Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
TỐI TỊNH ĐỊA ĐÀ LA NI
_PHẨM THỨ SÁU_
Bấy giờ, Sư Tử Tướng Vô Ngại Quang Diệm Bồ Tát cùng với vô lượng ức Chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay cung kính, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, đem mọi loại hoa hương, vật báu, phướng, phan, lọng… cúng dường xong, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Do bao nhiêu Nhân Duyên được Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)?
Thế nào là Tâm Bồ Đề? Thế Tôn! Tức ở Bồ Đề (Bodhi): Tâm hiện tại chẳng thể đắc (An-upalambha: tên gọi khác của Không (trống rỗng) các Pháp trống rỗng không có, nên Thật Thể không có chỗ hiểu thấu được), Tâm vị lai chẳng thể đắc, Tâm quá khứ chẳng thể đắc, lìa nơi Bồ Đề thì Tâm Bồ Đề cũng chẳng thể đắc.
Bồ Đề (Bodhi) chẳng thể nói năng. Tâm (Citta) cũng không có màu sắc (Rūpa) không có Tướng (Lakṣaṇa), không có sự nghiệp, chẳng thể tạo làm. Chúng sinh cũng chẳng thể đắc, chẳng thể biết. Thế Tôn! Thế nào là nghĩa thâm sâu của các Pháp mà có thể được biết?”
Đức Phật nói: “Như vậy! Đúng như vậy! Bồ Đề vi diệu, sự nghiệp tạo làm đều chẳng thể đắc. Nếu lìa Bồ Đề thì Tâm Bồ Đề cũng chẳng thể đắc. Bồ Đề chẳng thể nói. Tâm cũng chẳng thể nói, không có sắc tướng, không có sự nghiệp. Tất cả chúng sinh cũng chẳng thể đắc. Tại sao thế? Vì Bồ Đề với Tâm đồng với Chân Như (Bhūta-tathatā) cho nên Năng Chứng (người chứng), Sở Chứng (nơi chứng) đều bình đẳng, chẳng phải là không có các Pháp mà có thể biết rõ
Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát biết như vậy thì mới được gọi là: thông đạt các Pháp, khéo nói Bồ Đề với Tâm Bồ Đề.
Tâm Bồ Đề chẳng phải là quá khứ, chẳng phải là vị lai, chẳng phải là hiện tại. Tâm cũng như vậy. Chúng sinh cũng như vậy. Ở trong hai Tướng thật chẳng thể đắc. Tại sao thế? Vì tất cả các Pháp đều không có sinh, cho nên Bồ Đề chẳng thể đắc, Tâm Bồ Đề cũng chẳng thể đắc. Chúng sinh, tên gọi chúng sinh chẳng thể đắc. Thanh Văn, tên gọi Thanh Văn chẳng thể đắc. Độc Giác, tên gọi Độc Giác chẳng thể đắc. Bồ Tát, tên gọi Bồ Tát chẳng thể đắc. Phật, tên gọi Phật chẳng thể đắc. Hạnh, Phi Hạnh chẳng thể đắc, tên gọi Hạnh, Phi Hạnh chẳng thể đắc. Do chẳng thể đắc, cho nên ở trong tất cả Pháp vắng lặng mà được an trụ. Điều này y theo tất cả Công Đức, căn lành mà được sinh khởi.
Thiện Nam Tử! Ví như núi vua Tu Di báu nhiêu ích cho tất cả. Do Tâm Bồ Đề lợi ích cho chúng sinh, cho nên đây gọi là Nhân (Hetu) của Bố Thí Ba La Mật thứ nhất.
Thiện Nam Tử! Ví như Đại Địa gìn giữ mọi vật. Đây gọi là Nhân của Trì Giới Ba La Mật thứ hai.
Ví như Sư Tử (Siṃha) có uy lực lớn, bước đi một mình không có sợ hãi. Do lìa sự kinh hãi, cho nên đây gọi là Nhân của Nhẫn Nhục Ba La Mật thứ ba.
Ví như sức Na La Diên (Nārāyaṇa) của guồng gió (Vāyu-maṇḍala: Phong Luân) mạnh mẽ mau chóng. Do Tâm chẳng thoái lui cho nên đây gọi là Nhân của Cần Sách Ba La Mật (Tinh Tiến Ba La Mật) thứ tư.
Ví như lầu quán bảy báu có bốn thềm bậc, lối đi. Khi gió trong mát thổi thì bốn cửa nhận được niềm vui an ổn. Vì cầu đầy đủ Pháp Tạng Tĩnh Lự (Dhyāna: Thiền Định) cho nên đây gọi là Nhân của Tĩnh Lự Ba La Mật thứ năm
Ví như mặt trời tỏa ánh sáng chiếu soi rực rỡ. Do Tâm này hay mau chóng phá diệt sự ám tối của sinh tử vô minh, cho nên đây gọi là Nhân của Trí Tuệ Ba La Mật thứ sáu.
Ví như vị Thương Chủ hay khiến cho tất cả Tâm Nguyện được đầy đủ. Do Tâm này hay vượt qua đường nguy hiểm của sinh tử, được báu Công Đức, cho nên đây gọi là Nhân của Phương Tiện Thắng Trí Ba La Mật thứ bảy.
Ví như trăng trong sạch tròn đầy không có tỳ vết. Do Tâm này hay đối với tất cả cảnh giới được đầy đủ thanh tịnh, cho nên đây gọi là Nhân của Nguyện Ba La Mật thứ tám.
Ví như Chuyển Luân Thành Vương có Chủ Binh, bề tôi báu tùy ý tự tại. Do Tâm này khéo hay trang nghiêm cõi nước Phật thanh tịnh, vô lượng Công Đức rộng lợi cho quần sinh, cho nên đây gọi là Nhân của Lực Ba La Mật thứ chín.
Ví như Hư Không với Chuyển Luân Thánh Vương. Do Tâm này đối với tất cả cảnh giới không có chướng ngại, ở tất cả nơi chốn đều được tự tại, đến địa vị Quán Đỉnh, cho nên đây gọi là Nhân của Trí Ba La Mật thứ mười.
Này Thiện Nam Tử! Đây gọi là Nhân của mười loại Tâm Bồ Đề của Bồ Tát Ma Ha Tát. Ông nên tu học mười Nhân như vậy
_Thiện Nam Tử! Y theo năm loại Pháp mà Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Bố Thí Ba La Mật (Dāna-pāramitā). Thế nào là năm?
1_Tín căn
2_Từ Bi
3_Không có Tâm cầu tham muốn (Chanda: Dục)
4_Nhiếp nhận tất cả chúng sinh
5_Nguyện cầu Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jñā-jñāna)
Thiện Nam Tử! Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Bố Thí Ba La Mật.
_Thiện Nam Tử! Lại có năm loại Pháp mà Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Trì Giới Ba La Mật (Śīla-pāramitā). Thế nào là năm?
1_Ba nghiệp thanh tịnh
2_Chẳng bị tất cả chúng sinh gây tạo nhân duyên phiền não
3_Đóng kín các đường ác, mở cửa của nẻo lành
4_Vượt qua Địa của Thanh Văn, Độc Giác
5_Tất cả Công Đức thảy đều đầy đủ
Thiện Nam Tử! Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Trì Giới Ba La Mật.
_Thiện Nam Tử! Lại y theo năm Pháp mà Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Nhẫn Nhục Ba La Mật (Kṣānti-pāramitā). Thế nào là năm?
1_Hay chế phục được Tham, Sân, phiền não
2_Chẳng tiếc thân mệnh, chẳng tưởng cầu an vui nghỉ ngơi
3_Suy nghĩ nghiệp lúc trước, gặp khổ hay nhẫn nại
4_Phát Tâm Từ Bi thành tựu các căn lành của chúng sinh
5_Được Vô Sinh Pháp Nhẫn (Anutpattika-dharma-kṣānti) thâm sâu
Thiện Nam Tử! Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Nhẫn Nhục Ba La Mật.
_Thiện Nam Tử! Lại y theo năm Pháp mà Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Cần Sách Ba La Mật (Vīrya-pāramitā: Tinh Tiến Ba La Mật). Thế nào là năm?
1_Chẳng ưa thích trụ chung với các phiền não
2_Chưa đủ Phước Đức thì chẳng thọ nhận an vui
3_Chẳng sinh Tâm chán ghét các việc Khổ Hạnh khó hành
4_Dùng Đại Từ Bi nhiếp nhận lợi ích, phương tiện thành thục tất cả chúng sinh
5_Nguyện cầu Địa Bất Thoái Chuyển (Avaivartika-bhūmi)
Thiện Nam Tử! Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Cần Sách Ba La Mật (Tinh Tiến Ba La Mật).
_Thiện Nam Tử! Lại y theo năm Pháp mà Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Tĩnh Lự Ba La Mật (Dhyāna-pāramitā: Thiền Định Ba La Mật). Thế nào là năm?
1_Đối với các Pháp Thiện (Kuśala-dharma) thì nhiếp giữ khiến chẳng cho tan
2_Thường nguyện giải thoát, chẳng dính mắc hai bên (Dvaya-anta, hay Anta-dvaya: nhị biên, chỉ Thường Kiến và Đoạn Kiến)
3_Nguyện được Thần Thông thành tựu các căn lành của chúng sinh
4_Vì tịnh Pháp Giới cho nên trừ hết sự dơ bẩn của Tâm
5_Vì chặt đứt gốc rễ phiền não của chúng sinh
Thiện Nam Tử! Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Tĩnh Lự Ba La Mật.
_Thiện Nam Tử! Lại y theo năm Pháp mà Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Trí Tuệ Ba La Mật (Prajñā-pāramitā). Thế nào là năm?
1_Thường đối với tất cả chư Phật, Bồ Tát với bậc Minh Trí… cúng dường, gần gũi chẳng sinh chán bỏ
2_Chư Phật Như Lai nói Pháp thâm sâu thì Tâm thường ưa thích nghe, không có chán đủ
3_Thích khéo phân biệt Thắng Trí Chân (Paramārtha-satya: Chân Đế) Tục (Saṃvṛti-satya: Tục Đế)
4_Đều mau chóng đoạn trừ Kiến Tu Phiền Não [Kiến Hoặc (Darśana-mārga-prahātavyānuśaya: Kiến Đạo sở đoạn hoặc) và Tu Hoặc (Bhāvanā-mārga-prahātavya-kleśa: Tu Đạo sở đoạn hoặc)]
5_Thảy đều thông đạt Pháp năm Minh, kỹ thuật của Thế Gian
Thiện Nam Tử! Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Trí Tuệ Ba La Mật.
_Thiện Nam Tử! Lại y theo năm Pháp mà Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Phương Tiện Ba La Mật (Upāya-pāramitā). Thế nào là năm?
1_Đối với Ý ưa thích, Tâm phiền não, hành sai biệt của tất cả chúng sinh… thảy đều thông đạt
2_Tâm đều hiểu rõ Môn đối trị của vô lượng các Pháp
3_Tự Tại ra vào Định Đại Từ Bi (Mahā-maitra-kāruṇa-samādhi)
4_Đối với các Ba La Mật, đều nguyện tu hành thành tựu đầy đủ
5_Đều nguyện thấu đạt tất cả Phật Pháp, nhiếp nhận không có bỏ sót
Thiện Nam Tử! Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Phương Tiện Thắng Trí Ba La Mật.
_Thiện Nam Tử! Lại y theo năm Pháp mà Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Nguyện Ba La Mật (Praṇidhāna-pāramitā). Thế nào là năm?
1_Đối với tất cả Pháp từ xưa đến nay: chẳng sinh chẳng diệt, chẳng phải là có, chẳng phải là không, nên Tâm được an trụ
2_Quán Lý Thú tối diệu của tất cả Pháp, lìa dơ bẩn được thanh tịnh nên Tâm được an trụ
3_Vượt qua tất cả Tưởng (Saṃjñā: Tri Giác) là Bản Chân Như: không có tạo làm, không có lưu chuyển, không có khác nhau, không có lay động, nên Tâm được an trụ
4_Vì muốn lợi ích cho việc của các chúng sinh, ở trong Tục Đế (saṃvṛti-satya) nên Tâm được an trụ
5_ Đối với Xa Ma Tha (Śamatha: Thiền Chỉ), Tỳ Bát Xá Na (Vipaśyanā: Thiền Quán) đồng thời vận hành, nên Tâm được an trụ
Thiện Nam Tử! Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Nguyện Ba La Mật.
_Thiện Nam Tử! Lại y theo năm Pháp mà Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Lực Ba La Mật (Bala-pāramitā). Thế nào là năm?
1_Dùng sức Chính Trí hay thấu tỏ Tâm hành thiện ác của tất cả chúng sinh
2_Hay khiến cho tất cả chúng sinh nhập vào Pháp vi diệu thâm sâu
3_Như thật biết rõ tất cả chúng sinh luân hồi sinh tử tùy theo duyên nghiệp của họ
4_Đối với ba loại Căn Tính của các chúng sinh, dùng sức Chính Trí hay phân biệt biết
5_Đối với các chúng sinh, như Lý vì họ nói, khiến cho gieo trồng căn lành, thành thục độ thoát đều là sức của Trí
Thiện Nam Tử! Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Lực Ba La Mật.
_Thiện Nam Tử! Lại y theo năm Pháp mà Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Trí Ba La Mật (Jñāna-pāramitā). Thế nào là năm?
1_Hay đối với các Pháp, phân biện Thiện ác
2_Đối với Pháp đen trắng [Pháp đen (Kṛṣṇa-dharma: Hắc Pháp) là Pháp tạp nhiễm tà ác, Pháp trắng (Śukla-dharma: Bạch Pháp) là Pháp thanh tịnh thuần thiện] xa lìa nhiếp nhận
3_Hay đối với sinh tử, Niết Bàn: chẳng chán nản, chẳng ưa thích
4_Đủ Hạnh Phước Trí đến nơi cứu cánh
5_Thọ nhận Thắng Quán Đỉnh, hay được nhóm Pháp Bất Cộng với Nhất Thiết Trí Trí của chư Phật
Thiện Nam Tử! Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Trí Ba La Mật.
_Này Thiện Nam Tử! Thế nào là nghĩa của Ba La Mật? Ấy là:
Tu tập thắng lợi là nghĩa của Ba La Mật
Đầy đủ vô lượng Trí thâm sâu rộng lớn… là nghĩa của Ba La Mật
Tâm chẳng chấp dính vào Pháp Hành, Phi Hành… là nghĩa của Ba La Mật
Chính giác, chính quán: lỗi lầm của sinh tử, Công Đức của Niết Bàn… là nghĩa của Ba La Mật
Thảy đều nhiếp nhận người ngu, người Trí… là nghĩa của Ba La Mật
Hay hiện mọi loại Pháp Bảo trân diệu ….là nghĩa của Ba La Mật
Đầy đủ Trí Tuệ giải thoát không có ngăn ngại… là nghĩa của Ba La Mật
Biết phân biệt chính đúng Pháp Giới, Chúng Sinh Giới… là nghĩa của Ba La Mật
Nhóm Thí (dāna) với Trí (Jñāna) hay khiến đến Bất Thoái Chuyển (Avaivartika)... là nghĩa của Ba La Mật
Hay khiến đầy đủ Vô Sinh Pháp Nhẫn …là nghĩa của Ba La Mật
Công Đức, căn lành của tất cả chúng sinh, hay khiến cho thành thục… là nghĩa của Ba La Mật
Hay ở Bồ Đề; thành mười lực, bốn vô sở úy, Pháp Bất Cộng của Phật… là nghĩa của Ba La Mật
Thấu tỏ sinh tử, Niết Bàn không có hai tướng… là nghĩa của Ba La Mật
Tế độ tất cả là nghĩa của Ba La Mật
Tất cả Ngoại Đạo đi đến căn vặn thời khéo hay giải thich khiến cho họ hàng phục… là nghĩa của Ba La Mật
Hay chuyển bánh xe Pháp 12 Hạnh màu nhiệm… là nghĩa của Ba La Mật
Không có chỗ dính mắc, không có chỗ thấy, không có lo lắng…là nghĩa của Ba La Mật
_Này Thiện Nam Tử! Sơ Địa Bồ Tát, trước tiên hiện tướng này: vô lượng vô biên mọi loại kho báu trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, không có chỗ nào chẳng tràn đầy… thời Bồ Tát đều nhìn thấy
Thiện Nam Tử! Nhị Địa Bồ Tát, trước tiên hiện tướng này: Đất đai trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới đều bằng phẳng như lòng bàn tay với vô lượng vô biên mọi loại Diệu Sắc, châu báu thanh tịnh, vật dụng trang nghiêm… thời Bồ Tát đều nhìn thấy
Thiện Nam Tử! Tam Địa Bồ Tát, trước tiên hiện tướng này: Thân của mình mạnh mẽ dũng cảm, khoác áo giáp cầm khí trượng trang nghiêm., đều hay tồi phục tất cả oán tặc… thời Bồ Tát đều nhìn thấy.
Thiện Nam Tử! Tứ Địa Bồ Tát, trước tiên hiện tướng này: Guồng gió (phong luân) ở bốn phương thổi mọi loại hoa màu nhiệm thảy đều tán rải đầy tràn trên đất… thời Bồ Tát đều nhìn thấy.
Thiện Nam Tử! Ngũ Địa Bồ Tát, trước tiên hiện tướng này: Có người nữ báu màu nhiệm với mọi Anh Lạc báu trang nghiêm khắp thân, mão trên đầu dùng hoa tươi đẹp để trang sức… thời Bồ Tát đều nhìn thấy.
Thiện Nam Tử! Lục Địa Bồ Tát, trước tiên hiện tướng này: ao hoa bảy báu có bốn thềm bậc lối đi, cát vàng rải khắp, thanh tịnh không có dơ uế, thảy đều tràn đầy nước tám Công Đức. Hoa Ốt Bát La, hoa Câu Vật Đầu, hoa Phân Đà Lợi tùy theo nơi chốn trang nghiêm. Ở ao hoa, dạo chơi vui thích, trong mát không gì so sánh được… thời Bồ Tát đều nhìn thấy.
Thiện Nam Tử! Thất Địa Bồ Tát, trước tiên hiện tướng này: Ở trước mặt Bồ Tát có các chúng sinh đáng bị đọa vào Địa Ngục, do sức của Bồ Tát liền được chẳng đọa, không có tổn thương cũng không có kinh sợ … thời Bồ Tát đều nhìn thấy.
Thiện Nam Tử! Bát Địa Bồ Tát, trước tiên hiện tướng này: Ở hai bên thân có vua sư tử theo hộ vệ, tất cả loài Thú thảy đều sợ hãi… thời Bồ Tát đều nhìn thấy.
Thiện Nam Tử! Cửu Địa Bồ Tát, trước tiên hiện tướng này: Chuyển Luân Thánh Vương có vô lượng ức Chúng vây quanh cúng dường, trên đỉnh đầu có cái lọng trắng được trang nghiêm bằng vô lượng mọi thứ báu… thời Bồ Tát đều nhìn thấy.
Thiện Nam Tử! Thập Địa Bồ Tát, trước tiên hiện tướng này: Thân của Như Lai có màu vàng ròng sáng rực, vô lượng ánh sáng thanh tịnh thảy đều viên mãn. Có vô lượng ức Phạm Vương vây quanh cung kính cúng dường, chuyển bánh xe Pháp vi diệu vô thượng… thời Bồ Tát đều nhìn thấy.
_Thiện Nam Tử! Vì sao Sơ Địa có tên là Hoan Hỷ (Pramuditā)? Ấy là Tâm bắt đầu chứng được Xuất Thế (Lokottara), xưa kia chưa được mà nay mới được, đối với việc lớn dùng như ước nguyện thảy đều thành tựu, sinh niềm vui cực thiện. Thế nên Tối Sơ (sơ địa) có tên là Hoan Hỷ.
Các lỗi lầm phạm Giới, dơ bẩn nhỏ nhiệm thảy đều được thanh tịnh. Thế nên Nhị Địa có tên là Vô Cấu (Vimalā: Ly Cấu)
Vô lượng ánh sáng của Trí Tuệ (Prajñā) Tam Muội (Samādhi) chẳng thể nghiêng động, không thể tồi phục. Văn Trì Đà La Ni dùng làm căn bản. Thế nên Tam Địa có tên là Minh Địa (Prabhākari-bhūmi: Phát Quang Địa)
Dùng lửa Trí Tuệ thiêu đốt các phiền não, tăng trưởng ánh sáng, tu hành Giác Phẩm (Bodhi-pakṣya: Giác Phần, Đạo Phẩm). Thế nên Tứ Địa có tên là Diệm Tuệ Địa (Arciṣmatī-bhūmi)
Tu hành Phương Tiện (Upāya). Do Thắng Trí tự tại rất khó được, cho nên Kiến Tu Phiền Não [Kiến Hoặc (Darśana-mārga-prahātavyānuśaya: Kiến Đạo sở đoạn hoặc) và Tu Hoặc (Bhāvanā-mārga-prahātavya-kleśa: Tu Đạo sở đoạn hoặc)] khó chế phục lại hay chế phục. Thế nên Ngũ Địa có tên là Nan Thắng (Sudurjayā)
Hành Pháp nối tiếp nhau, mỗi mỗi hiển hiện rõ ràng, Vô Tướng Tư Duy thảy đều hiện trước mặt. Thế nên Lục Địa có tên là Hiện Tiền (Abhimukhī)
Do tu hành lâu xa: Vô Lậu (Anāsvaraḥ), Vô Gián (Avīci), Vô Tướng Tư Duy, Giải Thoát (Vimokṣa, hay Vimukti), Tam Muội (samādhi) cho nên Địa (Bhūmi) đó thanh tịnh không có chướng ngại. Thế nên, Thất Địa có tên là Viễn Hành (Dūraṃgamā)
Vô Tướng Tư Duy tu được tự tại, các hành phiền não chẳng thể khiến cho lạy động. Thế nên, Bát Địa có tên là Bất Động (Acalā)
Nói mọi loại sai biệt của tất cả Pháp đều được tự tại, không có lo lắng, không có khuyết điểm, tăng trưởng Trí Tuệ, tự tại không có ngăn ngại. Thế nên, Cửu Địa có tên là Thiện Tuệ (Sādhumatī)
Pháp Thân như hư không, Trí Tuệ như mây lớn đều hay tràn khắp, che trùm tất cả. Thế nên, Thập Địa có tên là Pháp Vân (Dharma-megha)
_Này Thiện Nam Tử! Vô Minh chấp dính có tướng Ngã Pháp, Vô Minh sợ hãi nẻo ác trong sinh tử. Hai thứ Vô Minh này gây chướng ngai cho Sơ Địa
Vô Minh sai lầm phạm vào chỗ học (học xứ) nhỏ nhiệm, Vô Minh phát khởi mọi loại Nghiệp Hạnh (hoạt động thuộc phương diện của nhóm hành vi, ngữ ngôn, tư tưởng). Hai thứ Vô Minh này gây chướng ngại cho Nhị Địa
Vô Minh yêu dính cái chưa được nay được, Vô Minh hay ngăn che Tổng Trì thù thắng. Hai thứ Vô Minh này gây chướng ngại cho Tam Địa
Vô Minh vui thích mùi vị dính vào Đẳng Chí (Samāpatti: tên riêng của Định), Vô Minh yêu thích Tịnh Pháp vi diệu. Hai thứ Vô Minh này gây chướng ngại cho Tứ Địa
Vô Minh muốn bỏ sinh tử, Vô Minh mong hướng đến Niết Bàn. Hai thứ Vô Minh này gây chướng ngại cho Ngũ Địa
Vô Minh quán Hành lưu chuyển, Vô Minh tướng Thô hiện tiền. Hai thứ Vô Minh này gây chướng ngại cho Lục Địa
Vô Minh hiện hành các tướng nhỏ nhiệm, Vô Minh tác ý vui thích không có tướng (Vô Tướng). Hai thứ Vô Minh này gây chướng ngại cho Thất Địa
Vô Minh ở Vô Tướng quán công dụng, Vô Minh chấp tướng tự tại. Hai thứ Vô Minh này gây chướng ngại cho Bát Địa
Vô Minh đối với nghĩa (Artha) và Danh (Nāma) Cú (Pada) Văn (Vyañjana) đã nói, hai thứ Vô Ngại này chưa được khéo léo. Vô Minh đối với Từ Biện Tài chẳng tùy theo ý. Hai thứ Vô Minh này gây chướng ngại cho Cửu Địa
Vô Minh đối với Thần Thông chưa được biến hiện tự tại. Vô Minh chưa thể lãnh hội được sự nghiệp bí mật nhỏ nhiệm. Hai thứ Vô Minh này gây chướng ngại cho Thập Địa
Vô Minh đối với chướng ngại của tất cả cảnh nhỏ nhiệm đã biết, Vô Minh đối với sự thô nặng của phiền não cực nhỏ. Hai thứ Vô Minh này gây chướng ngại cho Phật Địa
_Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát ở trong Địa đầu tiên tu hành Thí Ba La Mật, ở Địa thứ hai tu hành Giới Ba La Mật, ở Địa thứ ba tu hành Nhẫn Ba La Mật, ở Địa thứ tư tu hành Cần Ba La Mật (Tinh Tiến Ba La Mật), ở Địa thứ năm tu hành Định Ba La Mật, ở Địa thứ sáu tu hành Tuệ Ba La Mật, ở Địa thứ bảy tu hành Phương Tiện Thắng Trí Ba La Mật, ở Địa thứ tám tu hành Nguyện Ba La Mật, ở Địa thứ chín tu hành Lực Ba La Mật, ở Địa thứ mười tu hành Trí Ba La Mật.
_Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát phát Tâm đầu tiên nhiếp nhận hay sinh Diệu Bảo Tam Ma Địa
Phát Tâm thứ hai nhiếp nhận hay sinh Khả Ái Lạc Tam Ma Địa
Phát Tâm thứ ba nhiếp nhận hay sinh Nan Động Tam Ma Địa
Phát Tâm thứ tư nhiếp nhận hay sinh Bất Thoái Chuyển Tam Ma Địa
Phát Tâm thứ năm nhiếp nhận hay sinh Bảo Hoa Tam Ma Địa
Phát Tâm thứ sáu nhiếp nhận hay sinh Nhật Viên Quang Diệm Tam Ma Địa
Phát Tâm thứ bảy nhiếp nhận hay sinh Nhất Thiết Nguyện Như Ý Thành Tựu Tam Ma Địa
Phát Tâm thứ tám nhiếp nhận hay sinh Hiện Tiền Chứng Trụ Tam Ma Địa
Phát Tâm thứ chín nhiếp nhận hay sinh Trí Tạng Tam Ma Địa
Phát Tâm thứ mười nhiếp nhận hay sinh Dũng Tiến Tam Ma Địa
Thiện Nam Tử! Đây gọi là mười loại phát Tâm của Bồ Tát Ma Ha Tát
_Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát ở Địa đầu tiên này được Đà La Ni tên là Y Công Đức Lực.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói Chú là:
“Đát điệt tha: bô liệt nễ, mạn nô lạt thế, độc hổ độc hổ độc hổ, da bạt, tô lợi du, a bà bà tát để, da bạt, chiên đạt la, điều đát để, đa bạt đạt, lạc xoa mạn, đạn trà, bát lợi ha lam, củ lỗ, toa ha”
*)TADYATHĀ: PŪRṆE MANORATHE, DOHO DOHO DOHO, YAVA-SŪRYA, ABHĀVA-SĀTI, YAVA-CANDRA, CUR-ĀDI TĀVAT, RAKṢA MĀṂ, CAṆḌA PARIHĀRAṂ SVĀHĀ
Thiện Nam Tử! Đà La Ni này là điều mà hơn một hằng hà sa số chư Phật đã nói để hộ giúp cho Sơ Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu có người tụng trì Đà La Ni Chú này thời được thoát tất cả sự sợ hãi, ấy là: cọp, sói, sư tử, loài thú ác, tất cả hàng Quỷ ác, người, Phi Nhân, oán tặc, tai hoạnh với các khổ não… giải thoát năm Chướng, chẳng quên niệm Sơ Địa.
_Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát ở Địa thứ hai được Đà La Ni tên là Thiện An Lạc Trụ
“Đát điệt tha: ốt thùy lý, chất lý chất lý, ốt thùy la, thùy la nam, thiện đổ thiện đổ, ốt thùy lý, hổ lỗ hổ lỗ, toa ha”
*)TADYATHĀ: UTTARI, CIRI CIRI, UTTARA TĀRAṆĀṂ JANTU JANTU UTTARI HURU HURU SVĀHĀ
Thiện Nam Tử! Đà La Ni này là điều mà hơn hai hằng hà sa số chư Phật đã nói để hộ giúp cho Nhị Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu có người tụng trì Đà La Ni Chú này thời được thoát tất cả sự sợ hãi: thú ác, hàng Quỷ ác, người, Phi Nhân, oán tặc, tai hoạnh với các khổ não… giải thoát năm Chướng, chẳng quên niệm Nhị Địa.
_Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát ở Địa thứ ba được Đà La Ni tên là Nan Thắng Lực
“Đát điệt tha: đạn trạch chỉ, bát trạch chỉ, yết lạt trí, cao lạt trí, kê do lý, đạn trí lý, toa ha”
*)TADYATHĀ: DAṆḌAKI PAÑCAKE KARAṬI KAURAṬI KEYURI DANTĀLI SVĀHĀ
Thiện Nam Tử! Đà La Ni này là điều mà hơn ba hằng hà sa số chư Phật đã nói để hộ giúp cho Tam Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu có người tụng trì Đà La Ni Chú này thời được thoát tất cả sự sợ hãi: thú ác, hàng Quỷ ác, người, Phi Nhân, oán tặc, tai hoạnh với các khổ não… giải thoát năm Chướng, chẳng quên niệm Tam Địa.
_Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát ở Địa thứ tư được Đà La Ni tên là Đại Lợi Ích
“Đát điệt tha: thất lợi thất lợi, đà nhĩ nễ đà nhĩ nễ, đà lý đà lý nễ, thất lợi thất lợi nễ, tỳ xá la, ba thế, ba thủy na, bạn đà nhĩ đế, toa ha”
*)TADYATHĀ: ŚIRI ŚIRI, DAMINI DAMINI, DHARI DHARIṆI, ŚIRI ŚIRIṆI, VICĀRA-PĀṢĪ, PAŚINA BANDHA-MITE SVĀHĀ
Thiện Nam Tử! Đà La Ni này là điều mà hơn bốn hằng hà sa số chư Phật đã nói để hộ giúp cho Tứ Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu có người tụng trì Đà La Ni Chú này thời được thoát tất cả sự sợ hãi: thú ác, hàng Quỷ ác, người, Phi Nhân, oán tặc, tai hoạnh với các khổ não… giải thoát năm Chướng, chẳng quên niệm Tứ Địa.
_Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát ở Địa thứ năm được Đà La Ni tên là Chủng Chủng Công Đức Trang Nghiêm
“Đát điệt tha: ha lý ha lý nễ, già lý già lý nễ, yết lạt ma nễ, tăng yết lạt ma nễ, tam bà sơn nễ, chiêm bạt nễ, tất đam bà nễ, mô hán nễ, toái diêm bộ bệ, toa ha”
*)TADYATHĀ: HARI HARIṆI, CARI CARIṆI, KRAMAṆI SAṂKARMAṆI, SAṂ-BHĀṢAṆI JAMBHANI STAMBHANI MOHANI SAUMYAM-BHŪPE SVĀHĀ
Thiện Nam Tử! Đà La Ni này là điều mà hơn năm hằng hà sa số chư Phật đã nói để hộ giúp cho Ngũ Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu có người tụng trì Đà La Ni Chú này thời được thoát tất cả sự sợ hãi: thú ác, hàng Quỷ ác, người, Phi Nhân, oán tặc, tai hoạnh với các khổ não… giải thoát năm Chướng, chẳng quên niệm Ngũ Địa.
_Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát ở Địa thứ sáu được Đà La Ni tên là Viên Mãn Trí
“Đát điệt tha: tỳ tỉ lý tỳ tỉ lý, ma lý nễ, ca lý ca lý, tỳ độ hán để, lỗ lỗ lỗ lỗ, chủ lỗ chủ lỗ, đỗ lỗ bà đỗ lỗ bà, xả xả, thiết giả, bà lý sái toa tất để, tát bà tát đỏa nam, tất điện đổ mạn đát la bát đà nễ, toa ha”
*)TADYATHĀ: VITTIRI VITTIRI, MARINI KARI KARI, VIDHŪ-HANTE, RURU RURU, CURU CURU, DHRUVĀ DHRUVĀ, ŚĀSA SACĀ VARṢA SVASTI, SARVA SATVĀNĀṂ SIDDHYANTU MANTRA-PADANI SVĀHĀ
Thiện Nam Tử! Đà La Ni này là điều mà hơn sáu hằng hà sa số chư Phật đã nói để hộ giúp cho Lục Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu có người tụng trì Đà La Ni Chú này thời được thoát tất cả sự sợ hãi: thú ác, hàng Quỷ ác, người, Phi Nhân, oán tặc, tai hoạnh với các khổ não… giải thoát năm Chướng, chẳng quên niệm Lục Địa.
_Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát ở Địa thứ bảy được Đà La Ni tên là Pháp Thắng Hạnh
“Đát điệt tha: chước ha chước ha lỗ, chước ha chước ha, chước ha lỗ, tỳ lục chỉ, tỳ lục chỉ, a mật lật đá, hổ hán nễ, bột lý sơn nễ, tỳ lỗ sắc chỉ, bà lỗ phạt để, tỳ đề hứ chỉ, tần đà, tỳ lý nễ, a mật lý để chỉ, bạc hổ chủ dũ, bạc hổ chủ dũ, toa ha”
*)TADYATHĀ: JAHA JAHARU, JAHA JAHA JAHARU, VIDUKE VIDUKE, AMṚTA KHĀNE, BHṚŚANE VI-RUCIKE BALO-VATI VIDHI-HITE BHINDA VIRIṆI AMṚTIKE BAHU-JAYU BUHU-JAYU SVĀHĀ
Thiện Nam Tử! Đà La Ni này là điều mà hơn bảy hằng hà sa số chư Phật đã nói để hộ giúp cho Thất Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu có người tụng trì Đà La Ni Chú này thời được thoát tất cả sự sợ hãi: thú ác, hàng Quỷ ác, người, Phi Nhân, oán tặc, tai hoạnh với các khổ não… giải thoát năm Chướng, chẳng quên niệm Thất Địa.
_Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát ở Địa thứ tám được Đà La Ni tên là Vô Tận Tạng
“Đát điệt tha: thất lợi thất lợi, thất lợi nễ, mật để mật để, yết lý yết lý, hề lỗ hề lỗ, chủ lỗ chủ lỗ, bạn đà nhị, toa ha”
*)TADYATHĀ: ŚRĪ ŚRĪ ŚRĪṆI, MITI MITI, KARI KARI, HERU HERU, CURU CURU, VANDA ME SVĀHĀ
Thiện Nam Tử! Đà La Ni này là điều mà hơn tám hằng hà sa số chư Phật đã nói để hộ giúp cho Bát Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu có người tụng trì Đà La Ni Chú này thời được thoát tất cả sự sợ hãi: thú ác, hàng Quỷ ác, người, Phi Nhân, oán tặc, tai hoạnh với các khổ não… giải thoát năm Chướng, chẳng quên niệm Bát Địa.
_Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát ở Địa thứ chín được Đà La Ni tên là Vô Lượng Môn
“Đát điệt tha: ha lý chiên trà lý chỉ, câu lam bà lạt thể, đô thứ tử, bạt trá bạt trá tử, thất lợi, thất lợi, ca thất lý, ca tất thất lợi, toa tất để, tát bà tát đỏa nam, toa ha”
*)TADYATHĀ: HARI CAṆḌALIKE KURUṂ BHARATE DHŪRTI, PAṬṬA PAṬṬISA ŚIRI ŚIRI KAŚIRI KAPIŚIRI SVASTI SARVA-SATVĀṂ SVĀHĀ
Thiện Nam Tử! Đà La Ni này là điều mà hơn chín hằng hà sa số chư Phật đã nói để hộ giúp cho Cửu Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu có người tụng trì Đà La Ni Chú này thời được thoát tất cả sự sợ hãi: thú ác, hàng Quỷ ác, người, Phi Nhân, oán tặc, tai hoạnh với các khổ não… giải thoát năm Chướng, chẳng quên niệm Cửu Địa.
_Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát ở Địa thứ mười được Đà La Ni tên là Phá Kim Cương Sơn
“Đát điệt tha: tất đề, tô tất đề, mô chiết nễ, mộc sát nễ, tỳ mộc để, am mạt lệ, tỳ mạt lệ, niết mạt lệ, mang yết lệ, hứ lan nhã yết tỳ, hạt lạt đát na yết tỳ, tam mạn đa bạt điệt lệ, tát bà át tha sa đạn nễ, ma nại tư, mạc ha ma nại tư, át bộ để, át trất bộ để, a lại thệ, tỳ lạt thệ, át chủ để, am mật lật để, a lại thệ, tỳ lạt thệ, bạt lam mê, bạt la ham ma toa lệ, bô lạt nễ, bô lạt na, mạn nô lạt thế, toa ha”
*)TADYATHĀ: SIDDHE SUSIDDHE, MOCANI MOKṢAṆI VIMUKTE, AMALE VIMALE NIRMALE, MAṂGALE HIRAṆYA-GARBHE, RATNA-GARBHE, SAMANTA-BHADRE, SARVĀRTHA SĀDHANI, MĀNASI MAHĀ-MĀNASI, ADBHUTE ATYADBHUTE, AJARE VIJARE, ACUYUTE, AMṚTE, AMARAṆI, AJARE VIJARE, BRAHME BRHAMA-SVARE, PŪRṆE PŪRṆA, MANORATHE SVĀHĀ
Thiện Nam Tử! Đà La Ni Quán Đỉnh Cát Tường Cú này là điều mà hơn mười hằng hà sa số chư Phật đã nói để hộ giúp cho Thập Địa Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu có người tụng trì Đà La Ni Chú này thời được thoát tất cả sự sợ hãi: thú ác, hàng Quỷ ác, người, Phi Nhân, oán tặc, tai hoạnh với các khổ não… giải thoát năm Chướng, chẳng quên niệm Thập Địa.
_Bấy giờ, Sư Tử Tướng Vô Ngại Quang Diệm Bồ Tát nghe Đức Phật nói Đà La Ni chẳng thể nghĩ bàn này xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay cung kính, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi dùng Tụng khen ngợi Đức Phật
“Kính lễ Pháp Vô Tướng
Thâm sâu không ví dụ
Chúng sinh mất Chính Trí
Chỉ Phật hay tế độ
Như Lai: mắt Tuệ sáng
Chẳng thấy một Pháp Tướng
Lại dùng mắt Chính Pháp
Chiếu khắp, chẳng nghĩ bàn
Chẳng sinh ở một Pháp
Cũng chẳng diệt một Pháp
Do Kiến (Dṛṣṭi) bình đẳng này
Được đến nơi Vô Thượng
Chẳng hoại nơi sinh tử
Cũng chẳng trụ Niệt Bàn
Chẳng dính vào hai bên
Thế nên chứng Viên Tịch (Parinirvāṇa: nhập diệt)
_Ở Phẩm Tịnh, Bất Tịnh
Thế Tôn biết một vị (Rasa: mùi vị)
Do Pháp chẳng phân biệt
Được Thanh Tịnh tối thượng
_Thế Tôn: Thân vô biên
Chẳng hề nói một chữ
Khiến các chúng Đệ Tử
Đều sung mãn mưa Pháp
_Phật quán tướng chúng sinh
Mọi chủng loại đều không (vô: không có)
Nhưng kẻ ở khổ não
Thường hưng khởi cứu giúp
_Khổ (Duḥkha), vui (Śubha), thường (Nitya), vô thường (Anitya)
Có Ta (hữu ngã), không có ta (vô ngã)
Chẳng một cũng chẳng khác
Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Như vậy rất nhiều nghĩa
Tùy nói có sai biệt
Như hang trống dội tiếng
Chỉ Phật hay biết rõ
_Pháp Giới (Dharma-dhātu) không phân biệt
Nên không có Thừa (Yāna) khác
Vì độ chúng sinh nên
Phân biệt nói có ba”
_Khi ấy, Đại Tự Tại Phạm Thiên Vương cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay cung kính, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương này hiếm có, khó lường, chặng đầu, chặng giữa, chặng sau đều tốt lành, văn nghĩa rốt ráo, đều hay thành tựu tất cả Phật Pháp, Nếu người thọ trì thì người đó tức đã báo đáp ân của chư Phật”.
Đức Phật nói: “Thiện Nam Tử! Đúng như vậy! Đúng như vậy! Như ông đã nói.
Này Thiện Nam Tử! Nếu người được lắng nghe Kinh Điển này thì đều chẳng thoái lùi nơi A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Tại sao thế? Thiện Nam Tử! Vì điều này hay thành thục căn lành thù thắng của Bất Thoái Địa Bồ Tát, là Pháp Ấn bậc nhất, là vua của mọi Kinh, cho nên cần lắng nghe, thọ trì, đọc tụng
Tại sao thế? Thiện Nam Tử! Nếu tất cả chúng sinh chưa gieo trồng căn lành, chưa thành thục căn lành, chưa gần gũi chư Phật thì chẳng thể lắng nghe Pháp vi diệu này
Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện hay nghe nhận thì tất cả tội chướng thảy đều trừ diệt, được thanh tịnh tối thượng, thường được thấy Phật, chẳng lìa chư Phật với Thiện Tri Thức (Kalyāṇa-mitra), người có Thắng Hạnh, luôn nghe Diệu Pháp, trụ bất Thoái Địa, đắc được Thắng Đà La Ni Môn không tận không giảm như vậy.
Ấy là: Hải Ấn Xuất Diệu Công Đức Đà La Ni không tận không giảm, Thông Đạt Chúng Sinh Ý Hành Ngôn Ngữ Đà La Ni không tận không giảm, Nhật Viên Vô Cấu Tướng Quang Đà La Ni không tận không giảm, Mãn Nguyệt Tướng Quang Đà La Ni không tận không giảm, Năng Phục Chư Hoặc Diễn Công Đức Lưu Đà La Ni không tận không giảm, Phá Kim Cương Sơn Đà La Ni không tận không giảm, Thuyết Bất Khả Thuyết Nghĩa Nhân Duyên Tạng Đà La Ni không tận không giảm, Thông Đạt Thật Ngữ Pháp Tức Âm Thanh Đà La Ni không tận không giảm, Hư Không Vô Cấu Tâm Hành Ấn Đà La Ni không tận không giảm, Vô Biên Phật Thân Giai Năng Hiển Hiện Đà La Ni không tận không giảm,
Thiện Nam Tử! Do được thành tựu các Đà La Ni Môn không tận không giảm của nhóm như vậy, cho nên Bồ Tát Ma Ha Tát này hay ở tất cả cõi Phật khắp mười phương hóa làm thân Phật (Buddha-kāya) chẳng động chẳng trụ, chẳng đến chẳng đi, khéo hay thành thục căn lành của tất cả chúng sinh, cũng chẳng thấy một chúng sinh nào có thể thành thục. Tuy nói mọi loại các Pháp nhưng ở trong ngôn từ chẳng động chẳng trụ, chẳng đi chẳng đến, hay ở sinh diệt chứng không sinh diệt. Dùng nhân duyên nào nói các Hành Pháp không có đi lại? Do Thể của tất cả Pháp không có khác nhau vậy”
_Khi nói Pháp này thời ba vạn ức Bồ Tát Ma Ha Tát được vô Sinh Pháp Nhẫn, vô lượng các Bồ Tát chẳng thoái lui Tâm Bồ Đề. Vô lượng vô biên Bật Sô, Bật Sô Ni được sự thanh tịnh của con mắt Pháp (Dharma-cakṣu: Pháp nhãn). Vô lượng chúng sinh phát Tâm Bồ Tát.
Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Tụng là;
“Thắng Pháp hay ngược dòng sinh tử
Thâm sâu vi diệu khó được thấy
Hữu tình mù tối, tham dục che
Do chẳng thấy nên chịu mọi khổ”
_Bấy giờ, Đại Chúng đều từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nếu ở nơi chốn nào, tuyên giảng, đọc tụng Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương này thì Đại Chúng chúng con đều đến nơi ấy để làm Chúng lắng nghe (thính chúng), khiến cho vị thầy nói Pháp đó được lợi ích an vui, không có chướng ngại, thân ý an nhiên. Chúng con đều sẽ tận tâm cúng dường cũng khiến cho Thính Chúng an ổn khoái lạc. Cõi nước đã trụ không có các oán tặc, sự kinh sợ, ách nạn, khổ đói khát, người dân đông đúc. Nơi chốn nói Pháp này là đất của Đạo Trường, tất cả các hàng Trời, Người, Phi Nhân, tất cả chúng sinh chẳng nên dẫm đạp lên với làm cho dơ bẩn. Tại sao thế? Vì chỗ nói Pháp tức là Chế Để (Caitye: tháp miếu thờ phượng), nên đem hương, hoa, lụa là, phan, lọng mà làm cúng dường. Chúng con thường làm thủ hộ, khiến lìa sự suy tổn”.
Đức Phật bảo Đại Chúng: “Này Thiện Nam Tử! Các ông cần phải tinh cần tu tập Kinh Điển màu nhiệm này. Đấy tức là Chính Pháp trụ lâu ở đời” KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG KINH
_QUYỂN THỨ TƯ (Hết)_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.51.75 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.