Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Về mái chùa xưa »» Uy lực của quy giới »»

Về mái chùa xưa
»» Uy lực của quy giới

Donate

(Lượt xem: 6.456)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Về mái chùa xưa - Uy lực của quy giới

Font chữ:


Diễn đọc: Trường Tân
Cụm từ “uy lực” đã được người xưa dùng để mô tả về những ảnh hưởng tích cực rất lớn lao của việc thọ trì Tam quy và Ngũ giới trong đời sống. Đây có thể xem là cụm từ chính xác nhất, bởi vì những ảnh hưởng tích cực của việc thọ trì quy giới trong thực tế là rất lớn, tạo thành một sức mạnh vô song có khả năng giúp chuyển hóa hết thảy mọi hạt giống xấu ác tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên, chỉ có sự thực hành là phương thức duy nhất mới có thể giúp ta hiểu hết được uy lực của quy giới, còn mọi sự mô tả, diễn giải đều chỉ có tính cách lý luận, dẫn dắt mà thôi. Những gì mà chúng ta có thể bàn đến ở đây thật ra chỉ là phần biểu lộ bên ngoài của vấn đề, còn chiều sâu thực sự của những giá trị tinh thần lại là điều mà mỗi người chỉ có thể tự cảm nhận được qua sự hành trì trong thực tế đời sống mà thôi.

Tam quy và Ngũ giới mang lại cho chúng ta hai khía cạnh lợi ích lớn lao không tách rời nhau. Nói một cách nôm na dễ hiểu nhất, việc quy y Tam bảo giúp chúng ta xác lập một niềm tin, một chỗ dựa tinh thần vững chắc, còn việc học hiểu và thọ trì Ngũ giới giúp chúng ta vạch ra được một hướng đi cụ thể trong đời sống. Nói một cách khác, Tam quy mang lại lợi ích trước hết cho phần tinh thần, còn Ngũ giới tác động trước hết đến mọi hành động do thân xác thực hiện. Nhưng ngay ở điểm này chúng ta có thể thấy ngay được mối quan hệ chặt chẽ không thể chia tách giữa hai khía cạnh vừa đề cập. Bởi vì tinh thần không thể tồn tại tách biệt với thân xác, và ngược lại thì mọi hành động do thân xác thực hiện cũng không thể thiếu yếu tố tinh thần. Chính điều này giải thích cho một quy định bất thành văn mà chúng ta đã có lần đề cập đến: tất cả những người quy y Tam bảo đều cùng lúc phát tâm thọ trì Ngũ giới. Chúng ta có thể nói một cách cụ thể hơn rằng, việc quy y Tam bảo là tiền đề tất yếu để dẫn đến thọ trì Ngũ giới, trong khi việc thọ trì Ngũ giới lại là điều kiện tất yếu phải có để cụ thể hóa và duy trì tâm nguyện quy y.

Vì sao nói rằng quy y Tam bảo giúp chúng ta có một chỗ dựa tinh thần vững chắc? Một trong những tính chất vốn có của con người là luôn muốn hiểu được tất cả những hiện tượng, sự việc xảy ra quanh mình. Nhưng trong thực tế, từ thuở sơ khai cho đến nay luôn có quá nhiều điều mà con người không sao hiểu hết. Những bí ẩn không lời giải đáp luôn bàng bạc trong thế giới tự nhiên quanh ta và nằm ngay trong chính thế giới nội tâm của mỗi chúng ta. Có những bí ẩn chỉ gợi sự tò mò, thắc mắc (như sự hình thành và biên giới của vũ trụ, hay nguồn gốc con người... ), nhưng phần lớn các bí ẩn lại thường có khuynh hướng làm cho chúng ta sợ hãi, bất an (như sấm sét, dịch bệnh, mưa bão, động đất... ). Ngày nay, chúng ta có sự tiến bộ nhất định về khoa học, và điều đó giúp giải thích một số vấn đề, nhưng điều đó lại không có nghĩa là kiểm soát được những vấn đề ấy. Chẳng hạn, con người sơ khai sợ sấm sét, động đất... vì hoàn toàn không hiểu được nguyên nhân, con người ngày nay dù đã giải thích được nguyên nhân, nhưng vẫn bất lực khi những hiện tượng này xảy ra và cướp đi sinh mạng của nhiều người... Và vì thế, chúng ta vẫn tiếp tục nuôi dưỡng sự sợ hãi đối với những gì nằm ngoài sự hiểu biết và kiểm soát của chúng ta trong môi trường tự nhiên. Chính sự sợ hãi này là một trong những nguyên nhân khiến con người phải dựng nên một số các tôn giáo, tín ngưỡng để làm chỗ dựa tinh thần.

Nhưng tôn giáo hình thành theo cách này thực chất là xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, từ sự hình dung, tưởng tượng vô căn cứ về những điều chưa biết... Và với nền tảng đó, nó không thể thực sự là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con người. Với hoạt động của tri thức, con người luôn hoài nghi về những điều không hợp lý (vốn là bản chất của sự tưởng tượng), và điều này giải thích lý do vì sao con người đã tìm được chỗ dựa nơi tôn giáo nhưng tự sâu thẳm trong tâm hồn vẫn cảm thấy một sự băn khoăn, bất an.

Phật giáo không phải là một tôn giáo hình thành theo cách đó. Đức Phật không chấp nhận những điều mô tả theo trí tưởng tượng, mà chỉ đưa ra những mô tả xuất phát từ sự chứng nghiệm trong thực tế. Trí tuệ giác ngộ của ngài đã nhìn xuyên suốt mọi hiện tượng trong tự nhiên, xuyên suốt mọi thế giới mà đối với chúng ta là huyền bí, khó hiểu. Tuy nhiên, ngài không yêu cầu chúng ta đặt niềm tin vào những gì huyền bí, khó hiểu đó, mà dẫn dắt chúng ta đặt niềm tin vào những gì rất thiết thực, có thể chứng nghiệm ngay trong cuộc sống này.

Niềm tin vào Tam bảo là một niềm tin hình thành theo cách đó, với các đối tượng Phật, Pháp, Tăng mà chúng ta có thể hiểu được và thấy nghe nhận biết bằng tri giác thông thường của bản thân mình. Vì thế, quy y Tam bảo trước hết là quy y với những đối tượng mà chúng ta kính ngưỡng và nguyện noi theo để có cuộc sống tốt đẹp, an vui hơn.

Thế nhưng, trí tuệ và nhân cách siêu việt của đức Phật còn giúp chúng ta đẩy lùi mọi sự sợ hãi vô căn cứ mà trước đây có thể đã từng ngự trị trong tâm hồn ta. Lấy ví dụ như những điều may rủi đến với ta trong cuộc sống có vẻ như không theo một quy luật nhất định nào, và do đó ta thường lo sợ khi liên tiếp gặp phải những rủi ro. Từ đó, ta đi tìm chỗ dựa tinh thần vào những việc như bói toán, xem ngày giờ, cúng sao giải hạn... Nhưng tất cả những điều đó đều chỉ là những phương thức được hình thành từ sự tưởng tượng vô căn cứ. Trí tuệ giác ngộ của đức Phật đã chỉ ra rằng tất cả những gì xảy đến cho chúng ta hôm nay là kết quả của những hành vi trong quá khứ của chính chúng ta, và mối quan hệ nhân quả này đã được ngài quán sát thấu đáo để giải thích cho tất cả mọi hành vi và nghiệp báo của chúng sanh. Khi tin và hiểu được điều này, chúng ta không còn những lo sợ vô căn cứ như trước nữa, mà trái lại có thái độ tích cực hơn để cải thiện mọi hành vi trong hiện tại của mình, vì chúng ta biết chắc rằng điều đó sẽ quyết định những gì chúng ta gặt hái vào ngày mai. Luật nhân quả là một phạm trù khá rộng và phức tạp nhưng rất thú vị, chúng ta hy vọng sẽ có dịp quay trở lại vấn đề này trong một tập sách khác.

Mặt khác, như đã nói, nhân cách siêu việt của đức Phật giúp chúng ta khi đã đặt niềm tin vào ngài thì không còn sự sợ hãi trước bất kỳ đối tượng nào khác. Rất nhiều người trong chúng ta trước đây có thể đã từng thờ cúng các vị thần mà chúng ta chưa từng thực sự được biết, không phải xuất phát từ sự kính phục hay ngưỡng mộ, mà thực chất là vì sợ hãi. Chúng ta sợ rằng nếu không thờ cúng các vị ấy, chúng ta sẽ phải chịu những sự trừng phạt bí ẩn nào đó mà không ai có thể bảo vệ được cho ta. Nhưng khi chúng ta quy y Tam bảo, đức Phật chỉ rõ một cách bao quát rằng tất cả những cảnh giới như trời, thần, quỷ, vật... đều không thoát ngoài tam giới, đều là những chúng sanh đang chịu sự chi phối của nghiệp quả luân hồi, và do đó chúng ta không có gì phải sợ sệt hoặc nương theo những đối tượng ấy. Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện. Trong một số kinh, đức Phật còn mô tả uy lực của người thọ trì Tam quy và Ngũ giới là được các vị thiện thần vây quanh để hộ trì. Và điều đó cho thấy khi chúng ta đặt niềm tin nơi Tam bảo thì chúng ta không còn phải lo sợ trước bất kỳ một đối tượng nào khác. Vì thế mà có thể xác định rằng việc quy y Tam bảo là xác lập niềm tin và mang lại cho chúng ta một chỗ dựa tinh thần vững chắc.

Nhiều người đã quy y Tam bảo nhưng vẫn thờ cúng các vị thần linh huyễn hoặc, chẳng hạn như thờ thần tài, ông địa, ông táo... hoặc vẫn tin vào việc bói toán, xem ngày giờ tốt xấu, cúng sao giải hạn... Đó là vì những người ấy chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của việc quy y, và do đó cũng chưa thực sự đặt trọn niềm tin nơi Tam bảo. Nếu hiểu và tin theo lời Phật dạy, thì những chuyện tốt lành, lợi lạc đến với chúng ta chỉ có thể là kết quả của những việc làm phước thiện, làm sao lại có thể dựa vào sự phù hộ độ trì của một vị thần này hay thần khác, nhất là khi sự phù hộ độ trì đó lại có vẻ như là kết quả của những hành động “đút lót” bằng lễ vật cúng kính!

Những niềm tin và nhận thức sai lầm như trên có thể dễ dàng loại bỏ nhờ vào việc thọ trì Ngũ giới. Trong kinh nói: Nhân giới sanh định, nhân định phát huệ. Vì thế, thọ trì Ngũ giới có thể giúp chúng ta chuyển hóa đời sống theo hướng tích cực, tốt đẹp hơn, và do đó mà tâm trí sẽ được sáng suốt hơn, có thể hiểu đúng những giáo lý do Phật truyền dạy, và điều đó giúp ta xóa tan đi những nhận thức sai lầm, tà kiến.

Thực hành Ngũ giới là bước khởi đầu căn bản nhất, nhưng cũng chính là chặng đường dài mà người học Phật có thể nương theo để đi suốt cuộc đời mình. Sở dĩ như thế, là vì trong 5 giới bao gồm nhiều lớp ý nghĩa, nhiều tầng bậc hành trì từ thấp đến cao, giúp cho người mới học có thể dễ dàng tiếp nhận, mà người thực hành, chiêm nghiệm lâu năm cũng vẫn còn có chỗ phải tiếp tục học hỏi.

Chính vì khả năng bao quát như thế, nên Ngũ giới có một uy lực vô song trong việc chuyển hóa đời sống của chúng ta. Có thể hình dung ở mức độ xấu nhất, khi bản thân ta là người đầy dẫy những thói hư tật xấu cố hữu, nhưng chỉ cần phát tâm nghiêm túc thọ trì Ngũ giới, ngay lập tức tất cả các thói hư tật xấu ấy sẽ bị ngăn chặn, và dần dần không bao lâu sẽ đi đến chỗ diệt mất. Điều khó khăn quyết định ở đây là ta phải có một quyết tâm, một ý chí dũng mãnh để nghiêm túc thọ trì không phạm giới. Chỉ cần được như thế thì mọi việc chắc chắn sẽ trở nên tốt đẹp. Ở đây có thể hình dung 5 giới như một cái khuôn của người thợ đúc, cho dù nguyên liệu sử dụng có bất cứ hình dạng nào, nhưng một khi đã đưa được vào khuôn thì chỉ có thể sản xuất ra một hình dạng duy nhất theo cái khuôn ấy.

Tính chất bao quát của 5 giới đã dẫn đến một kết quả thực tiễn là: ta không thể thực hiện bất kỳ một hành vi xấu ác nào mà không phạm vào 5 giới. Vì thế, khi ta giữ trọn 5 giới thì tất cả mọi hành vi xấu ác đều nhất thời bị ngăn chặn.

Tác dụng của 5 giới có thể tạm chia ra hai giai đoạn, cũng là hai tầng bậc thực hành giới như sau:

1. Với người mới phát tâm thọ giới, việc thực hành 5 giới thường mang tính khuôn thước, máy móc, và được hiểu theo nghĩa căn bản nhất của giới. Tác dụng của 5 giới trong giai đoạn này là ngăn chặn, dừng lại tất cả mọi hành vi xấu ác không cho bộc lộ ra bên ngoài (nhưng thường là vẫn còn âm ỉ trong tư tưởng, ý niệm). Quá trình ngăn chặn này thường diễn ra theo trình tự như sau: Khi ý niệm về một hành động xấu khởi lên, người trì giới nhận biết và so sánh với ý nghĩa ngăn ngừa của 5 giới, nhận ra được là nó thuộc về phạm vi ý nghĩa ngăn ngừa của giới, và do đó quyết định không thực hiện nó.

Trong giai đoạn này, người trì giới thường không cảm thấy thoải mái lắm trong việc trì giới, bởi vì tâm trí người ấy thường xuyên bị đè nặng bởi những ý tưởng như “phạm giới” hay “không phạm giới”, hoặc là “không được làm điều này”, “không được làm điều kia”... Hơn thế nữa, sự phân biệt các phạm vi ý nghĩa ngăn ngừa của giới thường là một quá trình suy diễn máy móc chủ yếu dựa vào các ý nghĩa đã được truyền dạy, còn những gì thuộc về kinh nghiệm bản thân chưa có được bao nhiêu.

Người thọ trì 5 giới trong giai đoạn này giống như người cày ruộng. Lợi tức thu hoạch từ ruộng lúa là sự hứa hẹn trong tương lai, còn hiện tại là sự nỗ lực và mệt nhọc vì công việc. Việc nghiêm túc trì giới đòi hỏi phải có những nỗ lực tranh đấu liên tục trong tự thân giữa những thói quen (thường là phạm giới) và ý chí hướng thiện. Trong khi đó kết quả hoàn thiện đời sống tinh thần lại thường rất hiếm khi có thể được cảm nhận tức thời, cho dù là điều đó đang thực sự diễn ra.

Do những tính chất nêu trên, người thọ giới trong giai đoạn này nên thường xuyên củng cố niềm tin của mình bằng cách đến chùa, lễ bái Tam bảo, hoặc tham gia các khóa tu học tại các chùa. Cũng có thể tự mình tìm hiểu thêm về Phật pháp bằng cách đọc tụng kinh điển hay tìm đọc những sách giảng giải về giáo lý. Những nỗ lực phụ trợ này sẽ có ý nghĩa tích cực giúp cho việc trì giới trở nên dễ dàng hơn và cũng có hiệu quả hơn.

Giai đoạn này có thể kéo dài trong một quãng thời gian khác nhau đối với mỗi người, tùy thuộc vào năng lực thực hành giới cũng như khởi điểm khi bắt đầu thọ giới. Nói chung, giai đoạn này có thể được xem như chấm dứt khi người thọ giới bắt đầu tự mình cảm nhận được sự thoải mái trong việc trì giới và những cải thiện đáng kể trong mọi sinh hoạt của đời sống thường ngày.

2. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn mà người thọ giới đã hoàn toàn quen thuộc với các phạm trù ngăn ngừa của giới, và việc giữ giới trở thành một phản xạ tự thân khá nhuần nguyễn. Chẳng hạn, nếu như trong giai đoạn thứ nhất, người thọ giới phải đối đầu với một sự thèm khát nhất định khi phải từ chối không uống rượu do ý nghĩa ngăn ngừa của giới thứ 5, thì trong giai đoạn thứ hai này, việc không uống rượu trở nên một phản ứng hoàn toàn tự nhiên, và người thọ giới không còn khởi lên sự thèm khát mong muốn đối với loại thức uống độc hại ấy nữa.

Chuyển biến quan trọng trong giai đoạn này là người thọ giới thực sự cảm nhận được lợi ích của việc trì giới, tự thấy được những thay đổi tích cực, cải thiện trong đời sống hằng ngày, và kèm theo đó là một niềm an lạc, hạnh phúc mang lại do có được nếp sống chân chính, tốt đẹp. Thêm vào đó, uy lực của giới trong giai đoạn này cũng tỏa rộng ra chung quanh, khiến cho mọi người khi tiếp xúc với người thọ giới đều có thể dễ dàng nhận ra và kính phục.

Đây cũng là giai đoạn mà người thọ giới đã tích lũy được những kinh nghiệm tự thân trong việc trì giới, có được những cảm xúc và nhận xét của riêng mình qua từng trường hợp cọ xát với thực tiễn đời sống. Đó là những điều hoàn toàn không thể được truyền dạy từ người khác. Với những kết quả có được từ sự thực hành 5 giới trong cuộc sống của chính mình, người thọ giới bắt đầu có thể chiêm nghiệm về ý nghĩa của từng giới và mở rộng được phạm vi ngăn ngừa của giới. Sự mở rộng này là một kết quả tất nhiên có được qua thực hành và chiêm nghiệm, bởi vì những ý nghĩa mở rộng này vốn đã hàm chứa trong giới mà không phải là một sự thêm thắt về sau. Chỉ có điều là để hiểu được những ý nghĩa đó, đòi hỏi chúng ta phải có một quá trình thực hành việc trì giới trong thực tế đời sống.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Sen búp dâng đời


Những Đêm Mưa


Hát lên lời thương yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.93.209 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (47 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...