Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bóng trúc bên thềm »» Giới luật là nguồn sinh lực của Tăng-già »»

Bóng trúc bên thềm
»» Giới luật là nguồn sinh lực của Tăng-già

Donate

(Lượt xem: 5.299)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bóng trúc bên thềm - Giới luật là nguồn sinh lực của Tăng-già

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Để bảo hộ sự thanh tịnh, hòa hợp trong Tăng đoàn và giữ gìn bản thể tỳ-kheo (bhikṣu) không hư hủy đồng thời để tránh sự chê bai của người thế tục, tránh gây mất niềm tin Tam bảo của tín thí, Đức Phật đã tuyên bày giới luật.

Giới luật có công năng dứt trừ nghiệp duyên, nghiệp nhân trong đường sanh tử. Không chỉ thọ hưởng phước lành ở vị lai mà ngay trong đời sống hiện tại, nếu chúng ta vâng giữ giới pháp nghiêm cẩn thì cuộc sống sẽ an vui, thân tâm luôn thanh thản.

Kinh Trường Bộ có nêu ra 5 lợi ích của việc giữ gìn giới luật như sau:

1. Người có giới đức sẽ hưởng được gia tài pháp bảo nhờ tinh tấn.

2. Người có giới đức được tiếng tốt đồn xa.

3. Người có giới đức không sợ hãi rụt rè khi đến các hội chúng đông đúc.

4. Người có giới đức khi chết tâm không rối loạn.

5. Người có giới đức sau khi mạng chung được sinh về thiện thú, thiên giới.

Đức Phật thiết lập giới bổn không ngoài mục đích muốn kiện toàn bản thể thanh tịnh tỳ-kheo và trang nghiêm hòa hợp Tăng đoàn.

Luật Ma-ha Tăng-kỳ, tập I, Phật bảo ngài Xá-lợi-phất (Śāriputra): “Có 10 việc lợi ích nên chư Phật Như Lai vì đệ tử chế giới…

Mười việc lợi ích đó là:

1. Vì nhiếp phục Tăng chúng.

2. Vì nhằm triệt để nhiếp phục Tăng chúng.

3. Vì muốn cho Tăng chúng an lạc.

4. Vì để nhiếp phục những người không biết hổ thẹn.

5. Vì để cho những người biết hổ thẹn cư trú yên ổn.

6. Vì để cho những người không tin khiến họ tin tưởng.

7. Vì để cho những người đã tin tăng thêm lòng tin.

8. Vì muốn dứt hết pháp lậu hoặc ngay trong hiện tại.

9. Vì để cho những lậu hoặc chưa sinh không thể sinh khởi.

10. Vì muốn cho Chánh pháp được tồn tại lâu dài.

Cho nên đối với hàng xuất gia, giới luật rất cần thiết để thành tựu một tỳ-kheo thanh tịnh và phát triển Tăng đoàn. Nói cách khác, Giới luật chính là nguồn sinh lực của Tăng-già (Saṃgha), và là kim chỉ nam cho sự sinh hoạt Tăng đoàn.

Tăng-già là một đoàn thể tỳ-kheo thanh tịnh hòa hợp, là một trong ba ngôi báu biểu hiện sự tồn tại của Phật pháp, là những người trực tiếp thay Phật tuyên dương Chánh pháp để làm lợi lạc quần sanh. Do đó, khi trong Tăng chúng bắt đầu có sự xen tạp, bản thể thanh tịnh Tăng không còn được vẹn toàn, thì khi đó Đức Phật mới chế giới hầu ngăn chặn sự manh nha của các hữu lậu.

Với tinh thần “tùy phạm tùy chế”, giới luật Phật giáo chủ yếu dựa vào sự tự nguyện của hành giả mà không hề có tính cách giáo điều, ép buộc. Các hành giả sẽ tình nguyện vâng giữ giới pháp một cách nghiêm mật để chu toàn bản thể thanh tịnh tỳ-kheo và xây dựng Tăng đoàn mẫu mực. Tự thân mỗi hành giả, nương vào giới luật để gạn lọc thân tâm, tận trừ mọi lậu hoặc, ngăn chặn nghiệp bất thiện. Nhờ đó mà thân tâm được thúc liễm, đạo hạnh được tăng trưởng, đời sống không bị nhiễm ô trần tục. Một người vâng giữ, nhiều người vâng giữ, rồi từng cá nhân đó hợp lại thành một tập thể trang nghiêm thanh tịnh. Đây chính là điểm khác biệt của Tăng đoàn Phật giáo so với tổ chức của các hội chúng khác.

Tuy nhiên, yếu tố tạo nên thanh tịnh hòa hợp của chúng đệ tử Phật căn bản vẫn là sự nghiêm trì giới luật. Vì giới luật chính là nền tảng căn bản để giữ gìn và bảo hộ giới thể cho một tỳ-kheo như pháp. Một tỳ-kheo mà không giữ giới chắc chắn không thể tồn tại trong Tăng đoàn được.

Trong kinh Tăng Chi III, Đức Phật dạy rằng: “… Biển cả không bao giờ dung chứa tử thi. Cũng vậy, nếu tỳ-kheo nào không giữ được hạnh thanh tịnh thì Tăng đoàn sẽ không sống chung với kẻ ấy, hãy nhanh chóng tụ họp lại loại kẻ ấy ra. Dù kẻ ấy có ngồi giữa Tăng chúng cũng xa rời Tăng chúng, và Tăng chúng cũng không bảo vệ được kẻ ấy.”

Thế nhưng, trong xã hội ngày nay, do sự chi phối của hoàn cảnh xung quanh, chúng ta còn thiếu những môi trường tốt để trưởng dưỡng đời sống phạm hạnh và gìn giữ sơ tâm. Tăng Ni trẻ có quá ít sự bảo hộ của Tăng đoàn. Nhưng dẫu thế nào đi nữa, tự thân mỗi người vẫn là quyết định thiết yếu cho sự thành bại trong đời sống tu học của chính mình. Cho nên, đối với người xuất gia, việc vâng giữ giới luật là rất cần thiết. Cần thiết cho bản thân và cần thiết cho Tăng đoàn.

Chúng ta thử nghĩ xem, nếu không có giới luật thì mỗi người sẽ hành động mỗi cách, nói năng mỗi kiểu thì làm sao xây dựng một Tăng đoàn gương mẫu để truyền bá giáo pháp và đạt đến địa vị Vô thượng giác? Và nếu chúng tỳ-kheo không nghiêm trì giới luật thì sẽ không bao giờ sống được trong niệm đoàn kết hòa hợp như nước với sữa được. Một khi không hòa hợp thì Tăng đoàn sẽ yếu đi, giá trị mô phạm của tập thể cũng không còn, không sớm thì muộn tổ chức ấy cũng bị tan rã.

Vì thế, giáo pháp của Phật đòi hỏi sự nỗ lực của từng cá nhân. Sự chu toàn đạo đức của mỗi cá nhân sẽ trang nghiêm cho đoàn thể. Mỗi tỳ-kheo hay tỳ-kheo ni sống đúng như Pháp, như Luật sẽ là nguồn năng lực vô biên cho sự lớn mạnh của Tăng-già. Và một khi Tăng đoàn đã thực sự thanh tịnh hòa hợp thì không một thế lực nào có thể lấn áp hay phá hoại được. Phật pháp nhờ đó mà ngày càng vững mạnh tỏa sáng. Cuộc sống chung quanh cũng nhờ đó mà được ảnh hưởng tốt đẹp.

“Giới như đèn sáng lớn
Soi sáng đêm tối tăm
Giới như gương báu sáng
Chiếu rõ tất cả pháp.”
(Kinh Phạm Võng)

Kinh Di Giáo thuật rằng, trước khi vào Niết Bàn, Đức Phật đã ân cần dạy bảo: “Các thầy tỳ-kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.” (Hòa thượng Thích Trí Quang dịch).

Do đó, là đệ tử Phật mà coi thường giới luật sẽ mang tội rất lớn đối với Tam bảo. Chúng ta phải nhớ rằng, vì những lợi ích thiết thực cho sự tu tập cũng như sự vững mạnh của Tăng đoàn mà Đức Phật đã ân cần bày trao giới pháp. Những giới pháp ấy, gồm 250 giới cho hàng tỳ-kheo, 348 giới cho hàng tỳ-kheo ni, trải qua năm tháng, đến nay vẫn còn tồn tại. Nếu chúng ta không ý thức tôn trọng giữ gìn thì có khác gì chúng ta hủy hoại nếp nhà Như Lai!

Nếu chúng ta dửng dưng với những lời dạy ân cần của chư Phật, Tổ, của các bậc trưởng thượng thì coi như đã quay lưng với hoài bão của mình. Chúng ta không thiết tha trau giồi giới đức là đã góp phần làm cho mạt pháp. Như trong kinh Di Giáo, Đức Phật có nói: “Tất cả các ma vương ngoại đạo không ai có thể phá hoại được giáo pháp của ta, chỉ có đệ tử ta mới làm cho giáo pháp ta bị hủy diệt.” Chỉ có trùng trong thân sư tử mới ăn được thịt sư tử mà thôi!

Thế nên, là đệ tử Phật, chúng ta phải luôn tâm niệm giữ gìn giới luật như hơi thở của chính mình. Phải tôn kính trân quý giới luật vì “Giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật còn là Phật pháp còn, Giới luật mất là Phật pháp mất”. Vận mệnh của Phật pháp hoàn toàn tùy thuộc vào sự tồn vong của giới luật. Mà giới luật có được tồn tại lâu dài để làm hưng thịnh cho Tăng đoàn, làm xương minh cho Phật pháp và đem lại lợi ích cho thế gian hay không là do ở nơi chính đệ tử Phật, nhất là những người được xem là “thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự” có thiết tha nghiêm trì giới luật hay không.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gọi nắng xuân về


Phật giáo và Con người


Báo đáp công ơn cha mẹ


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.12.133 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...