Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
BỒ TÁT BIẾN HÓA NGHI QUỸ _PHẨM THỨ HAI_ CHI HAI_
_Chân Ngôn Nghi Quỹđã nói vì hữu tình với hàng A Tu La (Asura) sống trên bờ dưới nước, khiến cho đủ mọi loại Công Đức.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam, ma bát-la để hạđa xá sa nẵng nam. Đát nễ dã-tha: Án, xá câu nẵng, ma hạ xá câu nẵng, bát nạp-ma, vĩđát đát, bác cật-xoa, tát lý¬phộc bán nẵng, nga nẵng xá ca, khư khư, khư hứ khư hứ, tam ma dã ma nỗ sa-ma la, hồng, để sắt-tra, mạo tha tát đát-mạo, ba dã để”
.)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ
Tadyathā: Oṃ_ Śakuna mahā-śakuna padma-vitata-pakṣa sarva¬pannaganāśaka kha kha khāhi khāhi samayam-anusmara, hūṃ tiṣṭha bodhisatvo jñāpayati
(Bản Phạn ghi thêm SVĀHĀ vào câu cuối)
Chân Ngôn Hạnh này lại dùng Đại Ấn đầy đủ tinh tiến, hay hóa độ kẻ khó hóa độ, hay điều phục kẻ khó điều phục, người bị bệnh khổ mau được bình an, tiêu mọi thuốc độc, phá các việc ác, chẳng sinh nghi ngờ.
_Lại nữa sức Chân Ngôn Hạnh của Bồ Tát hay tùy theo chúng sinh giáo hóa khắp cả, như Kinh Ca Lâu La (Garuḍa) nói “Bồ Tát thương xót hữu tình, tùy theo các chúng sinh hoặc hiện làm chim Ca Lâu La (Garuḍa: Kim Sí Điểu) hình dung rộng lớn, giáng phục Rồng độc khiến cho nó sinh điều tốt lành”
Chân Ngôn Nghi Quỹ này nói: “Như Lai Chân Ngôn Tộc với nhóm Liên Hoa Tộc có nhiều phương biến hóa, lợi ích hữu tình mà không có oán ghét, ví như bà mẹ hiền nuôi dưỡng nhiều đứa con, ban ân thương yêu bình đẳng. Bồ Tát hóa độ các chúng sinh cũng lại như vậy”. Ta thực hành Chân Ngôn Hạnh mà chư Phật quá khứđã nói, nay Ta cũng nói, Diệu Cát Tường lại nói”.
_Bấy giờ, Diệu Cát Tường Đồng Tử quán sát tất cả Đại Chúng trên Trời Tịnh Quang với việc chẳng thể nghĩ bàn chưa từng có, rồi nhập vào Tam Ma Địa tên là Chiếu Kiến Nhất Thiết Tam Muội (Avalokya sarva-samaya-sañcodanīṃ-samādhi) an trụ Pháp Hành mà Bồ Tát đã hành, khiến cho các chúng sinh đều được lợi lạc. Vào Tam Ma Địa này xong, ở Trời Tịnh Quang hóa ra Ma Ni Bảo Tạng Chủng Chủng Trang Nghiêm Mạn Noa La (Vicitra-maṇi-ratna-vyūhālaṅkāra-maṇḍala) chẳng thể nghĩ bàn chưa từng có. Giả sử tất cả Thanh Văn (Śrāvaka), Bích Chi Phật (Pratyeka¬buddha) cho đến Thập Địa Đắc Tự Tại Bồ Tát (Daśa-bhūmi-pratiṣṭhiteśva¬bodhisatva) cũng chẳng thể vẽ được Mạn Noa La này, huống chi là người Phàm Phu.
Diệu Cát Tường Đồng Tử có khả năng thông đạt Pháp Hạnh bình đẳng của Man Na La tối thượng này. Chỉ có chư Phật Thế Tôn, tất cả Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật mới có khả năng y theo Pháp phụng hành, được nhận Quán Đỉnh (Abhiṣeka).
Sức Uy Đức chẳng thể nghĩ bàn của Diệu Cát Tường Đồng Tử thực hành Tam Ma Địa tối thượng của Phật Bồ Tát, nhập vào Tâm Ý của Tam Ma Địa (Samādhi) thời đời này chỉ tự mình biết rõ, các Tâm Ý khác làm sao có thể so lường, khởi công khéo léo của Hữu Tướng mà tô vẽ được sao?!...
Khi ấy, Diệu Cát Tường Đồng Tử bảo các Chúng rằng: “Thánh Giả! Hãy nghe cho kỹ! Nhập vào Đại Mạn Noa La Tam Muội (Mahā-maṇḍala-samādhi) thì Như Lai, Bồ Tát còn chẳng thể vi phạm; huống chi là các chúng sinh (Satva), Thánh (Sāśrava) với Phi Thánh (Anāśrava) khác”
Lúc đó, Diệu Cát Tường Đồng Tử bảo Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ rằng: “Này Phật Tử (Jina-putra)! Lý Tâm Pháp của Tam Muội lìa khỏi tình người. Nay vì Đức Như Lai nhập diệt mà phương tiện nói, khiếncho các chúng sinh được vào tất cả Chân Ngôn Hạnh của Thế Giới với Xuất Thế Gian”
_Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Này Phật Tử! Nếu sau khi Đức Thế Tôn vào Niết Bàn thì hãy vì các chúng sinh nói Mạn Noa La Chân Ngôn Hạnh (Maṇḍala-mantra-caryā) khiến cho họ tùy vui tu học, đều được thành tựu Phật Đạo vô thượng
Nếu có chúng sinh ngu si chẳng y theo Pháp Hành, vi phạm Tam Muội thì Chân Ngôn chẳng thành. Tuy có Phước lớn, Phạm Hạnh mà chẳng y theo Nghi (sādhana) này thì chẳng được Tam Muội, Chân Ngôn chẳng thành
Nếu chẳng y theo Pháp. Giả sử Đế Thích (Indra) khéo nói phương tiện thì cũng chẳng được Tam Muội, Chân Ngôn chẳng thành, huống chi là người ở trên mặt đất (địa cư)
Nếu khéo biết Giáo Pháp, y theo Pháp hành sự, khi niệm tụng thời quyết định thành tựu Chân Ngôn Tam Muội của Thế Gian và Xuất Thế Gian. Người được vào Giáo Pháp Mạn Noa La của Diệu Cát Tường Đồng Tử thời tất cả chỗ mong cầu, không có gì chẳng viên mãn”
_Khi ấy, Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ Đại Bồ Tát thỉnh Diệu Cát Tường Bồ Tát vì các hữu tình, lược nói Mạn Noa La Nghi Quỹ. Như vậy thỉnh xong
Bấy giờ, Diệu Cát Tường Đồng Tử nhân vào đấy tuyên nói. Phàm dựng lập Mạn Noa La (Maṇḍala: Đàn Trường) nên ở ba Trường Nguyệt (tháng 5, tháng 9, tháng Giêng), bên trong tháng này cần được kỳ Bạch Nguyệt (Śukla-pakṣa: 15 ngày đầu của tháng) đừng dùng kỳ Hắc Nguyệt (Kṛṣṇa-pakṣa: 15 ngày sau của tháng). Ở trong kỳ Bạch Nguyệt hoặc ngày mồng một, hoặc ngày 15, lại nên chọn lựa ngày tốt có Tinh Diệu cát tường thì mới được khởi Đàn
Nếu ở ngoài ba Trường Nguyệt, muốn dựng Mạn Noa La, khi được ngày cát tường tốt thì sáng sớm có thể dùng. Lại nên chọn lựa đất thanh tịnh, hoặc gần thành quách, hoặc gần bờđi ra sông biển, hoặc hướng vào trong biển, hoặc A Xà Lê (Acārya) từ chỗở của mình đều có thể khởi Đàn.
Nếu gần thành quách thì hướng theo Đông Bắc, chẳng gần chẳng xa liền có thể dùng. Đất đã dùng không có các loại: cát, đá, gạch ngói, đá vụn, tro, than, đất phân, đầu lâu… đều nên loại bỏ khiến cho trong sạch. A Xà Lên an trụởđây, hoặc bảy ngày cho đến nửa tháng, y theo Pháp nghiêm trì đất của Đàn. Sau đó dùng nước Ngũ Tịnh không có loài trùng, hương Bạch Đàn (Candana), hương Long Não (Karpūra), hương Cung Câu Ma (Kuṅkuma) hòa bên trong nước, dùng Ngũ Kế Đại Ấn, niệm Diệm Mạn Đức Ca Đại Phẫn Nộ Minh Vương Chân Ngôn tám ngàn biến, gia trì vào nước rưới vảy làm sạch mười phương, bốn góc, trên, dưới… đều khiến cho thanh tịnh. Ở đất của Đàn, bốn phương đều rộng 16 khuỷu tay, hoặc 20 khủy tay, hoặc 8 khuỷu tay. Phần này chia ra làm ba nhóm: Thượng, Trung, Hạ… Nhất Thiết Trí Trí nói Đàn Pháp này
Nếu cầu cho địa vị của quốc quân được an ninh thái bình thì vị vua ấy có thể dùng Thượng Đàn
Nếu cầu tăng ích Phước Thọ thì có thể dùng Trung Đàn
Nếu cầu tất cả việc cát tường thì có thể dùng HạĐàn rộng 8 khuỷu tay
_Lại nữa nếu làm riêng việc mong cầu thì tô bôi Mạn Noa La ấy. Ở đất của Đàn, đào sâu xuống hai khuỷu tay. Nếu có loại: than, tro, gạch nung, đá, sỏi, xương, tóc, rắn, trùng… thì chẳng thể khởi Đàn, nên tìm riêng đất tốt mà làm. Chẳng kể là nơi trong núi, nơi hoang vắng, bờ sông… đều không có chướng ngại, cần phải Chính Ý, Tâm tưởng kín đáo nhỏ nhiệm quán sát đất thanh tịnh không có loài trùng. Đất đã được đào lên, lại nên chọn riêng đất sạch cực tốt đem lấp xuống cho đầy, rồi nện cho thật bằng phẳng. Đất đã được lấp này cần phải dùng nước Ngũ Tịnh lúc trước hòa chung lại rồi lấp xuống. Tùy theo ý có thể làm Mạn Noa La của ba hạng (thượng, trung , hạ)
Lại ở bốn phương của Đàn đều đóng một cây cọc gỗ Khư Nỉ La (Khadira¬kilaka), niệm Phẫn Nộ Minh Vương Chân Ngôn bảy biến, gia trì vào cây cọc.
Lại dùng sợi dây ngũ sắc, cũng tụng Phẫn Nô Minh Vương Chân Ngôn bảy biến rồi đem sợi dây ngũ sắc này ở bốn phương của Mạn Noa La, ràng quanh Đàn Tướng này.
Trung Vị (vị trí chính giữa) của bốn phương gọi là Nội Viện. Khiến A Xà Lê ngồi ở Trung Vị ấy, niệm Căn Bản Chân Ngôn (Mūla-mantra) tám ngàn biến, kết Ngũ Kế Đại Ấn đồng dùng. Tụng Chân Ngôn đầy đủ xong, A Xà Lê ấy đi ra bên ngoài Đàn, xoay nhiễu quanh Mạn Noa La một vòng xong, hướng mặt về phương Đông ngồi xổm trên cái chiếu cỏ, chí Tâm đỉnh lễ tất cả chư Phật với các Bồ Tát. Dùng sợi dây ngũ sắc lúc trước cột buộc trên cây cọc ở bốn phương, nhiễu quang Đàn một vòng để làm sợi dây giới hạn. Tinh thục việc Pháp, trì tụng một đêm
Mạn Noa La A Xà Lê (Maṇḍala-acārya) ấy giữ bền chắc Thanh Trai (trai giới trong sạch), y theo Căn Bản Nghi Quỹ, cử động dùng Tâm khiến cho người tu Đại Thừa Hạnh (Mahā-yāna-caryā) y theo Pháp Trì Giới một đêm, đồng thực hành việc Pháp. Lại dùng phấn năm màu, niệm Lục Tự Tâm Chân Ngôn gia trì vào phấn ấy, rồi an trí trong Mạn Noa La
Lại ở bốn mặt bên ngoài Đàn, trang nghiêm an trí phướng phan, trồng cây Ba Tiêu (cây chuối) rồi khiến nhóm trống, nhạc, loa, bạt (cái nạo bạt) đồng loạt phát ra tiếng. Đây là Cát Tường Âm. Nhóm âm nhạc dừng xong, lại vì bốn Chúng lược nói Pháp Yếu
Lại ở bốn phương của Mạn Noa La đều đọc Kinh Điển Đại Thừa, phương Nam đọc Kinh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật (Bhagavatī prajñāpāramitā), phương Tây đọc Kinh Nguyệt Quang Tam Ma Địa (Ārya-candra-pradīpa-samādhi), phương Bắc đọc Kinh Thánh Hoa Nghiêm (Ārya-gaṇḍavyūha), phương Đông đọc Kinh Thánh Kim Quang Minh (Ārya-suvarṇa-prabhāsottama)
Như vậy Pháp Sư đọc bốn Bản Kinh Pháp này xong. A Xà Lê từ Mạn Noa La đứng dậy. Đem các thứ hương: Bạch Đàn, Long Não, Cung Câu Ma, Bạch Sắc (Śveta¬sugandha)…hòa chung với hoa tốt nhất rồi để một chỗ, niệm Căn Bản Chân Ngôn gia trì rồi đem hương hoa này rải tán tất cả chỗ của Mạn Noa La
A Xà Lê ra bên ngoài, bảy ngày ăn bơ (Dadhi). Lại dùng hai người đến ba người là người có đủ Phước Đức lớn, phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), Trì Giới đồng vào trong Mạn Noa La, niệm Căn Bản Chân Ngôn tự làm ủng hộ. Đem phấn năm màu tô bôi trên Đàn này, bột phấn đã dùng là báu có năm màu của nhóm vàng, bạc… nhỏ mịn như bụi, hoặc năm màu của nhóm đồng cũng được
Nếu là quốc vương với người có Phước Đức lớn dựng làm Đàn này thì bên trên cầu Vô Thượng Bồ Đề, quyết định được thành. Nếu có người tùy vui thì cũng được Bồ Đề (Bodhi) huống chi là việc cát tường riêng khác, không có gì chẳng thành tựu.
Như sau khi Đức Thích Ca Như Lai diệt độ, thời chúng sinh bạc phước ở đời ác làm sao có thể thấy nghe Pháp của Đại Phước Đức Đàn Nghi như vậy ?!....”
_Bấy giờ, Đại Quang Diệu Cát Tường Đồng Tử vì các chúng sinh nghèo khổ lược nói Mạn Noa La Nghi Quỹ (Mantra-sādhane). Dùng gạo tẻ (Śali) làm bột, nhỏ mịn như miến, rồi nhuộm thành năm màu (Varṇa): xanh (Harita, hay Nīla), vàng (Pīta), đỏ (Rakta), trắng (Śukla), đen (Kṛṣṇa). Mạn Noa La A Xà Lê tự kết Ngũ Kế Đại Ấn, niệm Căn Bản Chân Ngôn gia trì vào phấn ấy, sau đó A Xà Lê ở phương Đông Nam của Mạn Noa La y theo Pháp làm một cái Hỏa Đàn (Agni-kuṇḍa)
Đàn ấy rộng hai khuỷu tay, sâu một khuỷu tay, chung quanh giáp vòng như tướng lá hoa sen. Dùng cây Ba Lá Xá (Palāśa-kāṣṭha) với gỗ của cây Cát Tường Quả (Śrī¬phala-kāṣṭha) làm củi ướt, có thể dài một xích (1/3 m) đều được thấm ướt mới có thể dùng. Lại đem ba loại bơ (Dadhi), Lạc (Ghṛta:váng sữa đặc), Mật (Madhu) thấm ướt hai đầu cây củi, kết Dã Sắt Trí Ấn, niệm Căn Bản Chân Ngôn, thỉnh triệu Hỏa Thiên (Agni-deva). Lại niệm Nhất Tự Tâm Căn Bản Chân Ngôn 108 biến, liền làm Hộ Ma (tức là thiêu đốt củi lúc trước). Tiếp theo cùng với người vẽ giỏi, đồng thực hành việc Pháp.
Mạn Noa La A Xà Lê tự đội mão lên đầu, Nội Tâm, chí Ý tưởng tượng chư Phật Bồ Tát như đối trước mắt. Lại niệm Hiến Hương Chân Ngôn, chắp tay cung kính, đỉnh lễ chư Phật Bồ Tát, đỉnh lễ Diệu Cát Tường Đồng Tử xong, đem phấn năm màu lúc trước cho người thợ vẽ kia, cùng nhau tô vẽ mặt Đàn
Trước tiên, ở khoảng giữa của Mạn Noa La vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi) ngồi trên tòa sư tử báu (Ratna-siṃhāsana) đầy đủ các Tướng nhưở trên Trời Tịnh Quang, làm tướng Thuyết Pháp.
Mạn Noa La A Xà Lê với người vẽ đồng sự, lại niệm Căn Bản Chân Ngôn, tự làm ủng hộ. Tiếp theo ban cho tất cả Quỷ Thần, xuất ra Sinh Thực (thức ăn chưa nấu chín) ấy ở bên ngoài Đàn: bốn phương, trên, dưới...rải thí thức ăn uống khiến cho họ no đủ
A Xà Lê lại nên tắm rửa thân thể, mặc áo sạch mới, ở gần Hỏa Đàn làm Pháp ủng hộ. Lại dùng bơ, hương Cung Câu Ma (kuṅkuma) hòa làm một ngàn cái Đoàn Thực (thức ăn dùng tay bốc).
A Xà Lê ngồi trên cỏ Cát Tường (Kuśa) sạch, niệm Căn Bản Chân Ngôn, dùng Đoàn Thực lúc trước để làm Hộ Ma (Homa). Lại dùng hạt cải trắng, lại tụng Diệm Mạn Đức Ca Phẫn Nộ Minh Vương Chân Ngôn 108 biến gia trì vào hạt cải rồi đựng chung trong một vật khí sạch. Hoặc có các hình tướng ác chẳng lành với mọi loại chướng nạn, chỉ dùng hạt cải trắng lúc trước làm Hộ Ma bảy biến thì các ác tự diệt.
Nếu có người gây chướng nạn, dùng hạt cải làm Hộ Ma năm biến thì người gây chướng nạn kia chẳng thành mà tự hàng phục, trải qua một sát na lại bị Quỷ Mỵ bám dính. Giả sử Thiên Đế Thích gây chướng nạn ấy cũng vẫn chẳng lâu thì được vô thường, huống chi là người (Manuṣya) với hàng Phi Nhân (Amanuṣya) có Tâm ác gây chướng nạn ấy.
Diệm Mạn Đức Ca Phẫn Nộ Minh Vương này phá hoại việc gây ra sự sợ hãi như vậy
_Lại người trì tụng ấy ngồi trên tòa cỏ Cát Tường, tụng Diệm Mạn Đức Ca Phẫn Nộ Minh Vương xong, ở hai bên tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẽ hai vị Bích Chi Phật ngồi Kiết Già trên tòa hoa sen (Padmāsana).
Lại ở phía trước bàn chân của Đức Phật ấy, vẽ hai vị Đại Thanh Văn, làm tướng nghe Pháp.
Bên phải vị Thanh Văn ấy vẽ Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara) tất cả trang nghiêm như trăng Thu đầy đặn, ngồi trên tòa hoa sen, tay trái cầm hoa sen, tay phải tác tướng Thí Nguyện (Varada)
Bên phải Quán Tự Tại ấy, vẽ Bạch Y Tôn Thắng (Paṇḍara-vāsinī) tay trái cầm hoa sen, tay phải đỉnh lễ Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, cũng ngồi trên hoa sen, đầu đội mão báu, trật áo hở vai phải.
Như vậy lại vẽ Đa La Bồ Tát (Tārā), Bộ Lý Câu Chi Bồ Tát (Bhṛkuṭī) mỗi mỗi đều như Pháp mà ngồi
Ở bên trên vị Bồ Tát ấy, lại vẽ Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajñā¬pāramitā), Phật Nhãn Phật Đỉnh Tôn Thắng Vương (Tathāgata-locanā- Uṣṇīṣa-rājā) với vẽ 16 vị Đại Bồ Tát là: Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra), Địa Tạng Bồ Tát (Kṣiti-garbha), Hư Không Tạng Bồ Tát (Gagana-gañja), Trừ Cái Chướng Bồ Tát (Sarva-nīvaraṇa-viṣkambhī), Diệt Tội Bồ Tát (Apāyajaha), Từ Thị Bồ Tát (Maitreya) tay cầm cây phất trắng chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn. Thanh Tịnh Hành Bồ Tát (Vimala-gati), Vô Cấu Tràng Bồ Tát (Vimala-ketu), Diệu Tài Bồ Tát (Sudhana), Nguyệt Quang Bồ Tát (Candra-prabha), Vô Cấu Xưng Bồ Tát (Vimala-kīrti), Trừ Nhất Thiết Bệnh Bồ Tát (Sarva-vyādhi-cikitsaka), Nhất Thiết Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát (Sarva-dharmīśvara-rāja), Thế Gian Hành Bồ Tát (Loka-gati), Đại Tuệ Bồ Tát (Mahā-mati), Trì Tuệ Bồ Tát (Patidhara). 16 vị Đại Bồ Tát như vậy có sắc tướng trang nghiêm, khắp đều viên mãn
Lại ở hướng bên trên, lại vẽ Phẫn Nộ Đại Minh Vương (Krodha-vidya-rāja) với các Minh Vương (Vidyārājñī:Minh Phi), Liên Hoa Bộ Tộc (Abja-kūle) y theo Pháp kết Ấn, tùy theo chỗ an trụ
Ở bốn mặt của Đàn đều có vị trí Không Nhàn (khoảng không) chỉ vẽ hoa sen, thỉnh triệu Hiền Thánh an bài ởđây
_Lại ở bên phải Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vẽ hai vị Bích Chi Phật, vị thứ nhất tên là Hiến Đà Ma Nại Nẵng (Gandha-mādana), vị thứ hai tên là Ổ Ba Lý Sắt Tra (Upāriṣṭa)
Ở bên phải Đức Phật lại vẽ hai vị Bích Chi Phật, vị thứ nhất tên là Tán Nại Nẵng (Candana), vị thứ hai tên là Tất Đà (Siddha)
Ở bên dưới bàn chân của Đức Phật, vẽ hai vị Đại Thanh Văn là Đại Ca Diệp Ba (Mahā-kāśyapa), Đại Ca Diễn Nẵng (Mahā-kātyāyana)
Hết thảy tất cảĐàn hướng về phương Đông, mở cửa
_Lại ở bên trái vị Thanh Văn, vẽ Thánh Kim Cương Thủ (ārya-vajra-pāni) như màu Ưu Ba La (Utpala: hoa sen xanh), tất cả sắc tướng trang nghiêm viên mãn, tay phải cầm cây phất (Cāmaravya), tay trái xoa đỉnh đầu Phẫn Nộ Minh Vương (Krodha-vidya-rāja). Kim Cương Quyền Minh Vương (Vajra-muṣṭi), Kim Cương Câu Minh Vương (Vajrāṅkuśi), Kim Cương Tỏa Minh Vương (Vajra-śṛṅkhala), Diệu Tý Minh Vương (Subāhu), Kim Cương Quân Minh Vương (Vajra-sena) tùy theo tướng, tiêu xí tìm chỗ mà ngồi. Tất cả Phẫn Nộ Minh Vương với các Minh Vương kèm quyến thuộc ấy, mỗi mỗi đều y theo Pháp kết Ấn
Ở bên trái vịấy lại vẽ Yết Ma Kim Cương ChửẤn, ở bốn mặt Đàn đều như thế. A Xà Lê thỉnh triệu Minh Vương Quyến thuộc ancưởđây.
_Lại ở trên Đàn ấy, lại vẽ tám Tôn Thắng Phật Đỉnh (Uṣṇīṣarāja: Phật Đỉnh Vương), Thể có màu vàng ròng, toàn thân tỏa ánh sáng đều kết Ấn Pháp tựa như tướng mạo của Đại Luân Minh Vương (Mahā-rāja-cakra), viên mãn trang nghiêm chiêm ngưỡng quán Phật. Ấy là Đại Luân Tôn Thắng Phật Đỉnh (Cakra-vartī), Bạch Tản Cái Phật Đỉnh (Sitātapatra), Tôn Thắng Phật Đỉnh (Jayoṣṇīṣa), Tối Thắng Phật Đỉnh (?Vijayoṣṇīṣa), Quang Tụ Phật Đỉnh (Tejorāśi), Cao Phật Đỉnh (Unnatoṣṇīṣa)….
[Bản Phạn ghi nhận thêm 2 Phật Đỉnh là: Liên Hoa Phật Đỉnh (Kamaloṣṇīṣa), Cực Quảng Đại Phật Đỉnh (Abhyudgatoṣṇīṣa)]
Ở bên trái vị Bích Chi Phật lúc trước, vẽ cái cửa. Ở bên ngoài cửa, phía bên phải vẽ một vị Đại Bồ Tát tên là Xuất Thế Gian Hành (Lokātikrāntagāmī), làm mão giữ búi tóc trên đầu, tay phải cầm tràng hạt (Akṣa-sūtra), tay trái cầm cái Tịnh Bình (Kamaṇḍalu), mặt hướng về cửa, làm tướng cau mày vui giận
Bên trái cái cửa, vẽ một vị Đại Bồ Tát tên là Vô Năng Thắng (Ajitañjayo), dáng tướng thanh tịnh, cũng đội mão, tay trái cầm Bình Trượng (Daṇḍa-kamaṇḍalu), tay phải cầm tràng hạt (Akṣa-sūtra), làm tướng Thí Nguyện (Vara-pradāna), mắt hướng về cửa, cũng làm tướng cau mày vui giận
_Lại ở bên trong điện báu có bánh xe Pháp (Dharma-cakra), bên dưới bánh xe Pháp có tòa Sư Tử (Siṃhāsana), ở đấy có vị Đại Bồ Tát tức Diệu Cát Tường (Mañju¬śrī) hiện thân tướng Đồng Tử như màu hương Cung Câu Ma, nghi tướng thanh tịnh, mặt hiện vui giận, tay trái cầm hoa Ưu Bát La (Nīlotpala: hoa sen xanh), tay phải tác Thí Nguyện cầm quả Cát Tường (Śrī-phala), đầu có năm búi tóc, đeo châu báu Anh Lạc, mặc áo của Trời Kiều Thi Ca, trật áo hở vai phải, ngồi trên tòa hoa sen, mặt hướng về cửa của Mạn Noa La, quán nhìn Diệm Mạn ĐứcCa Minh Vương (Yamāntaka-vidya-rāja)
Bên phải vị Bồ Tát ấy, bên dưới tòa hoa sen lại vẽ Diệm Mạn Đắc Ca Minh Vương làm tướng đại ác, khắp thân tỏa ánh sáng, chiêm ngưỡng Bồ Tát như tướng thọ nhận lời răn dạy (Sắc)
Ở bên phải, bên dưới hoa sen lại vẽ năm vị Đại Bồ Tát làm tướng của Tịnh Quang Thiên Tử Ấy là: Vô Cấu Bồ Tát (Sunirmalaḥ-sudānta), Thâm Thiện Bồ Tát (Suśānta), Thanh Tịnh Bồ Tát (saṃśuddha), Diệt Chướng Bồ Tát (Tamodghātana), Phổ Chiếu Bồ Tát (Samantāvaloka)… tất cả nhưở trên Trời Tịnh Quang ấy, khắp cả đều có vô số châu báu tỏa ánh sáng, rải mọi loại hoa trang nghiêm thù thắng
_Lại dùng phấn năm màu, ở bốn phương của Mạn Noa La vẽ lầu gác của bốn cửa. ỞĐông Bắc của Mạn Noa La vẽ Thượng Giới Khai Hoa Vương Như Lai (Saṅkusumita-rājendra), nên vẽ thân Phật nhỏ ngồi trên tòa hoa sen, làm tướng quán nhìn Đức Phật Thích Ca, phóng khắp ánh sáng, ngồi Kiết Già, làm tay Thí Nguyện (Varada-pradāna)
Bên phải Đức Phật ấy vẽ Đại Luân Phật Đỉnh Tôn Thắng Ấn (Uṣṇīṣa¬cakravartti-mudra), bên trái có Quang Minh TụẤn (Tejorāśi-mudra), Phật Nhãn Ấn (Tathāgata-locana-mudra), Bát Nhã Ba La Mật Đa Ấn (Prajñā-pāramitā-mudra), Thánh Quán Tự Tại Thượng Bát Nhã Ba La Mật Ấn (Āryāvalokiteśvara¬syopariṣṭāt prajñā-pāramitā-mudra)
Bên phải Đức Thế Tôn, vẽ Vô Lượng Thọ (Amitābha:Vô Lượng Quang) quán nhìn Đức Như Lai, làm tay Thí Nguyện (Vara-pradāna), ngồi trên tòa hoa sen, ánh sáng tràn khắp. Bên trái Đức Phật ấy an Y Bát Ấn (Pātra-cīvara-mudra)
Lại vẽ Khai Hoa Vương Như Lai (Saṅkusumita-rāja) với Liên Hoa Ấn (Padma¬mudra). Bên phải vẽ Phật Đỉnh Quang Minh TụẤn (Uṣṇīṣa-tejorāśi-mudra) tỏa ánh sáng tràn khắp. Bên phải vịấy an Bảo Tràng Như Lai (Ratna-ketustathāgata) ngồi trên núi báu, làm tướng thuyết Pháp, ở thân Phật ấy tuôn ra mọi loại lửa sáng, làm màu xanh, màu xanh lục, màu hồng… tỏa sáng khắp cả
Bên trái Đức Phật ấy dùng phấn vẽ Tôn Thắng Phật Đỉnh Ấn (Jayoṣṇīṣa-mudra) Chuyển Pháp Luân Ấn (Dharma-cakra-mudra: Pháp Luân Ấn) đều có ánh sáng chiếu khắp. Bên trái lại có Ấn: Tích Trượng (Khakharaka), Tịnh Bình (Kamaṇḍalu), tràng hạt (Akṣa-sūtra), tòa báu (Bhadrapīṭha:Hiền Tọa)… y theo thứ tự vẽ
Lại ở cạnh cửa, dùng phấn vẽ chày Kim Cương ba chấu (Tam Cổ Kim Cương Chủ) tỏa ánh sáng tràn khắp. Ở bên dưới bàn chân của Diệu Cát Tường an Ngũ Kế Đại Ấn (Pañaca-śikha-mahā-mudra), Ưu Bát La Hoa Ấn (Utpala-mudra) đều có đủ ánh sáng
Tướng của Đàn như vậy đều nên đầy đủ. Hết thảy cửa vào Mạn Noa La, hoặc Đông hoặc Tây an trí đều được.
Ở bên ngoài Mạn Noa La, dùng phấn mịn năm màu vẽ lầu gác ở cửa của bốn góc với bốn phương.
_Ở bên ngoài của Nội Mạn Noa La, bốn phương đều để trống không khoảng hai khuỷu tay. Ở chỗ này dùng phấn vẽ Đại Phạm Thiên (Mahā-brahma) có đủ bốn đầu (Catur-mukha: bốn mặt), mặc áo Trời màu trắng (Śukla-vastra), trật áo hở vai phải, dùng sợi dây trắng quấn nách, thân mạo màu vàng ròng, búi tóc đội mão vàng ròng. Hai tay trái phải đều cầm Bình Trượng (Daṇḍa-kamaṇḍaluṃ)
Lại ở bên phải, vẽ Cực Quang Tịnh Thiên Tử (Ābhāsvaro-devaputra), thân màu vàng ròng, mặc áo Kiều Xà Gia, áo Thiên Tiên, làm tướng Thiền Định, mặt hiện vui vẻ, búi tóc đội mão, nách quấn sợi dây trắng, ngồi Kiết Già, làm tướng Thí Nguyện.
Bên phải có Sắc Cứu Kính Thiên Tử (Akaniṣṭho-devaputra) mặc áo Kiều Xà Gia, áo Thiên Tiên, tất cả trang nghiêm, mặt hiện tướng vui vẻ, ngồi Kiết Già như tại Thiền Định, nách quấn sợi dây trắng, tay phải làm tướng Thí Nguyện
Y theo thứ tự dùng phấn vẽ Đạo Lợi Thiên Tử (Śakra-prabhṛtayo- devaputra), Dạ Ma Thiên Tử (Suyāma-devaputra), Đổ Sử Thiên Tử (Santuṣita-devaputra), Hóa Lạc Thiên Tử (Sunirmita- devaputra), Tha Hóa Tự Tại Thiên Tử (Paranirmita¬devaputrā)… hết thảy nghi tướng đều y theo thứ tự, mỗi mỗi đầy đủ
Lại ở bên dưới bàn chân của Đế Thích (Śakra) vẽ bốn Đại Vương Thiên Tử (Catur-mahārāja-kāyikā- devaputra), Hằng Kiều Thiên Tử (Sadāmattā-devaputra), Trì Man Thiên Tử (Mālādhāra-devaputra), Kiên Thủ Thiên Tử (Karoṭapāṇaya¬devaputra) y theo thứ tựđầy đủ nghi tướng
Phương Nam vẽ nhóm Thiên Tử (Devaputra): Thiểu Quang Thiên (Parīttābha), Phước Sinh Thiên (Puṇya-prasava), Vô Nhiệt Thiên (Avṛha:Vô Phiền Thiên_ Vô Nhiệt Thiên:Atapa), Thiện Kiến Thiên (Sudarśana), Thiện Hiện Thiên (Sudṛśa) tùy theo nghi tướng ấy khiến cho đầy đủ. Với vị trí ở giới phương Tây đều vẽ chư Thiên như vậy
_Lại ở lớp thứ hai, bên ngoài Mạn Noa La. Lớp thứ ba, bốn mặt của Mạn Noa La đều y theo thứ tự vẽ bốn vị Thiên Phương, cửa vào Mạn Noa La ở phương Bắc, bên phải vẽ T跬 Chủ (Dhanada) với các Bảo Tạng (?Ratna-garbha), tất cả trang nghiêm như nghi tướng Dạ Xoa (Yakṣa). Bên phải y theo thứ tự, lại vẽ Dạ Xoa Chủ (Yakṣasenāpatī): Bảo Hiền (Maṇi-bhadra), Mãn Hiền (Pūrṇa-bhadra) với Ha Lợi Đế Mẫu Đại Dược Xoa Nữ (Hārītī-mahā-yakṣiṇī) ôm ấp Ái Đồng Tử (Priyaṅkaraḥ¬kumāra), làm tướng chiêm ngưỡng Mạn Noa La
Lại có Nhóm Dạ Xoa: Bán Chi Ca (Pañcika), Tân Nga La (Piṅgala), Tỳ Sa Noa (Bhiṣaṇa) đều gần sát vị trí của Dạ Xoa Ấn.
Tiếp theo có Thủy Thiên (Varuṇa) tay cầm sợi dây
Lại ở bốn phương, vẽ tám vị Đại Long Vương (Mahā-nāga-rāja): Nan Đà Long Vương (Nanda), Bạt Nan Đà Long Vương (Upananda), Đức Xoa Ca Long Vương (Takṣaka), Phộc Tô Chỉ Long Vương (Vāṣuki) [thiếu 4 vị Long Vương: Hải Long Vương (Sāgara), Vô Nhiệt Não Long Vương (Anavatapta), Cao Ý Long Vương (Manasvin), Thanh Liên Long Vương (Utpalaka)] … Như vậy y theo thứ tự bày vẽở vị trí hai bên
Tiếp theo vẽ Dạ Xoa (Yakṣa), La Xoa (rākṣasa), Kiền Đạt Bà (Gandharva), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hầu La Già (Mahoraga), Tiên Nhân (Ṛṣi), Thánh Nhân (Siddha), quỷđói (Preta), Ca Lâu La (Garuḍa), Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya)
Lại vẽ thuốc lớn (Oṣadha) tối thượng, báu Ma Ni (Ratna-maṇi) tối thượng, núi (Parvata) cao cực lớn, sông ngòi (Sarita) cực lớn, châu thành (Dvīpa) cực lớn, đều nên vẽ cực lớn bậc nhất
Phương Namvẽ 7 vị Ma Đá La (Mātara) với các quyến thuộc
Phương Đông Nam vẽ Hỏa Thiên (Agni) tỏa ánh sáng tràn khắp, tay cầm Bình Trượng (Daṇḍa-kamaṇḍalu), tràng hạt (Akṣa-sūtra), búi tóc đội mão, mặc áo trắng áo Thiên Thiên, trật áo hở vai phải, nách quấn sợi dây trắng, thân làm màu vàng ròng, mọi loại hình tướng tiêu xí trang nghiêm, cũng làm hai vị trí để vẽ
Bên ngoài Mạn Noa La này, Đại Tự Tại Thiên (Umāpati, tức Maheśvara) cỡi con bò, tay cầm Tam Cổ Xoa (Tri-śūla) với Ô Ma Thiên Nữ (Uma) có thân màu vàng ròng, mọi loại nghiêm sức. Tiếp theo có Đồng Tử Thiên (Kārtikeya) hình như Đồng Tử cỡi con công, tay cầm cây Thương (Śaktyudyata), có sáu đầu mặt, khuôn mặt màu hồng, mặc áo vàng áo Thiên Tiên, tay trái cầm cái chuông (Ghaṇṭa), cây phan hồng (rakta-pataka)
Tiếp theo xếp bày Bộ Lăng Nghĩ Lý Trí (Bhṛṅgiriṭi), Đại Chúng Chủ (Mahā¬gaṇa-pati), làm tướng cực gầy ốm, Nan Nỉ Chỉ Thấp Phộc La (Nandikeśvara), Đại Hắc Thần (Mahā-kāla), bảy vị Ma Đá La (Mātara) tùy theo nghi tướng tiêu xí ấy, mỗi mỗi trang nghiêm
Lại vẽ tám vị Trời (Vasava), vị Tiên Nhân (Ṛṣi), Na La Diên Thiên (Viṣṇu) có bốn tay cầm vật báu (?Cakra:bánh xe), cây gậy (Gada), cái loa (Śaṅkha), cây kiếm (Āsi) cỡi Kim Sí Điểu (Garuḍa), tất cả trang nghiêm.
Lại an tám Tú Diệu (Graha), 27 Tinh Tú (Nakṣatra)
Lại có tám sao Diệu nhỏ (Upagraha), y theo vị trí tô vẽ
Lại vẽ tướng Hắc (Kṛṣṇa), Bạch (Sita) của 15 ngày, 12 Cung Phần (Dvādaśa rāśa), 12 Tháng (dvādaśa māsā), một năm. Bốn chị em (catur-bhaginya) ngồi thuyền, năm anh em (Pañca-Bhātṛ) trụ trong nước ấy, nhóm loại của Bộ còn lại đấy chỉ vẽẤn ấy. Hết thảy Hiền Thánh đều xếp bày vị trí ở hai bên
_Mạn Noa La của lớp thứ ba đều xếp bày vị trí của Hiền Thánh. Mạn Noa La của lớp thứ ba đều làm tướng bốn phương
Thứ nhất trong Phật Thế Tôn, Chúng Thánh nên vẽ Liên Hoa Tộc Thánh Quán Tự Tại (Abjakule āryāvalokiteśvara) ở bên phải, Kim Cương Tộc Kim Cương Thủ (Vajrakule vajrapāṇi) ở bên trái, mỗi mỗi nên vẽ Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra¬bodhisatva), Diệu Cát Tường Đồng Tử (Mañjuśrī-Kumāra-bhūta). Đây là thứ nhất trong các Bồ Tát y theo thứ tự cần vẽ. Ngoài ra chỉ vẽẤn ấy.
Bên ngoài Nội Mạn Noa La, ở Trung Mạn Noa La tại vị trí phương Đông vẽ Sa Bà Thế Giới Chủ Đại Phạm Thiên Vương (Brahmā-sahāmpati) với Cực Quang Tịnh Thiên (Ābhāsvara:Quang Âm Thiên).
Phương Nam vẽ Sắc Cứu Kính Thiên (Akaniṣṭha) với bốn Trời Vô Sắc Giới (Arūpa) vẽ vị trí không có hình sắc
Phương Bắc: Đế Thích Thiên Chủ (Śakra-deva-rāja), Dạ Ma Thiên Chủ (Yāma-deva-rāja), Đổ Sử Thiên Chủ (Tuṣiṭa-devarāja), Lạc Biến Hóa Thiên Chủ (Sunirmita-devarāja), Tha Hóa Thiên Chủ (Parinirmita-devarāja) với Thiểu Quang Thiên Chủ (Parīttābha-devarāja) mỗi mỗi nên vẽ Thiên Chủ (Devarāja). Chư Thiên còn lại chi vẽẤn của họ
_Ở phương Bắc của Mạn Noa La trong lớp thứ ba, vẽ Y Sa Nẵng BộĐa Chủ (Īśāna-bhūtādhipati) kèm với Hộ Ma (Homa)
.)Ở cửa sát lớp thứ hai, vẽ Đồng Tử Thiên (Kārttikeya) với Diệu Cát Tường (Mañjuśrī) cỡi chim công, tay cầm cây thương, thân màu hồng, mặc áo vàng, trật áo hở vai phải, tay cầm cái chuông, cây phan hồng, làm nghi tướng Đồng Tử, chiêm ngưỡng Mạn Noa La
Phương Đông vẽ chim bay (Pakṣirūpī: phi cầm), Ma Lý Kiến Noa Tiên Nhân (Ṛṣir-mārkaṇḍa). Còn lại thì vẽẤn Phương Đông Nam vẽ bốn chị em với năm anh em cùng ngồi trên thuyền đi trong biển lớn với Hỏa Thiên (Agni) Như vậy, phương Nam vẽ Vĩ Tỳ Sa Noa La Sát Chủ (Vibhīṣaṇa-rākṣasādhipati) trụ trong núi Lăng Già (Laṅkā) .)Tiếp theo vẽ Kim Tỳ La Thần (Kubera, tức Jambhalajalendra:Bảo Tàng Thần) như hình Dạ Xoa ở ngay dưới cái cây. Đây là vị Bồ Tát .)Tiếp theo vẽ Ngạ Quỷ Vương (Preta-rāja) với Tỳ Xá Tả Vương (Piśāca-rāja) làm tướng xấu ác. Còn lại chỉ vẽẤn
.)Tiếp theo, phương Nam vẽ Nan Đà (Nanda-nāgarāja), Ô Ba Nan Đà Long Vương (Upananda-nāgarāja) với Nhật Thiên Tử (Āditya-devaputra) bậc nhất trong Tú Diệu
Phương Tây vẽ Ca Tỳ La Mâu Ni Tiên Nhân (Kapila-muni) với Ni Kiền Tử Ngoại Đạo Tiên Nhân (Nirgrandha) đều làm tướng Ngoại Đạo (Tīrttha), y theo thứ tự lại vẽẤn ấy
Phương Tây Bắc vẽ Tài Chủ Dạ Xoa Vương (Dhanada-yakṣa-rāja), Ngũ Kế Càn Đạt Bà Vương (Pañca-śikha-gandharva-rāja), Đại Thụ Khẩn Na La Vương (Druma-kiṃnara-rāja), còn lại thì vẽẤn
_Bên ngoài Mạn Noa La của lớp thứ tư, vẽ đường viền năm màu với đầy đủ tướng Ấn. Bốn phương của Mạn Noa La vẽ lầu gác của bốn cửa với bốn vị Đại Thiên Vương. Như lúc trước, hết thảy đầy đủ tướng Ấn
Bên phải cửa ra vào, vẽ hoa Ưu Bát La (Utpala: hoa sen xanh), bên trái vẽ hoa sen (Padma:hoa sen hồng) với cây búa Kim Cương (Vajra-paraśu), cây kiếm (), Tam Cổ Xoa (Triśūla), cây gậy báu (Ratna-gada), bánh xe báu (Ratna-cakra), báu Sa Phộc Tất Để Ca (Svastika), cái Bình báu (Ratna-kalaśa), con cá (Mīna), cái Loa (Śaṅkha), Quân Trì Tịnh Bình (Kuṇḍala), phướng (Dhvaja), phan (Pataka), sợi dây (Pāśa), cái chuông (Ghaṇṭa), cây đao (Khaḍga), cây cung (dhanu), mũi tên (), cái chùy vàng (Mudgara). Như vậy tướng trạng của mọi loại tiêu xí, Ấn Pháp, bốn phương đều vẽ
Bên ngoài Đàn ở bốn phương, lại vẽ bốn Đại Ấn
_Lại ở phương Bắc của Mạn Noa La, lại an chày Kim Cương năm chấu (ngũ cổ Kim Cương chủ) tỏa ánh sáng tràn khắp. Phương Đông làm cái Mạn Noa La nhỏ, làm tướng Tam Giác, an hoa sen tỏa ánh sáng tràn khắp. Mạn Noa La ở phương Nam làm tướng nửa vành trăng, an cái bát tỏa ánh sáng tràn khắp Mạn Noa La ở phương Tây làm tướng tròn trịa, an hoa sen xanh với cành là tỏa ánh sáng tràn khắp _Lại ở bốn góc có bốn Ấn. Mạn Noa La ở góc Tây Bắc làm tướng tròn trịa, an sợi dây tỏa ánh sáng tràn khắp Mạn Noa La ở góc Tây Nam làm tướng nửa vành trăng, an cây gậy tỏa ánh sáng tràn khắp Mạn Noa La ở góc Đông Nam làm tướng Tam Giác, an cây búa tỏa ánh sáng tràn khắp Mạn Noa La ở phương Đông Bắc, làm tướng vuông vức, an cây kiếm tỏa ánh sáng tràn khắp
Ở bên ngoài cửa của Mạn Noa La, dùng phấn năm màu vẽ ba Ấn Thượng, Trung, Hạ. Ấy là y theo cát bát (bát), áo giáp (cách), giày dép (lý) tỏa ánh sáng tràn khắp.
Vì lợi cho chúng sinh, y theo giáo của Mạn Noa La Nghi Quỹ này mà nói KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ _QUYỂN THỨ NĂM (Hết)_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.58.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.