HomeIndex

A-hàm

; S: āgama; A-hàm là dịch theo âm Hán Việt, dịch nghĩa là Pháp qui, Vô tỉ pháp, tức là cái »gốc của giáo pháp«;

Tên đặt cho các bộ kinh căn bản của Phật giáo viết bằng văn hệ chữ Phạn (sanskrit), nội dung giống các Bộ kinh (p: nikāya) thuộc văn hệ Pā-li. Có bốn bộ A-hàm: 1. Trường a-hàm (s: dīrghāgama) gồm 30 bản kinh; 2. Trung a-hàm (s: mādhyamāgama), tập trung về các vấn đề siêu nhiên; 3. Tạp a-hàm (s: saṃyuktāgama), với nhiều đề tài khác nhau như quán tưởng và thiền định; 4. Tăng nhất a-hàm (s: ekottarikāgama).

A-hàm tập hợp các giáo lí cơ bản của Tiểu thừa mà đức Phật đã từng thuyết giảng như Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Mười hai nhân duyên, Nghiệp... Các Bộ kinh thuộc văn hệ Pā-li của Tiểu thừa phần lớn đều trùng hợp với A-hàm, nhưng Bộ kinh thì có thêm phần thứ năm là Tiểu bộ kinh (p: khuddaka-nikāya).