Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
(Chim Việt Vành Nam số 21 ngày 11-11-2005) |
Người
đời hay gắn liền Tôn Giáo với " Đức Tin ", và Khoa
học với "Lý Trí " và rất nhiều khi cho rằng Tôn Giáo làm
u mê con người, ngăn trở bước tiến của Khoa Học. Vấn
đề có lẽ không đơn giản như vậy. Ranh giới giữa " Đức
Tin " và "Lý Trí " không rõ rệt như nhiều người hằng tưởng,
chẳng thế mà rất nhiều tu sĩ cũng là những nhà khoa học,
và có những nhà khoa học đã khoác áo tăng sĩ .
Một thí
dụ, nhìn lại Đạo Phật , một tôn giáo phi thượng đế
: cùng một Đạo Pháp, cùng một giáo chủ , nhưng bên cạnh
Tịnh Độ Tông chủ yếu dựa vào lòng tin nơi Phật Di Đà
, lại có Mật Tông chuyên tụng Chú, có Đại Thừa với luận
lý vững chắc của Duy Thức , cũng như có Nguyên Thủy với
Vi Diệu Pháp, có Thiền Tông với chủ trương của Ni Sư Diệu
Nhân thời Lý : "... Chẳng cầu Thiền, Phật - Ngậm miệng,
không lời ".
Vậy đâu là sợi dây nối liền Đức Tin và Lý Trí ? Thực ra,
Tôn giáo và Khoa học nhìn sự vật ở mức độ khác nhau.
Cái Trí Tuệ của Khoa học không nhất thiết là cái Trí Tuệ
của Tôn Giáo, và trong Trí Tuệ của Tôn Giáo, Đức Tin có
chỗ đứng.
Xu hướng của Khoa Học là "hướng ngoại ", là tìm hiểu thế giới khách quan, đối tượng khảo cứu và chủ thể khảo cứu là hai thực thể biệt lập, bệnh nhân và bác sĩ được tách rời. Xu hướng của Tôn Giáo là "hướng nội ". Đối tượng quán sát và chủ thể quán sát là một, bệnh nhân và bác sĩ cũng chỉ là một. Tu hành trước hết là quán sát chính mình. Vậy có cách nào bắc cầu nối tiếp giữa "hướng nội " và "hướng ngoại " ? Phải
chăng nhà vật lý học Bohm với thuyết " sự vận động
toản thể " cho phép ta bước đầu nghĩ đến một câu trả
lời cho câu hỏi trên . Để tìm hiểu rõ thêm về vấn đề
này xin xem bài " Từ
David Bohm Đến Kinh Lăng Nghiêm.
" của nhà văn và nhà khoa học vật lý Nguyễn Tường Bách,
và bài " Cái
Không trong lượng tử / (
PDF ) " của Giáo Sư Phạm
Xuân Yêm. ( Vì có nhiều ký hiệu toán, khó lên trang, bài của
Giáo Sư Phạm Xuân Yêm, lần này mang dạng hình ảnh (Jpeg)
và PDF , mong độc giả châm chước ).
Ở mức độ thuần túy Khoa học, chúng ta tiếp tục tìm hiểu sự hình thành của tinh thần khoa học hiện đại qua loạt bài " Thế giới quan khoa học " của Hàn Thủy. *** Nhưng phải nhắm mắt thừa nhận rằng thời gian rất hấp dẫn, rất quan trọng. Chả thế mà khắp đông tây nam bắc, từ thời thượng cổ đến tận bây giờ, người ta thi nhau sáng chế máy này máy nọ để đo thời gian. Người ta rủ nhau đi đo cái vô hình vô ảnh. Đo cái mà mắt trần không thấy được. Các thứ máy đo thời gian, thô sơ hay tinh xảo, to hay nhỏ, ta đều gọi chung là đồng hồ." (...) " Nước ta biết dùng đồng hồ từ bao giờ ? " Để "giết thì giờ " mời bạn cùng Nguyễn Dư qua bài " Thời gian và cái đồng hồ " đi tìm lời giải cho câu đố "Nước ta biết dùng đồng hồ từ bao giờ ? ". Hòa Đa giới thiệu Bác Ba Phi , một nhân vật biểu tượng của người dân miền Nam : " Chuyện Bác Ba Phi chỉ mới xuất phát gần đây và tương đối khá phổ biến trong dân quê miền Nam. Cũng như nhân vật Trạng Quỳnh ở ngoài Bắc, những chuyện kể nào có tính cách hơi phóng đại và ngộ nghĩnh đều được gán cho Bác Ba Phi." Trong phần tranh ảnh, xin mời bạn thưởng thức hơn 40 tranh Thủy Mạc của Vũ Ngọc Cẩn, một nhà khoa học nhưng cũng là một họa sĩ . Ta cùng Anthony Ducoutumany dạo trên Đường phồ Sài Gòn những ngày hè 2004 . Những hình ảnh này không sắp xếp, không tính trước, nên chỉ xem như những ánh chớp , trên đường đi, về một vài khía cạnh nào đó của Sài Gòn ngày nay. Trông mong những ánh chớp khác đem đến cho ta hình ảnh sống đầy đủ hơn của người dân việt qua năm tháng. Ta cũng có thể dạo quanh Hồ gươm, một buổi sáng, đầu xuân 2005. Những ánh chớp nháy lên : buổi sáng bên hồ gươm có gì ? có hai người đang tập võ dưỡng sinh, có bà bán hàng rong với một cái giá nhỏ vỏn vẹn vài quả khế, quả cam, có những cậu sinh viên ngồi ôn bài , đọc sách, có đàn em thơ theo cô giáo dạo chơi bờ hồ, trong con mắt mơ màng của các cụ già đã về hưu trí ... Có ai còn nhớ thuở xa xưa "đi bờ hồ, chén kem kẹo dừa " ? Rời bờ hồ, chợt thấy đám học sinh đang tíu tít vui chơi chờ trường mở cửa đón mời, rồi ta vào chợ Đồng Xuân. Đây là cảnh xuân năm nay, năm sau sẽ ra sao ? rồi năm sau nữa ? Những ánh chớp của tương lai sẽ trả lời ... .Nguyễn
Hồi Thủ : Bức
tường rêu - Chỉ một lần
|
Mặc dù
trong văn học xứ ta ít ai bàn tới Manga, một thể loại văn
chương xuất xứ từ Nhật, dựa trên hình ảnh , đang là một
hiện tượng xã hội của khắp năm châu. Phim ảnh, sách báo
Manga tràn ngập khắp nơi, trên mọi màn ảnh TV , nhắm đến
mọi từng lớp xã hội, mọi thế hệ tuổi tác.
Manga, theo từ điển tiếng Nhật ( Mạn Họa ) , có nghĩa là "lối vẽ đơn sơ, nhẹ nhàng nhưng hình ảnh có tính cách khôi hài hay qua loa hoặc để mua vui, hoặc để phụng thích xã hội. Phác họa, Tốc họa. " Tuy nhiên, thể loại Manga - khởi xướng bởi Katsushika Hokusai ( 1760-1849 ) - ngày nay có nghĩa rộng lớn hơn, vì đã hòa nhập với nhiều thể loại tranh vẽ tây phương, có lẽ chỉ có thể định nghĩa là một thể loại " truyện bằng tranh ". Qua
truyện " Câu chuyện
đôi mèo " , phóng tác, Xích Long
gửi đến chúng ta một vài khía cạnh của thể loại này
.
XL chỉ mong sẽ chuyển đạt đúng mức những cảm xúc mà tác giả muốn truyền lại cho độc giả, và điều này thật không dễ qua lối truyện phóng tác, nếu có sơ xuất mong các bạn thông cảm ! " Bước vào vườn hoa của xứ Anh Đào, luôn luôn phong phú , mời bạn bắt duyên với truyện dịch " Cổng Rashomon của Akutagawa Ryunosuke " , DDTM chuyển ngữ . Cung
Điển giới thiệu truyện Kappa của cùng tác giả ( Hà
Đồng , Xin chịu khó đọc là Kappa ):
Với Tanizaki, xin nghe Nguyễn Nam Trân : " Sắn Dây Núi Yoshino (1930) được xem như một truyện của Tanizaki mà độc giả ngoại quốc khó lòng tiếp thu và làm khổ tâm người dịch không ít vì nó đầy dẫy chi tiết lịch sử, dã sử truyền thuyết dân gian và tuồng kịch mà ngay dân bản xứ có khi còn không nắm vững. Dầu vậy, theo gương can đảm của Anthony H. Chambers, người đã chuyển ngữ nó sang tiếng Anh (Arrowroot, 1983, Secker & Warburg, UK), chúng tôi cũng xin táo bạo làm việc giới thiệu Sắn Dây Núi Yoshino đến bạn đọc Việt Nam, một tác phẩm quan trọng hàng đầu trong văn nghiệp của Tanizaki. Đây cũng là một trong những tác phẩm mà ông đắc ý đắc ý nhất. Sắn Dây Núi Yoshino giống dây mơ rễ má, cái nhau núm ruột nối liền một cá nhân với quê hương và kỷ niệm luyến tiếc nhưng cũng là sợi dây dẫn đường cho cuộc hành trình đi vào chiều sâu tâm hồn con người Nhật Bản như một tập đoàn. Nó còn đánh dấu điểm khởi hành của giai đoạn thứ hai (1930-1965) trong đời sáng tác phong phú của Tanizaki, khi ông từ bỏ lối thuật truyện khách quan hầu hết dựa trên đối thoại, để sử dụng một cách viết mới, hầu như độc thoại, tinh tế và chủ quan hơn. Nhiều người bàn đến ở đây ảnh hưởng cách hành văn của "tiểu thuyết tùy bút" hay "tùy bút tiểu thuyết" kiểu Stendhal trong tác phẩm L'Abbesse de Castro ( trong tập Chroniques Italiennes) mà Tanizaki đã có cơ hội dịch sang Nhật ngữ." Phạm Vũ Thịnh giới thiệu Murakami Haruki qua truyện Quỷ Hút Máu Trên Xe Taxi ("TakushiNi Notta KyuKetsuKi", ). Truyện ngắn này, ra mắt người đọc trong tạp chí "Torefuru - Trefle" khoảng 1981 - 1983, là truyện thứ 4 trong tuyển tập "Ngày Đẹp Trời Để Xem Kangaroo - Kangaruu Biyori". * Với sáng tác " Phở Huế " của Quỳnh Chi, dù bối cảnh là đất Nhật, nhưng nội dung có thể là câu chuyện của biết bao gia đình người Việt sống nơi đất khách quê người. Đây là câu chuyện của những người Việt xa xứ cố gắng tìm lại hơi hướng của quê hương qua cọng húng , cọng ngò gai tự mình cấy trồng. Đây cũng là câu chuyện của một cậu bé " thế hệ hai ", cũng như mọi cô bé cậu bé thế hệ hai sinh trưởng trên khắp năm châu, những " Nhật con ", " Tây con " , " Mỹ con " ... Dù cha mẹ cố gắng truyền lại cho con văn hóa của ông bà , nhưng với môi trường sống, với bạn bè , trường học , xã hội, sự dung hóa hai nguồn văn hóa không phải là chuyện đương nhiên. Điều quan trọng có lẽ không phải là những lứa trẻ này sẽ có một phong cách, tâm tư, văn hóa y hệt như những lứa trẻ lớn lên tại quê nhà, mà là làm sao cho những " Nhật con ", " Tây con " , " Mỹ con " ... đừng quên quê cha đất tổ , cách xa hàng vạn dậm . Chim Việt non ơi ! " cây có cội, suối có nguồn " , đừng bao giờ quên gốc mình nhé . Tìm lại
hương vị của quê hương qua bữa ăn thường ngày cũng là
tâm trạng của người Việt tại mọi nơi khác, và đặc biệt
tại Mỹ. Lê Kim Anh chắc cũng muốn nói đến điều này qua
bài " Vườn rau Việt
Nam trong lòng nước Mỹ "
Trở lại quê nhà, mời các bạn bước vào thế giới lãng mạn của một cậu bé sắp bước sang tuổi vị thành niên với Trần Thanh Diệu qua truyện " Tiếng sấm đầu mùa " , câu chuyện xảy ra đã khá lâu. Việt Hải
tạm chấm câu phần Truyện - ký này với bài " Beethoven,
người nhạc sĩ lãng mạn ".
Và chúng
ta cùng Lê Văn Hảo tiếp tục nhìn lại đất nước - con người
Việt Nam qua loạt bài " Nẻo về văn hóa văn minh Việt Nam
" .
Bài viết thật súc tích, nhưng hình ảnh vẫn còn nghèo nàn. Tác giả đã gửi cho CVCN rất nhiều hình ảnh nhưng vì lý do kỹ thuật chưa kịp đưa lên. Mong tác giả và độc giả miễn thứ. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa lên sau . CVCN cũng mong nhận được thêm từ độc giả tất cả những hình ảnh về đất nước, con người , sinh hoạt của mọi vùng trên đất nước. |
Xin giới
thiệu cùng độc giả sách " Quảng
cáo Truyền Hình trong Kinh tế thị trường
" của Giáo Sư Đào Hữu Dũng ( Viện Đại Học Quốc Tế Josai
(J.I.U.), Tokyo )
" Chính
sách Đổi Mới từ những năm sau 1986 đã đưa Việt Nam hội
nhập với cộng đồng thế giới. Một thành quả mang tính
cách chiến lược của nó là Việt Nam được tổ chức ASEAN
chấp nhận như một thành viên. Từ một nền kinh tế chỉ
huy, bao cấp, chỉ chú trọng đến việc bảo đảm quyền "được
mua", Việt Nam đã chuyển hướng thực hành chính sách kinh
tế thị trường, chú trọng cả đến việc bảo đảm quyền
tư hữu của người dân và quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh
tranh của người sản xuất. Tích cực động viên những nguồn
vốn đầu tư và kỹ thuật chế tạo của các công ty ngoại
quốc, chính phủ đã châm ngòi để sự phát triển kinh tế
bùng nổ, và quan trọng hơn nữa, đánh thức được tiềm
năng của người Việt trên bình diện cả nước. "
Thực ra, Giáo Sư Đào Hữu Dũng không phải là một nhân vật xa lạ với Chim Việt Cành Nam, mà vốn là một trong những người bạn đồng hành tích cực nhất từ nhiều năm tháng qua, nhưng dưới bút hiệu khác ... CVCN xin phép không tiết lộ để gây kỳ bí . Chúng ta tạm biệt Đào Hữu Dũng với Kinh tế học hữu ích nhưng khô khan, để đi tìm gặp Nguyễn Nam Trân trong thế giới của văn thơ , Man.yô-shuu (Vạn Diệp Tập) Tìm hiểu cái đẹp của dòng thơ Waka trong tuyển tập thơ tối cổ Nhật Bản : " Ngày nay khi bàn về thi ca Nhật Bản, người ta hầu như chỉ nhắc đến haiku. Trên thế giới có bao nhiêu Haiku-ist, từ người già đến em bé. Dĩ nhiên đó là điều đáng mừng cho văn học Nhật Bản vì ảnh hưởng sâu rộng của loại thơ ngắn gọn, cô đọng mà học giả phái cấu trúc người Pháp Roland Barthes đã ví von với những "vết xước trên khung thời gian". Đó là chưa kể việc có thêm một bài thơ thì bớt đi một viên đạn, điều rất quan trọng để giữ sự hòa bình an thái cho tinh cầu xanh của chúng ta. " Thế nhưng sự toàn cầu hóa và đại chúng hóa haiku không làm ta quên rằng thi ca Nhật Bản không chỉ là haiku mà còn biết bao nhiêu hình thức khác, trong đó có waka, Hán thi và thơ mới. Cho đến thế kỷ 17 thì haiku chỉ là một sản phẩm phụ và "thấp hèn" của waka. Nếu không hiểu waka thì khó lòng thưởng thức haiku và thơ mới (shintaishi) một cách trọn vẹn. Bài viết nầy có mục đích thử lội ngược dòng văn học sử để tìm hiểu những nét đẹp của waka (Hòa ca), hình thức thi ca nguyên thủy Nhật Bản nghĩa là những bài thơ viết bằng kana, văn tự biểu âm của người Wa (Hòa, Nhật cổ). " Phạm Doanh đưa ra " Vài nhận định về sự đối câu trong thơ Đường Luật ". Tiếp theo
những số trước, ta cùng Nguyễn Thị Chân Quỳnh trở về
thăm "Lối xưa xe ngựa ", lần này với hai chương :
Trong số trước, Giáo sư Nguyễn Phú Phong đã trình bày quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ theo con chữ La tinh. Nhưng hình thành rồi làm sao đem áp dụng ? đây là câu hỏi của bài : Tranh luận về việc áp dụng chữ quốc ngữ " Rõ ràng là sáng chế một thứ chữ viết đòi hỏi đến một tư duy khoa học. Nhưng khi đã có chữ viết rồi mà muốn đem ra áp dụng nó thì phải có một quyết định chính trị. Riêng trường hợp chữ quốc ngữ tuy được ra đời công khai từ giữa thế kỷ 17 - có thể lấy năm 1651 năm xuất bản cuốn Dictionarium annamiticum lusitanum, et latinum của A. de Rhodes làm khởi điểm dù rằng công cuộc sáng chế đã phải bắt đầu nhiều năm trước đó - nhưng phải chờ đến khi Pháp chiếm Sài Gòn - Lục Tỉnh thì mới có quyết định dùng chữ quốc ngữ một cách chính thức và rộng rãi. " Trong phần
các nhà văn tiền chiến, lần này xin giới thiệu :
Chim
Việt Cành Nam (*)
|
-------------------
(*)1 - Chim Việt Cành Nam, lấy từ chuyện Chim Trĩ , do vua Việt ở phương Nam tân cống cho vua nhà Chu (Chu Thành Vương). Chim chọn cành phía Nam để làm ổ . "Việt điểu sào nam chi" (Sào là làm tổ chim) , ý nói nhớ quê hương phía Nam. 2 - Ngựa Hồ hí gió Bấc , là chuyện ngựa của rợ Hồ (Mông Cổ) dâng cho vua Hán Vũ Đế , khi gió Bấc thổi, thì hí lên "Hồ mã tê bắc phong", ý nói nhớ quê, phương bắc. |
[ Trở Về ]