôn”.”
Phật nói với Phạm chí:
“Thôi đủ rồi, hãy dừng lại. Miễn sao tâm ngươi tỏ rõ, đó là kính lễ”.”
Phạm chí lại lễ dưới chân Phật một lần nữa, rồi ngồi xuống một bên. Phật bảo Phạm chí:
“Ngươi sẽ chẳng nói rằng Phật vì lợi dưỡng mà thuyết pháp chăng? Chớ móng tâm như thế. Nếu có sự lợi dưỡng nào, Ta cũng cho ngươi hết. Pháp được Ta nói, là vi diệu đệ nhất, để diệt trừ bất thiện, tăng trưởng thiện pháp”.”
Rồi Phật lại bảo Phạm chí:
“Ngươi sẽ chẳng nói rằng Phật vì tiếng tăm mà thuyết pháp chăng? Vì để được tôn trọng, vì để đứng đầu, vì để có những người tùy thuộc, ví để có chúng đông, mà thuyết pháp chăng? Chớ móng khởi tâm ấy. Nay những người tùyuỳ thuộc ngươi vẫn là tùyuỳ thuộc của ngươi. Pháp mà Ta nói là để diệt trừ bất thiện, tăng trưởng thiện pháp.”
Rồi Phật lại bảo Phạm chí:
“Ngươi sẽ không nói rằng Phật đặt ngươi vào trong tụ bất thiện, tụ tối tăm chăng? Chớ nghĩ như vậy. Các tụ bất thiện và các tụ tối tăm, ngươi hãy loại bỏ đi. Ta vì ngươi mà nói pháp thiện tịnh”.”
Lại bảo Phạm chí:
“Ngươi sẽ không nghĩ rằng Phật truất ngươi ra khỏi tụ thiện pháp, tụ thanh bạch chăng? Chớ nghĩ như vậy. Ngươi cứ ở trong tụ thiện pháp, tụ thanh bạch mà tinh cần tu hành. Ta vì ngươi mà nói tụ thiện tịnh, tụ thanh bạch, diệt trừ hành vi bất thiện, tăng thêm thiện pháp”.”
Bấy giờ năm trăm đệ tử Phạm chí đều đoan tâm chánh ý nghe Phật thuyết pháp.
Thấy vậy, Ma Ba-tuần nghĩ rằng: “Năm trăm đệ tử Phạm chí đang đem tâm ý đoan chính nghe theo Phật pháp có lẽ ta phải đến phá tâm ý đó đi”. Rồi ác ma liền đem sức phá hoại thiện ý của năm trăm đệ tử ấy.
Phật bảo với cCư sĩ Tán-đà-na:
“Năm trăm đệ tử Phạm chí này đoan tâm chánh ý nghe Ta nói pháp. Thiên ma Ba-tuần đã phá hoại ý ấy. Ta muốn trở về, ngươi hãy cùng đi với Ta”.”
Phật liền lấy tay mặt dẫn cư sĩ Tán-đà-na đặt trong bàn tay, rồi nương hư không mà trở về.
Cư sĩ Tán-đà-na, Phạm chí Ni-câu-đà và năm trăm đệ tử, sau khi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phụng hành.
9. KINH CHÚNG TẬP
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật du hành ở Mạt-la cùng với một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ-kheo, rồi đi dần đến thành Ba-bà, vườn Am-bà của Xà-đầu.
Bấy giờ, vào ngày mười lăm lúc trăng tròn, Thế Tôn ngồi ở giữa khoảng đất trống với các Tỳ-kheo vây quanh trước sau. Thế Tôn, sau khi đã thuyết pháp nhiều qua đêm, nói với Xá-lợi-phất:
“Các Tỳ-kheo bốn phương tụ tập về, thảy đều siêng năng, dẹp bỏ ngủ nghỉ. Nhưng Ta đau lưng, muốn nghỉ một chút, ngươi nay hãy thuyết pháp cho các Tỳ-kheo”.
Xá-lợi-phất đáp:
“Kính vâng. Con sẽ làm theo Thánh giáo”.”
Thế Tôn gấp tư y Tăng-già-lê nằm nghiêng phía hữu như con sư tử, hai chân chồng lên nhau.
Khi ấy Xá-lợi-phất nói với các Tỳ-kheo:
“Nay trong thành Ba-bà này có Ni-kiền Tử mạng chung chưa bao lâu, nhưng các đệ tử chia ra làm hai bộ, luôn luôn tranh chấp nhau, tìm sở trường và sở đoản của nhau, mắng nhiếc nhau, thị phi với nhau rằng: Ta biết pháp này. Ngươi không biết pháp này. Ngươi theo tà kiến. Ta theo chánh kiến. Ngươi nói năng hỗn loạn, chẳng có trước sau, tự cho điều mình nói là chân chính. Lập ngôn của ta thắng. Lập ngôn của ngươi bại. Nay ta làm chủ cuộc đàm luận, ngươi có điều muốn hỏi thì đến hỏi ta.
“Này các Tỳ-kheo, lúc bấy giờ nhân dân trong nước những ai theo Ni-kiền Tử đều chán ghét những tiếng cãi vã của bọn này. Đó là vì pháp ấy không chân chính. Pháp không chân chính thì không có con đường xuất ly. Ví như ngôi tháp đã đổ thì không còn đổ nữa. Đó không phải là điều mà Đấng Chánh Giác đã dạy.
“Các Tỳ-kheo, duy chỉ Pháp vô thượng tôn của Đức Thích- cCa Ta là chân chánh mới có thể có con đường xuất ly. Cũng như ngôi tháp mới có thể được dễ dàng trang hoàng. Vì đó là điều mà Đấng Chánh Giác giảng dạy.
“Các Tỳ-kheo, hôm nay chúng ta cần phải kiết tập pháp luật để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.
“Như Lai nói một chánh pháp: hết thảy chúng sanh đều do thức ăn mà tồn tại.
“Như Lai lại nói một chánh pháp: tất cả chúng sanh đều do các hành mà tồn tại.
“Đó là một pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.
“Các Tỳ-kheo, Như Lai nói hai chánh pháp: một là danh, hai là sắc.
“Lại có hai pháp: một là si, hai là ái.
“Lại có hai pháp: hữu kiến và vô kiến.
“Lại có hai pháp: không biết tàm và không biết quý.
“Lại có hai pháp: có tàm và có quý.
“Lại có hai pháp: tận trí và vô sanh trí.
“Lại có hai pháp, hai nhân hai duyên sanh ra ái dục: một, sắc tịnh diệu; hai, không tư duy.
“Lại có hai pháp, hai nhân, hai duyên sanh nơi sân nhuế: thù ghét và không tư duy.
“Lại có hai pháp, hai nhân, hai duyên sanh nơi tà kiến: nghe từ người khác và tà tư duy.
“Lại có hai pháp, hai nhân, hai duyên sanh nơi chánh kiến: nghe từ người khác và chánh tư duy.
“Lại có hai pháp, hai nhân, hai duyên: giải thoát hữu học và giải thoát vô học.
“Lại có hai pháp hai nhân, hai duyên: hữu vi giới và vô vi giới.
“Các Tỳ-kheo, đó là hai pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.
“Các Tỳ-kheo, Như Lai nói ba pháp, tức là ba bất thiện căn: tham dục, sân nhuế và ngu si.
“Lại có ba pháp, tức là ba thiện căn: không tham, không nhuế và không si.
“Lại có ba pháp, tức là ba bất thiện hành: thân hành bất thiện, khẩu hành bất thiện và ý hành bất thiện.
“Lại có ba pháp, tức là ba bất thiện hành: bất thiện hành của thân, bất thiện hành của khẩu và bất thiện hành của ý.
“Lại nữa, có ba pháp, tức là ba ác hành: ác hành của thân, ác hành của khẩu và ác hành của ý.
“Lại có ba pháp, tức là ba thiện hành: thiện hành của thân, thiện hành của khẩu và thiện hành của ý.
“Lại có ba pháp, tức là ba tưởng bất thiện: dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng.
“Lại có ba pháp tức là ba tưởng thiện: vô dục tưởng, vô sân tưởng và vô hại tưởng.
“Lại có ba pháp tức là ba tư bất thiện: dục tư, nhuế tư và hại tư
“Lại có ba pháp tức là ba tư thiện: vô dục tư, vô nhuế tư và vô hại tư.
“Lại có ba loại phước nghiệp: nghiệp bố thí, nghiệp bình đẳng và nghiệp tư duy.
“Lại có ba pháp, tức là ba thọ: lạc thọ, khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ.
“Lại có ba pháp tức là ba ái: dục ái, hữu ái, vô hữu ái.
“Lại có ba pháp tức là ba hữu lậu: dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.
“Lại có ba pháp, tức là ba thứ lửa: lửa dục, lửa sân và lửa si.
“Lại có ba pháp tức là ba cầu:: dục cầu, hữu cầu và phạm hạnh cầu.
“Lại có ba pháp tức là ba tăng thịnh: ngã tăng thịnh, thế tăng thịnh và pháp tăng thịnh.
“Lại có ba pháp tức là ba giới: dục giới, sân giới và hại giới.
“Lại có ba pháp tức là ba giới: xuất ly giới, vô sân giới và vô hại giới.
“Lại có ba pháp tức là ba giới: sắc giới, vô sắc giới, tận giới.
“Lại có ba pháp tức là ba tụ: giới tụ, định tụ và huệ tụ.
“Lại có ba pháp tức là ba giới: tăng thịnh giới (cấm), tăng thịnh ý, tăng thịnh tuệ.
“Lại có ba pháp tức là ba tam muộitam-muội: không tam muộitam-muội, vô nguyện tam muộitam-muội và vô tướng tam muộitam-muội.
“Lại có ba pháp tức là ba tướng: chỉ tức tướng, tinh cần tướng và xả tướng.
“Lại có ba pháp tức là ba minh: tự thức túc mạng trí minh, thiên nhãn trí minh và lậu tận trí minh.
“Lại có ba pháp tức là ba biến hóa: thần túc biến hóa, biết tâm người mà tùy ý thuyết pháp và giáo giới.
“Lại có ba pháp tức là ba căn bổn dục sinh: do hiện dục hiện tiền sinh trời người, do hóa dục sinh trời Hóa tự tại, do tha hóa dục sinh trời Tha hóa tự tại.
“Lại có ba pháp tức là ba lạc sinh::
“1./ Chúng sanh tự nhiên thành biện sanh hoan hỷ tâm như trời Phạm quang âm vào lúc mới sinh.
“2. Có chúng sanh lấy niệm làm an vui tự xướng lành thay như trời Quang âm.
“3./ Lạc do được chỉ tức như trời Biến tịnh.
“Lại có ba pháp tức là ba khổ: dục khổ, hành khổ và biến dịch khổ.
“Lại có ba pháp tức là ba căn: vị tri dục tri căn, tri căn, tri dĩ căn.
“Lại có ba pháp tức là ba đường: Hiền thánh đường, thiên đường, phạm đường.
“Lại có ba pháp tức là ba sự phát hiện: phát hiện do thấy, phát hiện do nghe và phát hiện do nghi.
“Lại có ba pháp tức là ba luận: Quá khứ có sự như thế, có luận như thế. Vị lai có sự như thế, có luận như thế. Hiện tại có sự như thế có luận như thế.
“Lại có ba pháp tức là ba tụ: chánh định tụ, tà định tụ và bất định tụ.
“Lại có ba pháp tức là ba ưu: thân ưu, khẩu ưu và ý ưu.
“Lại có ba pháp tức ba trưởng lão: trưởng lão do tuổi tác, trưởng lão do pháp và trưởng lão do tác thành,.
“Lại có ba pháp tức là ba con mắt: con mắt thịt, con mắt trời và con mắt tuệ.
“Các Tỳ-kheo, đó là ba pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.
“Các Tỳ-kheo, Như Lai nói bốn pháp, tức là bốn ác hành do miệng:
“1. Nói dối.
“2. Hai lưỡi.
“3. Ác khẩu.
“4. Ỷ ngữ.
“Lại có bốn pháp, tức là bốn thiện hành của miệng:
“1. Nói sự thật.
“2. Nói dịu dàng.
“3. Không ỷ ngữ.
“4. Không hai lưỡi.
“Lại có bốn pháp tức là bốn phi Thánh ngôn:
“1. Không thấy nói thấy.
“2. Không nghe nói nghe.
“3. Không cảm thấy nói cảm thấy.
“4. Không biết nói biết.
“Lại có bốn pháp tức là bốn Thánh ngôn:
“1. Thấy nói thấy.
“2. Nghe nói nghe.
“3. Hay nói hay.
“4. Biết nói biết.
“Lại có bốn pháp tức là bốn thức ăn:
“1. Thức ăn vo nắm.
“2. Thức ăn bởi xúc.
“3. Thức ăn bởi niệm.
“4. Thức ăn bởi thức.
“Lại có bốn pháp tức là bốn thọọ:
“1. Khổ hành trong hiện tại thọ khổ báo về sau.
“2. Khổ hành hiện tại thọ lạc báo về sau.
“3. Lạc hành hiện tại thọ khổ báo về sau.
“4. Lạc hành hiện tại thọ lạc báo về sau.
“Lại có bốn pháp tức là bốn thọ::
“1. Dục thọ.
“2. Ngã thọ.
“3. Giới thọ.
“4. Kiến thọ.
“Lại có bốn pháp tức là bốn phược:
“1. Thân phược bởi dục tham.
“2. Thân phược bởi sân nhuế.
“3. Thân phược bởi giới đạo.
“4. Thân phược bởi ngã kiến.
“Lại có bốn pháp, tức bốn gai nhọn:
“1. Gai nhọn dục.
“2. Gai nhọn nhuế.
“3. Gai nhọn kiến.
“4. Gai nhọn mạn.
“Lại có bốn pháp tức là bốn sanh:
“1. Sanh từ trứng.
“2. Sanh từ bào thai.
“3. Sanh do ẩm thấp.
“4. Sanh do biến hóa.
“Lại có bốn pháp tức Bốn niệm xứ:
“1. Ở đây, Tỳ-kheo quán thân trên nội thân tinh cần không biếng nhác, ức niệm không quên, trừ bỏ tham ưu ở đời; quán thân trên ngoại thân tinh cần không biếng nhác, ức niệm không quên, trừ bỏ tham ưu ở đời; quán thân trên nội ngoại thân tinh cần không biếng nhác, ức niệm không quên, trừ bỏ tham ưu ở đời.
“2. Quán thọ.
“3. Quán ý.
“4. Quán pháp, cũng vậy.
“Lại có bốn pháp tức là Bốn ý đoạn:
“: 1. Ở đây Tỳ-kheo ác pháp chưa khởi, phương tiện khiến không khởi.
“2. ÁÁc pháp đã khởi phương tiện khiến diệt.
“3. Thiện pháp chưa khởi pháp, phương tiện khiến khởi.
“4. Thiện pháp đã khởi phương tiện khiến tăng trưởng.
“Lại có bốn pháp tức là Bốn thần túc:
“1. Ở đây Tỳ-kheo tư duy dục định diệt hành thành tựu.
“2. Tinh tấn định.
“3. Ý định.
“4. Tư duy định cũng vậy.
“Lại có bốn pháp tức là Bốn thiền:
“1. Ở đây, Tỳ-kheo trừ dục, ác bất thiện pháp, có giác có quán, hỷ lạc phát sanh do viễn ly, nhập Sơ thiền.
“2. Diệt giác và quán, nội tịnh nhất tâm, không giác không quán, có hỷ lạc do định sanh, nhập đệ Nhị thiền.
“3. Lìa hỷ tu xả, niệm tiến, tự giác thân lạc, có lạc và xả niệm, mà bậc Thánh tìm cầu, nhập đệ Tam thiền.
“4. Lìa các hạnh khổ và lạc, hỷ và ưu đã diệt từ trước không khổ không lạc xả niệm thanh tịnh, nhập đệ Tứ thiền.
“Lại có bốn pháp tức là Bốn phạm đường: Từ, Bi, Hỷ và Xả.
“Lại có bốn pháp tức là Bốn vô sắc định:
“1. Ở đây, Tỳ-kheo siêu việt hết thảy sắc tưởng, sân tưởng đã diệt từ trước, không niệm các tưởng khác, tư duy vô lượng không xứ.
“2. Sau khi xả không xứ, nhập thức xứ.
“3. Sau khi xả thức xứ nhập vô hữu xứ.
“4. Sau khi xả vô hữu xứ nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ.
“Lại có bốn pháp tức là bốn pháp túc:: Pháp túc không tham, pháp túc không sân, pháp túc chánh niệm và pháp túc chánh định.
“Lại có bốn pháp tức là bốn dòng dõi Hiền thánh:
“: 1. Ở đây, Tỳ-kheo tri túc về y thực, được thứ tốt không mừng, được cái xấu không buồn; không nhiễm không trước, biết điều cấm kỵ, biết con đường xuất yếu; ở trong pháp này tinh cần không biếng nhác; thành tựu sự ấy không khuyết không giảm và cũng dạy người thành tựu sự ấy. Đó là thứ nhất; tri túc, an trú trong sự truyền thừa của Hiền thánh, từ xưa đến nay chưa thường não loạn. Chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Trời và Người không ai có thể chê trách.
“2. Thức ăn.
“3. Vật dụng nằm ngồi.
“4. Thuốc thang trị bệnh, tất cả đều cũng tri túc như thế.
“Lại có bốn pháp tức là bốn nhiếp pháp: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.
“Lại có bốn pháp, tức là bốn chi của Tu-đà-hoàn: Tỳ-kheo thành tựu tín tâm bất hoại đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng và đối với giới.
“Lại có bốn pháp tức là bốn thọ chứng:
“1. Thọ chứng do thấy sắc.
“2. Thọ chứng do thân hoại diệt.
“3. Thọ chứng do nhớ về túc mạng.
“4. Thọ chứng do biết hữu lậu đã bị diệt tận.
“Lại có bốn pháp tức là bốn đạo: khổ đắc chậm, khổ đắc nhanh, lạc đắc chậm và lạc đắc nhanh.
“Lại có bốn pháp tức là Bốn thánh đế: Khổ thánh đế, Khổ tập thánh đế, Khổ diệt thánh đế, Khổ xuất yếu thánh đế.
“Lại có bốn pháp tức là bốn Sa-môn quả: Tu-đà-hoàn quả, Tư-đà-hàm quả, A-na-hàm quả, A-la-hán quả.
“Lại có bốn pháp tức là bốn xứ: thật xứ, thí xứ, trí xứ, chỉ tức xứ..
“Lại có bốn pháp tức là bốn trí: pháp trí, vị tri trí, đẳng trí và tha tâm trí.
“Lại có bốn pháp tức là bốn biện tài: pháp biện tài, nghĩa biện tài, từ biện tài, ứng thuyết biện tài.
“Lại có bốn pháp tức là bốn trú xứ của thức: sắc là trú xứ của thức, duyên sắc mà trú, sắc và ái cùng tăng trưởng. Thọ, tưởng, hành, cũng đều như vậy.
“Lại có bốn pháp tức là bốn ách: dục là ách, hữu là ách, kiến là ách, vô minh là ách.
“Lại có bốn pháp tức là bốn vô ách: vô dục ách, vô hữu ách, vô kiến ách, vô minh ách.
“Lại có bốn pháp tức là bốn tịnh: giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh và độ nghi tịnh.
“Lại nữa có bốn pháp tức là bốn sự biết: đáng thọ biết thọ, đáng hành biết hành, đáng lạc biết lạc, đáng xả biết xả.
“Lại có bốn pháp tức là bốn oai nghi: đáng đi biết đi, đáng đứng biết đứng, đáng ngồi biết ngồi, đáng nằm biết nằm.
“Lại có bốn pháp tức là bốn tư duy: tư duy ít, tư duy rộng, tư duy vô lượng, không tư duy gì cả.
“Lại có bốn pháp tức là bốn ký luận:: quyết định ký luận, phân biệt ký luận, cật vấn ký luận, chỉ trúừ ký luận.
“Lại có bốn tức là bốn pháp không cần phòng hộ của Phật:
“1. Như Lai thân hành thanh tịnh, không khiếm khuyết, không rò rỉ; có thể tự phòng hộ.
“2. Khẩu hành thanh tịnh.
“3. Ý hành thanh tịnh..
“4. Mạng hành thanh tịnh cũng đều như vậy.
“Các Tỳ-kheo, đó là bốn pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.
“Như Lai nói năm chánh pháp, tức là năm nhập: mắt, sắc; tai, tiếng; mũi, hương; lưỡi, vị; thân, xúc.
“Lại có năm pháp tức là năm thọ ấm: sắc thủ uẩn; thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn.
“Lại có năm pháp, tức là năm cái: tham dục cái, sân nhuế cái, thùy miên cái, trạo cử cái, nghi cái.
“Lại có năm pháp tức là năm hạ phần kết: thân kiến, giới đạo, nghi, tham dục và sân nhuế.
“Lại có năm pháp tức là năm thuận thượng phần kết: sắc ái, vô sắc ái, vô minh, mạn, trạo hối.
“Lại có năm pháp tức là năm căn: tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ.
“Lại có năm pháp tức là năm lực: tín, tấn, niệm, định, tuệ.
“Lại có năm pháp tức là năm diệt tận chi::
“1. Tỳ-kheo tin Phật, Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, mười hiệu thành tựu.
“2. Tỳ-kheo không bệnh, thân thường an ổn.
“3. Chất trực, không dua xiểm. Được như thế thì Như Lai chỉ bày con đường đi đến Niết-bàn .
“4. Tự chuyên tâm không để thác loạn. Những điều đã tụng đọc từ trước ghi nhớ không quên.
“5. Khéo quán sát sự sinh và diệt của các pháp bằng sự thực hiện của Hiền thánh mà diệt tận gốc rễ của khổ.
“Lại có năm pháp tức là năm sự phát ngôn:: phát phi thời, phát hư dối, phát phi nghĩa, phát hư ngôn, phát không từ tâm.
“Lại có năm pháp tức là năm thiện phát: phát đúng thời, phát sự thật, phát có nghĩa, phát lời nói hòa, phát khởi Từ tâm.
“Lại có năm pháp tức là năm sự tật đố: tật đốó về trú xứ, tật đố về thí chủ, tật đố về lợi dưỡng, tật đố về sắc, tật đố về pháp.
“Lại có năm pháp tức là năm thú hướng giải thoát: tưởng về thân bất tịnh, tưởng về thức ăn bất tịnh, tưởng hết thảy các hành vô thường, tưởng hết thảy thế gian không đáng vui, tưởng về sự chết.
“Lại có năm pháp tức là năm xuất ly giới:
“1. Tỳ-kheo đối với dục không hoan hỷ, bất động, cũng không thân cận, mà chỉ niệm sự thoát ly, hoan hỷ nơi sự viễn ly, thân cận không giải đãi, tâm mềm mại, xuất ly, ly dục. Vị ấy đối với các lậu triền do nhân dục mà khởi, cũng dứt sạch, xảã ly diệt trừ mà được giải thoát. Đó gọi là dục thoát ly.
“2. Sân nhuế xuất ly.
“3. Tật đố xuất ly.
“4. Sắc xuất ly.
“5. Thân kiến xuất ly cũng vậy.
“Lại có năm pháp tức năm hỷ giải thoát nhập. Nếu Tỳ-kheo tinh cần không biếng nhác, ưa ở nơi nhàn tĩnh, chuyên niệm nhất tâm, chưa giải thoát thì được giải thoát, chưa an thì được an. Những gì là năm?
“1. Ở đây Tỳ-kheo nghe Như Lai thuyết pháp, hoặc nghe đồng phạm hạnh thuyết pháp, hoặc nghe sư trưởng thuyết pháp, tư duy, quán sát, phân biệt pháp nghĩa, tâm đắc hoan hỷ. Sau khi được hoan hỷ thì được pháp ái, sau khi được pháp ái thân tâm an ổn, sau khi thân tâm an ổn thì chứng đắc thiền định. Đắc thiền định rồi, đắc như thật kiến. Đó là giải thoát xứ thứ nhất.
“2. ỞỞ đây, Tỳ-kheo sau khi nghe pháp hoan hỷ.
“3. Thọ trì đọc tụng cũng lại hoan hỷ.
“4. Thuyết cho người khác cũng lại hoan hỷ.
“5. Tư duy phân biệt cũng lại hoan hỷ, ở nơi pháp mà đắc định cũng như vậy.
“Lại có năm pháp tức là năm hạng người: Trung Bát-niết-bàn, Sanh Bát-niết-bàn, Vô hành Bát-niết-bàn, Hữu hành Bát-niết-bàn, Thượng lưu sắc cứu cánh.
“Các Tỳ-kheo, đó là năm chánh pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.
“Lại nữa, các Tỳ-kheo, Như Lai nói sáu chánh pháp tức là sáu nội nhập: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
“Lại có sáu pháp tức là sáu ngoại nhập: sắc, tiếng, hương, vị, xúc, pháp.
“Lại có sáu pháp tức là sáu thức thân: nhãn thức thân, nhĩ thức thân, tỷ thức thân, thiệt thức thân, thân thức thân, ý thức thân.
“Lại nữa có sáu pháp tức là sáu xúc thân: nhãn xúc thân, nhĩ xúc thân, tỷ xúc thân, thiệt xúc thân, thân xúc thân, ý xúc thân.
“Lại có sáu pháp tức là sáu thọ thân: nhãn thọ thân, nhĩ thọ thân, tỷ thọ thân, thiệt thọ thân, thân thọ thân, ý thọ thân.
“Lại có sáu pháp tức là sáu tưởng thân: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tưởng thân.
“Lại có sáu pháp tức sáu tư thân: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tư thân.
“Lại có sáu pháp tức là sáu ái thân: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ái thân.
“Lại có sáu pháp tức là gốc rễ tranh cãi::
“1. Nếu Tỳ-kheo ưa sân không bỏ, không kính Như Lai, cũng không kính Pháp, cũng không kính chúng Tăng, ở nơi giới có lọt có rỉ, nhiễm ô bất tịnh, ở trong chúng ưa gây tranh cãi mà ai cũng ghét, tranh chấp nhiễu loạn, trời và người bất an. Các Tỳ-kheo, các ngươi hãy tự mình quán sát bên trong, giả sử có sự sân hận như kẻ nhiễu loạn kia, hãy tập hợp hòa hợp chúng, rộng đặt phương tiện, nhổ sạch gốc rễ tranh cãi ấy. Các ngươi lại hãy chuyên niệm, tự quán sát. Nếu kết hận đã diệt lại hãy thêm phương tiện ngăn cản tâm ấy không để sinh khởi trở lại.
“2. Các Tỳ-kheo ngoan cố không chịu nghe.
“3. Xan tham tật đố.
“4. Xảo ngụy hư vọng.
“5. Cố chấp kiến giải của mình không chịu bỏ.
“6. Nghe lầm nơi tà kiến cùng với biên kiến cũng như vậy.
“Lại có sáu pháp tức là sáu giới: địa giới, hỏa giới, thủy giới, phong giới, không giới, thức giới.
“Lại có sáu pháp tức là sáu sát hành:: con mắt sát hành sắc, tai đối với tiếng, mũi đối với hương, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp.
“Lại có sáu pháp tức là sáu xuất ly giới:
“1. Nếu Tỳ-kheo nói như vầy: Tôi tu Từ tâm nhưng lại tâm sanh sân nhuế. Các Tỳ-kheo khác bảo: Ngươi chớ nói như vậy. Chớ báng bổ Như Lai. Như Lai không nói như vậy: muốn khiến tu từ giải thoát mà sanh sân nhuế tưởng, không có trường hợp ấy. Phật nói: trừ sân nhuế rồi sau mới đắc từ.
“2. Nếu Tỳ-kheo nói: Tôi thực hành bi giải thoát nhưng tâm sanh tật đố.
“3. Thực hành hỷ giải thoát nhưng sanh tâm ưu não.
“4. Thực hành xả giải thoát nhưng sanh tâm yêu ghét.
“5. Thực hành vô ngã nhưng sanh tâm hồ nghi.
“6. Thực hành vô tưởng nhưng sanh tâm loạn tưởng; cũng giống như vậy.
“Lại có sáu pháp tức là sáu vô thượng: kiến vô thượng, văn vô thượng, lợi dưỡng vô thượng, giới vô thượng, cung kính vô thượng, ức niệm vô thượng.
“Lại có sáu pháp tức là sáu tư niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên.
“Các Tỳ-kheo, đó là sáu pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và nhân loại được an lạc..
“Các Tỳ-kheo, Như Lai nói bảy chánh pháp, tức là bảy phi pháp: không có tín, không có tàm, không có quý, ít học hỏi, biếng nhác, hay quên, vô trí.
“Lại có bảy pháp tức là bảy chánh pháp: có tín, có tàm, có quý, đa văn, tinh tấn, tổng trì, đa trí.
“Lại có bảy pháp tức là bảy thức trụ:
“1. Hoặc có chúng sanh với thân sai biệt, với tưởng sai biệt, tức là chư Thiên và loài người đó là trú xứ thứ nhất của thức.
“2. Hoặc có chúng sanh với nhiều thân khác nhau nhưng chỉ một tưởng, đó là trời Phạm quang âm, lúc đầu tiên mới thọ sinh. Đó là trú xứ thứ hai của thức.
“3. Hoặc có chúng sanh với một thân nhưng nhiều tưởng sai biệt tức là trời Quang âm. Đó là trú xứ thứ ba của thức.
“4. Hoặc có chúng sanh với một thân và một tưởng đó là trời Biến tịnh. Đó là trú xứ thứ tư của thức.
“5. Hoặc có chúng sanh trú ở không xứ.
“6. Trú ở thức xứ.
“7. Trú ở vô hữu xứ.
“Lại có bảy pháp tức là bảy tinh cần:
“1. Tỳ-kheo tinh cần nơi sự thực hành giới.
“2. Tinh cần diệt tham dục.
“3. Tinh cần phá tà kiến.
“4. Tinh cần nơi đa văn.
“5. Tinh cần nơi tinh tấn.
“6. Tinh cần nơi chánh niệm.
“7. Tinh cần nơi thiền định.
“Lại có bảy pháp tức là bảy tưởng: tưởng về thân bất tịnh, tưởng về thức ăn bất tịnh, tưởng về hết thảy thế gian không đáng ưa thích, tưởng về sự chết, tưởng về vô thường, tưởng về vô thường là khổ, tưởng về khổ là vô ngã.
“Lại có bảy pháp tức là bảy tam muộitam-muội thành tựu: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm.
“Lại có bảy pháp tức là bảy giác chi: niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, tuệ xả giác chi.
“Các Tỳ-kheo, đó là bảy pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài làm lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.
“Các Tỳ-kheo, Như Lai nói tám chánh pháp tức là tám pháp ở đời: đắc, thất, vinh, nhục, khen, chê, lạc và khổ.
“Lại có tám pháp tức là tám giải thoát:
“1. Sắc quán sắc giải thoát.
“2. Nội không sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát.
“3. Tịnh giải thoát.
“4. Vượt quá sắc tưởng, diệt sân nhuế tưởng, an trú Hư không xứ giải thoát.
“5. Vượt Hư không xứ an trú Hư không xứ giải thoát.
“6. Vượt Thức xứ an trú Vô hữu xứ giải thoát.
“7. Vượt Vô sở hữu xứ an trú Phi phi tưởng xứ giải thoát.,
“8. Vượt Phi tưởng phi phi tưởỏng xứ, an trú Diệt tận định giải thoát.
“Lại có tám pháp tức là Tám thánh đạo: chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.
“Lại có tám pháp tức tám nhân cách: Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoàn quả; Tư-đà-hàm hướng, Tư-đà-hàm quả; A-na-hàm hướng, A-na-hàm quả; A-la-hán hướng, A-la-hán quả.
“Các Tỳ-kheo, đó là tám pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài, làm lợi ích cho số đông cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.
“Các Tỳ-kheo, Như Lai nói chín chánh pháp, tức là chín chúng sanh cư:
“1. Hoặc có chúng sanh có nhiều thân khác nhau, với nhiều tưởng khác nhau, tức là chư Thiên và loài người. Đó là nơi cư trú thứ nhất của chúng sanh.
“2. Lại có chúng sanh có nhiều thân khác nhau, nhưng với một tưởng giống nhau, tức là trời Phạm quang âm lúc mới sanh. Đó là cư trú thứ hai của chúng sanh.
“3. Lại có chúng sanh với một thân giống nhau, nhưng với nhiều tưởng khác nhau, tức là trời Quang âm. Đó là cư trú thứ ba của chúng sanh.
“4. Lại có chúng sanh với một thân một tưởng giống nhau, tức là trời Biến tịnh. Đó là cư trú thứ tư của chúng sanh.
“5. Lại có chúng sanh không có tưởng và không có giác tri, tức là trời Vô tưởng. Đó là cư trú thứ năm của chúng sanh.
“6. Lại có chúng sanh an trú hư không xứ. Đó là cư trú thứ sáu của chúng sanh.
“7. Lại có chúng sanh an trú thức xứ. Đó là cư trú thứ bảy của chúng sanh.
“8. Lại có chúng sanh an trú vô sở hữu xứ. Đó là cư trú thứ tám của chúng sanh.
“9. Lại có chúng sanh an trú phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là cư trú thứ chín của chúng sanh.
“Các Tỳ-kheo, đó là chín pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài, làm lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.
“Các Tỳ-kheo, Như Lai nói mười chánh pháp, tức là mười pháp vô học: vô học chánh kiến, vô học chánh tư duy, vô học chánh ngữ, vô học chánh nghiệp, vô học chánh mạng, vô học chánh niệm, vô học chánh phương tiện, vô học chánh định, vô học chánh trí, vô học chánh giải thoát.
“Các Tỳ-kheo, đó là mười pháp đã được Như Lai giảng dạy. Chúng ta hãy cùng kiết tập để ngăn ngừa sự tranh cãi, khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài, làm lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và nhân loại được an lạc.”
Bấy giờ, Thế Tôn ấn khả những điều Xá-lợi-phất đã nói. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Xá-lợi-phất đã nói, hoan hỷ phụng hành.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.184.236 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.