Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
DIỆU CÁT TƯỜNG LỤC TỰ TÂM CHÂN NGÔN _PHẨM THỨ HAI MƯƠI BA_
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni lại quán sát cõi Trời Tịnh Quang rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Này Diệu Cát Tường! Lại có Pháp Bất Không Thành Tựu của Nghi Tắc thứ bảy. Kẻ kia có được sẽ được thành quà báo lớn, lợi ích an vui, hết thảy tất cả nghiệp ác, khổ não của nẻo ác đều được tiêu trừ, ngay sau quyết định đắc được Vô Thượng BồĐề
Này Diệu Cát Tường! Nay Ta nói Lục Tự Tâm Chân Ngôn (Ṣaḍākṣara-hṛdaya¬mantra) của ông. Chân Ngôn này vi diệu có sức chẳng thể nghĩ bàn, không có gì ngang bằng được, giải thoát tất cả Luân Hồi trong sáu đường (Ṣaḍ-gati), miễn sự chìm đắm lâu dài trong biển lớn của ba nỗi khổ (Tṛ-duḥkha), giải thoát tất cả ràng buộc (Bandhana), chẳng nhiễm Thế Gian. Tất cả hữu tình, tất cả BộĐa (Bhūta) không ai có thể thấy, ở trong đường Luân Hồi (Bhava-mārga) mà được thanh tịnh, được Pháp Phần của Phật, chư Phật tùy vui, ở tất cả Chân Ngôn là tối tôn tối thượng, lại ở tất cả là đại phú quý”
Liền nói Lục Tự Tâm Chân Ngôn là:
“Án, phộc chỉ-duệ na, nẵng ma”
Oṃ_ Vākyeda namaḥ
Này Diệu Cát Tường! Nat Ta nói Pháp thành tựu của Lục Tự Tâm (Ṣaḍākṣra¬hṛdaya) này. Nếu có người cầu thành tựu, nên dùng rau quả làm thức ăn, hoặc khất thực. Một ngày ba thời tắm gội, ba thời thay áo, Thân Tâm thanh tịnh chẳng được tán loạn, tụng Chân Ngôn một lạc xoa làm Tiên Hành, chẳng được bên trong thiếu một biến. Nếu là khuyết thiếu thì Pháp chẳng thành tựu, nên là chuyên chú, Tâm chẳng duyên điều khác
Như vậy Tiên Hành thành xong, dùng dệt thành tấm lụa chẳng cắt đầu thừa chỉ, lớn nhỏ ướng theo lượng, chẳng thừa chẳng thiếu. Như vậy được xong thì kiếm người vẽ, lại khiến thanh tịnh trì Giới
Như vậy khiết tịnh xong. Dùng màu sắc cực tốt vẽ Thánh Tượng này. Ở bên trong bức tranh, trước tiên vẽ Diệu Cát Tường Bồ Tát (Mañjuśrī-bodhisatva) làm tướng Đồng Tử, ngồi trên tòa hoa sen, làm tướng Thuyết Pháp, trật áo hở vai phải, dùng mọi loại vi diệu để làm nghiêm sức
Bên trái, vẽ Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát (Āryāvalokiteśvara-bodhisatva), tay trái cầm hoa sen, tay phải cầm cây phất trắng
Bên phải, vẽ Thánh Phổ Hiền Bồ Tát (Ārya-samanta-bhadra-bodhisatva)
Mặt bên trên vẽ mây (Megha), trong mây vẽ Thiên Nhân cầm vòng hoa, tuôn mưa hoa để làm cúng dường
Ở phía trước, mặt bên dưới vẽ Trì Tụng Hành Nhân tùy theo tướng trạng của mình, tay cầm lò hương, làm tướng chiêm ngưỡng Diệu Cát Tường Bồ Tát
Chung quanh vẽ núi. Mặt bên dưới vẽ ao sen, ở bên trong tùy ý, mọi loại nghiêm sức
Vẽ tượng xong, an trí ở tháp Xá Lợi, hướng mặt tượng về phương Tây. Chọn ngày tốt của kỳ Bạch Nguyệt, hiến cúng dường lớn. Dùng bơ thắp đèn. Lại dùng tám ngàn hoa Nhạ Đế (Jāti), một lần tụng thì một lần ném, rải trên mặt của Diệu Cát Tường, cho đến khi rải hết. Nếu được thành tựu, hoặc nghe tiếng chữ Hồng (HŪṂ), hoặc được tượng chấn động.
Nếu được nghe tiếng chữ Hồng (HŪṂ) thì được tôn quý tối thượng
Nếu được tượng chấn động thì ở trong tất cả Luận Giả được làm tốt thượng, lại hay biết rõ tất cả Nghĩa Luận của Thế Gian
Nếu chẳng được thành tựu như trên thì sẽở trong tất cả Pháp trì tụng được sức mạnh.
Nếu dùng cây Trầm Hương (Agaru) ướt làm củi, dài như ngón giữa. Lại dùng cây Khư Nỉ La (Khadira) làm củi, ở ban đêm của kỳ Hắc Nguyệt thấm tẩm dầu Đô Lỗ Sắt-Ca (Turuṣka) làm Hộ Ma cho đến khi mặt trời mọc thì quyết định sẽ được thấy Diệu Cát Tường Bồ Tát. Nếu được thấy xong, thì hết thảy Thắng Nguyện mà Trì Tụng Hành Nhân đã mong cầu, đều được. Chỉ đối với Tham Dục (Kāma:Ái dục) thì chẳng được cầu xin
Hoặc ở ban đêm của kỳ Hắc Nguyệt, thiêu đốt Bạch Đàn (Śveta-candana) chẳng gián đoạn cho đến khi mặt trời mọc thì được Bồ Tát đi đến nói Pháp sâu xa, khiến cho tin hiểu. Được tin hiểu xong, đối với tất cả bệnh sẽ được giải thoát, quyết định đắc được Địa của Bồ Tát
_Lại có Pháp. Dùng cây Xích Đàn (Rakta-candana) khắc làm hoa sen có thể khoảng 6 ngón tay kèm theo cọng, đều dùng Xích Đàn xoa bôi. Lấy ngàn lá gia trì ngàn biến xong, vào ngày 15 của tháng, ở trước tượng, để trên lá sen, dùng bàn tay đè lên, tụng Chân Ngôn cho đến khi lửa hiện ra. Cầm lấy thì phút chốc chuyển thân như người nam 15, 16 tuổi, màu như vàng ròng, hào quang sáng trong vượt hơn Nhật Thiên Tử (Sūrya-deva-putra), được tất cả Thiên Nhân phụng trọng cúng dường, sống lâu một Đại Kiếp. Sau khi chết được sinh về Thế Giới Cực Lạc (Sukha-vati)
_Lại có Pháp. Chọn ngày Thái Dương trực (?Candra-graha: Thái Âm trực), dùng rễ Xương Bồ (Śvata-vacā: Bạch Xương Bồ), nước Ngũ Tịnh, tẩy rửa cho sạch sẽ rồi an trí trên lá BồĐề (Aśvattha-patra), tụng Chân Ngôn cho đến khi hiện ra ba Tướng
Nếu được tướng Nhiệt (Ūṣma:hơi nóng) thì được tất cả người yêu trọng, ở trong tất cả Luận Giảđược thắng
Nếu được tướng Khói (Dhūma) thì được thành tựu Ẩn Thân, sống lâu ba vạn tuổi
Nếu lửa (Jvala) hiện ra thì được đi trong hư không, sống lâu một Đại Kiếp
_Lại có Pháp. Dùng sữa của con bò vàng có một con, làm bơ chứa đầy trong vật khí bằng đồng rồi an trí ở trên bảy lá Bồ Đề, tụng Chân Ngôn cho đến khi hiện ra ba Tướng. Nếu được Nhiệt thì được Văn Trì (Śruta-dhāra), khói thì được ẩn thân, lửa thì được đi trong hư không… như lúc trước không có khác
_Lại có Pháp. Đem hạt sen (Puṣkara-bīja: hạt hoa sen xanh) ngậm trong miệng, vào ngày Thái Âm trực (Candra-garha), tụng Chân Ngôn cho đến khi chấn động, lại dùng ba cái bao bằng vàng bọc lại rồi ngậm trong miệng, như lúc trước trì tụng đến khi chấn động thì được Ẩn Thân. Nếu bỏ hạt sen trong miệng ra thì tất cả người đều thấy
Nếu đem Đinh Hương (Lavaṅga) ngậm trong miệng, tụng 6 lạc xoa xong. Phàm nói chuyện với người thì tất cả yêu trọng
Nếu ăn bơ, tụng 12 lạc xoa thì được làm Thiên Nhân
Nếu khất thực, ngầm tụng một lạc xoa thì được Ẩn Thân. Nếu tụng một trăm lạc xoa thì được nói Pháp như Diệu Cát Tường, lại như Bồ Tát Thập Địa. Nếu luôn tụng trì thì được tất cả Nghĩa tăng trưởng
_Lại có Pháp. Dùng tất cả thuốc Hương làm hình tượng người, chặt đứt rồi làm Hộ Ma, nội trong bảy đêm thì được yêu trọng
_Lại có Pháp. Dùng An Tức Hương (Gugglu) làm thành viên lớn như hạt sen, thấm tẩm bơ, một trăm ngàn, làm Hộ Ma thì được một lạc xoa đồng tiền.
_Lại có Pháp. Người trì tụng, hoặc vào sông (Nadī) biển (Samudra), dùng một trăm ngàn hoa sen ném trong nước, làm Hộ Ma thì được kho tàng lớn (Mahā-nidhāna) chẳng thể cùng tận
Nếu dùng hạt cải trắng (Gaura-sarṣapa), hương Cung Câu Ma (Kuṅkuma) hòa hợp, tám ngàn, làm Hộ Ma thì được La Nhạ (Rāja: vua chúa) yêu trọng
Nếu dùng dầu mè hòa với bơ, mật, lạc làm thành một trăm ngàn nắm hình tròn, làm Hộ Ma thì được Đại Trưởng Già bố thí cho tất cả
_Lại có Pháp. Nếu dùng Cù Ma Di (Gomayī:Phân bò) chưa rơi xuống đất làm Mạn Noa La (Maṇḍala: Đàn), dùng hoa A Đề Mục Cật Đa (Adi-mukta-puṣpa) hiến cúng dường lớn, tụng 800 biến, rồi đọc tụng Kinh Pháp Đại Thừa thì nội trong một tháng sẽđược Đại Trí Tuệ
Lại dùng Ngưu Hoàng (Rocanā), tụng 800 biến xong, chấm vào tam tinh thì được tất cả người yêu trọng
Nếu gia trì vào đỉnh đầu, tụng bảy biến thì tất cả người chẳng khinh mạn
Nếu dùng một vạn hoa Chỉ Lý (Kiri) làm Hộ Ma thì được trừ tất cả bệnh
Nếu ngày ngày tụng bảy biến thì quyết định diệt hết tất cả nghiệp ác
Nếu khi lâm chung, tụng 800 biến thì được Diệu Cát Tường Bồ Tát hiện tra trước mặt. KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ
NGHI TẮC TU HÀNH ĐỊA VỊ, THỜI TIẾT _PHẨM THỨ HAI MƯƠI BỐN_
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni lại quán sát cõi Trời Tịnh Quang rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Này Diệu Cát Tường! Ông có tất cả Nghi Tắc của Chân Ngôn (Manta-tantra) của nhóm Đại Luân Minh Vương (Mahā-cajra-vidya-rāja) với các nhóm Phật Đỉnh (Buddhoṣṇīṣa)… địa vị (Sthāna: địa phương) thành tựu.
Nay Ta lược nói nơi chốn mà các Minh Vương được thành tựu.
Nước Chi Na (Cīna) với nước Đại Chi Na (Mahā-cīna) kia thì được thành tựu Chân Ngôn của Diệu Cát Tường Bồ Tát
Trong nước Quy Tư (Kucīna), trong nước Ô Ni-Dã Nẵng (Udiyāna), trong nước Ca Thấp Di La (Kaśmira) với Tây Ấn Độ kèm bốn mặt của núi Tuyết (Himavat¬parvata), một cảnh ở phương Bắc... được thành tựu tối thượng của Phật Đỉnh Vương (Buddhoṣṇīṣa-rājña)
Nếu làm Tức Tai thì tất cả nơi chốn trước được thành tựu. Núi Tuyết kia với đất Thiện Tâm trong nhân gian của Trung Quốc… làm Tức Tai thì đối với Chân Ngôn của nhóm Liên Hoa Tộc (Padma-kulāya), Kim Cương Tộc (Vajra-kulāya) với Bảo Tộc (Maṇi-kulāya) sẽ được thành tựu. Lại hết thảy Chân Ngôn của nhóm Bán Chi Ca Dược Xoa (Pañcika-yakṣa) với Ha Lợi Đế Dược Xoa Nữ (Hārīti-yakṣiṇī), Hiến Đạt Lý Phộc (Gandharva)… cũng được thành tựu
Lại vòng khắp bên trong bên ngoài của nước Ca Vi (Kāśi) với nước Ma Già Đà (Magadha), vòng khắp bên trong bên ngoài của nước Ca Ma Lỗ Bá (Kāma-rūpa), bên bờ sông Lộ Hứ Nễ-Dã (Lauhitya) ưa thích…thì các xứấy cũng được thành tựu
Tất cả xứởĐông Ấn Độ thì Kim Tỳ La Thần (Kubera) với Bảo Hiền Đại Tướng (Maṇi-bhadra) được thành tựu
Bờ biển (Samudra-tīra), bãi cù lao (Dvīpa:Châu), tất cả nơi có nhiều nước, đất ưa thích của nước Sư Tử (Siṃhala) thì được tất cả Chân Ngôn thành tựu
Tất cả Chân Ngôn của nhóm Hiền Thánh kia: Đa La (Tārā), Tỳ Câu Chi (Bhṛkuṭi), Bạch Tản Cái (Sitāta-patra) với bốn Đồng Nữ thì ở trong biển lớn được thành tựu
Lại địa phương (địa vị) vòng khắp Đông Ấn Độ, trong vùng hoang vắng lớn của núi Mẫn Địa-Dã (Vindhya) với vòng khắp núi Ma Hứ Nại-La (Mahī-dhra) thì Đồng Tử Thiên (Kārtika) ấy với Diệu Cát Tường (Mañjuśrī) được thành tựu
Hoặc có loài gây chướng nạn cho người trì tụng, biến hình như voi một ngà có sức mạnh lớn, hoặc làm hình trạng của nhóm Ngựa (Aśva) với mọi loại tướng mạo, hoặc làm mọi loại tướng mạo tối thượng của Y Xá Na Thiên Tử (Īśāna-deva-putra) cũng nói Pháp Chân Ngôn được đất thành tựu. Loài gây chướng (Vināyaka) như trên ở trong vùng hoang vắng lớn trong núi sâu hay gây chướng nạn.
Lại nói đất thành tựu của mọi loại Ma Đa La (Mātara), Tú Diệu (Graha) cực ác với Ngạ Quỷ Vương (Preta-rāja) của nẻo quỷđói, loài ưa thích ăn thịt người (Mānuṣāhāra)
Lại nói đấy thành tựu của tất cả BộĐa (Bhūta)
Lại có trú xứ của Quỷ Vương (Preta-rāja-stathā) ở phương Nam thì Chân Ngôn của Diêm Ma (Yama) sẽ được thành tựu… kèm với đất của các Ngoại Đạo cầu Pháp cực ác, Kim Cương Thủ (Vajra-pāni) kia cũng nói Chân Ngôn làm Pháp ác, ở phương Nam cầu được thành tựu sẽ chiêu cảm nghiệp tội, được quả chẳng lành (Aśubhaṃ¬phala)
Lại ở phương Nam ấy chỉ có Chân Ngôn do Nhật Thiên (Āditya) đã nói với Chân Ngôn do Y Xá Na Thiên (Īśāna) đã nói thì mới có thểở nơi ấy cầu thành tựu
Phương Tây được thành tựu tối thượng. Đại Lực Dược Xoa Vương (Mahā-bala¬yakṣendra) là Chủ của tất cả tiền tài (Dhana), được tất cả BộĐa (Bhūta), loài ngu si mê hoặc (Mohin) bố thí tiền tài. Nếu có Hành Nhân y theo Pháp tu Pháp đã mong cầu, sẽđược thành, sẽ là Tài Chủ (Dhana-pati) được đại phú quý
Lại trong Đại Địa này thì Chân Ngôn của Kim Cương Thủ Dược Xoa Bồ Tát được tối thượng thành tựu địa vị của Bồ Tát Thập Địa (Daśa-bhūmi). Tất cả Chân Ngôn của Kim Cương Thủđược sinh Liên Hoa Tộc
Chân Ngôn của tám Tộc như vậy ở tám phương được thành tựu
Đức Phật đã nói Chân Ngôn ở phương Bắc được thành tựu với phương Đông cũng được thành tựu.
Chân Ngôn do Liên Hoa Tộc (Padma-kula) đã nói, ở phương Nam được thành tựu. Kim Cương Tộc (Vajra-kula) ở phương Tây được thành tựu. Na Tra (Naṭa¬kubera) kia thì chẳng định phương sở.
Bảo Hiền Tộc (Maṇi-bhadra-kula) ở phương Tây Bắc được thành tựu
Phương Tây Nam thì tất cả Dược Xoa Tộc (Yakṣa-kula) được thành tựu
Phương Đông Nam thì tất cả Thanh Văn Đại Đức Tộc (Śrāvakānāṃ mahaujasām-kula) được thành tựu
Phương Đông Bắc thì Bích Chi Phật Tộc (Pratyeka-buddha-kula) được thành tựu
Lại có phương bên trên thì tất cả Thiện Hạnh (Kuśala-caryā) được thành tựu
Phương bên dưới thì chân ngôn của tất cả Nhập Địa (Pātāla-praveśa) trong Thế Gian được thành tựu
Trong tám Tộc ấy thì tất cả Chân Ngôn của Phật Đỉnh (Buddhoṣṇīṣavới Xuất Thế Gian (Lokottara) được thành tựu
Lại nhóm Phật Đỉnh Luân Vương ở tất cả xứ của phương bên trên cũng được thành tựu
Lại Kim Cương Thủở tất cả xứ được thành tựu
Như vậy Chân Ngôn Vương khác, tất cả người sinh trong Kim Cương Tộc, Liên Hoa Tộc ở trong tất cả thời, cũng quyết định được thành tựu
_Ta đã nói tất cả địa vị thành tựu. Nay lại nói Thời Tiết được sinh. Nếu người đối với Chân Ngôn của tất cả Phật, cầu thành tựu với muốn sinh vào Liên Hoa Tộc, Kim Cương Tộc thì cần phải ở trong ba đời chuyên chú chân thật xem xét rõ, trì tụng tu hành được thành tựu tối thượng thì mới được sinh vào Tộc ấy
Lại hoặc một lòng yêu thích, quy tín Tam Bảo, phát Tâm Bồ Đề, tu hành Đại Trí. Lại đối với Chân Ngôn Nghi Quỹ, mỗi mỗi biết rõ. Lại nữa trì Bồ Tát Giới (Bodhi¬saṃvara) thực hành Bồ Tát Hạnh, chuyên tâm không có hai, tin vâng phụng hành, ở trong một đời cũng hay sinh điều ấy.
Song, Chân Ngôn này như Đức Phật đã nói thì tất cả chúng sinh ngu si, vịnh viễn chẳng thể thấy nghe, huống chi là đối với Pháp mà được thành tựu. Nghi Quỹ rộng lớn của Chân Ngôn Vương này là Phật Nguyệt (Buddha-candra) tối thượng (Śreṣṭha) của Ta, là điều mà Đức Như Lai thứ bảy đã tuyên nói
Này Diệu Cát Tường! Ông hãy nghe cho kỹ! Ông là Phật Tử bậc nhất, là Đại Bồ Tát có uy lực lớn, nghĩa Đại Lực Hạnh của Chân Ngôn của ông đồng với Đức Phật Thế Luôn luôn trụ ở đời như Đại Luân Phật Đỉnh Vương, Quang Tụ Phật Đỉnh Vương mà Đức Phật đã nói. Nhóm Phật Đỉnh Vương như vậy ở tại Thế Gian như Chuyển Luân Vương ở Nam Diêm Phù Đề (Jambu-dvīpa) khi sinh ra lại như Pháp Vương Chính Đẳng Chính Giác Nhị Túc Tôn ở tại Thế Gian.
Chân Ngôn đã nói đối với tất cả việc đều được thành tựu KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ
NGHI TẮC CỦA LOÀI CHẤP MỴ _PHẨM THỨ HAI MƯƠI LĂM_
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni lại quán sát cõi Trời Tịnh Quang rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Hãy nghe cho kỹ! Này Đồng Tử! Trước kia Ta đã nói câu của chúng sinh. Nay lại nói điềm thiện ác của việc đã làm kia”
Lúc đó, Đồng Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đỉnh lễ bàn chân của Đức Thế Tôn, rồi chắp tay cung kính bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Lành thay Thế Tôn! Nguyện vì con nói. Phần lớn chúng sinh của Chúng ấy biến nơi thân của mình sinh vào thân của kẻ khác mà gây não loạn. Ấy là: Thiên Nhân (Deva), Càn Thát Bà (Gandharva), Dạ Xoa (Yakṣa), La Sát (Rākṣasa), Tỳ Xá Tả (Piśāca), Ma Hầu La Già (Mahoraga) cho đến hàng BộĐa (Bhūta) với các loài Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya), mọi loại Thân nương vào Pháp mà tạo ra, trụ mọi loại Tâm Hành Tam Muội (Citta-carita-samaya), có mọi loại tướng của vô số tiêu xí (Cihna)
Đức Thế Tôn là Bậc Trời trong hàng Trời! Nay chính là lúc, nguyện vì con nói”
Diệu Cát Tường Đồng Tửấy, như vậy thỉnh xong, quay về chỗ ngồi của mình, yên lặng mà trụ
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni nói cho chúng sinh: mọi loại Căn Bản Tâm Hành (Mūla-citta-carita), điềm báo (Nimitta), Tiêu Xí (Cihna), Thời Tiết (Kāla) với hô triệu nhập khắp vào thân kẻ khác, Pháp Chân Ngôn của tất cả chúng sinh
Ởđây, có chúng sinh do tham ăn cho nên nắm giữ làm mê hoặc (chấp mỵ) người. Lại có kẻ gặp gỡ Oan Gia quá khứ nên khởi Tâm hận, tức giận nắm giữ làm mê hoặc người. Cho đến trong Đại Địa của Thế Gian, tất cả kẻ cực ác gây não loạn cho người. Chỗ kia có bậc Ly Dục Tối Thượng Thiện Nhân trụ Tâm thương xót, đi đến Thế Gian để làm cứu độ. Vị Tối Thượng Thiện Nhân ấy có đầy đủ Pháp Tướng, có thế lực lớn vì cứu Thế Gian, thực hành việc giáo hóa, chiếu sáng cho đời như Nhật Thiên (Āditya) kia
Nếu lại có người có đủ nghiệp thiện tối thượng, biết Pháp Yếu ấy, đầy đủ thanh tịnh, siêng năng tu tập. Ở kỳ Bạch Nguyệt, lúc mặt trời lặn, hoặc phần đầu đêm, thấy vị kia đi đến. Vị Đại Lực Ly Dục Thượng Nhân ấy hoặc ở tại cõi nước thanh tịnh trong Thế Gian, dùng kỳ Bạch Nguyệt, hoặc ngày 15 lúc trăng tròn đầy, hoặc lúc Bạch Tinh Tú (Śukla-graha), ngày tốt, giờ tốt đi đến Thế Gian mà có Tiêu Xí (Cihna). Nếu khi đến thì hình như cây Đa La (Tāla-mātra: lớn như cây Đa La) trụ trong hư không chẳng chạm đất, ngồi Kiết Già (Paryaṅka) rồi phát ra tiếng giống như Phạm Âm (Brahama¬ghoṣa) nói Pháp tối thượng không có gì ngang bằng, song vị Thượng Nhân ấy có đầy đủ Đỉnh Tướng trụ khoảng sát na, giáng xuống Đại Địa
Người trì tụng kia thấy như vậy xong, dùng hoa Nhạ Đế (Jāti), Bạch Đàn (Śveta¬candana), hoa Cung Câu Ma (Kuṅkuma) hòa hợp làm nước Át Già lễ bái, phụng hiến. Lại dùng kỹ nhạc để làm cúng dường
Người tụng phát Tâm chí thành, chỉ vì lợi ích, cầu ước nguyện ấy. Vị Ly Dục Thượng Nhân kia, Tâm Từ thanh tịnh liền vì người tụng, nói vô số Chính Pháp tối thượng đã ưa thích. Được nghe điều đó xong, thì hiểu biết rõ ràng, Tâm Từ (Maitra¬citta) thương xót, chẳng được sinh sợ hãi, chỉ niệm Diệu Cát Tường Bồ Tát với kết Ngũ KếẤn với Đỉnh Ấn khác để làm Kết Giới, cũng kết Thượng Hạ Giới
Lúc như vậy, thời hết thảy tất cả Chân Ngôn nói chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối đều tốt lành, cho đến quá khứ hiện tại vị lai đều biết như thật.
Vị Thiên Thượng Nhân kia mắt nhìn chẳng chớp, quán chiếu thương lo. Phàm lời đã nói ra đều chân thật chẳng hư dối, thành tựu Chân Ngôn mong cầu, thành tựu Dược Vật với sinh vào nẻo lành, đến nơi Ứng Cúng (Sugata), cho đến quyết định chứng Đại Bồ Đề (Mahā-bodhi). Hết thảy cầu hỏi việc của nhóm điềm báo, thời tiết như lúc trước thì vị Đại Lực Thiện Nhân kia đều nói tất cả.
Người trì tụng ấy biết như thật xong, ở trong một sát na tác Quán tương ứng thì nơi mình đã mong cầu, tất cả đều được; cho đến Chân Ngôn đã cầu, mau chóng thành tựu; với tất cả phú quý, tùy ý đều được
Người tụng sau đó hiến nước Át Già, lễ bái, phát khiển. Từđây về sau, như vậy làm các ủng hộ , y nơi Nghi Tắc thì không có gì chẳng thành tựu.
_Nếu hoặc có người đột nhiên té xuống đất chẳng tự tỉnh lại. Dùng Chân Ngôn với Đỉnh Ấn mà đức Phật đã nói, hoặc Ngũ KếẤn để làm ủng hộ thì người bị nắm giữ kia, trong phút chóc liền đứng dậy rồi được an vui
Tất cả chúng sinh không có thế lực lớn, không có Phước, không có Đức bị các chúng sinh ác nắm giữ làm cho mê hoặc (chấp mỵ) thì vị Đại Lực Thượng Nhân kia cùng làm ủng hộ
_Lại vị Đại Lực Thượng Nhân nói về Trời Cứu Cánh (Akaniṣṭha: Sắc Cứu Cánh Thiên) trong Sắc Giới (Rūpa-dhātu) cho đến nhóm Tự Tại Thiên (Iśvara) trong Dục Giới (Kāma-dhātu) có các Thiên Nhân muốn đi xuống dưới, sinh trong nước của loài người thì hết thảy sắc tướng cùng với Tiêu Xí, mỗi mỗi đều thấy sinh tại nơi cung điện của đất kia. Hết thảy ngôn ngữ, mỗi mỗi phân biệt xem xét thì có thể biết chân thật
Nếu nước Ca Thi (Kāśi) kia và nước Ma Ca Đà (Magadha) thì hết thảy Chấp Mỵ cho đến ngôn ngữ là Dạ Xoa Chấp Mỵ
Nếu là Ma Hầu La Già (Mahoraga) hoặc nhóm Khẩn Nẵng La (Kinnara) đều nói tiếng nói của Đông Ấn Độ
Đại Lực Ca Lâu La (Garuḍa) kia sinh ởĐông Ấn Độ, cũng nói tiếng của Đông Ấn Độ
Khẩn Nẵng La (Kinnara) kia cũng nói tiếng nói của Đông Ấn Độ
Nếu là Thánh Nhân, Thiên Nhân với Bích Chi ca, cho đến các hàng Ngũ Thông Tiên (Pañcābhijña-Ṛṣi)… nói tiếng nói của Mãn Thành
Hết thảy ngôn ngữ bên sông Xá Lý Ma Đa () với ngôn ngữ của thành Hạ Lý Kế La (Harikelika) chẳng rõ ràng với chẳng chính đúng, phần lớn dùng chữ La (LA) làm lời nói, dùng chữ Nại (ḌA) làm cuối câu nói. Đây là tiếng nói của Tỳ Xá Tả (Piśāca)
Như tình trạng của châu Nẵng Ni Kế La (Nāḍikesara-dvīpa), châu Phộc Lỗ Sa (Vāruṣaka-dvīpa), Ngoại Đạo khỏa thân (Nagna) với nước Xá Bà () trong biển với các người trụ trong châu quốc thì ngôn ngữ của chúng sinh chẳng chính đúng, phần lớn dùng chữ La (RA) làm ngôn ngữ, khó đọc với chẳng rõ ràng. Đây là tiếng nói của Sân Nộ Quỷ (Sakrodha-preta)
Như tình trạng của Nam Ấn Độ: nước A Nại La (Andhra), nước Ca La Noa Tra (Karṇāṭa), nước Nại La Nhĩ Noa (Drāviḍā), nước Câu Tát La (Kosala)… với nước Sư Tử (Siṃhala) với chúng sinh sinh ở Châu Hải khác, phần lớn dùng chữ Noa (ḌA) làm lời nói. Đây là tiếng nói của La Sát (Rākṣasa)
Như tình trạng của Tây Ấn Độ: nước Phệ Nễ Thế (Vaidiśī) với nước Ma La Phộc (Mālavī) thì ngôn ngữ chỉ thích dũng mãnh. Đây là tiếng nói của Đại Lực Ma Đa La (Mātara)
Như tình trạng của núi Nại Xá La (Daśārṇavī), núi Cát Tường (Śrīkaṇṭhī), núi Kiểu Nhạ Lý (Gaurjarī). Ngôn ngữ tại các núi như vậy là tiếng nói của Nhật Thiên (Āditya) với các Tinh Diệu (Graha).
Như tình trạng của Tây Ấn Độ: nước A Lý Bộ Nại (Arbuda) với núi Hương Túy (Gandha-mādana) với tiếng nói của người sinh ở biên địa, cho đến nói tùy theo phương. Ấy là tiếng nói của Câu Sắt Ma Noa (Kūṣmāṇḍa).
Nếu dùng chữ Thiết (ŚI) làm lời nói thì đây là tiếng nói của Tiên Nhân (Ṛṣī)
Nếu dùng bốn chữ Dã (YA), La (RA), La (LĀ), Phộc (VA) làm lời nói, dùng chữ Già (GHA) làm câu thêm lên thì đấy là tiếng nói của A Tu La (Asura)
Nếu nước Ca Thấp Di La (Kaśmira) với nước Ca Vĩ (Kāvi) là Tối Thượng Chân Ngôn Tộc với Kim Cương Thủ Tộc. Sinh trong nước ấy thì nói tiếng trong nước ấy
Như tình trạng của Trung Ấn Độ: Tộc Tính, Nghi Tắc, Ngôn Hạnh, Tiêu Xí… là Liên Hoa Tộc. Sinh trong nước ấy thì nói tiếng của nước ấy. Nếu người muốn nghiệm biết thì nên dùng Chân Ngôn của Phật Bộ mà thí nghiệm.
Lại tất cả đất Tuyết ở bờ Bắc của sông Hằng (Gaṅga) là nhóm Dạ Xoa, Càn Thát Bà, với Tiên Nhân… biến làm thân người ấy, nói tiếng của đất ấy
Lại đất hoang vắng rộng lớn ở bờ Nam của sông Hằng (Gaṅga) với trong núi Cát Tường là La Sát (Rākṣasa), Ô Đa Ca Ngạ Quỷ (Sostāraka-preta) với loài có hình xấu ác (Ghora-rūpa), loài gây chướng nạn (Mahā-vighna), Ma Đa La (Mātara)… cho đến Tinh Tú (Graha) đại ác hại mạng người… biến làm thân người ấy, nói tiếng trong chốn ấy.
_Lại nữa, vị Ly Dục Thượng Nhân ấy ở bên trên đã nói, tất cả đều biết, tất cả đều đồng với điều mà chư Phật Như Lai đã nói như lúc trước. Trong các cõi nước hết thảy Chúng, phần lớn làm ác, gây não loạn con người. Hết thảy Bản Hình của các nhóm ác với ngôn ngữ, thiện ác, tiêu xí với mọi loại Tâm Hành, mọi loại Sinh Địa (đất sinh sống) cho đến Thời Tiết thì Ta đã nói đủ
Nếu nơi chúng sinh có việc não loạn như vậy thì vị Ly Dục Đại Thượng Nhân kia đi đến ủng hộ, cùng làm cho an vui
Nên dùng Diệu Cát Tường Đồng Tử Lục Tự Tâm Chân Ngôn mà làm mọi loại Nghi Pháp. Lại dùng Ngũ Kế Đại Ấn đồng làm ủng hộ, khiến cho nhóm chúng sinh đắc được vô lượng khoái lạc tối thượng KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ _QUYỂN THỨ MƯỜI TÁM (Hết)_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.134.133 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.