Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
PHÁP HỘI MẬT TÍCH KIM CANG LỰC SĨ
THỨ BA (Hán bộ từ quyển thứ tám đến hết quyển thứ mười bốn)
Như vậy, tôi nghe một lúc Phật đến thành Vương Xá, tại núi Linh Thứu cùng chúng đại Tỳ Kheo câu hội, bốn muôn hai ngàn Bồ Tát, tám muôn bốn ngàn đại thánh thần thông tự tại từ những Phật độ mười phương vân tập đến đây. Các vị nầy đã được pháp nhẫn bất thối chuyển, là bực nhứt sanh bổ xứ đã được tổng trì biện tài vô ngại, đi khắp vô số Phật độ mười phương dùng thần thông để tự vui, với chúng sanh một lòng bình đẳng, tiêu oán địch, phục ma ngoại, rõ thấu cội gốc của chúng sanh trong ba cõi, khắp vào tất cả môn ba la mật, phương tiện khôn khéo, thường ở yên lặng thong thả, chư Phật ca ngợi tuyên dương công đức. Từ vô kiếp các ngài phụng hành Bồ Tát hạnh, tâm bình đẳng như mặt đất, đã trừ những ấm cái, rời các chướng ngại, thân thể mạnh mẻ, chí ý như kim cương, oai đức như sư tử được vô sở úy, quang minh hơn cả mặt nhựt mặt nguyệt, chứng nhập tất cả tam muội chánh định, rộng truyền chánh pháp hưng thạnh ngôi Tam Bảo, từ bi vô tận bốn ân được nhờ, qua lại ba cõi như mặt nhựt mặt nguyệt, đi đến bốn châu như Chuyển Luân Vương. Các ngài dùng trí huệ dũng mãnh độ sanh lão bịnh tử, vào trong lục đạo như đuốc sáng soi tối tăm. Tâm các ngài không trụ trước như hoa sen mọc trong bùn. Công hạnh của các ngài không tăng giảm, không thương ghét dường như hư không. Phụng trì tam tạng như thọ đại ấn của Quốc Vương. Các ngài vào trong tám nạn giáo hóa chúng sanh bị nguy ách, dùng trí huệ chuyển pháp luân bất thối, dìu dắt chúng ngu mê ra khỏi ba độc. Danh hiệu của các ngài là : Nguyệt Thí Bồ Tát, Nguyệt Anh Bồ Tát, Tịch Anh Bồ Tát, Thủ Anh Bồ Tát, Quang Anh Bồ Tát, Quang Thủ Bồ Tát, Thủ Tích Bồ Tát, Thủ Tịch Bồ Tát, Câu Tỏa Bồ Tát, Long Hân Bồ Tát, Long Thí Bồ Tát, Chấp Tượng Bồ Tát, Nhật Thiên Bồ Tát, Duyên Thắng Bồ Tát, Duyên Thủ Bồ Tát, Thường Cử Thủ Bồ Tát, Thường Hạ Thủ Bồ Tát, Bảo Ấn Thủ Bồ Tát, Bảo Chưởng Bồ Tát, Phổ Thế Bồ Tát, Tú Vương Bồ Tát, Kim Cang Ý Bồ Tát, Kim Cương Bộ Bồ Tát, Bất Động Hành Tích Bồ Tát, Hóa Tam Thế Bồ Tát, Độ Vô Lượng Tích Bồ Tát, Vô Lượng Ý Bồ Tát, Hải Ý Bồ Tát, Kiên Ý Bồ Tát, Thượïng Ý Bồ Tát, Trì Ý Bồ Tát, Tăng Ý Bồ Tát, Thường Thảm Bồ Tát, Thường Tiếu Bồ Tát, Thiện căn Bồ Tát, Thiện Chiếu Oai Bồ Tát, Ly Cấu Bồ Tát, Khí Aùc Thú Bồ Tát, Khử Chúng Cái Bồ Tát, Cực Tinh Tấn Bồ Tát, Trí Tích Bồ Tát, Thường Quán Quang Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Sơn Đảnh Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Bất Thuấn Bồ Tát, Bất Mộ Bồ Tát, Lạc Bữu Bồ Tát, Thượng Bữu Bồ Tát, Tâm Thiện Bồ Tát, Tư Thiện Bồ Tát, Tư Nghĩa Bồ Tát, Châu Kết Bồ Tát, Tổng Hào Vương Bồ Tát, Tịnh Vương Bồ Tát, Nghiêm Độ Bồ Tát, Bữu Sự Bồ Tát, Aân Thí Bồ Tát, Đế Thiên Bồ Tát, Thủy Thiên Bồ Tát, Đế Võng Bồ Tát, Minh Võng Bồ Tát, Dụ Thiên Bồ Tát, Tích khoái Tý Bồ Tát, Thiện Bạch Tượng Bồ Tát, Hương Thủ Bồ Tát, Chúng Hương Thủ Bồ Tát, Sư Tử Anh Bồ Tát, Phổ Lợi Ý Bồ Tát, Diệu Ngự Bồ Tát, Đại Ngự Bồ Tát, Tịch Ý Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Phổ Thủ Bồ Tát, Đồng Chơn Bồ Tát... như vậy có tám muôn bốn ngàn đại Bồ Tát câu hội.
Lúc bấy giờ Đại Thiên Thế Giới cao lớn nguy nga, Đế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương, chư Thiên, Long thần, Bát bộ cùng quyến thuộc đều đến hội họp. A Nậu Đạt Trì Long Vương các Long Vương và quyến thuộc đều hội đến. Nhàn Cư A Tu La Vương, Tỳ Ma Chất Đa A Tu La Vương cùng các A Tu La Vương và quyến thuộc đồng hội đến. Ma Kiệt Đà Quốc Vương Tần Bà Ta La và cùng nhơn quyến thuộc đều hội đến. Các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, tín sĩ, tín nữ đồng hội đến. Chư Thiên thần cõi dục, chư Thiên cõi sắc nhẫn đến Tịnh Cư Thiên đều hội đến.
Lúc bấy giờ đức Thế Tôn vì vô lượng vô số đại chúng mà thuyết pháp, tuyên nói công hạnh của chư Bồ Tát đại sĩ. Pháp của Phật nói đây tên là Tịnh Tế.
Những gì gọi là Bồ Tát hạnh ? Dùng hạnh bố thí giáo hóa chúng sanh cứu tế nguy hiểm ách nạn. Tu hạnh giới cấm viên mãn mười điều lành. Thật hành nhẫn nhục đầy đủ tướng tốt vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân. Cần hành tinh tấn đầy đủ tất cả công đức. Thật hành thiền định chí ý an hòa tịch tịnh bất tư nghì. Thật hành trí huệ dứt những trần lao thành trí huệ thánh, giáo hóa những người chưa thông đạt. Thật hành học rộng được vô ngại biện tài diễn thuyết trôi chảy, người nghe liền tin thọ. Thật hành công đức khuyên chúng sanh làm vô lượng phước.Thật hành thánh minh được vô lượng biện tài. Thật hành tịch tịnh phát khởi chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn.Thật hành chánh quán trừ bỏ tà hạnh những việc vô ích.Thật hành từ tâm thường nhơn hòa chẳng tổn hại.Thật hành bi tâm muốn cứu giúp chúng sanh trước sau chẳng nhàm.Thật hành hỷ tâm dùng pháp lạc để tự vui, cũng giáo hóa chúng sanh khiến họ mộ đạo. Thật hành hộ tâm khai thị tội phước đem chánh pháp lợi mình lợi người. Thật hành xuất gia rời bỏ tâm ân ái mến luyến cùng những thối quen thế tục. Thật hành nhàn cư thành lập yếu nghĩa chẳng thối thất nhứt tâm. Thật hành chí nguyện được tổng trì chẳng quên chánh pháp đem giáo hóa chúng sanh. Thật hành tư niệm hiểu rõ thông đạt tất cả.Thật hành du bộ hiểu rõ nghĩa lý có lợi ích không tổn hại.Thật hành chánh ý quán sát sự đau ngứa nơi thân và tâm ý các pháp. Thật hành ý đoạn dứt hết tất cả tội ác, tu tất cả diệu hạnh.Thật hành thần túc thân tâm nhẹ nhàng, đến nơi nguy ách cứu nạn chúng sanh. Thật hành chư căn nhãn,nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý đều tịch tịnh chẳng tán loạn. Thật hành luật hạnh tiêu trừ trần lao những lỗi quấy, thường kềm chế được lấy mình và cũng giáo hóa chúng sanh.Thật hành giác ý để đạt chánh kỷ. Thật hành đạo nghiệp vượt khỏi những đường tà của chín mươi sáu phái ngoại đạo. Thật hành chơn chánh thành tựu nhơn nghĩa không mừng không giận. Thật hành giải biện thấy rõ tâm của chúng sanh mà vì khai thị. Thật hành tự qui, thân mình tự đạt chẳng mong nhờ người. Thật hành thiện hữu dùng đức huệ để tế độ. Thật hành thuần tánh luôn luôn hòa thuận không khi dối. Thật hành đúng thời, vượt khỏi tất cả nạn.Thật hành thánh hiền, hành động đặc biệt khác hơn mọi người. Thật hành ngồi yên thường phụng hành những pháp đã được nghe. Thật hành tứ ân nhóm họp đại chúng để diễn thuyết kinh pháp. Thật hành chánh pháp thuận theo giáo pháp của Tam bảo làm cho chẳng đoạn tuyệt. Giáo hóa chúng sanh, nghiêm tịnh Phật độ, đầy đủ tất cả bi trí.
Đức Thế Tôn rộng thuyết tất cả nghiệp hạnh thanh tịnh của Bồ Tát như vậy.
Lúc bấy giờ Kim Cang Lực Sĩ hiệu là Mật Tích, cầm kim cương xử đứng hầu bên hữu đức Thế Tôn, đến trước bạch Phật rằng : « Đức Như Lai chí chơn nói pháp yếu về những công nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát. Bạch Thế Tôn ! Những hạnh nghiệp công đức ấy đều là chỗ vui thích của chư Bồ Tát, dùng đó để nhiếp độ chúng sanh.
Nếu chư Bồ Tát hiểu rõ công đức tu hành huệ hạnh, là thật hành chơn thật chí thành đệ nhứt. Vì những công đức huệ hạnh là phương tiện thiện xảo ba la mật đầy đủ phước huệ, huệ nghiệp nầy là trí ba la mật của Bồ Tát, trong đầy đủ tất cả công hạnh. Công đức và trí huệ khắp đầy đủ tất cả đạo hạnh của chư Bồ Tát mà ân đức khắp cứu độ chúng sanh, vượt khỏi cảnh ma đến bực bất thối chuyển sẽ thành bực Vô thượng Bồ đề ».
Lúc đó Tịch Ý Bồ Tát nói với Mật Tích Kim Cang : « Mật Tích vừa nói hai sự nghiệp gần trí huệ của Như Lai. Ông có thể thích an trụ tuyên dương nghiệp bí mật của Như Lai. Đây thời chẳng phải bực Thanh Văn, Duyên Giác biết được huống là những hàng phàm phu ! ».
Lúc đó Mật Tích Kim Cang yên lặng chẳng đáp.
Tịch Ý Bồ Tát bạch Phật : « Thế Tôn ! Mật Tích Lực Sĩ phải chăng có thể chiếu cố đến chúng hội nầy mà diễn bày pháp bí mật của Như Lai. Toàn thể chúng hội đều khát ngưỡng muốn được nghe đó. Nếu được nghe diễn thuyết pháp nầy thì trong tâm của chúng hội tất sẽ rất vui mừng phụng hành Bồ Tát hạnh, sẽ thành tựu đầy đủ những sự mật yếu, tâm tánh sẽ điều hòa vào nơi vô thượng đại từ » .
Phật bảo Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ : « Ông có thể lãnh trọng nhiệm vì đại hội mà diễn thuyết mật hạnh của Bồ Tát và bí yếu của Như Lai. Chư Phật đồng khuyến tán. Đại hội sẽ thích nghe ».
Kim Cang Lực Sĩ bạch : « Thế Tôn ! Tôi có thể kham nhiệm chút ít vì đại hội mà tuyên thuyết mật hạnh của Bồ Tát và bí yếu của Như Lai. Mong Như Lai giúp oai thần, nhờ Như Lai trợ huệ quang, tôi mới dám vâng thánh chỉ của Phật để tuyên bày. Như lúc trời tối phải nhờ ánh sáng của ngọn đèn mới có thể thấy rõ hình sắc và đến đi qua lại».
Phật nói : « Lành thay ! Đã phải lúc cho ông tuyên thuyết».
Mật Tích Lực Sĩ nói với Tịch Ý Bồ Tát : « Xin ngài lắng nghe, và cũng xin đại hội nghe mật hạnh của Bồ Tát cùng bí yếu của Như Lai chớ kinh chớ sợ ».
Tịch Ý Bồ Tát bố cáo giữa đại hội : « Đức Như Lai tuyên bố bốn pháp bất tư nghì, do đậy được thành đạo Chánh giác Vô thượng.
Những gì là bốn ? Tạo lập công nghiệp chẳng thể nghĩ bàn, chí nguyện chẳng thể nghĩ bàn, thiền định chẳng thể nghĩ bàn, chỗ làm của chư Phật không có ngằn mé.
Các Ngài nên biết trên đây là bốn điều chẳng thể nghĩ bàn. Các Ngài nếu nghe những điều chẳng thể nghĩ bàn của chư Bồ Tát và của chư Phật, thời chẳng nên có lòng sợ sệt, phải vui mừng hớn hở, hết lòng kính tin mới có thể đạt được đại đạo».
Tịch Ý Bồ Tát liền nhập chánh định làm cho tất cả đại hội đều có quan niệm kính tin giáo pháp của Như Lai, đều vui mừng hớn hở. Trời rưới các thứ hoa đúng theo ý muốn của đại chúng để rải cúng dường Phật, cũng rải khắp đại hội.
Mật Tích Lực Sĩ nói với Tịch Ý Bồ Tát : « Xin lắng nghe khéo nghĩ nhớ. Nay tôi sẽ tuyên bố mật hạnh của Bồ Tát và bí yếu của Như Lai. Lời nói của Phật và Bồ Tát rất thành thật, không quan niệm phân biệt để truyền đạo riêng khác, luôn thuận theo năm hạnh của Bồ Tát.
Bồ Tát không dua vạy, chẳng khi dối, chẳng cống cao, lúc thị hiện tương ưng thời biến hóa tự tại, do tâm tự tại chẳng phân biệt hạnh nghiệp tà nịnh phi pháp, cẩn thận việc làm nơi thân dùng oai nghi lễ tiết giáo hóa chúng sanh, miệng không nói những lời hư vọng. Oai nghi của Bồ Tát không thể hạn lượng. Theo hạnh nghiệp của chúng sanh dùng tất cả oai nghi lễ tiết để có thể khai hóa. Chỗ làm cũng như học vấn, tư duy, thiền quán, âm thinh, ngôn từ đều làm cho được rành rẽ. Chỗ làm của nam của nữ hành động đi đứng oai nghi lễ tiết đều đúng theo lớn nhỏ. Đến trẻ nít còn bú mà đáng được giáo hóa, Bồ Tát cũng đều cẩn thận oai nghi. Với những hàng lão thành, trung niên, thiếu niên, đáng được giáo hóa đúng theo oai nghi lễ tiết, tôn ti, sang hèn, trí ngu, làm cho kẻ bít lấp được khai thông, người đần độn được tỏ thấu, việc làm nhiều ít đều đúng oai nghi lễ tiết. Với người đáng được độ thời dạy dỗ khai hóa. Với các loài địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, Thiên, Long, Bát bộ, Nhơn và Phi nhơn, thời dìu dắt những kẻ đáng giáo hóa. Với hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, tín nam, tín nữ, Đế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương, chư thiên thần, ai đáng nên giáp hóa thời dạy bảo đó.
Bồ Tát đều biết rõ chúng sanh sâu, cạn, dày, mỏng, khó độ, dễ độ. Đúng theo bịnh cho thuốc mà vì họ thuyết pháp, khiến người tham dâm chẳng tham của cải, kiến lập oai nghi theo lễ tiết của họ.
Bồ Tát ở nơi đó, thường tịch nhiên vô vi, đem thân tu hành chẳng rời tịch mặc, hiển bày oai nghi nơi thân. Nếu có người tham lam ganh ghét, đều vì tùy thời cứu tế chẳng tiếc thân mạng.
Những chúng sanh khổ não nơi địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, cứu tế họ khỏi nạn khổ, đặt họ ở nơi an ổn.
Nếu có chúng sanh nhiều bỏn sẻn tham lam,Bồ Tát theo sở thích của họ mà hiện những thứ trân bảo của cải làm cho họ trụ nơi nghiệp lành. Nhẫn đến theo sở thích của họ mà tự bố thí cho những đầu, mắt, da, thịt, gân, xương, tủy, não, vợ, con, ngựa, xe, tôi tớ, áo cơm. Nếu họ đòi món ngon vật lạ, áo mền tốt đẹp, Bồ Tát cũng đều làm cho họ vừa ý để họ phát tâm lành.
Bồ Tát vì chúng sanh mà hiện vô số thân ở vô lượng thế giới mười phương, nhơn duyên phương tiện của Bồ Tát cũng không thể cùng tận. Theo cơ cảm hiện vô lượng thân khai hóa chúng sanh đưa họ vào chánh pháp.
Nếu có chúng sanh nhiều tham dục mê tình sắc, Bồ Tát hiện thân phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần, làm cho người đó thích mến xem dường bảo châu, rồi hiện hôi, dơ, xấu xa đáng nhàm, kế hiện chết mất, dùng đó để diễn những pháp vô thường, khổ không, như huyễn, như hóa, không chút gì chơn thật, làm cho người nghe tâm ý tỏ thông bèn phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Bồ Tát kia dùng một lọng báu che khắp cõi Đại Thiên, lại có thể đem nhét vào trong hột cải.
Nếu lúc hỏa tai đốt khắp thế giới, Bồ Tát có thể để tất cả trên bàn tay mình, thân Bồ Tát cũng chẳng lớn thêm.
Bồ Tát có thể đồng thời cúng dường tất cả chư Phật ở mười phương, trước mỗi đức Phật đồng thời đều có thân Bồ Tát.
Bồ Tát có thể biến những hoa đẹp nhiều như núi Tu Di bọc trong vạt áo hóa thành lọng hoa dâng cúng Như Lai.
Bồ Tát có thể biến một lư hương lớn bằng ngàn Phật độ, biến một ngọn đèn bằng núi Tu Di ánh sáng chiếu hằng hà sa quốc độ để cúng dường Phật. Bồ Tát dùng vải lụa vấn thân mình, rưới dầu làm ngọn đèn, tự đốt thân mình, ánh sáng chiếu khắp cõi Đại Thiên, làm cho chúng sanh người thấy kẻ nghe đều tưởng niệm đến cảnh giới Bồ Tát mà phát đạo tâm vô thượng.
Bồ Tát mặc giáp hoằng thệ hiện thế lực lớn tay cầm Kim Cang xử đứng hầu bên Phật, mọi người sợ hãi phải quy y đảnh lễ.
Bồ Tát thị hiện lực sĩ thân chết thây sình vất bỏ trong gò mả, chim muông đến ăn thịt, những cầm thú nầy sau khi chết đều được sanh lên cõi trời. Vì bổn nguyện của Bồ Tát tự thệ rằng : Giả sử có loài người, hoặc muông thú cầm điểu, lúc ăn da thịt thây chết của tôi đều thêm lớn căn lành, họ sẽ được sanh lên cõi trời sau khi báo thân họ đã mãn.
Thưa Ngài Tịch Ý Bồ Tát ! Nên phải quan sát công hạnh tùy nghi hóa độ của Bồ Tát như vậy.
Thuở quá khứ lâu xa, cõi Diêm Phù Đề nầy rộng lớn, có tám muôn bốn ngàn nước, nhơn dân đông nhiều không tính đếm được. Thời kỳ đó loài người ăn mặc tự nhiên giàu có đầy đủ, châu báu vô số, nhà cửa tốt đẹp, hoa thơm trái ngọt sum suê khắp nơi. Lức đó có nhiều chúng sanh mang lấy bịnh khổ, đau nhức ngứa ngáy, trăm ngàn lương y không trị được. Lúc đó Bồ Tát hiện làm lương y trị lành bịnh cho mọi người, dùng từ tâm theo săn sóc người bịnh như tôi tớ.
Lại thuở quá khứ lâu xa, có Thiên Đế Thích hiệu Thiện Tự Tại, ở trên trời nhìn xuống thấy nhơn loại bị nhiều bịnh khổ, thiên nhĩ nghe tiếng rên rỉ kêu khóc của mọi người, động lòng từ bi liền hiện làm thân thú tên Nhơn Lương ở gần nước Cụ Lưu trong Diêm Phù Đề, rồi hiện ra tiếng rao truyền giữa hư không để phổ cáo tất cả người trong Diêm Phù Đề:
Cách nước Cụ Lưu nầy chẳng xa.
Có một thú lớn tên Nhơn Lương
Ai ăn được thịt của thú nầy
Thời thoát khỏi được tất cả khổ.
Các người chớ nghi ngờ sợ sệt
An lòng đến lấy thịt mà ăn
Thú không hung dữ, thịt sạch ngon
Chính là thuốc hay trị các bịnh.
Lúc đó tất cả người bịnh hoạn trong Diêm Phù Đề đồng dắt nhau đến nước Cụ Lưu thẻo lấy thịt thú Nhơn Lương mang về ăn, tất cả đều được lành bịnh. Thân thể của thú Nhơn Lương hườn lại như cũ. Tiếng đồn truyền ra, lần lượt những người bịnh ở các nước xa đua nhau đến lấy thịt thú Nhơn Lương để ăn. Thẻo xong, thịt hườn lại như cũ, thân thú Nhơn Lương không hề tổn giảm. Chỉ trong bảy ngày mà thiên hạ đều khỏi nạn bịnh tật.
Dầu mọi người được hết thân bịnh, nhưng những tâm bịnh như tham, sân, si v.v... vẫn chưa tiêu.
Sau khi được khỏe mạnh an vui, mọi người nghĩ rằng chúng ta biết lấy gì để báo đáp ơn nghĩa của thú Nhơn Lương.
Thiên hạ rủ nhau đến nước Cụ Lưu, ở trước thú Nhơn Lương đồng cung kính nói kệ rằng :
Hỡi nầy thú Nhơn Lương
Nhờ thịt ngươi điều trị
Thiên hạ khỏi bịnh khổ
Lấy gì báo ơn ngươi ?
Liền lúc đó thân thú Nhơn Lương ẩn mất, hiện trở lại thân Thiên Đế Thích bảo đại chúng rằng :
Thân tôi ngày hôm nay
Chẳng cần nhà cửa ở
Chẳng dùng đồ uống ăn
Vàng bạc cùng trân bảo
Chẳng dùng xe voi đẹp
Chẳng màng xe ngựa hay.
Hàng gái trai già trẻ
Nên đồng tâm hòa thuận
Nên theo chánh bỏ tà
Cùng làm mười nghiệp lành
Từ tâm đối với nhau
Mến thương và giúp đỡ
Xem nhau như ruột thịt
Đối nhau như mẹ con
Chớ làm tổn hại nhau
Là báo ơn Nhơn Lương.
Lúc đó đại chúng nghe lời dạy của Thiên Đế, đều cảm động phụng hành mười nghiệp lành. Sau khi chết họ được sanh lên cõi trời Đao lợi, lại được Thiên Đế khai thị thuyết pháp, tất cả đều phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Thưa Ngài Tịch Ý Bồ Tát Thiên Đế hóa thân làm thú Nhơn Lương thuở quá khứ đó, chính là tiền thân của đức Như Lai hiện nay.
Bồ Tát tu mật hạnh, chẳng tiếc thân mạng đem bố thí cứu khổ chúng sanh, sau đó khai hóa khiến họ hướng đến đạo vô thượng ».
Phật bảo Tịch Ý Bồ Tát : « Nầy Tịch Ý ! Chư Bồ Tát thật hành các mật hạnh bền vững chắc chắn không ai phá hoại được dường như kim cương. Giáo pháp của Bồ Tát nầy tuyên thuyết, lửa chẳng cháy được, dao chẳng chặt được. Thân Bồ Tát mạnh mẽ không ai hủy hại được.
Nầy Tịch Ý ! Thân của Bồ Tát thuận theo pháp luật dìu dắt chúng sanh. Tâm của Bồ Tát chẳng vắng bặt cũng chẳng vọng tưởng.
Thân của tất cả chúng sanh bổn tánh đều không, thân của Bồ Tát cũng vậy.
Rõ biết thân mình bổn tánh là không, bổn tánh của các pháp cũng là không. Các pháp bổn tánh không, biết thân mình qui về nơi bổn không, tất cả pháp cũng bổn không. Các pháp đã bỗn không, thân mình tự nhiên cũng qui về nơi bổn không. Thân mình đã bổn không thời các pháp quá khứ, vị lai cùng hiện tại cũng bổn không. Đã rõ các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại là bổn không, thân mình cũng bổn không, chẳng lầm, chẳng loạn, chẳng trái nhau. Vì tất cả đều bổn không nên những hành pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, các đại chủng đều chẳng trái nhau, nhẫn đến sanh tử cùng vô vi cũng tự nhiên bổn không, vì sanh tử vốn không chỗ sanh, vì vô sanh nên là bổn không.
Nầy Tịch Ý ! Đã là bổn không thời là bình đẳng không khác, vốn không tránh tụng, vì vốn không trái nhau.
Do đây nên gọi rằng Như Lai bổn không. Như Lai không hình tượng toàn qui về bổn không, chính đây gọi là hình tượng của Như Lai, vì khắp thị hiện tất cả sắc tượng, hình tượng Như Lai tất cả bổn không. Chính đây gọi là hình tượng Như Lai.
Do đây nên Bồ Tát thị hiện tất cả sắc tượng, nhẫn đến hiện tướng Như Lai, nhưng chưa từng tạo hiện hình tượng. Vì không hình tượng, không chống trái nên mới khắp hiện tất cả hình tượng.
Tự quan sát thân mình bổn vô, tất cả thân cũng bổn vô. Tự quán sát pháp thân, tất cả các thân đều không có thân. Quán thân Như Lai hiểu rõ tất cả thân đều từ nhơn duyên sanh. Vì rõ pháp thân bổn lai không thân, nhơn duyên cùng pháp thân bèn thành pháp thân. Không ấm, nhập, giới, đại chủng thời gọi là pháp thân. Thật hành bình đẳng tiêu trừ cảnh duyên của chúng sanh duyên lấy.
Nầy Tịch Ý ! Như thần y Kỳ Bà hiệp các thứ cỏ thuốc bện thành hình đồng tử trẻ đẹp, cũng đi đứng nằm ngồi. Hoặc có vua, quan, hào tộc, trưởng giả đến nhà Kỳ Bà để xem đồng tử do cỏ thuốc bện thành, rồi cùng nó ca hát đùa giỡn, bịnh tật của mọi người đều tiêu trừ được an lành.
Nầy Tịch Ý ! Ông xem thần y Kỳ Bà trị bịnh cho thế gian, những y sư khác không thể làm được.
Chư Bồ Tát phụng hành pháp thân, nếu những chúng sanh nhiều tham, sân, si, không luận già trẻ nam nữ, cùng Bồ Tát gần gũi mến vui, thời phiền não trần lao thảy đều tiêu dứt. Sự lợi ích nầy đều do bổn nguyện đầy đủ của Bồ Tát.
Nầy Tịch Ý ! Chư Bồ Tát khéo tu pháp thân, thời chư Bồ Tát nầy là pháp thân, không còn phải dùng ăn uống, nhưng vì thương xót chúng sanh mà hiện ăn hiện uống, vì pháp thân của Bồ Tát chẳng tăng chẳng giảm, chẳng sanh, chẳng diệt, vô chung vô thỉ, nhưng thuận theo tập tục mà hiện có sanh tử. Dầu hiện sanh tử nhưng hiểu rõ tất cả pháp đều là vô sanh. Thị hiện có sanh để tuyên thị tất cả pháp là vô vi, là không hội hiệp, dầu có sanh nhưng đều là vô sanh. Bồ Tát hoặc thị hiện thân căn tàn tật, nhưng pháp thân chẳng hư tổn, dùng pháp tự vui, hiểu rõ Phật thân.
Nầy Tịch Ý ! Nếu người muốn hiểu biết Phật thân, nên hiểu rằng chính là thân hư không, không gì ngang hàng, là chí tôn trong tam giới, thí cho chúng sanh thân vô sở quy, chẳng thể thí dụ, không gì sánh kề, thân thanh tịnh rời trần cấu.
Phật thân vốn thanh tịnh, vốn không nhiễm ô, tự nhiên sáng sạch trọn không trần lụy tối tăm, bổn tánh nhơn hòa đều là vô sanh. Thân đó vắng lặng không hệ thuộc nơi tâm ý thức. Thân đó tự nhiên, như huyễn, như hóa, như dương diệm, như thủy nguyệt. Thân đó đã rốt ráo không, vô tướng vô nguyện. Thân đó cùng khắp mười phương hư thông, tâm đều bình đẳng rõ thấu bổn nguyện của tam giới, không có ngô ngã với tất cả chúng sanh. Thân đó không hạn lượng, không tạo tác, không tưởng niệm, không trụ trước, tru nơi chơn đế không biến đổi. Thân đó không sắc tượng mà tự nhiên hiện sắc tượng, không đau đớn mà hiẹân đau đớn, tự nhiên không tưởng niệm mà hiện có tưởng niệm, không tình thức mà tự nhiên hiện các tình thức, không địa, thủy, hỏa, phong mà hiện thân địa, thủy, hỏa, phong, thấu rõ tất cả pháp thế gian đều hư vọng chẳng thật, mắt không chỗ thấy, tai không chỗ nghe, mũi không ngửi mùi, lưỡi không nếm vị, thân không cảm xúc, tiêu hẳn tình thức, ý không phan duyên, tâm chẳng chuyển dời, không tâm ý thức, hiểu rõ chơn đế không có tấn thối.
Nầy Tịch Ý ! Như Lai pháp thân, nếu có Bồ Tát đến được thân nầy thời không công hạnh Bồ Tát nào chẳng đầy đủ, hóa hiện thân mình khắp cả thành ấp xóm làng trong cõi Đại Thiên.
Tất cả chúng ma đều không biết đước việc làm của Bồ Tát, hiện hay chẳng hiện.
Bồ Tát hiểu rõ cả những nghiệp vi diệu. Dầu không chỗ hiện mà hiện khắp tất cả, cũng chưa từng có quan niệm ra làm, cùng thấy nghe hay biết. Có tu hành điều chi là để khai hóa chúng sanh. Chẳng do sự hành động nơi thân mà mất bốn như ý túc. Vì lợi ích chúng sanh mà Bồ Tát hiện thân mình để hiển bày nghĩa vô thường, khổ, không và chẳng phải thân, thấu rõ các thân bổn tánh tịch tịnh, mà vì chúng sanh hiện thân hoại hư. Thị hiện báo ứng thọ thân, thuận theo bốn pháp điên đảo, rõ biết thân mình như cỏ cây tường vách ngói đá, vì chúng sanh mà hiện thân thanh tịnh.
Nầy Tịch Ý ! Ta từng làm Bồ Tát, từ khi được Phật Nhiên Đăng thọ ký đến nay, dùng mật hạnh ẩn thân thanh tịnh, dầu miệng có tuyên thị nhưng đều không ngôn thuyết.
Nầy Tịch Ý ! Như Lai thuyết pháp thuận theo thời nghi.
Do dược tự tại nên thân Bồ Tát bí mật, chỉ lược nói những điều cốt yếu để tuyên bày sự tịch tịnh bí mật của thân mình. Giả sử muốn thuyết minh đầy đủ, trải qua hằng sa kiếp cũng không thể trình bày hết ».
Lúc đó Mật Tích Kim Cang bảo Tịch Ý Bồ Tát rằng : « Thế nào gọi là bí mật ? Bồ Tát dùng lời nói thanh tịnh, thuận theo mỗi loài chúng sanh nhẫn đến trong tất cả loài cầm súc, Bồ Tát cũng hiện ra bao nhiêu ngôn ngữ, bao nhiêu lời, bao nhiêu tiếng, thuận theo chỗ hiểu biết của mỗi loài mà diễn giải giáo pháp, cùng mọi loài chuyện vãn nhau, nói những việc khổ vui thiện ác. Tiếng nói của Bồ Tát không chỗ nào chẳng suốt chẳng đến. Hoặc ca hát, hoặc giận mừng đều thuận theo tiếng nói của mỗi chúng sanh mà tùy nghi dạy dỗ. Bồ Tát biết rõ tâm ý của mỗi loài có thể tin pháp gì, ưa thích hạnh gì, rồi thuận theo đó mà làm cho họ được vào đạo ».
Tịch Ý Bồ Tát hỏi Mật Tích Kim Cang : « Âm thinh của Bồ Tát giáo hóa như thế nào ? ».
Mật Tích nói : « Tùy theo tất cả âm thinh của chúng sanh, lại chỗ tùy thuận của Bồ Tát không có hạn lượng. Chúng sanh trong các loài tâm niệm đều riêng khác, tiếng nói cũng chẳng đồng không thể tính kể xiết, Bồ Tát đều thuận theo tâm niệm và tiếng nói của mỗi loài, dầu vậy nhưng Bồ Tát vẫn không nói năng. Chính đây gọi là suốùt đến tất cả âm thanh của tất cả chúng sanh, đồng thời hiểu rõ là vô số hữu. Đây là Bồ Tát tùy thời nghi giáo hóa không thể lấy gì để ví dụï được, là bất tư nghì, là vô cùng vô tận, tự tại tuyên thuyết vô số ngữ ngôn : Hoặc nói tiếng Đế Thích, tiếng Phạm Thiên, tiếng Tứ Thiên Vương, tiếng Thiên, Long, Thần, tiếng A Tu La, nhẫn đến tiếng người cùng tiếng của tất cả loài, đều làm cho tất cả được vui mừng kính tin chánh pháp ».
Mật Tích Kim Cang liền nói kệ rằng :
« Dùng ngôn ngữ như vậy
Giải quyết nhiều điều nghi
Thuyết vô lượng vô số
Giáo pháp độ chúng sanh.
Chữa bịnh dùng từ tâm
Cứu khổ do bi lực
Rộng giảng thuyết tuyên bố
Lòng người đều vui thích.
Giửa đại hội Thiên Đế
Dùng tiếng nói dịu dàng
Tiếng nầy rất điều hòa
Hơn tất cả thinh âm
Hòa theo tiếng kỹ nhạc
Giọng buồn động lòng người
Nhơn dịp nầ y diễn nói
Lời kinh điễn dạy răn
Tiếng lảnh lót dịu dàng
Như tiếng thần Na La
Người tham nghe hết tham
Sân hận nghe hết hận.
Tất cả các sơn thần
Đều ưa thích âm nhạc,
Thinh âm của chư Thiên
Thiệt đáng ưa đáng thích
Tiếp pháp âm vang lên
Theo thời nghi phương tiện
Hoặc ca hoặc tụng kệ
Tiêu trừ tham, sân, si.
Lòng kiêu căng ngạo mạn
Những hành vi tự đại
Nghe được tiếng đạo mầu
Đều rời bỏ kiêu căng
Các Thiên Vương cõi sắc
Lắng nghe được pháp âm
Lòng vui đẹp phát tâm
Nguyện sẽ thành Phật đạo.
Thiên, Long, Thần, Dạ xoa,
A Tu La, Bát bộ
Nghe tiếng pháp vi diệu
Đêu hớn nở vui mừng
Thiên hạ cõi Diêm Phù
Nhiều nước, nhiều giống dân
Tiếng Bồ Tát khắp vào
Mọi người nghe đều hiểu.
Bồ Tát khéo tùy thuận
Vừa lòng đẹp ý người
Ai nghe được pháp âm
Đều sẽ được độ thoát.
Chư Thiên Thần hư thông
Thần Kỳ ở đại địa
Tiếng Bồ Tát suốt đến
Thần Kỳ hội lại nghe.
Tiếng pháp rót vào tai
Lòng chư Thần vui đẹp
Chỗ nghi được giải quyết
Hớn hở đều kính tin.
Chim loan, chim hồng hộc,
Chim cưu, nhạn, oan ương
Tiếng diều, quạ, chim công
Các loài chim trên núi,
Chim dưới nước, trên bờ,
Bồ Tát đều tùy theo
Chim nghe hiểu được pháp
Lòng chúng đều vui đẹp.
Sư tử, tượng, hổ, lang
Gấu, beo, cùng khỉ, vượn
Hươu, nai với chồn, cáo
Lừa, ngựa v ới chó, heo
Trừu, dê với trâu, bò
Bốn chân hoặc hai chân
Muông thú nghe pháp âm
Vui mừng bỏ nghiệp ác.
Trong Đại Thiên thế giới
Thiên thượng đến nhơn gian
Ngạ quỉ cùng súc sanh
Suốt đến A Tỳ ngục
Nhờ pháp âm Bồ Tát
Bỏ tà kiến vọng tâm
Chỉ tưởng niệm chí nhơn
Gìn lòng nơi chánh đạo.
Các quốc độ mười phương
Những nơi có ma chúùng
Nghe Bồ Tát thuyết pháp
Đều kính lễ hộ trì
Trăm ngàn ức chúng sanh
Hoài bảo nhiều chí niệm
Nghe Bồ Tát giải thích
Đều cởi mở suốt thông.
Kẻ nằm ngủ điếc câm
Miệng nói chẳng ra lời
Kẻ không chưn què thọt
Người bịnh tật nặng nề
Thinh âm của Bồ Tát
Vi diệu khó nghĩ bàn
Người nghe lòng hòa vui
Khổ tật nguyền đều hết
Những trần lao phiền não
Muôn ức kiếp sâu dày
Nghe thanh tịnh pháp âm
Như sương mai gặp nắng.
Không luận chư Thiên Thần
Nhơn loại hay quỉ súc
Cầm điểu hoặc thú muông
Nghe thinh âm vi diệu
Lòng vui hòa mát mẻ
Nghe nói pháp nhiệm mầu
Hiểu được nghĩa khế kinh
Đồng quy y Phật Pháp.
Tiến lên vào dòng Thánh
Bố thí tu hạnh từ
Trì giới tập đa văn
Tinh tấn rèn nhẫn nhục
Nhứt tâm thêm trí huệ
Phước trí đồng trang nghiêm
Viên mãn hạnh Bồ đề
Rốt ráo quả vô thượng.
Thinh âm của Bồ Tát
Vi diệu bất tư nghì
Ngàn ức kiếp tuyên bày
Cũng khó thể cùng tận ».
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.78.107 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.