Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nghi Quỹ Kinh [大方廣菩薩藏文殊師利根本儀軌經] »» Bản Việt dịch quyển số 9 »»

Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nghi Quỹ Kinh [大方廣菩薩藏文殊師利根本儀軌經] »» Bản Việt dịch quyển số 9

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.34 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.43 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Nghi Quỹ Căn Bổn Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi

Kinh này có 20 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHÁP THÀNH TỰU TỐI THƯỢNG THỨ BA _PHẨM THỨ MƯỜI_
_Bấy giờ Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật lại nói Pháp thành tựu tối thượng của Nghi Quỹ Vương này. Nếu người tụng ấy, khi làm Pháp thời nương theo thuyền vào sông Hằng (Gaṅga) lớn, trụ khoảng giữa sông, dùng sữa làm thức ăn, tụng Chân Ngôn 30 lạc xoa, tụng các Chân Ngôn khác đều được. Nếu tụng đủ số thì thấy tất cả Rồng (Nāga), liền làm lò Hộ Ma như tướng hoa sen, đem bức tranh thứ nhất lúc trước hướng mặt về phương Tây an trí, hiến cúng dường lớn. Người trì tụng hướng mặt về phương Đông, ngồi trên tòa cỏ cát tường, dùng hương Bạch Đàn, Cung Câu Ma xông ướp hoa Rồng (Nāga-puṣpa), lại dùng cây Khư Nỉ La (Khadira) làm củi, đưa vào ngay trong lò. Mỗi một hoa Rồng, gia trì bảy biến rồi làm Hộ Ma. Như vậy số Hộ Ma đủ ba vạn lần.
Khi làm Hộ Ma, nếu có Rồng hiện ra, hoặc cầm thuốc hương, hoặc cầm vật báu đem cho thì người trì tụng chẳng được nhận lấy. Nếu Hộ Ma xong thì được Trì Minh Luân Vương (Vidyā-dhara-cakra-vartī-rāja) mau đủ Thần Thông. Tất cả Long Vương (Nāga-rāja) thảy đều hàng phục, như đồng theo hầu, tùy ý tự tại, không có gì có thể thắng được, thọ mệnh 30 Trung Kiếp, gần gũi thấy Thánh Diệu Cát Tường (Ārya¬mañjuśrī) tìm đến xoa đỉnh đầu, có đủ năm Thần Thông (Pañcābhijña), chẳng bao lâu sau được thành Phật Quả
_Lại có Pháp thành tựu tối thượng, cũng ở trong sông Hằng lớn làm Pháp. Trước tiên dùng một đoạn của cây Cát Tường Quả (cây Thạch Lựu) làm cái thuyền bền chắc, lại dùng cây Cát Tường Quả làm mái chèo. Chiếc thuyền được dùng, cần phải làm khéo léo, có nhiều phương tiện để cho chiếc thuyền đi lại an ổn trong dòng nước. Người trì tụng hết thảy thọ trì Căn Bản Chân Ngôn, hoặc Lục Tự Chân Ngôn với Minh Vương Quyến Thuộc Chân Ngôn làm Pháp thành tựu. Ở trong thuyền, hướng mặt về phương Tây để bức tranh. Người trì tụng hướng mặt về phương Đông, giữ gìn Trai Giới. Dùng nhóm sữa, quả trái, mầm thuốc, rễ thuốc… làm thức ăn, một ngày ba thời tắm rửa thay đổi áo, yên lặng chí Tâm ở trước bức tranh ấy, tụng Chân Ngôn lúc trước 60 lạc xoa.
Trì tụng xong, tự mình đưa thuyền đi vào biển lớn, vật đã dùng tùy theo Hạnh thọ trì. Khi vào biển lớn thời chẳng được sợ hãi, chỉ một mình người trì tụng mới có thề quay thuyền trở về, còn người khác thì không được phép, Trong khoảng sát na có thể đi được trăm ngàn Do Tuần. Song, ở trong biển làm Pháp thành tựu
Trước tiên làm lò Hộ Ma như cái hũ (cái vò), dùng cây Khư Nỉ La (Khadira) làm củi, hòa hợp Bạch Đàn, Long Não, hoa Rồng làm thành viên rồi chứa đầy trong vật ví bằng sành, hoặc lớn hoặc nhỏ, tạm thời đều được, cần phải đủ 60 lạc xoa viên rồi gia trì làm Hộ Ma.
Cũng như thế, vào lúc Hộ Ma, có La Xoa (Rākṣasa: La Sát) trụ tại nước Lăng Già (Laṅka) là biến hình xấu ác. Lại có cung Rồng (Nāga-pura) tên là Đại Phú Quý (Bhogavatī), nơi ấy có vị Đại Long Vương từ cung Rồng đi ra, biến mọi loại thân, hiện tướng thiện ác cùng với La Sát ấy phát ra lời nói như vầy: “Ông hãy đứng dậy! Ông hãy đứng dậy vì Ta mà làm Chủ”. Như vậy lại có A Tu La, Dạ Xoa, Thiên Nhân, Ma Hộ La Già với tất cả Hiền Thánh phát ra lời nói dịu dàng khéo khéo, khuyến thỉnh khiến cho đứng dậy… thời chẳng được đứng dậy, cũng chẳng được kinh sợ. Người trì tụng liền tụng Chân Ngôn, tay trái kết Kỳ Khắc Ấn (Tarjanī-mudra) khắc chế thì nhóm ấy liền sinh sợ hãi, tìm dịp thuận tiện lùi tan
Làm Hộ Ma xong thời Rồng Quỷđã không có. Người trì tụng với chiếc thuyền đã có, trong khoảng sát na đi đến trời Sắc Cứu Cánh (Akaniṣṭha) với các cõi nước, đi lại tự tại, phát Tâm Bồ Đề, nhìn thấy Thánh Diệu Cát Tường, cũng được Đại Lực của năm Thông (Pañcābhijña)
Hết thảy tấy cả Trời, tất cả Rồng, tất cả Dạ Xoa, tất cả A Tu La, tất cả Thiên Nhân, tất cả chúng sinh thày đều hàng phụng, thọ nhận sự chỉ dạy (Sắc) của người tụng. Lại được tất cả chư Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền Từ Tâm (Maitra-citta) hộ niệm. Hết thảy Quỷ Ma Đa (Manthā:Toái Quỷ) với tất cả Quỷ Thần chẳng nhìn thấy thân ấy, huống chi làcó thể gây não loạn
_Lại có Pháp thành tựu tối thượng. Dùng một đoạn cây Cát Tường Quả, ở bên bãi sông Hằng (Gaṅga) chế làm cái thuyền. Lại khiến 120 người cầm cây đèn, thân mặc áo trắng làm chỗủng hộ, rồi đem bức tranh thứ nhất, như nghi tắc lúc trước an trí, hiến đại cúng dường. Lại dùng hoa Rồng, Bạch Đàn, Cung Câu Ma, Long Não hòa hợp làm thành viên với số lượng là ba vạn viên. Lấy cây Khư Nỉ La làm củi dùng làm Hộ Ma.
Làm Hộ Ma xong, thì ngưới với chiếc thuyền trong khoảng sát na đi đến cõi Phạm Thế (Brahma-loka) tùy ý tự tại. Lại nhìn thấy Thánh Diệu Cát Tường, được Bồ Tát Địa (Bodhisatva-bhūmi), đủ Đại Ngũ Thông, sống lâu một Kiếp, làm Đại Trì Minh Luân Vương (Mahā-vidyādhara-cakravarti-rāja). Người cầm đèn ấy được Trì Minh Thiên (Vidyā-dharā-deva) đồng làm người theo hầu, thường cúng chư Phật, ở đời vị lai sẽ thành Chính Giác
_Lại có Pháp thành tựu tối thượng. Hoặc ở bên bờ sông, bờ biển với trong biển lớn, nơi vắng lặng xa lìa chỗồn ào nào nhiệt… dựng Đàn trì tụng, cầu Pháp tối thượng đều được thành tựu
Hoặc núi Tuyết (Himavanta), núi Hương (Gandha), núi Hương Túy (Gandha¬mādana), núi A Một Nỉ (Arbude), núi Tam Phong (Tṛkuṭa), với nơi có rừng cây hoa quả… lìa các uế tạp, mọi loại ác… vui thích trì tụng Chân Ngôn Pháp Hành đều được thành tựu
Nếu tại Nam Ấn Độ: hoặc ở núi Cát Tường, tháp Xá Lợi cát tường thì cũng được thành tựu
Nếu tại Bắc Ấn Độ: nước Ca Thấp Di La (Kaśmīra), nước Nễ Ba La (Nepāla), nước Ca Vĩ Thi (Kāviśa), tiếp đến nước Tiểu Chi Na (Cīna-deśa), nước Đại Chi Na (Mahā-cīna) hết thảy núi, rừng, sông, biển, nơi thanh tịnh…đều được thành tựu Pháp của Chân Ngôn Hạnh
Nếu ở làng xóm, thành ấp mà làm Pháp thì nên là quốc vương, trọng thần tin kính Phật Pháp, người dân, sĩ thứ hiếu dưỡng cha mẹ, cunh kính Hiền Thánh; không có các Ngoại Đạo chúng sinh Tà Kiến. Cõi nước như vậy, ở nơi vắng lặng, hoặc ở trong nhà, hoặc ở đất trống đều có thể dựng Đàn, cầu Pháp thành tựu
Nếu ở bên trong Trung Thiên Ấn Độ: hết thảy bờ sông Hằng Hà (Gaṅga), bờ sông Diệm Mẫu Nẵng (Yumane), bờ sông Tín Độ (Sindhu), bờ sông Nại Lý-Ma Na (Narmada), bờ sông Phộc Cật-Sử (Vakṣa), bờ sông Tán Nại-La (Candra), bờ sông Sa Nga (Bhaga), bờ sông Tịnh (Śuci), bờ sông Ca Phộc Lý (Kāverī), bờ sông Sa La Bà Để (Sarasvatī), bờ sông lớn TỷĐa (Sita)…. Thắng Địa như vậy có thể được thành tựu Pháp tối thượng.
Lại có Thắng Địa: Tòa Kim Cương (Vajrāsana), trong tháp lớn (Mahā-caitya), nơi chuyển Pháp Luân (Dharma-cakra), trong tháp an Thụy Tượng (hình tượng điềm lành) với thành Ca Tỳ La (Kapila), nơi phu nhân Ma Gia (Māya) sinh Thái Tử (Lumbini), trong núi Linh Thứu (Gṛdhrakūṭa), thành lớn Hoa Thị (Kusuma-pura), thành Câu Thi Na (Kāśī-pura), thành Mạt Độ La (Madhura), thành Khúc Nữ (Kanyakubja), thành Ô Tế Nễ (Ujjayanī), thành Quảng Nghiêm (Vaiśālyā). Cõi nước, làng xóm như vậy đều là đất phước đức cát tường thù thắng… cỗ làm, chỗ mong cầu đều được thành tựu
Nếu có chỗ Thiên Nhân cư ngụ, hoặc rừng Thi Đà (Śamaśana), hoặc nơi có một một đường một điện an tôn tượng, hoặc dưới cây lớn có hoa quả, hoặc nơi hiển cao đỉnh núi, hoặc trên ao lớn Ưu Lâu Tần Loa (Purottama), hoặc trong Mãn Thành (Vardhamāna) ở nước Ma Lỗ Ba (Kāma-rūpa) với sông Nễ Bôn Noa (Nimnāga), sông Hằng (Gaṅga), nơi cạnh cửa ngõ đi vào biển, Bát La Dã Nga (Prayoga), rừng Đại Thi Đà (Mahā-śmaśāna) với chùa tháp miếu của Phật, tất cả đất thù thắng của Thế Gian đều được thành tựu Pháp bí mật tối thượng
Hết thảy đất biên thùy, đất hoang vắng không có các cây cối hoa quả thì chẳng được làm Pháp
Hết thảy nơi có người ác tụ tập, chẳng có Luật Nghi, chỉở tạm thì được, nếu ở lâu dài, trì tụng, kết Đàn, làm Pháp… cuối cùng chẳng thành tựu
Nếu nơi mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, tất cả Thánh Hiền đã đi qua , thời rất ư thù thắng
A Xà Lê ấy, trước tiên nên đối với Pháp Chân Ngôn Nghi Quỹ tức Đạo Nghiệp đều nên tinh thục. Lại nên trì Giới thanh tịnh, lìa các Tham Dục, Trí Tuệ thông đạt, lợi ích chúng sinh rồi mới có thể y theo Pháp trì Minh, kết Đàn, tụng Chú, làm nơi Hộ Ma… thì mong cầu diệt tội ắt tội ấy đều trừ, mong cầu cát tường ắt tất cả thành tựu
Như bắt đầu làm Pháp. Trước tiên hướng mặt về phương Tây an trí tranh tượng, người trì tụng ngồi hướng mặt về phương Đông. Dùng đất mà đàn kiến càng đã vận chuyển, đất trên bờ sông Hằng…lại dùng nhóm hương Bạch Đàn, Cung Câu Ma, Long Não hòa hợp làm bùn. Ở trên bức tranh ấy làm một con chim công (Mayūra) sinh tại đất sạch sẽ tràn đầy cỏ cát tường (Kuśa). Ở trước bức tranh ấy làm như hình bánh xe (Cakra). Khiến người trì tụng, tay phải cầm bánh xe, tay trái cầm con chim công.
Vào đêm ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt, ở trước bức tranh làm cúng dường lớn, thiêu đốt Long Não Hương, đến hôm sau khi mặt trời mọc thì con chim công bằng bùn ấy biến thành Đại Khổng Tước Vương, bánh xe cũng phát ra ánh sáng, người trì tụng hiện làm người Trời, thân có ánh sáng như mặt trời mới mọc, mặc áo tối thượng trang nghiêm nơi thân. Tức thời đỉnh lễ chư Phật, Bồ Tát, nhiễu quanh tranh tượng xong, liền tự thâu lấy bức tranh. Trải qua khoảng phút chốc, cỡi con chim công ấy vượt qua cõi Phạm Thiên, có vô số trăm ngàn na do tha câu chi Thiên Nhân làm quyến thuộc, tự mình làm Thiên Luân Vương sống lâu 60 Trung Kiếp, tùy ý tự tại, giàu có đầy đủ không có gì vượt hơn được, gần gũi thấy Thánh Diệu Cát Tường làm Thiện Tri Thức. Người này chẳng lâu sẽ được thành Phật.
_Lại có Pháp thành tựu. Như vậy: Trụ Trượng (cây gậy cầm tay để chống đi), Tịnh Bình, tăm chà răng, dây quấn nách, Hùng Hoàng, thuốc về mắt, đao, kiếm, cung, tên, búa, mọi loại khí trượng ưa thích. Hoặc nhóm có hai chân, bốn chân, lạc đà, con lừa, voi, ngựa, sư tử, rồng, cọp… Hoặc loài Phi Cầm, nhóm chim: công, Bạch Hạc, Loan, Phượng… dùng đất mà đàn kiến càng đã vận chuyển, hoặc đất ở bờ sông với các diệu hương hòa hợp làm bùn. Như Khí Trượng, loài có mạng sống như lúc trước, tùy theo ý ưa thích, dùng bùn tạo làm…Hoặc vật để ngồi, vật để nằm, dù, lọng, mão đội đầu, tất cả vật dụng trang nghiêm cũng đều tùy thep ý mà làm. Hoặc là vật mà Tăng Gia (người đi tu, vị tăng) cần dùng: tràng hạt, mũ trụ, giày, áo, bình bát, tích trượng, kéo, dao, kim, thìa…
Nếu là nhóm Tích Trượng, đao, búa… đều dùng thép đã tinh luyện tạo làm. Vật khác ấy đều dùng bùn thơm chế tạo. Sửa chữa chế tạo đã thành thục, lại dùng nước Ngũ Tịnh rửa qua, rồi dùng nước Át Già rưới vẩy cho sạch sẽ. Hoặc Nhất Tự Chân Ngôn, hoặc Chân Ngôn riêng, tụng 108 biến để làm Kết Tịnh, làm ủng hộ
Tiếp theo, như trước đã nói, ở chỗ bí mật thanh tịnh, hướng mặt về phương Tây an trí tranh tượng thứ nhất. Người trì tụng hướng mặt về phương Đông, ngồi trước Tượng ấy, hiến cúng dường lớn, đối nhóm Long Não Hương. Ởđêm ngày 15, cầm nắm tượng vật đã làm, chí Tâm tụng Căn Bản Chân Ngôn lúc trước, đến hôm sau, khi mặt trời mọc thì bức tranh phóng ra ánh sáng lớn, hết thảy bùn thơm, voi, ngựa với loan, phượng ấy… cỡi lên liền có thể bay trong hư không tự tại
Nếu là nhóm đao, kiếm, khí trượng cho đến tràng hạt, mũ trụ, giày…thì cầm nắm cũng như thế, thân như mặt trời phóng ra ánh sáng lớn, làm Thiên Luân Vương, làm tất cả Thiên Chủ, sống đến một Đại Kiếp, có vô số trăm ngàn na do tha câu chi Thiên Nhân làm quyến thuộc, ởđiện báo Ma Ni tối thượng. Trước tiên, nhóm loài voi, ngựa đã cỡi, luôn tựđi theo thân, đủ thế lực lớn. Ngay Chân Ngôn của mình thường được thành tựu, Chú Pháp của người khác cũng hay phá được, đối với người tự tụng làm ủng hộ lớn, khiến cho A Xà Lê ấy có thế lực lớn, đủ đại tinh tiến, thành thân rộng lớn, được Thánh Diệu Cát Tường khen rằng: “Lành thay” dùng bàn tay xoa đỉnh đầu, làm Thiện Tri Thức, cho đến sẽ được ngồi ở Đạo Trường Bồ Đề (Bodhi-maṇḍa) thành tựu thân Phật, được tất cả chúng sinh tôn trọng cúng dường, khiến cho các hữu tình đến bờ mé chân thật, được địa vị chẳng lui.
Chính vì thế cho nên, nay Ta lược nói Pháp Hạnh thành tựu tối thượng. Ở đất vắng lặng tối thượng, dựng lập tranh tượng tối thượng bậc nhất, làm Hạnh cúng dường thù thắng đại tối thượng, sự nghiệp Chân Ngôn đại tối thượng… bởi thế người trì tụng nương theo hư không tự tại, được địa vị Thiên Luân Vương Đại Bồ Tát, đủ năm Thần Thông, trụ ngàn cõi Phật, ở trước mặt Thánh Diệu Cát Tường thành tựu Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jña). Lại hay léo mây Đại Pháp, tuôn mưa Pháp Cam Lộ thấm khắp Thế Gian, lợi lạc hữu tình. Do Pháp Lực thành tựu tối thượng nên hay hiện làm chư Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, tất cả Hiền Thánh. Như vậy, tất cả chỗ mong muốn thù thắng, việc cát tường đều được thành tựu’
PHÁP TỊNH HẠNH QUÁN TƯỞNG HỘ MA THÀNH TỰU THỨ TƯ _PHẨM THỨ MƯỜI_CHI MỘT_
_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật quán sát chúng ở Đại Hội trong cõi Trời Tịnh Quang có căn cơ thành thực, thuần thiện tương ứng, rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Ta vì các ông, muốn nói việc Nghi Tắc của Tranh Tượng Trung Phẩm có sự nghiệp của Trung Phẩm, Pháp thành tựu của Trung Phẩm. Lành thay! Các ông hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ!”
Khi ấy, Diệu Cát Tường Đồng Tử bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Đức Như Lai là bậc Thầy của Trời, Người trong tất cả Thế Gian, lợi lạc hữu tình, cứu bạt quần phẩm. Nguyện xin Đức Thế Tôn thương xót chúng con với chúng sinh đời Mạt Thế. Nay hãy vì chúng con lược tuyên nói hết thảy Pháp”
Đức Thế Tôn bảo Diệu Cát Tường: “Nay ông hãy nghe cho kỹ! Nếu có Trì Tụng A Xà Lê hoặc hay tu các Phạm Hạnh, trì Giới thanh tịnh, thân tâm như nhuyễn, thương xót hữu tình. Hoặc an cưở Pháp thành tựu của tất cả Chân Ngôn này, tác Quán Tưởng ấy, trì tụng, Hộ Ma, quyết định chẳng hư dối…thời đều được thành tựu như Nghi Quỹ Vương đã nói.
Nếu Mạn Noa La A Xà Lê nhiếp thọ Đệ Tử khiến vào Mạn Noa La cho kẻấy Quán Đỉnh. Đệ Tửđã thọ nhận y theo Pháp tiến tu, luôn nhập vào Tam Muội, thân tâm bình đẳng, Trí Tuệ minh đạt, nói năng thành thật kỹ lưỡng, lìa các niệm hư vọng, dũng mãnh chẳng lui, cung kính, hiếu thuận, chẳng già chẳng trẻ, đối với các lợi dưỡng thì không có yêu dính, đối với Giới Hạng của mình cũng không có khuyết phạm, thương xót hữu tình, tất cả bình đẳng. Người như vậy đối với Mật Hạnh của Chân Ngôn, trước tiên làm cho tinh thục, rồi sau đó cầu Pháp
Lại A Xà Lê này đối với Mật Hạnh của Diệu Cát Tường Mạn Noa La Chân Ngôn vào sâu không ngăn ngại, được Đại Tổng Trì, khéo hay phân biệt Diệu Hạnh của ba Mật. Đối với Pháp Giới Tính không có sợ, không có dính, đầy đủ tướng con người, sinh trong nhà Quý Tộc, dũng mãnh tinh tiến, khéo chữa trị mọi bệnh, chặt đứt Tham Sân Si. Người có Đức như vậy thì gọi là Mạn Noa La A Xà Lê, cho vịấy làm Thầy, Hạnh ấy không có gì ngang bằng
Nếu Đệ Tửấy, phàm muốn cầu Pháp thời đối với Diệu Cát Tường Đồng Tử Nghi Quỹ Tam Muội ôm giữ sự yêu thích sâu xa, Tâm cung kính, cúi năm vóc sát đất, thành Tâm cáo bạch: “Nay con nguyện cầu nhận Quán Đỉnh, nguyện xin A Xà Lê từ bi nhiếp thọ”
A Xà Lê quán sát Đệ Tửấy: uy nghi, Phạm Hạnh, Giới Phẩm, thân tâm… dược như lúc trước nói thời nhiếp thọ. Y theo Pháp, Quỹ Nghi, thí nghiệm nhóm ấy, cho người ấy Quán Đỉnh, dạy truyền Chân Ngôn, khiến vào Tam Muội, học Ấn bí mật. Như người này tin thích bền chắc chẳng lùi, liền giúp cho giải thoát, Nghi Quỹ thành tựu của tất cả Chân Ngôn. Nếu chẳng phải là người này thì đối với Nghi Quỹ này chẳng được vì họ nói.
Nếu Đệ Tửấy được A Xà Lê vui vẻ thì tùytheo sức của mình, duyên như Pháp cúng dường. Thời A Xà Lê dạy truyền, nuôi dưỡng như là cha con. Nghiệp đã có được, lại khiến tùy theo nơi, dựng lập Đạo Trường, hết thảy Nghi Quỹ như trước đã nói. Chọn lựa đất Đàn tốt, nơi trong sạch không có các uế tạp, gạch, đá vụn, hài cốt…an trí tranh tượng, triệu thỉnh Hiền Thánh. Dùng hương, hoa, đèn, đuốc, mọi loại cúng dường, hiến nước Át Già, hiến tòa ngồi với Phát Khiển. Một ngày ba thời tắm gội, mặc áo sạch mới, trì tụng…. ngày ngày như vậy.
_Lại nữa, A Xà Lê tinh tiến trì Giới, suy tư xem xét kỹ lưỡng Pháp Giới (Dharma-dhātu) vi diệu, chán ngấy Thế Gian, xa lìa Pháp huyễn, đối với các Chân Ngôn thông đạt không có hai, thành tựu Phán Hành tối thượng sâu xa, tự làm ủng hộ như Đức Phật đã nói. Chân Ngôn Vương này, nếu người y theo thực thành ắt được Thánh Đạo (Ārya-mārga)
_Lại người trì tụng khéo hay phân biệt nghiệp báo của ba đời, đối với tội nhỏ nhiệm sinh sợ hãi rộng lớn. Hết thảy Chú Pháp của Thế Gian, Chân Ngôn của chư Phật, Kim Cương Bộ Tộc, Liên Hoa Bộ Tộc… Pháp Giáo như vậy chẳng nản sợ, siêng năng chịu khó, dũng mãnh tu tập khiến xho thành tựu. Nếu được thành tựu ở nơi vắng lặng, như Lú suy nghĩ, chí Tâm trì tụng, lợi ích hữu tình, thực chứng gốc Đức. Người có Hạnh Đức như vậy thì có thể làm Thầy
_Nếu có người học, viết chép, thọ trì Pháp Hành của Chân Ngôn, làm Mạn Noa La cầu nhận Quán Đỉnh, như được thành tựu thì lợi ích không cùng tận. Lại tự tùy theo sức Duyên của mình cúng dường đến Thầy. Dùng thức ăn uống, quần áo, giường nằm, thuốc thanh, hương, hoa, đèn, quả trái… cung kính cúng dường như cúng chư Phật mà không có khác. Đối với bốn uy nghi không khiến cho khuyết phạm, bạo trọng vị Thầy như bảo vệ mạng của mình. Chỗ học thành tựu thì sống lâu không có bệnh, tất cả ước nguyện đều được đầy đủ.
_Nếu Đệ Tửấy tôn trọng, phụng sự Thầy, được vị Thầy vui vẻ thì hết thảy chư Phật Thế Tôn, Thanh Văn, Duyên Giác với các Bồ Tát, tất cả Trời, Người trong quá khứ hiện tại đều sinh vui vẻ
Nếu vị Thầy có Đức hay không có Đức, có Phạm Hạnh hay không có Phạm Hạnh thì chẳng được hủy phạm. Lại vị Thầy từ Đạo Pháp như Pháp giải nói không có tiếc rẻ che dấu, khiến cho người kia tu học, nuôi lớn con mắt Pháp (Dharma-cakṣu: Pháp Nhãn) khiến cho tất cả chúng sinh có chỗ quy y. Như vậy Đệ Tử y theo A Xà Lê được vào Pháp Tạng bí mật của chư Phật. Như vậy A Xà Lê y theo Đệ Tửấy truyền thông Thánh Pháp khiến gieo trồng mầm Thiện. Chính vì thế cho nên của cải của vị Thầy tương ứng thành tựu, Phật Pháp chẳng đứt đoạn, Tam Bảo được nối tiếp.
Nếu không có Đệ Tử để trao cho Pháp Giáo thì luôn thực hành yêu thương giúp đỡ chúng sinh nghèo khổ, cho kẻấy tuyên nói, nhập vào Thánh Pháp Tài (Tín tài, Giới Tài, Tàm Tài, Quý Tài, Văn Tài, Thí Tài, Định Tuệ Tài ), Nghi Quỹ, Chân Ngôn, Pháp Giáo của Đại Thừa, đường lối thiết yếu tu hành Phẩm Thượng Trung Hạ, Pháp tối thượng hiếm có khó được, xông ướp sinh mầm Trí mà được thông đạt Pháp Hành tối thượng, y theo Giáo phụng hành, tùy theo chỗ, trở lại tu Pháp Mạn Noa La
Như Nghi lúc trước nói, chọn lựa Thắng Địa, ở bờ sông Hằng, bờ sông Tín Độ, hoặc biển lớn, hoặc chỗ hoang vắng rộng lớn, hoặc núi cao, hoặc gần núi, hoặc sâu trong núi, hoặc dưới cái cây, hoặc trong rừng, hoặc trong thôn xóm của đất nước. Nơi thanh tịnh thù thắng như vậy, chí thành trì tụng, Tâm lìa tán loạn, tùy duyên đi xin thức ăn. Ăn xong, yên lặng, Tâm sáng tỏ mật tụng thì Giáng Ma, Tức Tai không có gì chẳng thành tựu.
Nếu lại vì điều mà người đã làm thì cũng nên tin trọng, yêu thích, nhẫn nhục, nhu hòa, các Căn không có thiếu, đầy đủ tướng con người, tất cả việc Pháp theo thứ tự mà dạy truyền. Khiến cho người ấy thức dậy sớm, ở trong biển lớn, lấy nước sông kia, lọc qua không có loài trùng, dùng tự tắm rửa khiến cho thân không có dơ. Lại dùng hương bột, chí ý gia trì, rồi xoa bôi thân, liền khiến vào Đàn
A Xà Lê ấy cũng tự tắm rửa, ngồi ờ bên bờ sông, lại dùng đất sạch rửa tay 21 lần, sau đó chà răng, chỉnh đốn quần áo, ở trước mặt Phật cúi đầu mặt làm lễ. Dùng hương, hoa, thức ăn uống, mọi loại cúng dường, mọi loại tán thán...lại dùng hương hoa, hiến nước Át Già. Hiến xong lễ kính, lại tự bạch rằng: “Đệ Tử (họ tên…) từ Vô Thủy trôi lăn trong nghiệp tội vô biên, 7 chi của thân miệng (3 nghiệp của thân là sát sinh, trộm cắp, tà dâm với 4 nghiệp của miệng là nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói thô ác) lỗi ấy chẳng phải là phạm một lần. Nay đối trước mặt Đức Phật, con xin chí thành bày tỏ, nguyện cho tội được tiêu diệt”
Sám Hối như vậy. Lại từ chỗ ngồi đứng dậy, ở trước bức tranh ấy, ngồi trên tòa cỏ cát tường, tay cầm tràng hạt, một lòng trì tụng. Chân Ngôn đã tụng nên y theo sự truyền thụ của Thầt, văn ngôn quyết định, tức hứa cho trì tụng. Nếu chẳng phải được truyền thụ, hoặc nghĩa câu sai lầm với chân ngôn khác thì chẳng được trì tụng… sợ chẳng thành tựu
_Lại Đàn Pháp này có Thượng Trung Hạ, nay chỉ nói việc Pháp của Trung Phẩm. Khóa tụng, Nghi Quỹ, Chân Ngôn , Phạm vận đều làm Trung Phẩm. Lại âm vận đã phát ra cũng chẳng được cao, chẳng được thấp, tiếng đều hòa nhã, câu văn rõ ràng. Đây là Trung Đẳng, tranh tượng cũng thế là điều mà chư Phật quá khứđã đồng tuyên nói
Lại mỗi khi tụng Chân Ngôn, đừng để cho người khác nghe được, sợ kẻ kia nghi ngờ, trở ngược lại thành bị đọa. Nên ở nơi vắng lặng, kết Giới, an cư, chí Tâm trì tụng
Nếu khi trì tụng thời ở phần thứ tư của đêm (Ngày có sáu phần, đêm có sáu phần. Phần thứ tư của đêm vào khoảng 0 giờ đến 2 giờ) hoặc lúc nửa đêm, ngồi Kiết Già trì tụng đến sáng sớm khi mọc trời mọc, thứ tự đến giữa giờ Ngọ, hiến nước Át Già, phát khiển Hiền Thánh. Việc ấy xong rồi, tuyên dương nghĩa lý, giải nói Pháp Cú (Dharma-pada). Tiếp theo đọc tụng Kinh Điển, đọc Kinh Thập Địa, Kinh Bát Nhã Ba La Mật… Như vậy đọc tụng, cung kính, cúng dường, cúi đầu mặt làm lễ. Lại tụng Căn Bản Chân Ngôn, điều phục các Căn, chuyên tâm Phật Đạo liền được thành tựu Pháp tối thượng
_Lại nữa, khi A Xà Lê nếu vào thôn xóm cầu Hóa Thực (xin thức ăn) thời yên lặng trong sạch đi, ngầm tụng Pháp Cú, nhìn ngó lối đi, chỗ đất không có loài trùng thì mới được đi.
Nhà cho thức ăn là người có Tâm Đạo, Chính Kiến trọng Phật tức được xin thức ăn. Nếu người không có Tâm Đạo, Tà Kiến điên đảo, chẳng phải là Nhân mà tính toán là Nhân...thì chẳng đến chỗ của kẻấy, sợ sinh nghi ngờ chê bai, bị rơi vào nhóm ấy
Lại ở thôn xóm, nếu thấy nhóm cảnh hình sắc, âm thanh mỹ diệu thì chẳng được tham dính, vọng sinh ưa thích, như vào quân trận dũng mãnh không có sợ hãi phá cường địch ấy, như gặp Oan Gia ôm giữ sâu xa mồi hiềm thù chán ghét. Nếu thấy người nữ thi tưởng quán Bất Tịnh, xấu ác, máu mủ, giòi trùng, thối nát, hư hoại như rừng Thi Đà, mọi loại xương khô...sinh tâm chán lìa sâu xa
Nếu kẻ ngu kia, mù quáng sinh cái thấy điên đảo như nơi chấp ưa thích chẳng sạch thì tính toán cho là sạch. Đối với nữ sắc ấy đắm trước chẳng buông bỏ, sợi dây nghiệp ràng buộc khiến rơi vào trong sáu nẻo, luân hồi qua lại không có cùng tận, sinh tử nối tiếp nhau, khổ não chẳng đứt đoạn
Ví như có người cầm sợi dây đánh đu, qua lại cao thấp thì sợi dây chẳng lìa bàn tay. Sợi dây nghiệp cũng thế, sáu nẻo thăng trầm, nghiệp chẳng lìa thân. Như bánh xe cấp nước, như con kiến tuần hoàn mà không có cùng tận.
Đức Phật nói người nữ là gốc rễ của khổ, do đó các khổ nối tiếp nhau mà sinh ra, thế nên Hành Nhân nên khởi Tâm xa lìa
Nếu A Xà Lê, hoặc bị người nữ dụ, nếu bị bệnh thì không có tăng ích ấy, chỗ mong cầu chẳng thành. Thượng Phẩm, Trung Phẩm cho đến Pháp thành tựu của Hạ Phẩm đều chẳng thành tựu vì tội phá Giới. Chư Phật, Bồ Tát không có hộ niệm, tất cả Chân Ngôn đều không có Thắng Lực, chút phần khoái lạc thuộc phước báo của người Trời cũng chẳng thể có, huống chi là Pháp tối thượng của Chân Ngôn.
Lại nếu gần gũi người nữ thì ở đời vị lai cầu Bồ Đề, Niết Bàn vĩnh viễn chẳng thành tựu. Tại sao thế? vì nữ sắc hủy hoại người, gây chướng ngại cho Thánh Đạo. Ví như có người chặt đầu cây Đa La thì ở chỗ bị chặt ấy vĩnh viễn chẳng sinh mầm. Mầm giống Trí cũng thế khi bị con dao nữ chặt đứt thì mầm thiện chẳng thể phát. Thế nên lỗi lầm về người nữ rất sâu, cần phải xa lìa
Nếu bậc Trí kia, tâm chẳng tà loạn, lìa hư vọng, trong sạch quán nữ sắc ấy như hoa trong hư không, như mặt trăng trong nước, chẳng tham, chẳng dính, không được, không buông thì ở Mạn Noa La thành Pháp tối thượng.
Đây gọi là Hạnh khất thực thanh tịnh của Mạn Noa La A Xà Lê
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ _QUYỂN THỨ CHÍN (Hết)_

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 20 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những Đêm Mưa


Chuyện Phật đời xưa


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Truyện cổ Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.58.182 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập