Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật) »» VUA THIỆN DIỆN XẢ THÂN CẦU PHÁP »»

Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)
»» VUA THIỆN DIỆN XẢ THÂN CẦU PHÁP

Donate

(Lượt xem: 5.586)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật) - VUA THIỆN DIỆN XẢ THÂN CẦU PHÁP

Font chữ:

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Đức Thế Tôn lấy tâm đại bi thương xót tất cả chúng hội, thường đem những chỗ pháp yếu vi diệu ngày đêm giảng thuyết cho nghe, mà chưa từng thấy ngài có chút chi mỏi mệt, chán nản. Chúng tỳ-kheo thấy vậy liền thưa hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Vì sao mà ngài ngày đêm thường vì tất cả chúng hội diễn thuyết các chỗ pháp yếu, chẳng hề chán ngán, mỏi mệt như vậy?”

Phật dạy chư tỳ-kheo: “Các ngươi nên chú ý lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói.

“Này chư tỳ-kheo! Về thuở quá khứ, nước Ba-la-nại có vị vua tên là Thiện Diện. Thái tử con vua tên là Tôn-đà-lỵ. Thuở ấy trong nước nhân dân an lạc, thịnh vượng. Vua Thiện Diện là người thông minh trí tuệ, lại yêu chuộng đạo đức, thường mong cầu được nghe diệu pháp. Vua cho đặt các thứ vàng bạc, châu báu, tài vật ở những nơi ngã tư đường, truyền rao trong dân chúng rằng, nếu ai có thể vì vua diễn thuyết diệu pháp, vua sẽ đem những vàng bạc, trân bảo, tài vật ấy mà ban thưởng cho.

“Lòng thành cầu pháp của vua chấn động đến tận thiên cung, khiến cho cung điện của Đế-thích rung chuyển, không được an ổn. Khi ấy, Đế-thích liền dùng thần lực quán sát, hiểu được nguyên nhân là do lòng cầu pháp chân thành của vua Thiện Diện cảm ứng mà có sự chấn động như vậy.

“Đế-thích liền hóa hình thành một quỷ la-sát dữ tợn, có hai răng nanh dài nhọn sắc bén, ai ai nhìn thấy đều khiếp sợ. La-sát bay đến nơi cung vua, cất tiếng nói lớn rằng: ‘Ta có diệu pháp.’ Vua nghe được, lập tức thân hành ra nghinh tiếp, xin được nghe diệu pháp. Quỷ la-sát nói: ‘Ta thật có biết diệu pháp, nhưng nay đang cơn đói khát, chẳng thể vì vua mà diễn thuyết được.’

“Vua nghe vậy liền truyền mang đến đủ các thứ món ngon vật lạ cho la-sát. Quỷ ấy nói rằng: ‘Ta vốn chỉ ăn được thịt sống và uống máu nóng mà thôi. Những món này chẳng phải thức ăn của ta.’

“Khi ấy, thái tử Tôn-đà-lỵ đang đứng hầu bên liền tâu vua rằng: ‘Tâu phụ vương! Xưa nay diệu pháp rất khó được nghe. Con xin được thí thân cho vị la-sát này tùy ý ăn thịt uống máu, chỉ nguyện cho phụ vương được nghe diệu pháp.’

“Vua nghe thái tử phát tâm rộng lớn chẳng tiếc thân mạng, liền suy nghĩ rằng: ‘Ta từ bao kiếp đến nay buộc chặt trong vòng luyến ái, khiến cho lưu chuyển sinh tử mãi mãi không cùng. Nay nếu vì được nghe diệu pháp, cũng đáng xả bỏ đứa con yêu dấu của mình vậy.’ Nghĩ vậy rồi liền thuận cho ‘thái tử được tùy ý.

“Thái tử được vua cha thuận cho, liền tự đến trước quỷ la-sát mà nộp mạng. La-sát được mồi liền ngay trước mặt vua mà xé xác thái tử, uống máu, ăn thịt ra vẻ ngon lành. Ăn xong liền nói: ‘Ta vẫn chưa no bụng, làm sao thuyết pháp?’

“Bấy giờ hoàng hậu đứng bên, thấy rõ việc thái tử xả thân cho la-sát ăn thịt, thì trong lòng tự suy nghĩ rằng: ‘Con ta còn dám xả bỏ thân mạng, huống hồ thân ta, lẽ nào không dám thí xả?’ Nghĩ rồi, liền y vậy mà tâu với vua. Vua thuận cho.

“Hoàng hậu được vua thuận cho, liền tự đến trước quỷ la-sát mà nộp mạng. La-sát lại xé xác ra ăn cũng giống như đã ăn thịt thái tử. Ăn xong, xem bộ vẫn còn đói khát, lại nói với vua rằng: ‘Nay vua nên nộp mạng cho ta ăn luôn đi.’

“Vua Thiện Diện đáp: ‘Tôi cũng chẳng tiếc gì thân mạng này. Chỉ hiềm nếu chết đi thì chưa được nghe diệu pháp. Vậy ngài hãy thuyết pháp trước đi, tôi nghe xong xin nộp mạng cho ngài ăn.’

“Khi ấy, Đế-thích thật biết lòng vua thành tín, liền vì vua mà đọc kệ rằng:

Ái luyến sinh sầu bi,
Ái luyến sinh sợ hãi.
Người thoát được ân ái,
Vĩnh viễn không sợ hãi.

“Đế-thích đọc bài kệ ấy xong, liền hiện lại nguyên hình. Thái tử và hoàng hậu cũng tự nhiên hiện ra an ổn vô sự. Vua nghe được bài kệ pháp yếu ấy, càng thêm vững tin hơn nữa. Lại nhìn thấy thái tử và hoàng hậu sống lại, lòng vui mừng vô hạn, không thể nói hết.”

Phật bảo các vị tỳ-kheo rằng: “Vua Thiện Diện thuở ấy, chính là ta ngày nay. Thái tử Tôn-đà-lỵ ngày ấy chính là A-nan ngày nay. Hoàng hậu thuở ấy, nay là Da-du-đà-la. Ta ngày trước tu đạo Bồ-tát mà còn xả bỏ thân mạng, vợ con để được nghe pháp, huống chi ngày nay thành Phật, có lẽ nào đối với việc thuyết pháp mà lại sanh lòng chán nản, mỏi mệt hay sao?”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 101 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Nghệ thuật chết


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.148.105.127 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...