Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Về mái chùa xưa »» Từ Tam quy đến Ngũ giới... »»

Về mái chùa xưa
»» Từ Tam quy đến Ngũ giới...

Donate

(Lượt xem: 5.519)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Về mái chùa xưa - Từ Tam quy đến Ngũ giới...

Font chữ:


Diễn đọc: Trường Tân
Không có quy định nào về việc người quy y Tam bảo phải thọ trì Ngũ giới, nhưng xét về mặt ý nghĩa thì đây là điều tất yếu nên làm và từ xưa đến nay đã được hầu hết những người tin Phật noi theo.

Trong Phật giáo, việc học giới và giữ giới được xem là rất quan trọng, là một trong ba môn học có thể giúp đạt đến sự giải thoát, gọi là Tam vô lậu học, bao gồm: giới, định và tuệ. Mặt khác, khi đức Phật sắp nhập Niết-bàn, ngài A-nan thưa hỏi về sự nương tựa, y cứ sau này, Phật có dạy rằng: “Sau khi ta diệt độ, phải lấy giới luật làm thầy.” Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giới luật đối với người học Phật. Chỉ cần học hiểu và nghiêm trì giới luật thì cánh cửa giải thoát có thể xem như đã bắt đầu được hé mở, bởi vì trong mối quan hệ giữa ba môn vô lậu học vừa kể thì giới có thể được xem là môn học quyết định đầu tiên: nhờ có giới mới có định, nhờ có định mới phát sinh trí tuệ.

Giới có nhiều tầng bậc khác nhau, được áp dụng cho các đối tượng tu tập khác nhau, như Ngũ giới (5 giới), Thập giới (10 giới) cho đến Cụ túc giới (250 giới)... Trong đó có thể thấy Ngũ giới là tầng bậc căn bản nhất và được áp dụng cho những người cư sĩ, tức là những người học Phật tại gia, còn đang duy trì cuộc sống có gia đình.

Ngũ giới bao gồm các giới sau:

1. Không sát sinh:

Về căn bản, giới này có nghĩa là không giết hại mạng sống của tất cả các sinh vật. Mỗi sinh vật đều tham tiếc mạng sống của mình, đều không muốn bị giết hại và sẽ hết sức đau khổ khi bị giết hại. Chúng ta có thể chiêm nghiệm nơi bản thân mình để hiểu được sự đau khổ của người khác, hay nói rộng ra là của mọi sinh vật khác khi bị giết hại. Vì bản thân mình không muốn bị giết hại và vì hiểu được những khổ đau của sinh vật bị giết hại, nên chúng ta thọ trì giới này, nguyện trọn đời không làm việc giết hại hoặc có những lời nói, tư tưởng có thể dẫn đến sự giết hại; không tán thành hoặc xúi giục, sai khiến người khác làm việc giết hại; không hài lòng, vui sướng khi thấy người khác làm việc giết hại.

Khi có sự thực hành và chiêm nghiệm giới này, chúng ta sẽ có thể hiểu rộng hơn nữa về phạm vi của giới, từ chỗ không giết hại tiến lên một bước nữa là không làm hại. Thuật ngữ này trong tiếng Phạn gọi là Ahims , chữ Hán dịch nghĩa là Bất hại (不害), trong tiếng Việt được hiểu là không làm tổn hại đời sống của mọi sinh vật. Bởi vì, việc làm tổn hại đời sống sinh vật cũng làm cho sinh vật đó đau khổ (chẳng hạn như khi ta đánh đập người khác) và bản thân ta cũng không mong muốn điều đó xảy ra cho mình. Và xét cho cùng thì việc làm tổn hại đời sống của một sinh vật chính là biểu hiện ở mức độ nhẹ hơn của việc giết hại. Vì thế, khi chúng ta nuôi dưỡng tâm từ bi không giết hại thì cũng với tâm từ bi đó ta sẽ không thể làm tổn hại đến đời sống của bất cứ sinh vật nào.


2. Không trộm cắp:

Về căn bản, giới này có nghĩa là không nhận về mình bất cứ phần của cải, vật chất nào không do tự mình làm ra hoặc không do người khác tự nguyện trao cho mình. Hết thảy chúng ta đều tham tiếc những gì do mình làm ra, đều không muốn bị kẻ khác lường gạt, trộm cắp hoặc cướp giật đi phần tài sản của mình, và đều đau khổ khi điều đó xảy ra. Vì hiểu được điều đó nên chúng ta thọ trì giới này, nguyện trọn đời không làm việc lường gạt, trộm cắp hoặc cướp giật tài sản của người khác bằng bất cứ hình thức nào để mang về làm của mình, cho dù đó là phần tài sản nhỏ nhặt nhất. Chúng ta cũng nguyện không nuôi dưỡng những lời nói hoặc tư tưởng có thể dẫn đến sự lường gạt, trộm cắp hoặc cướp giật; không tán thành hoặc xúi giục, sai khiến người khác làm việc lường gạt, trộm cắp hoặc cướp giật; không hài lòng, vui sướng khi thấy người khác làm việc lường gạt, trộm cắp hoặc cướp giật.

Khi có sự thực hành và chiêm nghiệm giới này, chúng ta sẽ có thể hiểu rộng hơn nữa về phạm vi của giới, từ chỗ không lường gạt, trộm cắp hoặc cướp giật, chúng ta tiến lên một bước nữa là không sử dụng bất cứ lợi thế sẵn có hay phương thức khéo léo hoặc thủ đoạn khôn ngoan nào để giành lấy về mình phần lợi tức nhiều hơn người khác, không tương xứng với phần công sức mình đã bỏ ra. Bởi vì, mỗi người đều mong muốn phần lợi tức nhiều hơn, và đều không vui khi bị người khác giành lấy phần lợi tức mà lẽ ra phải thuộc về mình. Vì thế, xét cho cùng thì khi ta sử dụng những lợi thế sẵn có hay sự khôn ngoan hoặc khéo léo của mình vào việc giành lấy phần lợi tức của người khác, đó cũng chính là biểu hiện của sự trộm cướp ở dạng tinh tế hơn mà thôi.

3. Không tà dâm:

Về căn bản, giới này có nghĩa là không quan hệ như vợ chồng với bất cứ ai không phải hoặc chưa phải là vợ hay chồng mình. Mỗi người chúng ta đều mong muốn có cuộc sống vợ chồng chung thuỷ, gắn bó trọn đời với nhau, đều không muốn vợ hoặc chồng mình có mối quan hệ bất chính với người khác, và khi điều đó xảy ra thì chúng ta đau khổ. Hành vi tà dâm không chỉ gây đau khổ cho hai người trong cuộc, mà còn gây ra đau khổ cho rất nhiều người khác có liên quan, chẳng hạn như làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, làm cho vợ chồng con cái trong gia đình không còn được sống chung hạnh phúc với nhau, và làm cho tất cả những người thân như cha mẹ, anh, chị, em... cũng do đó mà phải đau khổ. Vì hiểu được như thế nên chúng ta thọ trì giới này, nguyện trọn đời không quan hệ như vợ chồng với bất cứ ai không phải hoặc chưa phải là vợ hay chồng mình. Chúng ta cũng nguyện không nuôi dưỡng những lời nói hoặc tư tưởng có thể dẫn đến sự quan hệ bất chính với người không phải hoặc chưa phải là vợ hay chồng mình; không tán thành hoặc xúi giục, sai khiến người khác quan hệ bất chính với người không phải hoặc chưa phải là vợ hay chồng của họ; không hài lòng, vui sướng khi thấy người khác quan hệ bất chính với người không phải hoặc chưa phải là vợ hay chồng của họ.

Khi có sự thực hành và chiêm nghiệm giới này, chúng ta sẽ có thể hiểu rộng hơn nữa về phạm vi của giới, từ chỗ không quan hệ như vợ chồng với người không phải hoặc chưa phải là vợ hay chồng của mình, chúng ta tiến lên một bước nữa là luôn tìm cách nuôi dưỡng và bảo vệ hạnh phúc gia đình của chính mình cũng như của người khác. Bởi vì, mỗi người đều mong muốn có một gia đình hạnh phúc, và việc nuôi dưỡng, bảo vệ hạnh phúc gia đình chính là hành động tích cực nhất để ngăn ngừa việc nảy sinh những mối quan hệ tình cảm nam nữ bất chính. Khi mỗi gia đình đều thực sự có được hạnh phúc trong cuộc sống chung, những người vợ hoặc chồng trong các gia đình ấy sẽ không rơi vào sự cám dỗ của nhục dục để dẫn đến quan hệ như vợ chồng với những người không phải là vợ hoặc chồng của họ, gây đau khổ cho chính họ và gia đình của họ cũng như nhiều người khác. Mặt khác, nếu chúng ta là những người chưa lập gia đình, sự thực hành giới này sẽ bảo vệ chúng ta không rơi vào những bi kịch đáng tiếc gây đau khổ cho chính mình và cho cả người mình yêu thương.

4. Không nói dối:

Về căn bản, giới này có nghĩa là không nói bất cứ điều gì không đúng với sự thật. Tất cả chúng ta đều ý thức được giá trị của sự chân thật, đều không muốn bị người khác lừa dối, nói với mình những điều không đúng sự thật. Lời nói không đúng sự thật có thể tạo ra những nhận thức sai lầm và dẫn đến những hành động sai lầm, và điều đó có thể là nguyên nhân của nhiều sự sai trái khác. Vì hiểu được điều đó nên chúng ta thọ trì giới này, nguyện trọn đời không nói ra bất cứ điều gì không đúng sự thật, chỉ nói những lời chân thật. Chúng ta cũng nguyện không nuôi dưỡng những ý tưởng không đúng sự thật; không tán thành hoặc xúi giục, sai khiến người khác nói những lời không đúng sự thật; không hài lòng, vui sướng khi thấy người khác nói những lời không đúng sự thật.

Khi có sự thực hành và chiêm nghiệm giới này, chúng ta sẽ có thể hiểu rộng hơn nữa về phạm vi của giới, từ chỗ không nói những lời không đúng sự thật, chúng ta tiến lên một bước nữa là nhận thức đầy đủ về sức mạnh phá hoại cũng như xây dựng của lời nói, và do đó mà chỉ nói ra những lời mang lại niềm vui chính đáng, sự đoàn kết gắn bó, yêu thương và hiểu biết lẫn nhau cho hết thảy mọi người; không nói ra những lời gây đau khổ cho người khác hoặc dẫn đến sự chia rẽ, thù hận hay hiểu lầm lẫn nhau giữa mọi người. Bởi vì, khi chúng ta sử dụng đúng đắn sức mạnh của lời nói, chúng ta góp phần tích cực trong việc mang lại đời sống an vui và hạnh phúc chân thật cho bản thân cũng như cho tất cả mọi người quanh ta.

5. Không uống rượu:

Về căn bản, giới này có nghĩa là không sử dụng rượu, bia hoặc bất cứ món ăn thức uống nào dẫn đến sự say sưa, làm mất đi sự sáng suốt của lý trí. Tất cả chúng ta đều biết rằng sự say sưa làm mất đi lý trí và do đó dẫn đến vô số những hành vi sai lầm, thậm chí là ngu xuẩn. Hơn thế nữa, những món ăn thức uống thuộc loại này còn gây tổn hại đến sức khỏe, làm cho chúng ta không có đủ điều kiện để sống một đời sống tốt đẹp và hữu ích đối với mọi người khác. Vì hiểu được điều đó nên chúng ta thọ trì giới này, nguyện trọn đời không sử dụng rượu, bia hoặc bất cứ món ăn thức uống nào dẫn đến sự say sưa, làm mất đi sự sáng suốt của lý trí. Chúng ta cũng nguyện không nuôi dưỡng những lời nói hay ý tưởng khuyến khích việc sử dụng rượu, bia... ; không tán thành hoặc xúi giục, sai khiến người khác sử dụng rượu, bia... ; không hài lòng, vui sướng khi thấy người khác sử dụng rượu, bia...

Khi có sự thực hành và chiêm nghiệm giới này, chúng ta sẽ có thể hiểu rộng hơn nữa về phạm vi của giới, từ chỗ không sử dụng rượu, bia hoặc bất cứ món ăn thức uống nào dẫn đến sự say sưa, làm mất đi sự sáng suốt của lý trí, chúng ta tiến lên một bước nữa là nhận thức đầy đủ về tác hại của những chất gây nghiện và các món ăn thức uống không lành mạnh, do đó mà chỉ sử dụng những món ăn thức uống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe; không sử dụng những chất gây nghiện và các món ăn thức uống không lành mạnh. Bởi vì, khi chúng ta sáng suốt và khôn ngoan trong việc chọn lựa sử dụng những món ăn thức uống có lợi cho sức khỏe, chúng ta góp phần vào việc tạo ra đời sống an vui và hạnh phúc cho bản thân cũng như cho những người thân quanh ta.

Trong thực tế, Ngũ giới có thể xem là cả một hệ thống luân lý, đạo đức được thu gọn lại với tính khái quát cao, bao trùm được hầu như hết thảy mọi khía cạnh cơ bản nhất của đời sống. Khi một người vâng giữ nghiêm ngặt theo 5 giới này, người ấy hầu như không thể phạm vào bất cứ hành vi xấu ác nào trong xã hội.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.224.30 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...