Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Tỳ-kheo Na-tiên »» 8. BẢN NGÃ »»

Kinh Tỳ-kheo Na-tiên
»» 8. BẢN NGÃ

Donate

(Lượt xem: 5.051)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh Tỳ-kheo Na-tiên - 8. BẢN NGÃ

Font chữ:

Vua lại hỏi Na-tiên: “Người thế gian có thật có cái bản ngã hay chăng?”

Na-tiên đáp: “Thế gian không thể xác định rõ được có bản ngã hay không. Thật ra, theo đại vương thì cái gì là bản ngã?”

Vua hỏi: “Thân thể này với mạng sống có phải là bản ngã chăng?”

Na-tiên hỏi lại vua: “Thân thể con người với mạng sống có thể dùng mắt để nhìn thấy hình sắc chăng? Có thể dùng tai để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng mũi để ngửi mùi hương chăng? Có thể dùng lưỡi để nếm vị chăng? Có thể dùng thân để biết sự xúc chạm chăng? Có thể dùng ý để nghĩ biết chăng?”

Vua đáp: “Có thể.”

Na-tiên hỏi: “Hiện giờ bần tăng và đại vương cùng ở trong điện này, bốn phía đều có cửa sổ. Như người tùy ý muốn nhìn bên ngoài, theo những cửa sổ ấy mà nhìn ra có được không?”

Vua đáp: “Được.”

Na-tiên lại hỏi: “Như nói bản ngã ở trong thân thể này, tất phải tùy ý do nơi các cửa thông ra bên ngoài mà thấy biết, như có thể dùng mắt để nhìn thấy hình sắc. Vậy có thể dùng tai mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng mũi mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng lưỡi mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng thân mà nhìn hình sắc được chăng? Có thể dùng ý mà nhìn hình sắc được chăng?”

Vua đáp: “Không thể được.”

Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi tai, nên có thể dùng tai để nghe âm thanh. Vậy có dùng tai để thấy chăng? Có thể dùng tai để ngửi hương được chăng? Có thể dùng tai để nếm vị chăng? Có thể dùng tai để xúc chạm chăng? Có thể dùng tai để suy nghĩ chăng?”

Vua đáp: “Không thể được.”

Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi mũi, nên có thể dùng mũi để ngửi hương. Vậy có dùng mũi để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng mũi để nếm vị được chăng? Có thể dùng mũi để xúc chạm chăng? Có thể dùng mũi để suy nghĩ chăng?”

Vua đáp: “Không thể được.”

Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi lưỡi, nên có thể dùng lưỡi để biết vị. Vậy có dùng lưỡi để nghe âm thanh được chăng? Có thể dùng lưỡi để ngửi hương được chăng? Có thể dùng lưỡi để xúc chạm chăng? Có thể dùng lưỡi để suy nghĩ chăng?”

Vua đáp: “Không thể được.”

Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi thân, nên có thể dùng thân để biết xúc chạm mềm mại hoặc thô nhám. Vậy có dùng thân để thấy chăng? Có thể dùng thân để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng thân để ngửi hương được chăng? Có thể dùng thân để nếm vị chăng? Có thể dùng thân để suy nghĩ chăng?”

Vua đáp: “Không thể được.”

Na-tiên lại nói: “Như nói bản ngã ở nơi ý, nên có thể dùng ý để suy nghĩ. Vậy có thể dùng ý để nghe âm thanh chăng? Có thể dùng ý để ngửi hương được chăng? Có thể dùng ý để nếm vị được chăng? Có thể dùng ý để xúc chạm chăng?”

Vua đáp: “Đều không thể được.”

Na-tiên nói: “Lời của đại vương như vậy trước sau không hợp nhau vậy.

“Như bần tăng cùng với đại vương ngồi trong điện này, nay phá bỏ hết bốn cửa sổ đi, tầm nhìn có xa rộng hơn không?”

Vua đáp: “Tất nhiên là phải xa rộng hơn.”

Na-tiên nói: “Như nói cái bản ngã ở tại trong thân, nay hủy con mắt đi, tầm nhìn có thể xa rộng hơn chăng? Hủy lỗ tai đi, có thể nghe xa hơn chăng? Hủy lỗ mũi đi, có thể ngửi được xa hơn chăng? Hủy cái lưỡi đi, có thể nếm được nhiều vị hơn chăng? Lột hết da đi, cảm giác xúc chạm của thân có thể nhiều hơn chăng? Hủy tâm ý đi, có thể nhờ đó suy nghĩ rộng hơn chăng?”

Vua đáp: “Bạch đại đức, đều là không thể được.”

Na-tiên nói: “Như vậy đó, lời nói của đại vương trước sau không hợp nhất rồi.”

Na-tiên lại hỏi vua: “Này đại vương, như có người giữ kho đến đứng chầu trước mặt đại vương, đại vương có biết là người ấy đang đứng chầu trước mặt không?”

Vua đáp: “Biết.”

Na-tiên lại hỏi: “Người ấy lại đi vào phòng của đại vương, vậy có biết là người ấy vào phòng chăng?”

Vua đáp: “Biết.”

Na-tiên nói: “Như bảo rằng cái bản ngã vốn ở trong thân thể, vậy người ta để các món ăn vào lưỡi, có thể biết các vị nhạt, mặn, ngọt, chua, cay, đắng... hay chăng?”

Vua nói: “Đúng vậy, có thể biết.”

Na-tiên nói: “Như vậy đó, lời nói của đại vương trước sau không hợp nhất rồi.

“Như có người lấy rượu ngon đổ vào trong bồn lớn, lại thả một người vào trong bồn ấy, nhưng rượu không lên tới miệng. Người ấy có biết rượu ngon chăng?”

Vua đáp: “Không thể biết.”

Na-tiên hỏi: “Vì sao không biết?”

Vua đáp: “Vì rượu không vào trong miệng, chẳng chạm đến lưỡi nên không thể biết rượu ngon dở.”

Na-tiên nói: “Như vậy đó, lời nói của đại vương trước sau không hợp nhất rồi.”

Vua nói: “Trẫm quả thật ngu si trí cạn, không luận giải nổi việc này. Kính mong đại đức giảng rõ cho.”

Na-tiên nói: “Người ta do nơi mắt mà thấy hình sắc, tâm liền cảm thọ. Cảm thọ tức sanh các điều khổ vui, trong tâm liền duyên theo. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều như thế, khi tiếp xúc với ngoại trần đều khiến tâm sanh cảm thọ. Cảm thọ tức sanh các điều khổ vui, nhân đó ý sanh niệm tưởng. Niệm tưởng như thế tiếp nối nhau mà sanh ra, tạo thành dòng luân chuyển mãi mãi. Thật không hề có một cái bản ngã thường làm chủ như đại vương nghĩ.”

Vua tán thán rằng: “Hay thay!”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 57 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.176.244 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (38 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...