Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Tỳ-kheo Na-tiên »» QUYỂN TRUNG - I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM THỨC - 1. CẢM XÚC VÀ SỰ KHỔ, VUI »»

Kinh Tỳ-kheo Na-tiên
»» QUYỂN TRUNG - I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM THỨC - 1. CẢM XÚC VÀ SỰ KHỔ, VUI

(Lượt xem: 6.525)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh Tỳ-kheo Na-tiên - QUYỂN TRUNG - I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM THỨC - 1. CẢM XÚC VÀ SỰ KHỔ, VUI

Font chữ:

Vua hỏi: “Bạch đại đức, người ta thấy vui trong lòng, điều ấy là thiện hay bất thiện? Người ta thấy khổ trong lòng, điều ấy là thiện hay bất thiện? Phật có thuyết các pháp vui hoặc khổ chăng? Như khiến cho các pháp hữu vi không phải khổ.”

Na-tiên liền hỏi vua: “Này đại vương, như có người đốt hòn sắt nóng đỏ, nắm trong lòng bàn tay, hòn sắt có làm người ấy rất khó chịu chăng? Lại trong lòng bàn tay kia nắm chặt một cục băng, cục băng có làm người ấy rất khó chịu chăng?”

Vua đáp: “Tất nhiên, cả hai đều có sức gây khó chịu như nhau.”

Na-tiên hỏi vua: “Như vậy, vật trong hai tay người ấy, có phải đều nóng cả chăng?”

“Không phải đều nóng cả.”

“Hay là đều lạnh cả chăng?”

“Cũng không phải đều lạnh cả.”

Na-tiên nói: “Cả hai vật ấy đều gây khó chịu. Bần tăng đã hai lần hỏi đại vương. Nếu cả hai đều nóng, nên nói là đều nóng; nếu cả hai đều lạnh, nên nói là đều lạnh. Nay vì sao một lạnh, một nóng, lại có thể nói là đều gây khó chịu cho người?”

Vua nói: “Trẫm không đủ trí tuệ hiểu rõ việc này. Xin đại đức vì trẫm giảng giải.”

Na-tiên đáp: “Kinh Phật nói rằng: Có sáu việc khiến cho người ta đắm vào sự vui, có sáu việc khiến người ta đắm vào sự buồn, lại có sáu việc khiến người ta không vui, có sáu việc khiến người ta không vui cũng không buồn.

“Còn có sáu việc giúp người ta thoát ra khỏi sự vui, sáu việc giúp người ta thoát ra khỏi sự buồn.”

Vua hỏi: “Những gì là sáu việc khiến người ta chìm đắm vào sự vui?”

Na-tiên đáp: “Một là mắt nhìn thấy, trong lòng mong mỏi có được mãi, vì thế nên vui. Hai là tai nghe âm thanh dễ chịu, trong lòng mong mỏi có được mãi, vì thế nên vui. Ba là mũi ngửi hương thơm, trong lòng mong mỏi có được mãi, vì thế nên vui. Bốn là lưỡi nếm vị ngon, trong lòng mong mỏi có được mãi, vì thế nên vui. Năm là thân xúc chạm êm ái, trong lòng mong mỏi có được mãi, vì thế nên vui. Sáu là trong ý được vui, trong lòng mong mỏi có được mãi, vì thế nên vui. Như vậy là sáu việc khiến người ta chìm đắm vào sự vui.”

Vua lại hỏi: “Những gì là sáu việc giúp người ta thoát ra khỏi sự vui?”

Na-tiên đáp: “Một là mắt thấy sắc đẹp, lòng nghĩ nhớ rằng chẳng thể được như vậy mãi, liền sanh tâm dứt bỏ, tự suy nghĩ hiểu thấu lẽ vô thường, nhờ vậy thoát ra khỏi sự vui.

“Hai là tai nghe âm thanh dễ chịu, lòng nghĩ nhớ rằng chẳng thể được như vậy mãi, liền sanh tâm dứt bỏ, nhờ vậy thoát ra khỏi sự vui.

“Ba là mũi ngửi hương thơm, lòng nghĩ nhớ rằng chẳng thể được như vậy mãi, liền sanh tâm dứt bỏ, nhờ vậy thoát ra khỏi sự vui.

“Bốn là lưỡi nếm vị ngon, lòng nghĩ nhớ rằng chẳng thể được như vậy mãi, liền sanh tâm dứt bỏ, nhờ vậy thoát ra khỏi sự vui.

“Năm là thân xúc chạm êm ái, lòng nghĩ nhớ rằng chẳng thể được như vậy mãi, liền sanh tâm dứt bỏ, nhờ vậy thoát ra khỏi sự vui.

“Sáu là ý nghĩ đến ái dục, lòng nghĩ nhớ rằng chẳng thể được như vậy mãi, liền sanh tâm dứt bỏ, nhờ vậy nên thoát ra khỏi sự vui.

“Như vậy là sáu việc giúp người ta thoát ra khỏi sự vui.”

Vua hỏi: “Những gì là sáu việc khiến người ta chìm đắm vào sự buồn?”

Na-tiên đáp: “Một là những điều mắt không ưa thích mà phải nhìn thấy, nên sanh tâm buồn. Hai là những điều tai không muốn nghe mà phải nghe, nên sanh tâm buồn. Ba là những mùi mũi không ưa ngửi mà phải ngửi, nên sanh tâm buồn. Bốn là những vị lưỡi không ưa nếm mà phải nếm, nên sanh tâm buồn. Năm là những điều thân không ưa thích mà phải xúc chạm, nên sanh tâm buồn. Sáu là những điều ý không ưa thích mà phải nghĩ tưởng, nên sanh tâm buồn. Như vậy là sáu việc khiến người ta chìm đắm vào sự buồn.”

Vua hỏi: “Những gì là sáu việc khiến người ta không vui?”

Na-tiên đáp: “Một là mắt thấy những hình sắc xấu xí, khiến người không vui. Hai là tai nghe những âm thanh khó chịu, khiến người không vui. Ba là mũi ngửi những mùi hôi thối, khiến người không vui. Bốn là lưỡi nếm những vị cay đắng, khiến người không vui. Năm là thân xúc chạm những vật thô nhám, khiến người không vui. Sáu là trong ý ôm ấp những sự oán ghét, khiến người không vui. Như vậy là sáu việc khiến người ta không vui.”

Vua lại hỏi: “Những gì là sáu việc khiến người ta không buồn cũng không vui?”

Na-tiên đáp: “Một là mắt thấy hình sắc, lòng không buồn, cũng không vui. Hai là tai nghe âm thanh, lòng không buồn, cũng không vui. Ba là mũi ngửi hương thơm, lòng không buồn, cũng không vui. Bốn là lưỡi nếm mùi vị, lòng không buồn, cũng không vui. Năm là thân có xúc chạm, lòng không buồn, cũng không vui. Sáu là ý có suy nghĩ, lòng không buồn, cũng không vui. Như vậy là sáu việc khiến người ta không buồn cũng không vui.”

Vua lại hỏi: “Những gì là sáu việc giúp người ta thoát ra khỏi sự buồn rầu?”

Na-tiên đáp: “Một là mắt nhìn thấy sự chết, nhân đó suy ngẫm rằng thân mình với vạn vật đều vô thường. Người ấy tự nghĩ rằng: Ta đã có được ý nghĩ này, làm sao lại không đắc đạo? Như vậy thoát ra khỏi sự buồn rầu.

“Hai là tai không ưa thích những âm thanh hay lạ. Người ấy tự nghĩ rằng: Ta đã có được ý nghĩ này, làm sao lại không đắc đạo? Như vậy thoát ra khỏi sự buồn rầu.

“Ba là mũi không ưa thích mùi hương thơm. Người ấy tự nghĩ rằng: Ta đã có được ý nghĩ này, làm sao lại không đắc đạo? Như vậy thoát ra khỏi sự buồn rầu.

“Bốn là lưỡi không sợ những vị nhạt đắng. Người ấy tự nghĩ rằng: Ta đã có được ý nghĩ này, làm sao lại không đắc đạo? Như vậy thoát ra khỏi sự buồn rầu.

“Năm là thân không ưa những sự xúc chạm mềm mại. Người ấy tự nghĩ rằng: Ta đã có được ý nghĩ này, làm sao lại không đắc đạo? Như vậy thoát ra khỏi sự buồn rầu.

“Sáu là ý không ưa thích sự ái dục. Người ấy tự nghĩ rằng: Ta đã có được ý nghĩ này, làm sao lại không đắc đạo? Như vậy thoát ra khỏi sự buồn rầu.

“Như vậy là sáu việc giúp người ta thoát ra khỏi sự buồn rầu.”

Vua tán thán rằng: “Hay thay! Hay thay!”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 57 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.90.131 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (119 lượt xem) - Việt Nam (75 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...