Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
NGHI TẮC TRANH TƯỢNG THỨ TƯ _PHẨM THỨ BẢY_
_Bấy giờ, Diệu Cát Tường Đồng Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Lành thay! Lành thay! Đức Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác vì lợi ích cho tất cả chúng sinh trong Thế Gian, khéo hay nói Chính Pháp Chân Ngôn Nhất Thiết Minh Nghĩa này, khiến các hữu tình y theo Đạo Pháp này, phương tiện tu tập thành tựu Chân NGôn Hạnh của tất cả Bồ Tát, sẽ được Tối Thượng Bồ Đề Niết Bàn. Nay sự bí mật sâu xa của Chân Ngôn này hay nhổ bứt Thế Gian, đem lại lợi ích rộng lớn.
Như sau khi Đức Phật diệt độ, trong đời ác: tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Thánh Hiền… khắp cả đều ẩn mất, lúc đó chúng sinh lười biếng phóng dật, chẳng tin Kinh Pháp, gần gũi bạn ác, hư vọng, gian trá, Tà Kiến, điên đảo… nếu nghe Pháp này thì kinh sợ nghi ngờ. Người này khi chết, đi vào Địa Ngục, trôi lăn trong sinh tử, vĩnh viễn chẳng giải thoát. Ngyuện xin Đức Thế Tôn Từ Bi thương xót, phương tiện giải nói Chân Ngôn tương ứng với Nghi Tắc của tranh tượng, khiến các chúng sinh giáng phục được Tâm ấy, đến được Vô Úy Địa”
_Khi ấy, Đức Thích Ca Như Lai bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Lành thay! Lành thay Diệu Cát Tường! Ông hay vì chúng sinh đời Mạt Thế (Paścima-kāla) hỏi Như Lai về Nghi Tắc màu nhiệm thiết yếu của Chân Ngôn Hạnh Nghĩa bí mật tối thượng thành tựu Tranh Tượng
Các ông hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói. Ta có Lục Tự Chân Ngôn (Ṣaḍ¬ākṣara-mantra) tên là Vi Diệu Tâm (Parama-hṛdaya), các ông tin nhận không có nghi ngờ. Nếu chúng sinh ấy thành tựu Pháp này, giáng phục Tâm ấy thì quyết định thành tựu Phật Quả Bồ Đề, 76 câu chi Phật quá khứđã đồng tuyên nói, nay Ta vì ông với chúng sinh đời Mạt Thế mà lược nói.
“Án, phộc cát-dã thế, nhạ dược”
*)Oṃ_ Vākyerthī jaya
“Án, phộc cát-dã thế, săn sa phộc”
*)Oṃ_ Vākye ṣeśe svā
“Án, phộc cát-dã khiếm nhạ dược”
*)Oṃ_ Vākye Gaṃ jaya
“Án, phộc cát-dã, nễ sắt-trí dược”
*)Oṃ_ Vākye niṣṭaya
“Án, phộc cát-dã, nại ma nặc”
*)Oṃ_ Vākye damanaḥ
“Án, phộc cát-dã, ma na sách”
*)Oṃ_ Vākye manasa
[Bản Phạn ghi nhận các câu Chú trên là:
OṂ_ VĀKYĀRTHE JAYA
OṂ_ VĀKYA-ŚEṢE SVA
OṂ_ VAKYE-YANAYAḤ
OṂ_ VĀKYA-NIṢṬHEYAḤ
OṂ_ VĀKYE-YANAMAḤ
OṂ_ VĀKYE-DANAMAḤ]
Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Chân Ngôn này xong, liền bảo Diệu Cát Tường rằng: “Lục Đạo Lục Tự Vi Diệu Tâm Chân Ngôn này đầy đủ Đại Lực, Đại Tinh Tiến, tối thượng không có gì ngang bằng, là điều thù diệu tối thắng mà tất cả chư Phật đã đồng tuyên nói. Nếu Chân Ngôn này lưu bày ở Thế Gian thì lợi lạc cho chúng sinh như Đức Phật trụ ởđời mà không có khác
_Lại Pháp Giáo này có Thượng, Trung, Hạ. Nay Tâm vi diệu tối thượng bậc nhất, mở lối Bồ Đề (Bodhi-mārga: Bồ Đề Đạo), vào Như Lai Tộc (Tathāgata-kule), thành Chính Giác Thừa, được quả vô thượng
Nếu khi Pháp Giáo của Như Lai sắp muốn diệt, thời nay Chân Ngôn này hay làm ủng hộ khiến được trụ lâu. Nếu lại có người y theo Nghi Quỹ này, chí Tâm trì tụng, cầu Phước Đức tối thượng của Thế Gian thì không có gì chẳng thành tựu. Giả sử lại có người, Tâm chưa tin chắc thật, đối với Đàn Nghi này thí nghiệm dựng lập thì việc mong cầu cũng được thành tựu, huống chi là chí thành y theo Pháp trì tụng”.
_Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Chân Ngôn Giáo Pháp của Nghi Tắc Tranh Tượng này vì chúng sinh năm trược trong đời vị lai: đoản mệnh, nghèo túng, lười biếng, ngu si, chẳng thể tinh tiến, tu Hạnh rộng lớn… tùy theo căn cơ cạn cợt ấy mà lược nói
Trước tiên, khiến hợp chỉ trắng, hoặc một lượng, hoặc nửa lượng, dùng chỉ bện dệt tấm trang chỉ. Tấm tranh dài một khuỷu tay, rộng nửa khuỷu tay, bên dưới lưu lại chút chân chỉ. Hoặc dùng tơ lụa làm tấm tranh cũng được.
Nếu cần tấm tranh, hoặc dài hai khuỷu tay, bốn khuỷu tay, sáu khủy tay, tám khủy tay, cho đến mười khuỷu tay cũng được.
Hết thảy nhóm tóc, lông… đều nên loại bỏ di, tinh khiết hộ trì không để cho vấy bẩn. Dùng nhóm hương: Bạch Đàn, Long Não, Cung Câu Ma xông ướp tấm tranh ấy, rồi an trí một vật khí trong sạch ở đất tinh khiết, đem tấm lụa bỏđầy trong vật khí ấy
Sau đó đem nhóm hương Bạch Đàn, Cung Câu Ma, Long não … bỏ vào trong nước sạch không có loài trùng rồi hòa chung, rưới vảy thấm ướt tấm tranh chỉấy, y theo Pháp an trí ba ngày, làm ủng hộ
A Xà Lê chí Tâm thanh tịnh, vào ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt, hướng trước tấm lụa, hướng mặt về phương Đông, ngồi trên tòa cỏ cát tường, tụng Chân Ngôn này 800 biến.
“Đát nễ-dã tha: Án, hứ hứ, bà nga tông, phộc hộ, lỗ bát, đà la, vĩ nễ-dã, tác sô săn, a phộc lộ ca dã, a phộc lộ ca dã, hàm, tam ma dã ma nỗ sa-ma, câu ma la lỗ ba, đà lý ni, ma hạ mạo địa tát đát-phộc, khẩn tiến la dã tế, hồng, phả tra phả tra”
Tadyathā: Oṃ_ he he bhagavaṃ bahu-rūpa-dharaḥ divya-cakṣuṣe avalokaya avalokaya māṃ samayam-anusmara kumāra-rūpa-dhāriṇe mahā¬bodhisatva kiṃcirāyasi, hūṃ phaṭ phaṭ
[Bản Phạn ghi nhận câu Chú trên là:
TADYATHĀ: OṂ_ HE HE BHAGAVAṂ BAHU-RŪPA-DHARAḤ DIVYA-CAKṢUṢE, AVALOKAYA ACALOKAYA MAṂ, SAMAYAM¬ANUSMARA KUMĀRA-RŪPA-DHĀRIṆE MAHĀ-BODHISATTVA KIṂCISĀYASI, HŪṂ HŪṂ PHAṬ PHAṬ SVĀHĀ]
A Xà Lê trì Chân Ngôn này đầy đủ xong, chỉở bên cạnh tấm lụa, nằm ngủ. Như trong mộng thấy điềm tốt lành thì Pháp của tấm tranh ắt thành, có thể khiến vẽ tượng
Như trong mộng thấy điềm chẳng lành thì Pháp của tấm tranh chưa thành. Lại ở trong vật khí lấy thân tấm tranh ra, rồi phơi ở bóng mát cho khô. Tấm tranh ấy khô xong, lại dùng riêng vật khí tinh khiết tròn đầy, chứa đầy tấm tranh ấy bên trong, rồi y theo Pháp an trí ở chỗ bí mật của đất thanh tịnh, khiến người trì tụng lại niệm Lục Tự Vi Diệu Tâm Chân Ngôn một Lạc Xoa (10 vạn biến) làm ủng hộ thì tấm tranh ấy quyết định thành tựu
Đủ ba ngày sau, lấy thân tấm tranh ra, chọn ba trường Nguyệt (tháng 5, tháng 9, tháng Giêng khiến vẽ bức tranh này. Nếu muốn tháng khác thì cần gặp thời, nên chọn ngày tốt của kỳ Bạch Nguyệt, lại được Tinh Diệu tốt trực nhật, lại đến nửa đêm, giờ Tý thì khiến người vẽ thọ nhận Giới Phẩm, đến sáng sớm, chọn đất trong sạch, thiếu đốt Long Não Hương rồi khiến vẽ tranh.
Trước tiên, vẽ Diệu Cát Tường Đồng Tử (Mañjuśrī-kumāra), làm tướng Tiểu Đồng Tử, đầu có năm búi tóc, màu vàng ròng trang nghiêm thân thể, mặc áo màu xanh, lại dùng Tiên Y màu xanh quàng trên thân, ngồi Bán Già (Ardha-paryaṅka) ở trên tòa Sư Tử, chân phải đạp ở tòa báu, bên dưới tòa báu lại có hoa sen trắng, làm tướng Thuyết Pháp, trên dưới đoan nghiêm, các tướng viên mãn, mặt hiện tướng vui giận, quán nhìn người trì tụng
Bên phải là Thánh Phổ Hiền (Ārya-samanta-bhadra) ngồi trên hoa sen trắng, đầy đủ các tướng, tất cả trang nghiêm, thân màu xanh lục tím, mặc áo màu xanh, dùng châu báu Anh Lạc làm dây quấn nách, tay trái cầm viên ngọc báu Như Ý, tay phải cầm cây phất trắng
Bên trái Diệu Cát Tường, vẽ Thánh Quán Tự Tại (Āryāvalokiteśvara) cũng ngồi trên hoa sen trắng, thân như màu mặt trăng trung thu, đầy đủ các tướng, tất cả trang nghiêm, cũng mặc áo màu xanh, lại dùng châu báu Anh Lạc làm dây quấn nách, tay trái cầm hoa sen trắng, tay phải cầm cây phất có cán bằng vàng ròng, mặt hiện tướng vui giận, chiêm ngưỡng Diệu Cát Tường.
Lại hoa sen trắng đã ngồi này từ nước ao sinh ra, ở cọng cán có ba hoa sen, tòa hoa sen trắng (Śveta-padmāsana) ở giữa là Diệu Cát Tường, hoa sen trắng hai bên thì tòa bên phải là Phổ Hiền, tòa bên trái là Quán Tự Tại. Cọng của hoa sen làm màu của
vật báu xanh đậm
Ở ao Đại Vô Nhiệt Não (Mahāvatapta) ló ra hai vị Đại Long Vương, vị thứ nhất tên là Nan Đà (Nanda), vị thứ hai tên là Bạt Nan Đà (Upananda), thân làm màu trắng, tất cả trang nghiêm, đều ở trên đầu đội bảy đầu Rồng, nửa bên trên như tướng người, nửa bên dưới như hình rắn, ở trong ao này nâng cọng hoa sen trắng, ngẩng đầu chiêm ngưỡng Diệu Cát Tường Bồ Tát
Bên trong ao ấy có vô số hoa sen, hoặc nở, hoặc chưa nở dùng để trang nghiêm
Lại ở bên phải của Diệu Cát Tường, gần góc tranh, vẽ người trì tụng như nghi tướng của người ấy mà vẽ, quỳ gối phải sát đất, tay bưng lò hương, chiêm ngưỡng Đạo Trường Hội
Lại ở bên trên Diệu Cát Tường, gần hai góc tranh, vẽ hai vị Thiên Từ cỡi mây trong hư không, bay đến làm tướng tuôn mưa hoa, tuôn mưa hoa thù diệu xuống dưới tràn khắp ở trên bức tranh, mọi loại mở bày như nghi tắc lúc trước
Hết thảy Thánh Diệu Cát Tường, Phổ Hiền, Quán Tự Tại với vật cầm nắm ấy kèm A Xà Lê trì tụng… đều nên y theo Pháp giáp vòng vẽ đầy đủ. Nếu chẳng y theo Pháp, thiếu đi một việc thì Đàn Pháp chẳng thành, mong cầu không có thành tựu
_Nếu người không có sức, hoặc có thể tùy theo Duyên dựng lập thì Pháp ấy chẳng nhất định. Như tấm lụa đã làm được, hoặc một xích (1/3 m), hoặc một khuỷu tay, hoặc nửa khuỷu tay cũng được làm bức tranh
Người vẽ, hoặc tin Pháp hoặc chẳng tin Pháp, hoặc trì Giới hoặc chẳng trì Giới, hoặc trong sạch hoặc chẳng trong sạch… cũng có thể được vẽ.
Nếu người trì tụng, hoặc tự mình hoặc người khác, nên tin trọng Phật Pháp ,trì Giới thanh tịnh, phát Tâm Bồ Đề. Như vậy người ấy đối với Chân Ngôn Hạnh, ắt được thành tựu
Nếu người đối với Tà Luận của Ngoại Đạo với Tiểu Thừa (Hīna-yāna) mà chẳng ưa dính, đối với Đại Thừa (Mahā-yāna) thì tin ưa tu tập, ắt được thành tựu Phật Đạo vô thượng
Nếu người đối với Bạch Pháp (Śukla-dharma: tất cả pháp trong sạch tốt lành) mà chẳng tin thì đối với hạt giống Bồ Đề, cuối cùng không có dụng để sinh ra, ví như lúa khô héo dứt hẳn mầm giống ấy
Nếu người tin nhận, y theo Pháp thọ trì thì hết thảy tất cả Chân Ngôn thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian với các Hiền Thánh, không có gì chẳng thành tựu
Nay Ta lược nói Phẩm Thượng Trung Hạ với việc của Pháp Tắccủa bức Tranh nhỏ (Tiểu tranh) ấy, tất cả chỗ mong cầu đều được thành tựu PHÁP THÀNH TỰU TỐI THƯỢNG THỨ NHẤT _PHẨM THỨ TÁM_
Bấy giờ Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Ta vì chúng sinh nói Pháp Tắc Tranh Tượng thù thắng rộng lớn này, hay khiến cho chúng sinh có chút ít điều tốt lành được thành tựu Công Đức rộng lớn. Nay muốn vì ông phân biệt so sánh nghiệp báo của Phước Đức. Nay ông hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ!”
Khi ấy, Diệu Cát Tường Đồng Tử bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Lành thay! Lành thay! Nay vì chúng con phân biểt so sánh Công Đức có được của Chân Ngôn Pháp Hạnh. Nguyện xin Đức Thế Tôn Từ Bi thương xót, phương tiện giải nói”
Lúc đó, từ khuôn mặt của Đức Thích Ca Như Lai phóng ra ánh sáng lớn. Ánh sáng ấy có bốn màu: xanh, vàng, đỏ, trắng chiếu khắp Đại Chúng, lại chiếu ba ngàn Đại Thiên Thế Giới (Trisāhasra-mahā-sāhasraṃ-lokadhātu). Tất cả Ma Vương (Māra-rāja) bị mất uy lực lớn. Hết thảy ánh sáng của báu ngọc Ma Ni, tất cả Tú Diệu (Nakṣatra), mặt trời (Sūrya), mặt trăng (Candra)… đều bị che lấp, không có chiếu sáng. Bấy giờ, ánh sáng của Đức Phật lui về nhập vào khuôn mặt của Đức Phật.
Khi ấy, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát ở trong Đại Chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu mặt lễ bàn chân của Đức Phật, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà phóng ra ánh sáng lớn chiếu khắp ba ngàn tất cả Thế Giới? Ắt có Nhân Duyên, Nguyện xin Đức Phật vì con nói”
Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Thủ: “Như vậy! Như Vậy! Như Lai hiện điềm lành này ắt có nguyên nhân của nó. Nay vì các ông nói Diệu Cát Tường Căn Bản Nghi Quỹ Chân Ngôn Kinh Vương (Mañjuśrīmūlakalpa-mantra-sūtrendrāja) này, khiến cho chỗ làm chỗ mong cầu của hữu tình ấy, đều được thành tựu, tất cả bình đẳng khiến vào Pháp Hạnh
Nếu có người tin kính, thọ trì, đọc tụng, viết chép, lễ bái. Dùng hương Long Não, hương xoa bôi với hương đốt, vòng hoa, dù lọng, phướng phan, kỹ nhạc, loa, bạt, diệu âm… như vậy tùy theo Duyên cúng dường, phát Tâm hồi hướng, muốn cầu Phước lớn. Hoặc nghe Pháp Giáo thì y theo Pháp phụng hành, hoặc tùy vui cung kính thời Ta cho người ấy đều thọ nhận A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Ký (Anuttara¬samyaksaṃbuddha-vyākṛta). Như vậy phóng ánh sáng để tuyên nói việc nói
Nếu có người trước tiên nhập vào Tam Muội (Samādhi), trong sạch giữ Giới (Śīla), thọ nhận Quán Đỉnh (Abhiṣeka) đối với Nghi Quỹ Vương (Kalparāja), Căn Bản Tâm Chân Ngôn (mūla-hṛdaya-mantra), Ngoại Tâm Chân Ngôn (Upahṛdaya¬mantra) này, hoặc Chân Ngôn riêng với Nhất Tự Chân Ngôn (Ekākṣara-mantra) đến chỗ hoang vắng… dùng nước, quả trái với lá, rễ của nhóm thuốc làm thức ăn chay, tinh khiết Thân Tâm, tùy theo ý tụng Chân Ngôn lúc trước 30 Lạc Xoa. Lại trên đỉnh núi cao, hướng mặt về phương Tây an trì Tranh Tượng thứ tư. A Xà Lê hướng mặt về phương Đông, ngồi trên tòa cỏ cát tường, dùng nước hương Bạch Đàn, Cung Câu Ma thấm tẩm vào hoa sen trắng một lạc xoa, hướng về phía trước của bức tranh phụng hiến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với chư Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, tất cả Hiền Thánh
Lại dùng Long Não Hương, nhiều loài hoa đẹp, tùy theo Duyên cúng hiến nhóm Trời, Rồng, Thần. Ở trước bức tranh làm lò Hộ Ma (Agni-kuṇḍa) như tướng hoa sen
Chọn ngày 15 trong ba trường Nguyệt, lúc nửa đêm, giờ Tý dùng Bạch Đàn (Śveta-candana) làm củi nhóm lửa. Lại đem Cung Câu Ma (Kuṅkuma), Long Não (Karpūra) hòa hợp thành viên tròn, số lượng có thể là tám ngàn viên, dùng làm Hộ Ma để làm ủng hộ
Thời khắp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phát ra ánh sánh sáng giống như đám lửa. Ngay lúc đó, A Xà Lê dùng hoa sen trắng đã được ngâm tẩm nước Cung Câu Ma Bạch Đàn, dâng hiến nước Át Già, mau chóng nhiễu quanh bức trang ba vòng, liền đỉnh lễ tất cả chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác.
Đã đỉnh lễ xong, liền thâu lấy bức tranh thọ trì, chẳng bao lâu mau chóng được Thần Thông. Trải qua khoảng một cái búng tay, vướt qua cõi Phạm Thiên, đến cõi nước Khai Hoa Phật, được thấy Đức Khai Hoa Vương Như Lai với vô số trăm ngàn Bồ Tát cúng dường cung kính. Ở trước mặt Diệu Cát Tường gần gũi được nghe Pháp, trụở Phật Hội ấy, sống đến một kiếp. Tranh Tượng đã trì cũng ở tại nơi ấy, chư Phật Bồ Tát luôn làm hộ niệm, thảy đều thông đạt Pháp Tạng của chư Phật, lại được Thần Thông Đại Lực, vào ngàn cõi Phật biến hiện ngàn thân, cùng với Diệu Cát Tường làm Thiện Tri Thức (Kalyāṇa-mitra). Người này quyết định thành Vô Thượng Giác PHÁP THÀNH TỰU TỐI THƯỢNG THỨ HAI _PHẨM THỨ CHÍN_
Bấy giờ, tất cả Đại Chúng ngồi an lành. Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật ở trong Đại Chúng bảo Thiên Chúng ấy rằng: “Này các ông! Hãy nghe cho kỹ Pháp thành tựu Thánh Diệu Cát Tường Đồng Tử Sở Hạnh Kết Đàn Chân Ngôn (Ārya¬mañjuśrī-kumāra-bhūtasya-caryā-maṇḍala-mantra), nếu có người trì tụng thời hay làm ủng hộ. Tối Thượng Bí Mật Vi Diệu Tâm Đại Minh Vương Chân Ngôn này được tất cả Phật nói, nếu tụng Minh (Vidya) này thời như tụng tất cả Chân Ngôn, Thiên Chúng các ông chẳng được vi phạm Minh Vương Chân Ngôn này, nên y theo Pháp trì tụng, thỉnh triệu, giáng phục….giả sử Thánh Diệu Cát Tường còn chẳng dám trái nghịch, huống chi là các Bồ Tát khác. Hay phá tất cả chướng nạn, hay phá tất cả CHân NGôn thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian. Nhất Tự Chân Ngôn này có đủ đại tinh tiến, có thế lực lớn, chỉ có Nhất Tự Chân Ngôn này ở trong tất cả Chân Ngôn là tối thượng, không có sợ hãi mà được bậc nhất”
Thiên Chúng hỏi rằng: “Nay Chân Ngôn này vì sao lại gọi là Nhất Tự? Lại có sức mạnh như thế nào?”
Đức Thế Tôn nói: “Nay Nhất Tự (Ekākṣara) này hay đủ tất cả nghĩa, hay làm tất cả việc, hay chặt đứt tất cả Chú, hay phá thất cả nghiệp tội, cũng hay viên mãn tất cả Chân Ngôn, ở trong tất cả Chân Ngôn thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian (Sarva¬laukika-lokottara-mantrā) là tối thượng, là Tâm của tất cả Như Lai, viên mãn tất cả nguyện, lại không có gì có thể hơn (thắng) được Chân Ngôn này
“Án, sắt-tri-lăng”
*) Oṃ_ Śrhyiṃ
(Bản Phạn ghi nhận là: KAḶLHĪṂ)
Đây là bí mật tối thượng của bậc Thánh, hay làm tất cả việc, tên gọi là Nhất Tự Minh Vương (Ekākṣara-vidyarāja) chẳng được vi phạm, hay che giúp thân của chúng sinh, khiến cho tất cả BộĐa (Bhūta) chẳng được nhìn thấy, không có thể được dịp thuận tiện gây hại, là Cát Tường của tất cả Phật, hay thành tựu tất cả Chân Ngôn, hay làm Thầy của tất cả Thế Gian, hay làm tất cả Tâm tự tại, hay thương xót tất cả hữu tình, hay phá hoại tất cả chướng nạn, nhưđiều đã làm theo Ý đều được thành tựu, tất cả Chân Ngôn mà trước kia chưa niệm cũng được tinh thục mà chẳng quên mất.
Tự mặc quần áo, lại tụng Chân Ngôn này gia trì trên áo thì người nhìn thấy đều yêu kính.
Gia trì vào tăm xỉa răng (Xỉ mộc) rồi chà răng thì không có tai vạ
Gia trì vào cây Bạch Ca La Vĩ La (Śveta-karavīra) bảy biến, nếu dùng chà răng thì điều đã mong muốn, chẳng cầu tựđược
Nếu có bệnh về mắt, dùng bột muối gia trì bảy biến, rồi đem chấm vào con mắt thì bệnh mau được trừ khỏi
Nếu bị bệnh về tai, dùng loại nấm sinh trong phân voi với lá cây Cát Một Ca (Kedhuka), dùng lửa nhỏ thiêu đốt. Thiêu đốt xong, bỏ vỏ khiến cho ôn hàa rồi bỏ vào bột muối, trộn chung lại, để ở một nơi, gia trì bảy biến. Dùng thuốc chấm vào lỗ tai, thì trong khoảng sát na, liền khỏi bệnh.
Nếu người nữ sinh đẻ khó, chịu sựđau khổ. Dùng rễ thuốc A Tra Lỗ Sa Ca (Āṭaruṣaka), lầy nước sạch không có loài trùng, mài thuốc rồi xoa bôi trên rốn thì tự nhiên sinh được, mẹ con đều an ổn.
Nếu người bị nhọt ác do đao, tên gây thương tích. Dùng Trần Tô gia trì tám biến, ăn bơ này kèm xoa bôi trê nhọt, thì nhọt ấy liền khỏi
Nếu bị Khí Bệnh với Tả Lỵ. Lấy Thanh Diêm (một loại muối có màu trắng xanh), hoặc Hồng Diêm (một loại muối ăn) hoặc loại muối khác… gia trì bảy biến rồi ăn muối này thì bệnh liền khỏi
Nếu người bị bệnh nôn ngược ra ngoài. Dùng rễ thuốc Ma Đổ Lung Nga (Mātuluṅga), lấy nước sạch không có loài trùng mài xong, tụng Chân Ngôn này gia trì, hoặc gia trì một biến hai biến đều được trừ khỏi.
Lại người nữ sinh khó. Dùng rễ thuốc A Thấp Phộc Hiến Đà (Aśvagandha), lấy bơ của con bò vàng chiên nấu xong, lại dùng sữa của con bò vàng mài rồi gia trì 25 biến. Người nữ sau kỳ Kinh Nguyệt ba ngày thì ăn, chẳng được tà nhiễm, người chồng cũng vậy. Nếu hành tà nhiễm thì thuốc ấy không có hiệu lực.
_Nếu đứa con ở bên trong bụng mẹ; hoặc một năm, hai năm, ba năm. Năm năm hoặc nhiều năm mà chẳng sinh ra được. Hoặc bị Cấm Chủ của người khác chẳng cho sinh, hoặc bị Dược Pháp chế phục chẳng cho sinh, hoặc tự có bệnh chẳng thể sinh, hoặc đã bị bệnh tiến lui chẳng bình thường khiến chẳng sinh được. Như vậy mọi loại chướng ngại khiến cho sinh đẻ chẳng được. Dùng sức gia trì đều được sinh đẻ, đều được an vui.
Nếu bị Oan Gia làm Pháp gây chướng khại khiến cho khó sinh. Dùng Trần Tô, lông đuội chim công gia trì 27 biến, hòa chung với nhau rồi nghiện mịn ra. Nghiền xong thì vo thành viên, lớn như hạt Ha Tử. Lại dùng sữa trắng, đường, bơ gia trì hai biến, sau đó ăn chung. Lại ăn bảy ngày thì được bình yên tốt lành.
Nếu bịđau buốt đầu. Dùng lông cánh của con quạ, gia trì bảy biến rồi lấy cái lông cánh ấy phất phủi đầu người bệnh thì mau được an vui.
Nếu trẻ con nam nữ bị các thứ bệnh. Dùng rễ A Lam Mô (Ālambuṣa), rễ Nễ Lê Ca (Nīlikā) mài chung với nước cốt sữa rồi gia trì 108 biến. Sau đó ăn uống, liền được an vui
Nếu có bệnh sốt rét cách 4 ngày, hoặc 3 ngày, hai ngày, hàng ngày phát bệnh một lần. Bệnh ác như vậy, dùng cháo sữa hòa chung với bơ, gia trì 108 biến rồi cho ăn, liền được an vui.
Nếu gặp người bị Quỷ Nại Cát Nễ (Ḍākiṇī) bắt giữ, thì tự miệng mình niệm 108 biến rồi quán nhìn thời người bệnh liền được an vui
Nếu tất cả người bị Quỷ ác bắt giữ. Ấy là nhóm Ma Đa La (Mātara), BốĐan Nẵng (Pūtana), PhệĐa Noa (Vetāla), Đồng Tử Quỷ (Kamāra) thì gia trì vào bàn tay của mình 108 lần rồi dùng tay xoa đỉnh đầu người bệnh, liền được an vui.
_Nếu tụng một biến thì tự thân được ủng hộ.
Nếu tụng hai biến thì người đồng hành được ủng hộ
Nếu tụng ba biến thì một nhà được ủng hộ.
Nếu tụng bốn biến thì làng xóm được ủng hộ.
Nếu tụng năm biến thì một Châu được ủng hộ.
Như vậy nếu tụng ngàn biến thì một nước được ủng hộ
Như vậy đều hay ủng hộ với việc Điều Phục kia, tất cả hay làm được. Nếu có quên mất câu văn thì trở lại được ghi nhớ rõ.
Nay Chân Ngôn này tuy có đủ sức điều phục bức hại, nhưng Đức Phật chẳng hứa cho làm, vì sợ hại cho Tình Vật
_Lại nữa, Pháp dựng Đàn. Ở nơi sạch sẽ không có người, hoặc gần bờ sông, bờ biển, hoặc bờ sông Hằng, hoặc bờ sông lớn , sông đào khác. Hết thảy nơi thanh tịnh, người trì tụng một ngày ba thời tắm rửa, thay đổi áo, yên lặng đi xin thức ăn (khất thực) xong, hái quả làm thức ăn. Ăn xong, chí Tâm niệm Chân Ngôn 30 lạc xoa. Như khi có điềm lành, tức sự mong cầu được thành tựu
Liền ở chỗ gia trì, an trí tranh tượng thứ nhất, xếp bày cúng dường. Hoặc dùng vật khí bằng vàng, hoặc vật khí bằng bạc, hoặc vật khí bằng đồng, hoặc vật khí bằng sành, hoặc vật khí bằng sứ… xếp bày hương hoa rồi dùng cúng dường.
Lại khiến một lạc xoa người thắp một lạc xoa ngọn đèn. Dùng dầu hương Đô Lỗ¬Sắt (Turuṣka) chứa đầy trong cái chén, lấy nhóm vải trắng làm tim đèn, thắp sáng khắp cảở trước tượng ấy, chiếu sáng tất cả vùng tương cận. Bức tranh phát ra lửa sáng giống nhưđám lửa, tức thời trong hư không chợt có tiếng trống, khen rằng: “Lành thay Trì Tụng A Xà Lê!”. Nếu nghe tiếng này thì mau chóng hướng về phía trước bức tranh, hiến nước Át Già, nhiểu quanh ba vòng, đỉnh lễ tất cả chư Phật, Hiền Thánh. Liền thu lấy Tranh Tượng rồi làm thọ trì, thì chẳng lâu cùng với người thắp đèn được Đại Thần Thông.
Ở trong hư không có một lạc xoa, một cung trời đi đến nghênh đón người này. Lại có chư Thiên dùng kỹ nhạc, ca múa, hát xướng, Thiên Nữ khen ngợi. Lại được Trì Minh Luân Vương cho người trì tụng ấy thọ nhận Quán Đỉnh. Các người thắp đèn được mọi loại áo Trời để nghiêm thân, khắp thể tỏa ánh sáng ví như mặt trời mọc, trụ một đại kiếp.
Nếu A Xà Lê làm Thiên Luân Vương thì thọ mệnh kéo dài, được các người Đồng Hành với các Thiên Nhân theo làm Thị Giả. Thân thể mịn màng vi diệu, bậc bên dưới khó nhìn thấy. Ở trong tất cả Hiền Thánh là tối thượng tối tôn, Thiên Nhân kính yêu. Ở trong sát na vượt qua cõi Phạm Thiên (Brahma-loka), cầm tất cả vật cúng dường chư Phật với chúng Bồ Tát. Đức của Thiên Đế cũng chẳng theo kịp huống chi là các Thiên Nhân khác, cùng với Diệu Cát Tường làm Thiện Tri Thức, ở đời vị lai sẽ được thành Phật.
_Lại có Pháp thành tựu. Trước tiên nên ở đất tịch tĩnh hoang vắng rộng lớn, lìa các loài người vậy gây ồn ào. Lại có ao hoa sen, bên ao cần có ngọn núi. Ở trên núi này, hết thảy Nhất Tự Chân Ngôn trong Diệu Cát Tường Nghi Quỹ Kinh với Chân Ngôn mà chư Phật Bồ Tát đã nói thời người ấy tùy theo ý thọ trì, làm Pháp. Ăn rễ hoa sen làm Trai, chí Tâm tụng trì Chân Ngôn 36 lạc xoa.
Khóa Tụng xong rồi, cầm nắm bức tranh thứ nhất mà Nghi Quỹ lúc trước đã nói, an trí trên núi. Dùng nước hương: Hoa sen, Bạch Đàn, Cung Câu Ma tẩm cây củi Khư Nỉ La (Khadira). Trước tiên an trí ba vạn sáu ngàn cọng hoa sen ở bên trong lò, dùng cây Khư Nỉ La đã tẩm, đồng làm Hộ Ma
Nếu Hộ Ma xong rồi thì Tượng Đức Thế Thích Ca Mâu Ni Phật ở trong bức tranh phóng ánh sáng chiếu người trì tụng. Chiếu xong lại nhập vào bên trong bức tranh, khiến cho người trì tụng được năm Thần Thông, nhập vào Bồ Tát Địa (Bodhisatva¬bhūmi), ánh sáng trong sạch như mặt trời, tùy ý tự tại, sống lâu 36 kiếp.
Lại qua 36 lạc xoa cõi Phật. Uy Lực của Đức Phật ấy khiến cho được thấy 36 câu chi Phật trì Giáo Pháp ấy. Ở cõi Phật ấy mà làm cúng dường, cùng với Thánh Diệu Cát Tường làm Thiện Tri Thức, ở đời vị lai được Bồ Đề (Bodhi) vô thượng, Niết Bàn (Nirvāṇa) cứu cánh KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ _QUYỂN THỨ TÁM (Hết)_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.55.69 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.