Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
NHƯ LAI TẠNG, ĐẠI PHÁP BẢO PHÁP GIỚI TƯỚNG VÔ SỐ CÔNG ĐỨC, TƯỜNG THỤY _PHẨM THỨ HAI MƯƠI SÁU_
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật lại quán sát Chúng trên Trời Tịnh Quang rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Này Đồng Tử! Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha), Tướng của Pháp Giới (Dharma-dhātu), Sắc bí mật tối thượng của báu Đại Pháp kia, nên khiến chúng sinh mỗi mỗi y theo thực hành hết thảy mọi loại việc xứng lượng của: Cầu thành Trí chứng điềm báo (Nimitta-jñāna), Tiêu Xí (Cihna)… với thành tựu vật thọ dụng, nhận biết tiếng nói của tất cả hàng BộĐa (Bhūta), âm thanh (Ghoṣa) của chúng sinh thuộc nhóm Phi Tưởng (?Asattvasattva:Hữu Tình, Phi Hữu Tình), với thấy biết ở, chẳng ở mọi loại việc thuộc Pháp Tắc của tất cả Chân Ngôn. Cho đến trong tất cả Pháp của Phật dùng tiếng tối thượng có đủ nghĩa chân thật, dùng tiếng Phi Thường có đủ nghĩa Vô Thường (Anitya). Đối với nghĩa như vậy chủ yếu là lìa sự phồn tạp
Lại chỗ thiếu của các Chân Ngôn có ba loại việc là nhẹ (Laghu:khinh), nặng (Guru:trọng), vừa (Madhya:trung)
Nếu âm thanh thù diệu tức là âm của Trì Minh Thiên (Vidya-dhāra-deva), được câu văn (văn cú) hoàn toàn đầy đủ, ở trong lời của Kinh Điển với lời của Thế Tục…chọn riêng nghĩa chân thật có đủ nghĩa của Chân Ngôn với Pháp Hành riêng, lìa các phồn tạp
Đối với hết thảy Chân Ngôn của Thế Gian. Hoặc dùng một chữ, hai chữ thành ngôn âm thù diệu của câu văn. Hoặc dùng 6, 7, 8 chữ, hoặc 9 chữ, 10 chữ cho đến 10 lớp chữ...được thành âm nghĩa đầy đủ của Chân Ngôn. Hoặc 20 chữ cho đến 100 chữ
Lượng của Chân Ngôn này tùy theo câu văn ấy nhiều ít mà kết Chân Ngôn Cú (Mantra-pada:câu Chân Ngôn) cho đến hiểu thấu nghĩa của một chữ tức đủ trọn nghĩa của tất cả Chân Ngôn.
Như Lai đã nói liền thành Chân Ngôn rộng lớn của Thượng Phẩm. Nếu Phật Tử kia đã nói thì đấy là Trung Phẩm. Nếu tất cả Thiên Nhân trong Thế Gian đã nói thì đây là Hạ Phẩm.
Hoặc dùng một chữ hoặc hai chữ mà Đức Phật đã nói thì điều này có ngàn nghĩa, đây là lượng Chân Ngôn của hàng Phật Bồ Tát. Âm thanh của văn tự mà Chân Ngôn Pháp kia đã dùng đều đủ nghĩa chân thật, nghiêm trì Pháp tốt lành (Kuśala¬dharma:Thiện Pháp)
Chân Ngôn Hành Nhân ấy hoặc cầu thành tựu, dùng tướng của âm thanh làm Pháp thành tựu, y theo năm Âm kia, lìa các ngôn âm sai lầm, giản lược, chẳng chính đúng.
Nếu được ngôn âm đầy đủ thì mới là viên mãn, liền được tương ứng thành tựu. Nếu chẳng y theo Pháp với nghĩa của tiếng chẳng trọn đủ thì nơi các Chân Ngôn chẳng được thành tựu. Nhưng Hành Nhân ấy lâu dài chẳng gián đoạn, yên lặng trì tụng thì khoảng rất lâu ắt được thành tựu Bất Không (Amogha: chẳng trống rỗng), cho đến ở đời khác thì đối với Pháp dễ được
Nếu Trì Tụng Hành Nhân đối với ba Phẩm tu hành sự nghiệp, thiết yếu cần phải biết cho đến tất cả Thế Gian của Hạ Phẩm. Hết thảy người (Manuṣya) với Phi Nhân (Amanuṣya), tất cả hàng BộĐa (Bhūta), loài ganh ghét (Samatsara) đã nói văn tự của Chân Ngôn: một, hai, ba số. Hoặc tiếng nói ở mọi loại biên địa với tiếng nói của nước ở giữa, đều như Bản Hành kết tiếng nói của mình, mỗi mỗi đều đã nói có trăm ngàn loại. Hoặc văn nghĩa của bài Kệ Tụng (Śloka) bốn câu có xác định Thể Thức với xác định nghĩa của câu Già Đà (Gāthā) đều tùy theo nghĩa gốc trợ nhau, y theo dụng mà được làm như trên.
Hoặc khuyết thiếu văn tự thì là thiếu nghĩa của tiếng. Hoặc sai lầm, giản lược, chẳng chính đúng thì là thiếu sự chẳng rõ ràng. Hoặc văn tự chẳng trọn đủ thì là thiếu nét chấm ngang dọc (điểm họa). Các bật Trí kia cần phải xa lìa.
Như vậy trong cõi nước, tùy theo âm nói của địa phương (phương ngôn), ở trong Chân Ngôn có giảm thiếu thì đối với tất cả Pháp chẳng thể thành tựu.
_Nay, ởđây lại nói Hữu Lậu (Sāsvara), Vô Lậu (Anāsvara)
Tướng của tất cả Chân Ngôn. Nếu Chân Ngôn, có nhiều chữ Xá (㗣:ŚA), dùng chữ Án (㫘:OṂ) làm nghĩa tối cao, chữ Đát (ᚌ:TA) làm tướng ấy thì đây quyết định ở Trung Phẩm được thành tựu
Nếu Chân Ngôn, trước tiên dùng chữ Án (㫘:OṂ), phía sau dùng chữ Ma (ᛸ:MA), dùng chữ Xá (㗣:ŚA) làm câu thêm lên. Tướng của tiếng này đầy đủ thì quyết định ở Tối Thượng được thành tựu
Chữ Tả (ᘔ:CA) đủ tướng của bốn phương, lại không có chữ của câu thêm lên, đầy đủ hai âm của chữ Đa (ᚌ:TA), chữ La (㇂:RA) thì hàng Nhị Thừa kia phần lớn dùng Chân Ngôn của nhóm chữ Đa (ᚌ:TA) làm Pháp thành tựu
Chữ Hồng (㜪:HŪṂ) là Đức Sinh (Guṇam-udbhava)
Chữ Tả (ᘔ:CA) đủ tướng của bốn phương, bao trùm có thể thành tựu nghĩa của Chân Ngôn.
Nếu chữ Bà (BHA), chữ La (㇂:RA) cùng hợp nhau, chữ Ma (ᛸ:MA) làm phía sau, âm hợp với chữ Ma (ᛸ:MA) hoặc hợp với nhóm của chữ Nẵng (ソ:NA) thì Chân Ngôn này cũng nói là tối thượng
Nếu trong tất cả Chân Ngôn có nhiều chữ Đa (ᚌ:TA) thì Chân Ngôn này nói là Tối Thiện
Nếu chữ Hồng (㜪:HŪṂ) là Diệm Ma Thiên (Yama-deva)
Nếu Chân Ngôn có nhiều chữ Đa (ᚌ:TA) là Đế Thích Thiên (Indra) với Phong Thiên (Vāyu-deva)
Nếu chữ Phộc (テ:VA) là Thủy Thiên (Varuṇa-deva) hay lợi ích Thế Gian mà làm tăng ích
Nếu Chân Ngôn có nhiều chữ Ê (ㅯ:E) là Ma Hứ Nại La Thiên (Māhendra¬deva)
Nếu Chân Ngôn có lời quy mệnh Tam Bảo (Tri-ratna-śaraṇaṃ) trước tiên thì đây là Tức Tai, làm các khoái lạc
Nếu quy mệnh riêng tất cả Trời, đều dùng vị Trời ấy làm Bản Sư Chân Ngôn, làm tất cả việc
Nếu Chân Ngôn dùng nhiều chữ Nại (:ḌA) với nhóm chữ Phả Tra (ᛔ㪪:PHAṬ), chữ Hồng (㜪:HŪṂ). Đây là Đại Phẫn Nộ có thế lực lớn, nên đối với tất cả chúng sinh cực ác để mà sử dụng, vì hay phá hoại với chặt đứt mạng, cho nên Trì Tụng Hành Nhân nên một lòng xa lìa. Nếu tự ý quyết đoán tạo làm thì sẽ chiêu cảm tội nặng
_Tạo làm có hai nghĩa
Nếu vì việc Tức Tai với Tăng Ích thì có thểở trong khoảng sát na tạo làm. Người trì tụng ấy đối với Chân Ngôn này, trước tiên nên niệm tụng thì có Công Lực lớn
Nếu vì tất cả Tức Tai, Tăng Ích thì có thểở bờ sông Câu Ha điều phục tất cả nơi chốn của tất cả nghiệp tội mà làm, chẳng được ở trong Kim Cương Tộc mà làm
Pháp Điều Phục thì Đức Phật vốn chẳng hứa.
Nếu Chân Ngôn do Dạ Xoa Vương đã nói, vì điều phục chúng sinh mà hay biến hiện Đại Lực làm tướng giáng phục.
Lại trong tất cả Pháp đã nói có ba loại Tộc, lại có tám loại Tộc. Chỉ có Như Lai cũng tự thành tựu ba loại mà được phối hợp với ba loại của Thượng Trung Hạ Phẩm, ấy là Pháp Tức Tai (Śāntika), Pháp Tăng Ích (Puṣṭika), Pháp Điều Phục (Abhicāruka)
Sức đã tu hành Chân Ngôn Nghi Quỹ này, chỉ nói chẳng được dùng làm Điều Phục, vì việc của Hạ Phẩm này dùng chặt đứt mạng của chúng sinh, cho nên Ta, bậc Nhất Thiết Trí chẳng có hứa
Nay Thể Tướng của Chân Ngôn trong Nghi Quỹ Vương đã nói này có Đại Lực, công dụng sâu xa rộng lớn. Nếu y theo làm Pháp, không có việc thiếu sót thì được Đại Thánh Lực, vượt qua tất cả nhóm Chân Ngôn của Thế Gian với Xuất Thế Gian. Người ấy luôn sẽ được vô số Công Đức, thành tựu Chân Ngôn
_Này Diệu Cát Tường! Nay Ta hiển nói số của vô số, cho đến chỉ có Phật Như Lai mới biết được lượng. Nay Ta nói đủ: Số bắt đầu là một, từ 1 (Eka) đến 10 (Daśa) cho đến 20 (Viṃśati), 30 (Triṃśat). Tiếp đến 40 (Catvāriṃśat), 50 (Pañcaśat). Tiếp đến 60 (Ṣaṣṭi), 70 (Saptati), 80 (Aśīti), 90 (Navati) rồi đến đủ 100 (Śata)
Này Diệu Cát Tường! Đủ 100 số xong, lại nói mười lần mười. Mười trăm là ngàn (Sahasra), mười ngàn là Ma Dữu Đa (Mayuta), mười Ma Dữu Đa là một Lạc Xoa (Lakṣa:100.000), mười lạc xoa là Đại Lạc Xoa (Mahā-lakṣa), mười Đại Lạc Xoa là Câu Chi (Koṭi), mười Câu Chi là Đại Câu Chi (Mahā-koṭi), mười Đại Câu Chi là A Lý Một Nại (Arbuda), mười A Lý Một Nại là Đại A Lý Một Nại (Mahārbuda), mười Đại A Lý Một Nại là Khát Nga (Khaḍa), mười Khát Nga là Đại Khát Nga (Mahā¬khaḍga), mười Đại Khát Nga là Khát Lý Phộc (Kharva), mười Khát Lý Phộc là Đại Khát Lý Phộc (Mahā-kharva), mười Đại Khát Lý Phộc là Bát Nạp Ma (Padma), mười Bát Nạp Ma là Đại Bát Nạp Ma (Mahā-padma), mười Đại Bát Nạp Ma là Vĩ Phộc Hạ (Vivāha), mười Vĩ Phộc Hạ là Đại Vĩ Phộc Hạ (Mahā-vivāha), mười Đại Vĩ Phộc Hạ là Ma Dã (Māya), mười Ma Dã là Đại Ma Dã (Mahā-māya), mười Đại Ma Dã là Tam Mẫu Nại La (Samudra)
Như bên trên là Trí (Jñāna)
_Tính đếm thì mười Tam Mẫu Nại La là Đại Mẫu Nại La (Mahā-samudra), mười Đại Tam Mẫu Nại La là Sa Nga La (Sāgara), mười Sa Nga La là Đại Sa Nga La (Mahā-sāgara), mười Đại Sa Nga La là Bát La Già La (Praghara), mười Bát La Già La là Đại Bát La Già La (Mahā-praghara), mười Đại Bát La Già La là A Thế Sa (Aśeṣa), mười A Thế La là Đại A Thế Sa (Mahāśeṣa), mười Đại A Thế Sa là Tăng Xí-Dã (Saṅkhya).
Như bên trên là Lượng (Pramaṇa).
_Tính đếm mười Tăng Xí-Dã là Đại Tăng Xí-Dã (Mahā-saṅkhya), mười Đại Tăng Xí-Dã là A NhĩĐán (Amita), mười A NhĩĐán là Đại A NhĩĐán (Mahāmita), với ngàn A NhĩĐán là Lộ Ca (Loka), mười Lộ Ca là Đại Lộ Ca (Mahā-loka), mười Đại Lộ Ca là Sa Ma Sa (Tamasa), mười Sa Ma Sa là Đại Sa Ma sa (Mahā-tamasa), mười Đại Sa Ma Sa là Tổ Để (Jyoti), mười Tổ Để là Đại Tổ Để (Mahā-jyoti), mười Đại Tổ Để là Ma Hạ La Thế (Mahā-rāśi), mười Ma Hạ La Thế là Thâm (Gambhīra), mười Thâm là Thể La (Sthira), mười Thể La là Đại Thể La (Mahā-sthira), mười Đại Thể La là Phộc HộĐát Ma (Bahumata), mười Phộc HộĐát Ma là Tha Nẵng (Sthāna), mười Tha Nẵng là Đại Tha Nẵng (Maha-sthāna)
Như bên trên là Trí Dũng Mãnh (Jñāna-Śūratā)
_Tính đếm mười Đại Tha Nẵng là NhĩĐa (Mita), cho đến NhĩĐa làm Ma Hạ La Tham (Mahārtha), Ma Ha La Tham làm Tô Tô LỗĐa (Suśruta), Tô Tô LỗĐa làm Ma Hạ La Noa Phộc (Mahārṇava), Ma Hạ La Noa Phộc làm Bát La Tha Ma (Prathama), Bát La Tha Ma làm Ma Hạ Bát La Tha Ma (Mahā-prathama), Ma Hạ Bát La Tha Ma làm Tất Lý Sắt Xá (Śreṣṭha), Tất Lý Sắt Xá làm Tế Sắt Xá (Jyeṣṭha), Tế Sắt Xá làm Mạn Nễ La Sa (Mandirasa), Mạn Nễ La Sa làm A Tiến Đát-Dã (Acintya), A Tiến Đát-Dã làm Đại A Tiến Đát-Dã (Mahācintya), Đại A Tiến Đát-Dã làm Cụ La (Ghora), Cụ La làm Nại La Nhạ-Dã (Rāṣṭra), Nại La Nhạ-Dã làm Nễ Đạt-Dã Bát Đa (Nidhyasta), Nễ Đạt-Dã Bát Đa làm Du Bà (Śubha), Du Bà làm Đại Địa Đa (Mahā¬ceta), Đại Địa Đa làm NhĩĐa (Ceta), NhĩĐa làm Tức Đa (Citta), Tức Đa làm Vĩ Sát Ba (Vikṣepa), Vĩ Sát Ba làm A Tỳ Lộ Ba-Dã (Abhilāpya), A Tỳ Lộ Ba-Dã làm Nẵng Tỳ La Ba-Dã (Anabhilāpya), Nẵng Tỳ La Ba-Dã làm Vĩ-Dựng Ma (Viśva), Vĩ Dựng-Ma làm Đại Vĩ-Dựng Ma (Mahā-viśva), Đại Vĩ-Dựng Ma làm Ám Phộc La (Asvara), Ám Phộc La làm Đại Ám Phộc La (Mahāsvara), Đại Ám Phộc La làm Khư Lý Phộc (Kharva), Khư Lý Phộc làm Đại Khư Lý Phộc (Mahā-kharva)
Như bên trên là tính đếm Công Đức của nơi Tức Tai, Tăng Ích. Sau này, bậc Đại Trí đối với Một Lý Sắt Tra (Dhṛṣṭa) với Ô Nại Ca (Odaka), Tâm sinh chỗ mê mờ (Vibhrānta: mê xứ)
Đây là tối thượng, cực tối thượng cho đến sự tối thượng của cõi Phật (Buddha¬viṣaya). Sự tính đếm như vậy chẳng phải là chỗ mà người Thế Gian có thể biết, chỉ có Phật Như Lai mới tính biết được sốấy. Lại dùng sự tối thượng của cõi Phật, dùng số hạt bụi nhỏ của hằng hà sa đẳng cõi Phật làm Pháp ví dụđể mà tính đếm. Lượng của số được tính này là lượng mà Nhất Thiết Trí Trí đã biết không có ngăn ngại.
Này Diệu Cát Tường! Ta ở chỗ của các Chính Giác (Saṃbuddha) quá khứ như số lượng đó, đã từng cúng dường. Lại ở số Kiếp chẳng thể nghĩ bàn mà làm Bồ Tát, vì các chúng sinh, nên nay được thành Phật. Nay Ta đã nói sự so sánh Công Đức của Nghi Quỹ tối thượng bậc nhất của Chân Ngôn, cho đến tất cả Chính Giác quá khứ hiện tại vị lai cũng đồng nói điều này.
_Này Đồng Tử! Ta ở thời Mạt Pháp, vì Thế Gian nói Nghi Quỹ Vương rộng lớn của Chân Ngôn này. Nếu hay y theo đây tu hành thì hết thảy tất cả Thiên Nhân, a Tu La cho đến Đại Lực Na La Diên Thiên với tất cả Đại Lực Hiền Thánh thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian cùng với sự tương ứng này, đều được thành tựu
Này Diệu Cát Tường! Tất cả công xảo kỹ năng, tướng của Hư Không Giới, mọi loại toán số, Pháp Nội Minh (Adhyātma-vidya), nhóm Nghi Quỹ (Kalpa), Pháp Âm Dương, điềm báo tốt xấu, ngôn ngữ của tất cả BộĐa (Bhūta), Tâm Hạnh (Citta¬carya) thiện ác, tiêu xí (Cihna), Giới Xứ (Dhātur-āyatana) thuộc hết thảy Thế Gian (Laukika) với Xuất Thế Gian (Lokottara); cho đến Nhân Quả của tất cả chúng sinh với Điển Tịch Vi Đà (Veda), việc của nhóm ca múa, Hương Dược, phương thuật, mọi loại việc. Ta ở quá khứ, khi làm Bồ Tát, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, thường nói việc như vậy để mà dạy Đạo
Lại vì tất cả chúng sinh ở chốn Luân Hồi (Saṃsāra), với nơi đói khổ… mà trụ rất lâu, tùy theo chỗưa thích của chúng sinh ấy thì Ta đều vì họ tạo làm khiến được như Tâm
Này Diệu Cát Tường! Như Ta vì khéo trụ làm Pháp lợi ích. Khi ấy, khéo trụ mọi loại nghiệp thành tựu, thọ nhận mọi loại thân của chúng sinh. Ta vì họ nói Pháp của nghĩa tương ứng, khiến được phá hoại mọi loại Thân Nghiệp của chúng sinh. Kẻ kia như Pháp làm được, được đầy đủ sắc tướng, phú quý, thọ mệnh
Này Diệu Cát Tường! Chỗ lợi ích của Ta thảy đều như vậy.
_Lại nữa, khi Ta ở thời quá khứ, dùng Tâm Đại Bi, Tâm Đại Từ, Tâm Đại Nguyện… thương các chúng sinh, trì tụng mọi loại Pháp, dùng Tâm lợi ích chuyển các sắc tướng. Hoặc làm tướng Phạm Vương (Brhama), hoặc làm tướng Đế Thích (Śakra), hoặc làm Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara), hoặc Na La Diên Thiên (Viṣṇu, hay Nārayaṇa) với Tài Chủ (Dhanada), Nãi Lý Đa Thiên (Nairṛta), lại làm mọi loại hình tướng của Tinh Tú (Graha-rūpa)… biết Tâm của chúng sinh, tùy theo chỗưa thích, mỗi mỗi theo thứ tự khiến được an cư, vắng lặng, khoái lạc. Ta ở lâu dài, luân duyển du hành, quán sát tất cả chúng sinh trong Thế Gian để mà tuyên nói tướng của Chân Ngôn bí mật liễu nghĩa
Lại y theo Nghi Quỹ, theo thứ tự tu hành Quán Trí. Ở dài lâu thời chuyển sinh Phật Tộc (Buddha-kula). Lại trụ Hạnh Vô Ngã Quyết Định, như vậy y theo thực hành, thành Phật Bồ Đề, được an vui tối thượng, không có các bệnh não, không có việc, không có lo, Niết Bàn vắng lặng, tất cả giải thoát
Nay Ta vì các chúng sinh, hiện sinh vào cõi này, chuyển bánh xe Pháp, vì các Hành Nhân diễn nói Nghi Quỹ rộng lớn của Pháp Chân Ngôn như vậy. Nhưng, người tụng kia đối với Nghi Quỹ rộng lớn này chẳng được hư vọng truyền thụ, cho đến Chân Ngôn Nghi Quỹ của Thế Gian đều nên tin trọng, cúng dường, xa lìa tất cả sự khinh mạn hủy báng
Lại các Hành Nhân đối với Nghi Quỹ rộng lớn này, Âm Dương, điềm báo, nghĩa của Pháp cát tường… chẳng được vọng nói, nên trụ Chính Tâm. Ví như các thuốc, nhóm vật… được thành tựu ấy là được quả báo, thế nên đối với Già Đà tối thượng của Phật thì nói nghĩa cát tường, hiểu thấu điều nhỏ nhiệm
Vào ngày tốt của kỳ Bạch Nguyệt (Sita-pakṣa) hợp với Tinh Tú màu trắng (Śukla-graha) thì bắt đầu ra công trì tụng, cầu Chân Ngôn, thành tựu mọi Pháp Tắc tốt lành. Cần phải xa lìa các việc chẳng lành. Thế nên Ta ở quá khứ vì người trì tụng, cho đến hết thảy hiểu rõ Thuật Pháp Âm Dương của Thế Gian với hiểu các nhóm Nghi Pháp, Nhân Quả, Chính Luận, Pháp Điều Phục… Ta nói các Pháp của mọi loại như vậy, nên vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả Thọ Trì Chân Ngôn Hành Nhân ấy nhân vào Pháp thành tựu này được hướng đến Phật Đạo, ở trong các Pháp đều được giải thoát.
Như vậy, Thọ Trì Chân Ngôn Hành Nhân, hết thảy Pháp thành tựu, chẳng được vọng làm, cho đến tất cả Chân Ngôn Minh tối thượng thuộc Thế Gian với Xuất Thế Gian… chẳng được dùng Tâm bất chính mà tăng thêm hủy báng. Nên dùng Tâm chân thành cung tín, cúng dường.
Lại Chân Ngôn Tam Muội này có Giáo Sư của các cõi thực hành Đẳng Dẫn (Samāhita) của Phật, thu xếp cho các Phật Tử (Jina-putra) vào Mạn Noa La (Manḍala) cùng với Tam Muội (Samayajña:tri thời phần) của Phật, sẽ khiến cho quyết định diệt trừ các nghiệp bất thiện trong ba đời quá khứ hiện tại vị lai. Đối với sở đắc của người khác, chẳng phải là Chân Ngôn của bậc Thánh, cũng chẳng được khinh mạn huống chi là đối với bậc Bất Không Thành Tựu, cho đến Đại Lực Chân Ngôn của Thế Gian
Nếu có phiền não đã sinh ra sắc tướng Tà Đạo thì bậc Bất Không Thành Tựu kia chẳng được hư vọng truyền thụ, cho đến Tâm thường giận dữ, nói năng nhiều thì chũng chẳng được truyền cho Pháp này. Nếu hoặc truyền thụ cùng tạo làm thì quyết định chẳng được quả báo đã mong cầu
Nếu hoặc Tâm trụ vắng lặng, luôn tu Đẳng Dẫn (samāhita), y theo Pháp niệm tụng một Chân Ngôn thì quyết định được quả báo.
Nếu lại mỗi mỗi như chỗ của Nghi Tắc, khởi Tâm quyết định thù thắng tối thượng, trì tụng tạo làm thì đối với tất cả Pháp không có gì chẳng thành tựu
Lại nữa, có người tu Nghiệp thiện (Kuśala-karma) lâu dài, Tâm luôn thanh tịnh, ở trong Phật Pháp phát Tâm thù thắng, tin trọng Tam Bảo. Nếu cầu thành tựu thì quyết định được Công Đức của thành tựu tối thượng KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ _QUYỂN THỨ MƯỜI CHÍN (Hết)_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.58.182 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.